Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
XUẤT HUYẾT CẦM MÁU
Mục tiêu:
1. Phân biệt các loại xuất huyết.
2. Nêu được các dấu chứng của xuất huyết.
3. Trình bày các biện pháp cầm máu.
4. Thực hiện được kỹ thuật làm garrot.
1. Đại cương
Máu lưu thông trong cơ thể nhằm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho
mô và tế bào.
Xuất huyết là tình trạng máu chảy ra ngồi mạch máu, có nhiều nguyên nhân
gây chảy máu như: bệnh lý, tai nạn lao động, tai nạn giao thơng...
Có rất nhiều trường hợp tử vong khi xuất huyết nặng do xử trí cấp cứu không
kịp thời và không đúng cách.
2. Phân biệt các loại xuất huyết
2.1. Dựa vào hệ thống mạch máu
2.1.1. Xuất huyết động mạch
- Máu chảy thành tia và phun mạnh lên theo nhịp mạch đập của tim.
- Máu chảy ra có màu đỏ tươi (trừ máu động mạch phổi).
2.1.2. Xuất huyết tĩnh mạch
- Máu chảy đùn ra hoặc phun ra từ từ.
- Màu máu đỏ sẩm (trừ máu tĩnh mạch phổi).
2.1.3. Xuất huyết mao mạch
- Máu chảy rỉ ra trên bề mặt vết thương.
2.2.Dựa vào vị trí tổn thương
1
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
2.2.1. Xuất huyết ngoại: Máu chảy ra từ vết thương trên cơ thể và chúng ta có thể
nhìn thấy được, đánh giá được để xử trí kịp thời.
2.2.2. Xuất huyết nội: Máu chảy ra từ vết thương bên trong cơ thể mà mắt chúng ta
khơng thể nhìn thấy được. Nhưng có thể nhận biết qua các dấu hiệu lâm sàng.
3. Triệu chứng và dấu hiệu của mất nhiều máu
- Da tím tái, lạnh, vã mồ hôi.
- Đoạn chi dưới vết thương lạnh và tái nhợt.
- Toàn thân mệt mỏi, lờ đờ hốt hoảng, giảy giụa, ý thức lú lẫn.
- Nhịp thở nhanh nông.
- Mạch nhanh, nhỏ, yếu, có khi khó bắt.
- Khát nước nhiều, vật vã.
4. Các phương pháp cầm máu
4.1. Cầm máu mao mạch
- Nhanh chống ép trực tiếp lên vết thương bằng tay hoặc ép hai mép vết thương lại
với nhau bằng tay, khăn, vải hoặc gạc sạch nếu có thể (thời gian ép 3 – 5 phút).
- Có thể dùng băng cuộn băng chặt lại.
4.2. Cầm máu tĩnh mạch
- Nếu ở tứ chi đè ép phía dưới vết thương (ngay đường đi của mạch máu).
- Có thể dùng con chèn (bằng băng cuộn hay cái lọ nhỏ) chèn lên vị trí mạch máu
phía dưới vết thương rồi băng chặt lại.
- Nếu nạn nhân tỉnh: trấn an, cho uống nước.
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất tùy tình trạng vết thương.
* Đứt mao mạch và tĩnh mạch sau khi cầm máu nên cho nạn nhân nằm tư thế thoải
mái, nâng cao vị vùng tổn thương (nếu được).
4.3. Cầm máu động mạch
4.3.1. Ấn một điểm trên đường đi của động mạch
Dùng cho đứt những động mạch lớn mà chúng ta không thể băng ép lên vết thương,
phương pháp này chỉ áp dụng một thời gian ngắn, tạm thời như: ĐM cảnh, ĐM
nách, ĐM bẹn…
2
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
Lưu ý: Nếu vết thương chảy máu có dị vật như mảnh gỗ, kim loại hoặc bất kỳ vật gì
đâm vào mà vẫn cịn cắm ở vết thương thì khơng được rút ra khỏi vết thương. Ta
nên đệm xung quanh dị vật bằng vải hay khăn, sau đó dùng băng ép lại rồi chuyển
nạn nhân lên bệnh viện.
- Nếu băng ép áp lực trực tiếp lên vết thương mà không cầm máu được, máu vẫn
chảy ra nhiều thì phải dùng các biện pháp khác để cầm máu.
4.3.2. Dây thắt động mạch (garrot cầm máu)
Phương pháp này áp dụng cho những vết thương đứt động mạch lớn ở chi mà các
phương pháp cầm máu khác không hiệu quả, phương pháp này nhanh, gọn, hiệu quả
nhưng rất nguy hiểm nếu đặt không đúng chổ, không đúng cách và không theo dõi
cẩn thận khi áp dụng.
Nguyên tắc làm dây thắt mạch:
- Dây thắt mạch phải đặt phía trên vết thương.
- Khơng đặt garrot trực tiếp lên da nạn nhân.
- Không garrot chặt quá hoặc lỏng quá.
- Vết thương nhỏ đặt garrot phía trên vết thương 2cm. Vết thương lớn đặt garrot
trên vết thương 5cm.
- Cứ mỗi 60 phút nới dây thắt mạch một lần. Mỗi lần nới 1 – 2 phút.
- Hoặc nới dây thắt mạch khi nạn nhân kêu quá đau, không chịu nổi hoặc màu sắc
da thay đổi, tím tái hoặc nạn nhân than chi bị tê, mất cảm giác, sờ thấy lạnh.
- Khi nới dây thắt mạch phải nới từ từ và phải theo dõi sát tình trạng của chi, đặc
biệt là sắc mặt của nạn nhân để phịng ngừa sốc.
- Phải ln luôn theo dõi chi được đặt garrot, không để chi trong tình trạng thiếu
ni dưỡng kéo dài.
- Nạn nhân được đặt garrot xong phải phơi bày dây thắt mạch ở nơi dễ thấy nhất và
cài phiếu garrot ở phía trước ngực nạn nhân.
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến nơi điều trị. Khi di chuyển nạn nhân cần phải
có cấp cứu viên.
- Nạn nhân đặt garrot được ưu tiên số 1 trong khi vận chuyển.
3
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
4.3.2.1. Garrot bằng dây cao su (băng Esmarch)
- Dụng cụ:
+ Băng cao su to bản:
▪ Chi trên dài ít nhất 1m, rộng 4cm.
▪ Chi dưới dài ít nhất 1,5m, rộng 6cm.
