Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giáo trình Côn trùng nông nghiệp (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 123 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CƠN TRÙNG NƠNG NGHIỆP
NGHỀ: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Côn trùng nông nghiệp là một môn học trong chương trình đào tạo nghề
Khoa học cây trồng, hệ cao đẳng. Giáo trình được xây dựng nhằm cung cấp
những kiến thức cơ bản nhất về côn trùng và thành phần sâu hại chủ yếu trên một
số cây trồng phổ biến ở Đồng Tháp
Nội dung của giáo trình bao gồm 2 phần:
- Phần đại cương tập trung những kiến thức về đặc điểm về hình thái và phân
loại cơn trùng làm nền tảng để nghiên cứu phần chuyên khoa.
- Phần chuyên khoa, giáo trình được biên soạn và trình bày theo từng nhóm
cây trồng bao gồm: thành phần lồi cơn trùng gây hại phổ biến trên từng cây
trồng cụ thể, tình hình phân bố, đặc điểm hình thái, sinh học, triệu chứng gây hại


và thiên địch của chúng. Riêng biện pháp phịng trừ trình bày chung theo từng
nhóm cây trồng như: cây lương thực, cây ăn trái, cây rau màu, cây công nghiệp
và cây hoa kiểng. Và cuối cùng là nội dung về phương pháp đánh giá sâu hại
ngoài đồng cung cấp cho sinh viên các qui chuẩn quốc gia đánh giá côn trùng
hại, chỉ tiêu theo dõi, phương pháp điều tra và cách tính tốn các chỉ tiêu đánh
giá tình hình cơn trùng hại ngồi đồng. Từ đó, sinh viên có khả năng điều tra, xác
định được mật số các lồi cơn trùng hại trên từng loại cây trồng.
Chân thành cảm ơn tất cả thành viên trong hội đồng thẩm định phản biện,
đã đóng góp và điều chỉnh nội dung giáo trình được hồn chỉnh.
Mặc dù đã cố gắng biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng khơng
tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của q thầy,
cơ giáo, bạn đọc để giáo trình hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017
Chủ biên
Lê Thị Kim Thoa


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. iii
CHƯƠNG 1.......................................................................................................... 1
HÌNH THÁI HỌC CƠN TRÙNG ..................................................................... 1
1. Khái qt cấu tạo bên ngồi....................................................................... 1
1.1. Cấu tạo da côn trùng............................................................................ 2
1.2. Các vật phụ trên vách da cơ thể ......................................................... 3
1.3. Các tuyến của da côn trùng ................................................................. 4
2. Cấu tạo chi tiết cơ thể côn trùng ................................................................ 5
2.1. Đầu và cấu tạo đầu ............................................................................... 5

2.2. Cấu tạo ngực côn trùng ..................................................................... 18
2.3. Cấu tạo bụng ....................................................................................... 29
CHƯƠNG 2........................................................................................................ 33
PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG ............................................................................. 33
1. Khái niệm chung và nguyên tắc trong phương pháp phân loại ........... 33
2. Hệ thống phân loại côn trùng................................................................... 35
3. Khóa phân bộ cơn trùng ........................................................................... 37
4. Một số bộ phổ biến trong nông nghiệp.................................................... 46
4.1. Bộ cánh thẳng Orthoptera................................................................. 46
4.2. Bộ cánh cứng Coleoptera................................................................... 49
4.3. Bộ cánh màng Hymenoptera ............................................................. 55
4.4 Bộ cánh vảy Lepidoptera .................................................................... 59
4.5. Bộ hai cánh Diptera ........................................................................... 65
4.6 Bộ cánh tơ Thysanoptera.................................................................... 68
4.7 Bộ cánh nửa cứng Hemiptera ............................................................ 69
4.8. Bộ cánh đều Homoptera .................................................................... 72
CHƯƠNG 3........................................................................................................ 80
CÔN TRÙNG HẠI CÂY LƯƠNG THỰC ..................................................... 80
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại ......................................................... 80
1.1. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây lúa ....................... 80
1.2 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây bắp ....................... 96
1.3 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên khoai lang................. 101
2. Đặc điểm hình thái và sinh học .............................................................. 104


1.4 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên khoai môn ................ 108
3. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây lương thực ......................... 109
3.1. IPM trên cây lúa ............................................................................... 109
3.2. IPM trên cây bắp .............................................................................. 112
CHƯƠNG 4...................................................................................................... 115

CÔN TRÙNG HẠI CÂY ĂN TRÁI .............................................................. 115
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại ....................................................... 115
1.1. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây có múi ............... 115
1.3 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây nhãn ................... 142
2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây ăn trái ................................ 145
CHƯƠNG 5...................................................................................................... 149
CÔN TRÙNG HẠI CÂY RAU MÀU ............................................................ 149
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại ....................................................... 149
1.1. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây họ đậu ............... 149
1.2. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây họ thập tự ......... 160
1.3. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây họ bầu bí dưa ... 165
2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây rau màu ............................. 169
2.1. Biện pháp canh tác ............................................................................... 169
2.3. Biện pháp sinh học ........................................................................... 170
2.4. Biện pháp hóa học ............................................................................ 170
CHƯƠNG 6...................................................................................................... 172
CƠN TRÙNG HẠI CÂY CƠNG NGHIỆP .................................................. 172
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại ....................................................... 172
1.1 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây mía ..................... 172
1.2 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây dừa ..................... 177
2. Biện pháp quản lý sâu côn trùng hại trên cây cơng nghiệp ................ 185
CHƯƠNG 7...................................................................................................... 187
CƠN TRÙNG HẠI CÂY HOA KIỂNG ........................................................ 187
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại ....................................................... 187
1.1 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa hồng ............ 187
1.2 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa mai .............. 190
1.3 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa cúc............... 192
1.4 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa lan ............... 195
2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây hoa kiểng ........................... 197



TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 199
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................... 200


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: CƠN TRÙNG NƠNG NGHIỆP
Mã mơn học: CNN481
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: là một mơn học cơ sở bắt buộc trong chương trình đào tạo Cao đẳng nghề
Khoa học cây trồng, được bố trí sau khi sinh viên đã học xong các chương trình
mơn học như: sinh học đại cương, sinh thái mơi trường.
- Tính chất: môn học trang trị cho sinh viên kiến thức về đặc điểm về cấu tạo hình
thái, sinh lý, sinh học, sinh thái và phân loại côn trùng, kiến thức về các loài sâu hại
trên các loại cây trồng phổ biến trong tỉnh và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: giúp sinh viên nhận diện được các loài gây hại
cây trồng qua các đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của chúng để đề xuất
biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Mục tiêu của mơn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo hình thái bên ngồi, ngun tắc trong
phân loại côn trùng, đặc điểm sinh sống, phát sinh phát triển của cơn trùng gây
hại hoặc có lợi trong nơng nghiệp.
+ Trình bày được thành phần và biện pháp quản lý côn trùng gây hại quan
trọng trên cây lương thực, cây ăn trái, rau màu, cây công nghiệp và cây hoa kiểng.
- Về kỹ năng:
+ Phân biệt các đối tượng côn trùng có lợi hoặc có hại để có hướng phịng
trừ hoặc bảo vệ thích hợp.
+ Tổng hợp, đánh giá và đề xuất biện pháp phịng trừ thích hợp đối với các
lồi cơn trùng gây hại trên cây lương thực, cây ăn trái, rau màu, cây công nghiệp

và cây hoa kiểng.
+ Vận dụng linh hoạt các biện pháp phịng trừ cơn trùng gây hại cây trồng
phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tinh thần trách nhiệm, chủ động học hỏi,
có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin.


Nội dung của môn học:
Thời gian (giờ)
Số TT Tên chương, mục

1

Chương 1: Hình thái học cơn trùng

Kiểm
Thực hành, thí

tra
Tổng số
nghiệm, thảo
thuyết
(định
luận, bài tập
kỳ)
3

3

4


4

4

4

4

4

4

4

4

4

1. Khái quát cấu tạo bên ngoài
2. Cấu tạo chi tiết cơ thể côn trùng
2

Chương 2: Phân loại côn trùng
1. Khái niệm chung và nguyên tắc trong
phương pháp phân loại
2. Hệ thống phân loại
3. Khóa phân bộ cơn trùng
4. Một số bộ côn trùng phổ biến trong
nông nghiệp


3

Chương 3: Sâu hại cây lương thực
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại
2. Biện pháp quản lý sâu hại trên cây
lương thực

4

Chương 4: Sâu hại hại cây ăn trái
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại
2. Biện pháp quản lý sâu hại trên cây ăn
trái

5

Chương 5: Sâu hại cây rau màu
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại
2. Biện pháp quản lý sâu hại trên cây rau
màu

6

Chương 6: Sâu hại cây cơng nghiệp
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại


2. Biện pháp quản lý hại sâu hại trên cây
công nghiệp


7

Kiểm tra định kỳ

1

Chương 7: Sâu hại cây hoa kiểng

4

1
4

1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại
2. Biện pháp quản lý hại sâu hại trên cây
hoa kiểng
Ôn thi
Thi kết thúc môn học
Cộng

1
1
30

27

0

1

1
3


CHƯƠNG 1
HÌNH THÁI HỌC CƠN TRÙNG
Giới thiệu:
Hình thái học cơn trùng là môn học nghiên cứu về những đặc điểm cấu tạo
bên ngồi của cơn trùng. Làm cơ sở cho những nghiên cứu về hệ thống tiến hóa
và phân loại, nghiên cứu đặc điểm cấu tạo bên ngồi cịn giúp chúng ta nắm bắt
được các phương thức hoạt động, phương thức sống và đặc điểm thích nghi của
cơn trùng với những điều kiện mơi trường để từ đó có thể đề xuất những biện pháp
quản lý thích hợp.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Cung cấp kiến thức về đặc điểm cấu tạo bên ngồi cơ thể của
cơn trùng.
- Kỹ năng: Nhận biết và xác định các dạng râu, chân, cánh và miệng của côn
trùng để vận dụng vào công tác phân loại cơn trùng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tinh thần học tập, chủ động học hỏi, có
phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thơng tin.
1. Khái qt cấu tạo bên ngồi
Cơ thể của côn trùng do 18 – 20 đốt nguyên thủy tạo thành, sự phân đốt rõ
rệt nhất là ở phần bụng nơi mà đốt có cấu trúc đơn giản nhất. Mỗi đốt bụng do hai
mảnh cứng (sclerite) là mảnh lưng (tergum) và mảnh bụng (sternum) liên kết với
nhau bởi một lớp màng nằm hai bên cơ thể (pleural membrane) tạo thành. Những
đốt bụng lại được liên kết với nhau bằng một lớp màng giữa đốt (intersegmental
membrane), phần màng này giúp cho cơ thể cơn trùng có thể di động dễ dàng.
Phần ngực cơn trùng do mang chân và cánh nên có độ hóa cứng cao, mỗi đốt ngực
có thể được cấu tạo bởi 4 mảnh cứng gồm mảnh lưng (notum), mảnh bụng
(sternum) và hai mảnh bên (pleura).

