Chương 4: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
1. Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về đối tượng, nhiệm vụ, lược sử
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các quy tắc phân loại, danh pháp phân loại, các
quan điểm phân chia sinh giới và các nhóm thực vật.
2. Nội dung chương
2.1. Đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của phân loại học thực vật
Đối tượng của Phân loại học thực vật là giới thực vật vô cùng đa dạng, bao gồm
các cá thể và các quần thể khác nhau.
Còn nhiệm vụ của Phân loại học thực vật là phân loại và sắp xếp chúng theo hệ
thống tiến hoá tự nhiên.
Việc phân loại các cây cối, làm sáng tỏ mối quan hệ thân thuộc giữa chúng
không những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà cịn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn,
góp phần vào việc cải tạo, sử dụng những cây có lợi, tiêu diệt các cây có hại. Phân loại
học thực vật là cơ sở chủ yếu của các nghiên cứu sinh học về thực vật như Sinh thái,
Tài nguyên, Di truyền chọn giống, Sinh lý, Sinh hóa… Nhờ có phân loại học giúp ta
hiểu được tính đa dạng của sự sống, nghĩa là sự khác biệt giữa các sinh vật được xuất
hiện do kết quả của sự tiến hố thích nghi. Phân loại học vì vậy là một nhánh chính của
Sinh học, là một trong những lĩnh vực cơ sở của Sinh học, “đó là một trong những
nhánh quan trọng, và là một trong những nhánh có ích lợi nhất của khoa học Sinh vật.
Khơng có một mơn học nào khác có thể dạy chúng ta nhiều hơn thế về thế giới mà
chúng ta đang sống” (theo E. Mayr).
2.2. Lược sử phát triển môn phân loại học thực vật
Sự phát triển của Phân loại học thực vật gắn liền với sự phát triển của toàn bộ
tri thức về thực vật của con người. Có thể chia q trình phát triển của phân loại học
thực vật thành 3 thời kỳ:
2.2.1. Thời kỳ phân loại nhân tạo
Kéo dài từ thời Trung cổ đến thời kỳ Phục hưng. Nhìn chung, các hệ thống phân
loại trong thời kỳ này đều mang tính chất nhân tạo vì việc xây dựng hệ thống chỉ dựa
55
vào một, hai tính chất được chọn lựa một cách tùy ý, chủ quan của mỗi tác giả, vì vậy
chưa phản ánh được các nhóm tự nhiên của thực vật. Và người ta cũng chưa đề ra các
nguyên tắc và phương pháp phân loại, vì vậy phân loại thực vật cũng chưa trở thành
một mơn khoa học. Tiêu biểu có các tác giả như: - Théophraste (371 - 286 trước Công
nguyên (CN)), Plinus (79 - 24 trước CN), Dioscoride (20 – 60 sau CN), Caesalpine
(1519-1603), J. Ray (1628 - 1705), Tournefort (1656 - 1708), Linnée (1707-1778).
2.2.2. Thời kỳ phân loại tự nhiên
Thời kỳ này bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, việc phân loại thực vật
đã dựa trên cơ sở toàn bộ đặc điểm tự nhiên của thực vật. Các cơng trình đáng kể trong
thời kỳ này là: các hệ thống phân loại của gia đình Jussieu, De Candolle (1778-1841),
Robert Brown (1773-1858). Điều đáng chú ý là các hệ thống phân loại trong thời kỳ
này vẫn cịn mang quan niệm của Linnée cho rằng lồi là bất biến.
2.2.3. Thời kỳ phân loại tiến hoá
Với sự ra đời của của học thuyết tiến hoá Lamarck, Darwin và những người kế
tục ông. Việc thừa nhận bản chất của sự tiến hoá đã khiến người ta nhận ra rằng trong
khi phân loại thực vật, cần phải tập hợp những dạng thực vật thống nhất với nhau về
mặt nguồn gốc, chứ không chỉ đơn thuần giống nhau về đại bộ phận tính chất như thời
kỳ phân loại tự nhiên đã làm.
Cho đến nay, đã có rất nhiều hệ thống tiến hoá khác nhau như: Bouch,
Kursanov, Takhatjan, Engler, Metz;...Tuy nhiên, chưa có một hệ thống nào được thừa
nhận là hồn hảo tồn diện vì vậy phân loại học ngày nay vẫn còn nhiệm vụ tiếp tục
giải quyết các vấn đề về nguồn gốc, quan hệ tiến hoá.
2.3. Các phương pháp phân loại
2.3.1. Phương pháp hình thái so sánh
Dựa vào đặc điểm hình thái, đặc biệt là hình thái cơ quan sinh sản để so sánh.
Những thực vật càng gần nhau càng có những đặc điểm chung về hình thái.
56
2.3.2. Phương pháp cổ thực vật học
Dựa vào các di tích hố thạch của thực vật tìm quan hệ giữa những thực vật
đang tồn tại và đã hoá thạch để tìm nguồn gốc của chúng. Những nghiên cứu về bào tử
và phấn hoa, đặc biệt di tích của phấn hoa trong các thời đại địa chất đã giúp xác định
thành công quan hệ họ hàng của một số thực vật.
2.3.3. Phương pháp địa lý thực vật học
Mỗi chi, mỗi loài thực vật thường có khu phân bố nhất định. Nghiên cứu khu
phân bố của thực vật người ta có thể xác định được quan hệ họ hàng.
2.3.4. Phương pháp hóa sinh học
Dựa vào nguyên tắc những cây có quan hệ gần gũi thì các chất tổng hợp bên
trong giống nhau hay tương tự nhau.
2.3.5. Phương pháp cá thể phát triển
Dựa trên cơ sở của quy luật phát triển cá thể: trong quá trình phát triển cá thể, cơ
thể trải qua những giai đoạn (hình thức) chủ yếu mà tổ tiên nó đã trải qua.
2.3.6. Phương pháp miễn dịch
Miễn dịch là tính khơng cảm thụ của cơ thể đối với một bệnh nào đó. Tính chất
miễn dịch ở một mức độ nhất định có thể được kế thừa qua các thế hệ và là một đặc
điểm của một họ hay một chi.
2.3.7. Phương pháp chẩn đoán huyết thanh
Dựa trên phản ứng máu của những động vật máu nóng đối với những chất ngoại
lai. Kết quả thu được của những phản ứng giống nhau trên cơ thể một động vật nào đó
cho phép ta xác định mối quan hệ thân thuộc của các loài thực vật thử nghiệm.
