THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN
MỤC TIÊU
1. Trình bày được mục đích, chỉ định của việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
2. Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn.
3. Xác định được giới hạn bình thường của mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp.
4. Trình bày nguyên tắc đo nhiệt độ, mạch, nhịp thở, huyết áp.
5. Mô tả dụng cụ đo lường dấu sinh hiệu.
6. Theo dõi và chăm sóc người bệnh khi có dấu sinh hiệu bất thường.
NỘI DUNG
I. ĐẠI CƢƠNG
- Dấu hiệu sinh tồn bao gồm: nhiệt độ, mạch, nhịp thở, huyết áp là những dấu hiệu chỉ rõ
sự hoạt động của các cơ quan hơ hấp, tuần hồn và nội tiết. Nó phản ánh chức năng
sinh lý của cơ thể.
- Theo dõi dấu sinh tồn giúp phát hiện những bất thường của bệnh tim mạch, hô hấp,
thần kinh, và hệ thống nội tiết trong cơ thể. Ngoài ra những thay đổi về tình trạng sinh
lý của cơ thể, những đáp ứng về thể chất, môi trường, tâm lý đều gây ảnh hưởng đến
dấu sinh hiệu.
- Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào của dấu sinh tồn đều được ghi nhận và báo với thầy
thuốc để theo dõi kịp thời.
II. MỤC ĐÍCH
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Giúp chẩn đốn bệnh.
- Theo dõi tình trạng bệnh, diễn tiến bệnh.
- Theo dõi kết quả điều trị, chăm sóc.
- Phát hiện biến chứng của bệnh.
- Kết luận sự sống còn của người bệnh.
III. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh nhập viện, xuất viện, chuyển viện.
- Kiểm tra sức khỏe.
- Người bệnh đang nằm viện.
- Người bệnh trước và sau phẫu thuật.
- Trước và sau khi dùng thuốc ảnh hưởng đến hô hấp, tim mạch, nhiệt độ,…
- Tình trạng người bệnh có những thay đổi về thể chất (hôn mê, lú lẫn, đau).
- Bàn giao ca trực đối với người bệnh nặng.
IV. NHIỆT ĐỘ, MẠCH, NHỊP THỞ, HUYẾT ÁP.
8
1. THEO DÕI NHIỆT ĐỘ (Thân nhiệt): Ký hiệu: T0
- Nhiệt độ trung bình của cơ thể: từ 36,50C – 370C.
- Khi thân nhiệt đo được cao hơn 37,50C thì gọi là sốt và khi thân nhiệt thấp hơn 360C
thì gọi là hạ thân nhiệt.
- Dụng cụ dùng để đo thân nhiệt gọi là nhiệt kế.
1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt:
- Tuổi:
o Trẻ em thân nhiệt thường cao hơn người lớn vì trung khu điều hịa thân nhiệt của
trẻ chưa hoàn chỉnh nên dễ sốt cao do bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể và đôi khi
kèm co giật.
o Người già vận động kém, nhu cầu chuyển hóa và hấp thu thấp nên thân nhiệt
thường thấp so với người trẻ.
- Giới: ở phụ nữ nhiệt độ thường cao hơn nam giới, đặc biệt trong thời kỳ rụng trứng
(0,3 – 0,50C) và giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén (0,5 – 0,80C).
- Khi hoạt động nhiệt độ tăng.
- Nhiệt độ mơi trường q nóng hoặc q lạnh, thân nhiệt cũng tăng lên hay giảm đi tuy
không nhiều lắm (khoảng 0,50C).
- Một số thuốc ảnh hưởng đến khả năng bài tiết mồ hôi, gây dãn mạch.
- Thời gian trong ngày: nhiệt độ cơ thể thay đổi từ 0,5 – 10C trong ngày. Nhiệt độ thấp
nhất vào sáng sớm và cao nhất sau 6 giờ chiều.
- Vị trí đo thân nhiệt: kết quả nhiệt độ có thể khác nhau tùy theo vị trí đo thân nhiệt.
1.2. Phân loại nhiệt kế:
a) Theo chất liệu:
- Nhiệt kế thủy ngân.
- Nhiệt kế điện tử.
- Nhiệt kế bằng hóa chất.
Nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế điện tử
Nhiệt kế bằng hóa chất
b) Theo vị trí:
9
Loại nhiệt kế
Ích lợi
Bất lợi
Nhiệt kế đặt ở tai
(dạng điện tử)
Dễ dùng.
Đọc kết quả chính xác
trong thời gian ngắn 2 –
5 giây.
Khơng gây khó chịu cho
người bệnh.
Thay lớp áo phủ bên
ngoài đầu nhiệt kế sau
khi dùng cho người bệnh.
Bất lợi đối với người bệnh
dùng dụng cụ trợ thính.
Ráy tai có thể làm thay đổi
nhiệt độ.
Viêm tai làm thay đổi kết quả.
Khơng dùng ở người bệnh có
mổ lỗ tai, màng nhĩ.
Đắt tiền
Nhiệt kế hậu mơn
Kết quả chính xác
Thời gian: 3 phút
Khơng dùng cho người bệnh
tiêu chảy, táo bón, vết thương
vùng hậu mơn, tình trạng dễ
xuất huyết (trĩ,…).
