Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Trình tự giải quyết vụ việc và hướng giải quyết tình huống về vụ việc ly hôn yếu tố nước ngoài (tư pháp quốc tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.27 KB, 21 trang )

lO MoARcPSD|9797480

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
----------

BÀI TẬP NHĨM
MƠN TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề số 06: Trình tự giải quyết vụ việc và hướng giải quyết tình
huống về vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngoài?

Hà Nội – 2022


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2022

BIÊN BẢN HỌP NHĨM
Nhóm 2 – K7B
Mơn: Luật Tư pháp quốc tế
Khoa: Pháp luật quốc tế
Đề tài số 06: Xem xét vụ việc sau:
Nguyên đơn: Chị Nguyễn Hồng M, sinh ngày 17/11/1982. Địa
chỉ: chung cư TL, phường H, quận L, thành phố Đà Nẵng. Bị
đơn: Anh Trần Tiến N, sinh ngày 15/8/198.
Nơi đăng ký hộ khẩu trước khi xuất cảnh: xã L, thành phố Đ, tỉnh Quảng Bình.
Địa chỉ: J st C, Australia. Hiện đang du học tại: Trường S College of English pty
Ltd, M street, Broadway S, Australia.
Chị và anh N tìm hiểu và yêu nhau tự nguyện, đăng ký kết hôn vào ngày
20/7/2004 tại UBND xã N, thị xã Đ, tỉnh Quảng Bình. Sau khi kết hơn vợ chồng


bất đồng quan điểm trong cuộc sống nên giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy ra
mâu thuẫn. Đến năm 2009 chị M và chồng đã sống ly thân, chị M đã vào Đà Nẵng
sinh sống và làm việc; Năm 2013 anh N cũng đi Úc làm việc cho đến nay. Trong
thời gian xa nhau vợ chồng cũng không quan tâm đến cuộc sống của nhau. Chị M
nhận thấy mục đích hơn nhân khơng đạt được nên có nguyện vọng xin ly hôn với
anh N.
Về con chung: Vợ chồng co một con chung là cháu H, sinh ngày 22/01/2005
hiện sống với chị M. Tại đơn khởi kiện ngày 14/3/2017 sau khi ly hơn chị M có
nguyện vọng được trực tiếp chăm sóc ni dưỡng con và khơng u cầu anh N


cấp dưỡng; nhưng ở bản tự khai ngày 15/5/2017 chị M khai cháu H có nguyện
vọng ở với bố.
Về tài sản chung: Khơng có, khơng u cầu Tịa án giải quyết. Nợ chung vợ
chồng: Khơng có.
Ngày 01/11/2017, anh Phan Tiến M có bản tự khai và đơn xin vắng mặt gửi về
cho chị N trong đó nêu rõ quan điểm về việc giải quyết vụ án và đề nghị Tòa án
giải quyết vắng mặt. Căn cứ khoản 1 Điều 228, điểm a khoản 5 Điều 477 Bộ luật
tố tụng dân sự, Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngồi theo luật định.
Hãy xác định trình tự giải quyết vụ việc trên và hướng giải quyết vụ việc.
Thành viên tham gia: 07/07 thành viên Nhóm 2 lớp K7B
Địa điểm: Phịng Google classroom
Nội dung chính của buổi họp ( 20h ngày 16/3/2022 và 20h ngày 18/03/2022)
Trước buổi họp, các thành viên đã nghiên cứu, tìm hiểu đề tài và vạch nội
dung cần phân tích cho đề tài số 03. Các thành viên nêu ý kiến về các ý cần triển
khai, thảo luận đi đến thống nhất về những ý chung cần phân tích về đề tài và phân
cơng chi tiết công việc.
Bàn luận và bổ sung ý kiến về mỗi phần các thành viên đã nghiên cứu,
tiếp tục hoàn thiện nội dung. Qua ý kiến đóng góp các thành viên trong q trình
phân tích, nhóm thống nhất sắp xếp và chỉnh sửa bố cục trình bày các phần trong

vấn đề nghiên cứu một lần nữa, đưa ra đánh giá về việc nghiên cứu đề tài này.
Thống nhất ý chính cần trình bày trong powerpoint và thiết kế powerpoint cho hợp
lí, một số phần cần kiểm tra lại, giải đáp thắc mắc của một số thành viên và biên
tập word và cùng thuyết trình thử trước cả nhóm.


