Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Giáo trình Hệ thống canh tác (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 71 trang )

Chƣơng 5
MÔ TẢ ĐIỂM NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CANH TÁC
MỤC TIÊU
 Hiểu được ý nghĩa và các yêu cầu của mơ tả điểm nghiên cứu
 Hiểu được quy trình và các phương pháp mô tả thông dụng.
NỘI DUNG
Mô tả điểm nghiên cứu HTCT là một tiến trình cơng phu nhằm hiểu rõ
những đặc điểm (thuận lợi và khó khăn) về tự nhiên, sinh học, và kinh tế xã hội,
hiện tại và triển vọng cũng như rủi ro trong phát triển của khu vực nghiên cứu.
Việc mô tả điểm rất quan trọng và sẽ lặp đi lặp lại từ bắt đầu chọn điểm đến thiết kế
kỹ thuật.
5.1. Ý nghĩa và yêu cầu của việc mô tả điểm nghiên cứu
5.1.1. Ý nghĩa của việc mô tả điểm nghiên cứu
Mô tả điểm nghiên cứu là một trong những tiến trình quan trọng nhất
của HTCT, nó giúp cho nhóm nghiên cứu thu thập được những thông tin cần
thiết cho những mục tiêu khác nhau, làm cơ sở cho xác định HTCT phù hợp
cho vùng, cải tiến và hiệu chỉnh những thành phần trở ngại để tăng hiệu quả của
HTCT đang áp dụng. Mục đích của khảo sát đặc điểm vùng nghiên cứu là:
 Cung cấp những thông số, các dữ kiện về hiện trạng tự nhiên, kinh tế và
xã hội của vùng nghiên cứu.
 Tìm hiểu và phát hiện được những kỹ thuật tiên tiến của một vài nơng
dân có thể áp dụng có lợi cho những nông dân khác.
 Cung cấp được thông tin để hoạch định các thí nghiệm trên đồng ruộng.
5.1.2. Yêu cầu của việc mô tả điểm nghiên cứu
Mô tả điểm để tập trung xác định những vấn đề khó khăn, các thí nghiệm ngồi
đồng với các giải pháp được đưa ra sao cho phù hợp các dạng nông hộ trong một thời
gian ngắn và tương đối ít tốn chi phí.
Những thí nghiệm thành phần kỹ thuật thường được bắt đầu ít tháng sau khi chọn
điểm nghiên cứu. Do vậy, việc mô tả điểm nghiên cứu phải được tiến hành nhanh

48




chóng và kết quả mơ tả sơ khởi phải sẵn sàng trong vài tuần sau khi bắt đầu công việc
mô tả. Sau đó cơng việc mơ tả điểm tiếp tục được thực hiện để khẳng định lại kết
quả từ mô tả sơ khởi, xác định các khó khăn trở ngại, và hiểu rõ thêm về hồn cảnh,
tình trạng hiện tại của nông dân.
Mô tả điểm cũng được thực hiện để tìm ra được những kỹ thuật canh tác tiên
tiến của những nông dân hàng đầu. Những nghiên cứu như vậy có thể được thực
hiện trong năm đầu hay thứ hai của giai đoạn thử nghiệm trong tiến trình nghiên
cứu HTCT.
Mơ tả điểm cũng được thực hiện cho việc khuyến nông và phổ triển: tìm ra
những tương đồng về điều kiện ngoại cảnh giữa điểm nghiên cứu và những khu vực
khác trong vùng mục tiêu (chiến lược), nhằm có thể đưa những thành phần kỹ thuật
có triển vọng sang những khu vực chung quanh. Mô tả điểm nghiên cứu cho khuyến
nông và phổ triển phải được kết thúc trước khi thực hiện giai đoạn sản xuất thử.
5.2. Tiến trình mơ tả điểm nghiên cứu
Việc mô tả điểm nghiên cứu được thực hiện trong suốt tiến trình nghiên cứu
HTCT; trong đó những dữ liệu thu thập càng về sau càng cung cấp thông tin đầy đủ
về những đặc điểm của điểm nghiên cứu. Có thể phân biệt hai tiến trình mơ tả
điểm:
 Mô tả sơ khởi điểm nghiên cứu: áp dụng phương pháp mô tả nhanh, đánh
giá nhanh nông thôn (RRA = Rapid Rural Appraisal), để có được cái nhìn tổng qt
vể điểm nghiên cứu.
 Mô tả đầy đủ điểm nghiên cứu: kết hợp các dữ liệu từ mô tả sơ khởi và các
khảo sát, điều tra, nghiên cứu sâu tại điểm trong giai đoạn sau, để có hình ảnh đầy
đủ, chính xác hơn đáp ứng yêu cầu cao hơn trong nghiên cứu.
5.2.1. Mô tả sơ khởi điểm nghiên cứu HTCT
Mô tả sơ khởi điểm nghiên cứu HTCT nhằm các mục tiêu:
 Nhìn tổng quát điểm nghiên cứu trong vùng mục tiêu với các thơng tin về
đất-nước (tổng diện tích, diện tích canh tác, diện tích đất ướt, đất khơ, diện tích có

tưới, nguồn nước tưới, địa hình, loại đất, sa cấu, những mơ hình canh tác chủ yếu

49


trên từng loại đất đai), khí hậu nơng nghiệp (lượng mưa, phân bố mưa, nhiệt độ, các
hiện tượng thời tiết khác), cơ sở vật chất hạ tầng (vị trí điểm, đường sá và giao thông,
những khu vực chợ búa gần nhất, ngân hàng, trường học, ...), xã hội (dân số, số nông
hộ, số hộ phi nông nghiệp, phân bố cỡ nơng trại, các hình thức sở hữu đất đai), những
phương tiện phục vụ như điện, máy bơm nước, máy kéo, máy suốt lúa, v.v., những
thay đổi tại điểm có liên quan, và những thơng tin khác. Tóm tắt và phân tích
chúng dựa trên các khuyến cáo của các chuyên gia.
 Phân chia điểm thành những vùng có điều kiện sinh thái nông nghiệp
hoặc những kiểu nông trại tƣơng tự. Những khác biệt chủ yếu giữa các nơng dân
có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng thích hợp các kỹ thuật mới cũng cần được kể
đến như cỡ nông trại, chế độ sở hữu ruộng đất, nguồn lao động và sức kéo, thu nhập
từ hoạt động nơng nghiệp và ngồi phạm vi nơng trại, v.v..
 Chẩn đốn và xác định những khó khăn của nơng dân trong sản xuất.
Vấn đề khó khăn cịn tồn tại là khi cịn có sự cách biệt giữa cái mà nông dân đạt được
dựa trên mục tiêu của họ với những tài nguyên và kỹ thuật hiện tại so với cái mà họ
có thể đạt được với kỹ thuật mới, cải tiến, hữu dụng và thích hợp. Những khó khăn
hạn chế thường thấy là: năng suất thấp hay bấp bênh và không bền vững (tác động
bởi yếu tố tự nhiên và sinh học), chưa khai thác hết tài nguyên (vốn, đất đai, lao động,
sức kéo, nước, các đầu tư về vật tư), hiệu quả kinh tế thấp và không ổn định, giá
thành sản xuất cao.
 Đánh giá tƣơng đối mức độ các khó khăn. Các mức độ (tầm quan trọng)
của khó khăn, trở ngại được đánh giá về ba phương diện:
(i)

Mức độ nghiêm trọng (severity): dựa trên phần trăm giảm sút về năng


suất, sản lượng hoặc lợi nhuận.
(ii)

Tần suất xảy ra (frequency): số lần xảy ra trong một đơn vị thời gian

hoặc thời gian để xảy ra một lần.
(iii) Mức độ phổ biến (prevalence): tỉ lệ diện tích, phạm vi ảnh hưởng.
Trong mơ tả, mức độ nghiêm trọng của khó khăn có thể được xác định với sự
phối hợp với nông dân, như cùng đánh giá các mức độ thất thu năng suất và lợi nhuận:
dễ chịu (1-15%), tương đối (16-25%), trầm trọng (26-50%), rất trầm trọng

