Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Họ Nguyễn với việc tiếp nhận tri thức khoa học, áp dụng kỹ thuật quân sự phương Tây vào Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 79 (01/2022)
No. 79 (01/2022)
Email: ; Website: />
HỌ NGUYỄN VỚI VIỆC TIẾP NHẬN TRI THỨC KHOA HỌC,
ÁP DỤNG KỸ THUẬT QUÂN SỰ PHƯƠNG TÂY VÀO NAM BỘ
TRONG GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XIX
The Nguyễn’s family and its acquisition of western knowledge
and adoption of military technology in Southern Vietnam
in the late 18th century and early 19th century
ThS. Nguyễn Trọng Minh
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
TĨM TẮT
Cuối thế kỷ XVIII, cuộc nội chiến giữa chúa Nguyễn với nhà Tây Sơn diễn ra trong bối cảnh các nước
tư bản phương Tây đang tìm cách gia tăng sự hiện diện và sức ảnh hưởng ở các quốc gia phương Đơng,
trong đó có Việt Nam. Để gia tăng sức mạnh cho quân đội của mình, chúa Nguyễn Ánh đã chủ động
tiếp nhận những ảnh hưởng từ phương Tây, đặc biệt là trên lĩnh vực quân sự. Với vai trò là nơi chúa
Nguyễn chọn làm căn cứ, vùng đất Nam Bộ đã sớm có điều kiện để tiếp nhận tri thức khoa học, áp dụng
kỹ thuật qn sự của phương Tây. Q trình này đã có tác động không nhỏ đưa đến sự thay đổi tương
quan lực lượng, là một nhân tố quan trọng đóng góp vào thắng lợi của chúa Nguyễn trước nhà Tây Sơn.
Đồng thời nó cũng chứng tỏ khả năng của người Việt trong việc nắm bắt và làm chủ cái mới, đặc biệt là
trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Từ khóa: khoa học kỹ thuật, phương Tây, quân đội
ABSTRACT
At the end of the 18th century, the civil war between Nguyễn lord and the Tây Sơn dynasty occurred in
Vietnam, while Western Capitalist countries were attempting increase their influences in Eastern


countries, including Vietnam. Nguyễn lord took the initiative to adopt knowledge, especially that in the
field of military, from the Western countries in order to strengthen his army. As a result, the Southern
Vietnam chosen to be the military base of Nguyễn lord soon got chances to become a place for people to
apply military knowledge and technology from the Western countries. This adoption process
significantly affected the gap of the power between the two armies, which was a crucial factor
contributing to the victory of Nguyễn lord over the Tây Sơn dynasty. Besides, this proved that the
Vietnamese had the abilities to adopt and master new knowledge, especially that in the field of science
and technology.
Keyword: science and technology, Western, army

Nguyễn ở Đàng Trong. Chúa Trịnh ở Đàng
Ngoài cũng muốn nhân cơ hội tiêu diệt họ
Nguyễn. Do đó, Trịnh Sâm cử Hoàng Ngũ

1. Đặt vấn đề
Năm 1771, ba anh em Tây Sơn phất cờ
khởi nghĩa chống lại chính quyền chúa
Email:

136


NGUYỄN TRỌNG MINH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

Phúc đem binh đánh vào Đàng Trong.
Chúa Nguyễn thua trận phải chạy vào Nam
Bộ để gây dựng lại cơ đồ. Trong quá trình
này, Nguyễn Ánh từng bước trở thành

người lãnh đạo của thế lực họ Nguyễn ở
Nam Bộ. Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng
vương, chỉ huy quân Nguyễn ở Nam Bộ
chống lại thế lực nhà Tây Sơn. Ban đầu,
khi phải đối đầu với một lực lượng quân
đội hùng hậu của nhà Tây Sơn, quân
Nguyễn liên tục vấp phải những thất bại.
Trước tình hình đó, Nguyễn Ánh đã tìm
kiếm những sự giúp đỡ từ bên ngoài, đặc
biệt là từ các thế lực phương Tây. Nhận
thấy sự vượt trội của phương Tây trên lĩnh
vực quân sự, Nguyễn Ánh đã chủ động tiếp
nhận những tri thức khoa học [1], áp dụng
kỹ thuật [2] quân sự phương Tây nhằm
nâng cao khả năng chiến đấu cho quân đội
của mình. Trong bối cảnh đó, vùng đất
Nam Bộ đã trở thành nơi sớm có điều kiện
để tiếp xúc với phương Tây, trở thành
trung tâm tiếp nhận và áp dụng những tri
thức, kỹ thuật quân sự của phương Tây ở
nước ta hồi cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ
XIX.
2. Vùng đất Nam Bộ với việc tiếp
nhận tri thức khoa học, áp dụng kỹ
thuật quân sự phương Tây hồi cuối thế
kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX
2.1. Sự du nhập những tri thức khoa
học, kỹ thuật quân sự phương Tây vào
Nam Bộ
Trong q trình bơn tẩu, gây dựng lực

lượng trên đất Nam Bộ, chúa Nguyễn Ánh
đã tìm nhiều cách để tiếp xúc với những
người phương Tây, lôi kéo sự ủng hộ của
họ về phía mình. Trong bối cảnh đó, những
tri thức khoa học, kỹ thuật quân sự phương
Tây đã có điều kiện thuận lợi để hiện diện
trên vùng đất này. Nguyễn Ánh đã cậy nhờ
giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc)