Chi tiết công việc và đánh giá như sau:
Thành viên
1. Đàm Ngọc Hồng Như

Nội dung cơng việc

Đánh giá

Giải quyết trình tự, thủ tục giải quyết

A

tại Tòa”
2. Nguyễn Gia Bảo Khương Giải quyết phần thẩm quyền giải

A

quyết, pháp luật áp dụng. Nêu thực
trạng và một số kiến nghị. Thiết kế
powerpoint.
3. Trịnh Nguyễn Ngọc Hân

Giải quyết trình tự, thủ tục giải quyết


A

tại Tòa
4. Lê Thị Minh Lan

Giải quyết phần thẩm quyền giải

A

quyết, pháp luật áp dụng. Nêu thực
trạng và một số kiến nghị. Tổng hợp
lại vấn đề, chỉnh sửa nội dung word.
5. Nguyễn Thị Thu Hằng

Giải quyết phần xác định đây có phải

A

vụ ly hơn có yếu tố nước ngồi
khơng?”. Viết kết luận
6. Đặng Thị Hải Yến

Phân tích hướng giải quyết về vấn đề

A

con chung.
7. Nguyễn Thị Hồi Yến

Phân tích một số vấn đề lý luận về ly

hơn có yếu tố nước ngồi. Viết mở
đầu. Thiết kế powerpoint.

Thư kí
Đặng Thị Hải Yến

Nhóm trưởng
Lê Thị Minh Lan

A


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................................................2
1. Một số vấn đề lý luận về ly hơn có yếu tố nước ngồi..................................2
1.1. Khái niệm ly hơn có yếu tố nước ngồi......................................................2
1.2. Đặc điểm của ly hơn có yếu tố nước ngồi.................................................2
2. Giải quyết tình huống......................................................................................3
2.1. Tình huống..................................................................................................3
2.2. Giải quyết tình huống..................................................................................4
2.2.1. Xác định đây là vụ tranh chấp ly hơn có yếu tố nước ngồi.................4
2.2.2. Xác định thẩm quyền, pháp luật áp dụng giải quyết vụ việc................5
2.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc trên tại Tịa án...............................5
2.2.4. Hướng giải quyết về quan hệ hơn nhân và vấn đề con chung,án phí...8
3. Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về ly hơn có
yếu tố nước ngồi.............................................................................................9
3.1. Thực trạng ly hơn có yếu tố nước ngồi ở nước ta hiện nay.......................9
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc ly hơn có yếu

tố nước ngồi.............................................................................................11
KẾT LUẬN........................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................14


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Luật Hôn nhân và gia đình:

LHN&GĐ

Bộ luật Tố tụng Dân sự:

BLTTDS


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, sự phát triển của khoa học kĩ thuật và
giao lưu, hợp tác quốc tế đã kéo theo việc mở rộng các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngồi nói chung và quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi nói
riêng trong đời sống xã hội của các quốc gia. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngồi thì ly hơn có yếu tố nước ngồi là một nội dung quan trọng
ln nhận được sự quan tâm nhất định của các nhà làm luật cũng như các cơ quan
áp dụng pháp luật. Hiện nay, các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam nhìn
chung có thể giải quyết được phần lớn những nội dung phát sinh trong quan hệ ly
hơn có yếu tố nước ngồi. Tuy nhiên, thực tiễn các Tịa giải quyết vụ việc ly hơn
có yếu tố nước ngồi cho thấy từ các điều khoản xác định thẩm quyền của Tòa án
quốc gia đến xác định pháp luật áp dụng,... còn gặp một số vướng mắc, bất cập
nhất định. Ngồi ra, những trường hợp đương sự muốn ly hơn nhưng vụ việc có

yếu tố nước ngồi thì thường đặt ra vấn đề phải giải quyết như thế nào? Trình tự
thủ tục để tiến hành ly hơn có yếu tố nước ngồi? Xuất phát từ những lý do trên,
nhóm 2 K7B đã chọn đề tài số 06 giải quyết tình huống về ly hôn giữa công dân
Việt Nam với người Việt Nam định cư ở nước ngồi nhằm tìm hiểu, nghiên cứu và
làm rõ vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngoài, những quy định của Tư pháp quốc tế
về xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam, pháp luật áp dụng cũng như hướng
giải quyết tình huống và nêu ra thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
quy định về giải quyết vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngồi.


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Một số vấn đề lý luận về ly hơn có yếu tố nước ngồi
1.1. Khái niệm ly hơn có yếu tố nước ngồi
Luật hơn nhân và gia đình đã dành nhiều điều luật để quy định về vấn đề
ly hơn có yếu tố nước ngồi. Tuy nhiên, cho đến nay, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ
sung LHN&GĐ cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan vẫn chưa quy
định khái niệm “ly hơn có yếu tố nước ngồi”.
Theo quy định tại khoản 25 Điều 3 LHN&GĐ năm 2014: “Quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi là quan hệ hơn nhân và gia đình mà ít
nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngồi; quan hệ hơn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật
nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngồi.”
Quan hệ hơn nhân và gia đình là quan hệ theo nghĩa rộng, quan hệ ly hôn
là một phần trong quan hệ hơn nhân và gia đình nên ta có thể dựa vào khái niệm
trên để giải thích cho khái niệm ly hơn có yếu tố nước ngồi. Như vậy, có thể
hiểu: “Ly hơn có yếu tố nước ngồi là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa vợ
và chồng mà ít nhất một trong hai bên là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngồi; hoặc giữa cơng dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác

lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước ngoài, phát sinh
tại nước ngoài; hoặc tài sản liên quan đến việc ly hơn ở nước ngồi”.
1.2. Đặc điểm của ly hơn có yếu tố nước ngồi
Với khái niệm trên thì có thể xác định vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngồi
nếu có một trong bốn đặc điểm sau:
Thứ nhất, ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngồi. Ví dụ: Ly hơn giữa cơng dân Hàn Quốc với cơng dân Việt
Nam tại Việt Nam thì cơng dân Hàn Quốc tại Việt Nam được gọi là người nước
ngoài và đây là quan hệ ly hơn có yếu tố nước ngoài.


Thứ hai, về yếu tố nơi cư trú của đương sự được hiểu là đương sự (người
nước ngoài hay người Việt Nam) cư trú ở đâu thì tịa án ở đó có thẩm quyền giải
quyết.
Thứ ba, về sự kiện pháp lý. Các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng
căn cứ để chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước
ngoài.
Thứ tư, đối tượng của quan hệ ly hơn đó là tài sản ở nước ngoài. Nếu tài sản
liên quan đến quan hệ ly hôn không nằm trên lãnh thổ Việt Nam mà ở nước ngồi,
thì quan hệ đó cũng được coi là quan hệ ly hơn có yếu tố nước ngồi. Trong
trường hợp này, không cần phải xét đến các đặc điểm trên. Chẳng hạn: Hai
công dân Việt Nam xin ly hôn tại Tịa án Việt Nam nhưng vợ chồng có khối tài
sản chung là chiếc xe ô tô cùng một khoản tiền ở Nhật Bản. Đây được xác định là
tài sản ở nước ngồi nên được gọi là ly hơn có yếu tố nước ngồi.
2. Giải quyết tình huống
2.1. Tình huống
Ngun đơn: Chị Nguyễn Hồng M, sinh ngày 17/11/1982
Địa chỉ: chung cư TL, phường H, quận L, thành phố Đà Nẵng.
Bị đơn: Anh Trần Tiến N, sinh ngày 15/8/1981.
Nơi đăng ký hộ khẩu trước khi xuất cảnh: xã L, thành phố Đ, tỉnh Quảng Bình, Địa

chỉ: J st C, Australia. Hiện đang du học tại: Trường S College of English pty Ltd,
M street, Broadway S, Australia.
Chị và anh N tìm hiểu và yêu nhau tự nguyện, đăng ký kết hôn vào ngày
20/7/2004 tại UBND xã N, thị xã Đ, tỉnh Quảng Bình. Sau khi kết hôn vợ chồng
bất đồng quan điểm trong cuộc sống nên giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy ra
mâu thuẫn. Đến năm 2009 chị M và chồng đã sống ly thân, chị M đã vào Đà Nẵng
sinh sống và làm việc; Năm 2013 anh N cũng đi Úc làm việc cho đến nay. Trong
thời gian xa nhau vợ chồng cũng không quan tâm đến cuộc sống của nhau.
Chị M nhận thấy mục đích hơn nhân khơng đạt được nên có nguyện vọng xin ly
hơn với anh N.


Về con chung: Vợ chồng có một con chung là cháu H, sinh ngày 22/01/2005
hiện sống với chị M. Tại đơn khởi kiện ngày 14/3/2017 sau khi ly hôn chị M có
nguyện vọng được trực tiếp chăm sóc ni dưỡng con và không yêu cầu anh N cấp
dưỡng; nhưng ở bản tự khai ngày 15/5/2017 chị M khai cháu H có nguyện vọng ở
với bố.
Về tài sản chung: Khơng có, khơng u cầu Tịa án giải quyết. Nợ chung vợ
chồng: Khơng có.
Ngày 01/11/2017, anh Trần Tiến N có bản tự khai và đơn xin vắng mặt gửi về cho
chị N trong đó nêu rõ quan điểm về việc giải quyết vụ án và đề nghị Tòa án giải
quyết vắng mặt. Căn cứ khoản 1 Điều 228, điểm a khoản 5 Điều 477 Bộ luật tố
tụng dân sự, Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài theo luật định.
Hãy xác định trình tự giải quyết vụ việc trên và hướng giải quyết vụ việc?
2.2. Giải quyết tình huống
2.2.1. Xác định đây là vụ tranh chấp ly hơn có yếu tố nước ngồi
Theo tình huống, anh Trấn Tiến N là công dân Việt Nam kể từ năm 2013
đã sang Úc du học cho tới thời điểm chị M xin ly hôn nên căn cứ tại khoản 3
Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định:“Người Việt Nam định cư ở nước
ngồi là cơng dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu

dài ở nước ngồi” thì anh N được xác định là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài. Do vậy, quan hệ ly hôn giữa anh N và chị M là quan hệ ly hơn có yếu tố
nước ngồi, căn cứ theo khoản 25 Điều 3 LHN&GĐ 2014 quy định: “Quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi là quan hệ hơn nhân và gia đình
mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngồi; quan hệ hơn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là cơng dân
Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngồi, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó
ở nước ngồi”. Như vậy, dựa trên căn cứ trên có thể thấy đây là một quan hệ
hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi.
Trong tình huống này, năm 2009 chị M đã ly thân với anh N và tới năm
2017, do nhận thấy mục đích hơn nhân không đạt được nên chị M đã nộp đơn


xin ly hơn. Có thể thấy việc u cầu ly hơn xuất phát từ một bên ý chí của chị M
chứ không phải cả hai vợ chồng đều yêu cầu Tịa án giải quyết ly hơn. Như vậy,
đây là vụ án tranh chấp về ly hơn có yếu tố nước ngoài.
2.2.2. Xác định thẩm quyền, pháp luật áp dụng giải quyết vụ việc
Về xác định thẩm quyền giải quyết, giữa Việt Nam và Australia không ký
kết các điều ước quốc tế liên quan tới vấn đề giải quyết vụ việc trong tình huống.
Theo đó, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 469 BLTTDS năm 2015 thì trong vụ
việc ly hơn trên có ngun đơn là chị M là cơng dân Việt Nam nên thẩm
quyền chung giải quyết vụ tranh chấp ly hơn có yếu tố nước ngồi này thuộc thẩm
quyền của Tòa án Việt Nam.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 123 LHN&GĐ năm 2014 thì thẩm quyền giải quyết
vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngồi tại Tịa án được thực hiện theo quy định của
BLTTDS. Như đã xác định ở trên đây là một vụ tranh chấp ly hơn có yếu tố nước
ngồi, bị đơn là anh N vào thời điểm chị M xin ly vẫn đang định cư và du học tại J
st C, Australia. Trường hợp này bị đơn đang ở nước ngoài và xét thấy Tòa án cần
phải ủy thác tư pháp cho Cơ quan đại diện Việt Nam tại Úc về việc tống đạt các

giấy tờ liên quan tới giải quyết vụ việc. Do vậy, theo quy định tại điểm c khoản 1
Điều 37 viện dẫn khoản 3 Điều 35 BLTTDS năm 2015 thì Tịa án nhân dân cấp
tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Thêm vào đó, căn cứ tại điểm a
khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015, do bị đơn có nơi cư trú tại tỉnh Quảng Bình
trước khi sang du học tại Úc nên chị M nộp đơn xin ly hôn và thẩm quyền giải
quyết sẽ thuộc Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Về xác định pháp luật áp dụng, theo quy định tại khoản 1 Điều 122 và
khoản 2 Điều 127 LHN&GĐ năm 2014 thì do khơng có điều ước quốc tế giữa
Việt nam và Úc điều chỉnh nội dung này và anh N là người Việt Nam định cư ở
nước ngồi có nơi thường trú chung với chị M là Việt Nam (theo cách hiểu
trong quy định của Tư pháp quốc tế) nên việc giải quyết vụ việc ly hôn trên sẽ
áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về ly hơn có yếu tố nước ngồi.
2.2.3. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc trên tại Tòa án


Thứ nhất, tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu. Để tiến hành giải quyết thủ tục ly
hôn của chị M với anh N là người Việt Nam đang định cư ở nước ngồi trong
trường hợp khơng có tài sản chung, chị M cần chuẩn bị và nộp đầy đủ các giấy
tờ sau tại Tịa: Đơn xin ly hơn đơn phương được ban hành theo mẫu; Bản chính
Giấy chứng nhận kết hơn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng
nhận kết hơn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền; Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao chứng
thực) (nếu khơng có giấy tờ tùy thân của người đang định cư nước ngồi thì chuẩn
bị giấy tờ của người yêu cầu ly hôn); Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con
chung; Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có); Nếu
người chồng/vợ khơng thể có mặt tại phiên tòa cần gửi Đơn xin xét xử vắng mặt.
Nếu hồsơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa
án thì Tịa án sẽ ra thơng báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền
tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí án phí và nộp cho