50


(trên 50%).
5.2.2. Mô tả cụ thể điểm nghiên cứu
Với các kết quả thu được từ mô tả sơ khởi điểm nghiên cứu HTCT bằng việc
sử dụng phương pháp đánh giá nhanh kết hợp với các phương pháp khác trong phân
tích hệ sinh thái nơng nghiệp, nhóm nghiên cứu chỉ mới có cái nhìn tổng qt về điểm
nghiên cứu được chọn. Muốn hiểu rõ hơn điểm nghiên cứu, việc cần thiết là tiếp tục
công việc mô tả điểm với dữ kiện chi tiết, chuyên sâu hơn, đồng thời tranh thủ sự tín
nhiệm, hợp tác về mọi mặt của nơng dân, chính quyền, lãnh đạo đồn thể, tơn giáo,
v.v. Do vậy, việc mô tả điểm đầy đủ được thực hiện không phải chỉ trong thời gian
ngắn mà có thể kéo dài qua nhiều năm, kết hợp với các kết quả nghiên cứu trên đồng
ruộng, các xử lý trong phòng, các ý kiến phản ánh từ nông dân và những thành phần
khác trong cộng đồng địa phương. Các dữ kiện thu được sau sẽ kiểm chứng và cung
cấp thêm chi tiết cho những số liệu trước.
Mô tả điểm đầy đủ thường được thực hiện bằng cuộc điều tra kháo sát, phỏng vấn
quy mô với nhiều chương mục chi tiết. Sơ lược tiến trình như sau:

(i) Tìm hiểu sơ khởi điểm nghiên cứu trong vùng mục tiêu bằng những lần dã
ngoại, quan sát trực tiếp; phỏng vấn những người am hiểu sự việc, các cấp lãnh
đạo; tận dụng những nguồn thông tin khác để có cái nhìn tổng qt về điểm nghiên
cứu.
(ii) Áp dụng những phương pháp thu thập thông tin để xác định sơ khởi những
khó khăn, trở ngại trong sản xuất hiện tại.
(iii) Phác thảo ra một tập câu hỏi dựa trên các dữ kiện thu thập được từ các công
việc trên để chuẩn bị cho việc phỏng vấn thử tại điểm. Nội dung của các câu
hỏi, chi tiết của từng chương mục trong tập câu hỏi được thiết kế tuỳ thuộc vào
mục đích của cuộc điều tra.
(iv) Thực hiện cuộc phỏng vấn thử để kiểm chứng lại các câu hỏi trong tập câu
hỏi. Có thể thực hiện phương pháp KIP (key informant panel = những người am
hiểu sự việc) song song với phỏng vấn thử để kiểm chứng cùng lúc.
(v) Biên soạn, sửa chữa lại các chi tiết trong tập câu hỏi cho phù hợp với điều
kiện thực tế tại địa phương về nội dung các câu hỏi, cấu trúc câu văn, thứ tự câu

51


hỏi, sự chính xác của thuật ngữ, các đơn vị đo lường, các từ ngữ địa phương sao
cho có sự hiểu biết và cảm thơng hồn tồn giữa người phỏng vấn và nơng dân.
(vi) Thực hiện cuộc phỏng vấn chính thức.
(vii) Hiệu chỉnh, tính tốn, xử lý các dữ kiện thu thập được sau cuộc phỏng vấn.
Lập các bảng tóm tắt kết quả thu thập được, kể cả các bản đồ, các hình ảnh minh
họa, đồ biểu, lịch thời vụ, lịch khí tượng, lịch về tiền vốn, lao động, v.v.
(viii) Trình bày các kết quả sơ khởi trước nhóm nghiên cứu, thu thập và nghiên
cứu các phản ánh từ các thành viên trong nhóm nếu có.
(ix) Trình bày kết quả và thu nhận phản ánh của nông dân về các số liệu thu được.
(x) Hiệu chỉnh việc tính tốn, phân tích số liệu và viết báo cáo chính thức về kết
quả mơ tả điểm. Có thể sử dụng các kết quả từ mơ tả sơ khởi, các hình ảnh số

liệu, v.v. để bổ sung cho các kết quả phỏng vấn chính thức.
(xi) Xác định lại những khó khăn, trở ngại trong sản xuất hiện tại, những triển
vọng trong tương lai bằng các dữ kiện vừa thu thập được qua cuộc điều tra.
(xii) Thiết lập các giả thuyết và những hướng thực hiện thí nghiệm trên đồng
ruộng. Kết quả từ các thí nghiệm này và các thí nghiệm kế tiếp được bổ sung
vào kết quả mô tả điểm. Kết quả những thay đổi về năng suất, kinh tế cũng góp
phần bổ sung vào mô tả điểm.
5.2.3. Phƣơng pháp mô tả điểm nghiên cứu
Mô tả điểm trong nghiên cứu HTCT luôn bao gồm thu thập và phân tích thơng
tin. Có nhiều nguồn thơng tin và cũng có nhiều cách thu thập và phân tích thơng
tin.
 Thu thập thơng tin khơng qua điều tra
- Tham khảo dữ kiện thứ cấp, kể cả kết quả những nghiên cứu trước,
- Tìm hiểu, quan sát trực tiếp, hoặc đo đạc trực tiếp.
 Thu thập thông tin bằng các hình thức điều tra
- Phỏng vấn những người am hiểu nhất về một chuyên đề nào đó,
- Phỏng vấn bán chính thức từng nơng dân, hoặc nhóm nơng dân,
- Phỏng vấn chính thức nơng dân với nội dung chuyên sâu.

52


 Phân tích theo khơng gian (spatial analysis)
- Bản đồ mặt cắt,
- Hình vẽ mơ tả hoạt động sản xuất của nông hộ với những mối tương quan giữa
các sản phẩm và phụ phẩm của mỗi hoạt động sản xuất.
 Phân tích theo thời gian (temporal analysis)
- Lịch thời vụ (bố trí cây trồng, vật ni),
- Lịch diễn biến các yếu tố khí tượng, thuỷ văn,
- Lịch diễn biến mức độ cung cấp về thực phẩm, thức ăn gia súc,

- Lịch diễn biến mức độ/nhu cầu lao động, tiền mặt,
- Lịch diễn biến mức độ xuất hiện của từng loại sâu bệnh, dịch bệnh.
 Phân tích dịng tài ngun (resource flow analysis)
- Luân chuyển tiền mặt: thu chi từng tháng, qua đó biết được thời gian nào cần
tiền, thời gian nào thu được nhiều tiền,
- Dòng vật chất về đầu tư nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất,
- Dòng nhu cầu lao động qua từng tháng cho từng hoạt động sản xuất và cho
tồn nơng hộ.
5.3. Một số phƣơng pháp mô tả điểm thông dụng
5.3.1. Mô tả sơ khởi
* Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA )

Theo Trần Thanh Bé (1998), mô tả nhanh điểm nghiên cứu là phương pháp
thơng dụng giúp cho nhóm nghiên cứu liên ngành và HTCT hiểu được những
đặc điểm nghiên cứu mà họ dự định thiết lập trong vùng mục tiêu. Nó gồm
nhiều phương pháp hợp lại thành phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA),
thường được các nhà nghiên cứu về HTCT áp dụng rộng rãi trong việc tìm hiểu những
khó khăn trở ngại trong sản xuất của một vùng hay của một nông hộ riêng rẽ.
Phương pháp PRA sử dụng một loạt các kỹ thuật như sau:
-

Xem xét số liệu thứ cấp.

-

Quan sát trực tiếp, liệt kê các chỉ số quan sát.

