Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Trình bày khái niệm và đặc điểm của hoạt động xúc tiến thương mại? Phân tích các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.87 KB, 16 trang )

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC

1
1


MỞ ĐẦU
Kinh tế nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường. Một nền kinh
tế có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Trước sự bùng nổ cạnh tranh như vậy các
doanh nghiệp ra sức đổi mới, một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành
công hay thất bại của các doanh nghiệp là hoạt động quảng cáo. Vì vậy, quảng
cáo là một hoạt động khơng thể thiếu của bất cứ một doanh nghiệp nào nhằm
khai thác thị trường. Tuy nhiên lợi dùng hình thức này, nhiều thương nhân, tiểu
thương đã có những hành vi vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo, gây
bức xúc cho bộ phận người tiêu dùng bởi xâm phạm đến quyền lợi của họ. Nhận
thức được tính cấp thiết của đề tài, em xin giải quyết đề tài 23 để thực hiện bài
tiểu luận kết thúc học phần của mình.
NỘI DUNG
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xúc tiến thương mại

1.1.Khái niệm
Khái niệm về xúc tiến thương mại hàng hóa được tiếp cận với nhiều
góc độ khác nhau. Dưới góc độ kinh tế, “xúc tiến thương mại là tất cả các biện
pháp có tác động khuyến khích phát triển thương mại1”. Dưới góc độ khoa học
pháp lý, xúc tiến thương mại được ghi nhận tại khoản 10 Điều 3 Luật thương
mại năm 2005: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội
mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng
1 Viện nghiên cứu thương mại. Xúc tiến thương mại của Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Lao động- Xã
hội, Hà Nội,2003,tr.8


2
2


cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm
thương mại.”. Ta có thể hiểu đơn giản, xúc tiến thương mại là hoạt động thương
mại do thương nhân thực hiện để thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư.
1.2 Đặc điểm của hoạt động xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại có những đặc điểm pháp lí chủ yếu như
sau: + Về tính chất: Xúc tiến thương mại là một loại hoạt động thương mại,
cũng cũng như các hoạt động thương mại khác, đều nhằm mục đích sinh lời và
thường do thương nhân thực hiện. Tuy nhiên, khác biệt của hoạt động xúc tiến
thương mại so với các loại hoạt động thương mại khác đó là hoạt động này cịn
có ý nghĩa hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ hay các hoạt động thương mại có mục đích sinh lời khác,…
thực hiện với hiệu quả cao nhất.
+ Về chủ thể: Chủ thể thực hiện chủ yếu là thương nhân (người bán hàng,
người cung ứng dịch vụ hoặc là người kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại),
bởi xúc tiến thương mại là nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và
cung ứng dịch vụ. Bởi trong kinh doanh, việc thương nhân thực hiện các hành
động tự tạo cơ hội cho mình để cạnh tranh thành công là xu thế tất yếu. Bên
cạnh đó, có các chủ thể khác ảnh hưởng hoặc liên quan đến hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân, chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại cũng
tham gia vào hoạt động này với những vai trò nhất định: ví dụ các tổ chức hỗ trợ
thương mại, người tiêu dùng, chủ phương tiện thơng tin….
+ Về mục đích: Xúc tiến thương mại nhằm mục đích trực tiếp là tìm kiếm,
thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hố, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư và thơng qua
đó, nhằm đáp ứng mục đích lợi nhuận của thương nhân. Mặc dù theo quy định
tại khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005 khơng nói đến việc tìm kiếm thúc

đẩy cơ hội đầu tư trong mục đích của hoạt động xúc tiến thương mại. Tuy nhiên
về mặt lí luận, và hoạt động đầu tư và hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ mang bản chất khác nhau nhưng các biện pháp, cách thức để xúc tiến
q trình đó có rất nhiều nét tương đồng. Các biện pháp thơng tin, quảng cáo,
triển lãm,... nhằm giới thiệu, khuếch trương cho thương nhân và hoạt động
thương mại đều nhằm mục đích mang lại hiệu quả phát triển thương mại, trong
đó có cả đầu tư.
3
3


