Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vấn đề đổi mới sáng tạo theo hướng phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch: Trường hợp tại khu du lịch Tuần Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.66 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG TRONG KINH DOANH DU LỊCH:
TRƯỜNG HỢP TẠI KHU DU LỊCH TUẦN CHÂU
Đàm Thị Thuỷ
Trường Đại học Thuỷ lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực tế, vấn đề phát triển du lịch bền
vững, đổi mới sáng tạo trong kinh doanh du
lịch tại các điểm đến du lịch của Việt Nam
hiện nay vẫn chưa được hiểu đúng và nhiều
điểm đến vẫn còn lúng túng trong cách làm.
Bài viết này sẽ đề cập đến Vấn đề đổi mới
sáng tạo theo hướng phát triển bền vững
trong kinh doanh du lịch: trường hợp tại khu
du lịch Tuần Châu. Câu hỏi nghiên cứu chính
của bài viết bao gồm:
1. Đổi mới sáng tạo theo hướng phát triển
bền vững là gì?
2. Tiến hành đổi mới sáng tạo theo hướng
phát triển bền vững trong kinh doanh du lịch
tại Tuần Châu như thế nào?

3.1. Tổng quan về đổi mới sáng tạo
và phát triển du lịch bền vững kinh doanh
du lịch



2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính, trình tự cụ thể như sau:
- Tổng quan về đổi mới sáng tại và phát
triển du lịch bền vững trong kinh doanh
du lịch
- Đưa ra quy trình đổi mới sáng taọ
- Phân tích theo quy trình với khu du lịch
được chọn.
- Viết báo cáo kết qủa, tổng kết
2.2. Dữ liệu khảo sát
Dữ liệu để phân tích trong bài lấy tại khu
du lịch quốc tế Tuần Châu trong khoảng thời
gian từ 2014 – 2019.

Như vậy, bài viết này tập trung vào
những nội dung chính như sau:
Nghiên cứu về thực trạng hiện tại của khu
du lịch Tuần Châu.
Lựa chọn đổi mới: đổi mới cái gì, tại sao
lại đổi mới cái đó khi cân nhắc với sự phát
triển bền vững tại điểm đến Tuần Châu ?
Tiến hành đổi mới như thế nào để đáp ứng
nhu cầu khách du lịch, tạo sức hút khách du
lịch đến điểm đến?
Khai thác: làm cách nào để thu lại lợi ích
từ đổi mới cho khu du lịch Tuần Châu theo

hướng phát triển bền vững?
3.2. Quy trình đổi mới sáng tạo tại khu
du lịch Tuần Châu – Quảng Ninh
3.2.1. Thực trạng hiện tại của khu du lịch
Tuần Châu – Quảng Ninh
Với ngành dịch vụ phát triển, khơng khí
trong lành, thoáng đãng cùng quang cảnh đẹp,
vịnh Hạ Long và đặc biệt là khu du lịch Tuần
Châu là một điểm đến khá lý tưởng của du
khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, con số
5 triệu lượt khách quốc tế đến Quảng Ninh
(2018) vẫn chưa phải là con số ấn tượng nếu
so sánh với Phuket hay Pattaya (Thái Lan) với
10 triệu lượt khách hay Bali (Indonesia) với
8.5 triệu lượt khách. Trong khi đó, các địa
phương trên khơng có nơi nào sở hữu một di
sản đã được UNESCO vinh danh hai lần như
vịnh Hạ Long. Đó là cịn chưa kể đến trong

424


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

con số 5 triệu lượt khách trên, số lượt khách
đến Tuần Châu theo thống kê cịn ít hơn nữa.
Hầu hết rất ít khách du lịch đến Hạ Long mà
chọn nghỉ qua đêm tại Tuần Châu.
3.2.2. Lựa chọn đổi mới theo hướng phát
triển bền vững