Tịa án biên lai thu tiền cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp
cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Sau đó, Tịa án sẽ thực hiện việc
xác minh địa chỉ cư trú của anh N đang định cư tại nước ngoài bằng một số thủ tục
uỷ thác tư pháp.
Thứ hai, thủ tục uỷ thác tư pháp cho người VN ở nước ngoài. Căn cứ vào
các quy định pháp luật thì thơng thường những vụ việc dân sự phải tiến hành ủy
thác tư pháp là những vụ việc hoặc vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, bởi vốn
dĩ đây là vấn đề quan trọng, mang tính quyết định để đủ điều kiện đưa vụ án ra xét
xử. Như đã phân tích ở trên, đây là vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngoài nên phải
tiến hành uỷ thác tư pháp.
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải tiến hành ủy thác tư pháp thông qua cơ
quan đại diện Việt Nam tại Australia về việc tống đạt các giấy tờ: Thông báo thụ
lý vụ án, đơn xin ly hôn của chị N, thông báo trên cổng thông tin điện tử và thông
báo về việc cung cấp lời khai, tài liệu, chứng cứ cho anh M, niêm yết các


giấy tờ tại Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Úc trong trường hợp anh N không
đến nhận. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư liên tịch 12/2016 TTLTBTP-BNG-TANDTC quy định về hồ sơ ủy thác tư pháp nước ngồi thì “Trường
hợp giữa Việt Nam và nước ngồi chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư
pháp trong lĩnh vực dân sự thì hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài gồm các
văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự; văn
bản ủy thác tư pháp về dân sự; giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền của nước được ủy thác; biên lai nộp phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự
của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định hiện hành về phí, lệ phí ủy thác tư
pháp về dân sự và chi phí thực tế (nếu có)”.
Đối chiếu với tình huống trên ta thấy rằng, sau khi Tồ án đã nhận được văn
bản thông báo về kết quả tống đạt của Đại sứ quán Việt Nam tại Australia về
thơng tin của anh N thì Tịa án sẽ phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư
pháp của nước ngoài (hợp lệ về thẩm quyền, đầy đủ về các thơng tin và tài liệu
có liên quan). Ngoài ra, trong trường hợp này nhằm tăng thêm sức thuyết phục và

khách quan cho việc xét xử thì nguyên đơn là chị M có thể đề nghị Tịa án hoặc
Toà án chủ động ra quyết định trưng cầu giám định chữ ký, chữ viết tại bản tự
khai, đơn xin vắng mặt của anh N gửi cho Tòa án. Nếu hồn tồn trùng khớp
khơng có sự giả tạo thì Tồ án có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết đơn ly hôn
cho chị M theo yêu cầu.
Thứ ba, căn cứ tại khoản 1 Điều 476 BLTTDS năm 2015 thì Tịa án phải gửi
thơng báo thụ lý vụ án, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (sau đây gọi chung là
phiên họp hòa giải), mở lại phiên họp hòa giải, mở phiên tòa và mở lại phiên tịa
trong văn bản thơng báo thụ lý vụ án cho đương sự ở nước ngồi. Trong tình
huống này, theo quy định tại khoản 1 Điều 477 viện dẫn Điều 207 BLTTDS năm
2015 thì giai đoạn chuẩn bị xét xử Tịa án khơng tiến hành hịa giải được bởi Tòa
án đã nhận được kết quả tống đạt và anh N đã gửi bản tự khai và đơn xin vắng
mặt nêu rõ quan điểm về việc giải quyết vụ án và đề nghị Tòa án giải quyết vắng
mặt. Theo đó, Tồ án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.


Về thời hạn mở phiên tòa, theo điểm b khoản 2 Điều 476 BLTTDS năm
2015 thì phiên tịa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng,
kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Toà án xử lý kết quả tống đạt văn
bản tố tụng.
Trong tình huống này, ngày 01/11/2017, anh Phan Tiến M có bản tự khai và
đơn xin vắng mặt gửi về cho chị N trong đó nêu rõ quan điểm về việc giải quyết
vụ án và đề nghị Tịa án giải quyết vắng mặt nên có thể thấy đương sự đã cung cấp
đầy đủ lời khai; tài liệu, chứng cứ và đương sự đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ
căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 477 BLTTDS năm 2015.
2.2.4. Hướng giải quyết về quan hệ hơn nhân và vấn đề con chung, án phí
Về quan hệ hơn nhân, trong tình huống, hơn nhân giữa chị M với anh N đã
tuân thủ đúng các điều kiện kết hôn và đã đăng ký kết hôn tại Cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hơn. Do đó, căn cứ Điều