+ Gạc hoặc vải
▪ Chi trên dài 30cm, rông 5cm.
▪ Chi dưới dài 50cm, rộng 7cm.
+ Băng cuộn.
+ Gạc miếng.
+ Kềm kocher.
+ Dây cột cố định kềm.
+ Phiếu garrot.
- Kỹ thuật:
Kỹ tuật garrot cần 2 cấp cứu viên
+ Cấp cứu viên thứ nhất dùng gạc ép trực tiếp lên vết thương để cầm máu
tạm thời.
+ Cấp cứu viên thứ hai dùng khăn hay vải bao che chở vùng da nơi chuẩn bị
làm garrot.
+ Đặt một dây cao su lên phần che chở da và quấn dây cao su.
▪ Vòng 1: vừa phải.
▪ Vòng 2: chặt hơn vòng thứ nhất.
▪ Vòng 3: Chặt nhất (quyết định sự cầm máu).
+ Kiểm tra mất mạch phía dưới vết thương hoặc vết thương khơng cịn chảy
máu nữa.
+ Dùng kềm kẹp giữa hai đầu dây cao su.
+ Buộc giữ kềm theo trục của chi.
+ Xử trí vết thương, băng vết thương lại.
+ Lập phiếu garrot.
4
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
+ Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi tình trạng nan nhân ổn định.
+ Theo dõi sát tình trạng nạn nhân trong khi di chuyển.
4.3.2.2. Garrot bằng dây vải
- Dụng cụ:
+ Dây vải rộng bản (băng cà vạt, tam giác).
+ Que chắc ( đũa,...)
+ Con chèn ( cục pin, lọ thuốc, cục gỗ,…)
+ Khăn hoặc vải che chở da.
+ Dây cột cố định que.
+ Gạc ( khăn sạch..) che chở vết thương.
+ Băng cô định ( băng cuộn, dây vải..).
+ Phiếu garrot.
- Kỹ thuật:
+ Cấp cứu viên thứ nhất dùng gạc ép trực tiếp lên vết thương để cầm máu
tạm thời.
+ Cấp cứu viên thứ hai dùng khăn hay vải bao che chở vùng da nơi chuẩn bị
làm garrot.
+ Buộc dây vải lên phần che chở da, buộc rộng hơn chu vi chi khoảng 3
khốt ngón tay.
+ Đặt con chèn vào vị trí đường đi của động mạch tổn thương.
+ Đặt que vào dây vải, xoắn que cho dây chặt dần.
+ Kiểm tra xem mất mạch phía dưới vết thương hoặc vết thương khơng cịn
chảy máu nữa thì khơng xoắn nữa.
+ Dùng dây buộc giữ que theo trục của chi.
+ Xử trí vết thương, băng vết thương.
+ Viết phiếu garrot.
5
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
+ Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi tình trạng nan nhân ổn định.
+ Theo dõi sát tình trạng nạn nhân trong khi di chuyển.
4.3.2.2. Garrot bằng dây băng cuộn
- Dụng cụ:
+ Băng cuộn rộng bản.
+ Que chắc ( đũa,...)
+ Dây cột cố định que.
+ Gạc ( khăn sạch..) che chở vết thương.
+ Băng cô định ( băng cuộn, dây vải..).
+ Phiếu garrot.
- Kỹ thuật :
+ Cấp cứu viên thứ nhất dùng gạc ép trực tiếp lên vết thương để cầm máu
tạm thời.
+ Cấp cứu viên thứ hai dùng khăn hay vải bao che chở vùng da nơi chuẩn bị
làm garrot.
+ Dùng băng cuộn quấn vài vòng che chở vùng da nơi chuẩn bị làm garrot.
+ Quấn thêm vài vòng băng cao lên phần che chở da rộng hơn chu vi chi
khoảng 3 khốt ngón tay.
+ Dùng phần băng cuộn cịn lại làm con chèn vào vị trí động mạch tổn
thương.
+ Đặt que vào những vòng băng, xoắn que cho dây chặt dần.
+ Kiểm tra xem mất mạch phía dưới vết thương hoặc vết thương khơng cịn
chảy máu nữa thì không xoắn nữa.
+ Dùng dây buộc giữ que theo trục của chi.
+ Xử trí vết thương, băng vết thương.
+ Viết phiếu garrot.
+ Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi tình trạng nan nhân ổn định.
+ Theo dõi sát tình trạng nạn nhân trong khi di chuyển.
6
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
PHIẾU GARROT
(Cấp cứu số 1)
Họ tên nạn nhân: ...…………………………Tuổi…………
Vị trí tổn thương: ...…………………………………………
Ngay giờ đặt garrot: ...………………………………………
Tên cấp cứu viên: ...…………………………………………
Thời gian nới garrot:
Lần 1: …………….. Cấp cứu viên: …………...
Lần 2: …………….. Cấp cứu viên: ……………
Lần 3: …………….. Cấp cứu viên: ……………
-------- Hết -------TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cấp cứu ban đầu – Nxb Hà Nội (2007).
2. Điều dưỡng cơ bản, Bộ y tế - Vụ khoa học đào tạo, NXB y học Hà Nội (2006)
3. Điều dưỡng cơ bản – Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (2014).
4. GS. Vũ Văn Đính (2005), Xử trí cấp cứu nội khoa, NXB y học.
5. Truy cập website .
Câu hỏi tự lượng giá:
Câu 1: Bề rộng của băng esmarch dùng làm garrot cho nạn nhân bị đứt động mạch
chi trên:
A. 2 - 4cm.
B. 3 - 5cm.
C. 4 - 6cm.
D. 5 - 7cm.
Câu 2: Thời gian mỗi lần nới garrot là:
A. Từ 30giây – 1phút.
7
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
B. Từ 1 – 2 phút.
C.Từ 2 – 3 phút.
D.Từ 3 – 4 phút.
Câu 3: Nạn nhân bị mất nhiều máu giai đoạn đầu sẽ có biểu hiện:
A. Huyết áp tụt.
B. Mạch nhanh.
C. Thở nhanh, nông.
D. Huyết áp tăng nhẹ.
Câu 4: Đặt garrot khi có đứt động mạch cảnh.
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Nạn nhân bị đứt động mạch cẳng tay cần làm garrot ngay vị trí khuỷu.
