Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

VỢ CHỒNG A PHỦ Phân tích diễn biến nhân vật Mị đêm mùa xuân + đêm mùa đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.54 KB, 4 trang )

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NHÂN VẬT MỊ TRONG ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN
Văn học bao giờ cũng lấy điểm tựa là cảm hứng nhân đạo, bởi một tác phẩm chân chính sẽ chỉ là
những xác khơ nếu nó khơng u thương và cải tạo con người, thông qua con người để cải tạo và
xây dựng xã hội. Đọc truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, ta thấy tình thương ấy đong đầy trong từng con
chữ nhưng có lẽ nổi bật nhất là tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng
Ngài.
Là một trong những cây bút văn xi hàng đầu, Tơ Hồi ghi dấu ấn sâu đậm với bút lực dồi dào.
Các sáng tác của ông thường theo xu hướng hiện thực, có giọng văn tự nhiên và ngôn ngữ phong
phú. Xuyên suốt nghiệp viết, nhà văn đã thể hiện rõ vốn hiểu biết về phong tục và sinh hoạt đời
thường của nhiều vùng đất khác nhau. “Vợ chồng A Phủ” được trích từ tập “Truyện Tây Bắc” (1953)
sáng tác trong lúc ông đi theo bộ đội lên miền Tây Bắc để đi điền dã. Với niềm tin yêu sâu sắc vào
con người, ông đã dẫn dắt người đọc khám phá khát vọng tự do và mưu cầu hạnh phúc mãnh liệt
trong hành trình hồi sinh nhựa sống của nhân vật Mị trong đêm mùa xuân.
Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, hiếu thảo, tự chủ lại có tài thổi sáo nên được nhiều chàng trai mến mộ.
Ở cô hội tụ đủ những phẩm chất xứng đáng với một cuộc đời viên mãn. Nhưng kể từ khi bị bắt về
nhà thống lý Pá Tra làm dâu trừ nợ, cô phải “vùi vào việc cả ngày lẫn đêm” và bị chế độ phong kiến
thần quyền đọa đày mất ý thức về thời gian, cuộc đời. Ấy vậy mà ta lại lần nữa bất ngờ bởi ẩn sâu
trong tâm hồn tưởng chừng như đã héo úa đó lại là sức sống tiềm tàng vơ cùng mãnh liệt.
Có người từng nói rằng: “Một trong những biểu hiện phong cách nghệ thuật bậc thầy nằm ở cách
sắp xếp, xây dựng bối cảnh nghệ thuật”. Từ ngàn đời nay, mùa xuân vẫn ln là biểu tượng của tái
sinh. Vì lẽ đó mà cây bút Hà thành đã chọn lúc xuân thì của miền Tây Bắc để làm nền cho sự hồi
sinh của cô Mị. Tràn ngập trong bức tranh là âm thanh trai gái thổi sáo, chơi pao, là váy hoa phơi trên
mỏm đá xòe như “những con bướm sặc sỡ”, “cỏ gianh vàng ửng” cịn tiết trời thì “rét dữ dội”.
Chừng ấy màu sắc, chừng ấy âm thanh không chỉ là yếu tố trữ tình ngoại đề làm nên chất thi vị của
một tác phẩm văn chương mà còn gọi dậy cả khơng khí của cái Tết về trên bản làng, đủ làm lịng
người phấn chấn hẳn lên. Chừng ấy, có lẽ là những tác nhân đầu tiên làm sống dậy một trái tim từ
lâu đã cạn khơ dịng máu nóng.
Sắc xuân dẫu rạo rực nhưng nếu thiếu đi tiếng sáo thì có lẽ cũng chưa đủ để làm hé mở cánh cửa
tâm hồn Mị. Người đàn bà bấy lâu “lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa”, vơ cảm với tất thảy nay
không chỉ lắng nghe tiếng sáo gọi bạn tình mà cịn nhận ra sắc thái “thiết tha”, “hổi bổi”, thậm chí
là nhẩm thầm bài hát. Tiếp đến, Mị lại lấy rượu ra uống. Vẫn biết rằng chén rượu là thứ không thể