2.3.8. Phương pháp giải phẫu
Phương pháp này cho phép xác lập mối quan hệ thân cận không những cho các
bậc phân loại cao như lớp, bộ, họ mà còn cho cả các bậc phân loại cơ bản như chi và
loài. Dùng phương pháp giải phẫu các nhà phân loại học thực vật có thể nghiên cứu
quan hệ chủng loại của nhiều nhóm thực vật.
57
2.3.9. Phương pháp bào tử phấn hoa
Nghiên cứu bào tử, hạt phấn, đặc biệt là hình thái vỏ hạt phấn sẽ cung cấp nhiều
dẫn liệu, cho việc xây dựng hệ thống chủng loại phát sinh.
2.3.10. Phương pháp tế bào học
Nghiên cứu số lượng, hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể.
2.3.11. Phương pháp nuôi cấy
Dựa trên đặc điểm chỉ có những lồi nhất định mới có thể sinh trưởng trên
những môi trường chọn lọc.
2.3.12. Phương pháp lai ghép
Để xác định mối quan hệ thân cận của các loài gần.
2.3.13. Phương pháp sinh thái
Phương pháp này có ý nghĩa trong nghiên cứu sự biến dị của loài do ảnh hưởng
của điều kiện sống.
2.3.14. Phương pháp hỗ trợ
Đó là các phương pháp toán học như xác suất thống kê, phương pháp phân tích
tương quan, phương pháp di truyền,…
2.4. Các quy tắc phân loại
2.4.1. Đơn vị phân loại và các bậc phân loại
Đơn vị phân loại (taxon):
Đơn vị phân loại cơ sở của hệ thống tiến hóa là lồi (species).
Các bậc phân loại:
Giới Thực vật (Regnum Vegetabile) chia thành các bậc cơ bản:
- Ngành (divisio)
- Lớp (classis)
- Bộ (ordo)
- Họ (familia)
- Chi (Giống) (genus)
- Loài (species)
58
Trong phân loại học đơi khi người ta cịn dùng các bậc trung gian như: tông
(tribus) là bậc giữa họ và chi, nhánh hay tố (sectio) và loạt hay dãy (series) là bậc giữa
chi và loài, thứ (varietas) và dạng (forma) là những bậc dưới lồi.
Ngồi ra, cịn có thêm các bậc phụ được ghi bằng cách thêm các tiếp đầu ngữ
“sub” (phân) để chỉ các bậc trung gian thấp hơn, hoặc “super” (liên) để chỉ các bậc
trung gian cao hơn, như liên bộ (superordo), liên họ (superfamilia), phân bộ (subordo),
phân họ (subfamilia), phân loài (subspecies)...
Thứ tự trên đây là chặt chẽ và không thể thay đổi.
2.4.2. Cách gọi tên các bậc phân loại – danh pháp phân loại
Tên loài được sử dụng bằng tiếng La tinh do Linnée đề xướng (1753) gồm hai
từ ghép lại (gọi là hệ nhị danh – danh pháp lưỡng nôm) và được sử dụng cho đến nay.
Từ đầu là một danh từ chỉ tên chi, luôn luôn được viết hoa, từ sau là một tính từ
hay danh từ chỉ lồi, khơng viết hoa. Cả hai từ được viết in nghiêng hoặc gạch dưới
chúng. Tính từ này có thể biểu thị:
+ tính chất của cây, như: glabra - nhẵn, spinosa - có gai, pilosa - có lơng…
+ nơi mọc : sylvestris - ở rừng, palustris - đầm lầy…
+ nơi xuất xứ : tonkinensis - Bắc Bộ, chinensis - Trung Quốc…
+ công dụng của cây : textiles - có sợi, tinctorius - để nhuộm…
+ mùa hoa nở : vernalis - mùa xuân, autumnalis - mùa thu...
+ hay chỉ tên người : lecomtei, pierrei, takhtajannii,…
Sau tên loài, người ta thường viết tắt hay nguyên họ tác giả đã cơng bố tên đầu
tiên. Ví dụ Oryza sativa L. là tên cây lúa, (thuộc chi Oryza, loài lúa thuộc dạng cây
trồng: sativa, L. là chữ viết tắt tên họ của Linnée).
Đối với tên họ, người ta lấy chi điển hình (typus) của họ, thêm đi aceae vào.
Ví dụ: Rosaceae (họ Hoa hồng) lấy từ chi Rosa, Rutaceae (họ Cam) lấy từ chi Ruta .
Tên các bậc cao hơn cũng theo nguyên tắc như vậy:
* Bộ: tên họ điển hình + ales, ví dụ: Rosales, Rutales…
* Lớp: tên bộ điển hình + opsida hay atae
59
* Ngành: tên lớp điển hình + phyta.
Tuy nhiên, tên lớp và ngành cũng có khi cịn chưa thống nhất quy tắc gọi. Ví
dụ: lớp Hai lá mầm (Dicotyledonae) đã quen gọi từ rất lâu, hiện nay nếu theo ”nguyên
tắc điển hình” thì có tên là lớp Ngọc lan (Magnoliopsida hay Magnoliatae), lớp Dương
xỉ (Polypodiopsida), Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay ngành Hạt kín
(Angiospermatophyta)...
2.5. Sự phân chia của sinh giới và các nhóm thực vật chính
Hiện nay, nhiều tác giả chia thế giới hữu cơ thành hai nhóm lớn (trên giới):
- Nhóm (trên giới) sinh vật tiền nhân (Procaryota): bao gồm các sinh vật chưa
có nhân thật, ADN (chất di truyền) còn nằm tự do trong các tế bào vùi lẫn trong cái gọi
là chất nhân (nucleplasma) hồn tồn khơng có màng nhân để phân cách nó ra khỏi
chất tế bào (cytoplasma). Ở chúng cũng vắng mặt ty thể (mitochondria), lạp thể
(chloroplasts) và khơng có roi phức tạp. Roi ở chúng (đơi khi nếu có) rất đơn giản và
có cấu tạo không giống với roi ở sinh vật khác: vách tế bào của roi gồm chất
mureinheteropolymer là chất chỉ có ở nhóm sinh vật này. Thuộc nhóm này có một giới
với 2 ngành: Vi khuẩn (kể cả siêu vi khuẩn) và Vi khuẩn lam (hay Tảo lam).
- Nhóm (trên giới) sinh vật nhân thực (Eucaryota): gồm tất cả các sinh vật cịn
lại mà tế bào của chúng có nhân điển hình nằm trong màng nhân hoàn toàn tách khỏi
chất tế bào. Hơn nữa ở chúng có ty thể, và nhiều đại diện có cả lạp và roi (nếu có) phức
tạp. Nhóm này được chia làm 3 giới: giới Nấm, giới Ðộng vật và giới Thực vật. Như
vậy Sinh giới bao gồm 4 giới (Vi sinh vật, Nấm, Thực vật và Ðộng vật).