A. Đúng
B. Sai
8
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
BẢNG KIỂM: ÉP TRỰC TIẾP VẾT THƯƠNG
NỘI DUNG
STT
Có
* DỤNG CỤ:
- Gạc sạch ( khăn sạch, vải sạch...).
- Nước sạch (nước muối 0,9%, xà phòng…).
- Băng cuộn( băng cà vạt, dây vải, băng keo…).
* KỸ THUẬT:
1
Dùng nước rửa sạch vết thương.
2
Dùng gạc hoặc vải sạch che chở vết thương.
3
Ép lên vết thương, giữ yên 3- 5 phút để máu ngưng chảy.
4
Kiểm tra sự chảy máu nơi vết thương.
5
Băng nén lại.
6
Viết phiếu chuyển thương, chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần
nhất ( nếu cần).
9
Không
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
BẢNG KIỂM: ẤN MỘT ĐIỂM TRÊN
ĐƯỜNG ĐI CỦA ĐỘNG MẠCH
NỘI DUNG
STT
1
Đắp gạc lên vết thương, tùy từng trường hợp mà có cách cầm
máu khác nhau.
* ĐỨT ĐỘNG MẠCH CẢNH:
2
Dùng ngón cái ần qua miếng gạc vào động mạch bị tổn thương.
3
Các ngón cịn lại bám chặt vào gáy.
* ĐỨT ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐỊN:
2
Dùng ngón cái ấn qua miếng gạc vào vị trí động mạch bị tổn
thương ( hố dưới địn).
3
Các ngón cịn lại bám chặt vào bả vai.
* ĐỨT ĐỘNG MẠCH CÁNH TAY TRÊN CAO:
2
Dùng hai ngón cái ần chặt vào hỏm nách.
3
Các ngón còn lại bám chặt vào bả vai.
* ĐỨT ĐỘNG MẠCH BẸN:
2
Đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng.
3
Tay nắm lại thành nắm đấm ấn chặt vào nếp bẹn bằng sức nặng
cả thân mình.
4
Vừa ấn vừa chuyển nạn nhân đi.
5
Viết phiếu chuyển thương, chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần
nhất.
10
Có
Khơng
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
BẢNG KIỂM: GẬP CHI TỐI ĐA
NỘI DUNG
STT
1
Rửa sạch và đắp gạc băng vết thương lại.
2
Đặt vật chèn vào nếp khớp.
3
Gấp khớp tối đa, cột dây cố định.
* GẤP CHI TRÊN.
Gấp cẳng tay vào cánh tay, cột dây có định cẳng tay vào cánh
tay.
Gấp cánh tay vào thân cột dây cố định cánh tay vào thân.
* GẤP CHI DƯỚI.
Gấp cẳng chân vào đùi, cột dây cố định cẳng chân với đùi.
Gập đùi vào thân, cột dây cố định đùi vào thân mình.
4
Vừa gấp vừa chuyển nạn nhân đi.
5
Viết phiếu chuyển thương, chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần
nhất.
11
Có
Khơng
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
BẢNG KIỂM: GARROT BẰNG DÂY CAO SU
NỘI DUNG
STT
Có
DỤNG CỤ:
-
Dây cao su rộng bản.
-
Kềm Kocher.
-
Khăn hoặc vải che chở da.
-
Dây cột cố định kềm.
-
Gạc ( khăn sạch..) che chở vết thương.
-
Băng cố định ( băng cuộn, dây vải..).
-
Phiếu garrot.
KỸ THUẬT:
❖ Cấp cứu viên thứ nhất :
1
Dùng gạc ép lên vết thương để cầm máu tạm thời.
❖ Cấp cứu viên thứ hai.
2
Dùng khăn hay vải bao che chở vùng da nơi chuẩn bị làm garrot
3
Đặt một dầu dây cao su chừa làm mối lên phần che chở da.
4
Quấn dây cao su 3- 4 vòng lần lượt chặt dần.
5
Kiểm tra mất mạch phía dưới vết thương hoặc vết thương khơng cịn
chảy máu nữa.
6
Dùng kềm kẹp giữa hai đầu dây cao su.
7
Buộc giữ dây cao su bằng kềm theo trục của chi.
8
Băng vết thương.
9
Lập phiếu garrot.
10
Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi tình trạng nan nhân ổn
định.
11
Theo dõi sát tình trạng nạn nhân trong khi di chuyển.
12
Không
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
BẢNG KIỂM: GARROT BẰNG DÂY VẢI
STT
NỘI DUNG
Có
DỤNG CỤ:
-
Dây vải rộng bản (băng cà vạt, tam giác).
-
Que chắc ( đũa,...)
-
Con chèn ( cục pin, lọ thuốc, cục gỗ,…)
-
Khăn hoặc vải che chở da.
-
Dây cột cố định que.
-
Gạc ( khăn sạch..) che chở vết thương.
-
Băng cô định ( băng cuộn, dây vải..).
-
Phiếu garrot.
KỸ THUẬT:
❖ Cấp cứu viên thứ nhất :
1
Dùng gạc ép lên vết thương để cầm máu tạm thời.
❖ Cấp cứu viên thứ hai.
2
Dùng khăn hay vải bao che chở vùng da nơi chuẩn bị làm garrot
3
Buộc dây vải lên phần che chở da rộng hơn chu vi chi 3 khốt ngón
tay.
4
Đặt con chèn vào vị trí động mạch tổn thương.
5
Đặt que vào dây vải, xoắn que cho dây chặt dần.
6
Kiểm tra mất mạch phía dưới vết thương hoặc vết thương khơng cịn
chảy máu nữa.
7
Buộc giữ que theo trục của chi.
8
Băng vết thương.
9
Lập phiếu garrot.
10
Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi tình trạng nan nhân ổn
định.
11
Theo dõi sát tình trạng nạn nhân trong khi di chuyển.
13
Không
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
BẢNG KIỂM: GARROT BẰNG BĂNG CUỘN
STT
NỘI DUNG
Có
DỤNG CỤ:
-
Băng cuộn rộng bản.
-
Que chắc ( đũa,...)
-
Dây cột cố định que.
-
Gạc ( khăn sạch..) che chở vết thương.
-
Băng cô định ( băng cuộn, dây vải..).
-
Phiếu garrot.
KỸ THUẬT:
❖ Cấp cứu viên thứ nhất :
1
Dùng gạc ép lên vết thương để cầm máu tạm thời.
❖ Cấp cứu viên thứ hai.