Làm người bệnh lo sợ.
Khơng nên dùng cho trẻ mới
sinh.
Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc
dịch tiết.
Nhiệt kế miệng
Phản ánh nhiệt độ chính
xác sau 5 phút
Tiện dùng hơn nhiệt kế
hậu môn
Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thức
ăn, nước uống.
Khơng dùng khi có tổn thương
và phẫu thuật ở vùng miệng,
tình trạng lạnh run, động kinh,
co giật ở trẻ nhỏ.
Người bệnh hôn mê, lú lẫn
không hợp tác, chườm nóng,
lạnh vùng cổ.
Người bệnh đang khó thở.
Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc
dịch tiết.
10
Nhiệt kế nách
An tồn, ít có nguy cơ
lây nhiễm
Có thể dùng cho trẻ sơ
sinh.
Thời gian đặt từ 8-10
phút.
Kết quả nhiệt độ thấp hơn ở
miệng, hậu mơn.
Nhiệt kế đặt
ngồi da (hóa chất)
An tồn, khơng lây
nhiễm.
Có thể dùng cho trẻ sơ
sinh
Thời gian đặt 1 phút
Người bệnh sốt, đổ mồ hôi làm
băng dán khơng dính
Có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt
độ mơi trường
Đắt tiền
1.3. Đơn vị đo thân nhiệt:
- Độ C (Celcius)
- Độ F ( Fahrenheit)
- Công thức đổi nhiệt:
C0 = (F0 – 32) . 5/9
F0 = 9/5 . C0 + 32
1.4. Phân loại sốt:
a) Theo độ:
- Sốt nhẹ: 37,50C – 380C
- Sốt vừa: >380C – 390C
- Sốt cao: >390C – 400C
- Sốt quá cao: > 400C
b) Theo tính chất:
- Sốt cao nguyên (sốt cơn): khi biên độ sốt thay đổi rõ rệt, biên độ giữa 2 lần sốt trên
10C.
- Sốt liên tục (sốt không dứt cơn): khi biên độ sốt chênh lệch không đáng kể, nhiệt độ
dao động không quá 10C.
- Sốt hồi quy: sốt một thời gian 5-7 ngày rồi hết sốt, sau đó sốt lại.
1.5. Ảnh hưởng của sốt đối với cơ thể:
11
Tuần hoàn: mạch máu ngoại biên dãn, nhịp tim tăng, tăng vận mạch, mặt môi đỏ.
Hô hấp: nhịp thở tăng.
Tiêu hóa: chán ăn, buồn nơn, nơn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Bài tiết: mất nhiều mồ hơi, tiểu ít, nước tiểu cơ đặc, sậm màu.
Thần kinh: gây nhức đầu, dễ kích động, cáu gắt, sốt cao có thể dẫn đến mê sảng, co
giật nhất là trẻ em
- Toàn thân: sốt kéo dài làm cơ thể suy kiệt.
1.6. Theo dõi và chăm sóc người bệnh sốt:
a) Theo dõi:
- Theo dõi tính chất của sốt.
- Theo dõi tình trạng tinh thần, tri giác của người bệnh.
- Theo dõi tình trạng co giật có hay không?
- Theo dõi về tim mạch, huyết áp, nhịp thở.
- Theo dõi lượng nước xuất nhập 24h.
- Theo dõi da và niêm mạc.
- Theo dõi người bệnh có các biểu hiện xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da hay
khơng? Có các ban mọc lên hay khơng?
- Thực hiện và theo dõi các xét nghiệm cho người bệnh theo chỉ định của thầy thuốc.
b) Chăm sóc:
- Đặt người bệnh nằm trong phịng thống mát, nới rộng quần áo, bỏ bớt chăn đắp.
- Lau mát cho người bệnh : lau ở trán, nách, bẹn. Nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể
20C (thường áp dụng đối với bệnh nhi hay ở những người do rối loan trung khu điều
hòa nhiệt).
- Thực hiện thuốc hạ sốt theo y lệnh của bác sĩ.
- Cho người bệnh uống nhiều nước, truyền dịch theo y lệnh.
- Cung cấp thức ăn dễ tiêu, hạn chế dầu mỡ, chất kích thích. Chia bữa ăn ra làm nhiều
bữa nhỏ, mỗi lần ăn 1 ít
- Vệ sinh cá nhân: giường nằm khô ráo, sạch sẽ, quần áo khô sạch, thấm hút mồ hôi.
1.7. Theo dõi và chăm sóc người bệnh hạ thân nhiệt:
a) Theo dõi:
- Theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp người bệnh thường xuyên.
- Theo dõi tình trạng mất nước, mất máu (nếu có).
- Theo dõi trạng thái tinh thần.
- Theo dõi mạch và huyết áp.
b) Chăm sóc:
- Theo dõi tổng trạng, tri giác.
- Kiểm sốt nhiệt độ phịng, tránh gió lùa.
- Giữ ấm cơ thể bằng cách cho sưởi đèn, ủ ấm.
- Cho người bệnh uống nước ấm, súp, sữa nóng (nếu được).
- Thực hiện y lệnh điều trị ( truyền máu, truyền dịch, dùng thuốc).
