Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHO LOGISTICS QUỐC TẾ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Anh Tuấn
Trường Đại học Thủy lợi, email:
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Dịch vụ logistics tồn tại khách quan cùng
với sự phát triển sản xuất hàng hóa - dịch vụ
của nhân loại đã hàng nghìn năm trước, ban
đầu logistics được phát triển trong hoạt động
hậu cần trong quân đội nhằm bảo đảm vận
chuyển quân lương cho quân đội. Sau đó,
logistics được ứng dụng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Thời gian đầu, logistics chủ
yếu là hoạt động tự thân của các tổ chức,
doanh nghiệp nhằm để bảo đảm dịng chảy vật
chất: vật tư - hàng hóa - dịch vụ và thông tin
trong nội bộ của tổ chức. Rõ ràng hoạt động
logistics là do thực tiễn trong bối cảnh cạnh
tranh khơng giới hạn quốc gia nhằm tiết giảm
chi phí kinh doanh, tăng độ tin cậy của chuỗi
cung ứng vật tư, hàng hóa cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, logistics khơng chỉ thuần túy là hoạt
động tự thân của tổ chức mà logistics đã trở
thành một ngành kinh doanh dịch vụ nhờ u
cầu chun mơn hóa cao trên thị trường
logistics quốc tế rộng lớn. Chun mơn hóa
dịch vụ logistics, tức là ra đời và hình thành
các tổ chức chuyên trách cung cấp các dịch vụ
logistics nhằm đáp ứng buôn bán và chuyển
giao hàng hóa an tồn và nhanh chóng. Sự ra
đời các công ty cung cấp dịch vụ logistics là
bởi 2 lý do chính: thứ nhất, nếu các doanh
nghiệp tự tổ chức logistics chi phí cao và tốn
kém hơn đi thuê; thứ hai, doanh nghiệp không
đủ năng lực để thực hiện một hoặc một số hoạt
động của logistics, nhất là trong hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong bài báo tác giả sử dụng một số các
phương pháp nghiên cứu, cụ thể sau: Phương
pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Thu thập
các số liệu liên quan, phân tích chúng nhằm
đánh giá thực trạng hoạt động logistics, nhu
cầu nhân lực và thực trạng đào tạo nhân lực
cho ngành.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng hoạt động logicstics
hiện nay
Về quy mô thị trường thị trường, logistics
quốc tế ngày cùng gia tăng cùng với tăng
trưởng của trao đổi thương mại toàn cầu. “Dự
báo tăng trưởng trung bình 6,54%/năm trong
giai đoạn năm 2017 - 2020, và đạt 15,5 nghìn
tỷ USD vào năm 2024. Theo Hiệp hội Doanh
nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA):
“... tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt
Nam những năm gần đây đạt khoảng 14 - 16%,
có quy mơ khoảng 40 - 42 tỷ USD/ năm”.
Cũng theo VLA, dựa vào chuỗi giá trị của
logistics tại Việt Nam, có thể thấy các hoạt
động của chuỗi tập trung vào giao nhận, vận
tải nội địa, khai thác cảng biển, cảng hàng
không, lưu kho bãi, quản lý hàng hóa và vận
tải quốc tế. Về tỷ lệ thuê ngoài logistics hiện
nay chỉ mới chiếm khoảng 35% - 40%.
Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có sự phối
hợp, hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ
logistics với các nhà sản xuất và các nhà xuất
nhập khẩu. Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày
14/02/2017 về nâng cao năng lực cạnh tranh
ngành logistics Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ
đến năm 2025, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ
logistics đạt 50% - 60%. Mặc dù có nhiều
tiềm năng, nhưng đến nay năng lực cạnh
tranh của ngành logistics Việt Nam vẫn còn
hạn chế. Theo thống kê mới nhất của VLA,
427
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8
cả nước hiện có khoảng trên 3.000 doanh
nghiệp logistics đang hoạt động, các doanh
nghiệp nước ngoài đã giành được khoảng
70% thị phần logistics tại Việt Nam, tuy
nhiên con số này đang dần thay đổi.
Dịch vụ logistics tại Việt Nam hiện nay
xuất hiện 3 xu hướng:
- Phát triển dịch vụ logistics nội địa là dịch
vụ kho bãi, giao nhận, vận chuyển hàng hóa
trong lãnh thổ Việt Nam.
