Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Lễ hội chọi trâu Hải Phòng và những tiêu cực xung quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.49 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................4
Chương I. LỄ HỘI CHỌI TRÂU Ở HẢI PHÒNG..........................................6
1.Khái quát chung về lễ hội ở Việt Nam............................................................6
1.1. Khái niệm và mối quan hệ “lễ” và “hội”..................................................6
1.1.1. Khái niệm “lễ hội”..............................................................................6
1.1.2. Mối quan hệ giữa “lễ” và “hội”..........................................................8
1.2. Chức năng của lễ hội................................................................................9
1.2.1. Lễ hội biểu hiện giá trị của nhân vật được cử lễ................................9
1.2.2

Lễ hội đem lại cho mỗi nhóm, mỗi thành viên, mỗi cộng đồng một

khoảng thời gian nhàn rồi, thanh thản nhất định..........................................10
1.2.3. Lễ hội là điều kiện cho sự tái sáng tạo của mỗi người trong lĩnh vực
hoạt động của mình.......................................................................................11
2.Tổng quan quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phịng..........................................12
2.1. Vị trí địa lý..............................................................................................12
2.2. Tiềm năng du lịch...................................................................................13
3.Nguồn gốc lễ hội chọi trâu.............................................................................14
3.1. Lịch sử hình thành lễ hội chọi trâu.........................................................14
3.2. Nội dung lễ hội.......................................................................................16
3.3. Lễ hội tạm ngừng để phục vụ chiến đấu.................................................23
4.Lễ hội chọi trâu những năm gần đây............................................................24
5.Những giá trị văn hóa....................................................................................27
5.1. Giá trị giáo dục truyền thống..................................................................27
1


5.2. Giá trị cố kết cộng đồng..........................................................................27


5.3. Giá trị bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa vùng đất duyên hải...............28
5.4. Giá trị kinh tế - du lịch............................................................................29
Chương II. NHỮNG VẤN ĐỀ TIÊU CỰC XUNG QUANH & GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LỄ HỘI CHỌI TRÂU HẢI PHÒNG............30
1.Những vấn đề tiêu cực xảy ra xung quanh lễ hội chọi trâu Đồ Sơn..........30
1.1. Thương mại hóa lễ hội............................................................................30
1.1.1. Chủ trâu phải nộp phí cao.................................................................31
1.1.2. Bán thịt trâu thắng giá trên trời........................................................32
1.1.3. Người dân tranh thủ trục lợi.............................................................32
1.1.4. Cá cược.............................................................................................34
1.2. Coi nhẹ phần lễ.......................................................................................34
1.3. Cổ vũ bạo lực..........................................................................................35
2.Nguyên nhân...................................................................................................35
2.1. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................35
2.2. Nguyên nhân khách quan........................................................................36
3.Giải pháp.........................................................................................................36
3.1. Giải pháp của Đảng và nhà nước............................................................36
3.2. Giải pháp của chính quyền địa phương và Ban tổ chức.........................38
3.3. Đề xuất giải pháp cá nhân.......................................................................39
KẾT LUẬN........................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................41

2


LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam với lịch sử phát triển hàng nghìn năm, trải qua bao
quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước từ thế hệ này qua thế hệ
khác đã hình thành nên một nền văn hóa lâu đời và đa dạng. Điều đó được thể
hiện rõ ràng qua hình ảnh những lễ hội gắn liền với đời sống người dân Việt

Nam. Trải dài từ Bắc chí Nam là hơn 500 lễ hội cổ truyền lớn diễn ra suốt bốn
mùa xuân hạ thu đông từ điểm đầu tổ quốc Lũng Cú - Hà Giang đến mũi Cà
Mau.
Vinh dự được góp mặt trong mười lăm lễ hội cấp quốc gia, lễ hội chọi trâu
Đồ Sơn, Hải Phịng chứa đựng nhiều cảm xúc và hồi niệm khơng chỉ của người
dân miền biển nói riêng mà cịn của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ nói
chung. Mang trong mình dịng máu thượng võ của một người con miền duyên
hải, cùng với niềm tự hào sâu sắc về văn hoá lễ hội của đất nước giàu truyền
thống tâm linh, em chọn đề tài “Lễ hội chọi trâu quận Đồ Sơn, thành phố Hải
Phòng và những tiêu cực xung quanh” cho bài nghiên cứu của mình. Bài niên
luận nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của lễ hội chọi trâu trên các
phương diện khác nhau với một niềm tự hào vơ bờ. Bên cạnh đó, niên luận cũng
thẳng thắn chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện trong lễ hội trên tinh thần tự nhìn
nhận, mong muốn được cải thiện, hướng tới xây dựng một hình ảnh lễ hội, một
di sản đẹp của quê hương trong mắt bạn bè bốn phương.
Để hoàn thành bài niên luận, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Đỗ Thị
Thanh Loan, người đã nhiệt tình tư vấn và giúp đỡ em trong suốt q trình
nghiên cứu. Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu đề tài cũng như
kiến thức cịn hạn chế, bài niên luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và
chưa hồn thiện. Rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của hội đồng chấm
bài.
Em xin chân thành cảm ơn!
3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là một người con của thành phố cảng anh dũng, nơi khai sinh lễ hội chọi
trâu truyền thống. Được biết đến lễ hội từ khi còn là một đứa trẻ đã khơi gợi và
tạo cảm xúc hứng thú khi được xem hình ảnh hai “Ơng trâu” lao vào như những

người lính khi xung trận đầy anh dũng. Và khi được bố mẹ cho đến xem lễ hội
trong lòng em đã tự đặt ra nhiều câu hỏi trong đầu về lễ hội. Khi lớn lên được
tìm hiểu thêm nhiều tài liệu trên giảng đường đại học đã làm em thích thú và có
thể giải đáp phần nào thắc mắc khi xưa. Khi được nhà trường giao hoàn thành
niên luận, cùng với sự đồng ý của cô Đỗ Thị Thanh Loan em đã chọn đề tài này
vì cảm thấy nó rất hấp dẫn và phù hợp với bản thân. Qua đó có thể rèn luyện bản
thân và bổ sung những kiến thức quý báu về văn hóa cùng với đó kỹ năng để
làm khóa luận sau này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chi tiết về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn xưa và nay đồng thời nêu
ra những vấn đề tiêu cực xoay quanh và những điểm còn hạn chế còn tồn tại
trong lễ hội. Qua đó đưa ra những giải pháp đã và đang được thực hiện của Nhà
nước và chính quyền địa phương, cùng với những đề xuất cá nhân hữu hiệu hơn
nhằm mục đích nâng cao chất lượng lễ hội, nâng cao hình ảnh lễ hội trong mắt
du khách thập phương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ bản lý luận về lễ hội truyền thống Việt Nam.
- Nghiên cứu chi tiết nguồn gốc, quá trình phát triển và nội dung của lễ
hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng.
- Nêu ra những vấn đề tiêu cực xung quanh lễ hội chọi trâu Đồ Sơn và
đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lễ hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4


4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - Hải phòng
- Những vấn đề tiêu cực trong lễ hội chọi trâu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn từ trước, trong và sau khi tổ

chức lễ hội.
5.
6.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý thơng tin
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp so sánh đối chiếu
Bố cục niên luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, niên luận gồm 2 chương:
Chương 1: Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng.
Chương 2: Những vấn đề tiêu cực xảy ra xung quanh & giải pháp nâng
cao chất lượng lễ hội chọi trâu Hải Phòng .

