Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA 2 phát hiện của nhân vật Phùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.29 KB, 2 trang )

Văn chương không phải là chuyện chế tạo câu tạo chữ. Trái lại, nó là chuyện chưng
cất sự sống người mà phổ vào trang văn. Giữa cơn chuyển mình của thời đại khi mà
thái độ tin tưởng một chiều của những năm 75 đã chẳng còn phù hợp, con người cần
lắm những áng văn khám phá cuộc đời ở các chiều kích khác nhau. Và Nguyễn Minh
Châu với tác phẩm CTNX đã tiên phong làm nhiệm vụ ấy. Qua hai phát hiện của
Phùng, ta lại có dịp nhìn hiện thực cuộc sống ở bề sâu của nó.
Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là “Người mở đường tinh anh và tài năng nhất”
của công cuộc đổi mới văn học. Sau năm 80, trang văn của ông đã hướng sự quan tâm
đến số phận con người và sứ mệnh người nghệm sĩ. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài
xa” là một truyện ngắn luận đề xuất sắc, lúc đầu được in trong tập “Bến quê”, sau được
nhà văn lấy làm tên chung cho một tập truyện ngắn. Nhan đề...là ẩn dụ cho mqh giữa
nghệ thuật và cuộc đờiĐặc biệt ở hai phát hiện đầu, Nguyễn Minh Châu đã rất khéo léo
khi lồng ghép những quan điểm nghệ thuật của mình về con người và cuộc đời.
Theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã quay trở lại vùng biển nơi từng là chiến
trường cũ của anh để chụp tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển. Tại đây, người nghệ
sĩ đã bắt gặp “cảnh đắt trời cho”: chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ
sương, “thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng như
sữa”, “Người lớn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi thuyền
khum khum”. Hàng loạt từ láy đã được nhà văn sử dụng để tạo hình rõ nét cho bức
tranh tĩnh tại, huyền ảo. Chính sự trau chuốt ấy đã làm nên vẻ hài hòa giữa đường nét,
màu sắc, ánh sáng, đồng thời sản sinh nên vẻ đẹp tựa “một bức tranh mực tàu của
một danh họa thời cổ”, “một vẻ đẹp thực đơn giản và tồn bích” thống ngự trái tim
và linh hồn Phùng. Thế rồi, khoái cảm thẩm mỹ dâng trào đã mở đường kết luận của
người nghệ sĩ: “Cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là sự say mê, thành tâm với nghệ
thuật, cũng là sự nhận thức về sức mạnh cảm hóa của thẩm mỹ đối với con người. Bởi
khi đứng trước cái đẹp, người ta thường không nghĩ đến cái xấu, cái ác, cái dung tục,
tầm thường của cuộc đời mà để hồn mình bay bổng hướng thiện. Chân lý được Phùng
dùng mắt thấy, tai nghe, trái tim đập đúc kết thành dường như xác thực vô cùng.
Thế nhưng, chiếc thuyền giống như một gợi ý về cự li nhìn ngắm đời sống mà người
nghệ sĩ cần coi trọng. Khi quan sát từ “ngoài xa”, phải chăng cái tâm thôi là chưa đủ để
ta thấy hết những góc khuẩt? Cái bóng lưng ngồi im phăng phắc mà Phùng nhìn thấy


trước đó bước đến, là một người đàn bà “cao lớn, xấu xí, thơ kệch” với “tấm lưng
áo bạc phếch, rách rưới” xuất hiện. Và rồi ngay sau đó, xuất hiện một người đàn ơng
“đi chân chữ bát, hai con mắt đầy vẻ độc dữ”. Chỉ qua vài nét gợi tả, ta đã xót xa
nhận ra dấu vết khổ cực của nghề chài lưới in hằn trên họ. Liền sau đó, lão rút cái thắt
lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa quất vừa nguyền rủa: “Mày chết đi cho
ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ!”. Ấy vậy, ngạc nhiên hơn cả là hành động
của người vợ: khơng hề có chút phản ứng nào, không kêu lên một tiếng cũng chẳng
chống trả hay tìm cách chạy trốn. Như thể chị đã quá quen với roi vọt và nhục mạ của
chồng đến mức mất đi bản năng kháng cự. Chỉ đến khi chứng kiến đứa con vì thương
mẹ mà đánh cha để rồi nhận lấy hai cát tát, người đàn bà dường như mới thấy đau đớn
- chị mếu máo gọi con, “ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ơm chầm lấy nó rồi lại


buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy...” Cuộc bạo hành dưới ngòi
bút MNC được miêu tả đậm chất điện ảnh vô cùng. Không hề có người dẫn truyện, chỉ
có âm thanh và hành động sinh động đến xót lịng.
Loạt diễn biến nghịch ngược vừa xảy khiến Phùng vô cùng kinh ngạc, chỉ biết “đứng
há mồm ra mà nhìn”. Khi tiếng nói sử thi lắng xuống, thì tiếng nói thế sự vang lên
trong mn vàn những sinh hoạt đời thường đang bày ra trước mắt. Nó vùng vẫy, quẫy
đạp, vượt qua mọi cấm kị để nói thật to cái sai, cái xấu và cả cái ác đang tồn tại trong
xã hội mà trước đó ta hằng ao ước. Giữa bãi cát thơ mộng chìm trong sương, nơi bãi
xe tăng hỏng đã vắng tiếng bom, vẫn còn vang tiếng thở dài hiện sinh. Cần khu biệt
rằng, mọi cái đẹp hữu hình chỉ thỏa mãn được nhãn quan, duy có cái đẹp cuộc sống là
khuất lấp, cần được cơng tìm kiếm, bảo vệ. Và vì vậy, chỉ khi người nghệ sĩ thâm nhập
và rung động với buồn vui cuộc đời, anh mới có khả năng làm trịn thiên chức là hướng
con người gần hơn đến Chân-Thiện-Mỹ. Và vì vậy, “Cái đẹp cứu rồi thế
giới”(Dostyesky). Hành động “vứt máy cảnh chạy nhào tới” của Phùng cũng mang một
ý nghĩa nhập thế như vậy. Máy ảnh chính là sinh mạng nghệ thuật nhưng Phùng không
chỉ là một nhiếp ảnh gia, anh từng là một người lính, là người coi trọng giá trị đạo đức.
Hơn bao giờ hết, anh đã cay đắng nhận ra khoảng cách khốc liệt của nghệ thuật và

cuộc đời.
Bởi đây vốn là truyện ngắn mang tính luận đề nên phân đoạn đã tập trung soi chiếu
nhân vật nhận thức dưới các mối quan hệ, cụ thể là với nghệ thuật, cuộc đời, từ đó
khơi gợi niềm trăn trở ở người đọc. Qua hai phát hiện của Phùng, Nguyễn Minh Châu
đã gửi gắm triết lý nhân sinh rằng cuộc sống vốn đa chiều phức tạp và vì vậy, ta chẳng
thể khám phá hiện thực ở tầng sâu nếu chỉ giữ cái nhìn phiến diện. Hơn thế, ơng đặt ra
vấn đề về trách nhiệm người nghệ sĩ, cất cao tiếng nói cổ vũ người kẻ sĩ theo đuổi
nghệ thuật vị nhân sinh, thứ vốn đặc biệt quan trọng ở buổi đổi mới của nền văn học.
Nghệ thuật tương phản được vận dụng để tạo thế đối lập giữa cái mỹ lệ của ngoại cảnh
và cái khốc liệt của cuộc đời. Kết hợp cùng giọng văn thủ thỉ mà thấm thía, ngơn ngữ
trần thuật ngơi thứ nhất, câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn. Chính những đóng góp
mới mẻ ấy đã khẳng định vị thế “người mở đường” của cây bút NMC.
Trang văn đã khép lại nhưng ấn tượng về hai pháp hiện của Phùng vẫn vang vọng
trong lịng người đọc. Nó khiến ta suy tư về thứ gọi là nghệ thuật vị nhân sinh. Tức là
nghệ thuật phải về gần với cuộc sống, ngược lại cuộc sống là chất liệu, nguồn cung
cấp cái đẹp cho nghệ thuật, để rồi nghệ thuật – cuộc sống tương tùy, làm đẹp lẫn nhau.



×