Một cách tổng quát, cơ thể cơn trùng có dạng hình trụ dài hay ngắn, đối xứng
hai bên (bên phải và bên trái giống nhau), phân đốt dị hình và chia thành ba vùng
riêng biệt: đầu (head), ngực (thorax) và bụng (abdomen).
Ở côn trùng trưởng thành, phần đầu mang mắt, râu đầu và những bộ phận
của miệng; phần ngực mang 3 đôi chân và 2 hoặc một đơi cánh (đối với những
lồi có cánh); ngoại trừ những lồi thuộc nhóm cơn trùng ngun thủy khơng cánh
(apterygota), bụng của hầu hết côn trùng thường không mang những phụ bộ di
động, trừ phần cuối của bụng.

1


Đầu

Chân
trước

Ngực

Cánh
trước

Chân
giữa

Bụng

Cánh
sau
Chân

sau

Hình 1.1: Hình dạng cơ bản bên ngồi của cơn trùng

1.1. Cấu tạo da cơn trùng
Ở người và những lồi động vật có xương sống khác, da chủ yếu đảm nhận
chức năng bao bọc để bảo vệ cho cơ thể. Ở côn trùng và những động vật thuộc
ngành chân khớp (Arthropoda), ngoài nhiệm vụ bao bọc bảo vệ cho cơ thể, chống
lại sự thất thoát nước và là bề mặt thụ cảm với mơi trường, da (integument) cịn
là nơi bám của hệ cơ và giữ cho cơ thể có hình dạng nhất định. Vì vậy, vỏ da của
cơn trùng cịn được gọi là bộ xương ngoài (exoskeleton). Về mặt cấu tạo, da của
côn trùng là một cấu trúc nhiều lớp với 3 vùng chức năng bao gồm: biểu bì
(cuticle), nội bì (epidermis) và lớp màng cơ bản (basement membrane).
a) Biểu bì là sản phẩm của tế bào nội bì là một lớp tương đối mỏng, khơng
có cấu trúc tế bào. Biểu bì bao bọc mặt ngồi của cơ thể và của các bộ phận khác
như khí quản, ruột trước và ruột sau của ống tiêu hóa, và của hệ thống sinh sản.
Biểu bì có màu trắng, mềm dẽo và dễ co giãn khi mới được thành lập, trạng thái
này vẫn được giữa lại ở ấu trùng. Ở hầu hết thành trùng lớp biểu bì trãi qua một
tiến trình hóa học được gọi là sự sừng hóa (sclerotization) làm cho nó trở nên cứng
và sẫm màu.
b) Nội bì, nằm ngay bên dưới biểu bì, là một loại mơ tiết (secretory tissue)
được thành lập bởi một lớp đơn tế bào biểu mô có dạng hình trụ, phía trong phần
đỉnh của tế bào thường có tuyến lạp thể sắc tố. Nhiệm vụ của nội bì là sản xuất ra
một phần lớp màng cơ bản (cịn gọi là màng đáy), tồn bộ lớp biểu bì ở bên ngồi
(biểu bì trên và biểu bì dưới), cũng như tiết ra dịch lột xác để phân hủy tầng biểu
bì trong trước khi cơn trùng lột xác, đồng thời hấp thu lại một số chất đã phân giải

2



để tái tạo lớp biểu bì mới. Ngồi ra, lớp nội bì cũng là nơi sản sinh ra vật chất để
hàn gắn các vết thương trên da côn trùng.
Ở nhiều lồi cơn trùng một vài tế bào nội bì được chuyên biệt hóa thành
những tuyến ngoại tiết (exocrine gland), tế bào cảm giác và tế bào oenocyte, là
những loại tế bào lớn. Tế bào tiết (secretory cell) của tuyến ngoại tiết có nhiệm
vụ sản xuất những chất ngoại tiết như chất hấp dẫn, chất xua đuổi … những chất
này được tiết ra bề mặt của bộ xương ngồi thơng qua những ống dẫn cực nhỏ
(microscopic ducts). Tế bào oenocyte, là một trong những loại tế bào có kích
thước lớn nhất của cơ thể cơn trùng, có màu hổ phách giữ nhiệm vụ sinh tổng hợp
ra hydrocarbon.
c) Màng cơ bản (basement membrane)
Màng cơ bản, nằm bên dưới lớp nội bì dày khoảng 0,5 µm, là một lớp màng
đơi bổ trợ của những mucopolysaccharide khơng định hình (lớp cơ sở) và sợi
collagen (lớp lưới). Màng cơ bản là nơi bám của những tế bào nội bì và là nơi
ngăn cách khoang chính của cơ thể cơn trùng (hemocoel).