2
Dùng băng cuộn quấn vài vòng che chở vùng da nơi chuẩn bị làm
garrot
3
Quấn thêm vài vòng băng lên phần che chở da rộng hơn chu vi chi 3
khốt ngón tay.
4
Dùng phần băng cuộn còn lại làm con chèn vào vị trí động mạch tổn
thương.
5
Đặt que vào những vịng băng, xoắn que cho dây chặt dần.
6
Kiểm tra mất mạch phía dưới vết thương hoặc vết thương khơng cịn
chảy máu nữa.
7
Buộc giữ que theo trục của chi.
8
Băng vết thương.
9
Lập phiếu garrot.
10
Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi tình trạng nan nhân ổn
định.
11
Theo dõi sát tình trạng nạn nhân trong khi di chuyển.
14
Không
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
CẤP CỨU GÃY XƯƠNG
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được nguyên nhân, phân loại, triệu chứng của nạn nhân gãy xương.
2. Kể các loại gãy xương thường gặp.
3. Nêu các biến chứng của gãy xương.
4. Nêu nguyên tắc chung cố định tạm thời xương gãy.
5. Trình bày và áp dụng được các kỹ thuật sơ cứu các loại gãy xương.
1. Đại cương
- Gãy xương là tình trạng mất tính liên tục của xương., nó có thể biểu hiện từ một
vết rạn cho đến sự gãy hoàn toàn của xương.
- Gãy xương sẽ gây nên nhiều tai biến cho nạn nhân nếu chúng ta không sơ cứu kịp
thời. Có thể gây tổn thương các tổ chức xung quanh, tổn thương mạch máu, dây
thần kinh và gãy kính thành gãy hở.
- Nếu nạn nhân có gãy xương chúng ta phải sơ cứu ngay bằng hình thức bất động
xương gãy trước khi chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế.
2. Nguyên nhân của gãy xương
2.1. Do chấn thương
Gãy xương thường là do tác động của một lực vào xương. Lực này có thể bắt
đầu từ bên ngoài cơ thể là trực tiếp hoặc lực gián tiếp.
- Gãy xương trực tiếp: do lực tác động trực tiếp vào xương.
Ví dụ: Bánh xe ơ tơ, bánh xe gắn máy, bánh xe bò… đè trực tiếp lên chi, khúc gỗ
đánh trực tiếp vào xương cẳng tay…
- Gãy xương gián tiếp: là chỗ xương gãy ở xa nơi bị lực trực tiếp tác động lên.
Ví dụ: Té ngã từ trên cao xuống theo tư thế đứng nhưng lại gãy cột sống hay gãy
xương đùi, té ngã nạn nhân chống bàn tay xuống đất nhưng gãy lồi cầu xương cánh
tay…
2.2. Do xương bị bệnh
- Bướu phá mất xương.
- Xương bị giòn do bị già yếu hoặc có dùng thuốc corticoide.
- Xương bị nhiễm khuẫn.
- Do xương mệt (thường gặp gãy khi tập luyện như nhảy trên cao xuống).
3. Phân loại gãy xương
3.1. Về mặt giải phẩu bệnh
3.1.1. Gãy xương kín: là loại gãy xương mà tổ chức da xung quanh ổ gãy không bị
tổn thương. Đầu xương gãy không thông ra ngoài.
15
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
3.2. Gãy xương hở: là loại gãy xương có tổn thương da nơi gãy hoặc đầu xương
gãy thịi ra ngồi. Gãy hở nguy hiễm vì chảy máu nhiều, dễ nhiễm trùng.
3.2. Về mặt hình thức
Dù gãy kín hay gãy hở đều có nhiều hình thức khác nhau tùy theo cơ chế gãy
và vị trí nơi bị tổn thương, dựa vào phim X- quang có thể thấy gãy xương với các
hình thức: gãy ngang, xéo, xoắn ốc, cành cây, gãy vụn…
4. Triệu chứng gãy xương
4.1. Triệu chứng lâm sàng
4.1.1. Triệu chứng không chắc chắn
- Đau: đau ngay khi chấn thương, tăng lên khi cử động.
- Sưng nề, bầm tím: xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc sau vài giờ.
- Giảm hoặc mất cử động cơ năng (gãy xương cẳng tay nạn nhân không cầm nâng
các vật được).
4.1.2. Triệu chứng chắc chắn
- Biến dạng trục của chi bị tổn thương:
+ Trục của xương gãy bị lệch vẹo.
+ Chi khơng thẳng, bị gấp góc.
+ Hai chi khơng bằng nhau (chi bị gãy ngắn lại so với bên lành ).
- Cử động bất thường do chổ gãy tạo ra: Khi thăm khám, giữ tay vào đoạn trên chổ
nghi là gãy cịn một tay lắc nhẹ đoạn dưới thì đoạn trên không thấy chuyển động
theo.
- Nắn vào xương nghe tiếng lạo xạo: Do cọ sát của hai đầu xương gãy.
4.2. Triệu chứng X quang
Chụp phim X - quang để xác định hình thức của xương gãy.
5. Biến chứng
5.1. Biến chứng tồn thân
- Chống chấn thương: do chảy máu nhiều, do đau đớn dữ dội.
- Hội chứng tắc mạch do mỡ: mỡ của xương gãy chảy vào mạch máu gây thuyên tắc
tại phổi.
5.2. Biến chứng tại chỗ
- Mạch máu thần kinh bị chèn ép, tổn thương.
- Nhiễm trùng: dễ đưa đến viêm xương.
- Chèn ép khoang.
6. Mục đích và nguyên tắc cố định gãy xương
6.1. Mục đích
- Tránh sự di lệch hai đầu xương gãy.
- Làm giảm đau cho nạn nhân.
- Phòng và chống sốc cho nạn nhân.
- Giảm bớt nguy cơ gây them các tổn thương mạch máu, thần kinh, cơ, da xung
quanh ổ gãy.
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết thương trong trường hợp gãy hở.
6.2. Chăm sóc cấp cứu gãy xương
- Giữ thông đường thở.
- Cầm máu trước (nếu có).
16
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
- Phòng chống sốc.
- Cố định tạm thời xương gãy.
- Nâng cao phần bị tổn thương sau khi bất động (nếu được).
- Chăm sóc vết thương nếu có.
- Thường xun theo dõi tuần hồn chi gãy so với chi lành.
