Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 210 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------------

NGUYỄN VÂN LINH

HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------------

NGUYỄN VÂN LINH

HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số



: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. HÀ MINH SƠN
2. TS. VŨ QUỐC DŨNG

HÀ NỘI - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án Tiến sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong chuyên đề tiến sĩ này là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Xuất phát từ thực tế tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam - cơ quan công tác của NCS.
Tác giả

Nguyễn Vân Linh


ii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .............................................................................................................................. i
Mục lục ...................................................................................................................................... ii

Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................................... v
Danh mục các bảng .................................................................................................................vii
Danh mục các biểu đồ .............................................................................................................. ix
Danh mục các hình ................................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.................................. 2
3. Khoảng trống của luận án và câu hỏi nghiên cứu ................................................... 11
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 12
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 13
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 13
7. Đóng góp mới của luận án........................................................................................ 18
8. Kết cấu luận án .......................................................................................................... 19
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI........................................................................................................ 20
1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................... 20
1.1.1. Ngân hàng thương mại ....................................................................................... 20
1.1.2. Hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại ................................ 22
1.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ......................... 26
1.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................... 27
1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ........................... 27
1.2.2. Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ......... 30
1.2.3. Nội dung hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ............................. 33
1.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ................ 35
1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại........... 42


iii
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC RÚT RA ....................... 56

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ......... 56
1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng thương mại thương mại Kỹ
thương Việt Nam .............................................................................................. 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................................... 71
Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ............................................... 72
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM .................................................................................................. 72
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam .......................................................................................... 72
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương
Việt Nam ............................................................................................................ 73
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam ................................................................................................ 77
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ........................................... 81
2.2.1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh trên góc độ tài chính ..................................... 81
2.2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh trên góc độ phi tài chính .............................. 90
2.2.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh trên góc độ trách nhiệm xã hội .................... 94
2.3. PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ĐẾN
HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ............................................................................... 97
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu .................................................... 97
2.3.2. Kết quả của mơ hình......................................................................................... 105
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ............................ 114
2.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................................... 114
2.4.2. Hạn chế.............................................................................................................. 120
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................ 121
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................... 126



iv
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ................. 127
3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2030 .................................................................................................................... 127
3.1.1. Định hướng chiến lược của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam đến năm 2030 ..................................................................... 127
3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương
mại cổ phần kỹ Thương Việt Nam .................................................................. 129
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ......................................... 135
3.2.1. Nhóm giải pháp gia tăng thu nhập cho ngân hàng ......................................... 135
3.2.2. Nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí cho ngân hàng ........................................... 142
3.2.3. Nhóm giải pháp gia tăng sự an tồn cho ngân hàng....................................... 154
3.2.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ ..................................................................................... 156
3.3. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 161
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước .......................................................................... 161
3.3.2. Đối với Ủy ban giám sát tài chính quốc gia.................................................... 162
3.3.3. Đối với Hiệp hội Ngân hàng ............................................................................ 162
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................................... 163
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 163
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH ........................................................................... 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 166
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 173



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AFF
AIRB
AMC
BASEL
BB
BĐH
CAR
CASA
CIC
CIR
CLV
CNTT
COSO
CRM
CSDL
CTKD
DATC
DMTD
DPRR
DVKH
EAD
EDF
EL
EWS
FIRB
GAP

HCS
HĐQT
ICAAP
IRB
KHCN
KHDN
KPI
KSRRTD
KTNB
LGD
LNST
LNTT
MAF

Giải nghĩa
Khách hàng cá nhân thu nhập cao (thu nhập hộ gia đình từ 1 tỷ
đồng/năm trở lên)
Phương pháp tiếp cận nội bộ nâng cao theo Basel II
Công ty quản lý tài sản của ngân hàng thương mại
Bộ quy định ngân hàng (Basel I,II,II) do Ủy ban Basel về giám sát
ngân hàng (BCBS) ban hành (gọi tắt là chuẩn mực Basel)
Khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ban điều hành
Tỷ lệ vốn tối thiểu
Tiền gửi khơng kỳ hạn
Trung tâm thơng tin tín dụng Quốc Gia
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập
Giá trị trọn đời của khách hàng
Công nghệ thông tin
Ủy ban tư vấn - Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ

Quản trị quan hệ khách hàng
Cơ sở dữ liệu
Chương trình kinh doanh
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam
Danh mục tín dụng
Dự phòng rủi ro
Dịch vụ khách hàng
Dư nợ tại thời điểm không trả được nợ
Xác suất vỡ nợ kỳ vọng của khoản vay/khách hàng
Tổn thất dự kiến
Hệ thống cảnh báo sớm
Phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản theo Basel II
Khoảng chênh lệch
Hệ thống đánh giá sức khỏe hoạt động của Ngân hàng Ấn Độ
Hội đồng quản trị
Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ
Phương pháp tiếp cận nội bộ theo Basel II
Khách hàng cá nhân
Khách hàng doanh nghiệp
Chỉ số đo lường hiệu quả cơng việc
Kiểm sốt rủi ro tín dụng
Kiểm tốn nội bộ
Tổn thất của ngân hàng khi người vay không trả được nợ
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trước thuế
Khách hàng cá nhân thu nhập khá (thu nhập hộ gia đình từ 200 triệu
- 1 tỷ đồng/năm)


vi

MAS
MASS
NCS
NHBB
NHNN
NHNNG
NHTM
NHTM CP
NHTM NN
NHTW
NPL
NPS
PD
PFS
PKKH
QLRRTD
QTGTKH
QTRR
QTRRTD
ROA
ROE
ROI
RR
RRTD
RW
RWA
SA
SRP
TCTD
TCB

TGĐ
TMCP
TNHĐ
TSBĐ
TTGSNH
TTTD
UBS
UL
VAMC
VaR
VCSH
Vietinbank

Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore
Khách hàng cá nhân thu nhập thấp (thu nhập hộ gia đình dưới 200
triệu/năm)
Nghiên cứu sinh
Khối khách hàng doanh nghiệp lớn
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng trung ương
Nợ quá hạn từ trên 90 ngày
Mức độ hài lòng của khách hàng
Xác xuất không trả được nợ
Khối khách hàng tài chính cá nhân
Phân khúc khách hàng
Quản lý rủi ro tín dụng