+ Về cách thức: Do có đối tượng áp dụng luật thương mại chủ yếu là
thương nhân nên pháp luật thương mại chỉ quy định các cách thức xúc tiến
thương mại do thương nhân tiến hành, bao gồm việc thương nhân tự mình xúc
tiến thương mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện dịch vụ xúc tiến thương
mại cho mình, thông qua các hoạt động: khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển
lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ,…
2. Quy định pháp luật về hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo là những hành vi trái pháp
luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác và có mục đích tiêu
cực. Theo đó thương nhân không được phép thực hiện các hành vi xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội, của các tổ chức, cá
nhân khác thơng qua các hình thức quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp về hoạt
động kinh doanh hàng hóa của mình. Để tránh trường hợp thương nhân có thể sử
dụng quảng cáo như một công cụ để cạnh tranh không lành mạnh, hạ thấp uy tín
của thương nhân khác và để đảm bảo trật tự thương mại. Cũng như đảm bảo lợi
ích của nhà nước, của người tiêu dùng và của thương nhân, Điều 8 Luật Quảng
cáo 2018 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo:
2.1. Hành vi quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định
tại Điều 7 của Luật này.

Theo Điều 7 Luật Quảng cáo 2018 quy định các sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ cấm quảng cáo bao gồm: Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.Thuốc lá. Rượu
có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ
dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng
tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo. Thuốc kê đơn; thuốc khơng kê đơn nhưng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử
dụng có sự giám sát của thầy thuốc. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất
kích dục. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng
hóa có tính chất kích động bạo lực. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng
cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế. Có thể thấy những
hàng hố, sản phẩm được quy định trong Khoản 7 Luật Quảng cáo 2018 đều có
điểm chung, đó là những hàng hố cấm lưu thơng (tất nhiên) như vũ khí, các
chất cấm như ma tuý, thuốc lắc,…; các loại hàng hóa hạn chế lưu thơng vì gây
hại cho sức khoẻ con người hoặc là những hàng hố nhạy cảm, khơng phù hợp
với thuần phong mỹ tục.
4
4


Ví dụ: Hành vi quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ
dưới 24 tháng tuổi. Theo báo Tiêu dùng đưa tin: Chị Nguyễn Mai Trang (Hoàng
Mai, Hà Nội) mang bầu được 7 tháng đã được một hãng sữa mời đến dự hội
thảo tư vấn sử dụng sữa dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Khi chị vừa sinh, đại diện một
nhãn hiệu sữa khác lại gọi điện tư vấn về tác dụng của loại sữa mà hãng đang
kinh doanh...2 Một số các công ty sữa hiện nay nắm được tồn bộ thơng tin, số
điện thoại của sản phụ đến sinh con tại một cơ sở y tế để tìm cách tiếp cận. Và
khi sản sản phụ sinh xong thì họ gọi điện tư vấn dùng sản phẩm thay thế sữa mẹ,
… Các hành vi này vi phạm khoản 4 Điều 7 Luật Quảng cáo 2018. Điều này cho
thấy hành vi vi phạm quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ hiện vẫn
rất phổ biến.