- Phòng ngừa uốn án (gãy hở) bằng tiêm chủng hoặc rửa vết thương với oxy già.
- Chuyển tuyến trên, theo dõi trong quá trình vận chuyển.
6.3. Nguyên tắc cố định xương gãy
- Chọn nẹp đúng qui cách:
+ Đủ dài để bất động trên ổ gãy một khớp, dưới ổ gãy một khớp.
+ Đủ rộng.
+ Đủ chắc để nâng đỡ chi gãy.
- Bất động chi theo tư thế thuận lợi đơn giản.
- Gãy hở, gãy nội khớp phải bất động theo tư thế gãy không kéo nắn, sau khi cố
định băng vết thương (gãy hở).
- Gãy kín phải nhẹ nhàng cẩn thận khi tiến hành cố định. Phải có người phụ kéo chi
liên tục cho tới khi cố định xong.
- Không nên cởi quần áo bệnh nhân. Nếu cần phải bộc lộ vết thương thì cắt quần áo
theo đường chỉ. Nếu phải cởi thì cởi bên lành trước.
- Không đặt nẹp trực tiếp sát vào da nạn nhân, các chổ mấu lồi của đầu xương phải
lót bơng rồi mời đặt nẹp.
- Cần nâng đỡ trọn khối.
- Không băng trực tiếp lên ổ gãy, không băng trực tiếp lên da.
- Cần băng ở phía trên và phía dưới ổ gãy trước.
- Băng vừa đủ chắc để tránh sự di động nhưng không băng chặt quá gây cản trở tuần
hoàn.
- Thắt nút ở cạnh trên ngoài của nẹp, hoặc bên lành nếu bất động vào chi lành.
- Khơng thăm dị ổ gãy, khơng nhét phần xương thịi ra ngoài vào trong.
7. Kỹ thuật sơ cứu các loại gãy xương
7.1. Dụng cụ
7.1.1. Nẹp để cố định
7.1.1.1. Nẹp Cramer
Nẹp làm bằng thép, có hai sợi dọc và nhiều đoạn thép ngang nối với nhau như bậc
thang, nẹp có thể uốn cong theo các vị trí cần thiết. Thường dùng để cố định gãy
xương cánh tay, cẳng tay, cẳng chân.
7.1.1.2. Nẹp cao su
Nẹp làm bằng cao su hai lớp có van để bơm hơi.
- Chi dưới dai 80cm-1m.
- Chi trên dài 40- 50cm.
- Khi dùng luồn nẹp vào chi gãy rồi bơm hơi lên.
7.1.1.3. Nẹp gỗ
- Dùng thanh gỗ bào nhẵn.
- Kích thước:
+ Chi trên dài 40- 50cm.
17
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
. Rộng 5-6cm.
. Dày 0,3cm.
+ Chi dưới: dài 80- 130 cm.
. Rộng 8-10 cm.
. Dày 0,8 cm.
7.1.1.4. Nẹp tùy ứng: có thể dùng tre, bương, gỗ hoặc các vật liệu có sẵn.
7.1.2. Bơng
- Dùng bơng để lót đầu nẹp hoặc chỗ lồi của đầu xương, tốt nhất là dùng bông mỡ
(không thấm nước).
- Nếu khơng có, có thể dùng bơng thấm nước, vải hoặc giấy mềm.
7.1.3. Băng
- Dùng để buộc cố định nẹp, băng rộng bản dài ngắn tùy theo vị trí tổn thương.
Băng phải đảm bảo chắc để khi cố định không bị đứt.
- Nếu khơng có băng có thể dùng các loại dây vải để buộc.
+ Chi trên dùng 2 - 3 dây.
+ Cẳng chân dùng 3 - 5 dây.
+ Đùi dùng 6 - 7 dây.
7.2. Kỹ thuật
7.2.1. Gãy xương hở không thòi đầu xương
- Băng ép vết thương lại để cầm máu
- Dùng 2 nẹp cố định theo tư thế gãy (khơng kéo nắn)
- Xử trí xong nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện
- Trong q trình xử trí và vận chuyển nạn nhân chú ý theo dõi và phòng chóng sốc.
7.2.2. Gãy xương hở có thịi đầu xương
- Cầm máu bằng cách băng ép mép vết thương vào đầu xương.
- Đặt một miếng gạc hoặc một miếng vải sạch lên đầu xương chồi ra để che chở đầu
xương.
- Đặt một vành khăn hình bán nguyệt bằng vải hoặc bằng bơng lên
- Dùng băng, băng cố định vành khăn hình bán nguyệt lại, băng nhẹ nhàng sao cho
vành khăn không ép chặt vào đầu xương
- Dùng nẹp cố định chi theo tư thế gãy (không kéo nắn).
- Nâng phần bị tổn thương lên cao sau khi cố định.
- Chuyển viện ngay.
- Ln theo dõi tình trạng bệnh nhân trong q trình vận chuyển.
7.2.3. Bể xương sọ
* Dấu hiệu và triệu chứng
Sau chấn thương ta quan sát nạn nhân thấy các dấu hiệu:
- Một vùng của vòm sọ lõm xuống (do ngã, hoặc bị gậy đập …)
- Mất đi một mảng xương sọ (do chém)
- Máu và dịch não tủy chảy qua lỗ tai và lỗ mũi (vỡ nền sọ)
- Có thể có tụ máu hố mắt, sau đó tím lại (dấu hiệu gọng kính)
- Đồng tử hai bên khơng đều nhau
- Rối loạn hoặc mất ý thức
* Cấp cứu
18
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn
- Đặt nạn nhân nằm đầu cao, đầu nghiên bên tổn thương để dịch tiết thoát ra dễ.
- Băng vết thương nếu có rách da gây chảy máu
- Nếu não phồi ra ngoài họp sọ. Ta dùng bát ăn cơm, gáo dừa sạch hoặc làm một
vành khăn bằng vải hay bằng bông úp khoanh vào chỗ não phịi.
- Dùng băng cố định lại
- Khơng dùng thuốc bôi hoặc dùng băng đễ ép trực tiếp lên não
- Nếu có máu, dịch não tủy chãy ra qua lỗ tai thì đặt nạn nhân nằm nghiêng về bên
đó.
- Đặt vào tai chảy máu một miếng gạc hoặc vải sạch
- Dùng băng cuộn băng lại, không dùng bông nút lỗ tai
- Xử trí xong nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện
- Trong q trình xử trí và vận chuyển nạn nhân phải chú ý theo dõi mạch, mhiệt
độ, huyết áp, nhịp thở.
