Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nguồn lực sinh kế và chính sách hỗ trợ sau tái định cư trên địa bàn Đà Nẵng – thực trạng và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 79 (01/2022)
No. 79 (01/2022)
Email: ; Website: />
NGUỒN LỰC SINH KẾ VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SAU TÁI ĐỊNH CƯ
TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
Livelihood resources and resettlement policies in Đà Nẵng City –
Current situation and recommendations)
ThS. Lư Thúy Liên(1), ThS. Lê Anh Tuấn(2)
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

(1)

(2)Phân

viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế

TĨM TẮT
Trong tiến trình đơ thị hóa, cơng tác giải tỏa, di dân và tái định cư đã tác động mạnh mẽ đến đời sống,
làm thay đổi nguồn lực sinh kế của nhiều hộ gia đình ở thành phố Đà Nẵng. Trước thực trạng thay đổi
nguồn lực và hoạt động sinh kế truyền thống, nhất là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực vật chất, chính
qùn Thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chính sách giải pháp hỗ trợ phát triển các nguồn lực, trong đó
tập trung vào nguồn lực con người và nguồn lực tài chính với chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm,
hỗ trợ vay vốn. Tuy nhiên, để đảm bảo sinh kế ổn định và bền vững, bên cạnh chính sách đầu tư, hỗ trợ
của nhà nước, cịn là vai trị, trách nhiệm của chính các hộ gia đình.
Từ khóa: Đà Nẵng, chính sách, nguồn lực sinh kế, tái định cư


ABSTRACT
The livelihood resources of the majority of households in Đà Nẵng City are strongly affected by the
clearance, migration and resettlement in the process of urbanization. Đà Nẵng City government has
issued many support policies, which focus on human resources and financial resources with vocational
training policy, job support, loan support. However, besides these policies, the roles and responsibilities
of the households themselves are equally important to ensure a stable and sustainable livelihood.
Keywords: Đà Nẵng, policy, livelihood resources, resettlement

quát và kịp thời nhưng vẫn còn nhiều bất
cập. Điều này đặt ra sự cần thiết tìm hiểu
thực trạng các nguồn lực sinh kế và chính
sách hỗ trợ sau tái định cư, làm cơ sở đề
xuất giải pháp tạo sinh kế bền vững, ổn
định đời sống đối với các hộ tái định cư
trong bối cảnh đơ thị hóa ở Đà Nẵng ngày
càng diễn ra mạnh mẽ.
2. Thực trạng các nguồn lực sinh kế
của hộ gia đình sau tái định cư
Sinh kế dưới cách hiểu thông thường

1. Đặt vấn đề
Sau hơn hai thập kỷ trực thuộc Trung
ương, thành phố Đà Nẵng đã phát triển
mạnh mẽ và vượt bậc trên nhiều phương
diện. Tuy nhiên, cùng với tiến trình đơ thị
hóa, chỉnh trang đơ thị, cơng tác giải tỏa, di
dân đã tác động đến đời sống và các nguồn
lực sinh kế của đa số các hộ gia đình tái
định cư theo chiều hướng bị thay đổi và
hạn chế. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ

của chính quyền địa phương tuy đã bao
Email:

127


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 79 (01/2022)

là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện
để sử dụng các nguồn lực nhằm duy trì
cuộc sống. Các nguồn lực ở đây bao gồm
các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn
lực con người), đất đai (nguồn lực tự
nhiên), tiền thu nhập, tích lũy (nguồn lực
tài chính), các cơ sở hạ tầng, nhà ở, trang
thiết bị (nguồn lực vật chất) và các mối
quan hệ cộng đồng, nhóm trợ giúp chính
thức hay khơng chính thức (nguồn lực xã
hội).
2.1. Thực trạng nguồn lực tự nhiên
Trong tiến trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa xây dựng thành phố Đà Nẵng
trực thuộc trung ương, quá trình đơ thị hóa
mạnh mẽ đã làm thay đổi lớn về nguồn lực
đất đai của đa số người dân, đặc biệt là ở
các vùng phải giải tỏa, di dân và tái định
cư. Trong các nguồn lực, đất đai là một tài
sản thuộc nguồn lực tự nhiên có vai trị đặc
biệt quan trọng đối với sinh kế của các

