Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

HÓA học lớp 10 chủ đề 1 phần 1 các thành phần của nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.49 KB, 4 trang )

Trắc nghiệm Hóa học 10
CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ
PHẦN 1: THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt theo chương trình 2018
+ Trình bày được thành phần của nguyên tử (nguyên tử vô cùng nhỏ; nguyên tử gồm 2 phần: hạt
nhân và lớp vỏ nguyên tử; hạt nhân tạo nên bởi các hạt proton (p), neutron (n); Lớp vỏ tạo nên bởi
các electron (e); điện tích, khối lượng mỗi loại hạt).
+ So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích
thước nguyên tử.
2. Đặc tả theo mức độ nhận thức
a) Nhận biết
+ Liệt kê được các thành phần của nguyên tử, các hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt nhân và lớp vỏ
nguyên tử.
+ Nêu được kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và neutron.
+ Nêu được ngun tử trung hịa về điện.
b) Thơng hiểu
+ So sánh được khối lượng của electron so với proton và neutron.
+ So sánh được kích thước của hạt nhân so với nguyên tử.
+ Giải thích được nguyên nhân nguyên tử trung hòa về điện.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM BÀI HỌC
+ Nguyên tử gồm hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.
+ Các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử
Tên hạt
Kí hiệu
Điện tích tương đối Khối lượng (amu)
electron
e
–1
≈ 0,00055
proton


p
+1
≈1
neutron
n
0
≈1
+ Ngun tử có cấu tạo rỗng (đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân khoảng 10 000
lần), gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt
nhân.
+ Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton bằng số electron.
+ Hạt nhân gồm proton và neutron, khối lượng của chúng gần bằng nhau. Vì khối lượng của electron
khơng đáng kể so với khối lượng của proton và neutron nên khối lượng của nguyên tử gần bằng khối
lượng của hạt nhân.
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt nào sau đây?
A. Electron và proton.
B. Electron và neutron.
C. Proton và neutron.
D. Electron, proton và neutron.
Câu 2. Trong nguyên tử, loại hạt nào sau đây mang điện?
A. Electron và proton.
B. Electron và neutron.
C. Proton và neutron.
D. Proton và hạt alpha.
Câu 3. Trong nguyên tử, loại hạt nào sau đây không mang điện?
A. Electron.
B. Neutron.



C. Proton.
D. Electron và proton.
Câu 4. Hầu hết hạt nhân các nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt nào sau đây?
A. Electron và proton.
B. Electron và neutron.
C. Proton và neutron.
D. Electron, proton và neutron.
Câu 5. Lớp vỏ nguyên tử được cấu tạo từ loại hạt nào sau đây?
A. Electron.
B. Neutron.
C. Proton.
D. Electron và proton.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Electron mang điện tích dương.
B. Hạt nhân mang điện tích âm.
C. Điện tích tương đối của proton là +1.
D. Điện tích tương đối của neutron là –1.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nguyên tử trung hòa về điện.
B. Hạt nhân gồm proton và neutron.
C. Vỏ ngun tử mang điện tích dương.
D. Proton khơng mang điện.
Câu 8. Hạt nào sau đây mang điện tích dương?
A. Electron.
B. Proton.
C. Neutron.
D. Electron và proton.
Câu 9. Hạt nào sau đâu mang điện tích âm?
A. Electron.
B. Proton.

C. Neutron.
D. Electron và proton.
Câu 10. Cho biết khối lượng của proton, neutron và electron lầ lượt là 1,673.10-24, 1,675.10-24 và
9,11.10-28 (g). Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân.
B. Khối lượng của proton không đáng kể so với electron.
C. Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau.
D. Khối lượng neutron gấp khoảng 1840 lần electron.
Câu 11. Nếu xem nguyên tử như một quả cầu, trong đó các electron chuyển động rất nhanh xung
quanh hạt nhân thì ngun tử đó có đường kính khoảng 10-10 m và đường kính hạt nhân khoảng 10-14
m. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kích thước của nguyên tử gần bằng kích thước của hạt nhân.
B. Ngun tử có cấu tạo rỗng.
C. Hạt nhân không chứa electron.
D. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.
B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.
C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.
D. Ngun tử trung hịa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng
gần bằng khối lượng hạt nhân.
Câu 13. Đặc điểm của electron là
A. mang điện tích dương và có khối lượng.
B. mang điện tích âm và có khối lượng.
C. khơng mang điện và có khối lượng.


D. mang điện tích âm và khơng có khối lượng.
Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.

B. Ngun tử có kích thước vơ cùng nhỏ và trung hoà về điện.
C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm.
D. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân.
Câu 15. Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và neutron.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3) Trong nguyên tử, số proton bằng số electron.
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng khơng đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hầu hết nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron.
B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron.
C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.
D. Ngun tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Câu 17. Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện?
A. Tia alpha.
B. Proton.
C. Nguyên tử hydrogen.
D. Tia âm cực.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về neutron?
A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.
B. Có khối lượng bằng khối lượng proton.
C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron.
D. Khơng mang điện.
Câu 19. Ngun tử R có điện tích lớp vỏ nguyên tử là -41,6.10-19 C. Biết rằng điện tích đơn vị có giá

trị là 1,602.10-19 C. Phát biểu nào sau đây là khơng chính xác?
A. Lớp vỏ nguyen tử R có 26 electron.
B. Hạt nhân nguyên tử R có 26 proton.
C. Hạt nhân nguyên tử R có 26 neutron.
D. Ngun tử R trung hịa về điện.
Câu 20. Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt khơng mang điện là 12. Số
electron trong A là
A. 12.
B. 24.
C. 13.
D. 6.
Câu 21. Trong nguyên tử Al, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số
hạt electron trong Al là bao nhiêu?
A. 13.
B. 15.
C. 27.
D. 14.
Câu 22. Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất và
A. khơng mang điện.
B. mang điện tích dương.
C. mang điện tích âm.
D. có thể manng điện hoặc khơng mang điện.
Câu 23. Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của
chúng?


A. Proton, m ≈ 0,00055 amu, q = +1.
B. Neutron, m ≈ 1 amu, q = 0.
C. Electron, m ≈ 1 amu, q = -1.
D. Proton, m ≈ 1 amu, q = -1.

Câu 24. Nguyên tử trung hòa về điện vì
A. được tạo bới các hạt khơng mang điện.
B. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.
D. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt neutron.
Câu 25. Nguyên tử H chỉ gồm 1 proton và 1 electron. Nguyên tử O gồm 8 neutron và 8 proton. Số
hạt electron trong phân tử H2O là
A. 10.
B. 18.
C. 20.
D. 2.
BẢNG ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
D A B C A C C B A B A B B A B D C B C A A A B B A



×