2.2. Hành vi quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến
độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng. Đây được xem như hành vi
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của quốc gia và của xã
hội. Pháp luật về quảng cáo đưa ra quy định này nhằm phù hợp với quy định
trong Hiến pháp Việt Nam cũng như các quy định pháp luật khác có liên quan.
Thực hiện nghĩa vụ của công dân là tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cơng cộng.
Ví dụ: Hiện nay lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức
tạp, một số đối tượng quảng cáo thuốc điều trị COVID-19 như Molnupiravir,
Liên Thanh Hoa Ôn, Xuyên Tâm Liên, Địa Long… trên các trang thông tin điện
tử, đặc biệt trên các mạng xã hội. Các đối tượng sử dụng những thông tin sai sự
thật để quảng cáo như: Thuốc được các bệnh viện tuyến đầu điều trị cho các
bệnh nhân nhiễm covid-19, đã được Bộ Y tế cấp phép, bệnh dịch ở Việt Nam bị
các cơ quan Nhà nước che giấu, người dân nên mua thuốc để phòng covid-19,…
Hành vi quảng cáo như vậy không những làm ảnh hưởng đến nhà nước, mà còn
làm hoang mang lòng dân, khiến cho an ninh trật tự xã hội cũng bị ảnh hưởng.
2.3. Hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử,
văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Việc pháp luật quy định cấm những quảng cáo trái với truyền thống lịch
sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mĩ tục Việt Nam là điều cần thiết. Hiện nay
cụm từ “truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mĩ tục” được sử
2 Báo tiêu dùng, “Nhiều vi phạm về tiếp thị, quảng cáo sữa”; />
5
5


dụng rất nhiều trong các văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa cụ thể về các khái
niệm trên cũng như những tiêu chí để xác định hành vi nào được coi là trái với
truyền thống lịch sử , văn hóa , đạo đức và thuần phong mĩ tục , khiến cho mỗi

người khác nhau quan niệm về khái niệm này khác nhau. Nếu như tạm hiểu
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mĩ tục là những gì thiêng
liêng, đẹp đẽ nhất của một quốc gia, một dân tộc và cần được giữ gìn, trân trọng
thì chúng ta có thể thấy hiện nay có nhiều quảng cáo xuất hiện vi phạm điều
này . Dù pháp luật có quy định cấm những quảng cáo trái với truyền thống lịch
sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc, nhưng trên thực tế, những
quảng cáo vi phạm điều cấm này vẫn được lên sóng.
Ví dụ: Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) vừa có cơng văn gửi các địa
phương u cầu chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca- Cola. Theo
đó, hiện nay, nội dung quảng cáo sản phẩm Coca- Cola Việt Nam trên truyền
hình và một số phương tiện hiện nay có sử dụng cụm từ “mở lon Việt Nam”.
Cụm từ này, theo Cục có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không
phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam. Quảng cáo này cũng không đảm bảo
thông tin rõ ràng của nội dung với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo, vi phạm
các quy định tại Khoản 3, Điều 8 và Khoản 1, Điều 19 Luật Quảng cáo3.
2.4. Hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đơ thị, trật tự an
tồn giao thơng, an tồn xã hội.
Việc pháp luật quy định cấm những hành vi quảng cáo cáo làm ảnh
hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an tồn giao thơng, an tồn xã hội là phù hợp.
Thiết nghĩ quảng cáo khuyếch trương sản phẩm, ngành nghề của các cơ sở kinh
doanh dịch vụ, buôn bán là một phần tất yếu và chính đáng cho công việc kinh
doanh. Tuy nhiên cũng cần phải chịu sự quản lý chặt chẽ. Hiện nay nhiều cơ sở
thường không xin phép mà tự ý treo băng rôn, pa-nô, biển hiệu quảng cáo một
cách tùy tiện, tự phát, lộn xộn, khơng theo một quy chuẩn nào cả. Đó là chưa kể
tình trạng phát tờ rơi tràn lan ở các ngã tư đường phố,... Mỗi tấm quảng cáo là
một kích cỡ khác nhau, một kiểu dáng khác nhau. Việc treo biển quảng cáo
ngồi trời nhưng khơng kiểm tra, bảo quản thường xuyên, để lâu ngày dẫn đến
bị hư hỏng mà không thay thế sửa chữa hay tháo gỡ gây mất mỹ quan đô thị, ảnh
3 Báo Thanh niên, “Mở lon Việt Nam' của Coca Cola vì sao bị cấm?”; />
6