thay mặt mình sang Pháp cầu viện: “Hiện
nay giặc Tây Sơn chưa dẹp được, bốn mặt
kinh đơ cịn nhiều đồn lũy mà đảo Thổ
Châu và đảo Phú Quốc không chỗ nào yên
được, vận nước ta gặp bước gian truân,
khanh đã rõ rồi. Khanh có thể vì ta đi sứ
sang Đại Tây, nhờ đem quân sang giúp ta
được không?” (Quốc sử quán triều
Nguyễn, 2002, tập 1, tr, 137 ).
Dù việc cầu viện không thành nhưng
giám mục Bá Đa Lộc vẫn khơng nản lịng
và với sự vận động cá nhân, ơng đã một
mình đứng ra lo liệu cơng việc và tập hợp
các nguồn viện trợ giúp Nguyễn Ánh. Ông
đã đứng ra vận động giới tư bản thuộc địa
quyên tiền mua tàu chiến, sắm khí giới và
mộ người sang để giúp Nguyễn Ánh. Năm
1788, tàu Dryade và tàu Pandour thả neo
tại Côn Đảo, đưa đến đây 1000 khẩu súng
cho họ Nguyễn (Phạm Văn Sơn, 1961,
tr.158). Đến cuối tháng 6 năm Kỷ dậu

(1789), Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh theo
tàu chiến Méduse về đến Gia Định. Các tàu
buôn chở súng ống, đạn dược cũng nối tiếp
sang sau (Trần Trọng Kim, 2012, tr.435).
Ngoài ra, Bá Đa Lộc cịn vận động nhiều
người Pháp tình nguyện sang Việt Nam
giúp Nguyễn Ánh. Về điều này, nhà sử học
Tsuboi đã nhận xét: “Pigneau de Béhaine
phải giải quyết bằng phương tiện riêng của
mình để gom góp tại đảo Pháp (nay là
Maurice) một đội qn tình nguyện, trong
đó có nhiều sĩ quan hải quân” (Yoshiharu
Tsuboi, 1998, tr.60). Trong số đó, có thể kể
đến một số nhân vật tiểu biểu như sau:
- J.B. Chaigneau thuyền trưởng tàu
Long Phi.
- De Forcant thuyền trưởng tàu Bằng
Phi.
- Phillippe Vannier thuyền trưởng tàu
Bòng Thước, sau đó là tàu Đồng Nai và tàu
Phụng.
137


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 79 (01/2022)

- Jean Marie Dayot chỉ huy một đội
thuyền chiến.

- Victor Ollivier, sĩ quan cơ khí, trơng
coi tổ chức bộ binh, pháo binh và đồn lũy.
- Théodore Le Brun, kỹ sư trông coi
việc xây thành. Bản đồ thành Sài Gòn là do
Théodore Le Brun thiết kế.
- Laurent Barisy, trung tá.
- Julien Girard de l’Isle-Sellé, đại úy
Hải quân.
- J.M. Despiaux là thầy thuốc chăm lo
sức khỏe cho Nguyễn Ánh.
- Louis Guillon, trung úy Hải quân.
- Jean Guilloux, trung úy Hải quân.
Trong đó; Philippe Vannier, Jean
Bastiste Chaingneau và Jean Marie Dayot
đều được đổi thành họ Nguyễn; Philippe
Vannier có tên là Chấn, cịn Jean Bastiste
Chaingneau được đặt tên là Thắng.
Theo nghiên cứu của Alexis, H.
Cosserat, A. Faure, các tác giả của cơng
trình In Search of Southeast Asia cho rằng
có trên 300 người Pháp có mặt trong quân
đội của Nguyễn Ánh (Steinberg, D. J.,
1971, tr.127). Theo số liệu của H. Cosserat
trong cơng trình khảo cứu Les FranCais au
service de Gia Long thì có 18 nhân vật có
vai trị quan trọng trong triều đình Gia
Long và có tất cả 12 chiếc tàu Pháp đã
tham gia vào đội quân của Nguyễn Ánh
(Nguyễn Mạnh Dũng, 2013, tr. 3). Cịn
theo ước đốn của tác giả G. Taboulet

trong cơng trình nghiên cứu Hành động
của người Pháp ở Đơng Dương thì số
lượng người Pháp theo giúp Nguyễn Ánh
có khoảng 100 người. Cho dù cịn nhiều
đánh giá khác nhau về vai trò của người
Pháp ở một số khía cạnh, song có một thực
tế khơng thể phủ nhận là họ đã đóng vai trị
quan trọng trong việc giúp hiện đại hóa
quân đội của Nguyễn Ánh bởi nhóm người
Pháp này đã giúp Nguyễn Ánh huấn luyện

một phần quân đội theo cách thức ở châu
Âu, lập một đạo pháo binh cùng thủy binh
hiện đại (Cao Huy Thuần, 2003, tr.40). Từ
đây, những tri thức khoa học kỹ thuật quân
sự phương Tây đã theo chân những người
Pháp này du nhập vào Nam Bộ.
2.2. Hoạt động áp dụng những tri
thức khoa học, kỹ thuật quân sự phương
Tây trên vùng đất Nam Bộ
Trước khi chúa Nguyễn chạy vào Nam
Bộ, những thành tố của nền quân sự
phương Tây gần như chưa hiện diện trên
vùng đất này. Với việc chúa Nguyễn chọn
Nam Bộ làm căn cứ để gây dựng lực lượng
chống lại nhà Tây Sơn, những thành tố của
nền quân sự phương Tây cũng từng bước
du nhập vào Nam Bộ.
Quá trình tiếp nhận những tri thức
khoa học quân sự phương Tây ở Nam Bộ

