CHƯƠNG IV: HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN NƯỚC
Mã chương: MH 28 - 04
Giới thiệu:
Hệ thống đường ống nước trong hệ thống điều hịa khơng khí được dùng
cho nhiều mục đích khác nhau. Đường ống có thể dẫn nước lạnh, nước giải nhiệt
hoặc nước nóng tùy thuộc vào hệ thống cụ thể. Lắp đặt đường ống là một công
tác quan trọng để đảm bảo sự làm việc ổn định và hiệu quả của hệ thống điều
hòa
Mục tiêu:
- Phân loại được đường ống nước trong hệ thống điều hịa khơng khí;
- Trình bày được sơ đồ và hoạt động của các sơ đồ đường ống nước;
- Phân tích được quy trình lắp đặt hệ thống đường ống nước trong điều hịa
khơng khí trung tâm;
- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác, chấp hành nội quy phịng học.
Nội dung chính:
1. Phân loại đường ống
1.1. Đại cương
Trong hệ thống điều hịa trung tâm nước có hệ thống đường ống nước lạnh.
Nếu máy làm lạnh nước loại giải nhiệt nước thì hệ thống có thêm hệ đường ống
nước giải nhiệt. Hệ thống đường ống nước bao gồm hệ thống ống, van, tê, cút,
các phụ kiện khác và bơm nước.
Hệ thống nước lạnh làm nhiệm vụ tải lạnh từ bình bay hơi tới các phịng
vào mùa hè để làm lạnh phịng (và có thể có thêm nhiệm vụ tải nhiệt từ nồi hơi
hoặc bình ngưng của bơm nhiệt để sưởi ấm phịng vào mùa đơng).
Hệ thống nước giải nhiệt (cịn gọi nước làm mát) có nhiệm vụ tải nhiệt từ
bình ngưng lên tháp giải nhiệt để vào môi trường. Nước sau khi được làm mát ở
tháp lại quay về bình ngưng nên gọi là nước tuần hồn. Khi sử dụng nước thành
phố hoặc nước giếng một lần rồi thải bỏ gọi là nước khơng tuần hồn.
1.2. Vật liệu ống
Các vật liệu thông dụng trong các hệ thống đường ống nước là: ống thép
đen, thép tráng kẽm, ống sắt dẻo và tráng kẽm, ống đồng mềm và cứng, ống
nhựa PVC. Bảng dưới đây giới thiệu các loại vật liệu ống với các lĩnh vực ứng
dụng khác nhau, giới thiệu các thông số vật lý của ống thép và ống đồng
Bảng 4.1. Vật liệu ống và phụ kiện khuyên dùng khác nhau
Ống dùng cho
Đườg hút
Môi chất Freon
Đường
lỏng
Ống phụ kiện
Phụ kiện
Ống đồng cứng loại L
Đồng rèn, đồng thau
rèn hoặc đồng thau
đúc mạ thiếc
Ống thép, chiều dày vách ống
Sắt hàn 150 hoặc ren
tiêu chuẩn, hàn phủ hoặc
dẻo
khơng có mối hàn
Đồng rèn, đồng thau
Ống đồng cứng loại L
rèn hoặc đồng thau
đúc mạ thiếc
49
Đường
đẩy
Nước lạnh
Nước
giải
nhiệt
hoặc
nước bổ sung
Ống xả nước
ngưng dàn lạnh
Hơi và nước
ngưng
Nước nóng
Ống thép, chiều dày vách ống
Sắt hàn 300 hoặc ren
tiêu chuẩn, hàn phủ hoặc
dẻo
khơng có mối hàn
Đồng rèn, đồng thau
Ống đồng cứng loại L
rèn hoặc đồng thau
đúc mạ thiếc
Ống thép, chiều dày vách ống
Sắt hàn 300 hoặc ren
tiêu chuẩn, hàn phủ hoặc
nhỏ
khơng có mối hàn
Sắt hàn, trãng kẽm, sắt
Ống thép đen hoặc tráng kẽm đúc, sắt rèn hoặc sắt
đen
Đồng thau đúc, đồng
Ống đồng cứng
hoặc đồng thau rèn
Sắt hàn, sắt mạ kẽm,
Ống thép đen tráng kẽm
sắt đúc hoặc rèn
Đồng thau đúc, đồng
Ống đồng cứng
rèn hoặc đồng thau rèn
Bộ xả tráng kẽm, sắt
Ống théo tráng kẽm
đúc hoặc rèn
Đồng thau đúc, đồng
Ống đồng cứng
hoặc đồng thau rèn
Ống thép đen
Sắt hàn hoặc đúc
Ống đồng cứng
Đồng thau đúc, đồng
hoặc đồng thau rèn
Ống thép đen
Sắt hàn hoặc sắt đúc
Ống đồng cứng
Đồng thau đúc, đồng
hoặc đồng thau rèn
1.3. Tốc độ nước
Theo tiêu chuẩn của Nga tốc độ nước thường được quy định đến 2m/s,
nước muối là 1m/s.