-

Phỏng vấn bán cấu trúc.


-

Phỏng vấn người am tường vấn đề (KIP).

-

Sơ lược lịch sử.

53


-

Mặt cắt.

-

Lịch thời vụ.

-

Biểu đồ tổ chức (biểu đồ Venn).

-

Xếp hạng phân loại giàu nghèo.

Trong các cơng cụ trên, có những cơng cụ thích hợp cho việc thu thập số liệu
(quan sát trực tiếp, xem xét các nguồn thông tin có sẵn, phỏng vấn bán cấu

trúc), trong khi các cơng cụ khác thích hợp hơn cho việc phân tích thơng tin
(đánh giá sáng kiến). Một số cơng cụ có thể dùng cho 2 mục tiêu thu thập và phân
tích số liệu (xếp hạng vài loại biểu đồ). Dĩ nhiên, trong một cuộc PRA sẽ không
sử dụng tất cả các kỹ thuật này. Nhóm cơng tác sẽ chọn lựa các kỹ thuật phù hợp
mục đích và hữu dụng nhất cho từng cuộc PRA, và sẽ thử nghiệm, sáng tạo và
điều chỉnh khi cần thiết.
+ Xem xét số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các nguốn thơng tin có liên quan đến vùng hoặc vấn đề dự
định sẽ làm PRA và có sẵn dưới các hình thức xuất bản hoặc khơng xuất bản
(như các báo cáo, thống kê, bản đồ, không ảnh, phim ảnh). Dựa vào kết quả
của tham khảo số liệu thứ cấp như những nghiên cứu trước đã được thực hiện,
những kết quả, những số liệu về điều kiện tự nhiên, sinh học, kinh tế xã hội của
một khu vực rộng lớn, các số liệu thí nghiệm, các điều tra khảo sát về thị trường
... là nguồn cung cấp thông tin rất tốt cho mô tả điểm.
Các nguồn thông tin thứ cấp hình thành nền thơng tin cơ bản cho việc thu
thập thông tin mới. Khi biết được các thơng tin đã có sẵn, nhóm cơng tác sẽ
tiết kiệm được rất nhiều thời gian (vì khơng phải thu thập những thông tin ấy
nữa). Các nguồn thông tin thứ cấp cũng hữu ích để làm rõ tiêu đề của PRA và
hình thành các giả thuyết (để kiểm định) bằng cách xem xét những gì đã được đề
cập liên quan đến đề tài và những gì cịn thiếu từ các nguồn thông tin này. Các
nguồn thông tin cần được xem xét trước khi thực hiện công tác thực địa dưới
dạng:
-

Số liệu thống kê ở cục thống kê, các cơng trình khoa học, các tổng kết

phát triển nông nghiệp hàng năm

54



-

Kiến trúc hạ tầng: vị trí điểm, đường sá, giao thơng.

-

Đặc điểm về đất đai: Tổng diện tích, diện tích canh tác, nguồn nước tưới,

địa hình, loại đất, sa cấu, những mơ hình canh tác chủ yếu trên từng loại đất.
-

Xã hội: Dân số, số lao động. Những phương tiện phục vụ sản xuất như

điện, máy bơm nước, máy kéo, máy suốt lúa, cơ sở gia súc lớn.
-

Số liệu khí tượng thủy văn là những số liệu có thể tham khảo được ở sở

thống kê ở các tỉnh.
-

Các loại bản đồ có thể tham khảo tại sở nơng nghiệp hay sở địa chính

gồm có:
-

Bản đồ khơng ảnh, địa hình, sử dụng đất đai, hiện trạng về tính thích nghi

cây trồng, bản đồ sinh thái nơng nghiệp.

Có 4 loại bản đồ thường được sử dụng đó là:
-

Bản đồ mộc: để biết ranh giới hành chính và những cột mốc đặt biệt ở

điểm nghiên cứu.
-

Bản đồ địa hình và thủy văn: được phân trên cơ sở đất và nước và dùng để

mô tả điều kiện tự nhiên tại điểm nghiên cứu.
-

Bản đồ xã hội: để hiểu biết về phân bố quần cư và đặc điểm xã hội như tín

ngưỡng, dân tộc, chợ trường học,.v.v... tại điểm nghiên cứu.
-

Bản đồ hiện trạng sản xuất: thông thường hiện trạng sản xuất sẽ tùy thuộc

điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Đặc điểm mỗi loại cây trồng và vật ni
sẽ thích hợp với một điều kiện tự nhiên nhất định, nhưng để chọn loại cây trồng và
vật nuôi nào để canh tác sẽ tùy thuộc tình trạng kinh tế - xã hội của nơng dân nơi
đó. Do vậy, bốn loại bản đồ kể trên khi chồng lấp lên nhau sẽ giải lý cho chúng
ta biết nơng dân đang canh tác gì và tại sao nông dân làm như thế.
-

Các biểu đồ.

-


Các bảng số liệu, bảng liệt kê.

-

Các đoạn tóm tắt ngắn.

-

Bản sao các bản đồ và hình ảnh.

Cần lưu ý :
-

Khơng dành q nhiều thời gian để xem xét các số liệu thứ cấp mà nên

55


dành nhiều cho công tác thực địa.
-

Không cả tin (biết hồi nghi) và biết phê phán.

-

Tìm kiếm những thơng tin cịn thiếu.

-


Khơng nên đem tồn bộ số liệu có từ trước vào sử dụng cho nghiên cứu

mà phải biết chọn lọc, đối chiếu, quy đổi, kiểm chứng trước khi sử dụng.
+ Quan sát trực tiếp
Một nguy cơ khi thực hiện PRA là bị đánh lừa (mất phương hướng) bởi
những chuyện hoang đường, tin đồn, chuyện "ngồi lê đôi mách". Người dân
thường có niềm tin về các giá trị và hoạt động của họ vốn không phù hợp với
thực tế. Thường người ta hay nói về một thói quen, mà khi thăm dị những lần đã
thực hiện trong q khứ thì phát hiện rằng nó sai lầm hoặc thậm chí chưa hề
được thực hiện bao giờ. Do vậy, quan sát trực tiếp các chỉ tiêu quan trọng để
hỗ trợ và kiểm tra chéo các kết quả là rất cần thiết. các chỉ tiêu (vật chỉ thị) cũng
có thể được dùng để tạo nên các câu hỏi tại chỗ để hỏi các thành viên cộng đồng
mà không cần chuẩn bị các câu hỏi chính quy trước.
Quan sát trực tiếp là quan sát một cách có hệ thống các sự vật, sự kiện, tiến
trình mối quan hệ, hoặc con người và ghi nhận những gì quan sát được. Quan
sát trực tiếp là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của người
được phỏng vấn. Dùng bảng liệt kê các câu hỏi chủ chốt (checklist) để thực hiện
các cuộc quan sát một cách có hệ thống.
Các bước:
- Suy nghĩ về mục tiêu và các chủ đề rộng của cuộc PRA.
- Xác định các "vật chỉ thị" mà ta có thể đánh giá qua quan sát trực tiếp.
- Soạn bảng kê các câu hỏi chủ chốt dựa trên các vật chỉ thị nêu trên.