nằm dưới sự điều phối của Nguyễn Ánh,
người đứng đầu lực lượng quân đội họ
Nguyễn ở nơi đây. Khác với nhiều nhà
lãnh đạo ở phương Đông lúc bấy giờ,
Nguyễn Ánh tỏ ra rất quan tâm và chịu khó
học tập kỹ thuật phương Tây. Giám mục
Pigneau de Béhaine đã dịch nhiều đoạn của
bộ Bách khoa toàn thư Pháp
(Encyclopédie) [3] sang chữ Hán cho
Nguyễn Ánh đọc. Nhờ đó, ơng biết được
khơng ít kiến thức về nền khoa học qn sự
phương Tây. Trong đó, ơng đặc biệt chú ý
đến 3 lĩnh vực: chế tạo vũ khí, tổ chức và
huấn luyện quân đội, xây dựng thành lũy.
Trong suốt cuộc chiến với nhà Tây Sơn,
Nguyễn Ánh đã dành rất nhiều tâm huyết
để áp dụng những tri thức phương Tây mà
mình tiếp nhận được trên các lĩnh vực này
nhằm xây dựng nên một lực lượng quân
đội hùng mạnh trên vùng đất Nam Bộ.
Trong q trình đó, Nguyễn Ánh đã nhận
được sự hỗ trợ đắc lực từ những người
Pháp đi theo giúp mình. Họ đã trực tiếp
138


NGUYỄN TRỌNG MINH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN


đạt đến một trình độ mà như nhận xét của
một giáo sĩ người Pháp: “những công binh
xưởng của Nguyễn Ánh làm cho người
nước ngoài phải ngưỡng mộ và làm cho
khắp châu Âu phải ngợi khen nếu được
chứng kiến tận mắt. Súng ống, đạn pháo đủ
cỡ, súng tác chiến, kệ súng, trái đạn… đa
số đều thuộc mẫu mới nhất” (Taboulet, G.,
1955, tr.268).
Ngoài ra, một số kỹ thuật được coi là
tân tiến nhất thời bấy giờ đã được chúa
Nguyễn Ánh cho nhập về, trong đó có việc
sử dụng đạn nổ (đạn đại bác nổ khi chạm
đích), tàu bọc đồng (phần gỗ chìm dưới
nước để được bền hơn), và cịn định sử
dụng khinh khí cầu để cơng thành (Nguyễn
Duy Chính, 2011, tr.31).
Về trang bị, ngay từ khi còn nội chiến
với Tây sơn, Nguyễn Ánh đã mua hay thuê
từ hải ngoại vài chiếc thuyền Âu châu,
từng bước xây dựng nên một lực lượng hải
quân tương đối hùng hậu. Năm 1799 một
thương nhân người Anh tên Berry đã từng
chứng kiến một cuộc khởi hành của hạm
đội thủy qn Nguyễn Ánh chạy xi dịng
sơng Sài Gịn với cảnh tượng hết sức huy
hoàng, khoảng 100 chiếc thuyền buồm sàn
thấp, 40 thuyền buồm lớn, 200 thuyền nhỏ
và 800 xuồng chuyên chở hàng, được kéo
bởi 3 chiến thuyền một buồm kiểu Âu

châu, hạm đội này nhổ neo và xi dịng
theo một trật tự tuyệt đối, chia làm ba đội
và sẵn sàng ứng chiến. (Dẫn theo
Mantienne, F., 2003. tr. 530).
Để tránh sự lệ thuộc vào việc thuê
hoặc mua các thuyền chiến của phương
Tây, chúa Nguyễn đã dành sự quan tâm
đặc biệt đến lĩnh vực đóng tàu thuyền theo
kiểu Tây phương. Kỹ thuật đóng thuyền
thời kỳ này ở Nam Bộ đã du nhập thêm
những yếu tố kỹ thuật mới của phương Tây
với sự trợ giúp của các sĩ quan người Pháp.

tham gia hỗ trợ và chuyển giao những kỹ
thuật quân sự phương Tây cho quân đội
của chúa Nguyễn.
2.2.1. Chế tạo vũ khí
Từ thời còn chiến đấu với chúa Trịnh
hồi thế kỷ XVII, quân đội chúa Nguyễn đã
được trang bị một số loại vũ khí của
phương Tây. Dưới sự chỉ dẫn của các giáo
sĩ, nền quân giới chúa Nguyễn thời kỳ đó
cũng đã sản xuất được một số loại vũ khí
của Tây phương, đặc biệt là đại bác. Tuy
nhiên, trải qua một giai đoạn dài khơng có
chiến tranh, những thành tựu trên đã dần bị
mai một. Đến khi phải chạy nạn vào Gia
Định, nền quân giới của chúa Nguyễn hầu
như phải bắt đầu lại từ đầu bởi những
xưởng sản xuất vũ khí gần như tập trung ở

Phú Xuân (Huế) mà hầu như không xuất
hiện ở Gia Định. Tuy nhiên, đó cũng chính
là động lực để Nguyễn Ánh đẩy mạnh việc
tiếp nhận tri thức và áp dụng kỹ thuật quân
sự phương Tây trong hoạt động sản xuất
quân giới nhằm khỏa lấp cho những bất lợi
đang gặp phải.
Với sự giúp sức của các kỹ sư quân sự
người Pháp, nền sản xuất quân giới trong
quân đội của Nguyễn Ánh đã có được
nhiều bước tiến đáng kể. Trong một
khoảng thời gian tương đối ngắn, Nguyễn
Ánh đã xây dựng những cơ xưởng đúc
súng đạn. Phần bộ đúc kim loại (foundery
hay foundry) của Tây phương được
Nguyễn Ánh tham khảo khá kỹ càng trong
bộ Từ điển bách khoa (khoảng 4 trang 625629, vol. II). Vào thập niên 1790, chúa
Nguyễn xây dựng một nhà máy chế tạo
diêm tiêu, khai mỏ và lị luyện kim để đúc
súng thần cơng. Việc sản xuất diêm tiêu đã
góp phần lớn vào việc xây dựng một quân
đội độc lập, ít phục thuộc vào nguồn cung
từ bên ngồi. Kỹ nghệ chế tạo vũ khí kiểu
phương Tây của chúa Nguyễn thời kỳ này
139