Quản trị giá trị khách hàng
Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro tín dụng
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn
Hiệu quả đầu tư
Rủi ro
Rủi ro tín dụng
Trọng số rủi ro
Tài sản “Có” điều chỉnh rủi ro
Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn theo Basel II
Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát
Tổ chức tín dụng
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Tổng giám đốc
Thương mại cổ phần
Thu nhập hoạt động
Tài sản đảm bảo
Thanh tra giám sát ngân hàng
Thông tin tín dụng
Ngân hàng Tồn Cầu Thụy Sỹ
Tổn thất ngồi dự kiến
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Giá trị tại rủi ro tín dụng
Vốn chủ sở hữu
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Ý nghĩa hệ số Cronbach’s Alpha ............................................................................. 17
Bảng 2: Ý nghĩa giá trị Factor loading................................................................................... 17
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của NHTM theo
khả năng sinh lời ..................................................................................................................... 37
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của TCB giai đoạn 2015 - 2021.................................. 77
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động của TCB theo loại hình tiền gửi giai đoạn 2015 - 2021 ........... 78
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay TCB giai đoạn 2015 - 2021 ......................................................... 80
Bảng 2.4: Thu nhập lãi từ hoạt động dịch vụ giai đoạn 2015 - 2021................................... 81
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2021 ..................... 82
Bảng 2.6: ROA của 5 NHTM lớn của Việt Nam .................................................................. 84
Bảng 2.7: ROE của 5 NHTM lớn của Việt Nam .................................................................. 84
Bảng 2.8: CASA, NIM và CIR của TCB giai đoạn 2015 - 2021......................................... 85
Bảng 2.9: CAR của 5 NHTM lớn của Việt Nam .................................................................. 87
Bảng 2.10: Dư nợ của TCB .................................................................................................... 87
Bảng 2.11: Các nguồn vốn huy động của TCB..................................................................... 89
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và tỷ lệ trích dự phịng của TCB .............................. 90
Bảng 2.13: Hiệu quả kinh doanh theo từng phân khúc khách hàng cá nhân....................... 91
Bảng 2.14: Thu nhập hoạt động và số lượng sản phẩm trên một khách hàng .................... 92
Bảng 2.15: Tỷ lệ sử dụng sản phẩm của khách hàng và Tỷ lệ khách hàng rời bỏ .............. 93
Bảng 2.16: Chỉ số về cán bộ nhân viên và mức thuế thu nhập doanh nghiệp ..................... 95
Bảng 2.17: Thang đo hình ảnh ngân hàng ........................................................................... 100
Bảng 2.18: Thang đo sản phẩm ............................................................................................ 100
Bảng 2.19: Thang đo thương hiệu ........................................................................................ 101
Bảng 2.20: Thang đo Giá cả ................................................................................................. 101
Bảng 2.21: Thang đo công nghệ........................................................................................... 102
Bảng 2.22: Thang đo Sự hài lòng của khách hàng.............................................................. 102
Bảng 2.23: Thang đo số lượng sản phẩm sử dụng .............................................................. 103
Bảng 2.24: Thang đo thời gian sử dụng ............................................................................... 103

Bảng 2.25: Thang đo Hiệu quả tài chính ............................................................................. 104


viii
Bảng 2.26: Thang đo Hiệu quả phi tài chính ....................................................................... 104
Bảng 2.27: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................... 105
Bảng 2.28: Kiểm định nhân tố KMO và Bartlett’s Test với biến phụ thuộc..................... 107
Bảng 2.29: Bảng chỉ số Regression Weights trong mơ hình SEM .................................... 110
Bảng 2.30: Bảng chỉ số Standardized Regression Weights trong mơ hình SEM ............. 111
Bảng 2.31: Squared Multiple CorSQations ......................................................................... 113
Bảng 3.1: Chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2021 - 2030 ............................................................ 129
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của TCB đến 2030 ....................................................... 131
Bảng 3.3: Mô phỏng về dữ liệu đầu vào, đầu ra trong quy trình cho vay mua nhà .......... 143
Bảng 3.4: Tiêu chí thay thế nhận diện khách hàng ............................................................. 147
Bảng 3.5: Tiêu chí cụ thể nhận diện từng phân khúc khách hàng ..................................... 148
Bảng 3.6: Cơ sở tính tốn tiêu chí nhận diện khách hàng .................................................. 149
Bảng 3.7: Các bước xây dựng và đo lường các chương trình bán thêm bán chéo............ 158


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1: Các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ............................ 25
Biểu đồ 1.2: Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và mối
quan hệ với khách hàng ................................................................................................. 29

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Quy tắc kiểm định d của Durbin-Watson ......................................................... 15

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của TCB ............................................................................... 74
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của TCB tại hội sở ................................................................ 76
Hình 2.3: Cơ cấu sở hữu của TCB ................................................................................ 76
Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 98
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 104
Hình 2.6: Kết quả của mơ hình .................................................................................... 109
Hình 3.1: Các yếu tố của định vị giá trị ....................................................................... 134
Hình 3.2: Mô phỏng xác định mục tiêu kinh doanh trong vay mua nhà ..................... 143
Hình 3.3: Mơ phỏng hành trình khách hàng vay mua nhà .......................................... 152
Hình 3.4: Mơ phỏng hồ sơ phân khúc khách hàng thị trường ..................................... 153
Hình 3.5: Các cấu phần của cơng cụ quản lý vịng đời KH ........................................ 157