Một số nhà khoa học lại phân thành 5 giới: thêm một giới nữa là Protista (gồm
những dạng đơn bào đơn giản nhất, trong đó có cả động vật, tảo và nấm bậc thấp). Sự
tách thêm giới Protista thực ra chỉ gây thêm phức tạp trong phân chia, do đó cũng bị
nhiều nhà sinh học phản đối.
Theo cách phân chia này thì Vi khuẩn, Tảo lam và Nấm khơng nằm trong giới
thực vật. Nhưng trong tất cả các sách giáo khoa về Phân loại Thực vật từ trước đến nay
ở trong nước cũng như một số nước ngoài, chúng vẫn được xếp vào giới Thực vật. Như
60
vậy, theo Takhtajan (1972), có thể chia giới Thực vật thành thành 3 phân giới sau:
Phân giới Thực vật chưa có nhân thật; Phân giới Nấm; Phân giới Thực vật có nhân
chính thức.
Theo sự hiểu biết có tính truyền thống và rộng rãi về giới thực vật, trong phạm vi
bài giảng, tơi trình bày giới thực vật vẫn tạm bao gồm cả vi khuẩn, tảo lam và nấm:
1. Procaryota (nhóm sinh vật tiền nhân) gồm:
+ Ngành Vi khuẩn (Bacteriophyta)
+ Ngành Vi khuẩn lam (Cyaobacteria) hay Tảo lam (Cyanophyta).
2. Eucaryota (nhóm sinh vật có nhân) gồm:
- Giới nấm:
+ Ngành Nấm nhầy (Myxophyta)
+ Ngành Nấm (Mycophyta/Mycota)
- Nhóm Tảo (hay nhóm thực vật bậc thấp): gồm các ngành tảo
- Ngồi ra cịn một nhóm đặc biệt là Ðịa y (Lichenes), là nhóm cộng sinh giữa
Tảo và Nấm.
- Nhóm Thực vật có phơi (Thực vật bậc cao): gồm ngành rêu, các ngành quyết
(dương xỉ), ngành hạt trần và ngành hạt kín.
CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 4
1/ Phân biệt sự khác nhau giữa hệ thống phân loại nhân tạo, tự nhiên và tiến hoá?
2/ Cách đặt tên loài?
3/ Các phương pháp phân loại?
4/ Các bậc phân loại?
4/ Phân tích và nhận xét về sự phân chia sinh giới?
61
Chương 5: CÁC NGÀNH TẢO
1. Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những tính chất đặc trưng của Tảo, phân biệt
được đặc điểm chính của các ngành Tảo và mỗi ngành nhớ được một số đại diện
thường gặp và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Nội dung chương
2.1. Đại cương về Tảo
2.1.1. Tổ chức cơ thể
Tảo có cấu trúc rất đa dạng: đơn bào, tập đoàn hay đa bào. Mặc dù về cấu tạo,
hình dạng, kích thước và màu sắc của tảo rất khác nhau nhưng các Tảo cũng có 1 số
điểm chung nhau như: cơ thể dạng tản, tế bào có diệp lục nên tự dưỡng được, một vài
hình thức sinh sản cũng như môi trường phân bố gần giống nhau… nên người ta
thường gộp chúng thành một nhóm có ý nghĩa sinh học.
Tảo có cơ thể dạng tản chưa phân hóa thành thân, rễ, lá → gọi là Tản thực vật
(Thallophyta) và cũng chưa có các loại mơ điển hình trong cấu trúc của tản.
2.1.2. Cấu tạo tế bào
Vách tế bào bằng cellulose và pectin. Một vài ngành Tảo: Tảo silic, Tảo vàng
ánh: vách thấm thêm silic, hoặc Tảo vịng, Tảo đỏ: vách có thêm canxi cacbonat.
Mỗi tế bào có 1 nhân, đơi khi nhiều nhân (ở Tảo thơng tâm). Trong chất nguyên
sinh có những bản chứa chất màu (diệp lục và các chất màu phụ khác) gọi là thể màu.
Thể màu có hình dạng khác nhau: hình bản, sao, dải, hình mạng lưới, đĩa, hạt… và ổn
định với từng chi. Trong thể màu có những thể nhỏ gọi là hạch tạo bột, chung quanh có
các hạt tinh bột lắng tụ (ở Tảo lục, Tảo vòng). Những chất dự trữ khác là các
hydratcacbon đặc biệt (laminarin, amylodextrin…) ở trong hoặc ngồi thể màu.
Nhiều dạng tảo đơn bào cịn có roi, số lượng có thể là 1, 2 hoặc nhiều. Các roi
này xuất phát từ đầu cùng của tế bào, có chức năng vận chuyển. Roi có cấu tạo giống
với roi của các sinh vật có nhân thật.
Một số Tảo cịn có một chấm đỏ ở gốc roi gọi là điểm mắt – là cơ quan thụ cảm
ánh sáng. Một số tảo đơn bào nước ngọt có khơng bào co bóp.
62
2.1.3. Sinh sản
Tảo cũng rất đa dạng trong sinh sản. Các hình thức sinh sản: sinh sản sinh
dưỡng, sinh sản vơ tính và sinh sản hữu tính, nhiều tảo có sự xen kẽ thế hệ.
1) Sinh sản sinh dưỡng (sinh sản sinh dưỡng)
Được thực hiện bằng những phần riêng rẽ của cơ thể, khơng chun hóa về chức
phận sinh sản.
- Ở các tảo đơn bào, sinh sản sinh dưỡng thực hiện bằng cách phân đôi tế
bào.
- Ở các tảo tập đồn có một số tế bào phân chia nhanh hình thành những tập đoàn
nhỏ bên trong tập đoàn mẹ (ở tảo Volvox, tảo lưới).
- Ở các tảo dạng sợi thực hiện bằng cách đứt đoạn gọi là tảo đoạn hay hình thành
chồi ở Tảo vịng (Chara).
2) Sinh sản vơ tính
Được thực hiện bằng các bào tử chuyên hóa, có roi (bào tử động) hay khơng roi
(bào tử bất động), hình thành trong túi bào tử, về sau bào tử nảy mầm thành tản mới.
3) Sinh sản hữu tính (Sinh sản hữu tính)
Được thực hiện bằng sự kết hợp của những tế bào chun hóa glà giao tử, hình
thành trong các túi giao tử đơn bào.