thiếu trong những cuộc vui ngày Tết nhưng cái cách cơ uống như có điều gì khác thường: “uống ực
từng bát”. Có cảm tưởng rằng Mị muốn nuốt trôi hiện tại khốn khổ, nhục nhã và cũng để không nghĩ
đến tương lai mờ mịt. Hay phải chăng uống để dằn xuống “cuộc nổi loạn nhân tính” đang cuộn
chảy bên trong? Có quá nhiều thứ dồn nén trong cách uống, có cái gì nghẹn lại, khó viết thành lời.
Thế nhưng chất men đó cũng tỉnh thức nàng về quãng đời trước “uốn lá trên môi”. Sự tác động của
giai điệu ngọt ngào thuở xa xơi và tình yêu nồng nàn gửi trong tiếng sáo đã tạo nên một cú va đập
trong xúc cảm, mở đường cho một cõi lòng phơi phới: “Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi
chơi”. Đó vốn dĩ khơng đơn thuần dừng lại ở ý muốn đi chơi, mà còn là hiện thân của sự tự nhận
thức quyền được sống tự do trong yêu thương.
Và đây cũng là lúc hành động của Mị xuất hiện mâu thuẫn: thấy lòng phơi phới nhưng vẫn bước
vào buồng. Căn buồng với cái lỗ vuông “trăng trắng không biết là sương hay là nắng” vốn là ẩn
dụ về một ngục thất tinh thần xố nhồ mọi nhận thức về thời gian, cảm giác. Rõ ràng, Tơ Hồi đã
đặt nhân vật của mình vào thế giằng co, giữa một bên là sức sống đang đà trỗi dậy và một bên là
cảm thức về thân phận đã ăn sâu vào tâm trí. Rốt cục, nàng vẫn bị trói buộc bởi đơi dây xích cường


– thần quyền. Sau khi cướp được cô gái xinh đẹp về, A Sử cúng trình ma nhà mình, nhanh nhẹn như
quẳng một vật phẩm vào cái hòm thiêng nhờ thần linh khóa chặt. Dẫu ý thức về nỗi phi lý “khơng có
lịng mà vẫn phải ở với nhau”, thân tâm cô vẫn bất lực trước sự đày đọa của bọn chúa đất, thực
dân. Cái thực tế đau khổ mà Mị từng thờ ơ chấp nhận nay trở nên nhức nhối khi đặt vào cùng một
tương quan với quá khứ tươi đẹp ngày xưa. Bởi thế, nàng đã nghĩ đến cái chết: “Nếu có nắm lá
ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Có thể nói rằng,
muốn chết chính là biểu hiện mãnh liệt nhất của lòng ham muốn sự sống bởi ta khơng thể chấp nhận
bóng tối hồn cảnh của thực tại kéo dài đến tương lai. Ấy vậy mà tâm thức nàng vẫn vang vọng
“tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường” như nhắc nhở những dằn vặt ấy cũng
chính là hạnh phúc nàng xứng đáng có được. Khoảnh khắc cận tử ấy từ đây cũng là nguồn động lực
hồi sinh.
Nếu trước đó, những cảm xúc trỗi dậy đã làm nảy nở trong Mị nhận thức về cuộc sống hiện tại, thì
giờ đây, nhận thức ấy đã chuyển hóa thành hành động. Tơ Hồi đã rất tinh tế dùng góc máy cận
cảnh để đặc tả chi tiết ấy: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn

cho sáng”. Sau bao nhiêu năm tê liệt với thứ bóng tối trong căn buồng, lần đầu tiên Mị hành động
để tìm kiếm một cái gì đó tươi sáng hơn cho sự sống khốn khổ hằng ngày của mình. Tiếng sáo ban
đầu “văng vẳng”, “lửng lơ”, đến nay đã “rập rờn” như thể là lòng Mị đang nhảy múa. Tất cả đều là
những từ láy tượng hình, tượng thanh, đặc tả sự tăng tiến đầy tích cực trong tâm lý. Mị “quấn lại
tóc”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”. Mị mải mê sửa soạn, hành động rất nhanh
và quyết liệt, đến mức khi A Sử xuất hiện, Mị cũng chẳng đếm xỉa. Nhưng, than ôi, khát khao sống
chỉ vừa trỗi dậy, đã sớm bị dập vùi dưới ách hung tàn! A Sử bạo ngược, “xách cả thúng sợi đay ra
trói đứng Mị”, đã vậy cịn quấn tóc Mị lên cột, “làm Mị không cúi, không nghiêng đầu được”.
Ngọn đèn vừa mới khêu lên nay lại vụt tắt, để lại trước mặt Mị là bóng tối của căn buồng giam hãm
cả tuổi xuân.
Thế nhưng, tiếng sáo vẫn vang vọng đâu đây, đưa tâm trí Mị phiêu du theo những cuộc chơi.
Paustovsky từng nói: “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm”. Thứ ánh màu ấy trước hết phải được
cô đúc từ cái tâm nhạy cảm và cái tài chọn lọc của người cầm bút. Ví như mỗi lần xuất hiện, thanh
âm sáo nhạc uyển chuyển ấy lại góp thêm một hơi thở trữ tình để làm dịu đi nỗi đau của nền thực tại
băng hoại. Tơ Hồi am hiểu văn hóa và cuộc sống người dân tộc Mèo. Nên hơn ai hết, ông hẳn đã
xao xuyết trước vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong chi tiết văn hóa bé nhỏ ấy mà chưng cất niềm rung
cảm ấy thành hình ảnh “tiếng sáo” và để hồn Mị-đứa con tinh thần của ông nương theo ấy mà tái
sinh. Trong cả thảy sáu lần xuất hiện, tiếng sáo của ba lần sau đã được tâm lý hoá để trở thành sức
mạnh tinh thần của cơ Mị. Nó dẫn đến một hành động đầy lãng mạn mà tiềm tàng sức sống bất diệt:
“Mị vùng bước đi”. Điều đó cho thấy, dù bị trói buộc thân xác, nhưng về mặt tinh thần, Mị đã được
giải thốt hồn tồn. Dẫu vậy, cơ lại một lần nữa bị thực tại phũ phàng dìm xuống: “Nhưng chân tay
đau không cựa được”. Và cả tiếng chân ngựa đạp vào vách cũng làm nảy sinh trong Mị một nỗi
đắng cay “mình khơng bằng con ngựa”. Nhiều lần trong nửa đầu câu truyện, Mị tự vật hố mình
với những con trâu, con ngựa quen khổ của miền sơn cước nhưng có lẽ chưa bao giờ nào đớn đau
như hiện tại. Vì nếu trước kia “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” thì nay, khi đã tỉnh thức nỗi tủi
phận và khát khao sống cho ra người, Mị lại lần nữa trở về tấn bi kịch tăm tối không biết lúc nào mới
hạ màn.
Có thể nói, phân đoạn là tiếng thở dài hiện sinh phản ánh cuộc sống ê chề đến ám ảnh của đồng
bào dân tộc Mèo và bàn tay lang đạo đã đeo gông cho biết bao con người lương thiện đúng như đặc
trưng của văn học “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại nó ra đời”. Nhưng chung quy, những dòng

chữ ấy sẽ chẳng thể chắp nên nếu thiếu đi tấm lịng, cơng lao khảo cứu nơi tác giả Tơ Hồi. Ơng viết
nên sự thật, dẫu rơi lệ, xót xa cho nhân vật. Bởi càng đồng cảm với nỗi khổ, trân trọng vẻ đẹp tâm
tâm hồn tiềm tàng của Mị, của người dân lao động Tây Bắc, nhà văn lại càng hiểu rằng phải đẩy tới


đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra. Khơng có một đêm tình mùa xn nghiệt
ngã đến thế, có lẽ sẽ chẳng có đêm đơng nào Mị cởi trói cho A Phủ…
Đoạn trích đã đạt đến hàng đỉnh cao trong nghệ thuật miêu tả tâm lí bằng tình huống truyện đặc sắc
và những chi tiết giàu giá trị. Phong tục tập quán miền núi cũng được khắc họa vừa giàu tính tạo
hình, vừa giàu tính thơ với một giọng văn nhẹ nhàng. Tất cả khiến người đọc khơng khỏi xót xa trước
sự sống bị vùi dập của Mị hay chính là người lao động Tây Bắc nhưng đồng thời truyền hi vọng bất
diệt vào tương lai mặc cho thực tại tối tăm.
Trang văn khép lại, văn nhân cũng đã về cõi vĩnh hằng nhưng ấn tượng về thế giới nội tâm đa đoan
của cô Mị trong đêm mùa xn vẫn thật khó phai trong lịng người đọc. Đó chính là minh chứng cho
sức sống mãnh liệt của người lao động miền núi giữa bóng tối hồn cảnh cũng như tấm lịng u
thương con người của văn nhân Tơ Hồi.
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM LÝ NHÂN VẬT MỊ TRONG ĐÊM MÙA ĐÔNG
Văn học bao giờ cũng lấy điểm tựa là cảm hứng nhân đạo, bởi một tác phẩm chân chính sẽ chỉ là
những xác khơ nếu nó khơng u thương và cải tạo con người, thơng qua con người để cải tạo và
xây dựng xã hội. Đọc truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, ta thấy tình thương ấy đong đầy trong từng con
chữ nhưng có lẽ nổi bật nhất là tâm trạng và hành động của Mị trong đêm đông cứu A Phủ.
Là một trong những cây bút văn xi hàng đầu, Tơ Hồi ghi dấu ấn sâu đậm với bút lực dồi dào.
Các sáng tác của ơng thường theo xu hướng hiện thực, có giọng văn tự nhiên và ngôn ngữ phong
phú. Xuyên suốt nghiệp viết, nhà văn đã thể hiện rõ vốn hiểu biết phong phú về phong tục và sinh
hoạt đời thường của nhiều vùng đất khác nhau. “Vợ chồng A Phủ” được trích từ tập “Truyện Tây Bắc”
(1953) sáng tác trong lúc ông đi theo bộ đội lên miền Tây Bắc để đi điền dã. Với niềm tin yêu sâu sắc
vào con người, ông đã dẫn dắt người đọc khám phá quá trình vùng lên phản kháng mà tìm cuộc
sống tự do của cô Mị.
Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, hiếu thảo, tự chủ lại có tài thổi sáo nên được nhiều chàng trai mến
mộ. Ở cô hội tụ đủ những phẩm chất xứng đáng với một cuộc đời viên mãn. Nhưng kể từ khi bị bắt