Lớp cuticulin

Biểu

dưới

Biểu bì ngồi
Biểu bì trong

Lớp sáp

Lớp cement

Biểu bì

trên
Nội bì
Màng
cơ bản

Hình 1.2: Cấu tạo cơ bản của vách da cơ thể côn trùng

1.2. Các vật phụ trên vách da cơ thể
- Vật phụ bên ngoài: vách da của cơ thể cơn trùng cịn mang nhiều vật phụ ở
bên ngồi bao gồm:
+ Những lơng rất nhỏ tương tự như những chỗ lồi (projection) hay những vết
khắc trên bề mặt của biểu bì, được gọi là microtrichae hoặc pile, là những cấu trúc
khơng có cấu tạo tế bào gồm một lõi đặc của tầng biểu bì ngồi (exocuticle) và
lớp vỏ mỏng của biểu bì trên (epicuticle).
+ Những dạng lông lớn hơn và vảy, được gọi là lông cứng (setae) hay
macrotrichae, là sản phẩm của hai loại tế bào nội bì chun biệt, tế bào trichogen
(có hình dạng lông) và tế bào tormogen (hốc). Những chỗ lồi đa bào này của bộ

3


xương ngồi được bao phủ bởi lớp nội bì (epidermis), biểu bì giữa (procuticle) và
biểu bì trên (epicuticle) (Hình 3.2).

Biểu bì

a

b
Tế bào

nội bì

c

Tế bào
tormogen

d

Tế bào
trichogen

Tế bào
cảm giác

Hình 1.3: Bốn kiểu vật phụ cơ bản bên ngồi của vách da cơn
trùng. (a) gai đa bào; (b) lông đơn bào; (c) acanthae; (d)
microtrichae
(theo P. J. Gullan and P. S. Cranston).

- Vật phụ bên trong: hệ cơ xương là những chỗ lồi ở mặt trong của vách da
được hình thành do các nếp gấp để làm chỗ bám cho các hệ cơ, giúp cho cơ thể
vững chắc và có một hình dạng nhất định. Mặc dù có kích thước cơ thể nhỏ, số
lượng cơ của côn trùng là lớn hơn nhiều so với động vật có xương sống do vùng
khơng gian để làm chỗ bám cho hệ cơ của bộ xương ngoài rộng hơn so với bộ
xương trong.
1.3. Các tuyến của da côn trùng
Tuyến ngoại tiết do tế bào nội bì chun hóa thành có nhiệm vụ tiết ra các
chất ngoại tiết như nước bọt, chất hấp dẫn, chất xua đuổi …


4


Tuyến ngoại
tiết

Tế bào tormogen

Cơ xương

Hình 1.4: Vật phụ trên bên trong vách da cơ thể côn trùng (theo John Myer)

2. Cấu tạo chi tiết cơ thể côn trùng
2.1. Đầu và cấu tạo đầu
Ở hầu hết các lồi cơn trùng, đầu là một buồng cứng nằm ở phía trước nhất
của cơ thể, bên trong chứa não, bên ngoài mang miệng, phần phụ của miệng và
những cơ quan cảm giác chính (bao gồm râu đầu, mắt kép, và mắt đơn). Bề mặt
của đầu được chia thành những vùng hay những phiến (mảnh, sclerite) khác nhau
bởi những ngấn cạn (suture). Phiến trên cùng (mặt lưng) của đầu được gọi là đỉnh
đầu (vertex). Phiến cứng hình tam giác nằm giữa hai ngấn trán được gọi là trán
(Hình 2-2). Clypeus là một phiến cứng có dạng hình chữ nhật nằm ở vùng bờ dưới
của đầu.
Đỉnh đầu

Đỉnh đầu
Mắt đơn

Vùng chẩm

Mắt kép


Vùng sau

Vùng cổ

Râu đầu

Phiến cổ

Vùng má
Vùng miệng
Trán
Clypeus

Hình 1.5: Những thành phần cơ bản của đầu cơn trùng

5


Bên trong đầu, một cấu trúc được gọi là khung xương trong (tentorium) đảm
nhận nhiệm vụ như là một cái khung gia cố cho phần đầu, đỡ lấy não và tạo chỗ
bám cho hệ cơ của hàm và những phần phụ khác của miệng.
Đa số cơn trùng có một đơi mắt kép khá lớn nằm ở hai bên lưng đầu; một
hay nhiều mắt đơn nằm ở trán, ở đỉnh hoặc ở phần đầu giữa hai mắt kép; và một
cặp râu đầu.
a) Mắt kép (compound eyes)
Mắt kép là cơ quan thị giác chủ yếu của hầu hết côn trùng trưởng thành. Tuy
nhiên, mắt kép cũng hiện diện ở giai đoạn chưa trưởng thành của những bộ côn
trùng không biến thái (ametabolous insect) hay biến thái một nửa
(hemimetabolous insect). Ở nhiều loài côn trùng ký sinh, côn trùng sống trong đất