Trước thực trạng kể trên, tác giả đề xuất
hướng đổi mới đối với du lịch Tuần Châu theo
hướng phát triển bền vững, cụ thể như sau:
- Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ
- Phát triển thêm nhiều loại hình du lịch
- Bảo vệ mơi trường sinh thái, môi
trường biển.
- Quy hoạch đồng bộ phát triển du lịch
Để tiến hành đổi mới cụ thể, tác giả đề
xuất chi tiết ở nội dung tiếp theo.
3.2.3. Tiến hành đổi mới theo hướng phát
triển bền vững
a) Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ
Đối với dịch vụ tham quan vịnh, cảng tàu
Tuần Châu cần tiến hành quản lý chặt và
phân luồng khách đi tham quan:
- Những hành vi chèo kéo khách nếu bị
phát hiện cần xử phạt nghiêm bằng tài chính
để răn đe.
- Phân luồng riêng cho khách du lịch, nhân
viên. Với khách du lịch cũng cần được phân
luồng riêng hoặc có khu riêng cho người cao
tuổi, người khuyết tật.
- Cần bổ sung thêm nhiều dịch vụ tiện ích
khác như: khu vực gửi đồ miễn phí, bổ sung
các bảng biển chỉ dẫn, điều chỉnh thu gọn các
khu vực kinh doanh để ưu tiên không gian
công cộng.
Đối với dịch vụ mua sắm, hiện nay du
khách đến thăm quan chưa có chỉ dẫn cụ thể

nên mua đồ hải sản về làm quà ở đâu khi họ
nghi ngại mua ngay tại khu mua sắm ở Tuần
Châu giá hơi đắt và không tươi ngon, cần đấu
thầu cho 1 đơn vị nào đó như hãng vận
chuyển bằng xe điện đi tuyến tham quan mua
sắm hải sản bên chợ Cái Dăm, cách Tuần
Châu 5 km.
Phát triển thêm nhiều dịch vụ mới bằng
cách đấu thầu kinh doanh để thu hút khách qua
đêm và nghỉ dưỡng: khu vui chơi, tham quan
(ví dụ như baỏ tàng biển…), dịch vụ đi câu và
tham quan khu nuôi trồng thủy hải sản.

b) Phát triển thêm nhiều loại hình du lịch
Tuần Châu có thể xem xét để kinh doanh
thêm nhiều loại hình du lịch khác ngoài du
lịch MICE và du lịch nghỉ dưỡng đang được
phát triển mạnh, cụ thể có thể lựa chọn một
trong các loại hình sau:
- Du lịch golf
- Xin cấp phép mở sòng bài casino cho
người Việt vào chơi.
c) Bảo vệ môi trường sinh thái, môi
trường biển
Thực tế cho thấy, những năm gần đây,
Quảng Ninh đã nỗ lực tăng cường cơng tác
bảo vệ mơi trường nói chung, mơi trường biển
nói riêng. Chính quyền tỉnh đã tun truyền
nâng cao ý thức cho cộng đồng về quản lý và
bảo vệ tài nguyên biển phát triển bền vững

cùng nhiều giải pháp để giảm thiểu các tác
động gây ô nhiễm đến môi trường biển như
các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại Vịnh Hạ Long, như di chuyển các
hoạt động khai thác, sàng tuyển, bóc rót than
trên Vịnh, cấm các hoạt động chuyển tải
clinker, xi măng và các loại hàng hoá rời (dăm
gỗ, đá các loại...) trên Vịnh Hạ Long. Trong đó
phải kể đến việc thực hiện di dời và quy hoạch
các điểm cư dân làng chài trên Vịnh và hàng
loạt các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường
biển như xử lý nước thải la - canh trên các tàu
du lịch, tổ chức thu gom rác thải bảo vệ môi
trường sinh thái trên Vịnh Hạ Long...
Bằng các giải pháp thiết thực, thời gian
qua môi trường du lịch biển đã được cải
thiện, tuy nhiên có một thực tế là ở một số
khu du lịch ven biển ở Quảng Ninh nói
chung, Tuần Châu nói riêng, hệ thống, cống
rãnh thốt nước thải tại khu dân cư, nhà hàng,
khách sạn vẫn còn để xảy ra tình trạng ơ
nhiễm mơi trường. Các hoạt động của dịch
vụ du lịch trên bờ biển chưa được quản lý
chặt chẽ. Đặc biệt là vào mùa hè, các dịp
nghỉ lễ cuối tuần, khi lượng khách du lịch
tăng cao, ở khu du lịch Tuần Châu vẫn cịn
tình trạng rác thải của các loại hình dịch vụ
trên bờ biển được vứt một cách bừa bãi, chưa
được thu gom, xử lý triệt để, dẫn tới tình
trạng ơ nhiễm mơi trường, mất mỹ quan khu