Dựa vào mức độ giống hay khác nhau của các giao tử mà có 3 hình thức Sinh sản
hữu tính: đẳng giao, dị giao và nỗn giao.
Ở một số tảo cịn có q trình Sinh sản hữu tính đặc biệt theo lối tiếp hợp giữa hai
tế bào sinh dưỡng và không tạo thành giao tử (ở Tảo xoắn).
Một số tảo có sự xen kẽ thế hệ trong q trình sống. Sự xen kẽ thế hệ có thể là
đẳng hình hay dị hình.
2.1.4. Mơi trường phân bố
Tảo thường sống ở môi trường nước mặn hay nước ngọt, trơi nổi tự do trong lớp
nước ở trên mặt, có trong thành phần của các sinh vật phù du, cũng có khi chúng sống
bám vào đáy hay các giá thể khác ở dưới nước hoặc nằm tự do ở dưới đáy, tham gia
63
vào nhóm sinh vật đáy. Nhiều tảo cịn sống trên cạn (trên đất, đá, thân cây,…), có
nhiều lồi vừa sống ở trong môi trường nước vừa sống được ở môi trường cạn.
2.1.5. Phân loại
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hệ thống phân loại tảo của nhiều tác giả: hệ
thống của Pascher (1931), hệ thống của West & Fritsch (1927) và Fritsch (1935), hệ
thống của Chadefaud (1960), hệ thống của Chadefaud được Fett sửa đổi (1967).
Các hệ thống phân loại này đều dựa vào màu sắc và cấu trúc tản để phân loại.
Hiện nay con số các ngành Tảo vẫn chưa thống nhất.
Gần đây nhiều tác giả thường xếp nhóm tảo vào 9 ngành sau đây: Tảo giáp
(Pyrrhophyta), Tảo vàng ánh (Chrysophyta), Tảo vàng lục (Xanthophyta), Tảo mắt
(Euglenophyta), Tảo silic (Bacillariophyta), Tảo lục (Chlorophyta), Tảo vòng
(Charophyta), Tảo nâu (Phaeophyta) và Tảo đỏ (Rhodophyta).
2.2. Giới thiệu một số ngành tảo
2.2.1. Ngành Tảo silic (Bacillariophyta = Diatomae)
Tảo silic (khuê tảo) là những tảo có cơ thể đơn bào hay tập đồn; sống phù du
và sống bám; tảo silic có thể sống quang dưỡng, tự dưỡng và dị dưỡng.
* Hình dạng tế bào: tế bào tảo silic có nhiều hình dạng khác nhau: hình hộp
trịn, hình trụ ngắn/dài, hình trứng, hình hộp nhọn hai đầu hoặc cong như hình chữ S,
que,...
* Cấu tạo tế bào: có cấu tạo khá đặc biệt. Vách bằng chất pectin, phía ngồi
thấm thêm chất silic, tạo thành vỏ cứng gồm 2 mảnh úp vào nhau như 1 cái hộp.
Hình 5.1. Cấu tạo vỏ tảo Silic
a. Nhìn thẳng, b. Nhìn nghiêng: 1. Mãnh vỏ ngồi;
2. Mãnh vỏ trong;3. Đường rãnh; 4. U lồi
64
Trên mặt vỏ có những đường vân rất tinh vi và phức tạp do silic thấm không đều
tạo nên. Bên trong là chất nguyên sinh với 1 vài thể màu hình bản, đĩa hay hạt. Thể
màu có màu vàng, vàng nâu, chứa diệp lục a và c, chất diatomin và xantophin màu
vàng → Tảo silic có màu vàng hay vàng lục.
Chất dự trữ là các giọt dầu - “làm phao nổi” cho Tảo, nhiều khi gặp volutine,
khơng có tinh bột. Ở một số Tảo silic (Tảo lông chim) trên mặt vỏ có những chỗ dày
lên hình trịn hoặc hình trái xoan glà u. Các u liên kết với nhau nhờ đường rãnh (khe
hở) liên kết giữa tế bào và môi trường.
Một số tảo silic có thể chuyển động bằng cách tiết chất nhầy qua rãnh vỏ tạo sức
đẩy cho cơ thể đi ngược chiều. Những tảo khơng có đường rãnh thì khơng có khả năng
chuyển động.
* Sinh sản:
Tảo silic sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân đôi tế bào. Mỗi tế bào con nhận 1
mảnh vỏ của tế bào mẹ và tự tạo mảnh vỏ mới bé hơn, lồng vào mảnh vỏ cũ. Khi kích
thước đã quá nhỏ:
→ Tảo silic phải dùng hình thức bào tử sinh trưởng để khơi phục kích thước
ban đầu. Nội chất tế bào thốt ra khỏi vỏ, lớn lên và hình thành vỏ mới (sinh sản vơ
tính).
→ Hoặc khơi phục kích thước bằng sinh sản hữu tính:
Hai cá thể đã qua nhỏ xích lại gần nhau, vỏ mở ra, chất nguyên sinh chui ra
ngoài, nhân phân chia giảm nhiễm thành 4 nhân con: 2 nhân thối hóa, 2 nhân cịn lại
hình thành 2 giao tử. → 4 giao tử của 2 cá thể kết hợp với nhau tạo thành 2 hợp tử. →
Mỗi hợp tử phồng to ra tạo nên 1 tế bào mới bao phủ = vỏ mới, có kích thước lớn hơn.
Khi điều kiện mơi trường khơng thuận lợi, tảo silic có thể hình thành bào tử
nghỉ (bào tử bảo vệ): chất nguyên sinh co lại, tế bào tích chứa chất dự trữ, mất nước và
hình thành 1 vỏ mới rất dày và cứng gồm 2 mảnh, đơi khi có thêm nhiều gai.
Khi điều kiện mơi trường thích hợp, chất tế bào và nhân chui ra khỏi bào tử nghỉ
và dùng lại vỏ cũ.
65
Một số tảo ở biển có khả năng sinh sản vơ tính bằng động bào tử.
Sinh sản vơ tính bằng bào tử nhỏ (Microspore): rất nhiều loài thuộc bộ Tảo silic
trung tâm có hình thức sinh sản bằng bào tử nhỏ, cịn ở bộ Tảo silic lơng chim cũng có
lồi sinh sản bằng hình thức này, nhưng rất ít.