- Phát triển dịch vụ logistics quốc tế cho
hoạt động xuất nhập khẩu. Do đặc thù việc lưu
kho, giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất
nhập khẩu hầu hết được thực hiện thuê ngoài
do các công ty dịch vụ logistics cung cấp.
- Phát triển hoạt động liên kết cung cấp
dịch vụ logistics do các doanh nghiệp nước
ngoài liên kết với doanh nghiệp Việt Nam.
3.2. Nhu cầu về nhân lực cho logistics tại
Việt Nam
Nhu cầu về nhân lực cho logistics tại Việt
Nam có thể chia thành 2 nhóm chủ yếu,
bao gồm:
* Nhu cầu nhân lực cho các công ty cung
cấp dịch vụ logistics
Theo nghiên cứu của VLA, chỉ tính riêng
nguồn nhân lực cho các cơng ty logistics
(không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ,
biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng
thuần túy) từ nay tới năm 2030 sẽ cần đào tạo
mới và bài bản 250.000 nhân sự. Đặc biệt
thiếu nhiều vị trí khan hiếm nhân lực từ lãnh
đạo - quản trị tới quản lý, giám sát và cả nhân
viên chuyên nghiệp.
Nếu tính thêm lực lượng tại các công ty vận
tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát
nhanh, cảng, ga hàng hóa, có khoảng 200 cơng
ty, mỗi cơng ty trung bình có 400 người, tỷ lệ
qua đào tạo 50%, mức tăng trưởng 5%/năm thì
sẽ cần đào tạo thêm ít nhất 100.000 người nữa
trong cùng thời gian nêu trên. Vậy tổng cộng
cần tới năm 2030 là 350.000 người.
* Nhu cầu nhân lực cho các công ty sử
dụng dịch vụ logistics:
Theo nghiên cứu và tính tốn của VLA,
các doanh nghiệp quy mơ trung bình 100
nhân viên thì cần có ít nhất 4 người về chun
trách về logistics (quản lý xuất nhập khẩu,
mua hàng, kho hàng, vận tải, giao nhận và
phân phối), tỷ lệ nhân lực logistics trong công
ty sử dụng dịch vụ là 4%. Tính cho 350.000
doanh nghiệp trong số hơn 700.000 doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh, mỗi doanh nghiệp
có 30 người, tỷ lệ qua đào tạo logistics (hoặc
gần với logistics) là 50% thì số người cần đào
tạo hiện nay cũng lên tới 210.000 người.
Nếu tính tới tỷ lệ th ngồi logistics cịn
thấp, các cơng ty cịn tự làm nhiều công
đoạn, mức tăng trưởng nhu cầu là 5%/năm thì
trong 15 năm tới các doanh nghiệp Việt Nam
cần thêm 157.500 nhân sự nữa.
Như vậy ước tính trong 15 năm tới Việt
Nam cần (350.000 + 210.000 + 157.500) =
717.500 nhân sự logistics các cấp độ.
3.3 Thực trạng về đào tạo nhân lực cho
logistics tại Việt Nam
* Đào tạo ở bậc đại học
Ở Việt Nam, những nội dung lý thuyết về
logistics cũng đã được đưa vào giảng dạy từ
khá lâu, được lồng ghép trong một số môn học
như: Tổ chức sản xuất, tổ chức cung ứng, tổ
chức và kỹ thuật thương mại, quản trị hậu
cần... Việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành
logistics bậc đại học chính quy tập trung chủ
yếu tại các cơ sở đào tạo thuộc ngành quản trị
kinh doanh và ngành vận tải: Trường đại học
Giao thông Vận tải, Đại học Công nghệ Giao
thông vận tải, Đại học Hàng hải, Đại học Giao
thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tơn Đức
Thắng,… là một số ít trường mở và đào tạo
ngành/chuyên ngành Quản trị logistics và Vận
tải đa phương thức hoặc lồng ghép kiến thức
Quản lý Giao nhận vận tải Quốc tế theo tiêu
chuẩn FIATA vào chương trình đào tạo…
Tổng số sinh viên được đào tạo hàng năm vào
khoảng 1000 sinh viên. Ngoài ra, nhiều trường
tuy chưa mở ngành/chuyên ngành đào tạo về
logistics nhưng cũng giảng dạy một số môn
học về logistics, như: Đại học Kinh tế quốc
dân, Đại học RMIT, Đại học Ngoại thương,
Đại học Việt Đức, Đại học Quốc tế, Đại học
Thủy lợi...