Theo tiêu chuẩn của phương tây, Anh, Mỹ tốc độ nước trong ống chọn tùy
thuộc vào từng ứng dụng cụ thể như đầu xả bơm, đầu hút, ống góp hồi, ống góp
phân phối, phụ thuộc vào giờ vận hành trong năm để tránh xói mịn.
Bảng 4.2. Tốc độ nước khun dùng
Ứng dụng
Phạm vi tốc độ (m/s)
Đầu đẩy bơm
2,4 – 3,6
Đầu hút bơm
1,2 – 2,1
Ống xả nước
1,2 – 2,1
Ống góp phân phối
1,2 – 4,5
Ống đứng đi lên
0,9 – 3,0
Ứng dụng cung
1,5 – 3,0
Nước thành phố
0,9 – 2,1
50
Bảng 4.3. Tốc độ nước tối đa để giảm xói mòn
Giờ vận hành trong năm (h/năm)
Tốc độ nước (m/s)
1500
4,5
2000
4,2
3000
4,0
4000
3,6
6000
3,0
8000
2,4
2. Các sơ đồ đường ống nước
2.1. Sơ đồ 2 đường ống
Hệ thống 2 đường ống là hệ thống đơn giản nhất, gồm hai ống góp mắc
song song cịn các FCU mắc nối tiếp giữa 2 ống. Vào mùa hè không sưởi ấm,
nồi hơi khơng hoạt động, chỉ có vịng tuần hồn nước lạnh hoạt động để làm
lạnh phòng. Nước lạnh được bơm qua các FCU để thu nhiệt trong không gian
điều hịa thải ra ngồi qua tháp giải nhiệt. Vào mùa đơng chỉ có vịng tuần hồn
nước nóng hoạt động. Nước nóng được bơm từ nồi hơi đến cấp nhiệt cho các
FCU để sưởi phịng. Hệ thống này có ưu điểm là đơn giản, chi phí vật liệu nhỏ,
rẻ tiền nhưng có nhược điểm lớn là khó cân bằng áp suất bơm giữa các dàn vì
nước có xu hướng chỉ đi tắt qua các dàn đặt gần nhất.
Do khó cân bằng áp suất nên người ta cải tiến hệ thống 2 đường ống thành
hệ hồi ngược. Ở đây bố trí thêm một ống hồi ngược đảm bảo cân cân bằng áp
suất tự nhiên trong tồn bộ các dàn vì tổng chiều dài đường ống qua các dàn là
bằng nhau. Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống này là tốn thêm đường ống và
giá thành cao hơn.
Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống 2 đường ống và hệ hồi ngược
51
2.2. Sơ đồ 3 đường ống
Hệ thống 3 đường ống và hệ thống 4 đường ống nhằm mục đích sử dụng
lạnh và sưởi đồng thời ở các mùa giao thời cho các khách sạn sang trọng 4, 5 sao
hoặc các cơng trình quan trọng. Trong cùng một thời điểm phịng này cần làm
lạnh và phòng khác cần sưởi ấm. Hệ thống 3 đường ống tiết kiệm hơn nhưng chỉ
có 1 đường ống hồi nên tổn thất năng lượng vận hành lớn. Nước hồi do hịa trộn
cả nước nóng và nước lạnh sẽ làm cho cả nồi hơi và Water chiler phải làm việc
với cơng suất lớn hơn.
Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống 3 đường ống
2.3. Sơ đồ 4 đường ống
Hệ 4 đường ống tiêu tốn nhiều vật liệu hơn nhưng loại trừ được nhược
điểm vận hành của hệ 3 đường ống vì có hai đường ống hồi riêng rẽ cho đường
nước lạnh và nước nóng.