* Phân bố và sinh thái:
Tảo silic có khoảng 6000 lồi, phân bố rất rộng: trong nước ngọt, nước lợ và
nước mặn, gặp cả trên đất, đá ẩm…
Các tảo silic nhạy cảm với ánh sáng không giống nhau nên chúng phân bố ở các
độ sâu khác nhau: có lồi sống rất sâu tới hàng trăm mét ở biển, có lồi sống trơi nổi
ngay ở bề mặt nước. Các tảo silic sống trôi nổi phát triển mạnh làm nước có màu vàng
nâu hay vàng lục, gây hiện tượng “nước nở hoa”.
* Một số đại diện: Tảo vòng nhỏ (Cyclotella); Tảo thuyền (chi Navicula); Tảo
lông chim (chi Pinnularia); Synedra ; Tảo dễ gãy (chi Fragillaria) ; Tabellaria
Hình 5.2. Mợt số tảo Silic thường gặp
a.Tảo thuyền: 1. Nhân; 2. Giọt dầu; 3. Thể màu; 4. Vỏ; 5. Rãnh; 6. Đường vân;
b. Tảo lông chim; c. Tảo dễ gảy; d. Tảo vòng nhỏ
66
* Nguồn gốc, quan hệ họ hàng
Có lẽ Tảo Silic có quan hệ họ hàng với Tảo vàng ánh (Chrysophyta) vì chúng có
chất màu và động bào tử cấu tạo gần giống nhau. Mặt khác, tảo silic lại có quá trình
sinh sản tiếp hợp gần giống như tảo tiếp hợp trong ngành Tảo lục nên cũng có thể có
quan hệ với ngành này.
Các hố thạch của Tảo silic tìm thấy ở đầu kỷ Giura, tuy nhiên phần lớn Tảo silic
chỉ xuất hiện ở kỷ Phấn trắng và phát triển phong phú trong kỷ Thứ ba và tiếp tục tới
kỷ Thứ tư.
2.2.2. Ngành Tảo nâu (Phaeophyta)
* Tổ chức cơ thể:
Tản đa bào hình sợi hay hình bản, bám vào đá ở dưới nước nhờ rễ giả, hay sống
trôi nổi nhờ các phao chứa khí. Một số lồi có tổ chức cao, tản phân hóa dạng cây với
“thân” “lá” “rễ” giả, đã có 1 số mơ (mơ đồng hóa, mơ dự trữ, mơ cơ, mơ dẫn) tuy chưa
hồn thiện. Tản thường có kích thước lớn, có khi dài hàng chục đến hàng trăm mét
(như Tảo thảm Macrocystis dài tới 300 mét).
* Cấu tạo tế bào:
Vách tế bào bằng cellulose, bên ngồi hóa nhày hoặc thấm chất pectin, các acid
alginat. Tế bào chứa 1 nhân và nhiều thể màu hình đĩa hay hình hạt. Chất màu ngồi
diệp a và c cịn có fucoxantin (màu nâu), carotin. Tùy theo tỉ lệ chất màu mà màu của
tản thay đổi từ màu vàng lục đến nâu. Chất dự trữ là các loại đường glucose, manit hay
laminarin (1 loại polisaccarit), đơi khi có các giọt dầu.
* Sinh sản:
- Tảo nâu sinh sản sinh dưỡng bằng khúc tản.
- Sinh sản vơ tính bằng động bào tử hay bất động bào tử.
- Sinh sản hữu tính bằng 3 hình thức: đẳng giao ở tảo bậc thấp, dị giao hay
noãn giao ở tảo tiến hóa hơn. Trong chu trình sống 1 số tảo nâu có giao thế hình thái
đẳng hình (ở Dictyota) hay dị hình (ở Laminaria).
* Phân bố và sinh thái:
67
Tảo nâu sống ở biển và là thành phần chủ yếu của thục vật ở đáy các đại dương.
→ Tóm lại, Tảo nâu là 1 ngành Tảo phân hóa khá cao, cấu tạo khá phức tạp, có
sự xen kẽ thế hệ rõ ràng trong vòng đời gần giống Thực vật ở cạn.
Nhiều tác giả cho rằng nhiều Thực vật ở cạn xuất phát từ Tảo nâu.
Tảo nâu xuất hiện rất sớm, các di tích hóa thạch tìm thấy ở kỉ Silua và Đêvôn.
* Các đại diện thường gặp: Tảo lá dẹt (chi Laminaria) ; Rong mơ (chi
Sargassum); Tảo quạt hay rong quạt (chi Padina ; Tảo sừng hươu (chi Fucus)
Hình 5.3. a. Rong mơ (Sargassum); b. Tảo quạt (Padina);
c. Tảo sừng hươu (Fucus)
2.2.3. Ngành Tảo đỏ (Rhodophyta)
* Tổ chức cơ thể:
Tản đa bào hình sợi phân nhánh hay hình bản dẹp, gốc có đĩa bám hay rễ giả, chỉ
một số rất ít có dạng đơn bào. Kích thước của tản không lớn (< 0,5m).
68
* Cấu tạo tế bào:
Tế bào có vách bằng chất xenlulơz, phía ngồi có chất geloze hay agar - agar
(chất keo nhầy) bao bọc, hoặc thấm thêm chất vôi (CaCO3) nên cứng rắn. Một nhân
nằm trong chất nguyên sinh ở sát vách. Thể màu hình sao, hình đĩa, hình hạt, hình que
hay hình dải, chứa diệp lục a và d, và hai chất màu phụ là phycoerythrin (màu hồng) và
phycoxyanin (màu xanh) giống của Khuẩn lam. Nhờ 2 chất màu phụ này có khả năng
hút các tia xanh, tia lục, Tảo đỏ có thể sống ở những mức nước khá sâu. Tuỳ theo hàm
lượng các chất màu mà cơ thể có màu đỏ tươi, đỏ tía, hồng hay gần như xanh. Đại đa
số tế bào Tảo đỏ khơng có hạch tạo bột, sản phẩm đồng hóa là amylodextrin giống như
tinh bột nhưng khi gặp iốt thì cho màu đỏ nhạt chứ không phải màu xanh (gọi là tinh
bột Tảo đỏ).
* Sinh sản:
- Sinh sản sinh dưỡng bằng khúc tản.
- Sinh sản vơ tính bằng bào tử bất động., số lượng bào tử hình thành trong túi
thường ít (1 hoặc 4), các túi bào tử này nằm ở đầu sợi hoặc ở mấu các tản.
