Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.65 KB, 16 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
---------------

TIỂU LUẬN MƠN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ SỐ 1 (Lẻ): Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền
thống đối với việc xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay.
Họ và tên:

Mã sinh viên:

Khóa/ lớp (tín chỉ):

(Niên chế):

STT:

ID phịng thi:
luận
Ca thi:

Ngày thi:

HT thi: Tiểu


Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2021



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM TRUYỀN
1
THỐNG VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH
1.1. Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống
1.1.1

Một vài khái niệm, định nghĩa về văn hóa ẩm thực truyền thống

1.1.2. Khái quát về văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống

1
1
2

1.2. Khái quát về xây dựng văn hóa gia đình

3

1.3. Khái quát về mối quan hệ giữa giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam
truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa gia đình.

4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN

ĐỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG ĐỐI
5
VỚI VIỆC XÂY DỰNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Những yếu tố tác động của giá trị của văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền
5
thống đối với việc xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay.
2.2. Thực trạng vấn đề giá trị của văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối
5
với việc xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay
2.2.1. Ưu điểm

6

2.2.2. Hạn chế

7

2.3. Nguyên nhân

7

2.4. Giải pháp

8

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

8



Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với
nhiều dân tộc, quốc gia, ẩm thực khơng chỉ là nét văn hóa về vật chất mà cịn là văn
hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm
giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc Việt Nam với những đạo lý, phép tắc,
phong tục trong cách ăn uống. Từ trước đến nay, trân trọng những bữa cơm gia
đình, những giá trị của văn hóa ẩm thực truyền thống ln là một nét văn hố gia
đình tốt đẹp của người Việt cần được gìn giữ, phát huy. Để có cái nhìn khách quan
và tồn diện hơn về vấn đề này, em tìm hiểu Đề bài: Giá trị của văn hóa ẩm thực
Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện
nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng vấn đề giá trị của văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền
thống đối với việc xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay; rút ra những ưu
điểm, chỉ rõ hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của
văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa gia đình ở
nước ta hiện nay.
3. Giới thiệu sơ lược các ý chính của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Khái quát về văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống và xây dựng văn
hóa gia đình.
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của vấn đề giá trị văn hóa ẩm
thực Việt Nam truyền thống đối với xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay.



Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM TRUYỀN
THỐNG VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH
1.1. Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống
1.1.1 Một vài khái niệm, định nghĩa về văn hóa ẩm thực truyền thống
Về khái niệm “văn hóa”. Trong tiếng Việt, văn hóa được dung theo nghĩa
thơng dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát
triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ
những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống,… Trong
cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Như vậy, “văn hóa” là một thuật ngữ
đa nghĩa, có thể hiểu văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra
trên nền của thế giới tự nhiên.
Về khái niệm “văn hóa ẩm thực”. Văn hóa ẩm thực của mỗi dân tộc khác
nhau có những khẩu vị và cách thức chế biến khác nhau tạo ra những món ăn khác
nhau và các tinh hoa ẩm thực của mình.1 Món ăn thức uống của mỗi dân tộc thực sự
là một sáng tạo độc đáo của dân tộc đó và trở thành văn hóa truyền thống phản ánh
trình độ văn hóa, văn minh dân tộc, trình độ phát triển sản xuất trải qua các thế hệ.
Một cách khái quát, văn hóa ẩm thực là cách ăn, kiểu ăn các món ăn của từng dân
tộc, địa phương mà qua đó ta biết được trình độ văn hóa, lối sống, tính cách của con
người, dân tộc đó. Văn hóa ẩm thực là văn hóa vật thể - thể hiện bằng các chất liệu
vật chất nhưng mang đậm giá trị phi vật thể - thể hiện trong cách chế biến, trang trí
món ăn và phong cách thưởng thức.
1.1.2. Khái quát về văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống
Văn hóa ẩm thực người Việt bao hàm không chỉ dơn thuần là đồ ăn, thức

uống, cách chế biến mà còn là những ứng xử liên quan đến ăn uống, những sự giao
lưu văn hóa, những tập quán, phong cách ăn uống nhằm để phân biệt cộng đồng
này với cộng đồng khác. Ẩm thực Việt Nam mang những nét văn hóa riêng với ba
1

Nguyễn Cơng Lý (2010), “Văn hóa ẩm thực truyền thống của người Thái ở Mai Châu – Hịa Bình với sự phát triển
du lịch”, Trường Đại học Quản lý và Cơng nghệ Hải Phịng


Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay

miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi vùng miền có những món ăn mang đậm nét địa
phương, chịu nhiều ảnh hưởng của tập quán dân cư và các điều kiện tự nhiên phong
phú, tạo nên sự đa dạng cho văn hóa.
Một số nét tiêu biểu về ẩm thực Việt Nam truyền thống đó là: Thứ nhất, văn
hóa ẩm thực truyền thống mang tính cộng đồng và tính tổng hợp. Trong đó, tính
tổng hợp thể hiện ở việc cách ăn và làm mâm cơm của người Việt bao giờ cũng có
nhiều món ăn như: cơm, canh, rau, thịt với cách thức chế biến đa dạng và phong
phú. Bên cạnh đó, tính cộng đồng cũng thể hiện qua bữa cơm truyền thống của
người Việt: thức ăn được lấy trên cũng một đĩa, bát thức ăn trong một mâm cơm.
Hai là, ẩm thực truyền thống Việt mang tính triết lý sâu sắc. Trong đó, dụng cụ ăn
sử dụng hang ngày là đơi đũa mang tính biểu tượng thể hiện tinh thần đồn kết.
Ngoài ra, trong ăn uống, người Việt rất coi trọng triết lý âm dương. Đây là nguyên
lý điều phối mọi mặt của cuộc sống, trong đó có cả ẩm thực và giữ gìn sức khỏe.
Chính vì vậy, tập qn dùng gia vị của Việt Nam, ngoài các tác dụng làm dậy mùi
thơm ngon của thức ăn cịn có tác dụng đặc biệt là điều hòa âm dương, hàn nhiệt
của thức ăn2. Ba là, ẩm thực truyền thống Việt mang tính vùng miền rõ rệt. Do đặc
điểm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu Việt Nam phân vùng rõ rệt, cùng với sự khác
biệt về đặc điểm lịch sử văn hóa nên ẩm thực Việt Nam có sự khác biệt rõ nét theo

các vùng địa lý và được chia thành ba vùng cơ bản: văn hóa ẩm thực miền Bắc,
miền Trung và miền Nam.
Tóm lại, Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống là nét văn hóa tự nhiên
trong cuộc sống đời thường. Đối với người Việt Nam, ẩm thực khơng những là nét
văn hóa về vật chất mà cịn là văn hóa truyền thống về tinh thần.3 Qua những nét
đẹp từ ẩm thực người ta có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam thể hiện rõ nét
phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc cũng
như phong tục trong cách ăn uống ở nước ta.
1.2. Khái quát về xây dựng văn hóa gia đình

2

Sở GD&ĐT Hà Nội (2008), Giáo trình Văn hóa ẩm thực, NXB Hà Nội
Theo Hà Trung Dũng (2018), “Văn hoá ẩm thực truyền thống của người Việt Nam”. Xem tại:
, truy cập 20/12/2021
3


Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay

Văn hóa gia đình là một hệ thống giá trị văn hóa được tích hợp từ các giá trị
văn hóa truyền thống và hiện đại của một dân tộc, thể hiện nhận thức, thái độ, hành
vi của các thành viên trong việc thực hiện các chức năng của gia đình và ứng xử
trong các mối quan hệ cá nhân – gia đình – xã hội nhằm xây dựng gia đình no ấm,
bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc4. Có thể khẳng định rằng, chính gia đình là một
thiết chế văn hóa góp phần tạo dựng nên một xã hội có văn hóa, văn hóa gia đình
được hình thành trên cơ sở nền tảng của văn hóa dân tộc. Văn hóa gia đình là một
bộ phận, là cái “gốc” của văn hóa làng, văn hóa nước, là thước đo giá trị văn hóa
dân tộc. Xã hội càng phát triển, càng phản ánh sự đa dạng phong phú trong cuộc

sống gia đình, mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội phần nhiều được hình thành từ gia
đình. Gia đình càng hồn thiện, càng ổn định và có văn hóa sẽ góp phần xây dựng
lối sống, nếp sống tốt đẹp cho xã hội. Khi gia đình và xã hội khơng gắn kết, đồng
phát triển sẽ tạo nên sự trì trệ, hỗn loạn, mất ổn định.
1.3.