5


Chương I.
LỄ HỘI CHỌI TRÂU Ở HẢI PHÒNG
1. Khái quát chung về lễ hội ở Việt Nam
1.1. Khái niệm và mối quan hệ “lễ” và “hội”
1.1.1. Khái niệm “lễ hội”
Cho đến nay, có nhiều cách gọi và sự giải thích khác nhau về thuật ngữ
“lễ-hội”. Có người gọi lễ hội là “hội lễ” (8), có người lại gọi là “hội hè” (16) hay
“hội hè đình đám” (1) và có người lại gọi là “lễ, tết, hội” (9)... Tuy tên gọi và
cách diễn đạt khác nhau nhưng các ý kiến đó khơng có gì mâu thuẫn mà thống
nhất với nhau trong một nội dung: “Lễ hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ
thuật truyền thống của cộng đồng”.(18)
Như vậy, trong khái niệm lễ hội bao gồm hai yếu tố: lễ và hội. Hai yếu tố

này luôn tồn tại song song, bổ sung, hỗ trợ và hoàn thiện lẫn nhau.
- Lễ: Theo từ điển tiếng Việt, “lễ” là “những nghi thức tiến hành nhằm
đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó “(17).
Trong thực tế, “lễ” có nhiều ý nghĩa và một lịch sử hình thành khá
phức tạp.
Chữ “lễ” được hình thành và biết tới từ thời Chu (thế kỷ XII 1trước Công
nguyên). Lúc đầu, chữ “lễ” được hiểu là lễ vật của các gia đình q tộc nhà Chu
cúng tế thần tổ tơng, gọi là tế lễ. Sau khi cúng (tế lễ), lễ vật được chia theo thứ
bậc của nhân (thị tộc: Chu), còn các thứ nhân (không phải thị tộc Chu) và dân
(nô lệ)) không được hưởng sự chia phần như thế.
Dần dần, chữ “lễ” được mở rộng nghĩa là “hình thức phép tắc: để phân
biệt trên dưới, hèn sang, thứ bậc lớn nhỏ, thân sơ trong xã hội khi đã phân hoá
thành đẳng cấp”...(2). Cuối cùng, khi xã hội càng phát triển thì ý nghĩa của “lễ”
càng được mở rộng như: lễ thành hoàng, lễ gia tiên, lễ khao vọng, lễ cưới, lễ cầu
an, lễ cầu mưa, cầu tạnh .v.v...
6


Như vậy, “lễ” là cách ứng xử của con người trước tự nhiên đầy bí hiểm và
thách đố - những câu hỏi khơng dễ gì giải đáp. Các nghi thức nghi lễ của “lễ”
toát lên sự cầu mong phù hộ, độ trì của các thần và giúp người tìm ra những giải
pháp tâm lý mặc dù phảng phất chất linh thiêng huyền bí. “Lễ” ở Việt Nam chủ
yếu tập trung trong các nghi thức nghi lễ liên quan đến sự cầu mùa, người an,
vật thịnh. Có thể nói, “lễ” là phần “đạo” - tâm linh của cộng đồng, nhằm đáp
ứng nhu cầu tín ngưỡng và đảm bảo nền nếp, trật tự cho hội được hoàn thiện
hơn.
- Hội: “cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục
hoặc nhân dịp đặc biệt” (17) - “Hội” là đám vui đông người, gồm hai
đặc điểm cơ bản là đông người tập trung trong một địa điểm và vui
chơi với nhau. Nhưng, nếu chỉ có vậy nhiều khi chưa thành “hội”.

Muốn được gọi là “hội” theo nghĩa Dân tộc học phải gồm các yếu tố:
 Được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó
và liên quan đến cộng đồng như làng, bản
 Nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng
đồng, mang tính cộng đồng cả tư cách tổ chức lẫn mục đích của
nó. Có khi tính cơng cộng đó được mở rộng đến các làng, bản
khác (liên làng).
 Có nhiều trị vui đến mức như hỗn độn, đến vô số, tả tơi cả
người (vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội). Đây là sự
cộng cảm cần thiết của phương diện tâm lý sau những ngày
tháng lao động vất vả với những dồn nén cần được giải toả và
thăng bằng trở lại.
Tóm lại, “hội” là cuộc vui chơi bằng vơ số hoạt động giải trí cơng cộng,
diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội
hay tự nhiên, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của cơng chúng dự lễ hội
(2). Nếu “lễ” là phần đạo thì hội là phần đời, là khát vọng của mọi thành viên
trong cộng đồng vươn tới những điều tốt đẹp. Những khát vọng đó thường được
7


khái quát hoá, lý tưởng hoá hay nhân cách hoá bởi những nghi thức hay những
hoạt động thật cụ thể, thật sinh động và rất đời thường. Cho nên, phần hội
thường được kéo dài hơn phần lễ rất nhiều và được diễn ra thật sôi động, vui vẻ
trẻ trung, mọi người đều “vào hội” để lãng quên nỗi vất vả nhọc nhằn và cả
những điều ác, sự bất công... mà hướng tới niềm vui sống và những tương lai tốt
đẹp trong thời gian tới .
1.1.2. Mối quan hệ giữa “lễ” và “hội”
Trong thực tế, giữa “lễ” và “hội” khó tách rời mà quyện lại với nhau,
“hội” là từ dùng để chỉ thành phần ngồi “lễ” (hay “hội” có thể coi là hình thức
của “lễ”) của các cuộc kỷ niệm từ quy mơ làng, bản trở lên. Vì hội là thành phần

ngồi của lễ, nên cuộc lễ nào khơng có hội kèm theo người ta không gọi là hội.
Ngược lại, không có hội nào là khơng kèm theo lễ, trong hội đã có lễ như hội
Gióng, hội Đền Hùng... Cho nên, mối quan hệ giữa hội và lễ là quan hệ tương hỗ
tồn tại trong sự thống nhất.
Đôi khi, trong xã hội nơng nghiệp như nước ta , do chu trình sản xuất mà
bên cạnh lễ hội cịn có cả tết (tiết). Giữa ba yếu tố đó thường thâm nhập vào
nhau, có khi cặp đơi như “lễ” với “hội”, “tết” với “lễ”, “tết” với “hội”, có khi lại
cặp ba giữa “lễ” - “hội” - “tết”. Điều đó được câu kiều của Nguyễn Du xác định
khá rõ:
“Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ , hội là đạp thanh”
Nhưng, dù cặp đơi hay cặp ba thì các yếu tố đó vẫn có chung một nội
dung như phần khái niệm đã trình bày. Lễ và hội là quan niệm giữa phần đạo và
phần đời. Tuy thuộc hai lĩnh vực khác nhau trong đời sống con người mà đạo là
tâm linh và đời là cuộc sống thực, cả hai lĩnh vực đó có hồ vào nhau thì cuộc
sống con người mới tồn tại, mới có cuộc sống con người. Vì vậy, mối quan hệ
giữa lễ và hội là quan hệ không thể tách rời, ranh giới giữa các yếu tố tạo nên lễ
hội cũng khơng thể phân biệt rạch rịi, máy móc.
8