cộng đồng trước khi thực hiện di dân tái
định cư. Sự thay đổi của nguồn lực cơ bản
này đã kéo theo nhiều sự thay đổi khác.
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất
nơng nghiệp1 năm 2000 là 64.238ha. Trong
đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là
12.169ha; năm 2011, tổng diện tích đất
nơng nghiệp tăng lên 66.093ha, tuy nhiên
đất sản xuất nông nghiệp lại giảm cịn
7.362ha; năm 2018, tổng diện tích đất nơng
nghiệp tăng lên 69.371ha, nhưng đất sản
xuất nông nghiệp giảm chỉ cịn 6.600ha.
Bên cạnh đó, diện tích đất nơng nghiệp bị
thu hồi năm 2011 là 1239ha, đến năm 2018
tăng lên là 1484ha2 (Cục thống kê thành
phố Đà Nẵng, 2017, 2019; Văn phòng
UBND Đà Nẵng, 2019). Như vậy, từ 2000
đến 2018, đất đai sản xuất nông nghiệp nguồn lực tự nhiên chủ yếu và quan trọng
của các hộ dân bị giảm và thu hồi. Do đó
sinh kế sẽ phụ thuộc vào đất ở.

Về thực trạng đất ở, theo kết quả khảo
sát từ năm 2012 của Viện Nghiên cứu Phát
triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng đối với các
hộ sau tái định cư ở quận Cẩm Lệ và huyện
Hịa Vang là vùng có thế mạnh phát triển
nơng nghiệp, diện tích đất ở trung bình mỗi
hộ gia đình được cấp là khoảng 136,24m2
(cao nhất là 1500m2 ở Hòa Vang, thấp nhất
là 67m2 ở Cẩm Lệ).

Năm 2020, chúng tôi tiến hành khảo
sát3 đối với các hộ tái định cư trên toàn
thành phố, kết quả cho thấy có sự chênh
lệch về đất ở giữa các quận, huyện. Cụ thể:
diện tích trung bình của mỗi hộ là 98,05
m2; thấp nhất là khoảng 70 m2 ở quận Hải
Châu, quận Thanh Khê, quận Sơn Trà; cao
nhất là khoảng 200 m2 ở quận Cẩm Lệ,
quận Sơn Trà, huyện Hòa Vang... Riêng
vùng Hòa Vang tỉ lệ hộ sở hữu đất canh tác
nơng nghiệp cao bởi vẫn duy trì được đất
rừng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng
chè.v.v.
Với diện tích nhỏ hẹp, việc khai thác
sinh kế dựa vào nguồn lực đất ở là rất hạn
chế, với các ngành nghề không ổn định, thu
nhập thấp như quán bán cà phê, ăn sáng,
bán gas, gạo, cửa hàng tạp hóa, cơ sở cắt
tóc, giữ xe, làm mộc, may mặc, sửa xe, rửa
xe... có rất ít hộ sử dụng để chăn nuôi gia
súc, gia cầm, trồng trọt.
2.2. Thực trạng nguồn lực xã hội
Quá trình tiếp cận thực tế cho thấy, sau
tái định cư với việc chuyển đổi chỗ ở dẫn
đến thay đổi không gian sống, đã làm đứt
gãy và gián đoạn đối với các mối quan hệ
truyền thống, các giá trị cộng đồng được
hình thành từ lâu. Nghĩa là “mạng lưới xã
hội truyền thống bị tiêu hủy” (Lai Ming
Lam, 2011). Điều này được thể hiện từ

mức độ, tần suất giao tiếp đến sự trợ giúp
hay cùng sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo...
có sự chuyển đổi khá lớn. Cùng với đó là
128