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 79 (01/2022)


Việc học tập kỹ thuật đóng tàu của phương
Tây được diễn ra bằng một ý tưởng đơn
giản nhưng rất sáng tạo. Đó là mua hẳn
một chiếc tàu của người Bồ Đào Nha rồi
tháo gỡ chúng ra thành từng mảnh riêng
biệt, và sau đó được ráp trở lại theo cấu
trúc cũ. Nhờ đó mà những thợ đóng tàu
Việt Nam đã học hỏi được các kỹ thuật tinh
xảo của phương Tây trong lĩnh vực đóng
tàu rồi áp dụng trở lại cho việc chế tạo các
chiến thuyền khác theo mẫu của chiếc
thuyền cũ. Cùng lúc, khi chiếc thuyền được
ráp trở lại, chúng trở đã nên tinh xảo hơn
so với trước. Trong q trình này, Nguyễn
Ánh đóng vai trị quan trọng đến mức
“Khơng có cái đinh nào được đóng mà
khơng có sự tham vấn ban đầu của ơng,
khơng có một khẩu đại bác nào được đưa
lên vị trí mà khơng có lệnh của ơng. Khơng
những ơng đi vào từng chi tiết nhỏ nhặt
nhất khi thảo ra những chỉ dẫn mà chính
bản thân ơng thực tế cịn trơng nom khi
chúng được thực hiện” (Barrow, J., 1806,
tr.277).
Kết quả là chiếc tàu đầu tiên chế tạo
theo kiểu phương Tây đã ra đời, những
chiếc tàu kiểu Âu tiếp theo lần lượt được
xuất xưởng. Từ đó, Nguyễn Ánh cho làm
thêm hai chiếc nữa. Những chiếc tàu sau ra

đời khá nhanh, mỗi chiếc nằm trong xưởng
chế tạo không quá 3 tháng. Tất cả chúng
đều to lớn, đẹp đẽ, chiếc thì mang 26 súng
đại bác, chiếc thì mang tới 36 khẩu thần
cơng; thủy thủ đồn mỗi chiếc gồm trên
300 người (Taboulet, G., 1955, tr.257).
Trong những năm tiếp theo, số lượng
tàu thuyền, đặc biệt là tàu thuyền kiểu châu
Âu trong các hạm đội của Nguyễn Ánh
càng ngày càng gia tăng theo thời gian.
Theo đó, đến năm 1801, một hạm đội trong
hải quân của Gia Long gồm có 9 chiến
thuyền Âu châu được trang bị với 60 khẩu

súng, 5 chiến thuyền với 50 khẩu súng, 40
thuyền với 16 súng, 100 thuyền buồm, 119
thuyền buồm sàn thấp và 365 thuyền nhỏ.
(Dẫn theo Mantienne, F., 2003. tr. 530).
Những nỗ lực cải tiến hải quân bằng
cách tiếp nhận khoa học kỹ thuật phương
Tây thông qua sự giúp đỡ của người Pháp
mà Nguyễn Ánh tiến hành ở Nam Bộ đã
giúp cho sức mạnh của lực lượng thủy
quân Nam Hà gia tăng đáng kể. Những
chiếc thuyền chiến theo kiểu phương Tây
được xuất xưởng với việc hoàn toàn sử
dụng thợ gốc Đàng Trong đã cho thấy năng
lực của ngành đóng thuyền ở Nam Bộ hồi
cuối thế kỷ XVIII là rất dồi dào. Nó chứng
tỏ khả năng tiếp thu nhanh chóng các tri

thức khoa học kỹ thuật phương Tây của
người Việt. Quá trình tiếp nhận kỹ thuật và
đóng các tàu thuyền theo kiểu Âu châu vẫn
tiếp tục được duy trì ở Nam Bộ cho đến
sau khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước.
Năm 1819, khi đi thăm các cơng xưởng
đóng tàu của vua Gia Long ở Sài Gòn, J.
White đã viết trong hồi ký của mình: “Về
phía đơng bắc của thành phố, trên bờ một
con rạch sâu là xưởng thủy quân và kho
đạn, nơi mà trước đây đã đóng một số
thuyền buồm và hai chiến hạm theo kiểu
Âu châu, dưới quyền giám thị của các sĩ
quan người Pháp. Riêng cơ xưởng này
đáng làm cho người An Nam tự hào hơn
bất cứ cái gì khác ở trong nước và có thể ví
với bất cứ một cơ xưởng đóng tàu nào bên
châu Âu. Khơng có những chiến thuyền
lớn được đóng hay đang đóng ở đây nhưng
thấy có rất nhiều vật liệu tốt đủ để đóng vài
ba chiến hạm. Gỗ đóng tàu và những phiến
ván tơi thấy tốt hơn hết những gì tơi đã
gặp”. (White, J., 1824, tr.234-235).
Các thuyền thời Gia Long ban đầu
được đóng như một chiếc thuyền buồm
(junk) nhưng với các bộ phận bên trên
140