Với tinh thần ấy, cả phần lễ và phần hội, cả đạo lẫn đời đều “là một cuộc
vui lớn của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tín ngưỡng, thi thố tài
năng, biểu dương sức mạnh, tái hiện cuộc sống trong trường kỳ lịch sử. Nó là
một loại hình tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố văn hố dân gian luôn luôn tương
tác lẫn nhau” (8).
1.2.Chức năng của lễ hội
Lễ hội chính là nơi biểu hiện những giá trị văn hóa dân gian của cộng
đồng.
1.2.1. Lễ hội biểu hiện giá trị của nhân vật được cử lễ

Ở Việt Nam, các nhân vật được cử lễ bao gồm cả một hệ thống khá phong
phú, đa dạng. Đó là các vị có cơng khai sơn, phá thạch, lập làng, dựng nước như
Đức thánh Tản Viên, vị thần Long Đỗ…, các vị có cơng dựng nước, giữ nước
như các Vua Hùng, Hai Bà Trưng, Ơng Gióng, Trần Hưng Đạo hay những người
cứu dân giúp nước như Mẫu Liễu Hạnh, Bà Chúa Kho, Từ Đạo Hạnh, Dương
Không Lộ.v.v… Khi lễ hội biểu hiện giá trị của các nhân vật được cử lễ thì đấy
cũng chính là giá trị của cả cộng đồng. Cái cộng đồng có khi trong phạm vi một
nước (Vua Hùng), có khi vừa trong một tổng một làng (như Thánh Gióng) vừa
chung cả nước và cũng có khi chỉ trong phạm vi một họ (một nhóm họ tộc), một
nhóm gia đình như thờ cúng tổ tiên hay giỗ tổ…
Nhưng, cho dù các giá trị đó có thuộc về cộng đồng lớn hay nhỏ, rộng hay
hẹp thì chúng vẫn có giá trị cố kết cộng đồng. Đằng sau và bên trong cái linh
thiêng, huyền bí vốn bao phủ mọi lễ hội trong xã hội cổ truyền, người ta vẫn
thấy những lễ hội hay nói cách khác là tính chất cứu cánh trần tục của nó.
Những giá trị hay những cứu cánh đó tiềm ẩn chức năng xã hội của lễ hội: Đó là
"biểu hiện các giá trị xã hội của một cộng đồng và tái xác định những mối liên
hệ đã gắn bó các nhóm lại với nhau" (2). Đó là chức năng xã hội cơ bản, chức
năng đặc thù của mọi lễ hội.

9


Với những chức năng như thế đã giúp chúng ta hiểu tại sao các dân tộc,
các nền văn hố có thể khác nhau về không gian và thời gian, nhưng tất cả các
dân tộc, các nền văn hố đều có mặt lễ hội. Tuy lễ hội mỗi dân tộc, mỗi nền văn
hố có thể khác nhau về nội dung và phương thức, phương tiện diễn đạt, nhưng
đều có chung một mục đích là đem lại niềm tin, hy vọng cho con người. Bởi lễ
hội là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa các cộng đồng với môi trường sinh
thái của mình, nên có thể nói rằng có bao nhiều cộng đồng cùng sẽ có bấy nhiêu
lễ hội khác nhau.

1.2.2 Lễ hội đem lại cho mỗi nhóm, mỗi thành viên, mỗi cộng đồng một
khoảng thời gian nhàn rồi, thanh thản nhất định
Tuỳ mỗi lễ hội mà khoảng thời gian đó là khoảng thời gian đặc biệt sống
phong phú hơn, thoải mới hơn và rộng rãi hơn, cởi mở hơn... Khoảng thời gian
đặc biệt đó là khoảng thời gian được tạo ra để “đền bù” những kham khổ, thiếu
thốn, hụt hẫng kéo dài trong một năm sống lao động, sản xuất vất vả, nhất là đối
với cư dân nơng nghiệp. Vì thế, thời gian đặc biệt này có thể dài, ngắn khác
nhau ở mỗi cộng đồng.
Cuộc sống trong thời gian đặc biệt đó thường có những nghi thức khác
thường tuỳ theo tầm quan trọng và tính chất của từng lễ hội. Sự khác thường đó
tạo nên một trạng thái tâm lý đặc biệt cho cả nhóm hay cả cộng đồng thể hiện ở
từng nghi thức lễ hội. Đó là sự kính trọng cái linh thiêng mang tính chất thuần
túy bổn phận. Cuộc sống trong khoảng thời gian đặc biệt đó thực sự trở thành
cuộc sống thực của chính mọi thành viên phải là khoảng thời gian của phần hội
ngoài lễ, phần “tái xác định mối liên hệ đã gắn bó các nhóm lại với nhau” (9).
Phần ngồi lễ là phần đời thường, phần trần tục của sự ăn uống, vui chơi hết
mình. Chính phần này sẽ hồn thiện hơn sự tơn kính và hiện thực hố các ý
tưởng, các khát vọng cao xa.
Cái khác thường trong thời khắc đặc biệt không phải ở quy mô to lớn hay
sơ sài mà là ở một số nét đặc biệt, ngày thường bị cấm hay ít xảy ra. Ví dụ, ngày
10


tết thường cất công đi thăm hỏi, chúc tụng nhau, tặng tiền cho trẻ em để mừng
tuổi, tết Đoan Ngọ ăn rượu nếp, tết Hàn Thực làm bánh trôi bánh chay...; đặc
biệt là, có một số lễ hội sau khi tế lễ mọi thành viên được tự do quan hệ, chen
chúc lẫn nhau giữa nam và nữ như Hội Rã La (Hà Tây), Hội Chen (Bắc Ninh)
.v.v... Đó là “bước hồn tất sự khách thể hố, trần tục hố cái ý tưởng” (2).
Đó là cái khác thường để mong cái bình thường. Cái khác thường và
khoảnh khắc đặc biệt đó mang nghi thức tín ngưỡng nguyên thuỷ và đều gắn bó

vói q trình sống của cộng đồng. Từ đó làm cho tâm lý cá nhân được cân bằng
và cuộc sống của cộng đồng được củng cố. Đó là tiền đề để tạo nên chức năng
thứ ba của lễ hội.
1.2.3. Lễ hội là điều kiện cho sự tái sáng tạo của mỗi người trong lĩnh
vực hoạt động của mình
Sự sáng tạo hay tái sáng tạo của mỗi thành viên trong xã hội, trước hết là
sáng tạo trong lĩnh vực văn hoá (bao gồm cả văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và
văn hoá tinh thần). Lễ hội là một biểu thị văn hố bao trùm hơn, tồn vẹn hơn
của đời sống .xã hội. Văn hoá là cái phát sinh, cái gián tiếp đối với nhu cầu tâm
linh, nhưng tâm linh (hay tín ngưỡng) lại bắt rễ vào những nhu cầu cơ bản của
loài người và làm thoả mãn phương thức biểu hiện văn hố của những nhu cầu
này. Vì thế, chúng ta dễ dàng nhận thấy lễ hội là một loại hình văn hố tổng hợp
gồm nhiều chủng loại văn hoá khác nhau. Điều đáng chú ý ở đây là những
chủng loại văn hoá ấy đều được nâng cao, rèn luyện đến mức thành thục, hoàn
chỉnh dành cho ngày lễ hội ấy trong bối cảnh “thái quá”, khác thường. Cái gì,
điều gì diễn ra trong lễ hội cũng phải hồn thiện, hơn hẳn những hoạt động
thường ngày. Có thể nói lễ hội là nơi hoàn thiện các chủng loại văn hố nghệ
thuật.
Trong thực tế, tất cả những loại hình văn hố dân gian đều trong q trình
cấu thành lễ thức và chính những lễ thức đó lại tạo điều kiện cho các loại hình
văn hố dân gian phát triển. Nhà nhân học văn hoá Bronislaw Kasper
11


Malinowski (1884- 1942) của Mỹ đã nhận xét rằng: “Tôn giáo nguyên thủy
không phải là một quan niệm trừu tượng nào đó vượt lên trên kết cấu văn hố,
mà là bộ phận cấu thành quan trọng của sinh hoạt văn hố ngun thủy”(2).
Tuy đây khơng phải là một chức năng đặc thù của lễ hội, nhưng chính những giá
trị do chức năng này tạo nên đã làm cho lễ hội có ý nghĩa hơn, vui hơn, sinh
động hơn và khác thường hơn.