Các cách quan sát trực tiếp
- Đo đếm: Sử dụng thước cân hoặc các dụng cụ khác để đo đếm trực tiếp tại

thực địa như kích thước thửa ruộng, trọng lượng sản phẩm (vật nuôi, cây trồng)
thu hoạch, khối lượng gỗ, củi.
- Sử dụng vật chỉ thị: Bất kỳ sự vật, sự kiện, quá trình hay mối quan hệ có


quan sát trực tiếp đều có thể được sử dụng như "vật chỉ thị" cho một vài biến

56


khác khó hoặc khơng thể quan sát được (ví dụ như loại nhà ở là vật chỉ thị mức
độ giàu nghèo của một nông hộ). Các vật chỉ thị cần có giá trị, chuyên biệt đáng
tin cậy, phù hợp, nhạy cảm, có hiệu quả về mặt chi phí và thời gian.
- Ghi chép: Ghi chép dưới nhiều dạng như sổ ghi chép, phiếu ghi chép,

biểu đồ hình ảnh, bộ thu thập các mẫu vật (ví dụ như hoa màu bị sâu bệnh, đồ
chơi).
- Địa điểm quan sát: Có thể thực hiện các quan sát trực tiếp tại chợ, trên

phương tiện vận chuyển (xe buýt, taxi, xe lửa), nơi làm việc, nhà ở, trạm y tế,
trường lớp, thời gian trước và sau các cuộc họp quần chúng, các địa điểm giải trí,
hiệu cắt tóc.
- Sử dụng biểu kê câu hỏi kiểm tra. Sử dụng các biểu này trong quan sát để

đảm bảo rằng việc quan sát được thực hiện một cách có hệ thống, và kết quả
quan sát ở nhiều nơi có thể so sánh nhau được.
- Sử dụng mọi giác quan: Khi quan sát cần vận dụng mọi giác quan (thị

giác, xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác) và tham gia chia sẻ trong các hoạt
động của cộng đồng.
- Quan sát các sự kiện phức tạp: Khi quan sát các sự kiện phức tạp (như các

buổi hành lễ, các sự kiện thể thao), nhóm cơng tác cần có kế hoạch và phân công
cụ thể cho các thành viên để có nhiều "góc nhìn". Những người quan sát
(thành viên nhóm cơng tác) khác nhau có thể tập trung vào các nhóm người

khác nhau, như phụ nữ, nam giới, trẻ con, hoặc các du khách.
- Quan sát y phục: Các loại y phục khác nhau có thể phản ảnh sự khác biệt về

thân phận, giai cấp (tầng lớp), tình trạng giàu nghèo, dân tộc, tơn giáo hoặc tư
cách chính trị.
LƢU Ý:
Quan sát trực tiếp xứng đáng được xem là một bộ phận quan trọng của bất kỳ
một cuộc PRA nào. Tuy nhiên, không nên sử dụng chỉ một công cụ quan sát
trực tiếp. Những người không thành thạo (sử dụng công cụ này) và những người
không quen thuộc vùng công tác có thể diễn giải sai lầm những gì quan sát được.

57


+ Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI)
Phỏng vấn bán cấu trúc là một trong những cơng cụ chính được dùng trong
PRA. Đây là hình thức có hướng dẫn (được dẫn dắt qua đối thoại với người
được phỏng vấn) với chỉ một vài câu hỏi được xác định trước. Phỏng vấn của PRA
không sử dụng biểu điều tra nhưng cần nhất là một danh mục các câu hỏi chủ
chốt như là một bảng hướng dẫn linh hoạt. Ngược lại với điều tra chính quy bằng
biểu điều tra (tất cả câu hỏi đều đã được định sẵn), trong SSI nhiều câu hỏi sẽ
được hình thành trong quá trình điều tra (như trong các cuộc phỏng vấn của nhà báo).
Nếu trong quá trình điều tra thấy rõ ràng vài câu hỏi (định trước trong danh mục)
khơng phù hợp thì có thể bỏ các câu hỏi ấy. Các câu hỏi thường đến qua sự đối đáp
của người được phỏng vấn, việc sử dụng các phương pháp xếp hạng, việc quan sát
các sự vật xung quanh, và từ kiến thức và kinh nghiệm của bản thân nhóm cơng
tác PRA. SSI có các loại như sau:
- Các loại SSI:
Phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn cá nhân để thu các thông tin đại diện. Thông tin
thu được trong các cuộc phỏng vấn cá nhân mang nhiều tính cá nhân (riêng tư)

hơn phỏng vấn tập thể (nhóm), và nó có thể phát hiện những xung đột trong nội
bộ cộng đồng vì người trả lời cảm thấy họ có thể nói tự do hơn khi khơng có sự
hiện diện của những người láng giềng.
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng lẻ với những người được chọn
(một cách "cơ hội" - ngẫu nhiên) có mục đích. Những nơng dân được chọn
phỏng vấn nên bao gồm những người lãnh đạo nông dân, nông dân "đổi mới" là những nông dân đã thử nghiệm các kỹ thuật được khuyến cáo hoặc đã phát
triển thành công các kỹ thuật cải tiến, phụ nữ là thành viên gia đình hoặc chủ hộ,
nơng dân tiêu biểu cho những hệ thống canh tác chủ yếu trong vùng, nông dân đã
từ chối (không áp dụng) các kỹ thuật mới. Phỏng vấn một số các nông dân khác
nhau về cùng một chủ đề sẽ nhanh chóng phát hiện hàng loạt ý kiến, thái độ và
chiến lược. Nên tránh chỉ phỏng vấn nam giới (thiên lệch). Chỉ hỏi người nơng
dân về kiến thức và hành vi của chính họ chứ khơng hỏi họ nghĩ gì về kiến thức
và hành vi của người khác.

58


Nhiều cộng đồng có (ít nhất một) "người gây rắc rối" luôn không đồng ý với
mọi điều. Phản ứng (trả lời) của những người này có thể cung cấp những kiểm
tra chéo có giá trị và giúp phát hiện những cách nhìn hữu ích mà các cuộc phỏng
vấn khác khơng thể có được.
Phỏng vấn ngẫu nhiên những người qua đường: chẳng hạn trong khi đi
cũng có thể khám phá những thơng tin hữu ích và những quan điểm khơng ngờ.
Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu: Phỏng vấn những người này để
thu nhận những kiến thức đặc biệt. Người cung cấp thông tin chủ yếu (KI) là bất
cứ người nào có kiến thức đặc biệt về một chủ đề riêng biệt. Người cung cấp
thông tin chủ yếu (KI) là bất cứ người nào có kiến thức đặc biệt về một chủ đề
riêng biệt (chẳng hạn, người buôn bán - về việc vận chuyển và tín dụng, "bà đỡ" về các biện pháp kiểm sốt sinh đẻ, nơng dân - về thực tiễn canh tác). Các KI có
thể trả lời các câu hỏi về kiến thức và hành vi của người khác, và đặc biệt, về các
hoạt động của hệ thống (chủ đề, vấn đề) rộng hơn. Trong khi vẫn có những rủi

ro do "bị gạt" bởi những câu trả lời của KI, và cần phải kiểm tra chéo, những
KI là nguồn thơng tin chính của PRA. Những KI giá trị là những "người ngoài
cuộc" sống trong cộng đồng (như thầy cô giáo chẳng hạn) hoặc những người ở
các cộng đồng láng giềng (người ngồi cuộc có hiểu biết về cộng đồng), bao gồm
cả những người đã lập gia đình với (người trong) cộng đồng. Họ thường có cách
nhìn khách quan hơn về công việc của cộng đồng so với chính những thành viên cộng
đồng.
Phỏng vấn nhóm: Phỏng vấn nhóm (GI) để thu nhận thơng tin ở mức độ
cộng đồng. Phỏng vấn nhóm có nhiều ưu việt: nó tạo điều kiện để tiếp xúc
một lượng kiến thức rộng hơn, và cung cấp cơ hội tức thời để kiểm tra chéo
thơng tin thu nhận được từ những người trong nhóm. Tuy nhiên, khi nhóm q
đơng (hơn 20- 25 người), việc quản lý trở nên khó khăn vì họ có khuynh hướng
chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn.
Các cuộc GI khơng hữu ích cho việc thảo luận các thông tin nhạy cảm. Các
cuộc GI cũng có thể bị sai lầm nghiêm trọng khi người dân nghĩ (hoặc tin)
rằng người đặt câu hỏi có quyền quyết định phúc lợi hoặc thưởng phạt họ. GI có