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiệu quả kinh doanh là một trong những đích đến quan trọng của tất cả các
ngân hàng thương mại. Vấn đề này thể hiện dưới những khía cạnh khác nhau như: hiệu
quả kinh doanh dựa trên góc độ tài chính hay góc độ phi tài chính. Đối với vấn đề hiệu
quả kinh doanh trên khía cạnh tài chính thường thể hiện qua Tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản (ROA), Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn (ROE), Hiệu quả đầu tư (ROI). Một số
khía cạnh khác cũng được đề cập đến trong hiệu quả kinh doanh của các NHTM, ví dụ
như nhóm chỉ tiêu an tồn (nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ có vấn đề, các khoản nợ chia
theo cơ cấu ngành, thời gian)… Trong nhóm hiệu quả kinh doanh này, các ngân hàng
thường tăng cường ROE hoặc khả năng sinh lời trên 1 cổ phiếu để giúp các nhà đầu tư
có thể đầu tư vào chính ngân hàng đó, đồng thời thúc đẩy ngân hàng có những mục
tiêu cụ thể để xây dựng chiến lược riêng có của mình. Đây là cách tiếp cận truyền
thống, thường được nhiều các nghiên cứu đề cập. Nếu tiếp cận theo góc độ phi tài
chính, thường sẽ đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa trên những mối quan hệ với khách
hàng, bởi đó là nền tảng để hiện thực hóa và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

Cách tiếp cận này mới hơn, và được đưa ra trong khoảng 20 năm trở lại đây, mở ra
hướng đi mới về đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM, đồng thời cũng khơi gợi ra
các ý tưởng nghiên cứu mới.
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (TCB) có tốc độ tăng
trưởng các chỉ tiêu tài chính (ROA, ROE và ROI) đã có mức tăng trưởng tốt trong suốt
giai đoạn từ 2010 - 2020, trở thành một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam. Tuy
nhiên, cũng chính trong giai đoạn này, nợ xấu và chạy đua lãi suất trở thành vấn đề
nghiêm trọng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như cho TCB, do đó, việc giữ chân
được khách hàng trở thành 1 chiến lược quan trọng của ban lãnh đạo để nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Nhận thức được việc này, và với tham vọng lớn trong việc trở thành
NHTM số 1 Việt Nam, từ năm 2015, trong chương trình chuyển đổi chiến lược (2015 2020), Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã lựa chọn chiến lược
đặt Khách hàng là trọng tâm, thay thế cho chiến lược Sản phẩm là trọng tâm đã thực
hiện trong nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thay đổi tư duy, cách tiếp
cận và giải quyết vấn đề từ sản phẩm là trọng tâm sang khách hàng là trọng tâm không
thể thực hiện một sớm một chiều. Đó là cả q trình thay đổi nhận thức, nâng cao năng


2
lực cán bộ, cùng với việc thay đổi phương pháp làm việc, qua đó mới có thể thực sự
nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng một cách bền vững.
Từ những phân tích trên, việc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh
doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” làm luận án tiến sĩ
là thực sự cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Đề tài này sẽ đánh giá dựa
trên 2 khía cạnh: các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Ngồi ra, luận án cũng
tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng dựa
trên nhóm dữ liệu sơ cấp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
Các nghiên cứu theo hướng đánh giá trên hiệu quả tài chính
(1) Bonin và cộng sự (2005): nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh của

NHTM dựa trên các khía cạnh ROA, ROE và ROI [47]. Các tác giả cho rằng khi đưa
ra những khía cạnh ở trên góc độ tài chính thì cần phân tích xem có những vấn đề gì
cùng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính này. Với việc sử dụng các mơ hình đi đầu
thời bấy giờ như mơ hình GMM cho thấy một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời của ngân hàng như các biến về kinh tế vĩ mô (lạm phát, GDP, tỉ giá, lãi suất) hoặc
các biến ở trong ngân hàng như tăng trưởng dư nợ, nợ xấu… Tuy nhiên, vì nghiên cứu
ở năm 2005 nên bài viết này trở thành nền tảng cho các nghiên cứu tiếp sau.
(2) Chen và cộng sự (2018) nghiên cứu trên một góc độ nhỏ hơn là ảnh hưởng
của rủi ro đến khả năng sinh lời của các NHTM trên thế giới [50]. Nghiên cứu này sử
dụng phương pháp bao dữ liệu và minh chứng rằng: tùy từng thời kỳ nhưng trong giai
đoạn từ 2007 - 2012, các NHTM đã đi theo hướng tập trung cho vay quá rủi ro, tránh
né những vấ đề liên quan đến Basel 2. Sang đến giai đoạn sau thì lại q tập trung vào
mức độ an tồn, vì vậy khả năng sinh lời không cao. Nghiên cứu này đánh giá trên các
góc độ tài chính, vì vậy cho rằng khi đầu tư vào thị trường tài chính cần thấy được các
ngân hàng đang phân bổ vốn như thế nào, và các khoản vốn ấy có những loại rủi dùng
để đánh giá.
(3) Một trong những nghiên cứu khác đánh giá về vấn đề rủi ro là Dávila &
Walther (2020) khi nghiên cứu các hoạt động của ngân hàng và vấn đề thanh khoản
[55]. Các tác giả cho thấy rằng khi rủi ro càng cao, thì vấn đề tìm kiếm của ngân hàng
với thanh khoản càng lớn, vì vậy cần phải đưa ra một chiến lược phát triển chung trên
góc độ đảm bảo an tồn và sinh lời. Chỉ khi có đảm bảo an tồn và sinh lời thì mới có