Qua đây có thể nói rằng lễ hội là hình ảnh văn hố kết tinh của cư dân
nơng nghiệp, là động lực của văn hoá làng xã với tư cách là sự thoả mãn một
nhu cầu văn hố tồn diện.
2.

Tổng quan quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phịng
2.1.

Vị trí địa lý

Đồ Sơn là một bán đảo được tạo bởi dãy núi chín ngọn vươn ra vịnh Bắc
Bộ và một tách ra đứng một mình là hịn núi Độc. Đồ Sơn giữ một vị trí rất quan
trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng, một trung tâm
đánh bắt cá và sản xuất muối của đất nước; một điểm du lịch, nghỉ mát, khu
danh thắng thiên nhiên kỳ vĩ và vùng văn hoá cổ truyền đặc sắc.
Quận Đồ Sơn nằm ở phía đơng nam thành phố Hải Phịng, có vị trí địa lý:
phía tây giáp huyện Kiến Thụy, phía nam giáp quận Dương Kinh, các phía cịn
lại giáp Biển Đơng. Đồ Sơn cách trung tâm nội thành Hải Phịng khoảng 20km
về phía đơng nam, nơi có núi đồi trập trùng quy tụ trong thế “cửu long tranh
châu”, là một vùng đất tốt theo thuyết “phong thuỷ” của người xưa.
Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc
thuộc hệ thống sơng Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm
việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, nên nước
biển ở khu vực này đục (nhất là khu II) nhưng vẫn có sức thu hút du khách.
Quận Đồ Sơn có diện tích tự nhiên là 42,37 km2 và dân số là 102.234 người.
(20)
12


2.2.


Tiềm năng du lịch

Đồ Sơn rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách
quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, cắm trại, ngắm nhìn phong cảnh
biển đẹp buổi chiều tà
- Đồ Sơn là khu nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam,
nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa một bên là cát trắng mịn màng, biển
cả mênh mông đậm màu phù sa và một bên là những ngọn núi đồi
thông, phi lao... Trong thời kỳ phong kiến, Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ
ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đơ hộ. Đồ Sơn có ba bãi tắm
chính: khu Một, khu Hai và khu Ba.
- Khu du lịch đảo Dáu với bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á,
có vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp
3 đến 5 sao, đặc biệt không thể thiếu ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm
năm tuổi. Kể từ khi được tu sửa khang trang, nơi đây cịn có thêm khu
"Đà Lạt thu nhỏ", hằng năm được rất đông du khách đến vui chơi giải
trí vào những ngày hè.
Ngồi ra, khu du lịch Đồ Sơn cịn vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu
tiên của Việt Nam - đảo Hoa Phượng, toạ lạc tại trung tâm khu du lịch, được
trang bị đầy đủ các tiện nghi hiện đại cực kỳ sang trọng như trung tâm thương
mại cao cấp ở giữa đảo, bể bơi nhân tạo, phố ăn uống, khách sạn đẳng cấp 5 sao,
khu biệt thự, bến du thuyền,... là nơi lý tưởng để khách du lịch đến dừng chân và
nghỉ dưỡng:
- Đến với Đồ Sơn, du khách có thể đến thăm di tích bến tàu khơng số,
nằm ở chân đồi Nghĩa Phong,tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên
biển đầy gian khổ.
- Tại đây hiện nay có sòng bạc Do Son Casino, là nơi rất nhiều du khách
quốc tế đến chơi, đặc biệt là người Trung Quốc, tuy nhiên sịng bạc
khơng cho phép người dân nội địa vào giải trí.


13


- Từ Đồ Sơn bằng tàu cao tốc du khách có thể đi ra đảo Cát Bà, Tuần
Châu (thành phố Hạ Long) hoặc vịnh Hạ Long,để thăm thú hết những
tinh hoa của Hải Phịng nói riêng, Việt Nam nói chung.
Đồ Sơn còn nổi tiếng là nơi hàng năm diễn ra lễ hội chọi trâu độc đáo vào
ngày 9 tháng 8 âm lịch. Từ xa xưa đến nay, cư dân vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng và vùng ven biển Bắc Bộ đều thuộc lịng câu ca:
“Dù ai bn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”
Chẳng những cư dân cả một vùng rộng lớn rủ nhau về dự hội, mà cịn dặn
dị nhau:
“Mùng chín tháng tám Đồ Sơn chọi trâu
Chớ có đi đâu, khơng mưa cũng bão”
Và:
“Mùng chín tháng tám chọi trâu
Mùng mười tháng tám giết trâu tế thần”
3. Nguồn gốc lễ hội chọi trâu
3.1.

Lịch sử hình thành lễ hội chọi trâu

Cho đến ngày nay chưa thấy sử sách nào ghi chép Lễ hội chọi trâu Đồ
Sơn có từ năm nào. Ta chỉ biết rằng tục chọi trâu Đồ Sơn gắn liền với tín
ngưỡng thờ Thiên thần Điểm Tước Thần vương. (21)
Có rất nhiều truyền thuyết về Lễ hội Chọi Trâu, mỗi truyền thuyết đều gắn

với một sự tích kì bí khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định: Hội chọi trâu là mỹ
tục hào hùng mang đậm tính thượng võ, tính táo bạo và lịng quả cảm rất độc
đáo của người Đồ Sơn. Truyền thuyết kể rằng, một lần thần Điểm Tước (vị thần

14


hộ mệnh của ngư dân Đồ Sơn) giáng hạ, thấy có hai con trâu chọi nhau, để làm
đẹp lịng thần, mồng 9 - 8 hàng năm, người Đồ Sơn lại tổ chức chọi trâu.
Nhiều lão làng kể lại rằng: Cư dân làm nghề mò cua, bắt cá ở Đồ Sơn
thường bị cá kình ăn thịt. Trước sự hung tợn, sự quấy nhiễu của quái vật, con
người lập đàn cầu thần linh phù hộ vào thượng tuần tháng sáu và hứa sẽ mổ trâu,
mổ lợn lễ tạ.
Quả nhiên, sau hai tháng, vào một đêm mưa bão gió giật, sáng ra thấy xác
cá kình chết. Trên hầu có vết chim cắn, một loại chim thần giáng thế độ dân. Từ
đó, người bắt cá khơng bị cá kình ăn thịt nữa. Giữ lời hứa với thần linh, hàng
năm dân làng đi mua trâu về lễ thần ở đền Nghè. Khi lễ ở đền Nghè, chúng đứt
dây, chọi nhau quyết liệt. Các cụ cho rằng thần linh thích xem trâu chọi. Bởi vậy
hàng năm, dân làng tổ chức lễ hội chọi trâu và ngày đó đã trở thành đại sự, ngày
hội truyền thống.
Truyền thuyêt dân gian cũng kể lại rằng, vào một sớm, khi sương mù còn
giăng khắp núi đồi, khi người dân vẫn cịn trong giấc ngủ thì có tiếng ầm ầm ở
đầu làng, giật mình mọi người ra xem thì thấy có hai con Trâu Trắng chọi nhau,
bất phân thắng bại, thấy người xem đông hai “đấu sĩ” dừng chận chiến nhảy
xuống sơng biến mất… từ đó người dân tổ chức Lễ hội Chọi Trâu để tưởng nhớ
hai chú Trâu Trắng thủa nào.
Lại có truyền thuyết kể lại rằng lễ hội gắn với Nữ thần biển Bà Đế. Nàng
là một người con gái đẹp nhà nghèo, tên là Đế, có tiếng hát mê hồn quyễn rũ đến
tai vua Thuỷ Tề. Hồng nhan bạc phận, nàng bị oan với tội hoang thai. Hôm nàng
bị dìm xuống nước, trời âm u và biển như thể nổi giận, từng đợi sóng chồm lên.