9 LHN&GĐ năm 2014 thì đây là hơn nhân hợp pháp. Mà trong quá trình chung
sống vợ chồng chị M thường xuyên bất đồng về quan điểm sống nên thường xảy
ra mâu thuẫn. Ngồi ra, cũng theo trình bày của chị M xét thấy trong thời gian xa
nhau, hai vợ chồng cũng không quan tâm đến cuộc sống của nhau, mục đích hơn
nhân khơng đạt được căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 51, 56 LHN&GĐ
2014 Tòa án giải quyết cho chị M ly hôn với anh N.
Về con chung, căn cứ khoản 2 Điều 81 LHN&GĐ 2014 thì cháu H sinh
ngày 22/01/2005 đến năm 2017 đã hơn 7 tuổi và trong bản tự khai ngày
15/05/2016 cháu có nguyện vọng ở với bố. Do vậy, Toà án phải xem xét nguyện
vọng của cháu H Tuy nhiên, trường hợp này cũng phải căn cứ vào quyền lợi về
mọi mặt của con như điều kiện trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con…,
tất cả những điều đó đều nhằm hướng đến lợi ích về mọi mặt của con 1. Trên thực
tế, ý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần
để Tòa án xem xét đi đến quyết định, khơng có ý nghĩa hồn tồn

1

Xem thêm Nguyễn Phan Nam (2019), Quyền ni con khi ly hôn và các quy định của pháp luật, Tạp chí Tịa
án nhân dân điện tử, tham khảo tại truy cập ngày 16/03/2022.


quyết định. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 82, Điều 110 LHN&GĐ 2014,
người khơng trực tiếp ni con cịn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Như vậy, mặc dù cháu H có nguyện vọng ở với anh N nhưng anh N hiện
tại đang sống và làm việc ở Úc, không có điều kiện để trực tiếp ni dưỡng con.
Đồng thời, xét tới chị M có đủ điều kiện ni cháu H và có nguyện vọng được
ni cháu H cũng như không buộc N phải thực hiện nghĩa cụ cấp dưỡng nên yêu
cầu của chị M được chấp nhận. Do đó, anh N không phải cấp dưỡng cho cháu H.
Về án phí và các chi phí khác, theo khoản 4 Điều 147 BLTTDS năm 2015
thì nguyên đơn là chị M phải có nghĩa vụ nộp án phí. Đối với án phí ly hơn có yếu

tố nước ngồi, căn cứ vào Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, án phí sơ thẩm
giải quyết vụ việc tranh chấp về ly hơn có yếu tố nước ngồi trong trường hợp trên
là 300 nghìn đồng. Chị M cịn phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp xác minh ra nước
ngồi là 200 nghìn đồng và chí phí giám định chữ ký (nếu có).
3. Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hồn thiện quy định về ly hơn có
yếu tố nước ngồi
3.1. Thực trạng ly hơn có yếu tố nước ngồi ở nước ta hiện nay
Hiện nay, hơn nhân có yếu nước ngồi nói chung và vấn đề ly hơn có yếu tố
nước ngồi nói riêng là một một trong những nội dung quan trọng chịu sự điều
chỉnh trực tiếp bởi lĩnh vực tư pháp quốc tế. Mặc dù đã có nhiều sửa đổi, bổ sung
đối với các văn bản pháp luật pháp luật về HN&GĐ ở Việt Nam nhằm phù hợp
hơn với mục tiêu, định hướng của pháp luật quốc tế, tuy nhiên khi tiến hành giải
quyết vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngồi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn, bất cập 2. Đặc biệt là trong hoạt động ủy
thác tư pháp trong một số công việc như ghi lời khai, tống đạt giấy tờ, thu thập
chứng cứ, xác minh địa chỉ, trưng cầu giám định,.. Cụ thể: Thứ nhất, đối với các
vụ án hôn nhân gia đình, bị đơn thường là cơng dân Việt Nam định cư ở nước
ngồi, cơng dân nước ngồi, hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang định
cư ở nước ngoài. Việc ủy thác tư pháp để ghi lời khai của những
2

Xem thêm Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Ly hơn có yếu tố nước ngồi ở nước ta hiện nay, Tạp chí Tịa án nhân
dân điện tử, tham khảo tại truy cập ngày 17/03/2022.


người đang ở những nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì
hầu như khơng có kết quả3. Điển hình như trong vụ việc ly hơn trên, đã xảy ra
trường hợp Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Úc đã chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp
cho đương sự và đã niêm yết các văn bản ủy thác tại trụ sở Đại sứ quán nhưng
đương sự không đến nhận hồ sơ tống đạt mà chỉ gửi bản tự khai và đơn xin vắng