LƯ THÚY LIÊN - LÊ ANH TUẤN

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

việc gia tăng nhanh chóng giá trị quyền sử
dụng đất ở đã làm nảy sinh tranh chấp
trong gia đình, đã làm suy yếu thêm nguồn
lực từ các mối quan hệ để hỗ trợ, giúp đỡ.
Bên cạnh đó, do hiện tượng chuyển
nhượng đất tái định cư nên thành phần dân
cư đa dạng và mới đã làm cho mối quan hệ
láng giềng trở nên e dè, khép kín. Điều này
hoàn toàn khác với trước đây ở các cộng
đồng cư trú truyền thống. Đa số người dân
cho rằng, ở các khu tái định cư hiện nay
khó tạo mối quan hệ láng giềng do nhà cửa
thường đóng kín, ít cởi mở và có sự đề
phịng. Chính vì vậy, khơng ít người dân,
đặc biệt là người già, cảm thấy tổn thương,
thiếu tự tin và khó hịa nhập khi đối diện
với cuộc sống mới sau tái định cư. Thực tế
này dẫn đến nảy sinh thái độ khơng hài
lịng đối với nơi ở mới.
Tuy nhiên, thực trạng này là không

giống nhau ở các lứa tuổi. Trong môi
trường sinh sống mới sau tái định cư, khác
với người già, những người trẻ tuổi đã nhanh
chóng hịa nhập, mở rộng mạng lưới và mối
quan hệ xã hội. Đây là một điểm đáng chú
ý trong đề xuất các giải pháp về sinh kế
mới phù hợp theo lứa tuổi và giới tính.

2.3. Thực trạng nguồn lực con người
Kết quả khảo sát ở một số khu tái định
cư cho thấy, số hộ từ 3 - 6 người chiếm
79,34%; tỉ lệ số lao động ở mỗi gia đình
trung bình là 3,14 người, tỉ lệ có việc làm
ổn định trung bình là 1,8 người, chiếm
51,6% trên tổng số người trong độ tuổi lao
động và 32,7% trên tổng nhân khẩu. Với
đặc điểm nhân khẩu tương đối trẻ, sức
khỏe tốt, đây là đối tượng phải gánh vác
trách nhiệm quan trọng trong việc đảm bảo
sinh kế của gia đình, tuy nhiên lại bị hạn
chế về trình độ văn hóa, bởi rất ít người
được học hành, đào tạo bài bản, tỉ lệ thành
viên trẻ có trình độ chun mơn cũng rất
thấp. Cụ thể, số hộ có người học trung cấp
chỉ chiếm 19.9%, cao đẳng là 15% và đại
học là 13.6%, đã hạn chế người lao động
tiếp cận các cơng việc được trả lương cao
do địi hỏi nhiều kỹ năng nghề nghiệp. Đây
là một trong những nguyên nhân quan
trọng khiến tình trạng việc làm sau tái định

cư trở nên bấp bênh.
Theo thống kê, số lao động bị mất việc
làm do thu hồi đất nơng nghiệp có sự chênh
lệch khơng lớn so với số lao động có việc
làm sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.

Bảng 1: Số lao động bị ảnh hưởng sinh kế sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
Giai đoạn

TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị
tính

2011

2013

2015

2017

1

Số lao động thuộc các hộ bị thu
hồi đất nông nghiệp


Người

17.300

15.479

16.717

15.380

2

Lao động bị mất việc làm do thu
hồi đất nơng nghiệp

Người

10.172

8.499

7.989

8.229

3

Số lao động có việc làm sau khi
bị thu hồi đất nông nghiệp


Người

7.929

8.115

7.602

8.170

Nguồn: (Nguyễn Dũng Anh, 2014) và (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đà Nẵng cung cấp tháng 5/2018).

129


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 79 (01/2022)

Quá trình khảo sát cho thấy, số hộ tiếp
tục công việc cũ hoặc chuyển đổi sang
công việc thời vụ, bán thời gian chiếm tỉ lệ
ít, so với số người thất nghiệp và tiếp tục
thất nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Ngồi ra,
tình trạng việc làm của số lao động này
thường mang tính giản đơn và biến động,
bởi họ chủ yếu tham gia vào những cơng
việc thời vụ, khơng địi hỏi nhiều về trình
độ hay kỹ năng nghề nghiệp.
2.4. Thực trạng nguồn lực tài chính