Ba lần bọn lý ném nàng xuống biển là ba lần nàng nổi lên. Chúng đã dùng dây
thừng buộc nàng vào cối đá ném xuống biển. Vua Thuỷ Tề chỉ chờ có vậy đón
người vợ oan ức về cung sau bao nhiêu tháng ngày đằng đẵng nhớ thương. Nơi
vua Thuỷ Tề đón nàng về bỗng dưng có nhiều cá. Vì thế, người ta bèn tổ chức
chọi trâu, mỗi vạn chài được phép mang một con Trâu ra thi đấu. Trâu của vạn
15


chài nào thắng, tức là năm ấy vạn chài ấy được độc chiếm bãi cá. Con Trâu
thắng cuộc được dùng vào lễ tế thần, cầu mong Thuỷ Thần phù hộ cho dân chài
Đồ Sơn quanh năm được mùa tôm cá. Cũng từ đó người dân đã đi khắp từ Bắc
vào Nam để tim mua trâu. “Trâu vốn là trâu cày, gần gũi với con người chứ
không phải trâu rừng, những trâu thường xóm vắng, xa đồng”.
Lại có truyền thuyết khác kể lại rằng. Vào một đêm trăng rằm tháng tám
người Đồ Sơn bỗng thấy trên mặt biển toả sáng một vầng hào quang. Một ơng
lão râu tóc trắng như cước hiện lên đang chăm chú theo dõi đôi trâu chọi nhau
trên lớp sóng nhấp nhơ. Hình ảnh kỳ lạ hiện lên và mất nhanh chóng. Trời đang
trăng thanh gió mát bỗng ập xuống cơn mưa tưới mát mặt đất. Ngưới Đồ Sơn
cho đó là điềm thần linh giáng hạ. Dân trong vùng lập đền thờ và hàng năm
cúng lễ tổ chức chọi trâu (thuỷ triều lên xuống) có liên quan đến hoạt động cư
dân làm ruộng đánh cá.
Cũng còn một cách giải thích nữa cho rằng tục chọi trâu ở Đồ Sơn gắn với
sự tích người anh hùng nơng dân áo vải Nguyễn Hữu Cầu đã phất cờ nổi dậy
chống lại nhà nước phong kiến tàn bạo thối nát (1741- 1745). Để tưởng nhớ
người anh hùng áo vải, nhân dân trong vùng hàng năm mở hội múa cờ và chọi
trâu.
3.2.

Nội dung lễ hội


Lễ hội trâu Đồ Sơn Lễ hội trâu đồ Sơn diễn ra từ ngày mồng 1 tháng 8
đến hết ngày 15 tháng 8 âm lịch. Nhưng thực tế, từ chiều 29 tháng 7 cho đến hết
ngày 30 tháng 7 âm lịch, nhân dân đã rước bát hương đá từ đền Nghè, nơi thờ
thần Điểm Tước, tới đình Cơng hay cịn gọi là đình Chung, để thờ suốt trong 15
ngày hội.
Cũng cần nói thêm, lễ hội chọi trâu chỉ là một tiết mục, một mắt xích
trong lễ hội Đồ Sơn. Mặc dù vậy, chọi trâu lại là khâu chủ yếu, độc đáo, là trung
tâm của hội (làng) Đồ Sơn.
16


Trước Cách mạng tháng 8/1945, tổng Đồ Sơn có 3 xã: Đồ Sơn, Đồ Hải,
Ngọc Xuyên. Trong xã Đồ Sơn có 3 làng: làng Đơng, làng Nam, làng Đồi. Hai
xã Đồ Sơn và Đồ Hải mỗi xã có 6 giáp, Ngọc Xun có 2 giáp, tồn tổng Đồ
Sơn có 14 giáp. Theo quy định thi đấu thì mỗi giáp phải có một trâu nhưng trong
ngày chọi trâu chính thức (9/8) thì chỉ có 6 trâu được vào dự cuộc. Việc quy
định mỗi giáp phải góp một trâu vừa nhằm mục đích tuyển chọn trâu tốt tham
gia thi đấu, vừa để sau khi thi đấu, mỗi giáp đều phải có trâu giết thịt để chia cho
mọi người trong giáp.
Vào khoảng trung tuần tháng 5, người ta tiến hành vòng loại thứ nhất
dành cho 3 làng của Đồ Sơn, 6 trâu chọi lấy 3. Đến ngày mồng 8 tháng 6, đấu
loại vòng hai. Đồ Hải 6 trâu chọn lấy 2; Ngọc Xuyên 2 trâu chọn lấy 1. Những
vòng đấu loại này chỉ tiến hành ở các giáp để chọn ra 6 trâu hay nhất thi đấu vào
ngày hội mồng 9 tháng 8. Do đó mới có câu ca để nhắc nhau nhớ về ngày hội
q hương:
Dù ai bn đầu bán đâu,
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai bn bán trăm nghề,
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu.
Hội chọi trâu diễn ra chỉ có một ngày, nhưng để có một ngày đó thì người

Đồ Sơn đã phải chuẩn bị hết sức cơng phu, tỉ mi trong vịng 8 tháng. Từ việc tìm
chọn đến việc ni dạy trâu chọi. Thường thì sau Tết âm lịch, các giáp ở Đồ Sơn
tự nguyện góp tiền và cử người am hiểu, có kinh nghiệm đi các nơi tìm chọn
mua trâu. Trước khi đi, giáp nào cũng làm lễ tế thần, cầu mong mua được trâu
tốt. Những người được giáp tín nhiệm giao cho làm việc này (thường là 2 người
có kinh nghiệm nhất) đều cảm thấy rất vinh dự. Cũng vì vậy mà họ không tiếc
công sức và chẳng quản đường sá xa xôi, có khi lặn lội hàng tháng trời vào
Thanh Hóa, Nghệ An ra Nam Định, Thái Bình hay ngược lên Tuyên Quang, Bắc
Cạn, rồi lại về Thái Bình sang Thủy Nguyên,... để tìm được trâu vừa ý. Kinh
nghiệm của người Đồ Sơn qua nhiều lần thi đấu cho hay rằng, những trâu mua
17