du lịch. Thực trạng này đã làm ảnh hưởng

425


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

khơng nhỏ đến mơi trường, hình ảnh các khu
du lịch ven biển.
Thêm nữa, du lịch là một ngành nhạy cảm
với những biến đổi về mơi trường và khí hậu,
ln phải đối diện với nhiều tác động trực
tiếp và gián tiếp từ biến đổi khí hậu. Thế
nhưng việc ứng phó và tìm giải pháp thích
ứng với biến đổi khí hậu chưa thực sự hiệu
quả, ngay cả khi đó là những tác nhân ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động du lịch. Đặc
biệt, các tuyến đảo như Quan Lạn, Minh
Châu (Vân Đồn), Cô Tô... mọi hoạt động
phát triển du lịch ở đây phụ thuộc rất nhiều
vào thời tiết.
Do đó, chính quyền và người dân địa
phương cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo
vệ môi trường biển, làm sạch cảnh quan và
cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của
cộng đồng địa phương để làm sạch môi
trường. Việc cần làm trước mắt hiện nay tại
Tuần Châu là nghiên cứu làm sạch bờ biển và
nâng cao chất lượng nước biển để khách du
lịch có thể yên tâm và trực tiếp xuống tắm tại

các bãi tắm.
d) Quy hoạch đồng bộ phát triển du lịch
Để thực hiện được các đề xuất ở trên một
cách có hiệu quả, việc quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch cần sự quan tâm đúng mức
của các cấp. Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
2030 đã xác định du lịch biển đảo chiếm vai
trị, vị trí quan trọng trong phát triển ngành
cơng nghiệp khơng khói của địa phương. Để
quy hoạch đồng bộ phát triển du lịch, tác giả
đề xuất Khung quản lý sự tham gia của nhiều
bên liên quan liên quan đến việc thực hiện du
lịch được chia thành 3 cấp độ:
- Ở cấp độ thu hút là bối cảnh và sự công
nhận khả năng tham gia của các bên liên quan.
- Ở cấp độ hội nhập là quản lý mối quan
hệ với các đối tác và theo đuổi các mục tiêu
đạt được.
- Ở cấp độ quản lý là sự ảnh hưởng đến
khả năng thực hiện và việc giám sát sự tham
gia của các bên liên quan.
3.2.4. Khai thác hiệu quả
Như vậy, đề xuất ở trên cho chúng ta thấy
cái nhìn tồn cảnh cho các nhà hoạch định
chính sách khi đưa ra các chính sách, lập kế

hoạch hay lên các kế hoạch hành động liên
quan đến việc phát triển du lịch cần phải tính
đến. Rõ ràng, vấn đề du lịch bền vững khơng

chỉ liên quan đến mơi trường mà cịn liên
quan đến rất nhiều yếu tố khác như phát triển
kinh tế, xã hội, văn hố và cả vấn đề chính
trị. Bất cứ một quyết định hay chính sách nào
được đưa ra cần phải tính đến ảnh hưởng của
nó tới các bên liên quan, khơng chỉ ảnh
hưởng tới các nhóm chịu tác động, cộng đồng
địa phương, du khách hay các công ty du lịch
mà cịn phải tính đến ảnh hưởng của các
chun gia, giới truyền thơng, các cơ quan
chính phủ hay các tình nguyện viên. Hay nói
khác đi, để phát triển du lịch bền vững cần sự
tham gia của tất cả các nhóm lợi ích kể trên.
Khi tiến hành khai thác theo các đổi mới
kể trên cần có sự giám sát chặt chẽ của các
bên liên quan trong quá trình thực hiện để
phát huy hiệu quả cao nhất.
4. KẾT LUẬN

Trong nghiên cứu này, tác giả đã cung cấp
cái nhìn tồn cảnh cho vấn đề đổi mới trong
kinh doanh du lịch. Rõ ràng, bất kỳ đổi mới
sáng tạo nào được đưa ra trong kinh doanh du
lịch cần phải tính đến lợi ích của các bên liên
quan, như vậy mới đạt được đến sự phát triển
bền vững. Tiếp theo, tác giả đã áp dụng và
đưa ra những đổi mới dựa trên hiện trạng cho
khu du lịch Tuần Châu – Hạ Long, một điểm
đến rất hấp những năm trước nhưng cho tới
hiện tại đang mất dần đi sức hút với du

khách. Với thời gian có hạn nên bài nghiên
cứu sẽ cịn những thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý của thầy và các bạn đọc.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] .John Swarbrooke (2000), Sustainable Tourism.
[2] Bramwell et eds (1996), Sustainable
Tourism Management: Principles and
Practice, Tilburg University Press.
[3] Tổ chức Du lịch thế giới WTO.
[4] Yu Dan, Hang Chang Chieh (2008),
Reflective review of disruptive innovation
theory, PICMET 2008 Proceeding, Cape
Town, South Africa.
[5] www.baoquangninh.com.vn.

426



×