và ở những nơi tối tăm như hang động, mắt kép bị thối hóa hay khơng hiện diện.
Giống như tên gọi của chúng, mắt kép được cấu thành từ nhiều đơn vị tương
tự nhau có cấu trúc và chức năng thích ứng cho sự nhìn gọi là mắt con
(ommatidium) (Hình 2-5). Số lượng mắt con của mắt kép thay đổi tùy theo lồi
cơn trùng, ví dụ: số lượng mắt con ở một vài lồi kiến thợ là ít hơn 6, trong khi ở
thành trùng đực của một vài loài chuồn chuồn số lượng mắt con có thể lên đến
28.000. Đường kính của mắt con (mặt cầu của thấu kính giác mạc) biến đổi tùy
theo lồi cơn trùng và tùy theo vị trí của chúng trong mắt kép, thơng thường mắt
con có đường kính từ 5 – 40 micron (µm). Ở một vài lồi chuồn chuồn, những
mắt con nằm ở phía mặt lưng thường lớn hơn những mắt con nằm ở phía mặt
bụng.
Râu dầu

Mắt kép

Mắt con

Hình 1.6: Mắt kép của cơn trùng

6


Hầu hết các lồi cơn trùng chỉ có thể nhìn được tương đối rõ ràng trong
khoảng cách <2 m. Hình ảnh rõ ràng hay mờ nhạt tùy thuộc vào số lượng mắt con
thu được hình ảnh, càng xa mục tiêu càng ít mắt con bắt được hình ảnh, do đó
hình ảnh tổng thể càng mờ. Ở một khía cạnh khác, mắt kép của cơn trùng lại có
khả năng cảm nhận sự di động, bằng cách bắt lấy mục tiêu từ mắt con đến mắt
con, tốt hơn so với những loài động vật khác.
Ở một vài loài ong và ruồi, mắt của chúng có thể thấy được hình ảnh nhấp
nháy với tốc độ khoảng 200 ảnh/giây, trong khi ở người hình ảnh bị mờ đi chỉ với

tốc độ nhấp nháy khoảng 30 ảnh/giây. Cơn trùng cũng có thể cảm nhận được
những phần phân cực của ánh sáng mặt trời, và phân biệt được những độ dài sóng
ánh sáng trong khoảng từ cực tím đến vàng (trừ màu đỏ).
Ưu điểm của mắt kép là giúp cơn trùng có thể bay ở tốc độ cao mà không bị
va chạm trong điều kiện cây cối rậm rạp. Một điểm bất lợi của mắt kép là côn
trùng không thể nhận ra cá thể khác ở một khoảng cách tương đối xa vì vậy sự bắt
cặp của chúng phải dựa vào những tín hiệu hóa học.
b) Mắt đơn (Ocelli)
Có hai loại mắt đơn có thể được tìm thấy ở lớp cơn trùng: mắt đơn lưng
(dorsal ocelli) và mắt đơn bên (lateral ocelli = stemmata). Mặc dù hai loại mắt
đơn này có cấu trúc giống nhau, chúng có nguồn gốc phát sinh lồi (phylogenetic
origin) và phơi thai học (embryological origin) khác nhau.
Mắt đơn lưng: thường được tìm thấy ở thành trùng và chưa trưởng thành của
nhiều loài biến thái một nửa (hemimetabolous species). Chúng là cơ quan thị giác
không độc lập và không hiện diện ở những lồi khơng có mắt kép. Khi có hiện
diện, mắt đơn lưng thường gồm 2 hoặc 3 cái nhỏ, lồi lên trên vùng lưng hay vùng
mặt của đầu. Mắt đơn lưng khác với mắt kép ở chỗ nó chỉ gồm một thấu kính giác
mạc bao phủ một lớp của vài chục cần cảm giác (sensory rod) tương tự như thể
que (rhabdome). Mắt đơn lưng khơng nhận thấy được hình ảnh hay mục tiêu trong
môi trường, nhưng chúng nhạy cảm với khoảng rộng của các bước sóng, phản ứng
với sự phân cực của ánh sáng, và đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của cường
độ ánh sáng. Chức năng chính xác của mắt đơn lưng vẫn chưa được xác định rõ.
Mắt đơn bên: là cơ quan thị giác chỉ hiện diện ở ấu trùng của những loài biến
thái hoàn toàn (holometabolous insect) và ở thành trùng xác thực của các bộ
Collembola, Thysanura, Siphonaptera, và Strepsiptera. Như tên gọi của chúng, mắt đơn
bên luôn hiện diện ở hai bên đầu và số lượng có thể thay đổi từ 1 – 6 cái ở mỗi
bên. Về mặt cấu trúc, mắt đơn bên giống với mắt đơn lưng, nhưng thường có một
nón tinh thể nằm dưới thấu kính giác mạc và có số lượng cần cảm giác ít hơn. Ấu
trùng sử dụng loại mắt đơn này để cảm nhận cường độ ánh sáng, nhận thấy hình