6


hưởng đến người dân… Khi mưa bão, biển quảng cáo cũ bị rơi cũng sẽ làm ảnh
hưởng đến trật tự an tồn giao thơng.
Ví dụ: Thành phố Nam Định là nơi tập trung đông người; đặc biệt là
những tuyến đường, phố chính, địa điểm cơng cộng, khu vui chơi, giải trí có số
lượng bảng, biển hiệu quảng cáo “mọc” lên san sát, hiện diện từ các cơ sở kinh
doanh dịch vụ đến các nhà hàng, quán ăn, siêu thị, trường học… Tình trạng treo
biển hiệu quảng cáo dày đặc, quá kích thước, lấn chiếm vỉa hè ảnh hưởng đến
trật tự an tồn giao thơng vẫn diễn ra; nhiều chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng
hóa chưa nhận thức đúng giữa biển hiệu cửa hàng và biển quảng cáo thương mại
dẫn đến tình trạng tự ý treo biển quảng cáo các thương hiệu, sản phẩm mà mình
kinh doanh khi chưa được cấp phép…4
2.5.Hành vi quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với
Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn
hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Pháp luật luôn bảo vệ sự tôn nghiêm của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca,
Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà
nước. Bởi đây là những biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc, là niềm tự hào của
quốc gia, dân tộc. Hành vi xúc phạm quốc kỳ, quốc huy là nhưng hành vi nguy
hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự tôn nghiêm, thiêng liêng của quốc gia, dân
tộc. Ngay tại Điều Điều 351 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về hành vi xâm
phạm đến Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca. Vì vậy việc pháp luật Quảng cáo quy
định như vậy là phù hợp và đồng nhất với các luật khác hiện hành.
Ví dụ: Báo Tuổi trẻ đưa tin: Ngay sau chiến thắng của đội tuyển Việt Nam
trước đội Yemen rạng sáng 17-1, một thương hiệu bia của Mỹ có nhà máy tại
Việt Nam đã dùng hình ảnh cổ động viên giương lá cờ lớn cổ vũ cho đội bóng
nước nhà làm hình ảnh để truyền thông trên Fanpage của thương hiệu này.Điều
đáng nói là hình ảnh lá cờ Việt Nam đã bị in tên của nhãn hàng. Điều này đã gây

một luồng phản ứng trên cộng đồng mạng 5. Hành vi in quảng cáo trên Quốc kỳ
vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 8 Luật Quảng cáo 2018.

4 Báo Nam Định, “Ngăn chặn "rác" quảng cáo làm mất mỹ quan đô thị”;
/>5 Báo Tuổi trẻ, “Bộ sẽ thanh tra vụ đưa thương hiệu bia lên quốc kỳ”; />
7
7


2.6. Hành vi quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc,
xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
Việc pháp luật về quảng cáo xây dựng khung pháp lý nhằm đảm bảo
quyền con người trong vấn đề tín ngưỡng, chủng tộc, giới tính và người khuyết
tật là phù hợp. Điều này thể hiện pháp luật Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong
việc bảo vệ quyền của tất cả mọi người, thu hẹp khoảng cách giới và thúc đẩy
bất bình đẳng giới. Tất cả mọi người khi đã là cơng dân Việt Nam thì đều có các
quyền lợi tương ứng theo Hiến pháp năm 2013. Việc quảng cáo có tính chất kỳ
thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo, định kiến
về giới, về người khuyết tật… vơ tình đã xâm phạm đến quyền lợi của các chủ
thể nêu trên. Vì thế pháp luật Việt Nam ngăn cấm các hành vi quảng cáo ảnh
hưởng đến quyền lợi của một bộ phận nhỏ các cơng dân “đặc biệt” là một điều
dễ hiểu…
Ví dụ: Quảng cáo của hãng cà phê Acme năm 1963 gây xơn xao khi đưa
ra khẩu hiệu: “Vai trị quan trọng nhất của phụ nữ là phục vụ chồng”. Tại Việt
Nam, đầu năm 2018, dư luận sục sôi tức giận với màn biểu diễn bikini trên
chuyến bay của hãng hàng không Vietjet Air đón các cầu thủ U23 trở về từ
Thường Châu về Việt Nam6. Việc hãng hàng không Vietjet Air sử dụng phụ nữ
ăn mặc nhạy cảm trình diễn trên chuyến bay, vơ hình chung lại đang cổ suy tư
tưởng: “Đàn ông hưởng thụ, đàn bà phục vụ”. Hành vi quảng cáo trên khơng
những có tính chất định kiến về giới, mà còn cho thấy vấn đề nhạy cảm giới