NGUYỄN TRỌNG MINH


TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

được hoàn tất theo kiểu châu Âu và chạy
bằng cách thả buồm như một con tàu
(ship). Đó là một bằng chứng rõ ràng cho
“sự phức hợp kỹ thuật bản địa và du nhập
bên ngoài” (Nguyen The Anh, 2003,
tr.453). Những chiếc thuyền đó được người
nước ngồi ca ngợi về khả chịu được sóng
biển (seaworthiness) với những trang bị
hiện đại được làm từ “những kỹ sư hàng
hải tài năng nhất, hoàn thành những cơng
trình thật tinh xảo” (White, J., 1824,
tr.236).
Nhìn chung, hoạt động tiếp nhận tri
thức và áp dụng kỹ thuật quân sự phương
Tây trong hoạt động sản xuất quân giới mà
họ Nguyễn đã tiến hành trên vùng đất Nam
Bộ đã góp phần làm thay đổi tương quan
trên chiến trường. Quân đội của họ Nguyễn
được trang bị ngày càng tốt hơn so với đối
thủ, hiệu quả chiến đấu nhờ đó được nâng
lên. Điều đó càng được thể hiện rõ nét sau
khi Quang Trung qua đời, quân Nguyễn rất
ít khi thua trận khi phải đối đầu với quân
Tây Sơn.
2.2.2. Tổ chức và huấn luyện quân đội
Cho đến trước khi Nguyễn Ánh lên
nắm quyền chỉ huy, quân Nguyễn gần như

được tổ chức và huấn luyện theo lối truyền
thống của phương Đông. Khi phải đương
đầu với một đội qn đơng đảo hơn mình
rất nhiều như của nhà Tây Sơn, quân
Nguyễn liên tiếp bị thua trận và phải tháo
chạy. Để thay đổi thực trạng trên, Nguyễn
Ánh đã từng bước tổ chức và huấn luyện
quân đội của mình theo lối phương Tây.
Ơng bắt tay vào cơng việc này với một
nhiệt huyết và sự hăng say tưởng như
khơng có gì cản nổi. “Ơng chia lực trú
phịng thành những cơ đại bác theo lời
khuyên của các huấn luyện viên người
châu Âu. Giám mục Pigneau de Béhaine
cũng dịch ra chữ Hán hệ thống các chiến

thuật quân sự để cho binh sĩ áp dụng.
Trong hai năm đó, ơng đóng được ít ra
cũng 300 pháo thuyền lớn hay cho đưa vào
quân đội một hệ thống các chiến thuật trên
biển và các sĩ quan được dạy về dùng cờ
hiệu” (Barrow, J., 1806, tr.274).
Cùng với đó, Nguyễn Ánh thiết lập
chương trình huấn luyện về tác xạ (doctrine
of projectiles) và khoa học vũ khí (science
of gunnary), trang bị cho qn sĩ của mình
kiến thức chun mơn sử dụng các loại
súng ống (White, J., 1824, tr.94).
Cuối thế kỷ XVIII, quân đội Âu châu
nói chung và nhất là quân đội Pháp đã có

những bước nhảy vọt vượt hẳn mơ hình
qn đội tổ chức theo kiểu Á Ðơng. Ngay
trước Cách mạng 1789, quân đội Pháp
được coi là một trong những lực lượng tinh
nhuệ được trang bị tối tân nhất thế giới,
đặc biệc là bộ binh. Với sự giúp sức của
giám mục Bá Đa Lộc và những sĩ quan
người Pháp, chúa Nguyễn đã thụ đắc được
những tri thức về kỹ thuật và cách thức tổ
chức quân đội từ một quốc gia tân tiến. Về
số lượng, quân đội của Nguyễn Ánh khá
đơng đảo, qn số năm 1800 gồm có:
“139.800 người; trong đó có lực lượng
thủy quân 26.800 người, được phiên chế
như sau: lính thợ làm việc trong các xưởng
sản xuất vũ khí là 8000 người; thủy thủ đã
đăng kí và được lên phục vụ trên các tàu
đóng kiểu châu Âu là 1.200 người; phục vụ
trên các thuyền mành là 1.600 người; phục
vụ trên 100 chiếc thuyền chiến chèo tay là
8000 người” (Barrow, J., 1806, tr.283).
Việc áp dụng chiến thuật mới đi kèm
theo những cải tổ về cơ chế và phương
pháp huấn luyện, quân đội chúa Nguyễn ở
Nam Bộ đã từng bước được tổ chức và
phiên chế theo lối Tây phương như lời
nhận xét của một viên tướng người Pháp là
Lemonnier: “những cuộc hành binh của
141



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 79 (01/2022)

vua xứ Nam Kỳ (chỉ Nguyễn Ánh) giống
nhau một cách kỳ lạ với những cuộc hành
binh của nền Đệ nhất cộng hòa Pháp, giống
nhau cả về tổ chức, về vũ khí và nhất là về
ảnh hưởng của các nhà quân sự Pháp cuối
thế kỷ XVIII” (Đỗ Văn Ninh, 1993, tr.45).
Điều đó đã giúp nâng tầm trình độ
quân đội của chúa Nguyễn thời bấy giờ
như sự nhận xét của những người ngoại
quốc đương thời. Nhìn chung, vào quãng
cuối cuộc chiến với Tây Sơn và những năm
sau đó, binh bị của Nguyễn Ánh đã trở nên
hùng cường. Hải quân cũng khá chỉnh tề,
được trang bị nhiều vũ khí của phương
Tây. Hơn nữa, thời ấy cịn có nhiều sĩ quan
đã dày dạn kinh nghiệm sau một cuộc
chiến gian nan. Những chiến sĩ đó đã am
hiểu tường tận công dụng của súng ống và
chiến hạm Âu Tây, họ thơng thạo cả cách
giữ gìn, sửa sang những qn trang đó.
(Trung tâm nghiên cứu Huế, 2001, tr.145).
Những ưu điểm nói trên về xây dựng,
tổ chức và trang bị cho quân đội của
Nguyễn Ánh theo lối phương Tây đã làm
thay đổi tình thế cho Nguyễn Ánh trong