về nhà thống lý Pá Tra làm dâu trừ nợ, cô phải “vùi vào việc cả ngày lẫn đêm” và bị chế độ phong
kiến thần quyền đọa đày mất ý thức về thời gian, cuộc đời. Thế nhưng không ngờ, Mị vào một đêm
mùa xuân, dưới sự tác động của khơng khí xn, men rượu và tiếng sáo Mèo, đã hồi sinh khát vọng
sống mãnh liệt. Đau đớn thay, cuộc “nổi loạn nhân tính ấy” sớm bị cường quyền dập tắt và Mị lại lần
nữa trở về với sự vơ cảm, lầm lũi, vùi mình trong tấn bi kịch tăm tối không biết lúc nào mới hạ màn.
Tuy vậy, sức sống vẫn âm ỉ cháy đâu đó trong Mị mà có lẽ bản thân cơ cũng không nhận ra.
Mùa đông trên núi cao dài và buồn, “khơng có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo”.
Từng biết đến một cô Mị tê liệt với bóng đêm lạnh lẽo trong căn buồng, ta sẽ không khỏi lấy làm lạ
trước hành động sưởi lửa này. Dường như kể từ giây phút xắn ống mỡ bỏ vào dĩa đèn, đã có gì
trong Mị thay đổi. Bề ngoài, Mị đã quay về với con người cũ. Nhưng bản chất con người nếu đã từng
nếm qua hạnh phúc sẽ không khỏi tham luyến trải nghiệm ấy. Phải chăng trải qua hơi ấm sự sống từ
lần hồi sinh trước kia đã để Mị biết sợ lạnh, sợ cảnh bị sự vơ vọng lùa đến tuyệt cùng? Mị sau đêm
tình mùa xuân đã hướng về phía ngọn lửa tức là trong vô thức, cô vẫn mong chờ một cuộc sống ấm
áp, tươi sáng hơn. Ấy chính là tiền đề cho cuộc hồi sinh của Mị và cũng là sự tinh tế của Tơ Hồi khi
thể hiện sự phát triển nhân vật chỉ bằng một chi tiết nhỏ. Thật đúng như :”Chi tiết nhỏ làm nên tác
phẩm lớn”. Đêm hơm đó, cũng nhờ bếp lửa, Mị nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ. Ấy vậy mà ban
đầu, khi đối diện với người đang đứng trên bờ vực cái chết, “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”.
Mị còn tự nghĩ A Phủ nếu là “cái xác chết đứng đấy, cũng thế thơi”. Nàng hồn tồn vơ cảm,
nhưng cũng là một diễn biến tâm lý hợp lý. Bởi cuộc sống ở nhà thống lí Pá Tra đã làm tê liệt đi mọi


cảm xúc, ý thức, nhận thức, Mị thờ ơ với nỗi đau của chính mình và cả nỗi đau của người khác. Hơn
thế nữa, cảnh trói người, đánh người cũng chẳng cịn là xa lạ ở nhà thống lí Pá Tra. Nó diễn ra một
cách thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ. Cuộc sống của những con người ở nhà thống lí đầy cơ
cực, đắng cay và đày đọa.
Nhưng một cái gì đó chưa chết hẳn trong lịng Mị đã đột ngột thức dậy trong một đêm khi ngẫu
nhiên Mị quay sang và nhìn thấy A Phủ với “một dịng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má
đã xám đen lại”. Một người đàn ông khỏe mạnh, cường tráng giờ đây lại hốc hác chờ chết. Một
người ngang tàng mạnh mẽ giờ đây phải lặng lẽ khóc vì q cay đắng trước áp bức, trước cái chết
đến gần. Dòng nước mắt đàn ông lấp lánh trong ánh lửa khiến nỗi thống khổ, sự đau đớn và bất lực