Sau tái định cư, các hộ gia đình nhận
một khoản tiền đền bù lớn, là một nguồn
lực tài chính khơng nhỏ và quan trọng đối
với họ4. Tuy nhiên, theo khảo sát, nguồn
lực tài chính này được chi tiêu cho nhiều
khoản, trong đó xây dựng nhà mới chiếm
phần lớn (80-90%), thậm chí là 100%; số
tiền còn lại được sử dụng cho nhiều mục
đích khác nhau, nhưng gửi tiết kiệm hay
đầu tư học nghề, bn bán chiếm tỉ lệ nhỏ.
Trong khi đó, nguồn thu nhập suy
giảm do khơng cịn đất đai canh tác. Số hộ
bị giảm thu nhập chiếm tỉ lệ lớn, tập trung
ở các hộ gia đình lớn tuổi. Do đây là những
hộ chậm hoặc khó chuyển đổi sinh kế cũ

sang sinh kế mới phi nơng nghiệp khi
khơng cịn đất canh tác, rất ít hộ có thu
nhập tăng và chỉ một số ít hộ có thể giữ
nguyên thu nhập. Một kết quả khảo sát từ
năm 2009 cho biết, trước tái định cư, phần
lớn thu nhập của các hộ là từ trồng trọt và
chăn nuôi, hiện nay, nguồn thu chủ yếu từ
lao động tự do, kinh doanh, buôn bán nhỏ.
Cụ thể, trước tái định cư, tỉ lệ làm nông
chiếm 46.8%, lao động tự do chiếm 26.2%,
buôn bán nhỏ chiếm 11.3%, công nhân
chiếm 14.3%, sản xuất nhỏ chiếm 1.3%,
doanh nghiệp nhỏ chiếm 0.2%. Sau tái định
cư, đất nông nghiệp giảm, tỉ lệ thu nhập

thay đổi lần lượt là 6.4%, 12.3%, 25.6%,
3.7% và 1.0 (Viện Nghiên cứu Phát triển
Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, 2009). Trong đó,
có hai thơng số đáng chú ý đối với thay đổi
sinh kế của các hộ trước và sau tái định cư,
thứ nhất là sự sụt giảm mạnh tỉ lệ lao động
gắn với nơng nghiệp từ 46.8% xuống cịn
6.4%; thứ hai là sự gia tăng sinh kế lao
động tự do từ 16.2% lên 51%.
Số liệu thống kê mới đây của thành phố
Đà Nẵng cũng đang cho thấy sự gia tăng
của xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp này:

Bảng 2: Tình hình lao động trong ngành nghề giản đơn TP. Đà Nẵng năm 2014-2018
Ngành nghề

Năm
2014

2015

2016

2017

2018

Nghề giản đơn

43723


43791

46833

53283

54130

Nghề khác

4801

4807

3958

3157

3186

Nguồn: (Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, 2017) và (Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, 2019)

Điều này cho thấy, sau tái định cư, đối
diện với thực trạng mất đất canh tác, các hộ
đã cố gắng chuyển đổi nghề nghiệp, tuy
nhiên với sinh kế “lao động tự do”, thu
nhập vẫn thấp và rất bấp bênh, dễ thất
nghiệp vào mùa mưa. Mặc dầu vậy, hầu hết


các gia đình khơng thể tiếp cận vốn vay,
một kênh cung cấp nguồn lực tài chính, bởi
họ khơng có tài sản thế chấp, hoặc lo sợ
không đủ khả năng chi trả vốn gốc và lãi
vay, hoặc không biết sử dụng vốn vay để
làm gì.
130


LƯ THÚY LIÊN - LÊ ANH TUẤN

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

hỗ trợ đào tạo nghề như người nghèo,
người thuộc diện gia đình chính sách, lao
động nơng thơn… bao gồm cả người dân
tái định cư, có những chính sách dành cho
các đối tượng thuộc diện di dời, giải tỏa,
thu hồi đất sản xuất trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
Chính sách đào tạo nghề dành cho
nhiều đối tượng, tập trung vào các hộ thuộc
diện gia đình chính sách, cư dân tái định cư
ở thành phố Đà Nẵng như đào tạo nghề
miễn phí tại các cơ sở dạy nghề; hỗ trợ
kinh phí cho các doanh nghiệp đến tiếp
nhận và đào tạo lao động phổ thơng thuộc
diện chính sách; hỗ trợ học phí cho con cái
đang học văn hóa tại các trường THPT,
THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên,

Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng
nghiệp (cơng lập và ngồi cơng lập) với
mức hỗ trợ cụ thể là 100% học phí trong
thời hạn 3 năm cho các hộ thuộc diện thu
hồi từ 50% diện tích đất sản xuất trở lên;
50% học phí trong thời hạn 3 năm cho các
hộ thuộc diện thu hồi dưới 50% diện tích
đất sản xuất. Trong điều kiện những kỹ
năng, kinh nghiệm canh tác cũ không thể
áp dụng trong hoàn cảnh mới do sự thu
hẹp/thu hồi đất sản xuất, việc cung cấp kỹ
năng, tri thức mới thông qua đào tạo nghề
đóng vai trị hết sức quan trọng để phục hồi
sinh kế.
Chính sách tạo/hỗ trợ việc làm, hướng
đến nhiều đối tượng, trong đó có lao động
thuộc diện chỉnh trang đơ thị, nơng dân
khơng cịn đất sản xuất5. Nội dung chính
của chính sách này là xuất khẩu lao động
và đào tạo lao động gắn với giải quyết việc
làm tại doanh nghiệp.
Chính sách hỗ trợ tín dụng và thơng tin
thị trường lao động để giải quyết việc làm
cũng được thành phố Đà Nẵng chú trọng,
được quy định và thực hiện lồng ghép với

2.5. Thực trạng nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất của hộ gia đình sau
tái định cư được cải thiện về tiêu chí nhà ở.
Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi chuyển

sang địa bàn mới, tỉ lệ nhà bán kiên cố,
thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, nhà tạm giảm, tỉ
lệ nhà cửa kiên cố tăng. Nếu trước tái định
cư, bán kiên cố, thiếu kiên cố, nhà đơn sơ,
nhà tạm chiếm 89.66%, nhà kiên cố chỉ
chiếm 10.33%, thì sau tái định cư đã có sự
dịch chuyển tích cực, nhà kiên cố đạt
95.67%, tỉ lệ còn lại là của những hộ chưa
có nhà ở. Thực trạng trên cho thấy nguồn
vốn tài sản cá nhân có sự tăng lên đáng kể
sau thu hồi đất, tuy nhiên điều đó khơng
khẳng định mức sống người dân được cải
thiện. Ở đây có sự luân chuyển giữa nguồn
vốn tự nhiên sang nguồn vốn vật chất
nhưng thực chất nguồn vốn này chủ yếu là
phương tiện sinh hoạt, chưa phải là phương
tiện sản xuất. Sự xuất hiện các ngôi nhà
mới kéo theo sự gia tăng đồ gia dụng như
tivi, xe máy, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa...
chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu chi tiêu của các
hộ gia đình. Tuy nhiên, hầu hết các hộ
khơng đầu tư lớn để mua sắm những vật
dụng dùng cho công việc, kinh doanh, mà
chỉ phục vụ cho việc buôn bán nhỏ lẻ ở
chợ, xe bán hàng lưu động, bán café.v.v.
3. Chính sách hỗ trợ các nguồn lực
sinh kế cho các hộ gia đình sau tái định
Cùng với chủ trương giải tỏa, tái định
cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,
chính quyền thành phố Đà Nẵng cũng đề ra

nhiều chính sách hỗ trợ sinh kế cho người
dân một cách khá tồn diện và có hệ thống,
tập trung vào 4 nhóm chính sách: chính
sách đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ tìm
việc làm, chính sách hỗ trợ thơng tin thị
trường lao động, chính sách hỗ trợ tín dụng
tìm việc làm. Trong những chính sách
chung dành cho những đối tượng cần được
131


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 79 (01/2022)

các chương trình từ đề án giải quyết việc
làm với đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành
nghề, ổn định đời sống cho đối tượng thuộc
diện di dời chỉnh trang đô thị; từ Quỹ quốc
gia hỗ trợ vay vốn đối với các đối tượng
đang thất nghiệp cần tự tạo việc làm, trong
đó có đối tượng di dời giải tỏa6. Việc hỗ
trợ thông tin thị trường lao động được thể
hiện qua các chính sách quy định định kỳ
tổ chức hội chợ việc làm để kết nối người
lao động và sử dụng lao động. Thành phố
Đà Nẵng đã có chính sách giới thiệu việc
làm, định kỳ hàng tháng mở phiên chợ việc
làm; thu thập, phân tích, xử lý, cung cấp
thông tin thị trường lao động cho các đối