- Theo dõi lượng nước xuất nhập.
- Hồi sức, chăm sóc tích cực.
-
12
2. THEO DÕI MẠCH
2.1. Định nghĩa:
- Mạch là cảm giác đập nẩy nhịp nhàng theo nhịp đập của tim khi ta đặt tay trên một
động mạch.
2.2. Tính chất của mạch:
- Tần số: là số lần tim đập trong 1 phút.
- Cường độ: tim đập mạnh hay yếu.
- Nhịp điệu: là khoảng cách giữa các lần đập của mạch, tim đập đều hay khơng đều.
- Sức căng: là tính co giãn của mạch, bình thường động mạch nhẵn, mềm và có tính đàn
hồi tốt.
2.3. Tần số mạch bình thường ở các lứa tuổi:
- Trẻ sơ sinh:
140 – 160 lần/phút.
- Trẻ 1 tuổi:
120 – 125 lần/phút.
- Trẻ 5 tuổi:
100 lần/phút.
- Trẻ 7 tuổi:
90 lần/phút.
- Trẻ 10 – 15 tuổi: 80 lần/phút
- Người lớn:
70 – 80 lần/phút
- Người già:
60 – 70 lần/phút
2.4. Vị trí đếm mạch:
Ta thường đếm ở:
- Động mạch quay.
- Động mạch cánh tay ( mạch ở nếp gấp khủyu tay).
- Động mạch cảnh (cổ).
- Động mạch bẹn (đùi).
Ngoài ra, ta có thể đếm ở:
- Động mạch thái dương.
- Động mạch cảnh.
- Động mạch dưới đòn.
- Mỏm tim.
- Động mạch cánh tay.
- Động mạch trụ
- Động mạch bẹn (đùi)
- Động mạch khoeo
- Động mạch chày sau
- Động mạch mu bàn chân.
13
Vị trí đếm mạch
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến mạch:
- Thời gian: buổi sáng mạch chậm hơn buổi chiều.
- Tuổi: mạch giảm dần từ khi sinh đến tuổi già.
- Giới tính: nữ mạch nhanh hơn nam 4 – 8 nhịp/phút.
- Trạng thái tâm lý tình cảm: vui, buồn, xúc động,... mạch sẽ tăng.
- Hoạt động thể lực, tập thể dục làm tần số mạch tăng và sẽ trở về bình thường sau thời
gian ngắn.
- Nhiệt độ: thường nhiệt độ tăng 10C, mạch tăng 10 nhịp, ngoại trừ sốt thương hàn mạch
nhịp phân ly.
- Sau khi ăn, cơ thể cần năng lượng để chuyển hóa nên mạch cũng tăng.
- Giai đoạn đầu xuất huyết mạch tăng, sau sẽ giảm.
- Dùng thuốc: thuốc kích thích làm tăng tần số mạch, thuốc an thần làm giảm tần số
mạch.
2.6. Nguyên tắc đếm mạch:
- Cần cho người bệnh nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đếm mạch.
- Dùng 2 – 3 ngón tay để đếm mạch, khơng dùng ngón cái đếm mạch.
- Đếm mạch trọn 1 phút nếu mạch không đều, nhất là người có bệnh lý tim mạch.
- Nên theo dõi mạch trước và sau khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến tim mạch.
- Đường biểu diễn của mạch dùng màu đỏ.
- Mỗi lần theo dõi chấm tròn đậm giá trị của mạch vào phiếu theo dõi rồi nối các giá trị
với nhau.
- Không để người bệnh tự đếm mạch rồi báo cáo kết quả.
14
-
Nếu thấy mạch bất thường phải báo cáo cho bác sĩ điều trị.
Đếm mạch quay
2.7. Mạch bất thường:
- Mạch nhanh: khi tần số >100 lần/phút.
- Mạch chậm: khi tần số < 60 lần/phút.
- Mạch so le: lúc mạnh lúc yếu.
- Mạch nghịch: mất mạch ở thì hít vào, thường gặp trên người bệnh tràn dịch màng tim.
- Mạch cứng: khó bắt, thường gặp ở người xơ vữa động mạch.
- Mạch yếu như sợi chỉ: mạch mờ nhạt khó bắt, gặp ở người bệnh nặng, sốc.
3. THEO DÕI NHỊP THỞ
3.1. Khái niệm:
- Nhịp thở bình thường là nhịp thở đúng với tần số sinh lý êm dịu, đều đặn, khơng có
cảm giác gì, phải được thực hiện qua đường mũi từ từ và sâu.
3.2. Tần số thở bình thường của từng lứa tuổi:
- Trẻ sơ sinh:
40 – 60 lần/phút
- Trẻ < 6 tháng:
35 – 40 lần/phút
- Trẻ 7 – 12 tháng: 30 – 35 lần/phút
- Trẻ 2 – 3 tuổi:
25 – 30 lần/phút
- Trẻ 5 – 15 tuổi:
20 – 25 lần/phút
- Người lớn:
16 – 20 lần/phút
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến điều hịa hoạt động của trung khu hơ hấp:
- Vai trò của CO2 và O2 : nồng độ CO2 trong máu tăng hoặc nồng độ O2 trong máu giảm
sẽ kích thích trung khu hơ hấp làm tăng nhịp thở.