Khái quát về mối quan hệ giữa giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam
truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa gia đình.
Một là, trong tâm thức người Việt từ bao lâu nay, bữa cơm gia đình khơng

chỉ đơn thuần duy trì sự sống hay là một hoạt động bản năng sinh tồn mà cịn là nét
văn hóa gọi là văn hóa ẩm thực, có ý nghĩa nhân văn riêng đối với văn hóa gia
đình. Những bữa cơm gia đình ấm áp tình thân đã nuôi dưỡng con người lớn lên,
trưởng thành không chỉ về tâm hồn mà còn cả ở thể chất. Người Việt vẫn ln trân
trọng những bữa cơm gia đình như thế suốt bao đời nay, đây là một nét văn hố
truyền thống tốt đẹp rất cần được gìn giữ, phát huy.
Hai là, giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống góp phần hình
thành, xây dựng văn hóa gia đình. Bữa cơm gia đình Việt Nam rất ấm cúng, mọi
người trong gia đình qy quần và trị truyện thân mật, đặc biệt là ở những gia đình
cổ truyền của người Việt thường có xu hướng tập trung nhiều thế hệ, nó phản ánh
nhiều mặt về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần. Trong những bữa cơm
đó, mọi người mời nhau, nhường nhịn nhau, đó chính là việc hình thành nên xây
4

Trần Thị Tuyết Mai,” Xây dựng văn hóa gia đình trong phát triển bền vững”, Viện Văn hóa, Đại học Văn hóa Hà
Nội, xem tại: , truy cập ngày
21/12/2021


Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa

gia đình ở nước ta hiện nay

dựng văn hóa gia đình. Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, hoặc
là “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Bởi vậy, ăn uống cũng là bài học, là nét văn
hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống trong bản sắc
văn hóa của người Việt thể hiện giá trị to lớn đối với việc xây dựng văn hóa gia
đình cũng như trình độ nhận thức thẩm mỹ của mỗi gia đình, mỗi cá nhân, mỗi con
người Việt Nam.
Ba là, bữa ăn gia đình và đặc biệt là bữa ăn gia đình nhiều thế hệ là một mơi
trường và khơng gian văn hóa thể hiện một q trình tiếp nối và bảo lưu văn hóa
khá độc đáo của người Việt, biểu tượng cho sự sum họp, đoàn viên, là không gian
kết nối yêu thương thể hiện trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam đối với các mối
quan hệ đa chiều như: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Ở đây, mọi yếu tố
văn hóa khơng chỉ chuyển tải trong chuyện ăn gì mà cịn ln ln được gìn giữ
trong khn phép cổ truyền, một lối ăn theo trật tự truyền thống. Bữa cơm đã trở
thành một khơng gian hạnh phúc trong mái ấm gia đình khiến mỗi thành viên ln
cảm thấy bình n, vui vẻ khi trở về.


Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN
ĐỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Những yếu tố tác động của giá trị của văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền
thống đối với việc xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay.
Một là, văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống góp phần hình thành văn
hóa tinh thần của người Việt, thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, cách ứng xử,
hình thành khơng gian văn hóa, mơi trường văn hóa giáo dục nhân cách, đạo đức

mỗi người. Hai là, những bữa cơm mang đậm văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền
thống là yếu tố tác động đến sự sum họp, đoàn viên, là khơng gian kết nối u
thương trong gia đình. Ba là, qua những món ăn Việt, biết bao phẩm chất tốt đẹp
của ông cha được gửi gắm lại cho con cháu. Đó là sự cần cù chịu khó, siêng năng
của những người nơng dân gắn liền với các món ăn từ hạt gạo. Ví dụ như, người
Tràng An thanh lịch với nền ẩm thực tinh tế. Người miền Nam phóng khống với
các món ăn dân dã hài hịa với tự nhiên.
2.2. Thực trạng vấn đề giá trị của văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối
với việc xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay
Một thực tế từ trước đến nay đó là người Việt ln trân trọng những bữa
cơm gia đình như thế suốt bao đời nay, đây là một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp
ln được coi trọng và gìn giữ, thể hiện sự sum họp, đồn viên, là khơng gian để
kết nối u thương. Tùy điều kiện và hồn cảnh cụ thể, có gia đình thường xun
được ăn cơm cùng nhau, có gia đình chỉ có điều kiện cùng nhau ăn bữa tối hoặc chỉ
bữa cuối tuần mới đông đủ. Tuy nhiên dù thường xuyên hay không, điều quan trọng
là mỗi thành viên trong gia đình đều mong muốn được trở về bên bữa cơm gia đình
để được sum họp, đồn tụ với người thân bởi sau ngày dài làm việc căng thẳng và
sau những ngày xa cách thì bữa cơm là lúc cả nhà có mặt đơng đủ, cùng nhau qy
quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa trò chuyện, thăm hỏi, động viên nhau, đem lại sự
gần gũi, thân quen. Qua đó thấy rằng, việc các gia đình ngày nay thường xuyên
quây quần bên mâm cơm truyền thống thể hiện sự đùm bọc trên dưới một lịng,
đồn kết.


Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay

Ví dụ điển hình chứng minh cho thực tế nhiều người trẻ ngày nay tơn trọng
và tích cực trong việc phát huy những giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền
thống đối với việc xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta đó là xây dựng page “Về ăn

cơm”như thổi một làn gió mới, đưa đến một góc nhìn sâu sắc về hai chữ “gia đình”,
xoay quanh tuyến nhân vật đến từ 5 gia đình trong một khu xóm, mỗi gia đình thể
hiện một góc độ, một câu chuyện khác nhau5. Mỗi mẩu chuyện, lát cắt tình huống
đều mang đến một thơng điệp ý nghĩa về cuộc sống hàng ngày và tình cảm gia đình
sâu sắc. “Về ăn cơm” mang theo hương vị gia đình thiêng liêng như một cái nắm
tay mang theo tình thương, một chiếc ôm vỗ về an ủi “về ăn cơm đi thơi, gia đình
đang đợi kìa!”.
2.2.1. Ưu điểm
Một là, thực trạng ngày nay cho thấy giá trị của văn hóa ẩm thực Việt Nam
truyền thống thể hiện ở việc những bữa cơm gia đình quan trọng khơng hẳn là vì
nhiều món ăn ngon mà là ở khơng khí đầm ấm, tuy có khi chỉ là bát canh rau
muống luộc, chút cá kho, dưa cà,… nhưng đầy đủ mọi thành viên trong gia đình.
Những giây phút cùng nhau tận hưởng, san sẻ trong tình yêu thương, niềm hạnh
phúc gia đình, quây quần quanh mâm cơm, mọi người vừa ăn vừa trị chuyện, mẹ
hỏi con, cháu hỏi bà ríu rít,… đầy khơng khí ấm cúng của mâm cơm gia đình. Từ
thực tế này cho thấy, đây chính là giá trị đích thực của của văn hóa ẩm thực Việt
Nam truyền thống đối với xây dựng văn hóa gia đình trong việc ni dưỡng tình
cảm giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa ẩm thực Việt
Nam truyền thống thể hiện rất rõ trong việc bữa cơm gia đình ngày nay ln có bát
nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy. Người
Việt trong cuộc sống ngày nay vẫn giữ thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều
món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào
mới mang món đó ra.
Hai là, có những tín hiệu rất tích cực từ các cuộc thi ảnh về bữa cơm gia
đình, hoặc những hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình, ấm áp u thương” đã có rất
5

Theo Trang Infonet (2020), “'Dù có bao nhiêu thành viên, chúng ta chỉ cần có nhau, có những bữa cơm qy quần,
đó là gia đình'”. Xem tại:
/>ng-bua-com-quay-quan-do-la-gia-dinh-256328.html , truy cập 21/12/2021



Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay

nhiều gia đình tham gia, kể cả những gia đình có những người chưa hề là khách
hàng của thương hiệu tổ chức các chương trình, cuộc thi này. Có thể nói, nhờ một
gia vị đặc biệt mang tên “yêu thương” mà cơm nhà trở nên đắt giá, đáng q hơn
bất kì điều gì. Gia vị đó xuất phát từ tình cảm chân thành từ ánh mắt, đơi bàn tay
của mẹ khi chuẩn bị bữa cơm “chiều chuộng” khẩu vị cả nhà. Ba là, đối với nhiều
người trẻ hiện nay, bữa cơm gia đình là chỗ dựa để họ được tiếp sức trên con đường
học tập, làm việc đầy chông gai, mệt mỏi và căng thẳng. Thực tế này trái với suy
nghĩ của nhiều người khi họ nghĩ rằng, người trẻ khơng thích ăn cơm nhà bởi sở
thích đi chơi, tụ tập cùng bạn bè, hoặc vì trong bữa cơm gia đình có những xích
mích, tâm lý khơng thích bố mẹ mắng nên sẽ khơng thoải mái.
2.2.2. Hạn chế
Một là, khảo sát xã hội về bữa cơm gia đình mới đây vào năm 2020 cho
thấy6, ở một vài thành phố lớn, có tới 40 đến 50%, thậm chí hơn 50% gia đình
khơng cịn duy trì thường xun bữa cơm gia đình truyền thống qy quần các
thành viên. Đó là điều đáng lo ngại khi cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại,
gấp gáp, mâm cơm gia đình đầy đủ càng thành viên trở nên tẻ nhạt, lạnh lẽo và thưa
dần. Thay vào đó là thực trạng cha mẹ bận rộn với công việc, con cái bận rộn với
chuyện học hành, bạn bè, việc quây quần bên mâm cơm gia đình dần trở thành một
dịp hiếm hoi và từ đó bị mai một, ai đói thì cứ việc tự lấy mà ăn, ai có cơng việc
phải đi sớm thì ăn trước, ai khơng có việc gì thì cứ từ từ ăn sau,…
Hai là, ngày nay trong cái tất bật của cơng việc, trong cuộc mưu sinh, thì
việc qy quần đầy đủ các thành viên trong bữa cơm ngày càng thưa dần đi, đã có
nhiều gia đình “ăn ngồi” thường xuyên hơn. Đặc biệt là đối với những gia đình trẻ.
Bữa cơm thường được ăn nhanh chóng để mỗi người một việc, khoảng thời gian
tận hưởng và chia sẻ cùng nhau dường như cũng ít đi. Mặc dù từ trước đến nay, ý

nghĩa và vai trò của bữa cơm gia đình Việt Nam vẫn khơng bao giờ thay đổi, dù xã
hội luôn tiến bộ và phát triển ngày càng nhanh chóng. Ba là, những bữa ăn ở nhà
hàng cũng thay thế dần những “bữa cơm mẹ nấu” khiến mỗi gian bếp vắng vẻ, lạnh
lẽo dần. Hình ảnh cơm hộp, thức ăn nhanh được giao đến từng người, từng nhà, hay
6

Theo Báo pháp luật (2020), “Nhà mình ăn cùng nhau, cơm dở cũng thành ngon”. Xem tại:
/>

Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay

những đứa trẻ với những bữa ăn vội trên xe bố mẹ mỗi sáng đến trường, mỗi tối
học thêm đã trở nên quen thuộc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến sự gắn kết trong
gia đình giữa các thành viên trở nên lỏng lẻo, thiếu sự sẻ chia. Giá trị ẩm thực trong
mỗi bữa ăn gia đình cũng vì vậy và mai một đi, văn hóa gia đình cũng khơng được
gìn giữ, khiến cho lạnh dần khơng khí hạnh phúc ngọt ngào từ mỗi bữa cơm giản
dị.
2.3. Nguyên nhân
Một là, các gia đình chưa thật sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục các
giá trị truyền thống cho con em mình. Nền tảng đạo đức, chuẩn mực gia đình có
nguy cơ bị phá vỡ. Hai là, những vấn đề xã hội đã nảy sinh, len lỏi vào từng gia
đình trong mỗi bữa ăn, những cuộc tranh luận tiêu cực dẫn đến văn hóa gia đình
khơng cịn được vun đắp, xây dựng hàng ngày trong mỗi bữa cơm gia đình, “nếp
nhà xưa” thay đồi nhiều so với trước đây. Ba là, xã hội phát triền cùng với cuộc
sống sinh kế trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay khiến mỗi
người trở nên độc lập hơn, bận rộn, gấp gáp hơn. Vì vậy, những bữa cơm sum họp
của nhiều gia đình, từ nơng thơn đến thành thị đang mỗi ngày ít đi và khơng thể
đơng đủ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến sự gắn kết trong gia đình giữa các thành
viên trở nên lỏng lẻo, thiếu sự sẻ chia. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu xã hội

học7, những hạn chế nêu trên tại mục 2.2.2 cũng là một trong những nguyên nhân
làm đổ vỡ hạnh phúc nhiều gia đình.
2.4. Giải pháp
Một là, tiếp tục duy trì chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” vào
ngày gia đình Việt Nam hàng năm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đem lại ý
nghĩa bữa cơm gia đình trong gắn kết các thành viên gia đình, xây dựng mối quan
hệ bền chặt và nâng cao hạnh phúc gia đình. Đây khơng chỉ là một giải pháp nhằm
xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay mà cịn là một cách
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc. Hai là,
dù cuộc sống của bận rộn, gấp gáp đến đâu, mỗi người nên dành những khoảng thời
7