3
khả năng đảm bảo cho sự phát triển minh bạch của thị trường tài chính. Một trong
những vấn đề khác mà nghiên cứu này đề cập là vấn đề quy định của ngân hàng trung
ương trên thị trường: chỉ khi ngân hàng trung ương có những đánh giá đúng và đủ về
mức độ đủ vốn của các NHTM dựa trên Basel 3 thì các NHTM mới có thể đảm bảo
được thanh khoản, và từ đó đi theo ý tưởng phát triển các chỉ tiêu tài chính.
(4) Duan & Niu (2020) cũng phát triển ý tưởng theo hướng có những nhân tố

nào ảnh hưởng đến vấn đề khả năng sinh lời của NHTM [56]. Việc này được cho là
ảnh hưởng của thanh khoản và các nguồn vốn mà ngân hàng có thể tự huy động được
trong tương lai. Ngoài ra, khả năng sinh lời được đánh giá là ROA và ROE bị tác động
bởi các chính sách của nhà nước. Nguyên nhân của vấn đề này, theo các tác giả, là khi
nhà nước can thiệp vào thị trường tài chính thì có ảnh hưởng đến lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng, và khi đó, việc khuyến khích các NHTM vay nhiều hơn (do lãi
suất thực âm), đồng thời có sự bảo vệ của bảo hiểm tiền gửi đã tác động làm cho các
ngân hàng có nền tảng để đầu tư vào vấn đề rủi ro.
(5) Abdelaziz và cộng sự (2020) lại tiếp cận hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
không chỉ dựa trên các chỉ tiêu sinh lời mà còn có các chỉ tiêu an tồn [38]. Trong số
này, các tác giả tập trung vào nhóm chỉ tiêu hiệu quả dựa trên phân loại nợ theo nhóm
nợ và phân loại theo ngành. Kết luận cho thấy, khả năng sinh lời của ngân hàng thuộc
khu vực MENA bị ảnh hưởng bởi phân nhóm nợ theo ngành: nếu tập trung vào 1 hoặc
một số ngành thì khả năng sinh lời sẽ giảm đi, và vì thế, trong dài hạn, hiệu quả tài
chính của ngân hàng sẽ giảm xuống. Một nghiên cứu tương tự là Athanasoglou và
cộng sự (2008) cũng cho thấy: khi các ngân hàng tập trung vào những nhóm ngành có
khả năng sinh lời cao trong thời điểm hiện tại (ví dụ như nhóm ngành bất động sản xây
dựng) thì trong tương lai sẽ làm nợ xấu tăng lên, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng giảm [42].
(6) Trong số các chỉ tiêu an toàn, ngoài nợ xấu và nợ quá hạn; một số các
nghiên cứu khác cũng tập trung đánh giá dự phòng của các khoản nợ và CAR của ngân
hàng. Ví dụ, Rehman & Ahmed (2008) cho rằng khi CAR càng cao thì tức là các ngân
hàng càng an tồn, và do đó càng thu hút được nhiều tiền gửi từ phía khách hàng [73].
Điều này làm cho 1 số các ngân hàng ở Pakistan có khả năng hoạt động tốt hơn các
ngân hàng khác. Nhưng ngược lại, Sufian và cộng sự (2008) khi nghiên cứu ở
Philippine lại cho rằng các ngân hàng có CAR cao chưa chắc đã có hiệu quả kinh
doanh tốt, thể hiện ở việc nhiều ngân hàng tại nước này có CAR trên 14% vẫn sụp đổ.


4

Từ đó, Zhang & Zheng (2020b) tiếp cận hiệu quả của toàn hệ thống NHTM dựa trên
giám sát của các ngân hàng trung ương.
Một góc nhìn khác đối với hiệu quả kinh doanh mà Khan và cộng sự (2018) đưa
ra ở khu vực Đông Nam Á vào năm 2018 [65]; Duan & Niu (2020) đưa ra ở khu vực
Nam Mỹ vào năm 2020 [56]: liệu rằng đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa vào các chỉ
tiêu tài chính, mà chủ yếu là khả năng sinh lời (ROA, ROE, ROI…), các chỉ tiêu an
toàn (tỷ lệ nợ xấu, CAR, phân bổ nợ…) liệu có phải là chỉ tiêu tốt? Trong dài hạn,
nhiều ngân hàng vẫn sụp đổ hoặc khả năng sinh lời giảm dù các chỉ tiêu an toàn vẫn
tốt? Đặc biệt, các bằng chứng thực nghiệm từ sau năm 2020 cho thấy: dịch bệnh ảnh
hưởng nhiều đến các ngân hàng, nên liệu muốn phát triển hiệu quả kinh doanh dựa vào
chỉ tiêu tài chính có cịn đúng? Điều này làm ra đời nhóm nghiên cứu đánh giá dựa
trên hiệu quả phi tài chính.
Các nghiên cứu theo hướng đánh giá trên hiệu quả phi tài chính
Các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của NHTM cho rằng: hiệu quả kinh
doanh không chỉ dựa trên hiệu quả tài chính mà cịn dựa trên các nền tảng về khách
hàng. Do đó, đây là một hướng nghiên cứu độc lập, được phát triển trong những năm
trở lại đây, có thể kể đến như
(7) Fader (2020) phát triển ý tưởng: hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khơng
chỉ dựa vào ROA, ROE mà cịn phải thiết kế được các sản phẩm theo hướng có lợi
cho việc sử dụng của ngân hàng [58]. Tác giả đã nghiên cứu các hạn chế của việc đặt
sản phẩm là trọng tâm, đưa ra cơ hội khi đặt khách hàng là trọng tâm nhằm tối đa hóa
giá trị cho khách hàng, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Tác
giả đã nghiên cứu, so sánh lý thuyết mơ hình lấy sản phẩm là trọng tâm và mơ hình
lấy khách hàng là trọng tâm, đồng thời phân tích thực tiễn áp dụng và hiệu quả tại
các tổ chức lấy sản phẩm là trọng tâm và tổ chức lấy khách hàng là trọng tâm, từ đó
xác định các nội dung mang đến lợi thế cạnh tranh từ việc đặt khách hàng là trọng
tâm và những nội dung một tổ chức lấy khách hàng là trọng tâm cần thực hiện để
đảm bảo mang giá trị lâu dài cho khách hàng, cũng là cách để duy trì hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Quan điểm này được sự đồng thuận của Barnett & Salomon
(2012) khi cho rằng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng phải gắn với sự trải nghiệm

của khách hàng - tức là lấy khách hàng làm trung tâm [43]. Trong quan điểm hiệu
quả kinh doanh, thì các ngân hàng sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh tốt khi có những
tác động tích cực cho khách hàng.