- Thần kinh X: khi thần kinh X bị kích thích đột ngột có thể dẫn đến ngừng thở.
- Vai trị của các cơ hơ hấp: cơ hồnh, cơ gian sườn, cơ ức đòn chũm.
3.4. Những thay đổi về nhịp thở:
a) Thay đổi sinh lý:
- Thở nhanh: khi lao động, thể dục thể thao, xúc động, cảm động, hồi hộp, trời nắng
nóng.
- Thở chậm: gặp ở những người luyện tập thể dục thể thao thường xun, người luyện
khí cơng, hoặc những người cố ý thở chậm.
15
b) Thay đổi bệnh lý:
- Khó thở: bình thường ta khơng có cảm giác gì khi thở, khi động tác thở trở nên nặng
nề, khó chịu cần phải chú ý để thở, đó là hiện tượng khó thở.
- Một vài kiểu rối loạn nhịp thở:
o Thở chậm: nhịp thở < 12 lần/phút
o Thở nhanh: nhịp thở > 22 lần/ phút
o Kiểu thở Cheyne-Stokes: gặp trong chấn thương sọ não, xuất huyết não, u não,
nhiễm độc, u rê huyết cao. Đặc điểm của kiểu thở này bao gồm thì khó thở và thì
tạm ngừng thở luân chuyển nối tiếp nhau. Thì 1 người bệnh ngừng thở 15 – 20 giây
do ức chế trung khu hơ hấp. Sang thì 2 người bệnh bắt đầu thở nông, nhẹ rồi dần
dần nhanh, mạnh và sâu, sau đó chuyển sang nhẹ nơng rồi lại ngừng thở bắt đầu
cho 1 chu trình khác.
Kiểu thở Cheyne-Stokes
o Kiểu thở Kussmaul: hôn mê do tiểu đường. Đặc điểm của kiểu thở này là hít vào
sâu, ngừng thở ngắn, thở ra nhanh sau đó là ngừng thở kéo dài tiếp đến chu kỳ sau.
Kiểu thở Kussmaul
3.5. Nguyên tắc đếm nhịp thở:
- Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đếm nhịp thở.
- Không báo cho người bệnh biết khi đếm nhịp thở.
- Nên đếm nhịp thở trọn 1 phút, nhất là những người có bệnh lý hơ hấp.
- Đảm bảo người bệnh thoải mái khi đếm nhịp thở.
- Theo dõi hô hấp ở trẻ cần qua sát sự di động của cơ hoành và bụng, nên để trần vùng
ngực – bụng để dễ quan sát.
3.6. Theo dõi và chăm sóc người bệnh rối loạn nhịp thở:
- Tìm hiểu ngun nhân gây khó thở.
- Động viên người bệnh nếu người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc được.
- Cho người bệnh nằm tư thế thích hợp.
- Nới rộng những gì làm cản trở hơ hấp: quần áo, khăn qng nếu có.
- Làm thơng đường thở nếu có: hút đờm, làm lỗng đờm.
16
-
Cho người bệnh thở oxy nồng độ thích hợp.
Hà hơi thổi ngạt, máy giúp thở nếu cần.
Theo dõi tính chất nhịp thở.
Theo dõi xét nghiệm liên quan.
Dùng thuốc theo y lệnh.
Nằm phịng thống khí.
Giữ ấm ngực.
4. THEO DÕI HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH
4.1. Định nghĩa: Huyết áp động mạch là áp lực của máu tác dụng lên thành động mạch.
- Huyết áp được biểu thị bằng phân số.
o Tử số là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là áp lực của máu lên tới mức cao nhất
khi tim co bóp.
o Mẫu số là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): là áp lực của máu ở điểm thấp
nhất khi tim giãn ra.
- Đơn vị dùng để đo huyết áp là mmHg.
- Huyết áp bị chi phối bởi các yếu tố:
o Khối lượng tuần hoàn, cung lượng tim.
o Kháng lực của mạch máu ngoại biên.
o Độ quánh của máu.
o Độ đàn hồi thành mạch máu.
o Sức co bóp của tim.
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp:
- Tuổi: người già thường cao hơn người trẻ.
- Giới tính: bình thường huyết áp của nam cao hơn nữ.
- Nội tiết: nữ tuổi mãn kinh huyết áp tăng và giao động.
- Giờ trong ngày: huyết áp thấp nhất vào buổi sáng, tăng dần vào buổi trưa, chiều tối.
- Thay đổi tư thế: huyết áp thay đổi theo tư thế nằm, đứng.
- Vận động: luyện tập thể dục, lao động, huyết áp tăng tức thời.
- Tinh thần: lo âu, sợ hãi, xúc động, stress làm huyết áp tăng.
- Dùng thuốc:
o Thuốc co mạch làm tăng huyết áp.
o Thuốc giãn mạch làm hạ huyết áp.
o Thuốc ngủ làm hạ huyết áp.
- Thói quen hút thuốc, uống rượu, ăn mặn làm huyết áp tăng.
- Chủng tộc: Châu Phi, Châu Mỹ có huyết áp cao.