52
Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống 4 đường ống
3. Sơ đồ lắp đặt đường ống nước
3.1. Sơ đồ đường ống dàn lạnh
Hình 4.4. Sơ đồ đường ống lắp đặt cho 1 dàn lạnh sử dụng van 3 ngả điều chỉnh
tự động lưu lượng qua dàn và qua by pass
53
Sơ đồ đường ống lắp đặt trên hình 4.4. sử dụng 1 van 3 ngả. Van này được
lắp trên đường hồi từ dàn lạnh. Van có nhiệm vụ duy trì nhiệt độ yêu cầu bằng
cách điều chỉnh tự động lưu lượng nước qua dàn và qua by pass. Van được điều
chỉnh bằng một đầu cảm biến nhiệt độ. Các van nhánh nối áp kế thường được bố
trí cả trên đường nước cấp và nước hồi. Van nut dùng để điều chỉnh và đặt tổn
thất áp suất qua dàn bằng tay.
Trên hình 4.5 biểu diễn phương án lắp đặt khác cho dàn lạnh dùng van
nước. Van nút dùng để điều chỉnh bằng tay lưu lượng và tổn thất áp suất qua
dàn. Tổn thất áp suất được điều chỉnh bằng cách nối các áp kế vào các nhánh
chờ trên đường cấp và hồi của dàn. Với sơ đồ này, việc điều chỉnh nhiệt độ
khơng khí tra khỏi dàn lạnh được duy trì trong một phạm vi yêu cầu, do nhiệt độ
nước lạnh đã được điều chỉnh theo một giá trị đặt trước. Thơng thường người ta
dùng dịng khơng khí đi vịng qua dàn lạnh để điều chỉnh nhiệt độ cuối cùng thổi
vào phịng.
Hình 4.5. Sơ đồ đường ống lắp đặt cho 1 dàn lạnh điều chỉnh bằng tay
Một van cầu có thể được sử dụng để thay thế cho cặp van nút và van cổng
trên đường hồi. Khi đó van cầu đảm đương cả 2 nhiệm vụ là cân bằng áp suất
tổn thất qua dàn và khóa dịng chảy khi cần sửa chưa, thay thế.
Các tê có mũ bịt bố trí trên dàn lạnh dùng để thổi hết nước ra khỏi hệ thống.
Đoạn ống lắng cặn là đoạn ống chết phía dưới của các đường ống đứng cấp
và hồi. Thơng thường phía dưới là mũ ren. Khi tháo mũ có thể tháo cặn bẩn ra
ngoài. Nếu dùng một van cổng thay cho mũ ren có thể bố trí vịi để nối ống mềm
xả cặn ra xa hoặc xả đến phễu xả. Ống lắng cặn thường có đường kính tối thiểu
là 22 mm và chiều dài tối thiểu là 460 mm. Nên sử dụng van cổng phía dưới ống
lắng cặn vì van cổng xả bẩn dễ dàng hơn van cầu nhiều.
54
3.2. Sơ đồ đường ống bình bay hơi
Trong một hệ thống mà các thiết bị được lắp nối liền với nhau thì tiết kiệm
được phần lớn van khóa là van cổng, khi đó nước được tháo ra khỏi hệ thống
qua van xả khi cần bảo dưỡng sửa chữa bất kì phụ kiện và thiết bị nào trong hệ
thống. Nếu muốn cô lập từng thiết bị để sửa chữa hoặc thay thế phải bố trí van
khóa trước và sau thiết bị đó. Trên đường ống hút của bơm, sau van cổng là các
mối nối tháo lắp được cho phin lọc cặn, áp kế được lắp đặt trước và sau bơm.
Nhiệt kế được bố trí trước và sau bình bay hơi.
Hình 4.6. Sơ đồ đường ống của bình bay hơi
3.3. Sơ đồ đường ống bình ngưng tụ
Trên hình 4.7 biểu diễn sơ đồ lắp đặt đường ống nước cho một bình ngưng
tụ sử dụng nước thành phố, nước giếng hoặc nước sông. Đường ống nước ra lắp
đặt cao hơn đường nước cấp để đảm bảo trong bình ngưng ln đầy nước. Lưu
lượng nước vào bình được điều chỉnh nhờ van điều chỉnh nước làm mát bình
ngưng với tín hiệu điều chỉnh là áp suất ngưng tụ.
Hình 4.7. Sơ đồ đường ống lắp đặt cho một bình ngưng tụ
khơng sử dụng tháp giải nhiệt
55
Trên hình 4.8 giới thiệu sơ đồ đường ống của bình ngưng kết hợp với một
tháp giải nhiệt. Bình ngưng và tháp giải nhiệt được kết nối liền với nhau nên
phần lớn các van cổng bị loại bỏ. Nếu hệ thống đường ống phức tạp và lớn nên
có các van cổng để dễ cô lập từng thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế.