5
(8) Phát triển ý tưởng trên, Verhoef và cộng sự (2007) đã đưa ra ý tưởng phát
triển về hiệu quả kinh doanh dựa trên quan điểm các trải nghiệm của khách hàng - tức
là quản trị hiệu quả theo khách hàng [85]. Các tác giả đã đưa ra một bộ khung nền tảng
của quy trình quản trị hiệu quả theo khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
cho doanh nghiệp. Theo đó, các tác giả cho rằng, sự phát triển của các chiến lược
khách hàng dựa trên phân tích khách hàng. Chiến lược khách hàng ảnh hưởng đến việc
thu hút khách hàng và hành vi của khách hàng, nhưng cũng liên quan đến chi phí. Giá
trị trọn đời của khách hàng (CLV) là kết quả của doanh thu và chi phí sinh ra từ các
chương trình, chiến lược này, do vậy cũng tác động đến hiệu qua kinh doanh của
NHTM. Trong mơ hình của các tác giả, quy trình quản trị hiệu quả theo khách hàng
cần nghiên cứu sâu các cấu phần sau: Phân tích về khách hàng, Các phương pháp thu
hút khách hàng, Xác định các yếu tố giữ chân và mở rộng khách hàng, Giá trị trọn đời
của khách hàng (CLV - Customer lifetime value) và mối liên hệ với giá trị NHTM,
Các kênh trong quản trị giá trị khách hàng, Triển khai quản trị hiệu quả theo khách
hàng. Quan điểm này được sự đồng thuận của Chronopoulos và cộng sự (2015) khi
cho rằng có được giá trị trọn đời hay hiệu quả theo khách hàng cũng là hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng [52].
(9) Keller (1993) đã đánh giá rằng vấn đề hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
chỉ đạt được khi có sự phát triển về sự trải nghiệm của khách hàng thông qua các vấn
đề liên quan đến giá trị trọn đời [63]. Khi khách hàng có được sư trải nghiệm phù hợp
thì sẽ sử dụng nhiều hàng hóa hơn và có thể có những ứng xử phù hợp hơn với ngân
hàng. Nghiên cứu này được cho là nền tảng để phát triển các nghiên cứu được liệt kê
tiếp theo đây.
(10) Nghiên cứu của Golub & Henry (2000) đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa

trên các ý tưởng về hiệu quả kinh doanh phải gắn với các trải nghiệm của khách hàng
[59]. Các tác giả đã nhắc đến giá trị mang đến cho khách hàng bên cạnh trong mối
tương quan với yếu tố giá. Harvey Golub và Jane Henry giới thiệu một khung thiết kế
cho các ngành cơng nghiệp có sản phẩm mang giá trị vơ hình hoặc chủ quan. Mỗi sản
phẩm hoặc dịch vụ đều mang lại cho khách hàng một số lợi ích mà họ sẵn sàng trả tới
một mức giá tối đa, theo Golub và Henry, mức giá này là giá trị mà khách hàng gán
cho sản phẩm. Sức mạnh của đề xuất mua hàng đối với bất kỳ khách hàng nào là giá
trị của nó đối với khách hàng đó, trừ đi giá cả nói cách khác, giá trị thặng dư mà khách
hàng sẽ được hưởng khi sản phẩm đó được trả tiền. Mơ hình của Golub và Henry vẽ


6
tất cả các sản phẩm trong một thị trường nhất định trên hình giá trị hai chiều, cho phép
chiến lược gia xác định các sản phẩm có giá trị thấp và sản phẩm có giá trị cao với
khách hàng trong mối tương quan về giá.
Tóm lại, những nghiên cứu trên góc độ hiệu quả phi tài chính đồng thuận rằng
ngân hàng mang lại nhiều trải nghiệm cho khách hàng thông qua việc khách hàng tăng
cường giao dịch tại ngân hàng chính là tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
2.2. Nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
Vấn đề hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam nói chung và tại một
ngân hàng cụ thể nói riêng đã được đưa ra trong một số các nghiên cứu, và cũng đánh
giá trên 2 góc độ là tài chính và phi tài chính, cụ thể như sau:
Nghiên cứu trên góc độ tài chính
(11) Nguyễn Thu Hà (2019) với đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội [6] đã đánh giá hiệu quả kinh doanh trên
góc độ các chỉ tiêu sinh lời và an tồn. Trong khía cạnh này, luận án đã đề cập đến vấn
đề đa dạng hóa rủi ro trong các NHTM bằng việc phân chia nhóm nợ. Ngồi ra, các
chỉ tiêu về NIM hay CAR cũng được tác giả tập trung phân tích. Kết quả của luận án
cũng đưa ra được cách đánh giá về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng quân đội cũng
như các định hướng phát triển trong tương lai.

(12) Nguyễn Quang Minh [2015] với đề tài Hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại sau M&A. Nghiên cứu tiếp cận hiệu quả kinh doanh của
NHTM từ khía cạnh tái cấu trúc ngân hàng thương mại (NHTM), trong đó tập trung
vào biện pháp hữu hiệu nhất là việc mua bán và sáp nhập (M&A). Việc mua bán và sát
nhập sẽ giúp phát huy và tận dụng các cơ hội tạo nguồn lực lớn hơn về vốn, công
nghệ, nhân sự và thị phần, đồng thời hạn chế những khó khăn về thanh khoản nợ xấu
cũng như các hạn chế, tồn tại khác. Thực tiễn hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam
diễn ra ngày càng sôi động, tuy nhiên bên cạnh cơ hội, hoạt động này cũng đối mặt
khơng ít những thách thức. Luận án tìm hiểu thực trạng hoạt động M&A ngân hàng tại
Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động này nhằm thúc đẩy hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng sau tái cấu trúc.
(13) Lê Thị Thúy (2020) với đề tài Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam [33]. Đây là đề tài gần với nghiên cứu của
tác giả nhất vì nghiên cứu tại TCB. Điểm thành công của luận án này là đã thông qua
tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã làm sáng tỏ được thực