- Phịng và chóng sốc.
- Chuyển viện sớm.
7.2.4. Gãy xương hàm dưới
Xương hàm dưới là xương vùng mặt, xương có phần ngang và 2 ngành lên, xương
di động khi phát âm và khi ăn. Khi xương bị gãy ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của
nạn nhân
* Dấu hiệu
Sau khi chấn thương xãy ra ta thấy nạn nhân:
- Dùng 2 tay đỡ lấy hàm.
- Đau ở vị trí gãy, nạn nhân ăn, nói rất khó khăn
- Xưng nề làm mặt nạn nhân thay đổi.
*Cấp cứu
- Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi ở tư thế thích hợp
- Dùng băng cuộn hoặc băng tam giác đặt dưới hàm nạn nhân.
- Kéo vạt băng vạt ngắn vạt dài
- Vạt băng dài kéo qua đầu vòng sang thái dương đối diện, bắt chéo hai vạt băng tại
đó
- Quấn hai đầu băng ngược chiều nhau quanh trán và sau gáy
- Buộc nút ở thái dương đối diện hay ở trán
- Xử trí xong nhanh chòng chuyển nạn nhân đến bệnh viện
7.2.5. Gãy xương ức, xương sườn
Gãy xương ức – xương sườn thường là do lực trực tiếp (nạn nhân ngã từ trên cao
đập ngực xuống, tai nạn xe cộ, nạn nhân là người cầm lái bị tay lái đập mạnh vào
ngực...). Khi gãy rời xương ức hoặc gãy nhiều xương sườn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới
chức năng hô hấp của nạn nhân, có thể gây ngạt thở, hơ hấp đảo ngược, cần phải xử
trí cấp cứu.
* Dấu hiệu
Sau khi tai nạn xãy ra ta thấy nạn nhân:
- Đau nhói ở điểm gãy, đau tăng lên khi thở, ho hoặc khi cử động
19
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
- Nếu gãy nhiều xương sườn (từ 3 xương sườn trở lên) và gãy 2 nơi trên một xương
sườn sẽ tạo nên mảng sườn di động, sẽ gây đảo ngược nhịp thở.
- Tức ngực, khó thở: đây là dấu hiệu quan trọng nhất.
* Xử trí
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn
- Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thuận lợi
- Cởi ngay các cúc áo bộc lộ vùng ngực
- Quan sát và đánh giá mức độ tổn thương
- Nếu có chảy máu ta băng để cầm máu.
- Dùng ba khăn cà vạt hoặc dùng băng dính to bản băng từ cột sống qua nơi xương
gãy đến xương ức (nếu gãy nhiều xương sườn)
- Nằm nghiên bên tổn thương.
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện
- Trong quá trình xử trí và vận chuyển nạn nhân phải theo dõi sát các dấu hiệu hô
hấp.
7.2.6. Tổn thương ngay khớp
- Đặt nẹp bên dưới khớp tổn thương ( duỗi thẳng tay nếu ở khuỷu).
- Dùng dây cố định trên và dưới khớp.
7.2.7. Gãy xương cột sống
Gãy cột sống luôn luôn được xếp là một chấn thương nặng nề nghiên trọng và
chiếm tỷ lệ 3 – 4% tổng số các loại gãy xương, gãy cột sống rất phức tạp về triệu
chứng cũng như điều trị. Có những phần chung cho cả cột sống dù là gãy ở đoạn
nào. Nhưng lại có phần riêng cho từng loại gãy, từng đoạn gãy, có liệt tủy hay
không liệt tủy.
* Dấu hiệu
Sau khi chấn thương xảy ra ta thấy nạn nhân:
- Đau nhói ở vị trí của điểm gãy, cũng có khi đau ít.
- Giảm cơ năng (hạn chế các động tác cúi, ưỡn, ngửa, nghiêng cột sống sang hai
bên. Đó là trường hợp gãy cột sống khơng liệt tủy).
- Nạn nhân liệt cả bốn chi, đó là bị gãy cột sống có liệt tủy từ đốt sống cổ 5 trở lên.
- Nạn nhân liệt hai chi dưới, đó là bị gãy cột sống có liệt tủy các đốt sống lưng hoặc
lưng- thắt lưng.
- Nạn nhân có thể mất phản xạ tự động, phản xạ gân và mất cảm giác.
- Biến dạng cột sống:
+ Sờ thấy giữa hai mỏm gay có khoảng rộng ( tốc rộng ).
+ Nhìn thấy mỏm gai hơi gồ hoặc gồ hẳn ra sau.
* Xử trí nạn nhân gãy xương đốt sống cổ
- Nhanh chồng và nhẹ nhàng đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên ván cứng.
- Đỡ đầu nạn nhân thật vững không để đầu nghiêng sang hai bên hoặc gập cổ.
- Dùng 8 cuộn băng to bản để cố định nạn nhân vào ván cứng:
+ Một dây ở trán.
+ Một dây qua hàm.
+ Một dây qua ngực.
20
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
+ Một dây qua hông.
+ Một dây qua đùi.
+ Một dây qua khớp gối.
+ Một dây qua cẳng chân.
+ Một dây băng số 8 hai bàn chân.
- Dùng gối mềm chèn hai bên cổ cho nạn nhân.
- Xử trí xong nhanh chống chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
* Xử trí nạn nhân gãy xương cột sống lưng
- Nhanh chống chuyển nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên ván cứng.
- Kiểm tra xem nạn nhân có những tổn thương khác phối hợp không như gãy các
xương khác hoặc vỡ các phủ tạng...
- Một người giữ đầu nạn nhân không để đầu nghiêng sang hai bên.
- Một người đỡ hai chân, sao cho bàn chân đứng và vuông gốc với cẳng chân.
- Dùng năm cuộn băng to bản để băng cố định nạn nhân vào ván hay cố định hai chi
vào nhau ở các vị trí (hơng, đùi, đầu gối, cẳng chân, hai bàn chân).
- Dùng gối mềm hoặc chăn chiên chèn hai bên người nạn nhân.
- Xử trí xong nhanh chống chuyển nạn nhân tới bệnh viện, đề phòng và chống sốc
cho nạn nhân.