59


thể phát hiện ý tưởng của người dân hơn là cái thực sự tồn tại, nhưng "tam giác"
về phương pháp và kiểm tra chéo thơng tin có thể tìm được bức tranh tồn cảnh.
Những người phỏng vấn cần khích lệ các ý kiến và quan điểm khác nhau và cố
tránh việc thúc ép phát biểu. Các cuộc nói chuyện khơng chính thức sau buổi họp
có thể rất hữu ích để thu thập thông tin từ những người không thể (do khơng có
điều kiện hoặc khơng có khả năng) diễn đạt ý kiến của mình trong cuộc phỏng
vấn nhóm. Các cuộc GI đòi hỏi việc chuẩn bị và lập kế hoạch của mình trong
cuộc phỏng vấn nhóm. Các cuộc GI địi hỏi việc chuẩn bọ và lập kế hoạch trước
chu đáo hơn so với các cuộc phỏng vấn cá nhân.
Thảo luận nhóm có trọng tâm

Thảo luận nhóm có trọng tâm nhằm để thảo luận chi tiết những chủ đề đặc
biệt. Một nhóm nhỏ (từ 6 đến 12 người) những người có kiến thức hoặc quan
tâm về những chủ đề cần thảo luận được mời tham gia vào nhóm có trọng tâm.
Một "người điều khiển" (người quản trò, người tạo thuận lợi để sự việc xảy ra)
cuộc thảo luận được chọn lựa sao cho đảm bảo cuộc thảo luận ấy không đi lệch
q xa chủ đề ban đầu và khơng để có người nào chiếm ưu thế (nói nhiều) trong
cuộc thảo luận.
SSI là phỏng vấn "dẫn dắt" với chỉ một vài câu hỏi được xác định trước và
các câu hỏi mới sẽ phát sinh trong quá trình phỏng vấn. Người phỏng vấn chuẩn
bị một danh sách các chủ đề và câu hỏi hơn là một biểu điều tra (bao gồm tất cả
những câu hỏi) cố định.
- SSI đƣợc thực hiện với:
- Cá nhân để thu thông tin tiêu biểu. Phỏng vấn một số cá nhân về cùng

một chủ đề (ví dụ như phụ nữ, nam giới, già, trẻ, người tham gia và người không
tham gia).
- Người cung cấp thông tin chủ yếu để có thơng tin đặc biệt. KI là những

người có kiến thức đặc biệt mà người khác khơng có (ví dụ như các "bà đỡ" về
các vấn đề sinh nở).
- Nhóm để thu thơng tin tổng qt ở mức độ cơng đồng.
- Nhóm có trọng tâm để thảo luận chi tiết về một chủ đề đặc biệt.

60


-

Hƣớng dẫn thực hiện với SSI:


- Nhóm phỏng vấn gồm từ 2 - 4 thành viên có chun mơn khác nhau.
- Bắt đầu với lời chào hỏi truyền thống và nói rõ nhóm phỏng vấn đến là để

học.
- Bắt đầu hỏi bằng cách đề cập đến những người hoặc những sự vật dễ thấy

được.
- Thực hiện phỏng vấn một cách khơng chính thức và xen các câu hỏi với

thảo luận.
- Cần (có đầu óc) cởi mở và khách quan.
- Để từng thành viên chấm dứt phần hỏi của mình (khơng chen ngang vào).
- Cẩn thận dẫn dắt đến những câu hỏi (về các vấn đề nhạy cảm).
- Phân công một người ghi chép (nhưng luân phiên, không cố định suốt

thời gian).
- Cần chú ý đến những tín hiệu "khơng lời" (thái độ, cử chỉ).
- Tránh những câu hỏi ngầm chứa câu trả lời và phán xét các giá trị.
- Tránh những câu hỏi có thể trả lời "có" hoặc "khơng".
- Cuộc phỏng vấn cá nhân không nên kéo dài quá 45 phút.
- Cuộc phỏng vấn nhóm khơng nên dài q 2 giờ.
- Mỗi người phỏng vấn cần có sẵn một danh mục các chủ đề và câu hỏi chủ

yếu.
Những lỗi thƣờng gặp của SSI:
- Không chăm chú nghe người dân nói.
- Lặp lại các câu hỏi (đã hỏi và được trả lời rồi).
- Giúp người được phỏng vấn đưa ra câu trả lời.
- Hỏi những câu hỏi mong lung mơ hồ.
- Hỏi những câu hỏi không nhạy cảm (những vấn đề người dân không quan


tâm).
- Không thực hiện kiểm tra chéo về một chủ đề.
- Không xem xét các câu trả lời (cả tin vào mọi điều).

61


- Hỏi những câu hỏi ngầm chứa câu trả lời.
- Để cuộc phỏng vấn kéo dài quá lâu.
- Khái quát hố q mức các kết quả tìm được (khái qt hố từ q ít

thơng tin).
- Dựa q nhiều vào những gì do các người khá giả, người có học vấn,

người lớn tuổi, và nam giới trình bày.
- Bỏ qua tất cả những gì khơng phù hợp với những ý tưởng và khái niệm

tiền định của người phỏng vấn.
- Cho quá nhiều gia trọng (xem nặng) các câu hỏi có chứa số liệu định

lượng (ví dụ như đưa ra câu hỏi: Ông nuôi được bao nhiêu con dê?).
- Ghi chép không hoàn chỉnh.

Hƣớng dẫn chi tiết thực hiện SSI:
Trước khi phỏng vấn:
- Cần chuẩn bị bản thân cho cuộc phỏng vấn. Bạn cần nắm rõ chủ đề để có

thể đưa ra các câu hỏi phù hợp và chứng tỏ mình quan tâm đến đối đáp của
người được phỏng vấn.

- Trong việc chọn lựa nhóm cơng tác, cần lưu ý rằng lứa tuổi, giới tính, thành

phần (giai cấp), dân tộc,... của các thành viên có thể ảnh hưởng đến chất
lượng thơng tin thu thập được (chẳng hạn như trong một số cộng đồng xã hội các
cán bộ phỏng vấn nữ thì phù hợp để phỏng vấn phụ nữ hơn là nam cán bộ).
- Thiết kế một đề cương sơ khởi cho cuộc SSI. Đề cương này sẽ được sửa

đổi trong quá trình công tác thực địa. Khởi đầu với những yêu cầu tổng quát về
một chủ đề nào đó và bổ sung các chi tiết, sâu hơn trong quá trình thực địa.
- Chọn mẫu điều tra: Chọn những người được phỏng vấn thích hợp với chủ

đề của cuộc phỏng vấn dựa vào kiến thức, tuổi tác, giới tính, địa vị, dân tộc,
v.v...Ghi nhận khái quát về sự phân tầng kinh tế xã hội của cộng đồng bằng
cách tìm vài người quen biết cộng đồng (thành viên cộng đồng hoặc cán bộ
phát triển cộng đồng) có thể vẽ một sơ đồ về cộng đồng chỉ rõ các xóm ấp và các
nhóm kinh tế xã hội, dân tộc và tôn giáo khác nhau. Để có được sự phân tầng
(khác biệt) chi tiết về kinh tế xã hội cần tiến hành xếp hạng giàu nghèo. Chọn

62


một số người để phỏng vấn từ các nhóm khác nhau (nam, nữ, già, trẻ) dựa vào
tính sẵn có (mẫu cơ hội).
- Giữ ở mức độ càng nhỏ càng tốt. Nhóm cơng tác nhỏ (ít thành viên), sổ ghi

chép nhỏ, ít sử dụng xe cộ (đi bộ càng tốt). Tránh "hội chứng thăm dò ý kiến",
các nghiên cứu viên lái xe đến gặp nông dân đang làm lụng trên đồng và nhảy ra khỏi
xe với sổ ghi chép trong tay sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn. Cố gằng hoà nhập
vào hoàn cảnh địa phương (nhập gia tuỳ tục) càng nhiều càng tốt, đó là chiến
lược tốt nhất.