được ở chợ Gồi (Nam Định), Thủy Nguyên (Hải Phòng), Thanh Hà (Hải
Dương) thường hay được giải.
Trâu chọi trước hết phải là trâu đực khoẻ. Trâu khoẻ là những trâu có “cổ
cị, đít nhót, đi chai", “trường đùi, ngắn quản", “nhỏ kheo, kín móng",.. Trâu
chọi phải khoẻ nhưng cũng phải gan thì mới chịu được địn của đối phương.
Thường thì những trâu “da đồng” , “lơng móc” , “một khoang bốn khốy” ,
“hàm đen” , “tóc tráp” (lơng trên đầu cứng, dày để tránh nắng) , “thâm cu, chéo
dái” là trâu gan. Nên mua trâu “cổ cị” vì chúng cúi đầu khơng biết mỏi, cịn
tránh mua trâu “cổ vại” vì loại này ít chịu cúi đầu. Những trâu to lớn, ức nở
rộng, háng to; cổ tròn, khoẻ, dài, hơi thu nhỏ về phía đầu; lưng cong, đầy, có thể
để bát nước đầy trên lưng không đổ; háng và hông rộng nhưng hơi thu nhỏ về
phía sau, đi trịn, chắc, to và thu nhỏ dần về phía cuối đi, ... là trâu tốt.
Con trâu tốt cịn phải có sừng đen như mun, hai đầu sừng giao nhau tạo
thành hình cánh cung, hoặc sừng lệch. Đầu trâu có túm tóc hình chóp, trên đỉnh
có khốy trịn, giữa hai thuỳ trán có hai khoáy. Những con trâu mắt ngựa (mắt
đen, mắt đỏ) là những con trâu chọi hay. Hàm trâu phải là hàm nghiên (hàm đen)
hoặc hàm son (hàm đỏ); răng trâu phải đều đặn, khơng bị sứt mẻ. Người Đồ

Sơn thường thích những trâu trên thân có 4 khốy hoặc 2 khốy giao nhau, chân
ngắn, mập, đầu gối có lơng, giống trâu rừng. Trên thực tế, không thể chọn được
con trâu chọi có đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn nói trên nên người ta buộc phải bỏ
qua các tiêu chuẩn không quan trọng lắm; hoặc trong q trình ni dạy trâu,
người ta sẽ tạo ra một số tiêu chuẩn cho nó,...
Người được giao nhiệm vụ ni dạy trâu coi đó là một vinh dự và trách
nhiệm lớn đối với làng xã nên hết sức tận tâm nuôi dạy trâu béo khỏe. Trâu chọi
được nuôi riêng, không nhốt chung với trâu nhà, được chăm riêng và tránh
khơng cho nhìn trâu cày - làm thế để phục hồi tính hoang dã, đơn độc của nó.
Bước vào thời kỳ tập luyện, chế độ ăn của trâu được tăng lên: cỏ trộn
thêm một lượng cám nhỏ. Người ta lấy nước núi Rồng (Giếng Rồng - Tg) cho
18


trâu uống ngày 2 lần/ngày. Lượng dinh dưỡng trong thức ăn của trâu được nâng
dần cho tới ngày trâu bước vào sới chọi.
Trâu được huấn luyện ở tại các giáp. Sới luyện trâu của giáp nào do giáp
ấy dựng, thường là một bãi đất rộng. Thời gian tập chọi bắt đầu từ đầu tháng 5.
Mỗi buổi chiều, sau khi trâu được ăn no đủ, người ta đưa trâu tới sới tập chọi.
Mọi người đứng kín vịng quanh đánh chiêng, đánh trống, vỗ tay, múa cờ hò
reo,... Người ta còn phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu, ghé sát chiêng, trống vào
tai trâu mà đánh, mục đích là làm cho trâu quen dần với khơng khí ồn ào của
ngày hội.
Có giáp còn đưa một con trâu khác tới cho trâu chọi tập đánh để tìm được
những nhược điểm của trâu chọi mà huấn luyện tiếp. Con người huấn luyện trâu,
làm cho trâu nhận thức được những miếng đánh hay nhất để quật ngã đối thủ
của nó. Cũng qua q trình huấn luyện trâu mà người ta phát hiện được sở
trường của trâu chọi để vót sừng kiểu “mũi đinh" hay “mũi khế",..
Như đã nói ở trên, vào ngày hội chỉ có 6 trâu thi đấu. Theo quy định của
địa phương lúc bấy giờ, 3 trâu nhất, nhì, ba của xã Đồ Sơn; hai trâu nhất, nhì của

xã Đồ Hải; và một trâu nhất của xã Ngọc Xuyên được đi chọi chung kết.
Sáu trâu chọi chia thành ba cặp đấu để đấu 3 trận với nhau, mà người Đồ
Sơn gọi là ba “kháp”. Người ta lại lấy trâu nhất của Ngọc Xuyên gộp với trâu
nhất và trâu nhì của Đồ Hải thành một đơn vị thi đấu. Sau khi gộp lại thì trật tự
được sắp xếp như sau: trâu nhất của Đồ Hải đứng ở vị trí thứ nhất, trâu nhất của
Ngọc Xuyên bây giờ đứng ở vị trí thứ hai, trâu nhì của Đồ Hải sẽ đứng ở vị trí
thứ ba.
Lý giải nguyên nhân của sự ưu tiên về số lượng trâu cũng như vị trí thi
đấu dành cho người Đồ Sơn, người ta nói rằng vì họ là chủ nhân đầu tiên của
mảnh đất này. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng quy định này là theo tỷ lệ dân

19


cư: số đinh của Đồ Sơn đông hơn, phe giáp của họ mạnh hơn nên tự nhiên họ có
quyền ưu tiên ấy.
Như vậy, ba kháp đấu sẽ là: trâu nhất Đồ Sơn chọi với trâu nhất Đồ Hải
trâu nhì Đồ Sơn chọi với trâu nhất Ngọc Xuyên và trâu ba Đồ Sơn chọi với trâu
nhì Đồ Hải. Sau khi đấu xong ba kháp, ba trâu thua cuộc bị loại, còn ba trâu
thắng. Ba trâu thắng phải đấu hai kháp nữa để chọn trâu nhất, nhì, ba; có nghĩa
là trâu thắng ở kháp thứ tư phải chọi với trâu thứ hai và trâu thứ ba (đang được
nghỉ). Nhưng người Đồ Sơn nói rằng, trâu đã hay, dẫu nó có đấu tiếp ln hai
hiệp với trâu thứ ba, nó vẫn có khả năng giành giải nhất mà không biết mệt mỏi.
Tới ngày hội, người Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình,... nơ nức kéo về Đồ
Sơn. Thời Pháp thuộc, tồn quyền Đơng Dương, thống sứ Bắc kỳ, công sứ các
tỉnh đều đưa vợ con đến Đồ Sơn xem chọi trâu. Người ta ngoài việc xem chọi
trâu, còn mở sòng bạc để sát phạt nhau. Các trò cá cược khiến cho nhiều người
mất gia sản, ruộng vườn vì thua cuộc.
Một khi trâu đã thành trâu chọi thì mọi người gọi một cách tơn kính là
“ơng trâu”. Trong khơng khí lễ hội cầu mong Thành hồng làng phù hộ cho trâu