mặt tới Tòa án Việt Nam. Ngồi ra, cịn chưa kể đến các đương sự cố tình kéo dài
thời gian giải quyết vụ án thậm trí cố tình làm cho vụ án khơng thể giải quyết
được.
Thứ hai, khi giải quyết vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngồi cịn gặp phải
khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Cụ thể như trường hợp khơng có điều ước
quốc tế nên khi giải quyết đã áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy
nhiên, trong một số vụ việc tòa án Việt Nam xác định thuộc thẩm quyền và đưa ra
phán quyết, nhưng do các quốc gia khác cũng cho rằng thẩm quyền giải quyết
cũng thuộc thẩm quyền của nước họ, điều này dẫn đến xung đột pháp luật giữa
Việt Nam và các nước đó như vụ ly hơn giữa Lý Hương và chồng là Tony Lam 4.
Đối với trường hợp trên thì có hai hệ thống pháp luật điều chỉnh đó là Pháp luật
Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. Mặc dù,Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
đã xử cho nữ diễn viên này được ly hôn chồng và giao quyền ni con cho người
mẹ nhưng phía Tịa án New York phán quyết, quyền nuôi con chung của cả hai
được giao hoàn toàn cho Tony Lam. Mà theo quy định của pháp luật Việt Nam thì
trường hợp này thuộc thẩm quyền riêng biệt chỉ Tòa án Việt Nam mới có thẩm
quyền giải quyết. Do đó tịa án Việt Nam không chấp nhận và cho thi hành đối
với bất kỳ phán quyết của cơ quan tài phán của các nước khác.
Thứ ba, xét đến yếu tố chủ thể là người Việt Nam định cư ở nước ngồi
thì theo quy định của Luật Quốc tịch năm 2008,“người Việt Nam định cư ở
nước
3

Lâm Tố Trinh (2021), Giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngồi – Vướng mắc và kiến nghị, Tạp chí Tịa án
nhân dân điện tử, tham khảo tại truy cập ngày 18/03/2022.
4
Xem thêm Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), Ly hơn có yếu tố nước ngồi ở nước ta hiện nay, Tạp chí Tịa án nhân
dân điện tử, tham khảo tại truy cập ngày 17/03/2022.



ngồi là cơng dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu
dài ở nước ngoài”. Tuy nhiên, thời gian để xác định “lâu dài” không được quy
định cụ thể trong một văn bản nào, do vậy gây ra khó khăn cho việc xác định
thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Bởi lẽ, dấu hiệu quốc tịch và nơi cư trú của
đương sự là 2 dấu hiệu để Tòa án xác định thẩm quyền đối với vụ việc ly hơn có
yếu tố nước ngồi5.
Thứ tư, có thể thấy việc áp dụng và đào tạo về Tư pháp quốc tế ở nước ta
hiện nay vẫn còn tương đối ít và chưa được chun sâu. Theo đó, khi giái quyết
các vấn đề về quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và vụ việc ly hơn có yếu tố
nước ngồi nói chung, tại các Tịa án Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn
trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, xác định thẩm quyền và pháp luật áp dụng. Bởi lẽ,
do trình độ, kiến thức chun mơn, ngoại ngữ của các Thẩm phán còn nhiều hạn
chế khi giải quyết các vấn đề quốc tế. Vì thế, đã gây rất nhiều khó khăn cho việc
tiếp cận pháp luật nước ngồi và trong q trình tiến hành tố tụng, tống đạt giấy tờ
cho các đương sự nước ngoài.
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc ly hơn có
yếu tố nước ngồi
Trong những năm gần đây, số vụ ly hôn ngày càng tăng, thủ tục giải quyết
các vụ án ly hơn có yếu tố nước ngồi cịn nhiều vướng mắc. Theo đó, ngày
26/11/2018, Tịa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 253/TANDTC- PC
hướng dẫn giải quyết vụ án li hơn có bị đơn là người Việt Nam ở nước ngồi
nhưng khơng rõ địa chỉ. Tuy nhiên, trong tương lai Tòa án cần có những văn bản
hướng dẫn để giải quyết những trường hợp trên, để đảm bảo hoạt động tố tụng
được giải quyết thống nhất trong từng vụ việc.
Một là, tăng thẩm quyền của Tòa án cấp huyện 6. Hiện tại chỉ có Tịa án cấp
tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hơn có yếu tố nước ngồi, vì vậy cần sớm
sửa đổi quy định của pháp luật theo hướng tăng thẩm quyền xét xử mới cho
5

Xem thêm Ngô Minh Phương Thảo (2021), Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ly hơn có yếu tố

nước ngồi, Tạp chí Phát triển Khoa học và Cơng nghệ - Kinh tế - Luật và Quản lý, số 05(3), tr.1611-1618.
6
Nguyễn Trường Thọ & Lâm Tố Trinh (2021), Những vướng mắc khi áp dụng pháp luật về ly hơn có yếu tố
nước ngoài và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, Tạp chí Cơng Thương, số 8.