- Cần lưu ý đến thời gian biểu hàng ngày của các thành viên cộng đồng.

Chọn thời gian phỏng vấn sao cho không ảnh hưởng đến những hoạt động
quan trọng của người được phỏng vấn. Sử dụng thời gian giữa các cuộc phỏng
vấn cho các hoạt động khác của PRA (như quan sát, vẽ sơ đồ, phân tích).
Trong khi phỏng vấn
- Cần nhạy cảm và kính trọng dân. Lấy một cái ghế và ngồi cùng mức độ với

những người được phỏng vấn, không ngồi cao hơn họ, và bắt đầu câu chuyện
bằng những lời xã giao thông dụng (được chấp nhận) ở địa phương. Phải tuyệt
đối tránh những cử chỉ tỏ ra coi thường hoặc khơng tin vào những gì các thành
viên cộng đồng trình bày, như cười cợt giữa các thành viên nhóm cơng tác hoặc
ngay cả phê bình các câu trả lời của người được phỏng vấn. Hành vi khơng phù
hợp có thể đưa đến kết quả khơng chính xác.
- Sử dụng cùng ngôn ngữ với người được phỏng vấn (tiếng địa phương, dân

gian) để giảm bớt sự ngăn cách. Có các thành viên cộng đồng tham gia trong
nhóm cơng tác sẽ đảm bảo là các câu hỏi phù hợp và xây dựng theo cách có ý
nghĩa và nhạy cảm. Sử dụng "cách đóng vai" để tìm ra ngơn ngữ đúng.
- Cuộc phỏng vấn nên là cuộc đối thoại hoặc quá trình mà các thông tin quan

trọng sẽ phát triển theo câu chuyện. Chất lượng thông tin thu được tùy thuộc
phần lớn vào quan hệ giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin. Hãy
gây niềm tin nơi họ bằng cách thể hiện sự quan tâm đến những gì quan trọng đối
với họ.
- Quan sát: Lưu ý quan sát các mô hình, hành vi, các dị biệt và những việc

63



khơng bình thường. Quan sát các chỉ thị "khơng lời" như các biểu hiện trên mặt,
sử dụng không gian (khoảng cách giữa người phỏng vấn và người được phỏng
vấn), điệu bộ, âm giọng, sờ mó, và tiếp xúc bằng mắt vì chúng có thể biểu lộ phần
lớn các mối quan tâm hay e ngại của người được phỏng vấn và cung cấp những
đầu mối giá trị để giải thích các câu trả lời. Trong thực tế, quan sát và phỏng vấn
hầu như được thực hiện chung nhau. Tuy nhiên, khi ghi chép cần phân biệt rạch
rịi những gì quan sát được và những gì người được phỏng vấn trả lời để dễ dàng
phân tích sự việc sau này. Điều đó có thể đạt được bằng cách chia trang giấy của
sổ ghi chép thành 2 cột, một cho phần đối đáp và một cho phần quan sát.
- Thu thập các cách phân loại, thuật ngữ, hình vẽ (đặc biệt của trẻ con, có thể

đề nghị chúng vẽ về một chủ đề nào đó), các bài thơ, bài hát, truyện dân gian,
các thành ngữ và tục ngữ của địa phương.
- Câu hỏi: Có thể xây dựng các câu hỏi dựa vào:

+ Danh mục các chủ đề và câu hỏi chủ chốt.
+ Thông tin hiện có về cộng đồng (các báo cáo và thống kê).
+ Các bản đồ, không ảnh, và các biểu đồ khác.
+ Quan sát trực tiếp
- Các câu hỏi: Ai? Tại sao? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Thế nào? khi được sử

dụng đúng đắn luôn tạo ra nhiều thông tin cho người phỏng vấn PRA. Không
phải tất cả 6 câu hỏi trên đều được hỏi cho bất kỳ một vấn đề đặt ra, mà người
phỏng vấn cần nhớ trong đầu để đảm bảo khơng có vấn đề quan trọng nào bị
bỏ quên. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng câu hỏi "Tại sao?" vì chúng có thể đặt
người cung cấp thơng tin ở vào thế bị động và có thể ngưng cung cấp thơng tin.
- Trình bày các câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và hướng tới

việc phát hoạ ra nhiều chi tiết rõ ràng. Không hỏi nhiều (hơn một) câu hỏi cùng
lúc.

- Bắt đầu cuộc phỏng vấn với 1 câu hỏi bao quát để người đối thoại có thể

thảo luận với cách hiểu riêng của họ chứ không phải theo cách hiểu của người
phỏng vấn. (Câu hỏi được thu hẹp sẽ xác định phạm vi đề tài và giới hạn các câu trả
lời có thể có). Sau đó tiếp tục các câu hỏi đặc biệt để nắm được chi tiết

64


hơn và hiểu sâu hơn. Thí dụ: sau khi hỏi "Ông bà cho biết khái quát về các loại
cây trồng trong vùng và ông bà sử dụng chúng để làm gì?" tiếp tục với các câu hỏi
để biết rõ hơn về việc sử dụng các loài cây trồng.
Tuy nhiên đối với các đề tài nhạy cảm, hoặc trong trường hợp người được
phỏng vấn rất thích một đề tài nào đó, thì cần mở đầu với câu hỏi thu hẹp vì câu
hỏi bao quát có thể dẫn đến một cuộc phỏng vấn mà tất cả câu hỏi tiếp theo sẽ bị
thiên lệch theo câu trả lời đầu tiên. Thí dụ nên hỏi "Hạn hán vừa qua có tác động
gì đến cuộc sống của ơng bà?", Ơng bà đã sống như thế nào trước khi xảy ra
hạn hán?" "Điều gì xảy ra cho ông bà trong lúc bị hạn hán".
- Các câu hỏi cần đưa ra theo cách đòi hỏi phải giải thích (câu hỏi mở) hơn là

để cho người được phỏng vấn trả lời "có" hoặc "khơng".
- Đừng đưa ra câu hỏi có tính hướng dẫn. Các câu hỏi có tính hướng dẫn làm

cho việc kiểm tra chi tiết sau này gặp nhiều khó khăn và làm cho các câu trả lời
ít đáng tin cây hơn. Thí dụ: khơng nên hỏi "Tại sao tiêm chủng cho trẻ em là
quan trọng?" mà nên hỏi "ơng bà nghĩ gì về việc tiêm chủng cho trẻ em?" khơng
nên hỏi "ơng bà trồng mía vào tháng 7 phải không?" mà nên hỏi "Khi nào ông
bà trồng mía?".
- Tránh đưa ra kết luận đối với người được phỏng vấn hoặc tránh giúp họ


hoàn thành câu của họ ngay khi họ có thể gặp khó khăn để tự trình bày. Người
dân địa phương có cách riêng để diễn đạt ý tưởng của mình, cần khuyến khích họ.
- Tránh dạy hay khuyên bảo người dân: tính cách này không phù hợp với