làng mình đoạt giải, từ sáng sớm ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm, sân đình của
ba xã Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên đã đầy ắp người cùng với kiệu bát cống,
long đình, bát biểu, tàn lọng cờ xí, đèn nhang để chuẩn bị rước kiệu về đình
Chung, rước trâu về sới chọi chung kết. Lễ vật tế, rước do dân của 14 gián đóng
góp. Mỗi giáp góp một trâu, một lợn và một thùng thóc nếp để lấy gạo thổi xơi.
Dẫn đầu đám rước là một chiếc kiệu lớn do 12 chàng trai khoẻ khiêng. Tiếp theo
kiệu là đội kèn, trống. Sau đội kèn trống là sáu trâu chọi đã được tắm rửa nước
thơm, đi tuần tự. Trên mình trâu và đầu trâu có buộc nhiễu điều kết hoa, kèm
theo trâu là 12 chàng trai đi hai bên. Toàn bộ y phục của họ là một màu đỏ rực
rỡ: đầu chít khăn đỏ, người mặc quần áo đỏ, tay cầm cờ đỏ.
Sau khi tất cả đám rước đã tập trung ở sân đình Cơng (hay đình Chung),
cuộc tế bắt đầu,... Mở đầu cho lễ hội chọi trâu là lễ tế thần Điểm Tước - tức là
20


thần vết chân chim - người dân ở đây thờ vết chân chim sẻ (Điểm Tước). Phần
Điểm Tước cũng là Thành hoàng làng của Đồ Sơn, Đồ Hải và Ngọc Xun.
Chính vì thế lần tế thần ngày chọi trâu cũng là lần tế lớn nhất so với mọi lần tế
trong năm. Tế Thành hoàng làng để xin phép tổ chức chọi trâu và cũng là để
rước trâu chọi về đình làng trình diện Thành hồng trước khi chọi. Lễ tế diễn ra
rất trang nghiêm và cuộc tế tới gần trưa mới xong.
Sau đó, người ta dẫn trâu ra xới chọi. Để tránh cho trâu khỏi bị nắng, mỗi
trâu được che một cái lọng đen. Ở hai đầu sới chọi, người ta còn dựng cổng, kết
hoa lá, cờ ngũ sắc cho trâu đứng khỏi nắng. Sới chọi là bãi đất rộng và phẳng
ước chừng 2 vạn mét vuông, ở trước ngôi đình Chung (Cơng) của 3 xã (chỗ
trường phổ thơng trung học và UBND thị xã Đồ Sơn ngày nay). Xung quanh sới
chọi, người ta cắm cọc làm hàng rào và trang trí cờ hoa tạo quang cảnh rực rỡ,
tưng bừng cho ngày hội. Dóng dáng được dựng trên đường viền sới chọi, ngăn
cách khán giả với sân chọi. Một khoảng đất bên ngồi sân, ở trung tâm của
đường viền phía Tây, được trang trí đẹp để để làm chỗ ngồi cho quan khách.

Trước khi vào thi đấu, người cầm loa thơng báo trình tự các cặp trâu vào
thi đấu như sau: trâu nhất Đồ Sơn choi với trâu nhất Đồ Hải, trâu nhì Đồ Sơn
choi với trâu nhất Ngọc Xuyên, trâu ba Đồ Sơn chọi với trâu nhì Đồ Hải. Sau
đó, một hồi trống hiệu vang lên. Mở đầu hội chọi trâu là múa cờ do các chàng
trai khoẻ mạnh trong bộ y phục đỏ thực hiện. Động tác múa vừa hùng mạnh, dứt
khoát lại vừa nhịp nhàng. Tay họ vung cờ, chân tiến hoặc lùi theo nhịp trống. Cứ
một bên tiến 3 bước thì bên kia lùi 3 bước và ngược lại. Đội múa cờ biểu diễn 3
lần rồi rút ra khỏi sới chọi.
Sau điệu múa cờ là tiếng loa gọi người dẫn trâu ra xới chọi. Lúc này cảnh
tượng thật vui mắt; lịng người thì náo nức, hồi hộp chờ đợi. Từ hai phía của sới
chọi, người ta dẫn hai trâu ra. Đi đầu là một người cầm trống khẩu, tiếp đến là
người dắt trâu, người che lọng cho trâu và hai người múa cờ hai bên. Y phục của
họ rực rỡ một màu đỏ như lúc họ mặc để rước kiệu và rước trâu. Khi hai trâu
21


cách nhau chừng 20m, người dắt trâu nhanh chóng rút "sẹo" cho trâu rồi khẩn
trương cùng các bạn dẫn trâu khác rút ra ngồi sới chọi. Khơng khí đầu trường
như lặng đi một phút rồi hai trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp. Hai đôi
sừng đập vào nhau kêu “chan chát". Đó là miếng “hổ lao". Hai trâu chọi nhau
với tất cả sức lực của mình giữa tiếng hị reo vang dậy của hàng ngàn khán giả.
Có kháp chỉ diễn ra năm phút là đã phân thắng bại. Thông thường, trong trận
đấu, trâu nào khoẻ, gan và lấy được nhiều cáng (nghĩa là đánh được nhiều miếng
hay, miếng hiểm, gây tổn thương cho đối phương) thì chắc chắn là thắng cuộc.
Có những trâu tuy thương tích đẩy mình, rách da, chảy máu, mặt sưng nhưng
vẫn gan lỳ, chờ sơ hở của đối phương để đánh địn hiểm hóc; hoặc có trâu bị đối
phương lấy cáng thì biết xoay dọc thân mình, chân khụy xuống đỡ địn, khơn
khéo gỡ cáng, rồi lấy lại cáng đối phương, khiến cho người xem reo hị, cổ vũ
khơng ngớt. Nhưng đang chọi mà trâu nào chỉ cần bỏ chạy 1 hay 2 bước là thua
cuộc.

Cuối mỗi trận đầu là màn thu trâu. Màn thu trâu diễn ra một cách hấp dẫn,
đầy tính nghệ thuật, đầy chất thượng võ và cũng không kém phần hồi hộp. Khi
trâu thua bỏ chạy, trầu thắng hãng máu đuổi theo. Người bắt trâu phải giữ trầu
thắng cuộc lại. Đây là việc làm nguy hiểm, địi hỏi phải có lịng dũng cảm. Có
những trâu khỏe kéo lê người bắt nó hàng chục mét. Trong cuộc chọi trâu năm
1973, khi trầu thắng lao vào đuổi trâu thua thì cụ Nguyễn Văn Ghẻ, người Đồ
Hải, 64 tuổi đã ra xới chọi bắt trâu thắng. Cụ dùng tay trái nắm một sừng trâu,
đưa hai vai ra độn dưới cổ trâu rồi đứng thẳng lên, buộc trâu đang chạy phải
dừng lại, hai chân trước chơi vơi trên khơng. Sau đó cụ luồn dây thừng vào mũi
trâu, dắt đi một cách ngoan ngoãn. Cảnh tượng đẹp mắt này được vơ tuyến
truyền hình Nhật Bản phát sóng đã làm sửng sốt hàng triệu khán giả màn ảnh
nhỏ nước Nhật.
Hội chọi trâu kéo dài 5 kháp nên thường thì tối mới kết thúc. Sau đó, làng
trao giải nhất, nhì, ba cho trâu được giải. Giải nhất được một khẩu xăm của hàng
tổng là giải đáng kể hơn cả. Ngồi ra, trâu nhất hàng tổng cịn có phần thưởng là
22