tượng có nhu cầu; tư vấn chính sách lao
động - việc làm, đào tạo nghề và xuất khẩu
lao động; tiếp nhận đăng ký tìm việc làm,
học nghề và tuyển dụng lao động.v.v.
Những chính sách trên được thành phố
Đà Nẵng triển khai nhanh chóng phần nào
tháo gỡ được những khó khăn về các
nguồn lực phát triển sinh kế cho các hộ dân
ở khu vực tái định cư. Trong đó, Đà Nẵng
đã chú trọng chính sách đào tạo nghề, giải
quyết nguồn lực con người, bởi đây được
xem là yếu tố nền tảng và có vai trị quan
trọng để giải quyết việc làm, góp phần ổn
định đời sống cho các hộ thuộc diện di dời,
giải tỏa, thu hồi đất sản xuất thời gian qua.
Chính quyền các quận, huyện, xã, phường
cũng đã tổ chức những hoạt động hỗ trợ,
đối thoại trực tiếp với hộ gia đình để xác
định nhu cầu, từ đó hỗ trợ vay vốn, phương
tiện làm ăn, chuyển đổi ngành nghề, tư vấn
lựa chọn ngành nghề thích hợp với trình
độ, khả năng.v.v.
Tuy nhiên, việc triển khai các chính
sách hỗ trợ nguồn lực con người và tài
chính gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa
tốt; đầu tư của nhà nước cho công tác đào
tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu, kinh phí

dạy nghề miễn phí và vốn vay hỗ trợ cho
đối tượng thuộc diện này chưa đảm bảo.

Ngoài nguyên nhân khách quan là nhận
thức của một bộ phận người lao động làm
nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự
hỗ trợ của Nhà nước về dạy nghề và tìm
kiếm việc làm. Hơn nữa, phần lớn họ chỉ
phù hợp để tham gia chương trình đào tạo
sơ cấp nghề do trình độ học vấn thấp, lớn
tuổi trong khi thị trường lao động đang cần
lao động có tay nghề cao, chuyên nghiệp ở
các ngành nghề dịch vụ và kỹ thuật. Những
năm gần đây lao động phổ thơng mất việc
làm có xu hướng gia tăng, do nhóm đối
tượng này chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ
năng và trình độ tay nghề. Người lao động
lại càng khó khăn trong định hướng học
nghề gì, làm ở đâu... nên khơng đầu tư thời
gian, kinh phí. Nhiều cơ sở, chương trình
đào tạo nghề không hiệu quả. Người lao
động học xong không xin được việc làm,
gây tâm lý chán nản, thiếu niềm tin. Một
nguyên nhân khác là các giải pháp triển
khai thực hiện chưa đồng bộ, kế hoạch thực
hiện giải tỏa, tái định cư được triển khai
riêng trong khi công tác đào tạo, chuyển
đổi ngành nghề và giải quyết việc làm cho
đối tượng này lại được thực hiện ở một cơ
quan khác và ở vào một thời điểm khác.
4. Một số giải pháp hỗ trợ nguồn lực
để tạo sinh kế bền vững cho các hộ gia
đình sau tái định cư

Thực trạng nguồn lực sinh kế của các
hộ gia đình sau tái định cư ở Đà Nẵng
trong hai thập niên qua cho thấy, các hộ tái
định cư ít có khả năng tự chuyển đổi việc
làm, dẫn đến hoặc thất nghiệp hoặc phải
quay về nơi ở cũ để làm những công việc
trước đây để mưu sinh. Tỉ lệ thất nghiệp
tập trung vào độ tuổi từ trung niên trở lên;
số người còn lại trong độ tuổi lao động tự
tìm cách chuyển đổi nghề, tham gia vào
132