cuộc chiến với Tây Sơn như nhận xét của
học giả Buttinger: “Ưu thế quân sự của
Nguyễn Ánh với sự trợ giúp của các sĩ
quan tình nguyện của người Pháp cùng với
kỹ thuật quân sự và vũ khí Âu châu đã làm
thay đổi cán cân lực lượng ở Đàng Trong”
(Buttinger, J., 1958, tr.240).
2.2.3. Xây dựng thành lũy
Trong quá trình áp dụng kỹ thuật quân
sự phương Tây của Nguyễn Ánh, việc xây
dựng thành lũy là một công tác vô cùng
quan trọng. Nguyễn Ánh đã trở thành
người đi tiên phong trong lĩnh vực này.
Cho đến trước khi có sự áp dụng kỹ thuật
phương Tây, các thành lũy mà chúa
Nguyễn xây dựng đã không thể đứng vững
trước những cuộc tấn công của quân Tây

Sơn. Sau thành Diên Khánh, thành Gia
Định là cơng trình thứ hai được xây dựng
theo lối phương Tây. Nguyễn Ánh là đã tận
dụng kiến thức quân sự của các sĩ quan
Pháp bằng cách yêu cầu họ phác thảo và
giám sát việc xây dựng một tòa thành tại
Gia Định theo thiết kế của Âu châu. Họa
đồ được vẽ bởi Theodore Lebrun và Victor
Olivier de Puymanel. Đến năm 1799 bản
thiết kế mang tên Plan de la Ville de
Saigon... Par Mr Dayot 1799 (Bản thiết kế
thành phố Sài Gòn vẽ bởi ơng Dayot năm

1799) đã được trình lên Nguyễn Ánh
(Nguyễn Duy Chính, 2011, tr.22). Lực
lượng được huy động để xây dựng tòa
thành lên đến 30.000 người. Tòa thành
được xây bằng đá, chu vi đo được 4.176m.
Về việc xây thành Gia Định, Quốc triều
chính biên đã chép: “Đầu năm Canh Tuất
1790, đồn cũ ở làng Tân Khai còn hẹp, bàn
đắp rộng thêm”. Sau khi thành xây xong,
“phố xá, chợ búa, hàng lối dọc ngang đều
có thứ tự, quan lộ gặp những khúc quanh
co đều chăng dây sửa lại cho thẳng, rộng 6
tầm… bằng phẳng như đá mài” (Tạ Chí
Đại Trường, 2012, tr.229). Thư của giáo sĩ
phương Tây Boisserand tháng 2/1792 cũng
xác nhận thành có pháo đài, hào, điếu kiều,
đường mở ra đất trống trước thành và lũy
vòng cung.
Sách Đại Nam nhất thống chí, một
tồn thư về địa lý của Việt Nam đã cho biết
tịa thành được thiết kế theo hình bát giác,
có hình hoa sen với tám cổng và cho rằng
mẫu thiết kế là theo kiểu “Trung
Hoa”. Nhưng với nhiều nhà nghiên cứu,
nổi bật là Frédréric Mantienne trong
nghiên cứu mang tên “Sự chuyển giao kỹ
thuật quân sự Tây phương cho An Nam hồi
cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX:
Trường hợp nhà Nguyễn” đã chứng minh
rằng tòa thành được thiết kế kiểu Vauban

142


NGUYỄN TRỌNG MINH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

[4] điển hình của Pháp. Sau khi khảo cứu
những tấm bản đồ cổ về Sài Gòn trong giai
đoạn này, nhà nghiên cứu Frédréric
Mantienne đi đến kết luận: “trước tiên, có
hai tấm bản đồ [5] đương đại về Sài Gòn,
lần lượt được vẽ trong các năm 1799 và
1815, với một cảnh quan rất rõ về tòa
thành. Trên cả hai bản đồ, tòa thành rõ ràng
xuất hiện như được xây cất trên một họa đồ
hình vng, với bốn tháp canh chính ở các
góc thành, và sáu tháp canh thấp hơn phân
nửa và các pháo đài nhơ ra ngồi tường
thành cùng các mơ đất, theo kiểu thiết kế
của Vauban. Khơng thể nào nhìn thấy bất
kỳ thiết kế hình bát giác nào nơi hình vẽ
này” (Mantienne, F., 2003, tr. 523).
Nhận định của Frédréric Mantienne
cũng rất phù hợp với những ghi chép của
những người Âu châu đã có dịp đến Việt
Nam vào thời điểm này. Một người ngoại
quốc là George Finlayson đã mô tả thành
Gia Định như: “Một thành mới được xây
cất trong các năm gần đó, theo những

ngun tắc của cơng sự phịng thủ Âu
châu. Nó có xây đắp một bờ dốc thơng
thường quanh pháo đài để nâng kẻ địch vào
đúng tầm bắn của quân phòng thủ sau pháo
đài, hào ướt nước, và một tường lũy cao,
để khống chế vùng đất bao quanh”
(Finlayson, G., 1988, tr.312).
Sĩ quan hải quân người Mỹ John
White thì cho biết tịa thành có tám cổng,
các cổng được làm rất kiên cố tán đinh sắt
theo kiểu Âu châu (White, J., 1824, tr.224),
có sức chứa đủ lớn cho một đội quân đồn
trú lên đến 50.000 người (White, J., 1824,
tr.200). Nhà ngoại giao người Anh là John
Crawfurd thì viết rằng: “Thành Sài Gịn, có
hình dạng một hình bình hành… Tơi phỏng
đốn, theo bên ngồi, rằng chiều dài nhất
của tứ giác có thể vào khoảng ba phần tư
dặm… Ngoại trừ bốn lối ra vào chính…