- Sinh sản hữu tính nỗn giao. Cơ quan sinh sản đực là túi tinh, các túi tinh
thường tụ họp lại thành nhóm nằm ở phần cuối của tản, mang các tinh tử hình cầu
khơng roi (giống bào tử bất động). Cơ quan sinh sản cái là túi nỗn đơn bào, có 2 phần:
phần bụng phình to trong chứa 1 noãn cầu và phần trên kéo dài thành 1 vịi. Tinh tử
nhờ nước dẫn đến túi nỗn chui qua vịi đã hóa keo, vào thụ tinh với nỗn cầu. Sau khi
thụ tinh phần vịi héo đi, cịn hợp tử phân chia theo 2 cách:
+ Hợp tử phân chia giảm nhiễm ngay trong bụng túi noãn thành nhiều quả bào tử
(n thể nhiễm sắc) họp lại thành bào quả. Sau này mỗi quả bào tử sẽ phát triển thành 1
tản mới đơn bội.
Trong trường hợp này tảo không có giai đoạn lưỡng bội trong chu trình sống,
nghĩa là khơng có giao thế hình thái (như ở chi Tảo xuyến - Batracospermum).
69
Hình 5.4. Chu trình phát triển của Tảo xuyến
1. Bào tử; 2. Thể giao tử; 3. Túi đơn bào tử; 4. Túi tinh; 5. Tinh tử; 6. Túi noãn;
7. Thể quả bào với các quả bào tử; 8. Quả bào tử (n)
+ Hợp tử không phân chia giảm nhiễm ngay mà phát triển thành các quả bào tử
2n cũng tụ họp thành bào quả. Sau đó quả bào tử phát triển thành những tản 2n (thể bào
tử) mang các túi bào tử với 4 bào tử đơn bội (n) trong mỗi túi. Trường hợp này tảo có
giai đoạn lưỡng bội (dù rất ngắn) và có giao thế hình thái (ở chi Tảo nhiều ống Polysiphonia)
* Phân bố và sinh thái:
Phần lớn Tảo đỏ sống ở biển, phân bố ở mức nước sâu tới hơn 200m.
* Các đại diện chính: Rong mứt (chi Porphyra); Rong thạch (chi Gelidium);
Rau câu (chi Gracillaria); Tản san hơ (chi Corallina)
Hình 5.5. Mợt số Tảo đỏ thường gặp
a. Rong mứt; b. Rong thạch; c. Rau câu; d. Tảo san hô
70
2.2.4. Ngành Tảo lục (Chlorophyta)
Tảo lục là ngành lớn và rất đa dạng, phân biệt với các ngành tảo khác ở chỗ ln
có màu lục giống như ở thực vật.
* Tổ chức cơ thể:
Đơn bào, tập đoàn hay đa bào hình sợi đơn, phân nhánh hay hình bản mỏng, có
khi có cấu tạo cộng bào (tản hình ống thơng trong chứa nhiều nhân).
* Cấu tạo tế bào:
Vách tế bào bằng cellulose, pectin hóa nhày, một số dạng nguyên thủy có tế
bào trần. Thể màu có nhiều hình dạng khác nhau: hình bản, dải xoắn, sao, hạt… chứa
diệp lục a và b, carotin, xantophin, trong đó diệp lục a và b chiếm ưu thế so với các
chất màu phụ khác nên tản ln có màu lục. Chất dự trữ là tinh bột tập trung quanh
hạch tạo bột nằm trong thể màu, đôi khi chất dự trữ là những giọt dầu. Một số Tảo lục
đơn bào hay tập đồn có thể di động được ở trạng thái dinh dưỡng nhờ có roi, cịn các
tảo lục khác chỉ có bào tử hay giao tử có roi mới di động được.
* Sinh sản ở Tảo lục
- Sinh sản sinh dưỡng: Tảo lục đơn bào sinh sản sinh dưỡng bằng phân đôi tế
bào, tảo lục dạng sợi sinh sản sinh dưỡng bằng tảo đoạn.
- Sinh sản vơ tính bằng động bào tử có 2 roi bằng nhau hay bào tử bất động.
- Sinh sản hữu tính bằng cả 3 hình thức: đẳng giao, dị giao và nỗn giao, một số
tảo lục Sinh sản hữu tính theo kiểu tiếp hợp.
* Phân bố và sinh thái:
Tảo lục có khoảng 8.000 lồi, phân bố rộng rãi khắp mọi nơi có ánh sáng, chủ
yếu sống trong nước ngọt, một số trong nước mặn, trên đất ẩm, có khi trên thân cây
hoặc bờ tường, vách đá ẩm; còn gặp những dạng kí sinh và cộng sinh.
* Một số đại diện thường gặp: Tảo lục đơn bào (chi Chlamydomonas); Tảo tiểu
cầu (chi Chlorella); Tảo cầu (chi Chlorococcus) ; Tảo lưỡi liềm (chi Closterium) ;
Đoàn tảo (chi Volvox) ; Tảo mắt lưới (chi Hydrodyction) ; Tảo xoắn (chi Spirogyra) ;
Rau diếp biển (chi Ulva) ; Tảo thông tâm (chi Caulerpa)
71
Hình 5.6. a. Tảo tiểu cầu; b. Tảo cầu và túi bào tử
1. Hạch tạo bột; 2. Nhân; 3. Thể màu
Hình 5.7. a. Tảo lưỡi liềm
1. Vách tế bào; 2. Nhân; 3. Thể màu; 4. Khơng bào co bóp.
b. Đồn tảo Volvox: Tập đoàn con (1) bên trong tập đoàn mẹ
2.2.5. Ngành Tảo vòng (Charophyta)
Gồm những tảo lớn, cấu tạo và sinh sản khá phức tạp.
* Tổ chức cơ thể:
Tản đa bào, phân hóa thành "thân", "cành" với các mấu gióng, có các "lá" mọc
vịng quanh mấu và gốc có rễ giả. Ở đỉnh thân hay đỉnh nhánh bên có một nhóm tế bào
có khả năng phân chia (tương tự đỉnh sinh trưởng của Thực vật ở cạn).
* Cấu tạo tế bào:
Vách tế bào bằng xenluloz, ở các tế bào già vách có thể thấm thêm canxi. Tế
bào khi non chứa 1 nhân, khi già chứa nhiều nhân do trong q trình phân chia, nhân
phân chia nhưng khơng hình thành vách ngăn tế bào. Tế bào có nhiều thể màu hình đĩa
72
hay hình hạt giống như hạt diệp lục ở thực vật ở cạn. Chất màu quang hợp và chất dự
trữ giống Tảo lục.
Sự giống nhau về chất màu, chất dự trữ cho phép nhận định rằng ngành Tảo
vịng có quan hệ với ngành Tảo lục. Do vậy, trong nhiều hệ thống phân loại tảo, chúng
được xem là một lớp trong ngành Tảo lục.