7


ảnh khái quát của những mục tiêu gần, và ngay cả nắm bắt sự chuyển động của kẻ
thù hay con mồi.
c) Râu đầu (Antenna)
Râu đầu là một cặp cơ quan cảm giác nằm gần phía trước đầu, bên cạnh mắt
kép. Mặc dù thường được gọi là “xúc tu”, chức năng của râu đầu thì lớn hơn nhiều
so với những cơ quan xúc giác đơn thuần. Râu đầu luôn được bao phủ bởi những
cơ quan cảm nhận khứu giác, gọi là sensilla, dùng để nhận biết những phân tử mùi
trong không khí. Ngồi ra, nhiều lồi cơn trùng sử dụng râu đầu như là những cảm
biến để nhận biết sự thay đổi hàm lượng nước bay hơi trong khơng khí; muỗi sử
dụng râu đầu để nhận biết âm thanh; rất nhiều lồi ruồi sử dụng râu đầu để đo tốc
độ gió trong khi bay.
Mặc dù rất biến đổi trong hình dạng và chức năng, râu đầu của côn trùng
được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản như sau (Hình 2.4):

Chân râu
Cuống râu
Roi râu
Ngấn chân râu
Ổ chân râu

Hình 1.7: Cấu tạo cơ bản của râu đầu

- Chân râu (scape): Đốt cơ bản khớp với đầu.
- Cuống râu (pedicel): Đốt râu thứ hai tính từ đốt cơ bản (chân râu).
- Roi râu (flagellum): Bao gồm tất cả các đốt còn lại của râu, có số
lượng đốt và hình dạng thay đổi tùy theo lồi cơn trùng.


8


Bảng 2.1: Một số dạng râu đầu thường gặp của cơn trùng

Dạng râu

Hình

Hiện diện

- Dạng lơng cứng
(Setaceous): Nhỏ, nhọn
dần về phía cuối giống
như sợi lơng cứng.

Bộ chuồn
(Odonata)

Dạng
sợi
chỉ
(Filiform): Do nhiều đốt
nhỏ liên kết lại với nhau,
có dạng dài, mảnh như
sợi chỉ.

Họ chân chạy - Bộ
cánh
cứng

(Coleoptera) và bộ
cánh
thẳng
(Orthoptera)

- Dạng hình chuỗi hạt
(Moniliform): do những
đốt trịn nhỏ, kết hợp lại
với nhau trơng giống
như chuỗi hạt.

Bộ mối (Isoptera), họ
ánh
kim
(Chrysomelidae
Coleoptera)

- Dạng răng cưa
(Serrate): Gồm những
đốt hình tam giác nhơ về
một phía liên kết lại với
nhau trong giống như
răng cưa.

Họ bổ củi - Bộ cánh
cứng (Coleoptera)

Dạng
dùi
đục

(Clavate): Càng về đỉnh
râu các đốt càng phình to
trơng giống như dùi đục.

Ở những loài bọ cánh
cứng (Coleoptera) ăn
xác bả và ăn thịt họ
Silphidae

- Dạng hình đầu/chùy
(Capitate): Các đốt cuối
của roi râu phình to và
đóng chặt lại với nhau
trơng như nắm đấm.

Bộ
cánh
(Lepidoptera)

9

chuồn

vảy


- Dạng hình lá lợp
(Lamellate): Các đốt
cuối của roi râu phát
triển thành những phiến

trơng như tấm lá lợp, có
thể xịe ra hoặc xếp vào.

Họ bọ hung - Bộ cánh
cứng (Coleoptera)

- Dạng hình răng lược
(Pectinate): Các đốt của
roi râu phát triển kéo dài
ra về một phía trong
giống như một cái lược.

Ở những lồi bọ cánh
cứng (Coleoptera) họ
Pyrochroidae

Lampyridae

- Dạng chổi/lơng chim
(Plumose): Trừ 1 – 2 đốt
ở gốc râu, các đốt còn lại
mọc đầy lơng và xịe ra
trơng tựa như một cây
chổi lơng.

Bộ hai cánh (Diptera)

Dạng
đầu
gối

(Geniculate): Đốt chân
râu khá dài kết hợp với
roi râu tạo thành hình
gấp trơng tựa như đầu
gối.

Ở những lồi cánh
cứng
(Coleoptera)
thuộc họ vịi voi và ở
những
lồi
kiến
(Hymenoptera)

- Dạng râu ngọn
(Aristate): Râu ngắn, 2 –
3 đốt gốc phình to, trên
đốt cuối có mọc một
nhánh nhỏ.

Ở những loài ruồi nhà
(Diptera)

d) Miệng
Tương tự như hình dạng bên ngồi, kiểu miệng của cơn trùng cũng rất thay
đổi tùy theo loài. Sự đa dạng của kiểu miệng giúp cơn trùng có thể thu nhận được
rất nhiều dạng thức ăn từ rắn cho đến lỏng, ở trên bề mặt hay bên trong dịch cơ thể,
và điều này đã có thể giải thích một phần tại sao cơn trùng là nhóm động vật đa bào
chiếm ưu thế trên trái đất (Bernay, 1991). Xác định được kiểu miệng của côn trùng