trong truyền thông, đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo hiện nay còn là một vấn đề
đang bị bỏ qua.
2.7. Hành vi quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ
chức, cá nhân.
Quyền được bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm là một trong số những
quyền hiến định về nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và vô cùng quan trọng
của con người. Cụ thể, Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và
nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức
đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Các nhà lập pháp rất quan tâm khi việc xúc phạm, đả kích, làm nhục người khác
6 Báo Đời sống pháp luật, “Người mẫu mặc bikini trên chuyến bay đón U23 VN: 'Vietjet yêu cầu tôi thân thiết
với cầu thủ”; />
8
8


diễn ra ngày càng phức tạp, ngay trong các hoạt động quảng cáo. Vì vậy, quy
định cấm hành vi quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức,
cá nhân tại Khoản 7 Điều 8 Luật Quảng cáo 2018 nhằm bảo đảm quyền bất khả
xâm phạm của mỗi cơng dân trong lĩnh vực quảng cáo.
Ví dụ: Ngày 11/8, nữ hành khách Lê Thị Hiền có chuyến bay VN248 từ
Tân Sơn Nhất, TP.HCM đi Hà Nội. Vì có mâu thuẫn với nhân viên hãng hàng
không, nữ hành khách là cán bộ công an Hà Nội lập tức to tiếng, chửi bới. Trong
đó, bà Hiền đề cập việc sẽ mua quảng cáo Facebook để “vạch mặt” nữ nhân viên
Vietnam Airlines. Việc mạng xã hội Facebook bán quảng cáo bừa bãi những nội
dung “bóc phốt” xâm phạm trực tiếp đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân của mỗi người cũng như Khoản 7 Điều 8 Luật Quảng
cáo 2018.
2.8. Hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá

nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho
phép.
Quyền cá nhân đối với hình ảnh, lời nói, chữ viết là một quyền cơ bản của
mỗi người. Ngay trong Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định: “cá nhân có quyền
đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người
đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại
thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác”. Vì vậy việc Luật Quảng cáo cấm Hành vi quảng cáo có sử dụng
hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ
trường hợp được pháp luật cho phép một mặt để phù hợp với pháp luật thực định
hiện nay về vấn đề quyền của con người, mặt khác thể hiện sự tiến bộ của luật
Quảng cáo trong việc bảo đảm quyền lợi của mọi cơng dân.
Ví dụ: Tháng 03/2017, vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh rất bất ngờ khi hình ảnh
của mình bị đem ra quảng cáo… thuốc chữa ngủ ngáy, bài viết còn làm giả lời
của nhạc sĩ Anh Quân khi chia sẻ được di truyền bệnh ngủ ngáy từ cha của
mình.7
2.9. Quảng cáo khơng đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh
doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công
7 Luật Việt Nam, “Lợi dụng hình ảnh “sao" Việt để quảng cáo, có thể bị phạt tù”; />
9
9


dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục
vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã
được công bố.
Xã hội phát triển, nhu cầu thương mại của người dân ngày một tăng. Theo
đó, càng xuất hiện nhiều những quảng cáo mập mờ, sai sự thật, có tính chất gian
dối. Những hình thức quảng cáo này đánh vào tâm lý khách hàng bằng những