LƯ THÚY LIÊN - LÊ ANH TUẤN

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

các ngành cơng nghiệp, dịch vụ với vị trí
cơng nhân, phục vụ… Trước thực trạng đó,
thành phố Đà Nẵng cần thực hiện nhiều
chính sách hỗ trợ, tập trung phát triển các
nguồn lực, nhất là nguồn lực con người và
nguồn lực tài chính.
Về giải pháp hỗ trợ đào tạo nguồn
nhân lực cần tiếp tục triển khai chính sách
hỗ trợ đào tạo, dạy nghề. Mặc dù thành phố
Đà Nẵng đã sớm triển khai chính sách này
nhưng trên thực tế hiệu quả mang lại khơng
cao. Do đó, cần phải nâng cao chất lượng
nhân lực đào tạo về kỹ năng, kỹ thuật, phải

lựa chọn ngành nghề phù hợp. Đặc biệt cần
có cơ chế chính sách khuyến khích phát
triển ngành nghề phi nơng nghiệp khi đất
đai canh tác khơng cịn, tránh tình trạng
người dân khơng tìm được cơng việc phù
hợp với nghề được đào tạo. Chính sách đào
tạo thời gian tới cần gắn với nhu cầu và thị
trường lao động. Cần có chính sách phát
triển kinh tế cho người dân tái định cư gắn
với các hoạt động sinh kế của đô thị, công
nghiệp và dịch vụ, giảm hoạt động sinh kế
nông nghiệp.
Tăng cường mức độ quan tâm và hỗ
trợ của cộng đồng (bao gồm mặt trận, đoàn
thể, các cơ quan chức năng) trên các lĩnh

vực như tiếp cận vốn vay, học nghề, các
vấn đề xã hội tại các khu tái định cư. Các
cơ sở dạy nghề cần xây dựng đề án đào tạo
nghề riêng phù hợp với từng đối tượng lao
động thuộc hộ giải tỏa, tái định cư, tùy
theo độ tuổi, trình độ văn hố và điều kiện,
hồn cảnh.
Về giải pháp hỗ trợ nguồn lực tài
chính, cần có chính sách tháo gỡ những rào
cản, vướng mắc về thủ tục vay vốn cho các
hộ tái định cư từ các tổ chức tín dụng, ngân
hàng chính sách xã hội để đầu tư sản xuất,
chuyển đổi ngành nghề. Đối với các tổ
chức tín dụng, cần triển khai các hình thức

cho vay đối với các hộ gia đình tái định cư
có bảo đảm hoặc khơng có bảo đảm bằng
tài sản theo quy định hiện hành, tiếp cận
nguồn vốn với thủ tục nhanh gọn, thơng
thống. Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn, hỗ
trợ, khuyến khích các hộ tái định cư sử
dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả các nguồn
lực, tranh thủ tiếp cận các nguồn lực xã
hội, tài chính từ bên ngồi. Các giải pháp
tạo sinh kế bền vững dựa trên cơ sở tổng
lực từ các nguồn vốn là tiềm năng, thế
mạnh của hộ gia đình với các chính sách
hỗ trợ vốn của thành phố và các nguồn vốn
từ xã hội hóa.

Chú thích:
1.

Diện tích đất nơng nghiệp gồm: diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, diện tích đất có mặt nước
ni trồng thủy sản và diện tích đất lâm nghiệp.

2.

Cho đến trước năm 2010, chưa có thống kê diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi.

3.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 5 - 6/2020 với quy mô 300 phiếu, dành cho các hộ tái định
cư trên khắp các quận/huyện của thành phố Đà Nẵng (trừ huyện đảo Hồng Sa).


4.

Mỗi hộ gia đình tái định cư nhận mức đền bù trung bình khoảng 300 triệu, trong đó, ít nhất là 20
triệu (ở khu D, khu tái định cư Nam Cẩm Lệ) và cao nhất là 1,083 tỷ đồng (ở Sơn Phước, Hịa
Ninh, Hịa Vang). Có hơn 52% hộ gia đình nhận tiền đền bù từ 100 đến 300 triệu, có 35% hộ gia
đình nhận từ 300 đến 500. Ở huyện Hòa Vang, tỉ lệ hộ gia đình nhận dưới 300 triệu chiếm 36,6%,
nhận 300 - 500 triệu chiếm 39%, đặc biệt có 1 trường hợp đạt cao hơn 1 tỷ đồng. Tỉ lệ này tương
đương với quận Cẩm Lệ là 59,6% và 32,8%, trong đó có 2 đối tượng nhận từ 700 đến 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các hộ gia đình cịn nhận được số tiền hỗ trợ thuê nhà, trung bình là 18,4 triệu đồng

133


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 79 (01/2022)

(cao nhất là 120 triệu, thấp nhất là 1 triệu đồng) [Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà
Nẵng, 2012; Lư Thúy Liên, 2017].
5.