Hình 4.7. Sơ đồ đường ống lắp đặt
cho một bình ngưng tụ với tháp giải nhiệt
Khi trong một hệ thống có hai hoặc nhiều bình ngưng, cần thiết phải cân
bằng các dòng chảy qua các bình ngưng sao cho càng giống nhau càng tốt. Để
cân bằng tốc độ nước đi qua các bình ngưng cần thiết kế đường ống như sau:
- Thiết kế tốc độ nước ở các đường ống nhánh tối thiểu là 1,8 m/s. Các
đường ống nhánh phải giống hệt nhau.
- Thiết kế ống góp cho lưu lượng nước tổng với tốc độ khơng q 0,9 m/s
Ống góp được kéo dài thêm khaongr 0,,3 m kể từ ống nhánh cuối cùng cấp vào
các bình ngưng.
- Thiết kế ống chính cấp cho các ống góp với tốc độ nước từ 1,5 m/s đến 3
m/s, nên lấy giá trị trung bình khoảng 2,1 m/s. Ống cấp cho ống góp có thể nối
vào đầu hoặc vào bất ky vị trí nào trên thân ống góp, chú ý dòng cắt ngang.
- Thiết kế ống nhánh hồi, ống góp hồi và ống hồi chính giống như phía cấp.
- Chỉ nên bố trí một van điều chỉnh duy nhất trên đường chính chứ khơng
nên bố trí các van điều chỉnh riêng biệt trên các ống nhánh tới các bình ngưng.
4. Quy trình lắp đặt hệ thống đường ống nước
4.1. Đọc bản vẽ và chuẩn bị thiết bị dụng cụ
Đường ống nước lắp đặt cho các hệ thống điều hòa trung tâm được thiết kế
thành các bản vẽ kỹ thuật chi tiết cho từng thiết bị, khu vực lắp đặt.
Sau khi đọc bản vẽ người thợ lắp đặt phải lập được danh mục thiết bị dụng
cụ vật tư phục vụ cho việc lắp đặt bảo đảm về kỹ thuật, chất lượng thực hiện
cơng trình đúng tiến độ.
4.2. Gia cơng đường ống
a. Cắt ống
Từng đoạn ống, phụ kiện được kiểm tra cẩn thận.
56
Ống phải được cắt bằng máy chuyên dụng: dùng dũa làm sạch bavia sau
khi cắt kim loại hoặc máy cắt quay cơ khí bánh mài.
Cắt ống phải đảm bảo cắt vng góc.
Trong q trình thao tác khơng được làm dịch chuyển ống tránh sai xót.
b. Kết nối ống
Đường ống trong hệ thống đường ống nước được kết nối bằng nhiều
phương pháp phụ thuộc vào đường kính ống.
- Nối ren: được áp dụng khi kết nối thiết bị và phụ kiện tại các vị trí van
điện từ khớp nối mềm van đa năng vào các FCU, AHU nhiết kế áp kế…đối với
đường ống có DN≤ 50.
+ Tạo ren ống: Dùng máy ren chuyên dùng để ren ống theo đúng tiêu chuẩn
kết nối phụ kiện.
+ Kết nối
Vệ sinh sạch dầu nhớt, phôi sắt, bụi khỏi bề mặt ngoài ống (ren đực) và bề
mặt trong của phụ kiện.
Sơn chống gỉ lên đầu ren đực; sau đó dùng dây đay quấn một lớp mỏng lên
đầu ren đực.
Dùng tay vặn đều ống vào phụ kiện, sau đó dùng cờ lê siết đủ độ chặt.
Sau khi siết chặt vệ sinh chỗ nối ống.
- Nối hàn: Được áp dụng với các ống có kích thước lớn
- Nối bích: Được áp dụng với các ống có kích thước lớn và rất lớn
+ Khớp các mặt bích chú ý điều chỉnh gioăng đúng vị trí.
+ Siết chặt bulơng, đai ốc trên mặt bích.
+ Đánh dấu vị trí giao hai mặt bích sau khi siết căng, sau đó kiểm tra kỹ mối nối.
4.3. Bọc bảo ôn đường ống
a. Yêu cầu
- Các ống nước lạnh (chiller) và ống nước xả máy lạnh và các thiết bị kết
nối trên đường ống đều được bọc cách nhiệt.
- Vật liệu cách nhiệt được ban quản lý dự án phê duyệt và TVGS nghiệm
thu trước khi lắp đặt.
- Sau khi ống được triển khai và lắp xong, thì tiến hành bọc cách nhiệt (trừ
những mối hàn).
- Trước khi cách nhiệt ống phải được vệ sinh sạch sẽ.
- Lớp cách nhiệt phải đúng kích cỡ ống.