* Sinh sản:
- Sinh sản sinh dưỡng bằng khúc tản hay hình thành các chồi;
- Khơng có sinh sản vơ tính;
- Sinh sản hữu tính nỗn giao. Đặc biệt, ở Tảo vịng có túi tinh và túi nỗn đa
bào khác hẳn với các tảo khác.
* Phân loại:
Ngành Tảo vịng có 6 chi với khoảng 300 lồi.
Đại diện điển hình nhất thường gặp là chi Tảo vịng (Chara) với khoảng 100
loài phân bố ở các thủy vực nước ngọt, nước lợ, thường phát triển ở các ruộng lúa
chiêm xuân hay các đáy ao hồ nước nông thành từng đám lớn.
Tản của Chara mọc đứng, thường dài từ vài chục cm - 1m. Tản dạng cây phân
nhánh nhiều. "Thân" và "cành" đều phân thành gióng và mấu, chung quanh các mấu có
các sợi mảnh giống như "lá", ở gốc tản có rễ giả bám vào đất. Túi tinh và túi nỗn có
cấu tạo đa bào, nằm thành từng cặp trên mấu cành. Túi nỗn có hình trứng hay hình trái
xoan, vách gồm 5 tế bào xếp xoắn chung quanh, 1 nỗn cầu ở phía trong, đỉnh túi có 5
răng cùn do 5 tế bào xoắn tách ra thành 5 mảnh riêng rẽ làm thành 1 vòng khép lại che
chở cho nỗn cầu. Túi tinh nằm phía dưới túi nỗn, hình cầu, vách gồm 8 tế bào hình
tam giác mép mắc vào nhau, mặt trong mang một trục ngắn tận cùng bằng những sợi
sinh tinh trùng. Tinh trùng hình xoắn có 2 roi (hình ). Sau khi thụ tinh, hợp tử nghỉ một
thời gian rồi phân chia giảm nhiễm và phát triển thành các tản mới.
73
Hình 5.8. Tảo vòng
1. Hình dnạg chung của tản; 2. Một phần "nhánh" mang một cặp túi tinh (a) và túi nỗn
(b); c) lá; 3. Một tế bào hình tam giác của túi tinh; 4. Tinh trùng; 5. Hợp tử
Tảo vịng sống ở ruộng lúa, thường sử dụng chất khống ở ruộng nên cũng ảnh
hưởng đến cây lúa, đồng thời còn quấn vào thân gây chết lúa. Tuy nhiên, một số lồi
trong chi Tảo vịng (như lồi Chara elegans) lại tiết ra một hợp chất gây chết ấu trùng
muỗi, vì thế có thể nghiên cứu ni cấy ở các thủy vực để diệt muỗi.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tảo vịng và Thực vật ở cạn có chung nguồn
gốc từ một loại tảo vịng cổ xưa có tên là Coleochacter.
2.3. Vai trò của Tảo trong thiên nhiên và trong đời sống con người
Tảo có vai trị quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống con người.
Tảo có mặt ở khắp mọi nơi, xuất hiện ở mọi môi trường sống trên trái đất, từ
vùng sa mạc nóng và lạnh khắc nghiệt đến vùng đất đá băng tuyết và mọi thủy vực.
Tảo là những sinh vật sản xuất sơ cấp, chúng tạo nên một nguồn thức ăn phong
phú ở trong nước cho các động vật nhỏ và đặc biệt là cho cá. Chúng đóng vai trị chính
trong loạt chuỗi thức ăn của các sinh vật ở các hệ thủy vực.
Khi quang hợp, tảo thải ra khí oxi cung cấp cho các động vật ở nước, đồng thời
hút vào khí cacbonic. Đối với một số tảo có khả năng quang hợp mạnh (như Tảo
Chlorella) người ta đã dùng để tạo nên vịng tuần hồn vật chất trên các con tàu vũ trụ
vì tảo Chlorella sử dụng khí cacbonic do con người thải ra để quang hợp và tạo nên
những chất dinh dưỡng cần thiết cho con người.
74
Cùng với địa y, một số tảo là đội quân tiên phong sống ở các vùng núi cao, cằn
cỗi, mở đường cho các thực vật khác đến định cư.
Một số Tảo đỏ có màng tế bào khảm chất đá vơi nên cùng với san hô tạo thành
các đảo san hô.
Xác Tảo silic lắng xuống đáy tạo thành lớp cát mịn (diatomit) có nhiều tính chất
lý, hóa học bền vững, được dùng để l;àm chất lọc, chất cách nhiệt và cách âm, chế cốt
mìn, đánh bóng kim loại...
Một số Tảo biển được dùng trong công nghiệp làm giấy, chế keo, hồ giấy, hồ
vải, tơ nhân tạo... (Tảo nâu, Tảo đỏ). Một số Tảo nâu khác là nguồn nguyên liệu cung
cấp brôm và iôt, hoặc để khai thác các muối Na, K, chất algin và alginat. Hai chất này
có độ dính cao, được dùng làm chất nhuộm, hồ vải, sơn vecni, làm tăng độ bền và màu
đẹp.
Trong nông nghiệp, Tảo được dùng làm phân bón, thức ăn gia súc. Tảo tiểu cầu
có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên được dùng làm thức ăn gia súc và làm thức ăn
cho người trên các con tàu vũ trụ.
Nhiều tảo khác là nguồn thực phẩm của con người, và chiết xuất hóa học của tảo
được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác, như rau
diếp biển (Ulva), rong mứt (Porphyra), rau câu (Gracillaria)....
Tảo còn được dùng trong y học làm thuốc chữa bệnh, như tảo Sargassum,
Fucus, Laminaria,...
Tuy nhiên tảo là "những sinh vật phiền toái" cho các hệ thống cung cấp nước
cho đô thị và trong thủy vực dễ bị phú dưỡng.
Một số tảo đơn bào hay tập đoàn sống trôi nổi khhi sinh sản quá nhiều gây nên
hiện tượng "nước nở hoa" làm cho nước vẫn đục và thiếu ơxi, tính chất nước bị thay
đổi nên ảnh hưởng nhiều đến các động vật nước, nhất là cá, đặc biệt một số tảo còn sản
sinh ra độc tố gây tác hại cho con người thông qua dây chuyền thức ăn. Một số tảo
sống trong các ruộng lúa (như tảo vịng, tảo xoắn...) cũng gây hại cho lúa vì chúng sử
75
dụng các chất khống trong ruộng và sợi tảo có thể quấn chặt lấy thân lúa làm cho lúa
khó đẻ nhánh.
Trong tương lai công dụng của tảo sẽ phát triển trong lĩnh vực năng lượng và
sản xuất thực phẩm.