* Vận chuyển nạn nhân bị gãy xương cột sống
Nếu di động mạnh, bất động không tốt trong khi chuyên chở sẽ gây thêm di lệch
xương, có thể gây thêm thương tổn ở phầm mềm, ở mạch, thần kinh. Đặc biệt khi
gãy đốt sống cổ, nhất là ở đoạn cao nếu chun chở khơng tốt có thể gây tử vong
ngay vì kích thích hành não.
Vậy khi vận chuyển ta đặt nạn nhân nằm ngửa trên ván cứng, chõng tre, phản..chèn
áo, vải hai bên hông, buộc dây cố định chậu hơng, ngực hoặc đầu.
- Nếu khơng có ván cứng mà ta buộc phải dùng võng, chúng ta phải đặt nạn nhân
nằm sấp và di chuyển chậm.
7.2.8. Gãy xương đòn
Gãy xương đòn thường xãy ra khi nạn nhân ngã sắp đập xương vào vật rắn như hòn
đá, cạnh bàn hoặc có thể do đấm hoặc đánh trực tiếp vào làm xương gãy
* Dấu hiệu
Sau khi tai nạn xãy ra ta thấy nạn nhân:
- Đau tại điểm gãy. Đau tăng khi bệnh nhân vận động
- Nạn nhân dùng tay bên lành để đở khuỷu tay bên phía xương tổn thương và đầu
nghiêng về phía xương bị tổn thương
- Nhìn phía xương bị tổn thương thấy sưng nề hoặc biến dạng
* Xử trí
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn
- Đặt nạn nhân nằm hay ngồi theo tư thế thuận lợi
* Phương pháp xử trí bằng cách băng số 8
- Dùng băng to bản, tốt nhất là băng chun
- Băng kiểu băng số 8 để kéo vai ra phía sau:
* Xử trí bằng dùng nẹp chữ T
21
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
- Nạn nhân ưỡn ngực về phía trước, hai vai kéo về phía sau
- Chèn bông vào 2 hõm nách và bả vai
- Đặt nẹp chữ T sau vai. Nhánh dọc đặt dọc cột sống nhánh ngang đặt vào vai
- Quấn băng vòng tròn từ nách qua vai buộc nút ở bả vai (buộc 2 vai)
- Quấn băng vòng qua thắt lưng buộc ở vị trí thích hợp
- Xử trí xong nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện.
7.2.9. Gãy xương cánh tay
Gãy xương cánh tay thường xãy ra khi nạn nhân ngã chống tay hoặc do gậy đập
vào... có thể gãy kín xong cũng có trường hợp gãy hở
* Dấu hiệu
Sau tai nạn xãy ra ta thấy chi nạn nhân:
- Đau tại điểm gãy, đau tăng khi vận động
- Mất khả năng gấp, duỗi hoặc dạng khép
- Nếu gãy xương hở ta thấy đầu xương gãy lịi ra ngồi chỗ da rách
- Máu chảy ra vết thương
- Nạn nhân tay lành đỡ tay đau
* Xử trí
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn
- Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi theo tư thế thuận lợi
- Bộc lộ chi bị tổn thương
- Quan sát và đánh giá tình trạng chi bị tổn thương
a. Gãy xương hở
* Đầu xương gãy lịi ra ngồi vết thương
- Băng ép mép vết thương vào đầu xương để cầm máu
- Đặt một miếng gạc hoặc một miếng vải sạch lên đầu xương chồi ra
- Đặt một vành khăn hình bán nguyệt bằng vải hoặc bằng bơng lên
- Dùng băng, băng cố định vành khăn hình bán nguyệt lại, băng nhẹ nhàng sao cho
vành khăn không ép chặt vào đầu xương
- Dùng nẹp cố định chi theo tư thế gãy (không kéo nắn)
* Đầu xương gảy không ra ngoài mặt da
- Băng ép vết thương lại để cầm máu
- Dùng 2 nẹp cố định theo tư thế gãy (khơng kéo nắn)
- Xử trí xong nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện
- Trong q trình xử trí và vận chuyển nạn nhân chú ý theo dõi và phòng chóng sốc
b. Gãy xương kín
* Dùng nẹp để bất động
- Cẳng tay gấp vng góc với cánh tay
- Đặt 2 nẹp gỗ hoặc nẹp tre ở mặt trong và mặt ngồi cánh tay
- Lót bơng vào 2 đầu của nẹp sát với đầu xương
- Dùng băng cuộn hoặc dây vải buộc 2 bên ổ gãy để cố định nẹp
- Treo cẳng tay lên cổ sao cho đúng gốc độ và bệnh nhân thoải mái, chuyển nạn
nhân đến bệnh viện.
7.2.10. Gãy xương cẳng tay
22
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
Gãy xương cẳng tay gặp cả ở người lớn và trẻ em, thường do ngã chống tay hoặc có
vật khác đập vào. Xương cẳng tay có thể gãy kín, song cũng có trường hợp gãy hở.
Có thể gãy 1 xương hoặc cả 2 xương
* Dấu hiệu
Sau khi tai nạn xãy ra ta thấy :
- Đau tại điểm gãy – đau tăng khi vận động
- Mất khả năng gấp, duỗi, hoặc sấp, ngữa cẳng tay
- Nếu gãy xương hở ta thấy đầu xương gãy làm rách da lịi ra ngồi
- Máu chảy ra theo vết thương
- Nạn nhân tay lành đở tay đau
* Xử trí
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi tai nạn.
- Đặt bệnh nhân nằm hoặc ngồi theo tư thế thuận lợi
- Bộc lộ chi bị tổn thương, quan sát và đánh giá tình trạng chi
* Bất động bằng nẹp
- Nạn nhân gấp cẳng tay vuông gốc với cánh tay
- Đặt 1 nẹp từ khớp khuỷu đến lòng bàn tay, 1 nẹp từ mỏm khuỷu đến mu tay.
- Chêm độn bông vào đầu các nẹp.
- Dùng dây vải để cố định 2 nẹp lại đảm bảo đủ chắc.
- Dùng khăn tam giác hoặc băng treo tay nạn nhân lên cổ.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện.