Theo KHXH&NV Nghệ An (2021), “Bữa cơm gia đình trong văn hóa truyền thống Việt Nam”. Xem tại:
/>, truy cập 21/12/2021


Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay

gian nhất định cho gia đình và người thân của mình những giây phút ngọt ngào bên
bữa cơm gia đình, trân trọng những điều bình dị nhưng ý nghĩa và thân thương để
sau này không phải hối tiếc vì hai chữ “giá như”. Ba là, mỗi gia đình tích cực thục
hiện xây dựng nếp sống văn hóa, mơi trường văn hóa, trong các gia đình văn hóa,
làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, đơn vị đạt chuẩn văn hóa thực hiện tốt pháp luật
và các quy định của địa phương về nếp sống văn minh trên tinh thần dân chủ và
đồng thuận, kỷ cương, tiến bộ và văn minh.


Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay


KẾT LUẬN
Tóm lại, giá trị của văn hóa ẩm thực Việt đối với xây dựng truyền thống gia
đình là một bức tranh đầy màu sắc, nêu bật lên bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng
miền nhưng vẫn mang trong mình cốt cách, linh hồn Việt đồng nhất, nét đẹp trong
văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau
qua thái độ ứng xử. Trong xã hội phát triển ngày nay, điều quan trọng là vừa giữ
được những giá trị văn hóa gia đình trong đời sống ẩm thực của mỗi người trong
gia đình để khơng chỉ đơn thuần là bảo lưu mà hơn hết còn đưa văn hóa ẩm thực
truyền thống trở thành bản sắc văn hóa dân tộc riêng của Việt Nam trên thế giới,
mang sắc thái của con người Việt Nam đến quốc tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.

TÀI LIỆU CHUYÊN KHẢO:
Sở GD&ĐT Hà Nội (2008), Giáo trình Văn hóa ẩm thực, NXB Hà Nội
Phạm Ngọc Trung (2013), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội
Trần Quốc Vượng (chủ biên, 2011), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục
Việt Nam
4. Trần Quốc Vượng & Nguyễn Thị Bảy (2010), Văn hóa ẩm thực Việt Nam
nhìn từ lý luận và thực tiễn, NXB Từ điển Bách khoa & Viện văn hóa HN
5. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam - Mấy
vấn đề lý luận và thực tiễn
6. Bộ Văn hố – Thơng tin, Cục Văn hố Thơng tin cơ sở (1997), Xây dựng gia
đình văn hố trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Vũ Thế Long (2006), “Bữa ăn gia đình trong văn hóa nghệ thuật ẩm thực
Việt Nam”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật ăn uống, số 3, tr.24-25
8. Nguyễn Cơng Lý (2010), “Văn hóa ẩm thực truyền thống của người Thái ở
Mai Châu – Hịa Bình với sự phát triển du lịch”, Trường Đại học Quản lý và
Công nghệ Hải Phòng
● WEBSITE THAM KHẢO:
9. />ung/ , truy cập 20/12/2021
10. />5.html , truy cập 21/12/2021
11. />st351984.html
12. />nh-trong-van-hoa-truyen-thong-viet-nam , truy cập 21/12/2021
13. />-vien-chung-ta-chi-can-co-nhau-co-nhung-bua-com-quay-quan-do-la-gia-din
h-256328.html , truy cập 21/12/2021
14.

MỞ ĐẦU


Giá trị của Văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây dựng văn hóa
gia đình ở nước ta hiện nay
15.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ XÂY DỰNG
VĂN HÓA GIA ĐÌNH
16.

1.1.2. Khái qt về văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống

17.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA ẨM
THỰC VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY

18.
2.1. Những yếu tố tác động của giá trị của văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc
xây dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay.
19.
2.2. Thực trạng vấn đề giá trị của văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống đối với việc xây
dựng văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay
20.

2.2.1. Ưu điểm

21.

2.2.2. Hạn chế

22.

2.3. Nguyên nhân

23.

2.4. Giải pháp

24.

KẾT LUẬN

25.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


26.
27.



×