4.3. Chỉ số huyết áp:
Phân loại
Bình thường
Huyết áp cao
Huyết áp thấp
HA tâm thu (tối đa)
90 – 140 mmHg
> 140 mmHg
< 90 mmHg
HA tâm trƣơng (tối thiểu)
60 – 90 mmHg
> 90 mmHg
< 60 mmHg
17
-
-
Huyết áp kẹp (kẹt): HA tối đa – HA tối thiểu < hoặc = 20 mmHg
Cơng thức tính huyết áp trung bình theo tuổi:
o Trẻ em:
Huyết áp tối đa = 80 + 2n.
o Người lớn:
Huyết áp tối đa = 100 + n (n là số tuổi).
o Huyết áp tối thiểu = HA tối đa/2 + 10 mmHg.
Dụng cụ dùng để đo huyết áp gọi là huyết áp kế, hiện nay có nhiều loại:
o Huyết áp kế thủy ngân.
o Huyết áp kế đồng hồ.
o Huyết áp kế điện tử.
Huyết áp kế thủy ngân
Huyết áp kế đồng hồ
Huyết áp kế điện tử
4.4. Vị trí đo huyết áp:
a) Đo huyết áp động mạch ngoại biên: dùng huyết áp kế đặt vào vị trí đo bên ngoài da
trên đường đi của động mạch. Hiện nay có thể áp dụng đo ở các vị trí:
o Cánh tay: vị trí thường dùng nhất
o Đùi: ít dùng, áp dụng khi có chỉ định hay khơng đo được ở cánh tay, kết quả thường
cao hơn ở vị trí cánh tay khoảng 10mmHg.
o Cổ chân: đo khi có chỉ định, hoặc khi không đo được ở cánh tay.
b) Đo huyết áp xâm lấn: bằng hệ thống catherter đặt trực tiếp vào động mạch, do bác sĩ
thực hiện. Phương pháp này cần cài đặt máy theo dõi ( monitoring).
18
Đo huyết áp ở cánh tay
Đo huyết áp ở đùi
4.5. Nguyên tắc đo huyết áp động mạch:
- Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo huyết áp
- Không cho người bệnh dùng thuốc hoặc chất kích thích trước khi đo ít nhất 30 phút.
- Tạo tâm lý, tư thế thoải mái, chuẩn bị vị trí thích hợp trước khi đo huyết áp.
- Kiểm tra máy đo huyết áp, ống nghe trước khi đo.
- Lần đầu tiên kiểm tra huyết áp, nên đo cùng lúc nhiều chi.
- Kích thước của máy đo phải phù hợp với chi đo ( bao hơi có chiều rộng khoảng 40%
chu vi chi đo, và chiều dài khoảng 80% chu vi đo).
- Để chi đo ngang với mực tim khi đo huyết áp.
- Sợi dây dẫn khí của máy đo phải nằm dọc theo đường đi của động mạch.
- Không để quần áo siết chặt chi đo sẽ làm sai lệch kết quả.
- Thực hiện đúng kỹ thuật đo để tránh sai số.
- Không bơm hơi nhồi khi không ghi nhận được kết quả, phải xả hết hơi trong bao, cho
người bệnh nghỉ vài phút rồi đo lại.
4.6. Những sai phạm trong việc thực hiện kỹ thuật đo huyết áp:
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
Sai phạm
Bao hơi quá rộng
Bao hơi quá chật
Xả bao hơi quá chậm
Xả bao hơi quá nhanh
Cánh tay dưới mực tim
Cánh tay cao hơn mực tim
Màng ống nghe đặt quá chặt
Đo lập lại quá nhanh
Ảnh hƣởng
Huyết áp thấp
Huyết áp tăng
Tăng huyết áp tâm trương
Hạ huyết áp tâm trương
Đọc kết quả huyết áp cao
Đọc kết quả huyết áp thấp
Huyết áp tâm trương đọc thấp
Huyết áp tâm thu giảm
19
4.7. Theo dõi và chăm sóc người bệnh bất thường về huyết áp động mạch:
a) Theo dõi:
- Thời gian và số lần theo dõi trong ngày theo chỉ định của bác sĩ tùy theo tình trạng
người bệnh.
- Theo dõi trạng thái tinh thần của người bệnh.
- Theo dõi về da và niêm mạc: màu sắc, phù, giãn mạch.
- Theo dõi lượng nước xuất nhập 24 giờ.
- Theo dõi sự đáp ứng của thuốc.
b) Chăm sóc:
- Chăm sóc ngƣời bệnh huyết áp tăng:
o Để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.
o Giải thích cho người bệnh và thân nhân người bệnh về chế độ điều trị.
o Theo dõi huyết áp tùy mức độ.
o Dùng thuốc theo y lệnh.
o Thuốc hạ áp: đúng liều, nằm nghỉ ngơi 30 – 60 phút sau dùng thuốc hạ áp.
o Thuốc lợi tiểu: nên uống buổi sáng, theo dõi lượng nước xuất nhập, xét nghiệm ion
đồ.
o Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
o Chế độ ăn hạn chế muối, giảm cholesterol.
o Giảm chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá.
o Giảm lao động trí óc q mức, tránh stress.
o Nên tập thể dục dưỡng sinh.
o Sinh hoạt vui chơi giải trí điều độ.
o Tránh hoạt động thể lực mạnh.
o Khám bệnh theo định kỳ.