10


cho phép xác định được tính ăn cũng như cách phá hại của chúng trên cây trồng.
Cấu tạo của miệng cũng là một tiêu chuẩn dùng để phân loại.
Một cách tổng qt, kiểu miệng của cơn trùng có thể được xếp vào hai nhóm
chính: Miệng nhai (mandibulate) và miệng hút (haustellate).
Kiểu miệng nhai (mandibulate) (Hình 2.5) được cho là kiểu miệng nguyên
thủy nhất của côn trùng. Tất cả những kiểu miệng khác bao gồm những kiểu miệng
được xếp vào nhóm miệng hút (haustellate) là được tiến hóa từ miệng nhai. Cơn
trùng có kiểu miệng nhai ăn thức ăn ở thể rắn, kiểu miệng này thường gặp ở ấu
trùng của các bộ Lepidoptera và Coleoptera và thành trùng của các bộ Thysanura,
Diplura, Collembola, Orthoptera, Dermaptera, Psocoptera, Mallophaga, Odonata,
Plecoptera, Isoptera, Neuroptera, Mecoptera, Trichoptera, Coleoptera và
Hymenoptera. Bốn bộ phận nguyên thủy của miệng nhai là:
- Môi trên (labrum): là một mảnh cứng nằm giấu dưới clypeus và ngay phía
trên các chi phụ khác của miệng, nó chuyển động theo chiều lên xuống.
- Hàm trên (mandibles): gồm một đôi mảnh cứng không phân đốt, nằm ngay
dưới mơi trên. Hình dạng của hàm trên thay đổi tùy theo lồi cơn trùng, ở một số
lồi (như cào cào) mặt trong hàm có những khía nhọn để cắn và nhai, ở một số
lồi khác (nhóm ăn thịt thuộc bộ Coleoptera) hàm trên kéo dài ra và có dạng lưỡi
hái. Hàm trên chuyển động theo hướng vng góc với cơ thể.
- Hàm dưới (maxillae): gồm một đôi mảnh cứng nằm ngay phía dưới hàm
trên. Khác với hàm trên, hàm dưới chia làm nhiều đốt: đốt chân hàm, đốt thân
hàm, lá ngoài hàm, lá trong hàm và râu hàm dưới. Lá trong hàm thường cứng và
có khía răng nhọn để cắt nghiền thức ăn. Râu hàm dưới cũng gồm nhiều đốt, được
dùng để nếm hoặc ngửi thức ăn. Tương tự như hàm trên, hàm dưới cũng chuyển
động theo hướng vng góc với cơ thể.
- Mơi dưới (labium): là một mảnh duy nhất nằm ở phía dưới mơi trên. Mơi
dưới được chia thành hai phần bởi một đường nối ngang, hai phần này có tên gọi

là cằm trước và cằm sau. Ở các loài cào cào, cằm sau lại chia làm hai phần: cằm
phụ và cằm chính. Cằm trước gồm có một đơi râu mơi dưới, hai lá ngồi râu và hai
lá giữa môi. Cằm sau thường không cử động được, phần cử động được là cằm trước
với các chi phụ ở trên đó. Mơi dưới chuyển động theo hướng lên xuống.
Tùy theo kiểu miệng mà hàm dưới và môi dưới có thể biến đổi thành những
cấu trúc bao gồm: bao ngoài hàm (galea), mảnh bên lưỡi (paraglossa), lưỡi
(glossa), và râu (xúc tu) hàm dưới và râu môi dưới (maxillary and labial palps).

11


Râu đầu
Mắt đơn

Mắt kép

Mắt đơn

Hàm dưới

Môi trên

Hàm trên

Hàm
trên

Môi trên

Vùng nghiền

(răng hàm)

Vùng cắt
(răng cửa)

Hàm dưới
Môi dưới

Hàm dưới
Cardo
Cằm phụ

Stipes

Cằm

Hầu

Cằm trước

Râu hàm dưới
Lacinia

Râu mơi dưới



Mảnh bên lưỡi

Hình 1.8: Kiểu miệng tổng qt của cào cào


Kiểu miệng hút (Haustellate): hiện diện ở những loài cơn trùng ăn thức ăn
lỏng. Có hai dạng miệng hút: dạng có kim (stylets) và dạng khơng có kim (lack
of stylets).
- Dạng miệng hút có kim (stylets): vịi hút có kim để đâm vào bên trong mô
động vật hoặc thực vật để hút chất dịch, gặp ở những lồi cơn trùng thuộc bộ
Heteroptera (bọ xít), Homoptera (rầy), Diptera (ruồi, muỗi) và Siphonaptera (bọ
chét).
Ở nhóm chích hút thực vật như bọ xít (Heteroptera) và rầy (Homoptera),
miệng chích hút bao gồm một vịi có phân đốt do mơi dưới kéo dài ra tạo thành.
Mơi trên là một thùy ngắn nằm ở phía trước vòi và lưỡi là một thùy nhỏ nằm trong
vòi. Bên trong vịi có bốn kim chích dài mảnh được giữ trong một rãnh sâu ở mặt
trước của vòi. Trong đó, hai kim chích do hàm trên kéo dài ra, khi hợp lại tạo
thành rãnh hút thức ăn; hai kim chích do hàm dưới kéo dài ra, khi hợp lại làm tạo
thành rãnh tiết nước bọt. Khi ăn vòi sẽ bẻ cụp về phía sau, chỉ có kim chích đâm
vào mô cây để hút thức ăn.