7
trạng hiệu quả kinh doanh của BIDV trong 12 năm, đánh giá được hiệu quả kinh
doanh của BIDV theo ba mốc lớn: (1) trước và sau khi khủng hoảng tài chính tồn cầu
2008; (2) trước và sau khi thực hiện cổ phần hóa 2012; (3) trước và sau khi sáp nhập
MHB 2015. Bên cạnh đó, thơng qua phương pháp DEA, phân tích cửa sổ và Tobit,
luận án đã nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh doanh của BIDV, từ đó chỉ rõ hiệu
quả kinh doanh của BIDV đã đạt được tối ưu trong quá trình hoạt động hay chưa. Thứ
hai, luận án đã đề xuất một số giải pháp mới dựa trên những hạn chế và nguyên nhân
mà BIDV phải đối mặt khi nỗ lực cải thiện hiệu quả kinh doanh của mình. Các giải
pháp được chia theo những nhóm liên quan tới: gia tăng chất lượng nguồn nhân lực;
nâng cao khả năng sinh lời; và nâng cao khả năng tín dụng, thanh khoản của BIDV.
Các giải pháp đề xuất dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn nên có tính khả thi.
(14) Nghiên cứu của Lê Đồng Duy Trung (2021) với đề tài Hiệu quả theo quy

mô của các NHTM Việt Nam [36]. Luận án đã làm được các vấn đề sau: Vận dụng
tinh thần các lý thuyết trung gian tài chính, lý thuyết tạo thanh khoản và lý thuyết cấu
trúc cạnh tranh, đóng góp mới của luận án tập trung phân tích sự thay đổi về tác động
của các nhân tố tới hiệu quả tài chính của các ngân hàng theo quy mô tổng tài sản mà
khơng cần chỉ định ngưỡng phân nhóm trước khi ước lượng như hầu hết các nghiên
cứu trước đây tại Việt Nam đã thực hiện. Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích sự thay
đổi tác động này căn cứ việc phân nhóm theo luật định tại Việt Nam, cụ thể theo thông
tư 52/2018/TT-NHNN về việc quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi. Kết quả nghiên cứu với cách tiếp cận này hữu ích với cơ quan quản
lý hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc đánh giá hiệu quả tài chính của các nhóm
ngân hàng theo quan điểm của họ.
(15) Ngô Khánh Huyền (2021) với đề tài Tác động của một số nhân tố vĩ mô
đến hiệu quả hoạt động của các NHTM [10]. Việt Nam. Luận án đã hệ thống hóa lý
thuyết hiệu quả hoạt động và đánh giá được tác động của các nhân tố vĩ mô đến hiệu
quả hoạt động của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2020. Phối hợp phương
pháp phân tích định tính và định lượng (DEA) để phân tích tác động tổng hợp của các
chỉ tiêu vi mơ và vĩ mơ trong phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong 13
năm từ 2008- 2020, phản ánh được tính biến động của ngành ngân hàng nói riêng và
chu kì kinh tế nói chung. Thực tế, giai đoạn này đã xảy ra nhiều biến động tái cấu trúc
trong hệ thống ngân hàng như sáp nhập, thâu tóm nên các khuyến nghị đề xuất trong
luận án có ý nghĩa đặc biệt.


8
(16) Võ Đức Thọ (2021) với đề tài Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các
NHTM Việt Nam [32]. Qua nghiên cứu các đa dạng hóa (ĐDH) tiền gửi, tín dụng, tài
sản, thu nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐKD) và rủi ro ngân hàng, phân
tích thực trạng các NHTM Việt Nam giai đoan 2000 - 2018. Với cách tiếp cận nghiên
cứu tác động ĐDH ở 2 trạng thái tĩnh và trạng thái động; đánh giá tác động của các
ĐDH đến HQHĐKD và các ĐDH đến rủi ro ngân hàng được thực hiện phân tích tác

động một chiều, sau đó luận án đánh giá tác động đồng thời ĐDH, HQHĐKD và rủi ro.
(17) Nguyễn Thu Nga (2017) với đề tài Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín
dụng với hiệu quả kinh doanh của các NHTM cổ phần Việt Nam [18]. Điểm mới của
nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước là việc xem xét ảnh hưởng của rủi ro tín
dụng đối với hiệu quả kinh doanh ngân hàng tính tốn bằng mơ hình phân tích biên
ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis -SFA). Kết quả phân tích đối với dữ liệu là
các ngân hàng TMCP Việt Nam cho thấy, rủi ro tín dụng là một yếu tố làm giảm hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng so với trường hợp chưa tính đến tác động của rủi ro tín
dụng. Khác với các nghiên cứu trước đã tiến hành tại Việt Nam, nghiên cứu này sử
dụng đồng thời hai hàm số để xây dựng đường biên hiệu quả kinh doanh là hàm CobbDouglas tuyến tính và Loga siêu việt. Kết quả phân tích cho thấy, hàm Cobb-Douglas
tuyến tính là hàm số thích hợp để xây dựng đường biên hiệu quả cho các ngân hàng
TMCP Việt Nam.
(18) Nguyễn Thị Đoan Trang (2020) với đề tài Tác động của đa dạng hóa thu
nhập đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM Việt Nam [35]. So với các nghiên cứu trước,
nghiên cứu này có một số đóng góp mới như sau: (1) Nghiên cứu tiếp cận theo hướng
vừa nghiên cứu các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập vừa nghiên cứu tác động
của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM Việt Nam, trong khi các
nghiên cứu khác ở Việt Nam thường chỉ xem xét tác động của của đa dạng hóa thu
nhập đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM Việt Nam. (2) Nghiên cứu đã hệ thống hóa
các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập và các
nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng. (Ngoài ra, về mặt thực tiễn, nghiên cứu này góp phần giúp các NHTM Việt Nam
xác định lợi ích của đa dạng hóa thu nhập đối với hiệu quả kinh doanh ngân hàng và
xác định được các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập trong hoạt động ngân
hàng, đồng thời gợi ý những chính sách để ngân hàng thực hiện đa dạng hóa thu nhập