lời mời chào mua đầy mĩ miều về chất lượng, công dụng, xuất xứ, chủng loại…
Tuy nhiên đây đều là những quảng cáo công bố sai sự thật và người tiêu dùng
chính là những người phải chịu thiệt thòi nhất sau những hành vi vi phạm này.
Ví dụ: "Mỳ Tiến Vua khơng chứa Transfat”, đoạn quảng cáo đã gây được
ấn tượng mạnh với người tiêu dùng vì chất béo Transfat được cảnh báo là có hại
cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi đi kiểm nghiệm mẫu mỳ Tiến Vua,
nhiều người mới ngã ngửa vì trong thành phần của mỳ cũng có Transfat8.
2.10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về
giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình
với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng
loại của tổ chức, cá nhân khác.
Thị trường quảng cáo xuất hiện ngày càng nhiều những quảng cáo có nội
dung so sánh hơn, kém như “bột giặt tốt hơn bột giặt thường”, “giá cả rẻ hơn
trên thị trường”... Đây thực chất là một dạng quảng cáo so sánh. Qua công thức
quảng cáo này, các thương nhân nâng cao được uy tín của mình bằng cách hàm
ý hạ thấp các sản phẩm cùng loại.
Ví dụ: Nhà mạng Mobifone quảng cáo trên các áp phích in màu tại Cần
Thơ... về giá cước dịch vụ mới của công ty Thông tin di động VMS (Mobifone).
Trên áp phích, Mobifone đã so sánh trực tiếp giá cước dịch vụ của Mobifone với
giá cước dịch vụ của Viettel Telecom9.
2.11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”,
“số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà khơng có tài liệu hợp pháp
chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

8 Báo Người lao động; “Mỳ Tiến Vua: Vỏ ghi khơng Transfat, kiểm nghiệm lại có”; />9 Báo VnExpress.net; “MobiFone thu hồi pano quảng cáo ‘xấu chơi’”; />
10
10


Các hoạt động quảng cáo có nội dung sử dụng các từ ngữ tốt nhất, duy

nhất, số một,… với những câu như: “sản phẩm tốt nhất trên thị trường ”, “sản
phẩm duy nhất trên thị trường”,… Việc các thương hiệu lạm dụng những lời
quảng cáo như trên thực chất là một hình thức so sánh trong cơng thức so sánh
hơn nhất. Đôi khi việc “ca ngợi” sản phẩm của thương hiệu mình là tốt nhất, duy
nhất, số một đã vơ hình chung mang hàm ý hạ thấp các sản phẩm khác cùng
loại.
Ví dụ: Tập đồn TH ra mắt thị trường bộ sản phẩm mới: Nước gạo rang
TH true RICE. Đi kèm lời quảng cáo: “Nước gạo rang duy nhất trên thị trường
khơng sử dụng đường”
2.12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy
định của pháp luật về cạnh tranh.
Luật Cạnh tranh 2018 quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là
hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán
thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể
gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. 10”. Có thể
hiểu hiện tượng quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh là những
quảng cáo trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt
hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Ví dụ: Ngày 14/11/2008, Panasonic Việt Nam cho ra đời sản phẩm tủ lạnh
mới mà theo quảng cáo thì tủ lạnh này có tính năng tăng cường thành phần
vitamin của thực phẩm lên tới 12%. Tuy nhiên kết quả thử nghiệm mà công ty
cung cấp lại chỉ áp dụng với rau quả chứ không phải thực phẩm nói chung. Ngày
16/6/2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH
Panasonic Việt Nam đối với hành vi Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh, vi phạm quy định tại khoản 3, Điều 45 Luật Cạnh tranh.11
2.13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Cùng với sự phát triển và bùng nổ của internet thì ngày nay quảng cáo
trực tuyến đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và xuất hiện nhiều hình thức mới
lạ trong thời gian gần đây. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ tồn tại