- Chăm sóc ngƣời bệnh huyết áp hạ:
o Cho người bệnh nằm yên tĩnh đầu thấp, tránh nguy cơ té ngã.
o Giữ ấm cơ thể.
o Theo dõi huyết áp, dấu sinh tồn, tình trạng tri giác
o Hỗ trợ hô hấp nếu cần
o Đảm bảo bù dịch, bù máu theo yêu cầu.
o Thực hiện y lệnh thuốc nâng huyết áp.
o Theo dõi nước xuất nhập.
o Dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.
20
CHO NGƯỜI BỆNH DÙNG THUỐC
MỤC TIÊU
1. Kể những yêu cầu cần thiết khi cho người bệnh dùng thuốc.
2. Liệt kê được các đường dùng thuốc.
3. Kể được các tai biến khi dùng thuốc và cách phòng tránh.
4. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dùng thuốc an toàn.
NỘI DUNG
1. NHỮNG U CẦU CẦN THIẾT KHI DÙNG TH́C
1.1. Có kiến thức về thuốc
-
Tên thuốc, biệt dược.
+ Tác dụng thuốc:
+ Chống nhiễm khuẩn: các loại kháng sinh, sulfamid.
+ Giảm triệu chứng của bệnh: giảm đau, giảm ho, giảm sốt.
+ Tác dụng tồn thân hay tại chỗ.
-
Tính chất của thuốc:
Có một số bệnh cần phải thận trọng khi dùng thuốc. Ví dụ: người bệnh loét dạ dày tá
tràng không uống vitamin C (nên dùng đường tiêm), khi uống aspirin hoặc
prednisolon…phải uống sau bữa ăn.
-
Liều lượng thuốc:
Tùy theo cân nặng, tuổi, tình trạng bệnh hiện tại, đường dùng thuốc theo chỉ định của
thầy thuốc.
-
Yếu tố hấp thụ và bài tiết:
+ Tùy theo dược tính và liều lượng dùng thuốc, hấp thụ nhanh hay chậm. Ví dụ: có
loại kháng sinh bài tiết hết sau 6 giờ, do vậy cứ sau 6 giờ điều dưỡng thực hiện cho
người bệnh dung thuốc theo y lệnh của thầy thuốc.
1
+ Thuốc ngủ tác dụng sau 15 – 30 phút kéo dài 6 – 8 giờ.
+ Những thuốc bị dịch vị phá hủy chỉ tiêm hoặc truyền.
-
Đường đào thải của thuốc.
-
Tương tác thuốc.
-
Tác dụng phụ của thuốc.
-
Hàm lượng: số lượng thuốc có trong thành phần.
-
Liều lượng: số lượng thuốc dùng cho người bệnh để chữa khỏi mà không gây tác hại.
1.2. Tác phong làm việc của người điều dưỡng
1.2.1. Phải có tinh thần trách nhiệm
-
Phải sáng suốt khi nhận y lệnh.
-
Không nhận y lệnh qua miệng hoặc qua điện thoại.
-
Nếu nghi ngờ phải hỏi lại, không được tự ý thay đổi y lệnh.
-
Không được pha trộn các loại thuốc với nhau nếu khơng có y lệnh.
-
Phải thành thật khai báo nếu có sai phạm.
1.2.2. Tác phong làm việc phải khoa học, chính xác
-
Sắp xếp thuốc theo thứ tự để dễ tìm và tránh nhầm lẫn.
-
Tủ thuốc phải để gần nơi làm việc.
-
Thuốc phải có nhãn rõ ràng, sạch sẽ.
-
Các loại thuốc độc nghiện phải được cất giữ đúng theo quy chế thuốc độc.
-
Thuốc nước để riêng với thuốc viên, thuốc uống để riêng với thuốc bơi ngồi da.
-
Phải kiểm tra thuốc mỗi ngày để bổ sung đủ cơ số hoặc xử lý nếu thuốc quá hạn dùng
hoặc hư hỏng.
-
Bàn giao thuốc mỗi ngày, mỗi ca trực, ghi vào sổ rõ ràng.
1.3. Nhận định về người bệnh
-
Tên họ người bệnh (tránh nhầm lẫn thuốc), tuổi
-
Chẩn đốn bệnh.
-
Các triệu chứng hiện có trên người bệnh.
-
Các tiền căn dị ứng.
-
Tổng trạng, giới tính.
2
-
Kiến thức và sự hiểu biết của người bệnh về thuốc.
1.4. Hiểu rõ y lệnh về thuốc, nếu nghi ngờ phải hỏi lại
-
Tên thuốc.
-
Hàm lượng thuốc.
-
Liều lượng thuốc.
-
Đường dùng thuốc.
-
Thời gian dùng, số lần trong ngày.
1. 5. Áp dụng 3 kiểm tra 5 đối chiếu và 5 điều đúng trong suốt quá trình dùng thuốc
3 kiểm tra:
1. Họ tên người bệnh.
2. Tên thuốc.
3. Liều dùng.
5 đối chiếu:
1. Số giường, số phòng.
2. Nhãn thuốc.
3. Chất lượng thuốc.
4. Đường dùng thuốc.