các cổng bao gồm bốn cổng lớn và nhiều
cổng nhỏ. Bên trong thành được sắp xếp
ngay ngắn và sạch sẽ, và phơi bày một
dáng vẻ của trật tự và cách sắp xếp kiểu Âu
châu” (Crawfurd, J., 1830, Vol.1, tr.344 345).
Những ghi nhận nói trên khẳng định
tịa thành được thiết kế theo kiểu Vauban
của châu Âu. Trong quá trình nghiên cứu
và xây dựng thành này, các kỹ sư người
Pháp đã áp dụng kỹ thuật mới mẻ nhất của

thời đó nên độ chính xác khá cao, vượt trội,
nếu so với khu vực Đông Dương và Đông
Nam Á. Cách thức thiết kế và xây dựng
thành Sài Gòn đã được áp dụng phương
pháp trắc địa bằng kỹ thuật tam giác
(triangulation) là cách thức định vị trí,
khoảng cách và cao độ chính xác mới phát
minh và được áp dụng ở Âu châu chưa lâu
(Nguyễn Duy Chính, 2011, tr.24), đem lại
cho ngơi thành này một sự tồn mỹ khơng
kém so với những ngơi thành Vauban được
xây tại chính nước Pháp: “Một thí dụ tuyệt
hảo để so sánh - hãy còn tồn tại - là tòa
thành Vauban tương tự như thành Sài Gòn
là tòa thành được xây dựng trên đảo Ré,
gần vùng La Rochelle trên bờ biển nước
Pháp”. (Mantienne, F., 2003, tr. 531).
Nhìn chung, kể từ khi được xây dựng,
thành Gia Định đã trở thành cơng trình
phịng thủ mang tính chất sống cịn của
Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây
Sơn. Nhờ được xây dựng theo kiến trúc và
kỹ thuật của phương Tây, tòa thành đã giúp
Nguyễn Ánh “ung dung” trở về Gia Định,
chấm dứt những tháng ngày trốn chạy khỏi
sự truy đuổi của Tây Sơn và bắt tay vào
kiến tạo vùng đất này làm hậu phương
trong cuộc chiến giành lại vương quyền.
3. Kết luận
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, vùng đất Nam Bộ đã gắn

143


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 79 (01/2022)

liền với sự nghiệp qn sự của Nguyễn
Ánh. Q trình bơn tẩu, gây dựng lực
lượng để đối đầu với nhà Tây Sơn của
Nguyễn Ánh đã gặp phải khơng ít khó
khăn, nhưng cũng đem đến cho ông nhiều
cơ hội tiếp xúc với phương Tây hơn hẳn
đối thủ của mình. Với một tư duy tương
đối “mở”, ông đã nhanh nhạy trong việc
tiếp thu và áp dụng những tri thức, kỹ thuật
quân sự phương Tây nhằm hiện đại hóa
qn đội của mình. Sự tiếp nhận và ứng
dụng này bước đầu mang tính hệ thống, thể
hiện 3 phương diện chủ yếu là: chế tạo vũ
khí, tổ chức và huấn luyện quân đội, xây

dựng thành lũy. Nếu đem so với các đối
thủ cịn lại thì thành tựu của Nguyễn Ánh
tỏ ra vượt trội hơn rất nhiều. Đặc biệt, hoạt
động tiếp nhận khoa học kỹ thuật quân sự
phương Tây ở Nam Bộ thời cuối thế kỷ
XVIII – đầu thế kỷ XIX, tuy diễn ra dưới
áp lực của chiến tranh, nhưng nó cũng cho
thấy được tầm nhìn và sự ham thích học

hỏi phương Tây của Nguyễn Ánh. Vì thế,
đối với Nguyễn Ánh, hoạt động áp dụng kỹ
thuật quân sự phương Tây chưa dừng lại,
kể cả khi cuộc chiến với Tây Sơn kết thúc,
mà đó chỉ là sự khởi đầu cho những dự
định to lớn đang chờ đợi ơng.

Chú thích
1.

Khoa học qn sự là một hệ thống những tri thức liên quan đến lĩnh vực quân sự, quốc phòng
như: xây dựng và tổ chức quân đội, chế tạo và sản xuất vũ khí, xây dựng các cơng trình phịng
thủ, chuẩn bị và tiến hành các cuộc chiến tranh, v.v. Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra sự tiếp
nhận nền khoa học quân sự phương Tây ở Nam Bộ hồi cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, họ
Nguyễn đã không tiếp thu toàn bộ nền khoa học quân sự phương Tây mà chỉ tiếp thu có tính chọn
lọc ở một số lĩnh vực nhất định. Chính vì thế, bài viết sẽ khơng đi vào khảo tả tồn bộ những vấn
đề liên quan đến lĩnh vực quân sự mà chỉ đi vào một số lĩnh vực nhất định – nơi diễn ra sự tiếp
nhận tri thức khoa học quân sự phương Tây.

2.