10 Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018
11 />
11
11


dưới rất nhiều hình thức như sao chép bao bì, sao chép lời giới thiệu, sao chép
biển quảng cáo, tên thương hiệu, logo,…
Ví dụ: Một thời gian trên thị trường tỉnh xuất hiện loại bột giặt TOMOT,
nhìn thống qua khơng ít người nhầm lẫn với bột giặt OMO (một thương hiệu
bột giặt nổi tiếng) bởi mẫu mã, hình thức bao bì giống nhau 12. Bao bì của
TOMOT cũng sử dụng màu đỏ trên bao bì làm chủ đạo với màu trắng làm viền
như OMO . Và hai chữ “ T ” của TOMOT được in chìm trong màu viền trắng .
Khách hàng phải nhìn thật kỹ mới có thể nhận ra được sự khác biệt giữa hai sản
phẩm này.
2.14. Hành vi quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động
trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an
toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
Những quảng cáo có nội dung rùng rợn, kích động bạo lực, khiêu dâm,
trái đạo đức, vi phạm chủ quyền, kích động tự tử, sử dụng ma túy, ngược đãi phụ
nữ và trẻ em... Với các trò chơi chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung,
chưa thông báo cung cấp dịch vụ thì khơng được quyền quảng cáo. Pháp luật
quy định như vậy là phù hợp, bởi trẻ em là bộ phận cần bảo vệ một cách tốt nhất
trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Trẻ em thời nay đứng trước cơn bão
mang tên kinh doanh, việc quảng cáo với những nội dung được coi là dành cho
trẻ em nhưng khơng mang tính chất giáo dục là biểu hiện rõ ràng nhất.
Ví dụ: Fanpage TS. Bsĩ Nguyễn Thu Hiền sử dụng hình ảnh một em bé
trai miệng sưng to, đau đớn nằm trên giường bệnh, được bác sĩ này lợi dụng để
rao bán, quảng cáo những sản phẩm về răng miệng để phịng tránh bệnh tật
khơng đáng có xảy ra13. Có thể nói việc bác sĩ sử dụng hình ảnh của bé trai bị

bệnh đã gây ảnh hưởng tâm lý đến những đứa trẻ khác nhìn thấy khi đến khám
và còn xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo vệ của đứa trẻ trong hình ảnh
quảng cáo.
2.15. Hành vi ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo
hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

12 Bài viết: “Hãy là người tiêu dùng thông thái”; />13 />
12
12


Việc ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp
nhận quảng cáo trái ý muốn là hành vi bị cấm trong Luật Quảng cáo, bởi tất cả
mọi cơng dân Việt Nam đều có những quyền lợi cơ bản, trong đó có quyền bất
khả xâm phạm về đời sống riêng tư của mỗi cá nhân. Nghiêm cấm các hành vi
đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng14.
Ví dụ: Hành vi “tag tên tất cả bạn bè” vào nội dung quảng cáo trên
facebook có thể vi phạm vào Khoản 15 Điều 8 khi thực hiện hành vi ép buộc cá
nhân tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn. Theo Khoản 2 Điều 51 Nghị định số
158/2013/NĐ-CP thì hành vi ép buộc cá nhân tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn
có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng15.
2.2.16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ
điện, cột tín hiệu giao thơng và cây xanh nơi cơng cộng.
Trước làn sóng kinh doanh ngày một phát triển thì các hình thức quảng
cáo hiện nay vơ cùng đa dạng, trong đó hình thức treo, dán, vẽ quảng cáo ở tất
cả mọi khu vực cơng cộng là điển hình nhất. Hàng năm, đội quản lý môi trường
đô thị luôn phải đi thu dọn rác “quảng cáo” được dán trên các cột điện, cột đèn
giao thơng nơi có đơng dân cư sinh sống và di chuyển… Vì vậy Luật quảng cáo
cấm hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột
tín hiệu giao thơng và cây xanh nơi công cộng cũng để bảo vệ cảnh quan đơ thị.