- Các điểm nối của cách nhiệt phải được quấn lớp băng keo chuyên dùng.
57
- Sau khi cách nhiệt xong thì mới tiến hành bọc lớp chống cháy (đối với
khu vực chống cháy)
- Sau khi thử áp lực xong thì tiến hành bọc cách nhiệt các mối hàn và các
phụ kiện trên đường ống.
- Vật liệu cách nhiệt và q trình thi cơng phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật
nhằm đảm bảo không bị ngưng tụ nước ở vỏ bọc bên ngoài trong các điều kiện
như sau:
- Tồn bộ các phụ kiện, van khố, lọc cặn, mặt bích... đều phải cách nhiệt
tồn bộ. Các khe nối phải được làm kín khít bằng keo silicoll. Phần cách nhiệt
phải được thực hiện sao cho có thể tháo rời động cơ, guồng bơm và các van
khóa…mà khơng phá hỏng lớp cách nhiệt.
b. Quy trình bọc bảo ơn đường ống có kích thước nhỏ
- Các ống có kích thước nhỏ được bọc bảo ôn bằng ống bảo ôn chế tạo sẵn
được bọc cách nhiệt theo quy trình sau:
+ Cắt ống: Dùng dao cắt vng góc với trục ống
+ Luồn ống cách nhiệt vào ống, vào co
+ Làm sạch bề mặt và bôi keo, khi keo khô ta ép 2 mặt mi ghép dính lại với nhau
58
+ Cắt dọc ống cánh nhiệt theo chiều dài ống
+ Làm sạch, bôi keo lên hai mặt thành ống cách nhiệt
+ Chờ keo khơ ta ép hai mặt mí ghép dính lại với nhau
- Cách nhiệt phụ kiện ống có kích thước nhỏ: để cách nhiệt phụ kiện ống có
kích thước nhỏ người ta sử dụng các ống cách nhiệt đã được chế tạo sẵn.
59
c. Bọc cách nhiệt các ống có đường kính lớn
- Ống thẳng
- Cách nhiệt cho mặt bích và khớp nối mềm
+ Xác định kích thước đường kính của ống (D).
+ Xác định kích thước đường kính ngồi của mặt bích (d).
+ Cắt rời một khoanh cách nhiệt từ tấm hay cuộn cách nhiệt
+ Đo kích thước khoảng cách (a) giữa hai khoanh cách nhiệt dán vào ống
từ chổ mép ngoài.
+ Đo kích thước chu vi (P) của khoanh cách nhiệt bằng tấm cách nhiệt
+ Bôi keo cách nhiệt vào tất cả các mặt, ráp và ép giữ chúng lại với nhau.
d: Đường kính ngồi của mặt bích
D: Đường kính của ống
a: Khoảng cách giữa hai khoanh cách nhiệt dán vào ống sát mặt bích
P: Chu vi của khoanh cách nhiệt
60
- Cách nhiệt van cổng
+ Đo lấy dấu đường kính ống, đường kính ngồi của mặt bích và spindle
housing, lấy dấu và cắt tấm cách nhiệt theo đường kính ống và mặt bích làm
khoanh cách nhiệt.
+ Xác định khoảng cách giữa hai khoanh cách nhiệt (f) và bọc ngồi phần
nhơ lên của van. Xác định chu vi của khoanh cách nhiệt (P1).
+ Cắt tấm cách nhiệt theo kích thước (f) và (P1) và sau đó xác định đường
kính (c) của thân van (cắt ra ngồi một nửa đường trịn đường kính (c) bên phải
và bên trái của tấm cách nhiệt có kích thước (f) và (P1))
+ Phần nhơ ra tới mặt bích trên của van
Đo khoảng cách nhơ lên (s) tới mặt bích trên của van với khoảng cách ngắn
nhất (a) và khoảng cách dài nhất (b) cũng như chu vi (P2) của phần trên van
61
Lấy dấu trên tấm cách nhiệt với khoảng cách của phần nhô lên (khoảng
ngắn nhất (a) và dài nhất (b)) kẻ đường trịn có cùng bán kính qua 5 điểm và nối
chúng lại.
Cắt phần không liên quan ra.
Cắt nghiêng trên một mặt của gờ điểm cao nhất.