7.2.11. Vở xương chậu
Vở xương chậu thường là do một chấn thương trực tiếp: xe cán, ngã từ trên cao
xuống... có thể vở 1 xương hoặc 2 xương. Là một chấn thương nặng và phức tạp do
tổn thương thêm các tạng nằm trong chậu hông
* Dấu hiệu
- Sau khi tai nạn xãy ra nạn nhân có biểu hiện:
- Đau ở vùng khớp háng và bẹn. Đau tăng lên khi vận động
- Nạn nhân mất khả năng đi lại
- Nạn nhân có thể đi tiểu ra máu, hoặc bí tiểu nếu có tổn thương niệu đạo, bàng
quang
- Tổn thương nặng nạn nhân có thể bị sốc
* Xử trí
- Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn
- Đặt nạn nhân ở tư thế thuận lợi
- Cởi quần, bộc lộ vùng tổn thương
- Quan sát và đánh giá mức tổn thương
- Dùng băng to bản hay mảnh vải luồn xuống dưới mông
- Cầm hai đầu của mảnh vải buộc giữ khung chậu lại
- Cố định 2 đùi, 2 cẳng chân vào nhau
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện
- Trong q trình xử trí và vận chuyển nạn nhân phải chú ý theo dõi phòng chống
sốc cho nạn nhân
7.2.12. Gãy xương đùi
23
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
Xương đùi là xương dài nhất cơ thể. Nằm trong khu có nhiều cơ, mạch máu, thần
kinh lớn. Mọi tai nạn do gãy xương đùi đều phải được coi là tai nạn nặng nề,
nghiêm trọng. Nếu khơng xử trí kịp thời và đúng kỷ thuật nạn nhân sẽ bị chết do
sốc. Gãy xương đùi gặp ở mọi lứa tuổi, song người già và trẻ em tỷ lệ cao hơn
Gãy xương đùi thường xãy ra do ngã, do tai nạn giao thông, và bom đạn trong chiến
tranh..., vì vậy có thể gãy kín hoặc gãy hở
* Dấu hiệu
Sau khi tai nạn xảy ra ta thấy
- Nạn nhân dễ bị sốc do đau và chảy máu.
- Nhìn thấy sự biến dạng của chi, bàn chân và cẳng chân xoay ra ngồi
- Đùi sưng to.
* Xử trí
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi nơi bị nạn
- Chống sốc cho nạn nhân
- Bộc lộ vùng bị thương
- Quan sát đánh giá, xác định vị trí tổn thương
- Băng cầm máu cho nạn nhân nếu là gãy xương hở
* Trường hợp khơng có nẹp
- Dùng 5 cuộn băng to bản hoặc 5 mảnh vải
- Cố định 2 chân vào nhau (các vị trí cố định như sau)
+ Trên chỗ gãy 1 nút
+ Dưới chỗ gãy 1 nút
+ Hai đầu gối 1 nút
+ Hai cẳng chân 1 nút
+ Hai bàn chân 1 nút
* Cố định gãy xương đùi bằng nẹp gỗ
Cần có 2 người.
- Người thứ nhất
+ Một tay đỡ gót chân nạn nhân và kéo theo trục của chi hơi lệch ra ngồi
một góc khoảng 15 độ.
+ Một tay nắm bàn chân nạn nhân hơi đẫy ngược về phía đùi sao cho bàn
chân vng gốc với cẳng chân.
+ Mắt luôn quan sát sắc mặt nạn nhân
- Người thứ hai đặt 3 nẹp:
+ Đặt một nẹp ở mặt sau đùi từ thắt lưng đến quá gót chân
+ Đặt một nẹp ngồi từ hõm nách đến q gót
+ Đặt một nẹp trong từ bẹn đến q gót
- Độn bơng, vải mềm hoặc giấy mềm vào đầu nẹp, đầu chi cả phía trong và ngồi
- Luồn dây cố định gồm 6 dây vải và 1 cuộn băng, băng số 8 ở cổ - bàn chân.
+ 1 dây trên ổ gãy.
+ 1 dây dưới ổ gãy
+ 1 dây ngang ngực
+ 1 dây ngang 2 mào chậu
+ 1 dây dưới khớp gối
24
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khoa Điều dưỡng
ĐDCB-2
+ 1 dây 1/2 giữa cẳng chân.
+ 1 dây băng số 8 để giữ bàn chân vng góc với cẳng chân
- Sau khi cố định xong nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện
- Trong q trình xử trí và vận chuyển nạn nhân chù ý theo dõi và đề phòng sốc
7.2.13. Gãy xương cẳng chân
Cẳng chân có 2 xương : xương chày và xương mác. Có thể gãy một trong 2 xương
hoặc gãy cả 2 xương. Có thể gãy kín hoặc gãy hở. Song nếu gãy một xương thì gãy
xương chày diễn biến và xử trí phức tạp hơn gãy xương mác
* Dấu hiệu
Sau tai nạn xãy ra ta thấy nạn nhân :
- Chi ngắn hơn so với bên lành
- Bàn chân xoay ra ngồi
- Nhìn nghiêng thấy 2 đoạn xương gấp góc mở ra sau
- Chỗ gãy đau nhói
- Cẳng chân sưng nề dần
- Nếu xương hở thì đầu gãy đâm ra ngoài chỗ da rách và máu chảy ra
* Xử trí
- Cố định cẳng chân bằng nẹp tre hoặc nẹp gỗ:
Cần có 2 người
- Người thứ nhất một tay đỡ gót chân và kéo theo trục của chi.
- Một tay nắm bàn chân nạn nhân hơi đẩy về phía đùi sao cho bàn chân vng góc
với cẳng chân
- Mắt ln luôn quan sát sắc mặt nạn nhân
- Người thứ 2 đặt 2 nẹp
+ Nẹp ngoài từ giữa đùi đến quá gót
+ Nẹp trong từ giữa đùi đến quá gót
- Chêm độn bông, vải mềm hoặc giấy mềm vào đầu nẹp và đầu các xương cả 2 phía
trong và ngồi của chi
- Luồn dây cố định gồm 3 dây vải và1 cuộn băng, băng số 8 ở cổ - bàn chân.
+ 1 dây trên ổ gãy
+ 1 dây dưới ổ gãy
+ 1 dây trên khớp gối.
+ 1 dây băng số 8 sát cổ chân để giữ bàn chân vng góc với cẳng chân
- Sau khi cố định xong nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện
- Trong q trình xử trí và vận chuyển nạn nhân chú ý theo dõi và đề phòng chống
sốc.
PHIẾU CHUYỂN THƯƠNG
Họ tên nạn nhân: ……………………………….. Tuổi: …………………
Ngày giờ bị tai nạn: …………………………….
25