PRA. Cần thay đổi quan niệm về vai trò: người phỏng vấn đến là để học cùng
với người dân địa phương chứ không phải để dạy họ.
- Cần hướng dẫn cẩn thận đối với các vấn đề quan trọng và nhạy cảm. Nếu

cần thiết phải tiếp xúc với người cung cấp thông tin nhiều lần để tạo mối quan hệ
tốt trước khi thảo luận các vấn đề nhạy cảm hơn. Chọn các chỉ tiêu đại diện cho
các chỉ tiêu nhạy cảm (thí dụ: chỉ tiêu trong gia đình và ghi các nguồn thu thập
là các chỉ tiêu đại diện cho số thu nhập của hộ gia đình).
- Kiểm tra thông tin. Kiểm tra chéo trong khi phỏng vấn là để thu thập thông

tin chi tiết và sâu sắc hơn. Để có thể kiểm tra, cần nghe rõ những gì được nói,

65


hỏi thêm các thông tin hỗ trợ và chi tiết sâu hơn. Các sách lược kiểm tra khác
nhau bao gồm:
+ Thể hiện sự quan tâm và động viên bằng gật đầu hoặc nói “đúng” “vâng”
+ Dừng đơi chút để người phỏng vấn bổ sung thông tin, nhưng không dừng quá lâu
vì có thể gây ra lúng túng cho họ.
+ Nhắc lại câu hỏi theo cách khác (Ví dụ: "Các mối nguy hiểm đối với các
con của ơng là gì?", "Ơng bà có khó khăn gì trong việc chăm sóc con cái?", "Ơng
bà lo lắng điều gì nhất có thể ảnh hưởng đến con cái ông bà?").
+ Sử dụng các câu hỏi trung gian như: "Ơng bà có thể nói thêm về điều đó
khơng?", "Ơng bà có thể cho ví dụ được khơng ?", "Ơng bà có thể giải thích điều
đó được không?".

+ Sử dụng các so sánh tương đồng, tương phản, hoặc thay đổi các "kiểu"
thu thập thông tin: phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn người cung
cấp thông tin chủ yếu.
- Cần cân nhắc câu trả lời và đừng dựa vào q ít người cung cấp thơng tin.

Những cảm nhận đầu tiên thường bị sai lệch. Nên kiểm tra sự hiểu biết của mình
về một vấn đề, thuật ngữ hoặc khái niệm bằng cách sử dụng hoặc mô tả lại trong
các cuộc thảo luận và phỏng vấn tiếp sau. Nếu bạn hiểu sai, người cung cấp thông
tin có thể sửa chữa cho bạn.
- Ghi chép, ghi chép tốt, chi tiết và đầy đủ (có thể tốc ký) là yêu cầu cần thiết

cho một cuộc PRA. Đánh số các câu hỏi và đánh dấu các câu trả lời một cách
rõ ràng. Chỉ định một thành viên của nhóm phỏng vấn (luân phiên) làm nhiệm vụ
ghi chép sẽ giúp cho các thành viên khác của nhóm tập trung vào việc phỏng vấn.
Cần thiết kế công cụ ghi chép (mẫu biểu, biểu đồ) sao cho dễ dàng phân tích
thơng tin này.
- Ghi chép những gì được nói và những gì nhóm nhìn thấy, nhưng khơng kết

hợp sự phỏng đốn riêng.
- Trong trường hợp việc ghi chép gặp khó khăn hoặc khơng thể thực hiện

được ngay tại hiện trường thì cần nhớ lại và ghi chép nhanh một số vấn đề ngay
sau khi phỏng vấn hoặc quan sát. Trong ngày (chiều, tối) sẽ ghi chép lại đầy đủ

66


và chi tiết những gì đã ghi sơ bộ ở hiện trường, nếu để lâu sẽ quên mất thông tin.
- Kết thúc cuộc phỏng vấn một cách lịch sự và cảm ơn người được phỏng


vấn, người cung cấp thông tin.
+ Phỏng vấn ngƣời am tƣờng vấn đề (KIP)
Đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin từ nông dân thực
hiện cho việc mơ tả điểm nghiên cứu có điều tra phỏng vấn. Có nhiều cách để
thu thập thơng tin và phương pháp hỏi những người am hiểu sự việc (Key
informant Pnel), về một chuyên đề nào đó, là một phương pháp thơng dụng để
tìm hiểu thêm hoặc kiểm chứng những thơng tin đã có từ trước, hoặc đối chiếu
những thông tin thu thập được qua điều tra phỏng vấn chính thức.
* Phương pháp KIP là gì?
Phương pháp thu thập thơng tin từ một nhóm người am hiểu về một chuyên đề
nào đó gọi tắt là KIP. KIP là phương pháp thảo luận nhóm gồm những người am
hiểu về sự việc khác nhau được tập hợp trong một cuộc tọa đàm về những sự
kiện, những chuyên đề, hoặc những thơng tin khác trong một cộng đồng, mà
cộng đồng
này có thể là một xã hội, một tổ chức, hoặc là một cơ quan nào đó.
* Tiến trình phương pháp KIP
Thành phần địa phương tham gia. Số người lý tưởng là từ 7 đến 15 người.
Những người có thể tham gia nhóm KIP bao gồm:
+ Nơng dân.
+ Nhà bn bán.
+ Chủ ngân hàng.
+ Chủ nhiệm hợp tác xã.
+ Chính quyền xã.
+ Nhân viên khuyến nông địa phương.
+ Thầy giáo.
-

Tổ chức phỏng vấn: Nhóm chuyên gia liên ngành lần lượt thảo luận, trao

đổi, hỏi người tham gia về các vấn đề thuộc các lĩnh vực liên quan. Xác định

lại những khó khăn trở ngại trong sản xuất hiện tại, những triển vọng trong

67


tương lai bằng các dữ liệu vừa thu thập được qua cuộc điều tra.
*

Lợi ích của thảo luận nhóm KIP

-

Mọi người tham gia và dự phần tích cực hơn trong việc thu nhập và phân

tích dữ liệu.
-

Cung cấp thêm dữ kiện sau giai đoạn phác thảo phiếu điều tra bằng việc

tăng mức chính xác của thuật ngữ.
-

KIP tốn ít tiền, dễ làm và thu nhập rộng rãi nhiều loại thông tin khác

nhau.
-

Cung cấp thơng tin chính xác và đáng tin cậy như: Sự việc có tính đại

chúng hoặc có thể quan sát trực tiếp và những đặc điểm nổi bật của cộng đồng.

-

Khơng có câu hỏi gây tranh luận, bàn cãi.

* Nhược điểm của phương pháp KIP
- Những ý kiến cực đoan và những ý kiến khác thường hoặc những ý kiến hay

sẽ bị triệt tiêu vì cần có sự nhất trí.
- Phương pháp này cần người có đủ trình độ suy nghĩ lẫn ăn nói. Do đó, có thể

bị chế ngự bởi những người có học cao hoặc lanh lợi.
- Người điều khiển thảo luận cũng cần phải đủ bản lãnh trong việc điều

phối, gợi ý.
- KIP cung cấp câu trả lời kém chính xác cho câu hỏi.
- Thơng tin không thể trực tiếp quan sát như là chất hữu cơ.
- Cần phải đánh giá rõ, phán đoán.
- Về lối xử thế tiêu biểu của cá nhân, hoạt động hoặc những mối quan hệ xã

hội.
+ Sơ lƣợc lịch sử
Bản sơ lược lịch sử cho biết các thông tin quan trọng để hiểu biết tình hình
hiện tại của một cộng đồng (thí dụ mối quan hệ nhân quả giữa quyền sở hữu
ruộng đất đến sự xói mịn đất hay suy thối rừng). Nó cho ta cái nhìn khái lược về
các sự kiện lịch sử chủ yếu của một cộng đồng và tầm quan trọng của chúng với
tình hình hiện tại. Các sự kiện có thể là: xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá,
trường học, kinh mương, điện lực ...

68



- Hƣớng dẫn xếp hạng
- Để dân tự làm theo cách của họ.
- Để dân sử dụng các đơn vị đo đếm riêng của họ.
- Sử dụng tên gọi riêng, cách định danh, cách phân hạng của họ cho tất cả

những gì được đưa ra xếp hạng.
- Cần xem xét việc sử dụng các trò chơi địa phương để thực hiện việc xếp

hạng.
- Kiểm tra lý do để sắp đặt thứ tự xếp hạng.
- Cần chuẩn bị trước và kiên nhẫn khi thực hiện.