428
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8
* Đào tạo nghề
Hiện mới có 3 trường cao đẳng, 2 trường
trung cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh và 1
trường cao đẳng tại Huế đăng ký mở ngành
Logistics. Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại
Thành phố Hồ Chí Minh dù khơng có chun
ngành logistics nhưng thực tế đào tạo nhân lực
làm giao nhận ngoại thương được đánh giá
cao, mỗi năm có hơn 100 sinh viên tốt nghiệp.
* Hoạt động đào tạo của các Hiệp hội:
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics
Việt Nam (VLA) đã quan tâm đến vấn đề đào
tạo logistics từ năm 2008. VLA đã xây dựng
các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc
tế của FIATA. Chương trình đào tạo Quản lý
Giao nhận vận tải Quốc tế sau 6 năm đã thực
hiện được 25 khóa với tổng số tốt nghiệp là
hơn 500 học viên, tỷ lệ làm việc đúng ngành
sau đào tạo là 99%. Hiệp hội Đại lý và Môi
giới hàng hải Việt Nam (VISABA) thường mở
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đại lý và môi giới
hàng hải hàng năm tại TP. HCM, Hải Phòng.
* Hoạt động đào tạo của các Liên đoàn
nghề nghiệp:
Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận ASEAN
(AFFA) đã tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo
trong 10 hiệp hội thành viên AFFA, sau đó
xây dựng đề án phát triển bền vững nhân lực
logistics cho các nhà cung cấp dịch vụ
logistics ASEAN để vận động tài trợ.
* Doanh nghiệp tham gia đào tạo logistics:
Tại Việt Nam đã xuất hiện một số cơ sở
tiến hành đào tạo nguồn nhân lực logistics,
ban đầu chủ yếu đáp ứng yêu cầu đào tạo
nhân lực đang đảm nhiệm công việc liên
quan đến logistics của các doanh nghiệp. Tổ
chức đầu tiên được cấp chứng nhận Dạy nghề
“Quản lý Dịch vụ Logistics” là Công ty
TNHH Tri thức Hậu cần tại Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2009.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Nhân lực logistics hiện nay chủ yếu được
đào tạo chuyển đổi, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc
theo phương thức tự đào tạo tại doanh nghiệp,
bằng kinh nghiệm, trải nghiệm… nên thiếu đi
kiến thức bài bản, cốt lõi.
- Thiếu hụt về số lượng nhân lực về
logistics lên tới hàng trăm nghìn người qua
đào tạo ở bậc đại học, bậc nghề chuyên
nghiệp và cả đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ
nghề trong bối cảnh nhu cầu nhân lực
logistics tăng trưởng cao.
- Chất lượng nhân lực logistics về kỹ năng,
kiến thức chuyên môn và tiếng Anh chuyên
ngành trong các lĩnh vực nghề như “Giao
nhận vận tải quốc tế”, “Giám sát kho hàng”,
… chưa đáp ứng được yêu cầu.
Để giải quyết các vấn đề trên, tác giả đề
xuất một số giải pháp sau:
- Xác định đúng vai trò, tầm quan trọng
của ngành dịch vụ logistics đối với nền kinh
tế quốc dân
- Tích cực công tác truyền thông quảng bá
về ngành nghề logistics trên các phương tiện
thông tin.
- Tăng cường đầu tư hệ thống hỗ trợ công
nghệ đào tạo logistics thuộc hệ thống cơ sở
giáo dục đào tạo.
- Thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu dịch
vụ đào tạo bằng ngân sách Nhà nước cho một
số cơ sở giáo dục đào tạo cho các phân ngành
logistics xã hội cần nhưng khó tuyển sinh.
- Liên kết với các tổ chức quốc tế như
Hiệp hội Giao nhận ASEAN (AFFA), Liên
đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải
(FIATA)… cung cấp chương trình, tài liệu,
chuyên gia để thực hiện đào tạo logistics
quốc tế.
- Các trường Đại học chủ động định hướng
đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ
logistics; chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cần
thiết về nhân lực (giảng viên), tài chính, cơ
sở vật chất và cơng nghệ cho đào tạo
logistics, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
giảng viên đủ năng lực cần thiết cho yêu cầu
nâng cao chất lượng đào tạo logistics.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Công thương,
Việt Nam 2017.
429
Báo
cáo
logistics