Từ năm 2005, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện đề án giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi
lao động của thành phố. Trong đó, bên cạnh các nội dung như phát triển kinh tế, đào tạo nghề,
cho vay vốn… thành phố cịn thực hiện thí điểm việc lựa chọn học sinh đang học nghề tại các
trường dạy nghề trên địa bàn thành phố để đưa sang làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc theo thỏa
thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động, Hàn Quốc. Cũng
theo đề án này, thành phố Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tiếp nhận
và đào tạo lao động phổ thông, gắn với giải quyết việc làm cho họ sau thời gian học nghề tại
doanh nghiệp; được hỗ trợ mức kinh phí đào tạo nghề ngắn hạn 500.000 đồng/người/tháng, thời
gian hỗ trợ không quá 3 tháng cho một khóa đào tạo. Đồng thời, cịn tổ chức việc kết nối giữa các

trường và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu sử dụng
của doanh nghiệp.

6.

Cụ thể như: (1) Sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi cho học sinh, sinh viên theo quy định cho lao động
nông nghiệp, nông thôn học nghề dài hạn được hỗ trợ vay, hỗ trợ 100% lãi suất sau khi học nghề
có việc làm ổn định tại nông thôn; (2) Hỗ trợ vay vốn để đi lao động có thời hạn ở nước ngồi;
ngồi vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội theo mức quy định, vay của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo khả năng thế chấp, thành phố hỗ trợ cho vay thêm bằng
vốn ủy thác của thành phố thơng qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội theo nhu cầu của
từng lao động và theo mức tổng chi phí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Dũng Anh (2014). Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong q trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa ở thành phố Đà Nẵng. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Chính
trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Cục thống kê Thành phố Đà Nẵng (2019). Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng năm
2018. NXB Thống kê.
Cục thống kê Thành phố Đà Nẵng (2017). Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng năm
2016. NXB Thống kê.
Lai Ming Lam (2011). Cultural perspectives of land and livelihoods: A case study of
Shuklaphanta Wildlife Reserve in Far - western Nepal. Conservation and Society.
No. 9(4).
Lư Thúy Liên. (2017). Tác động của chính sách an sinh xã hội đến sinh kế của người dân tái
định cư tại thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Phát triến Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, số 95 (11).
Phạm Quang Tín (2010). Đo lường sự ảnh hưởng về kinh tế của chính sách giải tỏa đền bù
đến các hộ dân tái định cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và
Cơng nghệ. Đại học Đà Nẵng, số 4 (39).
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (2013). Báo cáo tình hình đào tạo nghề và giải

quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
134


LƯ THÚY LIÊN - LÊ ANH TUẤN

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2016). Đà Nẵng bước tiến 20 năm qua con số thống
kê. NXB Thống kê.
Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2016). Hội thảo khoa học: Đà Nẵng: 20 năm xây
dựng, phát triển và định hướng tương lai. Đà Nẵng.
Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2017). Có việc làm - chương trình nhân văn, đảm
bảo an sinh xã hội. Đà Nẵng 20 năm xây dựng và phát triển. Đà Nẵng.
Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng (2012). Báo cáo số 76-BC/VPTU ngày 16/4/2012.
Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2008). Thực trạng đời sống kinh tế xã hội các hộ
gia đình sau tái định cư: vấn đề và giải pháp. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp tỉnh/thành
phố. Thành phố Hồ Chí Minh.
Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng (2009). Tác động của giải phóng mặt
bằng đến kinh tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Báo cáo nhiệm vụ
khoa học cấp cơ sở. Đà Nẵng.
Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng (2012). Một số giải pháp tạo sinh kế
cho các hộ thuộc diện giải tỏa, tái định cư - nhìn từ góc độ cộng đồng. Báo cáo
nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở. Đà Nẵng.
Ngày nhận bài: 05/11/2020

Biên tập xong: 15/01/2022

135


Duyệt đăng: 20/01/2022



×