Bôi keo vào cả hai mặt kết nối của cách nhiệt và quanh thân van
62
Bôi keo xung quanh cả hai phụ kiện và cách nhiệt để giử chặt chúng lại với
nhau
Bôi keo từ vị trí 1 tới vị trí 4
- Cách nhiệt phụ kiện giảm cấp
+ Đo xác định các kích thước của phụ kiện
+ Lấy dấu trên tấm cách nhiệt
+ Đo lấy dấu tấm cách nhiệt
63
+ Bôi keo dán ống
- Cách nhiệt cho Co
+ Đo kích thước phụ kiện chuyển lên tấm cách nhiệt
+ Đo các đoạn cong
Đo chiều cao của cung tròn bên trong
Đo chiều cao của cung trịn bên ngồi
Đưa kích thước đo lên tấm cách nhiệt
64
Tạo cùng trịn bằng com pa
Bơi keo dán hoàn thiện ống
- Cách nhiệt cho ống xuyên sàn
- Cách nhiệt cho ống xuyên tường
65
4.4. Treo đỡ đường ống
Đường ống được treo bằng hệ thống giá treo theo tiêu chuẩn cho bởi các
bảng sau:
Bảng 4.3. Khoảng cách giá treo
DN15
đến Từ DN125 đến
Đường kính ống Từ
Kiểu
DN100
D300
Khoảng cách giá
Ống thép ≤ 2.5 m
≤ 3.0 m
treo ống thường
Khoảng
cách
các giá treo cố Ống thép
≤ 12.5 m
định ống
Bảng 4.4. Kích thước thanh ren
Đường kính ống danh nghĩa DN
Đường kính thanh ren (mm)
DN ≤ 40
8
50 ≤ DN ≤ 125
10
125 < DN ≤ 200
12
200 < DN ≤ 250
16
Bảng 4.5. Kích thước thép hình cho giá đỡ ống
Đường kính ống danh nghĩa DN
Kích thước giá đỡ ống
DN ≤ 32
L-30 x 30 x 3
40 ≤ DN ≤ 50
L-40 x 40 x 4
65 ≤ DN ≤ 100
L-50 x 50 x 5
125 ≤ DN ≤ 150
L-63 x 63 x 5
- Đường ống lắp theo phương ngang: Được cố định trên giá treo gắn vào
giá treo ống.
66
- Ống đứng được gắn giá đỡ như sau: Sử dụng giá treo thép góc cố định
vững chắc vào tường ít nhất 1 vị trí / 1 tầng.
- Các giá treo bổ sung: Tại các điểm có van hoặc các phụ kiện tải trọng nặng
cần treo bổ sung giá đỡ.
4.5. Kiểm tra đường ống
67
Toàn bộ tuyến ống và mối hàn trước khi thử áp lực phải được vệ sinh sạch
sẽ. Trước khi thử áp cần làm thủ tục và mời đại diện của Ban quản lý dự án
(PMB), Tư vấn giám sát (Coninco) đến kiểm tra, nghiệm thu từng phần lắp đặt.
Thử áp lực đường ống (bằng nước):
- Sau khi ống được lắp đặt xong thì tiến hành thử áp suất.
- Mời TVGS và Chủ Đầu Tư chứng kiến thử áp lực.
- Bơm nước vào đầy đường ống đồng thời xả gió ở điểm cao nhất sau đó
đóng van xả gió và dùng bơm áp lực nâng áp lên đến giá trị áp yêu cầu, áp suất
cần thử bằng 1.5 lần áp suất làm việc của đường ống.
- Tại thời điểm bắt đầu niêm phong áp suất lưu lại thông số áp lực nước,
nhiệt độ môi trường xung quanh. Sau 2 giờ thử nghiệm ghi lại kết quả áp lực
nước và nhiệt độ mơi trường xung quanh. Nếu khơng mất áp suất thì hồn tất
q trình thử áp.
68
CHƯƠNG V: HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ
Mã chương: MH 28 - 05
Giới thiệu:
Hệ thống đường ống gió trong hệ thống điều hịa khơng khí được dùng cho
nhiều mục đích khác nhau. Đường ống có thể dẫn khơng khí lạnh, nóng hoặc
khơng khí tươi tùy thuộc vào hệ thống cụ thể. Lắp đặt đường ống là một công
tác quan trọng để đảm bảo sự làm việc ổn định và hiệu quả của hệ thống điều
hòa
Mục tiêu:
- Phân loại được các loại hệ thống đường ống gió trong hệ thống điều hịa
trung tâm;
- Trình bày được quy trình lắp đặt hệ thống đường ống gió;
- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác, chấp hành nội quy phịng học.