Tòa án cấp huyện trong việc giải quyết một số vụ án ly hơn có yếu tố nước ngồi
nhằm giảm bớt gánh nặng cho cơ quan tố tụng cấp tỉnh,cũng như giúp giải quyết
các vụ án ly hơn có yếu tố nước ngồi nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo quyền,
lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Hai là, cần có quy định cụ thể, rõ ràng hơn về thời hạn giải quyết vụ án vừa
để đảm bảo không bị kéo dài, vừa để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự. Ngoài ra, cần thống nhất xác định thế nào là "người Việt Nam định cư ở
nước ngoài", cụ thể về thời hạn xác định bao lâu là lâu dài hay trường hợp người
Việt Nam đi công tác, học tập, du lịch với hình thức như thế nào, thời hạn hợp
đồng bao lâu.
Ba là, cần hoàn thiện việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với các
quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có số lượng lớn công dân kết hôn với người
Việt Nam hoặc các quốc gia có người Việt Nam đến sinh sống để làm cơ sở cho
việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngồi một cách có hiệu quả.
Ngồi ra, có thể thấy rằng nguyên tắc luật nơi cư trú và luật quốc tịch
được ưu tiên áp dụng để xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia và giải quyết
xung đột pháp luật trong ly hơn có yếu tố nước ngồi. Bên cạnh đó, ngun tắc
Lexfori (luật tịa án) cũng được áp dụng như giải pháp cuối cùng (cụ thể như tại
khoản 2 Điều 127 LHN&GĐ năm 2014). Đây là các nguyên tắc được thừa nhận
rộng rãi trong Tư pháp quốc tế các nước và Việt Nam cần sửa đổi không chỉ để
phù hợp với quy định quốc tế mà còn giúp việc giải quyết các vụ việc được dễ
dàng, nhanh chóng cũng như đảm bảo các quyền và lợi ích của các bên trong quan
hệ quốc tế.



KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu, phân tích và đưa ra các bước, trình tự, hướng giải
quyết tình huống về vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngồi, nhóm 2 K7B đã làm rõ
những quy định về xác định vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngồi, thẩm quyền giải
quyết, pháp luật áp dụng và thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật Nam
trong trường hợp giữa Việt Nam và quốc gia khác không ký kết điều ước quốc tế.
Đồng thời, nêu ra thực trạng và một số kiến nghị nhằm hồn thiện quy định về ly
hơn có yếu tố nước ngồi. Có thể thấy rằng, bất kỳ một quan hệ dân sự nào có
xuất hiện yếu tố nước ngoài cũng đều phải trải qua một quá trình giải quyết khá
phức tạp, đặc biệt là vấn đề ly hôn khi vợ hoặc chồng đang định cư ở nước ngồi.
Chính vì vậy, để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đồng thời
nâng cao hiệu quả giải quyết của Tòa án về các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước
ngồi thì Việt Nam cần hoàn thiện việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với
các quốc gia cũng hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật quốc gia.
Điều này sẽ góp phần làm cơ sở cho việc giải quyết ly hơn có yếu tố nước ngồi
một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là công tác tuyên truyền
giáo dục về tác hại của hôn nhân có yếu tố nước ngồi khi khơng có sự tự nguyện
thực sự và hệ lụy của việc ly hôn đối với đất nước, xã hội, gia đình và bản thân
người tham gia quan hệ.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại Giao, Tịa án nhân dân tối cao (2016), Thơng tư liên
tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19 tháng 10 năm 2016 quy
định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.

2.


Đồn Thị Ngọc Hải (2019), Ly hơn có yếu tố nước ngồi ở nước ta hiện nay,
Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, tham khảo tại />
truy

cập

ngày 17/03/2022.
3.

Phạm Thị Hồng Mỵ (2019), Quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế thông
qua vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử,
tham khảo tại truy
cập ngày 18/03/2022.

4.

Nguyễn Phan Nam (2019), Quyền nuôi con khi ly hôn và các quy định của
pháp luật, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, tham khảo tại
truy cập ngày 16/03/2022.

5.

Quốc hội (2008), Luật Quốc tịch năm 2008.

6.

Quốc hội (2013), Hiến pháp.

7.


Quốc hội (2014), Luật Hơn nhân và Gia đình.

8.

Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng Dân sự.

9.

Ngô Minh Phương Thảo (2021), Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt
Nam về ly hơn có yếu tố nước ngồi, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công
nghệ - Kinh tế - Luật và Quản lý, số 05(3), tr.1611-1618.

10.

Tòa án nhân dân tối cao (2018), Công văn số 253/TANDTC-PC ngày 26
tháng 11 năm 2018 về giải quyết vụ án ly hơn có bị đơn là người Việt Nam ở
nước ngồi nhưng khơng rõ địa chỉ.

11.

Nguyễn Trường Thọ & Lâm Tố Trinh (2021), Những vướng mắc khi áp
dụng pháp luật về ly hơn có yếu tố nước ngoài và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật, Tạp chí Cơng Thương, số 8.


12.

Lâm Tố Trinh (2021), Giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngồi –
Vướng mắc và kiến nghị, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, tham khảo tại

truy cập ngày 18/03/2022.

13.

Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất
bản Tư pháp, Hà Nội.

14.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016), Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về
mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tịa án.



×