5. Thời gian dùng thuốc.
5 điều đúng:
1. Đúng người bệnh.
2. Đúng thuốc: người ĐD phải đọc nhãn thuốc 3 lần vào 3 thời điểm sau:
-
Lần 1: Khi lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc nơi cất giữ.
-
Lần 2: Khi lấy thuốc ra khỏi vật chứa: lọ, ống, chai thuốc,…
-
Lần 3: Trước khi bỏ ống thuốc, lọ thuốc, hoặc cất chai thuốc về chỗ cũ.
3. Đúng liều.
4. Đúng đường dùng thuốc.
5. Đúng thời gian.
1.6. Theo dõi tác dụng của thuốc
-
Đánh giá tiến triển của bệnh.
3
-
Để đóng góp với bác sĩ điều trị về liều lượng hoặc chọn thuốc phù hợp với bệnh trạng
của người bệnh.
-
Phát hiện sớm và phòng ngừa tai biến do dùng thuốc.
1.7. Ghi chép hồ sơ
-
Ngày giờ dùng thuốc, tên thuốc đã dùng, hàm lượng, liều lượng và đường dùng thuốc.
-
Chỉ nghi thuốc do chính tay mình thực hiện.
-
Ghi nhận lại trường hợp không dùng thuốc được cho người bệnh, lý do.
-
Ghi nhận lại những tai biến nếu có.
-
Ghi tên người điều dưỡng thực hiện.
2. CÁC ĐƯỜNG DÙNG THUỐC
-
Đường uống.
-
Đường qua niêm mạc.
-
Đường dùng ngoài da.
-
Đường tiêm.
2.1. Uống
2.1.1. Định nghĩa
Uống thuốc là đưa thuốc vào cơ thể người bệnh bằng đường tiêu hóa với mục đích
giúp cơ thể chống lại với bệnh tật hoặc nâng cao thể trạng.
2.1.2. Các trường hợp áp dụng
Uống thuốc áp dụng cho mọi người bệnh có thể uống được và không bị dịch dạ dày
phá hủy.
2.1.3. Các trường hợp khơng áp dụng
-
Nơn ói nhiều.
-
Tổn thương nặng ở miệng và thực quản.
-
Người bệnh chuẩn bị mổ.
-
Tâm thần, khơng hợp tác.
2.1.4. Ưu và khuyết điểm
-
Ưu điểm
+ Ít gây tai biến.
4
+ Tiện dụng.
-
Khuyết điểm
+ Tác dụng chậm.
+ Thuốc bị phá hủy bởi dịch dạ dày.
+ Thuốc dễ hại dạ dày.
+ Phải cho uống lúc đói hoặc lúc no.
2.1.5. Nguyên tắc khi cho người bệnh uống thuốc
-
Cho người bệnh uống ngay sau khi phát, không để thuốc đầu giường người bệnh.
-
Không đưa thuốc trọn ngày cho người bệnh.
-
Không gởi thuốc người bệnh này cho người bệnh khác.
-
Nên phát đúng quy định, khơng nên sớm hoặc trễ đều có ảnh hưởng đến người bệnh.
-
Sau mỗi ca làm việc, nếu chưa phát xong phải bàn giao lại ca sau tỉ mỉ theo sổ sách,
giấy tờ.
-
Theo dõi dấu sinh hiệu cho người bệnh khi dùng các loại thuốc có tác dụng lên hệ tuần
hồn, hơ hấp. Ví dụ: thuốc trợ tim (digitalis) phải đếm mạch cho người bệnh trước và
sau khi uống.
-
Không nên cho người bệnh uống thuốc đắng hoặc có mùi tanh ngay sau khi ăn để tránh
tình trạng nơn ói.
-
Thuốc lợi tiểu nên uống trước 15 giờ.
-
Đối với thuốc có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày phải cho người bệnh uống lúc
no (sau khi ăn). Vd: Aspirin, …
-
Nước dùng để uống thuốc tốt nhất là nước ấm.
-
Trường hợp trẻ nhỏ khơng tự uống được thuốc thì phải hịa tan thuốc thành dạng nước.
-
Đối với người bệnh mê, cho uống thuốc qua sonde dạ dày.
2.2. Thuốc ngấm qua niêm mạc
-
Thuốc dùng qua niêm mạc: miệng, mắt, tai, mũi, họng, hậu môn, âm đạo,…ngấm qua
mao mạch, thường có tác dụng nhanh.
-
Thuốc đặt hậu môn phải ngâm qua nước đá.
-
Thuốc đặt âm đạo nên nhúng qua nước trước khi đặt.
5
-
Nên cho người bệnh nằm yên trên giường ít nhất 30 phút để tránh thuốc rớt ra ngồi.
Dùng th́c qua niêm mạc mắt.
Dùng thuốc qua niêm mạc tai.
Dùng thuốc qua niêm mạc miệng.
6
Dùng thuốc qua niêm mạc mũi.
Dùng thuốc qua niêm mạc hậu môn.
Dùng thuốc qua niêm mạc âm đạo.
2.3. Thuốc tác dụng ngồi da
-
Rửa sạch vùng da trước khi bơi thuốc, dán thuốc
-
Nên massage vùng bôi thuốc giúp thuốc hấp thu nhanh hơn.