+ Mặt cắt
Bản đồ mặt cắt là bản vẽ một mặt cắt ngang xuyên qua một vùng hay một
khu đất trên ấy có mơ tả những đặc điểm chủ yếu về hoạt động sản xuất, các
nguồn tài nguyên đất, nước, cây trồng, vật nuôi, tôm cá, thuỷ sản, cùng những hạn
chế trở ngại và những cơ hội triển vọng phát triển.
Bản đồ mặt cắt rất thông dụng trong việc mô tả hệ sinh thái nông nghiệp
cũng như giúp hiểu được các hoạt động sản xuất chủ yếu trong vùng hay trong
một nông trại riêng lẻ.
- Các bƣớc tiến hành
Để thực hiện bản đồ mặt cắt, điều cần thiết là phải thực hiện dã ngoại. Có thể có
được các thơng tin cơ bản càng tốt, bởi vì bản đồ mặt cắt là bức tranh tồn cục
thu nhỏ mơ tả tất cả những hoạt động sản xuất, những chi tiết về các nguồn
tài nguyên, những thuận lợi, hạn chế của một nơng hộ, một vùng sản xuất.
- Tìm các thành viên cộng đồng có kiến thức sẵn lịng tham gia một cuộc đi bộ

trong làng và các vùng xung quanh.
- Thảo luận với họ về các yếu tố cần vẽ trong mặt cắt (địa hình, đất đai, hoa


màu, cách sử dụng đất, nguồn nước,...) và tuyến đường sẽ đi (đảm bảo phản ánh
đầy đủ tính đa dạng của vùng nghiên cứu).
- Đi khảo sát mặt cắt cùng với các thành viên cộng đồng: quan sát hỏi han

nghe ngóng (nhưng khơng giảng dạy họ), thảo luận các khó khăn thuận lợi.
- Xác định các vùng nông nghiệp và tự nhiên chủ yếu, phác họa các đặc điểm

69


nổi bật. Đối với mỗi vùng cần mô tả: loại đất và địa hình, nguồn nước, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, cây trồng (và cây mọc tự nhiên), vật nuôi (bao gồm thuỷ sản),
các khó khăn và giải pháp, các thuận lợi.
- Vẽ mặt cắt và kiểm tra lại mặt cắt cùng với những người hiểu biết (KI)
- Lợi điểm của bản đồ mặt cắt
- Sử dụng bản đồ mặt cắt để mô tả hoạt động sản xuất là bức tranh toàn cục

của một vùng sản xuất hay một khu đất của nơng hộ.
- Nhìn vào bản đồ có thể hình dung được tất cả những hoạt động sản xuất của

một gia đình hay của một vùng nghiên cứu.
- Là phương pháp giúp đánh giá nhanh nông thôn thông qua các chỉ tiêu về

khó khăn trở ngại và những cơ hội triển vọng.
- Nơng dân có thể nhìn vào bản đồ hình dung được tất cả những mặt sản xuất

của nơng hộ mình hay của người khác hay của một vùng đất.
- Cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nơng dễ dàng hình dung, hiểu rõ, nắm


bắt được vấn đề tồn tại ở địa phương hay của một gia đình.
- Nhƣợc điểm của phƣơng pháp
- Khơng thể giải thích được tất cả chi tiết do kích thước giới hạn của hình vẽ.
- Nếu nhà nghiên cứu đi trên đường không gặp được những chi tiết thú vị

hoặc đa dạng, bản đồ mặt cắt trở nên nghèo nàn, đơn điệu, không mô tả đúng
hiện trạng sản xuất.
- Chỉ mô tả được phần nổi, phần thấy được, những chi tiết không không thấy

được về kinh tế, xã hội không được thể hiện rõ ràng.
- Liên hệ giữa bản đồ mặt cắt với các phƣơng pháp khác
- Mặt cắt sinh thái chỉ rõ ra những loại cây trồng, vật nuôi trên những địa

hình, những hệ thống tài nguyên khác nhau của một vùng hay của một nông hộ.
- Bản đồ mặt cắt cịn có quan hệ gần gũi với phương pháp chẩn đốn và xác

định những khó khăn, trở ngại trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp.
- Bản đồ mặt cắt có liên hệ với những biểu đồ, sơ đồ biểu diễn lịch canh tác

trong năm, mối liên hệ tương hổ giữa các hoạt động sản xuất khác nhau, những
số liệu về mức đầu tư kể cả trong lẫn ngoài hệ thống, về việc tiêu thụ và sử dụng

70


sản phẩm.
+ Lịch thời vụ
Lịch thời vụ là loại lịch chỉ rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận lợi trong
suốt chu kỳ hàng năm dưới dạng biểu đồ. Đó thực sự là một chuổi các biểu đồ khác
nhau được thể hiện trên một tờ giấy. Nó giúp xác định các tháng khó khăn nhất

hoặc có thể bị thiệt hại nhất, hay các thay đổi quan trọng khác có tác động đến
cuộc sống của người dân.
Lịch thời vụ có thể đƣợc sử dụng để tóm lƣợc các việc nhƣ:
-

Thời vụ ở địa phương.

-

Khí hậu (lượng mưa và nhiệt độ).

-

Thứ tự gieo trồng hoa màu (từ khi trồng đến khi thu hoạch) và sâu bệnh.

-

Chăn nuôi gia súc (sinh sản, cai sữa, bệnh, cho ăn, vận chuyển, bán...).

-

Các hoạt động tạo ra thu nhập, lượng thu nhập và chi tiêu, nợ tiết kiệm.

-

Nhu cầu lao động cho nam, nữ, trẻ con và khả năng cung cấp lao động.

-

Bệnh tật.


-

Chủng loại và số lượng thức ăn, chất đốt.

-

Giá cả thị trường.

-

Các sự kiện xã hội, lễ hội,...

+ Biểu đồ tổ chức (biểu đồ Venn)
Biểu đồ mối quan hệ cho thấy những nguyên nhân, kết quả và các mối quan
hệ giữa các biến chủ yếu (quan hệ nhân quả).
Ví dụ:
- Mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hố và khí hậu đến sự

suy thối mơi trường.
- Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội,… đến tình hình đói

nghèo.
- Sơ đồ tổ chức.

- Biểu đồ Venn
Biểu đồ Venn chỉ rõ các tổ chức và cá nhân chủ yếu trong một cộng đồng
cùng mối quan hệ và tầm quan trọng của họ đối với việc xây dựng quyết định.

71



Các bước:
- Thu thập thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp, các cuộc phỏng vấn nhóm

hoặc những người cung cấp thông tin chủ yếu.
- Xác định các tổ chức và cá nhân chủ yếu chịu trách nhiệm đối với các

quyết định trong một cộng đồng hay tổ chức.
- Vẽ (cắt) các vòng tròn tiêu biểu cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức, kích cỡ của

vịng trịn chỉ rõ mức độ quan trọng hoặc phạm vi của mỗi tổ chức, cá nhân.
- Xác định mức độ quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân: sắp xếp các vòng, tròn

như sau:
+ Vịng trịn riêng rẽ = khơng có mối quan hệ.
+ Vịng trịn tiếp xúc nhau = thơng tin được trao đổi.
+ Vịng trịn chồng lắp nhau = có hợp tác trong việc xây dựng quyết định
(mức độ chồng lắp càng nhiều = hợp tác càng đáng kể, chặt chẽ hơn).
Lưu ý: Khuyến khích các thành viên cộng đồng xây dựng biểu đồ riêng của
họ.

CQ xã
Chồ
m
Chủ vật

CQ ấp
Cộng
đồng

Cán
bộ kỹ

Tổ liên

Hình 5.1 Mối quan hệ giữa cộng đồng và các tổ chức (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998)
+ Xếp hạng phân loại giàu nghèo

72


×