Phạm trù Kỹ thuật được sử dụng trong bài viết là để chỉ hoạt động áp dụng, biến những tri thức,
thành tựu của nền khoa học quân sự phương Tây mà họ Nguyễn tiếp nhận được thành phương
pháp tiến hành nhằm xây dựng lực lượng quân đội, sản xuất các loại vũ khí, xây dựng các cơng
trình phịng thủ nhằm phục vụ hoạt động chiến đấu. Trên thực tế, quá trình tiếp nhận tri thức khoa
học quân sự phương Tây và ứng dụng những tri thức quân sự đó ở vùng đất Nam bộ hồi cuối thế
kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX luôn song hành và kết hợp chặt chẽ với nhau. Tiếp nhận là cơ sở, tiền
đề cho việc ứng dụng; ở chiều ngược lại, muốn ứng dụng được về mặt kỹ thuật thì địi hỏi cần
phải có sự tiếp nhận về tri thức khoa học.


3.

Về bộ Encyclopédie mà giám mục Pigneau de Béhaine có thể tìm được trong khoảng tháng 2 đến
12-1787 là thời gian ơng và hồng tử Cảnh ở Pháp thì chỉ có bộ Encyclopédie của Denis Diderot,
ấn hành trong khoảng từ 1751-1766. Bộ bách khoa đại từ điển không phải chỉ thuần túy là chữ mà
có rất nhiều hình vẽ được in theo lối đồng bản họa (copper plate printing) nên chúa Nguyễn cũng
có thể tìm hiểu nguyên bản và xem được các hình ảnh gốc.

4.

Vauban là tên của một kỹ sư người Pháp (1633-1707). Ông được bổ nhiệm làm thống chế và
thành viên Hàn lâm Viện Khoa học Pháp vào năm 1699 nhờ vào tài năng và trình độ của ơng
trong lĩnh vực kiến trúc quân sự. Ông là người đã tạo ra kiểu xây dựng phòng thủ quân sự mang
tên “thành lũy vững chắc” (fortified city) mà ngày nay mọi người thường gọi là kiểu thành lũy
phòng thủ Vanban. Thành lũy xây theo kiểu Vauban là cả một hệ thống phức hợp các cơng trình
kiến trúc liên quan chặt chẽ với nhau và mang tính phịng thủ rất vững chắc. Đại khái nó bao gồm

144


NGUYỄN TRỌNG MINH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

các bộ phận chính kể từ trong thành ra bên ngồi như sau: lũy (rempart), pháo đài (bastion), giác
bảo hay pháo đài góc (lunette d’angle), đoạn thành nối hai pháo đài (courtine), tường bấn (mur de
tir), pháo nhãn hay pháo môn (embrasure), phòng lộ (berme), hào (fosse), thành giai (glacis), con
đường kín (chemin couvert). Đặc điểm lớn nhất của thiết kế Vauban là việc bố trí càng nhiều tháp
canh càng tốt nhằm phát huy tối đa khả năng quân phòng thủ trước các phương thức tấn công của
đối phương, trái với thiết kế Trung Hoa cổ truyền với hình vng hay chữ nhật.

5.

Hai họa đồ được nhắc ở đây gồm:
- Bản đồ mang tên “Plan de la Ville de Saigon fortifiée en 1790 par le Colonel Victor Olivier,
Reduit du Grand Plan Levé par Ordre du Roi en 1795 par Mr. Brun, Ingénieur de sa Majesté,
par Mr Dayot 1799” (Bản đồ vẽ “thành phố phòng ngự” Saigon do đại tá Victor Olivier vẽ năm
1790 - kỹ sư Brun thu gọn từ Đại Kế hoạch năm 1795 theo lệnh của vua nước Cochinchine họa lại bởi ông Dayot năm 1799) - (bản đồ Dayot).
- Bản đồ “Plan de Gia Định et des environs” (Họa đồ Gia Định và các vùng phụ cận) được vẽ bởi
Trần Văn Học, ngày mồng 4 tháng 12 âm lịch năm Gia Long thứ mười bốn (1815), được khắc
và in trong quyển sách của Jean-Marie Dayot, nhan đề “Pilote Cochinchinois”: Atlas de la
Cochinchine (Paris: Dépôt Général de la Marine, 1818).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Barrow, J. (1806). A Voyage to Cochinchina in the Years 1792 and 1793. London: Printed
for T. Cadell and W. Davies in the strand.
Buttinger, J. (1958). The smaller Dargon - A political History of Vietnam. New York:
Frederick A. Praeger Publisher.
Cao Huy Thuần (2003). Đạo thiên chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam. Hà Nội:
Tôn Giáo
Crawfurd, J. (1830). Journal an embassy from the governor of India to the courts of Siam
and Cochin China: Exhibiting a view of the actual state of those kingdoms (Vol 1).
(second edition). London: Henry Colburn and Richard Bentley.
Đỗ Văn Ninh (1993). Quân đội nhà Nguyễn. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 6 (271), 44-52.
Finlayson, G. (1988). The mission to Siam and Hue the capital of Cochion China in the
years 1821-1822. Singapore and Bangkok: Oxford University Press and the Siam
Society.
Taboulet, G. (1955). La Geste Francaise en Indochine: histoire par les textes de la France
en Indochine des origines à 1914, Vol. 1. Paris: Adrien-Maisonneuve
Mantienne, F. (2003). The Transfer of Western Military Technology to Vietnam in the
Late Eighteenth and Early Nineteenth Centuries: The Case of the Nguyên. Journal of

Southeast Asian Studies, 34 (3), 519-534.
Nguyễn Duy Chính (2011). Sự đóng góp của Giám mục Bá Đa Lộc vào cơng cuộc cải cách
ở Gia Định. Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, 4(87), 20-37.
145



×