Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.34 KB, 2 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
* Một số điểm lưu ý về báo cáo:
1. Kiểu chữ: Times New Roman, cỡ chữ: 13, cách dòng 1.5 lines
2. Thứ tự trình bày báo cáo: Lời cảm ơn (nếu có) -> Mục lục -> Danh mục bảng biểu, sơ đồ (nếu
có) -> Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu trong báo cáo (nếu có) -> Nội dung báo cáo -> Danh
mục tài liệu tham khảo -> Nhận xét của đơn vị thực tập
3. Đối với Bảng biểu: tên bảng kèm số thứ tự nằm phía trên bảng, cuối bảng phải chú thích nguồn
cung cấp thơng tin phản ánh trong bảng; đối với sơ đồ, biểu đồ: tên và số thứ tự nằm phía dưới sơ
đồ, biểu đồ, và cuối sơ đồ, biểu đồ cũng phải chú thích nguồn cung cấp sơ đồ.
4. Chú ý lỗi chính tả trong q trình soạn thảo văn bản.
5. Số trang chuyên đề: 40-50 trang
6. Khi nộp báo cáo gồm: 2 bản báo cáo và phía cuối có kèm 2 bản nhận xét của đơn vị thực tập
(đã nói ở trên), 2 bản số liệu thô, 1 nhật ký thực tập.
7. Phải thu thập và chuẩn bị một cách kỹ lưỡng đối với số liệu thơ
8. Nếu có vấn đề gì trong q trình thực tập và thực hiện báo cáo: liên hệ giáo viên hướng dẫn để
tìm giải pháp.
9. Khi nộp đề cương và bản thảo cho GVHD sửa bằng file qua email theo kế hoạch đã thống nhất,
nộp bản sao số liệu thô qua đường bưu điện.
10. Kế hoạch thực hiện đề tài: sau thời điểm gặp GVHD lần đầu tiên 10-15 phải nộp đề cương chi
tiết, sau thời điểm nhận đề cương được sửa 30-45 ngày phải nộp bản thảo để sửa và nộp kèm số
liệu thô để kiểm tra. Đến thời hạn khoa/ trường thông báo sinh viên nộp trực tiếp báo cáo cho văn
phịng khoa (hoặc địa điểm được thơng báo). Lưu ý sau thời điểm sửa đề cương 10 ngày sinh viên
không được thay đổi đề tài đã chọn.
* Cấu trúc đề cương: gồm 3 phần, phần 2 có kết cấu 3 chương. Cụ thể:
Phần I. Đặt vấn đề: gồm 5 nội dung cơ bản:
1. Tính cấp thiết của đề tài hoặc Lý do chọn đề tài: Trình bày khó khăn của doanh nghiệp liên
quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu (nếu có) để từ đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài là quan
trọng và cần thiết hoặc nếu khơng thì trình bày tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu để giải
thích lý do vì sao bản thân lại chọn nghiên cứu mảng đề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu: gạch đầu dòng các ý ngắn gọn (mỗi ý là một mục tiêu mà bản thân thực
hiện nghiên cứu đề tài) nhưng phải đầy đủ, logic và chính xác.


3. Đối tượng nghiên cứu: trình bày ngắn gọn đối tượng nghiên cứu của đề tài, là phần hành kế
tốn gì? Những thủ tục, thao tác, sổ sách, chứng từ… trong phần hành kế tốn đó?
4. Phương pháp nghiên cứu: chia ra làm 2 nội dung rõ ràng:
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
b. Phương pháp phân tích
Cả hai chỉ cần liệt kê các phương pháp mà bản thân sinh viên lựa chọn thực hiện nghiên
cứu đề tài.
5. Phạm vi nghiên cứu: trình bày 2 nội dung:
a. Phạm vi không gian: nơi thực tập
b. Phạm vị thời gian: là khoảng thời gian số liệu được sử dụng để trình bày và minh họa
trong báo cáo.
Phần II. Nội dung và kết quả nghiên cứu: gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Phần này bố cục và kết cấu là tùy mỗi sinh viên. Nói chung sinh viên phải trình bày được mọi vấn
đề về mặt lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, ví dụ: giải thích một số thuật ngữ sử dụng
trong báo cáo, trình bày về cơng tác hạch tốn kế toán: tài khoản, sổ sách, chứng từ, phương pháp
hạch toán … liên quan trực tiếp đến phần hành kế toán mà sinh viên đã lựa chọn và có thể cịn
nhiều nội dung khác (tùy bản thân từng sinh viên).