một lá cờ vóc hồng thêu hai chữ “Thượng đẳng" bằng chỉ kim tuyến, một bát
hương bằng đã xanh. Kết thúc hội chọi trâu là một cuộc rước giải trâu nhất và
phần thưởng về đình làm lễ tạ thần. Mọi người phấn khởi, kể cả xã có trâu thua
cũng tham dự vào cuộc rước, biểu thị sự đồn kết vơ tư mừng ngày vui chung.
Hội làng tiếp tục đến ngày 16/8 âm lịch mới kết thúc.
Theo tập quán địa phương, đến ngày hôm sau, tức mồng 10/8, các trâu
tham gia chọi, dù thẳng dù thua, đều phải giết thịt để làm vật hiến tế. Đầu trâu,
thịt sống được dâng lên để tạ ơn Thành hoàng làng và xin cho mùa đánh cá sau,
cho việc làm ăn năm tới sẽ đạt kết quả tốt, may mắn hơn năm nay. Thịt trâu
được chia đều cho dân làng, chỉ người đi mua, người ni trâu được một chút
phần hơn, cịn chức sắc, chức dịch cũng chỉ được chia đều, khơng có phần biếu.
Có thể nói là tục “quân phân thần huệ" này của Đồ Sơn thể hiện dấu tích của nền

dân chủ cộng đồng sơ khai,. Khi giết trâu, người ta lấy một bát tiết cùng một ít
lơng của trâu (mao huyết) để cúng thần Thành hồng làng mình, sau đó, đổ
xuống ao để tiễn thần.
Trước Cách mạng tháng tám năm 1945, giải nhất được một khẩu xăm của
hàng tổng và được đánh cá ở vùng biển có nhiều cá nhất. Điều này chứng tỏ lễ
hội chọi trâu chủ yếu là của ngư dân Đồ Sơn. Các thành phần khác tham gia, kể
cả có trâu chọi, chỉ mang tính chất hưởng ứng cộng đồng. Chính vì thế, ở Đồ
Sơn cịn có câu ca:
“Quanh năm đánh cá trăm nghề
Đến ngày nước kém trở về vui chơi.”
Có một điều có thể coi là độc đáo là vào ngày hội chọi trâu chính thức,
trời thường có mưa, khơng to thì nhỏ.
3.3.

Lễ hội tạm ngừng để phục vụ chiến đấu

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn tồn tại đến năm 1944 thì tạm ngừng, vì tồn dân
vừa trải qua nạn đói khủng khiếp do phát xít Nhật và đế quốc Pháp gây nên.
Tiếp đó nhân dân tập trung sức lực, trí tuệ vào cuộc Tổng khởi nghĩa 19 tháng
23


Tám năm 1945. Tổng khởi nghĩa xong, cư dân lại phải lo chống giặc đói, giặc
dốt, giặc ngoại xâm. Năm 1947 quân Pháp đánh chiếm Đồ Sơn cho tới ngày 15
tháng 5 năm 1955 Đồ Sơn mới được giải phóng hồn tồn.
Do có nhiều lý do khách quan, chủ quan nên từ năm 1955 đến năm 1989,
Đồ Sơn có ba lần chính thức mở hội chọi trâu vào các năm 1960, 1973, 1975,
nhưng không năm nào được trọn vẹn. Tuy vậy hầu như năm nào những người
hâm mộ chọi trâu vẫn tổ chức chọi trâu một cách tự phát, khi thì ở những nơi
vắng vẻ ở các xã Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên, có khi lại đưa sang tận xã Bằng

La ở bên kia sông Họng. Số trâu chọi chỉ từ 2 đôi đến 3 đôi, số người xem đông
nhất cũng không quá 300 người. Nghi thức Lễ được bỏ qua, cịn Hội cũng khơng
trọn vẹn.
Năm 1990, do chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước, Bộ văn hố
Thơng tin, Tổng cục Du lịch, Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng
đã quyết định phục hồi lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Năm 1990 có 12 trâu dự thi,
nhưng khơng phải do dân góp tiền mua mà là trâu của các hợp tác xã nông
nghiệp, ngư nghiệp mua để dự lễ hội.
4. Lễ hội chọi trâu những năm gần đây
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, trong thời đại ngày nay,
cuộc sống vật chất của con người ngày càng trở nên khá hơn. Bên cạnh đó, nhu
cầu về đời sống tinh thần cũng phong phú, đa dạng hơn. Đó cũng là điều kiện để
tổ chức lễ hội của các vùng, miền được khôi phục, phát huy trong cuộc sống
hiện đại. Nhịp sống hiện đại, đời sống đơ thị đã có những tác động đến con
người thời nay, tạo ra nhiều thay đổi với con người của xã hội truyền thống.
Ngoài nhu cầu kiếm sống, nhu cầu về vật chất, con người của xã hội hiện đai
cịn có nhu cầu tìm hiểu những giá trị văn hóa dân tộc, muốn tham gia cộng cảm
trong cộng đồng, đặt niềm tin vào một đấng linh thiêng nào đó để cầu sự may
mắn trong cuộc sống, giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng ... nhưng nhu
24


cầu sáng tạo văn hóa, hưởng thụ văn hóa, quan niệm văn hóa của con người thời
đại ngày nay, đặc biệt là lớp thanh niên có những nét khác xưa. Điều đó địi hỏi
lễ hội dân gian truyền thống phải có những người chuyển biến.
Trong tình hình hiện nay, có một bài tốn khó giải cho các lễ hội ở Hải
Phịng nói chung và lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nói riêng là làm thế nào để phát huy
tốt những giá trị văn hoá truyền thống của lễ hội đồng thời phải làm cho các yếu
tố truyền thống cộng hưởng với các yếu tố hiện đại, phù hợp với xã hội hiện đại,
đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống mới. Chúng ta nên giữ "khăng

khăng" cái cổ truyền đã không phù hợp với xã hội ngày nay, ngược lại cũng
khơng nên q đề cao cái mới, coi đó là động lực để phát triển. Phát triển văn
hoá là một xu thế, một quy luật, tuy nhiên cần phải có sự cân nhắc, xem xét để
phát triển nhưng khơng làm mất đi và triệt tiêu hoàn toàn những giá trị truyền
thống. (12)
So với các thời kì trước, đặc biệt là khoảng gần hai mươi năm trở lại đây,
lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn đã thu hút được một số lượng lớn du khách đến tham
dự. Hằng năm, cứ đến ngày 9 tháng 8 âm lịch, du khách từ các miền lại đổ về
Đồ Sơn để xem chọi trâu. Lễ hội chọi trâu năm 2007, theo thống kê của phương
và báo chí, tại sân vận động thị xã Đồ Sơn nơi diễn ra các trận đấu sôi động, hấp
dẫn đã có khoảng trên ba vạn người tham dự, ngồi du khách trong nước, cịn có
cả khách quốc tế và một số đại sứ quán tại Việt Nam, phóng viên báo, đài... (5)
Khơng khí của những ngày chuẩn bị cho trận đấu chung kết của hội chọi
trâu náo nhiệt, sôi động. Hàng, quán, các dịch vụ đón khách thật tấp nấp, nhộn
nhịp, Người dân Đồ Sơn, từ già đến trẻ, háo hức mong chờ. Các chủ trâu ở các
phường chuẩn bị chăm chút, tập dượt cho trâu của minh: rối họ tiến hành tế lễ
tại các đình làng, tại đến Nghè cầu Thành hoàng phù hộ, linh ứng vào trâu mình
để chiến tháng trâu đối phương...

25


×