2.4. Nhóm cộng sinh (Địa y - Lichenes)
2.4.1. Đặc điểm của Địa y
Địa y là một thể cộng sinh giữa tảo và nấm hoặc giữa vi khuẩn lam và nấm
chung sống với nhau thành một cơ thể thống nhất có những đặc tính hình thái, sinh lý,
sinh thái riêng.
Trong đó tảo thường là Tảo lam hoặc Tảo lục đơn bào; Nấm thường là những
nấm sợi, đại đa số thuộc lớp Nấm túi, chỉ có một số ít trường hợp là Nấm đảm; Tảo
lam (khuẩn lam) thường là những lồi có khả năng cố định nitơ.
Trong tập thể cộng sinh này, nấm làm nhiệm vụ cung cấp nước và các muối vô
cơ để tảo, khuẩn lam quang hợp, tạo thành chất hữu cơ dùng cho tập thể, mặt khác nấm
lại bảo vệ cho tảo khỏi bị khơ.
Nhờ hình thức cộng sinh đặc biệt đó mà địa y sống được trong mọi điều kiện
khác nhau, từ các vùng cực Trái đất đến các vùng sa mạc nóng bỏng. Tuy nhiên, trong
điều kiện bất lợi, như khơ hạn kéo dài thì sự quang hợp và các hoạt động dinh dưỡng
khác bị ngừng trệ, làm cho sự sinh trưởng của địa y rất chậm chạp, yếu ớt, mỗi năm chỉ
lớn lên từ vài đến vài chục milimét.
Trong tự nhiên ta thường gặp địa y trên thân cây, trên các tảng đá dưới dạng
những lớp da, những vảy hay những búi sợi có màu xanh xám hay nâu xám.
* Về hình thái: Địa y có 3 dạng:
- Địa y dạng vỏ hay địa y giáp xác: Toàn bộ tản là lớp vỏ gắn chặt vào giá thể,
rất khó gỡ. Loại này rất phổ biến, chiếm tới 80% tổng số lồi địa y hiện biết.
- Địa y hình lá hay hình vảy: Tản là những bản mỏng dính một phần vào giá thể
nhờ rễ giả (là các sợi nấm), những chỗ khác dễ bong ra. Loại này cũng rất phổ biến.
76
- Địa y hình cành: Tản hình sợi phân nhánh nhiều, thường bám vào các cây ở
vùng cao hoặc vùng biển.
Hình 5.9. Các dạng địa y
1. Địa y giáp xác; 2. Địa y hình vảy; 3. Địa y hình cành
* Về cấu tạo trong: có hai loại: tản cùng tầng và tản khác tầng.
Tản cùng tầng: nấm và tảo xếp xen kẽ nhau không phân biệt thành lớp.
Tản khác tầng: tảo tập trung ở khoảng giữa, còn mặt trên và mặt dưới là hai tầng
mô giả của nấm, tầng mô giả dưới thường dày hơn tầng trên.
* Về sinh sản: Địa y thường sinh sản sinh dưỡng bằng mầm phấn và izidi. Mầm
phấn có dạng hạt trịn, màu xanh xám, gồm 1-2 tế bào tảo có ít sợi nấm bao quanh. Khi
mầm phấn phát triển nhiều, chúng làm cho lớp vỏ trên của địa y lồi ra và vỡ, qua lớp
vỏ vỡ mầm phấn thốt ra ngồi, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành tản địa y
mới.
Hình 5.10. Cấu tạo và sinh sản của Địa y
1. Sợi nấm; 2. Các tế bào tảo; 3. Thể quả của nấm; 4. Mầm phấn
77
Izidi ít gặp hơn mầm phấn. Chúng là những mấu lồi nhỏ dạng que hoặc phân nhánh
hình hoa thị, ở phía trên của tản. Khác với mầm phấn, phía ngồi của izidi ln phủ lớp
vỏ, phía trong là các sợi nấm và các tế bào tảo sắp xếp khơng có thứ tự.
Ngồi 2 hình thức trên, địa y cịn có cách sinh sản của các thành phần rỉêng rẽ:
tảo sinh sản theo lối phân đôi tế bào, khuẩn lam sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt
đoạn, nấm sinh sản vô tính bằng đính bào tử, hoặc sinh sản hữu tính bằng bào tử túi,
hình thành trong các thể quả hình chén hoặc hình đĩa màu sẫm ở trên mặt tản. Các bào
tử hữu tính nảy mầm cho những sợi nấm. Chúng chỉ tiếp tục phát triển khi gặp tảo
tương ứng để thành địa y mới, nếu không chúng sẽ chết đi rất sớm.
Địa y gồm khoảng trên hai vạn loài thuộc 400 chi, phân bố rất rộng rãi. Sau đây
là vài đại diện thường gặp ở ta: Bạch mạc (Parmelia); Địa y phễu (Cladonia); Địa y tóc
(Alectoria)
Hình 5.11. Mợt số địa y thường gặp
a. Bạch mạc; b. Địa y phễu
2.4.2. Tầm quan trọng của địa y trong tự nhiên và trong đời sống con người
Địa y đã giữ vai trò tiên phong, mở đường trên các chỗ đất cằn cỗi.
Trong nghiên cứu sinh thái, địa y được dùng làm vật chủ chỉ thị cho độ ô nhiễm
môi trường. Người ta dùng địa y để chế rượu và sản xuất đường glucô, làm thuốc chữa
ho, đau bụng, động kinh, bệnh phổi, có lồi được dùng để chế phẩm nhuộm (đỏ, vàng,
xanh, lục), chế nước hoa. Một số loài địa y như Cladonia rangiferina là thức ăn chủ
yếu của loài hươu Bắc cực.
78
Địa y sống trên vỏ cây nhưng không ăn hại cây. Tuy vậy, khi chúng bám vào vỏ
cũng che lấp lỗ vỏ khiến cho sự trao đổi khí của cây gặp khó khăn. Sâu bọ, nấm kí sinh
cũng có thể ẩn nấp dưới lớp địa y và sẵn sàng tấn cơng vào cây.
CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG 5
1. Trình bày đặc điểm tổ chức cơ thể, cấu tạo tế bào và sinh sản của Tảo.
2. Phân biệt đặc điểm của các ngành Tảo. Nêu một số đại diện thường gặp và ý nghĩa
thực tiễn của mỗi ngành.
3. Lập bảng so sánh đặc điểm các ngành Tảo đã học về tổ chức cơ thể, cấu tạo tế bào
(vách, diệp lục, sắc tố khác, chất dự trữ, roi) và sự phân bố của chúng.
79