Nội dung chính:
1. Đại cương về hệ thống đường ống gió
1.1. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng và nhiệm vụ của hệ thống vận chuyển khơng khí là cơng cụ và
phương tiện truyền dẫn khơng khí đã qua xử lý cấp cho các hộ tiêu thụ, khơng
khí tươi, khơng khí tuần hồn và khơng khí thơng gió. Vì lý do đó mà hệ thống
vận chuyển khơng khí phải đảm bảo bền đẹp, tránh các tổn thất nhiệt, ẩm trong
q trình vận chuyển, đảm bảo phân phối khí đều đến các hộ tiêu thụ...
Hệ thống ống gió thổi có nhiệm vụ phân bố gió lạnh đều trong khơng gian
cần sử dụng đảm bảo tồn bộ khơng gian đều được làm mát.
Hệ thống ống gió hút có nhiệm vụ thu về lượng khơng khí có nhiệt độ cao
và độ ẩm thấp đem đi hịa trộn lại với gió mới hoặc thải ra ngồi. Thường thì các
miệng thổi được bố trí xem kẽ các miệng hút hoặc ở dưới mặt sàn để tối ưu hóa
cho việc ln chuyển khơng khí.
1.2. Phân loại
Đường ống dẫn khơng khí được chia làm nhiều loại dựa trên các cơ sở khác nhau:
- Theo chức năng người ta chia hệ thống đường ống gió ra làm các loại chủ
yếu sau:
+ Đường ống cung cấp không khí (Supply Air Duct - SAD)
+ Đường ống hồi gió (Return Air Duct - RAD)
+ Đường ống cấp khơng khí tươi (Fresh Air Duct)
+ Đường ống thơng gió (Ventilation Air Duct)
+ Đường ống thải gió (Exhaust Air Duct)
- Theo tốc độ gió người ta chia ra loại tốc độ cao, trung bình và thấp
Loại đường Hệ thống điều hịa dân Hệ thống điều hịa cơng
ống gió
dụng
nghiệp
Cấp gió
Hồi gió
Cấp gió
Hồi gió
Tốc độ thấp < 12,7 m/s < 10,2 m/s < 12,7 m/s
12,7 m/s
Tốc độ cao
> 12,7 m/s
- Theo áp suất:
+ Đường ống áp suất thấp: 95 mm H2O
69
12,7 – 25,4 m/s
+ Đường ống áp suất trung bình: 95 ÷ 172 mm H2O
+ Đường ống áp suất cao: 172 ÷ 319 mm H2O
- Theo hình dáng tiết diện đường ống:
+ Đường ống chữ nhật, hình vng;
+ Đường ống trịn;
+ Đường ống ô van.
- Theo vật liệu chế tạo đường ống:
+ Đường ống tôn tráng kẽm;
+ Đường ống inox;
+ Đường ống nhựa PVC;
+ Đường ống polyurethan (foam PU).
- Theo vị trí lắp đặt được chia làm 2 loại:
+ Đường ống gió treo
+ Đường ống gió kiểu ngầm
1.3. Các thơng số kỹ thuật
- Chiều dày tơn tráng kẽm
Kích thước lớn nhất của ống gió L (mm)
Độ dày (mm)
L < 650
0,6
650< L < 1000
0,8
1000< L < 1250
10
1250< L < 2000
1,2
- Đường kính ống, tốc độ gió
+ Đường kính ống gió lấy theo tiêu chuẩn hoặc đặt chế tạo
+ Đường kính ống càng xa cụm AHU, FCU càng nhỏ dần lại nhờ các đột thu
+ Tốc độ gió được tính tốn nhờ các cơng thức do người kỹ sư thiết kế
- Lưu lượng gió, nhiệt độ, áp suất ...
+ Lưu lượng gió ở các đầu thổi phải như nhau và được tính tốn dựa vào
chiều dài và kích thước của ống.
+ Nhiệt độ chênh lệch giữa các đầu ra của kênh gió và đầu ra của cụm
AHU, FCU không được quá lớn đảm bảo làm mát được tồn bộ khơng gian
sử dụng
- Các thơng số kỹ thuật phụ thuộc vào điều kiện làm việc của hệ thống gió
trong điều hồ khơng khí trung tâm
+ Kích thước của mặt bằng nhà xưởng, nơi lắp đặt hệ thống điều hịa: kích
thước các phịng, chiều cao của các mặt bằng sử dụng đối với các rạp hát....
+ Khoảng cách các dầm cột
2. Qui trình lắp đặt đường ống gió
2.1. Đọc bản vẽ và chuẩn bị thiết bị, dụng cụ
Đường ống gió lắp đặt cho các hệ thống điều hòa trung tâm được thiết kế
thành các bản vẽ kỹ thuật chi tiết cho từng khu vực lắp đặt.