-
Không dùng thuốc lên vùng da bị tổn thương.
-
Không để thuốc dính vào mắt.
2.4. Tiêm thuốc
2.4.1. Định nghĩa
Tiêm thuốc là dùng bơm tiêm đưa một số lượng thuốc dưới dạng dung dịch hòa tan
trực tiếp vào cơ thể người bệnh. Có 4 kỹ thuật tiêm cơ bản là:
-
Tiêm bắp.
7
-
Tiêm dưới da.
-
Tiêm tĩnh mạch.
-
Tiêm trong da.
2.4.2. Các trường hợp áp dụng
-
Trong các trường hợp: cấp cứu cần tác dụng nhanh.
-
Những loại thuốc gây:
+ Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
+ Khơng hấp thu được qua đường tiêu hóa.
+ Bị phá hủy bởi dịch đường tiêu hóa.
-
Người bệnh khơng thể uống được
2.4.3. Các tai biến khi tiêm thuốc
-
Do vô khuẩn khơng tốt
+ Abces nóng.
+ Viêm tĩnh mạch.
+ Nhiễm trùng huyết.
-
Do q trình tiêm
+ Nhầm lẫn thuốc: do khơng áp dụng 5 đúng.
+ Gãy kim, cong kim: do người bệnh giãy giụa.
+ Chạm dây thần kinh, mạch máu do xác định sai vị trí tiêm.
+ Tổn thương mơ, hoại tử.
+ Shock do bơm thuốc quá nhanh (IV)
+ Gây tắc mạch do: khí, thuốc, …
+ Tiêm nhầm vào động mạch.
+ Abces lạnh do thuốc không tan, tiêm nhiều lần cùng 1 chỗ.
-
Do tác dụng của thuốc
+ Shock do cơ thể phản ứng với thuốc.
+ Tiêm sai đường tiêm gây hoại tử mô (CaCl2).
+ Viêm tĩnh mạch do tính chất của thuốc.
8
2.5. Các đường tiêm thuốc
2.5.1. Tiêm bắp (INTRA MUSCULAR) IM
Là kỹ thuật đưa thuốc vào trong bắp thịt (trong cơ) của người bệnh bằng cách tiêm.
-
Cỡ kim: 21 – 23G dài 2.5 – 4 cm.
-
Góc độ tiêm:
+ Tiêm bắp sâu: 900 so với mặt da
+ Tiêm bắp nông: 600 so với mặt da (trẻ em, người gầy,...)
-
Vị trí tiêm:
+ Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay (giữa cơ delta).
+ Đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến đầu gối): 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi
9
+ Mơng: ¼ trên ngồi mơng hoặc 1/3 trên ngồi của đường nối từ gai chậu trước trên
với mỏm xương cụt.
Hoặc (tham khảo thêm): xác định mấu chuyển lớn xương đùi, đặt lịng bàn tay vào
mấu chuyển lớn. Ngón 2 hướng về gai chậu trước trên, ngón 3 dạng ra. Vùng chữ V giữa
ngón 2 và ngón 3 để tiêm.
-
Lưu ý:
+ Không nên tiêm bắp ở cơ delta và mông cho trẻ < 2 tuổi.
+ Đùi là vị trí thường được chọn trong tiêm bắp ở trẻ em
10
2.5.2. Tiêm dưới da (SUBCUTANEOUS) SC
Là đưa một lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết dưới da.
-
Cỡ kim : 25G, dài 1.5 – 2.5 cm.
-
Góc độ tiêm : 300 - 450 so với mặt da.
-
Vị trí tiêm:
+ Đầu dưới cơ delta.
+ Hai bên rốn cách rốn 5 cm.
+ 1/3 giữa mặt trước ngoài của đùi.
2.5.3. Tiêm tĩnh mạch (INTRAVENOUS) IV
Là đưa một lượng thuốc trực tiếp vào cơ thể theo đường tĩnh mạch.
11
-
Chỉ định:
+ Khi người bệnh cần có tác dụng nhanh của thuốc với cơ thể.
+ Cần đưa vào cơ thể người bệnh một khối lượng thuốc, dịch nhiều.
-
Chống chỉ định:
+ Những loại thuốc dầu (gây tắc mạch), …
-
Cỡ kim: 19 - 25G, dài 2.5 - 4 cm.
-
Góc độ tiêm : Trung bình 300 so với mặt da tùy vị trí tĩnh mạch.
-
Vị trí tiêm: các tĩnh mạch ngoại biên. Ưu tiên chọn các tĩnh mạch:
+ To, rõ, thẳng, ít di động.
+ Mềm mại, không gần khớp, dễ cố định.
+ Thực tế thường chọn các tĩnh mạch sau để tiêm:
o Tĩnh mạch khuỷu tay.
o Tĩnh mạch cẳng tay, cổ tay, mu bàn tay.
o Tĩnh mạch bàn chân.
o Tĩnh mạch cổ chân.
o Trong trường hợp cần thiết có thể tiêm vào tĩnh mạch cảnh, dưới đòn, tĩnh mạch
bẹn (bác sĩ thực hiện).
o Riêng trẻ em: có thể chọn tĩnh mạch đầu.
12