Ví dụ: Trên những tuyến đường của thành phố Kon Tum, chúng ta khơng
khó để bắt gặp những tờ giấy quảng cáo, rao vặt được dán khắp nơi, từ tường
nhà của người dân, cột biển báo giao thông, đến trụ điện, trạm biến áp... Đi bất
cứ nơi đâu, mọi người cũng gặp, cũng thấy16.
3. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quảng cáo.
• Tuân thủ quy định của Luật Quảng cáo 2018, không thực hiện các hành vi bị
cấm quảng cáo quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo;
• Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của “người quảng cáo” theo Nghị định số
38/2021/NĐ-CP;
• Chia sẻ, quảng cáo những thơng tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy;

14 Khoản 2 Điều 38 Hiến pháp 2013
15 />16 Báo Kon Tum; “Nhếch nhác “rác” quảng cáo; />
13
13




Không đem những hành vi, ứng xử không phù hợp với giá trị đạo đức, văn

hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam vào trong quảng cáo; không sử dụng từ
ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tơn giáo;
• Khi thực hiện hoạt động quảng cáo không đăng tải những nội dung vi phạm
pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm,
vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; …;
• Khuyến khích sử dụng hoạt động quảng cáo để tuyên truyền, quảng bá về đất
nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thơng tin tích
cực, những tấm gương người tốt, việc tốt;

• Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia
giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên tiếp xúc với các nội dung quảng cáo
một cách an tồn, lành mạnh;
• Hạn chế mức thấp nhất “rác” quảng cáo;
• Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm quy định về quảng cáo khi thực
hiện các hành vi quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Quảng cáo đã trở thành một kênh thương mại quen thuộc với mỗi người,
với nhiều hình thức, truyền tải khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp những thơng
điệp, hình ảnh quảng cáo ở bất cứ đâu: trên máy tính, điện thoại, trên xe bus,
trong thang máy, ngoài đường phố,... Để bảo vệ bản thân và cộng đồng, hãy để
truyền quảng cáo trở thành một phương tiện thúc đẩy mỗi cá nhân và xã hội tiệm
cận với sự văn minh, tôn trọng người tiếp cận quảng cáo cũng chính là tơn trọng
bản thân mình. Trên đây là bài tiểu luận kết thúc học phần môn Luật Thương
mại Việt Nam. Em mong sẽ nhận được những nhận xét đánh giá của các thầy cô
trong tổ bộ môn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn, em xin cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam; tập
II; Nxb.Tư pháp; Hà Nội, 2020;
2. Hiến pháp 2013;
3. Luật Thương mại năm 2005;
4. Luật Quảng cáo số 47/VBHN-VPQH năm 2018
14
14


5. Luật Cạnh tranh năm 2018;
6. Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;


15
15

7.

Viện nghiên cứu thương mại. Xúc tiến thương mại của Chính phủ cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội,2003,tr.8

8.

Báo tiêu dùng, “Nhiều vi phạm về tiếp thị, quảng cáo sữa”;
/>
9.

Báo Thanh niên, “Mở lon Việt Nam' của Coca Cola vì sao bị cấm?”;
/>
10.

Báo Nam Định, “Ngăn chặn "rác" quảng cáo làm mất mỹ quan đô thị”;
/>
11.

Báo Tuổi trẻ, “Bộ sẽ thanh tra vụ đưa thương hiệu bia lên quốc kỳ”;
/>
12.

Báo Đời sống pháp luật, “Người mẫu mặc bikini trên chuyến bay đón U23
VN: 'Vietjet u cầu tơi thân thiết với cầu thủ”;
/>

13.

Luật Việt Nam, “Lợi dụng hình ảnh “sao" Việt để quảng cáo, có thể bị
phạt tù”; />
14.

Báo Người lao động; “Mỳ Tiến Vua: Vỏ ghi không Transfat, kiểm nghiệm
lại có”; />
15.

Luật Việt Nam, “Lợi dụng hình ảnh “sao" Việt để quảng cáo, có thể bị
phạt tù”; />

16
16

16.

Báo Người lao động; “Mỳ Tiến Vua: Vỏ ghi không Transfat, kiểm nghiệm
lại có”; />
17.

Báo VnExpress.net; “MobiFone thu hồi pano quảng cáo ‘xấu chơi’”;
/>
18.

/>
19.

Bài viết: “Hãy là người tiêu dùng thông thái”;

/>
20.

/>
21.

/>
22.

Báo Kon Tum; “Nhếch nhác “rác” quảng cáo;
/>


×