9
phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu ũng
cung cấp những thơng tin hữu ích cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng

tiếp tục nghiên cứu sâu và rộng hơn những vấn đề liên quan.
(19) Nguyễn Thị Lệ Huyền (2020) với đề tài Hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các NHTM cổ phần Việt Nam [12]. Về lý luận, luận án đã (1) Tổng hợp và hoàn
thiện hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM bao gồm 6 nhóm chỉ
tiêu: Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn; Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả
sử dụng tài sản; Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động; Nhóm chỉ tiêu đo
lường hiệu quả kiểm sốt chi phí; Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả phịng chống rủi
ro; Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị, điều hành. (2) Làm rõ các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM và lựa chọn các nhân tố phù hợp với bối cảnh
hệ thống NHTMCP Việt Nam đưa vào mơ hình phân tích.
(20) Một số nghiên cứu khác về vấn đề này ở thị trường Việt Nam có thể kể
đến Le (2019) [66]. Tác giả đánh giá vấn đề hiệu quả kinh doanh dựa trên mối quan hệ
với rủi ro của toàn hệ thống ngân hàng. Dựa vào phương pháp bao dữ liệu cho thấy,
khi các ngân hàng đầu tư vào các dự án rủi ro thì kì vọng lợi nhuận càng lớn. Tuy
nhiên, khơng giống như các NHTM trên thế giới, các NHTM tại Việt Nam đánh giá
mức độ rủi ro vừa phải, tức là khơng có hệ thống các quỹ bảo hiểm đứng sau. Vì vậy,
khi các ngân hàng đầu tư vào phía rủi ro tức là có quá nhiều áp lực từ phía thị trường.
Đối với góc độ phi tài chính, mặc dù hiệu quả kinh doanh khơng được nhìn
nhận trên nhiều khía cạnh, nhưng có thể nằm rải rác trong các nghiên cứu sau đây:
(21) Lê Thanh Tâm và các cộng sự (2020) với nghiên cứu Nghiên cứu tài sản
thương hiệu định hướng khách hàng cho các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam [30].
Đây được cho là nghiên cứu gần nhất về mặt tiếp cận trên góc độ phi tài chính, bởi các
ngân hàng muốn hoạt động được trong điều kiện biến động và có sự cạnh tranh thì
phải có được định hướng khách hàng về một nền tảng nhất định. Các hoạt động đầu tư
trong thời đại ảnh hưởng của truyền thông làm cho ngân hàng phải đẩy mạnh các vấn
đề có liên quan để khách hàng có thể thấy được hình ảnh của mình. Kết quả dựa trên
mơ hình cấu trúc tuyến tính cho thấy việc nhìn nhận thương hiệu của ngân hàng ngày
càng trở lên quan trọng trong mắt khách hàng. Với cách tiếp cận dựa trên nghiên cứu
liên ngành về tài chính ngân hàng và marketing, có thể thấy các tác giả đã đưa ra
những giải pháp phù hợp cho thị trường bấy giờ như phát triển các khách hàng VIP

hay các khách hàng cần được quan tâm.


10
(22) Nguyễn Văn Thủy (2017) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
triển khai thành công giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam” [34]. Luận án đã kiểm định được tác động thuận chiều và mức
độ ảnh hưởng của triển khai thành công các giải pháp quản trị quan hệ khách hàng
điện tử đến hiệu quả công việc quản trị quan hệ khách hàng tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam; Đề xuất 03 nhóm giải pháp để triển khai thành công giải pháp quản trị
quan hệ khách hàng điện tử trong các ngân hàng thương mại, đó là: (i) Nhóm giải pháp
về chiến lược quản trị quan hệ khách hàng điện tử; (ii) Nhóm giải pháp về con người
trong q trình triển khai; (iii) Nhóm giải pháp về công nghệ. Luận án này nghiên cứu
sát về quản trị giá trị khách hàng tuy nhiên thiên về quản trị quan hệ khách hàng điện
tử với phạm vi nghiên cứu rộng là các ngân hàng thương mại Việt Nam cho nên chưa
đề cập đến giá trị khách hàng và quản trị khách hàng nên nghiên cứu của nghiên cứu
sinh về quản trị giá trị khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt
Nam có sự khác biệt
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Ngân hàng thương mại
cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Nghiên cứu tại một ngân hàng thương mại cổ phần khơng có vốn nhà nước ở
góc độ hiệu quả kinh doanh, mà điển hình là tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam có thể kể đến một số luận án tiến sĩ sau đây:
(23) Tạ Thị Kim Dung (2016), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” Luận án tiến sĩ sinh tế, Viện Chiến lược
phát triển [4]. Trong luận án này tác giả cũng đã hệ thống hóa được những vấn đề lý
luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Từ đó
phân tích khá chi tiết thực trạng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 qua các chỉ số, khẳng định Ngân
hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam hoạt động vẫn có hiệu quả và có lợi thế

cạnh tranh hàng đầu trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Tuy
nhiên hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
còn thấp, thiếu bền vững và chưa tương xứng với tiềm lực của Ngân hàng thương mại
cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do năng lực
quản trị, thiếu nhân lực có chất lượng cao trong khâu hoạch định chính sách và xây
dựng chiến lược kinh doanh, do tình hình kinh tế khó khăn giai đoạn 2011-2013, do


11
hoạt động mở rộng mạng lưới. Tuy nhiên, luận án này chủ yếu tập trung nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến thu nhập, chi phí mà khơng chú trọng vào nghiên cứu các vấn
đề liên quan khác.
(24) Nguyễn Thùy Linh (2020) “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” Luận án tiến sĩ kinh tế, Học
viện tài chính, Hà Nội [13]. Trong luận án này đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản
về quản trị rủi ro tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM có bổ sung
những thay đổi mới khi các ngân hàng đang triển khai thực hiện các quy định trong
Hiệp ước Basel 2, sử dụng những kiến thức lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng
và năng lực QTRRTD tiệm cận với thông lệ quốc tế và quy định hiện hành ở Việt Nam
để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, tồn diện và có hệ thống thực trạng năng lực
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai
đoạn 2014 - 2019. Đề xuất các giải pháp mới, nội dung tiên tiến, hiện đại nhằm nâng
cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt
Nam đến năm 2030.
(25) Vũ Ngọc Anh (2021) với đề tài Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam [2]. Luận án này đã hệ thống hóa các vấn đề liên
quan đến nợ xấu, quản lý nợ xấu của các NHTM, Phân tích thực trạng Nợ xấu và
quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong giai
đoạn từ 2010 - 2020. Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý
nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010 2020, giải pháp đề xuất đến năm 2030. Đây là một trong những điểm tham chiếu cho