Sau khi đọc bản vẽ người thợ lắp đặt phải
- Lập được danh mục thiết bị dụng cụ vật tư phục vụ cho việc lắp đặt bảo
đảm về kỹ thuật, chất lượng thực hiện cơng trình đúng tiến độ.
70
- Xây dựng được phương án thi công tối ưu phù hợp với điều kiện thực tế
cơng trình
2.2. Bóc tách bản vẽ
Từ các bản vẽ kỹ thuật hệ thống đường ống gió tiến hành bóc tách bản vẽ,
lập danh mục thiết bị có trên bản vẽ phục vụ mục đích lắp đặt theo mẫu
STT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật Đơn vị tính Số lượng Ghi chú
1
Ống gió
350 x 250 mm
m
30
2
3
2.3. Kết nối đường ống gió
a. Ống gió vng
Các ồng gió vng được chế tạo theo tiêu chuẩn có kích thước và độ dày
khác nhau.
Hình 5.1. Ống gió vng
1. Thép chữ L; 2. Đinh tán; 3. Gân tăng cứng; 4. Cạnh ống gió
Tùy thuộc vào kích thước ống gió mà người ta có các phương pháp kết nối
khác nhau được biểu diễn thông qua các bảng dưới đây
Bảng 5.1. Kích thước ống gió vng
Độ dày tơn (mm)
Kích thước ống gió
Kích thước cạnh lớn nhất Ống có áp suất thấp và Ống có áp suất cao từ
trung bình
1000 Pa < P ≤ 2500
(mm)
P ≤ 1000 Pa
Pa
Cạnh ống gió ≤ 400
0.58
0.75
400 < cạnh ống gió ≤1000
0.75
0.75
1000 < cạnh ống gió ≤ 1600
0.95
0.95
1600 < cạnh ống gió ≤ 2500
0.95
1.15
2500 < cạnh ống gió ≤ 3000
1.15
1.15
Bảng 5.2. Loại kết nối mặt bích ống gió vng
Kích thước ống gió
Loại mặt bích kết nối
Kích thước cạnh lớn nhất (mm)
cạnh ống gió ≤ 300
nẹp C
300 < cạnh ống gió ≤ 1200
nẹp TDC
1200 < cạnh ống gió ≤ 1600
L40 x 40 x 3
71
1600 < cạnh ống gió
L40 x 40 x 3
Bảng 5.3. Kích thước bulong kết nối
Kích thước cạnh ống gió (mm)
Đường kính x chiểu dài (mm)
Nhỏ hơn hoặc bằng 750
M8 x 30
Lớn hơn 750
M8 x 30
- Kết nối ống gió bằng nẹp C
Các ống gió được nối với nhau bằng các nẹp hình chữ C có chiều dài bằng
cạnh ống gió. Phương pháp này có ưu điểm lắp đặt nhanh gọn nhưng chỉ áp
dụng cho ống có kích thước nhỏ khơng dùng được cho các ống có kích thước
lớn.
Hình 5.2. Kết nối ống gió bằng nẹp C
Ngày nay có rất nhiều loại nẹp C được sử dụng
Hình 5.3. Các loại nẹp C được sử dụng
- Kết nối bằng nẹp TDC
Kết nối TDC dùng cho ống gió có kích thước lớn hơn 300mm đến
1200mm theo tiêu chuẩn trong bảng 5.4
Bảng 5.3. Kích thước, bề dạy và khoảng cách của kết nối TDC
Kích thước Bề dày góc Bề dày nẹp
Kích thước ống
Khoảng
nẹp
TDC TDC
gài
(tối
gió theo cạnh
cách tối đa
(tối thiểu) (tối thiểu)
thiểu)
lớn nhất (mm)
(mm)
(mm)
(mm)
(mm)
nhỏ hơn 750
30
1.2
1.0
1250
750 ~ 1,200
30
1.2
1.0
1250
72
Ngồi nẹp loại TDC người ta cịn sử dụng nẹp loại TDF để kết nối ống gió
vng
Hình 5.4. Loại nẹp TDC và TDF
Chi tiết mối ghép TDC cho ống gió vng được biểu diễn chi tiết trên hình 5.4
Hình 5.4. Mối ghẹp nẹp TDC
- Kết nối bằng mặt bích
Được sử dụng cho các đường ống gió vng có kích thước cạnh ống gió >
1200 mm. Các đầu ống gió được chế tạo mặt bích và bắt chặt với nhau bằng
bulong, đai ốc, ở giữa được đệm kín bằng lớp gioăng cao su. Chi tiết biểu diễn
mối ghép bích thể hiện qua hình 5.5.
73