Chương 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: gồm có thể 2 nội dung lớn:
2.1. Tổng quan về đơn vị/địa bàn thực tập:
Bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Lịch sử ra đời và quà trình phát triển của đơn vị thực tập
- Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của đơn vị thực tập
- Tình hình lao động biến động trong 3 năm gần nhất: lưu ý phải kèm nhận xét và lý giải nguyên
nhân biến động.
- Tình hình tài sản – nguồn vốn biến động trong 3 năm gần nhất: lưu ý phải kèm nhận xét và lý
giải nguyên nhân biến động.
- Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần nhất: lưu ý phải kèm nhận xét và lý

giải nguyên nhân biến động.
- Mô tả về công tác quản lý của doanh nghiệp: tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, vai trò của
từng bộ phận một cách ngắn gọn.
- Mơ tả về cơng tác tổ chức kế tốn tại doanh nghiệp: hình thức kế tốn, chế độ sổ sách, chứng từ,
tài khoản, phương pháp hạch tốn (có thể trình bày bằng sơ đồ hoặc bằng nghiệp vụ định khoản
Nợ-Có, khuyến khích dùng sơ đồ để báo cáo bớt cồng kềnh), hệ thống báo cáo, phương pháp
hạch tốn HTK, tính giá, tính thuế….
2.2. Thực trạng cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp (cụ thể theo phần hành mà sinh viên lựa
chọn)
Phần này bố cục là tùy sinh viên, tuy nhiên cơ bản phải trình bày được 3 nội dung chính sau:
- Hệ thống tài khoản sử dụng: chỉ trình bày cách xây dựng tài khoản đối với những tài khoản liên
quan trực tiếp đến phần hành kế tốn mình nghiên cứu, khơng trình bày tồn bộ hệ thống tài
khoản của doanh nghiệp, tránh lãng phí thời gian, cơng sức, và số lượng trang của báo cáo.
- Hệ thống chứng từ, sổ sách và quy trình luân chuyển chứng từ: quy trình ln chuyển chứng từ
khuyến khích mơ tả bằng sơ đồ, nếu khơng có thể trình bày bằng lời văn.
- Phương pháp hạch toán kế toán: trong phần này chỉ cần lựa chọn một hoặc một vài nghiệp vụ
điển hình thực tế phát sinh tại doanh nghiệp với số liệu, chứng từ và sổ sách thật (phải có trong
tập số liệu thơ) và trình bày theo đúng quy trình trên thực tế mà kế toán viên tại doanh nghiệp đã
thực hiện để ghi nhận và phản ảnh nghiệp vụ.
Chương 3. Đánh giá cơng tác kế tốn và đề xuất một số giải pháp khắc phục
3.1. Đánh giá phần hành kế toán
3.1.1. Mặt được/ ưu điểm:
3.1.2. Hạn chế/ Nhược điểm
3.2. Các giải pháp hoàn thiện
Lưu ý các giải pháp đề xuất nên xuất phát từ những hạn chế đã trình bày ở mục 3.1.2 để tăng
thêm tính thuyết phục và logic cho báo cáo.
Phần III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Lưu ý đây không phải là kết luận dành cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đã làm được gì, chưa làm
được gì mà đây là kết luận của bản thân sinh viên về quá trình thực hiện đề tài của mình. Mình đã

làm được gì? Chưa làm được gì? Đã thực hiện tốt các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần I, mục
2 hay chưa? Nếu chưa, thì chưa thực hiện tốt những mục tiêu nào? lý do tại sao?
2. Kiến nghị
Dựa trên những kết luận ở trên, kiến nghị các giải pháp để bản thân sinh viên có thể thực hiện đề
tài tốt hơn (nếu như ở trên kết luận cịn điểm gì đó chưa tốt) hoặc có thể kiến nghị hướng nghiên
cứu tiếp theo, hướng nghiên cứu mở rộng của đề tài. Lưu ý đây không phải là kiến nghị dành cho
doanh nghiệp, cho chính quyền địa phương hay cấp cao hơn là Nhà nước.



×