NCS khi làm luận án này.
Như vậy, có thể thấy rằng các cơng trình nghiên cứu trong nước cũng có một số
cơng trình thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, nhưng
chưa có cơng trình nào thực hiện về hiệu quả kinh doanh với góc nhìn đa chiều về hiệu
quả tài chính và hiệu quả phi tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương
Việt Nam giai đoạn 2015 - 2021, giải pháp thực hiện đến 2030.
3. Khoảng trống của luận án và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Khoảng trống của luận án
Với việc tổng quan các nghiên cứu đi trước, có thể thấy được một số khoảng
trống nghiên cứu như sau:


12
Khoảng trống về mặt hướng tiếp cận của nghiên cứu: trong các nghiên cứu đi
trước, nhiều nhất là các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng dựa trên
góc độ tài chính. Hướng đi này đã đóng góp về mặt lí luận và gắn nhiều với việc định
lượng hóa có những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên,
cách tiếp cận hiệu quả kinh doanh về mặt phi tài chính chưa có nhiều. Khoảng trống
nghiên cứu lớn ở các yếu tổ phi tài chính gắn với khách hàng như trải nghiệm của
khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng và những tác động của doanh thu từ việc
sử dụng dịch vụ của khách hàng hay mức độ gắn kết của khách hàng tới hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng thương mại. Theo đó, cũng chưa có nhiều nghiên cứu liên quan
đến các giải pháp tổng thể, nền tảng đến từ các tiêu chí phi tài chính. Trong phạm vi
nghiên cứu này, cùng với việc nghiên cứu lý luận, thực tiện liên quan đến các yếu tố
phi tài chính, NCS cũng đưa ra các giải pháp mới phù hợp giúp tác động tích cực, bền
vững đến hiệu quả kinh doanh của NHTM
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được các khoảng trống nghiên cứu, luận án cần giải đáp được các
câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, khung lý thuyết được nêu ra trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của

các ngân hàng thương mại dựa trên 2 khía cạnh là tài chính và phi tài chính là gì?
Thứ hai, thực trạng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2015 -2021 ra sao trên góc độ tài chính và phi tài
chính? Có những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dưới góc độ
phi tài chính?
Thứ ba, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam cần thực hiện
những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả kinh doanh dưới cả góc độ tài chính và phi
tài chính?
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

Để thực hiện mục đích này, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh, hiệu quả
hoạt động kinh doanh trong hoạt động của Ngân hàng thương mại.


13
- Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một
số Ngân hàng thương mại trên Thế giới cũng như của các NHTM hàng đầu Việt
Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: luận án (1) tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh tại
ngân hàng thương mại dưới cả góc độ hiệu quả tài chính và góc độ hiệu quả phu tài

chính, trong đó tập trung hơn vào hiệu quả phi tài chính trên cơ sở phát triển nền khách
hàng của NHTM; (2) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
NHTM và nghiên cứu kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hiệu quả
kinh doanh tại TCB.
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam.
- Về thời gian: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2015 - 2021. Giải pháp thực hiện theo lộ
trình đến năm 2030.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nêu trên, luận án sử
dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp luận khoa học: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Đây là phương pháp tiền đề được kết hợp với các phương pháp
khác để chỉ ra một cách biện chứng logic trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại các
ngân hàng thương mại
- Phương pháp thống kê: Thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến hiệu
quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam theo chuỗi
thời gian từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và xuống
quan sát trực tiếp để thu thập thông tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án.


14
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia, các cán bộ tín
dụng và cán bộ quản lý tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (trực
tiếp, qua thư điện tử) để có thêm các thơng tin cần thiết, hữu ích phục vụ cho q trình
nghiên cứu và hồn thiện luận án.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Phát phiếu khảo sát tại các chi nhánh:
để có thêm thơng tin cho việc đánh giá kiểm soát. Các chi nhánh được nghiên cứu sinh
chọn khảo sát đảm bảo tính đại diện

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Thơng qua việc thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp số liệu các báo cáo thống kê của Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam nghiên cứu sinh đánh giá phân tích thực trạng hiệu quả kinh
doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020.
- Phương pháp suy luận logic: Từ những vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn đặc biệt những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân, nghiên cứu sinh suy luận logic để
đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.
- Phương pháp mơ hình tuyến tính: Sau khi q trình thu thập số liệu kết thúc,
tác giả tiến hành quá trình lọc số liệu, loại bỏ những câu trả lời không phù hợp với
nghiên cứu, nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 22 và AMOS 20 rồi kiểm định và phân
tích dữ liệu thông qua các kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, SEM.
Thơng qua ước lượng mơ hình hồi quy OLS và các kiểm định Cronbach’s
Alpha, EFA, CFA bậc 1, tác giả phân tích ý nghĩa, kiểm định lại lý thuyết từ đó đưa
ra những hàm ý chính sách phù hợp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương
Việt Nam.
Ước lượng mơ hình hồi quy OLS
Phương pháp ước lượng mơ hình hồi quy đa biến là phương pháp sử dụng
phương pháp thống kê phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập
(biến ngẫu nhiên). Thành phần xác định được gọi là bộ dự đoán (predictor) và thành
phần ngẫu nhiên được gọi là phần sai số (error term).
Các kiểm định được sử dụng trong phương pháp hồi quy đa biến thông qua
phần mềm SPSS 22 bao gồm: R-square (hoặc Adjusted R-square) (kiểm định mức độ
giải thích của mơ hình), Durbin - Watson (kiểm định tự tương quan), kiểm định F


×