cùng cực của con người trở nên hiện hữu sống động. Lòng Mị chợt bồi hồi trước một người cùng
cảnh ngộ. Tôi tự hỏi tại sao nước mắt lại có sức mạnh kỳ diệu đến như vậy, có phải bởi như Lê Ngọc
Trà từng viết: “Khổ đau là ngôn ngữ chung của nhân loại”? A Phủ cũng như Mị, như người đàn bà
ngày trước, đều bị bọn chúa đất nô dịch, đọa đày đến chết một cách phi lý. Nếu bây giờ Mị khơng
thương, khơng cứu A Phủ thì A Phủ sẽ chết, chết như người đàn bà ngày trước. Sau này Mị cũng
chết như vậy và sẽ chẳng ai nghe thấy tiếng kêu đau thương của những kiếp người khốn khổ ấy. Lần
đầu tiên, Mị nhận thức được nỗi tủi phận và tội ác của cha con thống lí một cách cặn kẽ để rồi thốt
lên: “Chúng nó thật độc ác!”.
Nỗi thương mình, thương người đã tạo nên một cú va đập về xúc cảm, mở đường cho ý muốn
cứu người. Mị cũng nghĩ đến cảnh sẽ bị trói thay vào đấy nhưng “Mị cũng không thấy sợ”. Bởi nếu
ở đêm mùa xuân ngày trước, ý thức phản kháng của Mị xuất phát từ lịng vị kỷ, thì nay nó đã được
cộng hưởng cùng sự thơi thúc của lịng trắc ẩn. Văn chương là chuyện chưng cất phần người trong
mỗi con người ra mà luyện nên câu chữ. Có lẽ vì vậy mà khi phát hiện ra sự khác biệt giữa hai lần
nổi dậy, ta không khỏi cảm thán sự am hiểu tâm lý của văn nhân Tơ Hồi. Có một thời gian dài gắn
bó nghĩa tình cùng đồng bào dân tộc, chứng nỗi khổ họ phải chịu đựng nên hơn ai hết, ơng nhìn ra
được các yếu tố cần thiết để người lao động vượt thoát và gửi gắm ý niệm ấy vào tác phẩm.
Hành động cắt dây cởi trói cứu chính là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Mị. Từ thân phận nơ
lệ, Mị làm chủ cuộc đời mình. Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, “Mị đứng lặng trong bóng tối”. Đó
là câu văn duy nhất nằm trơ trọi như nốt trầm trong Mị và chính độc giả. Tôi chợt nhớ đến những
khoảng lặng nghệ thuật khác. Ta không biết nhân vật thực sự đã nghĩ gì. Bởi thế giới nội tâm đa
đoan quá, đan cài của đa tầng cảm xúc mà kết thành sóng ngầm ở đáy lịng. Tâm tư ấy có lẽ khó để
viết thành lời, cũng có thể làm chững lại giọng văn kịch tính của đoạn văn, nên chúng cần được
phong bế trong một “khoảng lặng” để buộc bạn đọc tự trăn trở, suy ngẫm. Có lẽ cơ nhận ra bản thân
vừa làm một việc vượt quá sức gánh chịu của bản thân và lịng khơng chỉ đấu tranh với việc đi hay ở
mà còn giằng xé với các giá trị thần quyền. Nhưng cận kề nhất với Mị sẽ là cái chết, chắc chắn là
chết, nếu Mị ở lại. Đồng thời hình ảnh của A Phủ tiên phong “quật sức vùng lên” cũng đánh vào
nhận thức của Mị. “Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi”. Phía trước vẫn tối tăm và bất định lắm,
nhưng cụ thể ngay đây là cái chết. Bước chân của Mị như đạp đổ chế độ cường quyền, thần quyền
của bọn lãnh chúa phong kiến đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Cô và A Phủ rời bỏ
Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến, chỉ biết rằng

phải cật lực chạy thoát khỏi địa ngục trần gian này.
Trích đoạn gồm nhiều câu văn ngắn, giàu động từ đồng thời miêu tả tâm lí bằng ngơn ngữ độc
thoại nội tâm, từ đó tạo nên giọng điệu kịch tính. Tơ Hồi khơng chỉ tố cáo thế lực phong kiến miền
núi tàn bạo mà còn thể hiện sự đồng cảm trước số phận người dân lao động vùng Tây Bắc và niềm
trân trọng đối với khát vọng tự do, tinh thần phản kháng của họ. Đó chính là tư tưởng nhân đạo sáng
lên từ trái tim chan chứa yêu thương của người cầm bút.
Trang văn khép lại, văn nhân cũng đã về cõi vĩnh hằng nhưng ấn tượng về “cuộc nổi dậy” của Mị
trong đêm mùa xn vẫn thật khó phai trong lịng người đọc. Đó chính là minh chứng cho sức sống
mãnh liệt của người lao động miền núi giữa bóng tối hồn cảnh cũng như tấm lịng u thương con
người của văn nhân Tơ Hoài.



×