12


Ống tiêu hóa
Ống nước bọt
Vịi mơi trên

Đĩa hàm trên

Vịi mơ dưới
Cổ
Clypeus


Hàm dưới

Đĩa hàm dưới

Bơm
Mơi trên

Mơi trên



Hầu

Mơi dưới

Vịi hàm trên

B

Vịi hàm dưới

A
Hình 1.9: Kiểu miệng chích hút của cơn trùng bộ Cánh nửa cứng. (A) mặt
bên của đầu và miệng; (B) mặt cắt ngang của vịi chích hút.

13


Cơ giãn bơm


Trán
Clypeus
1

Ống nước bọt

2

Môi trên

Bơm Cibarial

1

Môi trên

2

Môi dưới
3

3

Hàm trên
Hàm trên

Hàm trên

Hàm dưới
Hàm dưới


Hàm dưới

Mơi dưới

A

B
Vịi hàm dưới
Ống tiêu hóa

Vịi hàm trên
Ống nước bọt
Mơi dưới

C
Hình 1.10: Kiểu miệng chích hút của ve sầu (Homoptera).
(A) nhìn từ bên; (B) nhìn từ trước; (C) mặt cắt khoang miệng cho thấy ống
tiêu hóa và ống nước bọt.

Ở nhóm chích hút động vật như muỗi (Diptera), lưỡi và môi trên cũng biến
đổi thành kim chích, như vậy bên trong vịi có tổng cộng 6 kim chích. Đầu mút
của kim chích thường có những ngạnh nhỏ giúp cho chúng bám chắc vào vật chủ
khi chích hút.

14


Râu đầu
Mơi trên


Mắt

Hàm trên
Hầu
Râu hàm dưới

Lacinia
Mơi dưới

Chót mơi dưới

A

Vách mơi trên

Râu đầu
Râu hàm dưới
Mơi dưới

Ống tiêu hóa

Hàm trên
Lacinia

Hầu
Mơi trên
Lacinia
Lacinia
Chóp mơi dưới


Hàm trên

B

Dịch cơ thể trong
khoang cằm trước

Hầu với ống dẫn
nước bọt

C

Hình 1.11: Kiểu miệng chích hút của muỗi

Miệng giũa hút (rasping-sucking mouthpart): gặp ở bù lạch. Miệng gồm
một vòi ngắn, thơ, bất đối xứng, có dạng hình chóp nằm cúp về sau ở phần dưới
của đầu. Phần trước của vòi do mơi trên biến đổi thành, phần bên của vịi do gốc
của hàm dưới biến đổi thành và phần sau của vịi do mơi dưới biến đổi thành. Bên
trong vịi có ba kim chích: hai do hàm dưới tạo thành, một do hàm trên ở phía bên
trái kéo dài ra hình thành (hàm trên ở phía bên phải đã thối hóa cịn rất nhỏ). Cả
râu mơi dưới và râu hàm dưới đều hiện diện nhưng rất nhỏ. Lưỡi là một thùy giữa
nhỏ, nằm trong vòi. Khi ăn bù lạch dùng các kim châm bên trong vịi để giũa rách
mơ cây (chủ yếu là ở lá) để dịch cây tiết ra sau đó chọc vịi vào hút. Kiểu miệng
này chủ yếu ăn thức ăn ở dạng lỏng, tuy nhiên những bào tử nhỏ cũng có thể được
tiêu thụ.

15



Cơ hầu
Mảnh hàm dưới
Clypeus
Hàm trên trái
Ngực trước

Vịi hàm dưới
Râu hàm
dưới
Mơi dưới

Hàm dưới phải
Hầu

Mơi trên

Râu mơi dưới

Hình 1.12: Kiểu miệng giũa hút của bù lạch

- Dạng miệng hút khơng có kim (lack of stylets): cơn trùng có kiểu miệng
này khơng thể chích vào mơ động vật hay thực vật để hút thức ăn (chích hút) mà
chỉ có thể ăn bằng cách hút hoặc liếm hút gặp ở bướm (Lepidoptera) và ruồi
(Diptera).
Miệng liếm hút (sponging mouthpart): gặp ở nhóm ruồi, điển hình là ở họ
ruồi nhà. Kiểu miệng này có hàm trên và hàm dưới thối hóa, trong khi mơi dưới
phát triển thành một vịi thơ ngắn có thể co duỗi linh hoạt. Vịi có dạng lịng máng,
khe hở phía trước được che bởi phiến môi trên, đồng thời môi trên cũng kết hợp
với lưỡi tạo thành ống dẫn thức ăn. Phần cuối của vịi phình to có dạng hình hai
quả thận gọi là đĩa vịi. Mặt dưới của đĩa vịi có nhiều ống nhỏ đàn hồi xếp theo

chiều ngang tạo thành các vịng máng nhỏ thơng với ống dẫn thức ăn. Nhờ có tính
chất đàn hồi này mà đĩa vịi có thể tiếp xúc và liếm sát bề mặt bám thức ăn. Do
vịi có tính chất co dãn nên khi khơng hoạt động nó có thể được xếp sát vào trong
một khe hở ở mặt dưới của đầu.

16


×