BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC
CÔNG
NGHỆ
TPHCM
Khoa Trung Quốc Học
……….……….
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC
Đề tài:
Nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành
ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Cơng nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH)
Người thực hiện:
1. Nguyễn Thị Hương – 1911863152
2. Đào Huyền Trúc – 1911860824
3. Huỳnh Thị Thúy Ngân – 1911863165
Giáo viên hướng dẫn: ThS. ĐÀO THỊ HIỀN
TP. Hồ Chí Minh, 2022
MỤC LỤC
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hội nhập, cùng nhau hợp tác phát triển về kinh tế - chính trị, kéo
theo đó là các nền văn hóa tiên tiến được du nhập ở nước ta nên việc tiếp thu ngôn ngữ
mới là một điều cần thiết. Trước đây, chúng ta sử dụng tiếng Anh như một ngơn ngữ
thứ hai bởi vì sự thơng dụng của nó. Nhưng từ nhiều năm gần đây, chính sự phát triển
lớn mạnh của Trung Quốc đã khiến nước này trở thành một trong những cường quốc
trên thế giới. Các tập đoàn của Trung Quốc lan rộng trên nhiều quốc gia và mộ trong
số đó có cả nước Việt Nam, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho thị trường lao động
Việt Nam. Và cũng từ đây Ngôn ngữ Trung cũng đã được áp dụng thành ngành đào tạo
chính quy ở các trường đại học nước ta.
Theo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, nhiều sinh viên chọn trường đại học Công
Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) là bến đậu tiếp theo của mình với mong
muốn được giảng dạy tận tình và chuyên sâu. Song song đó cũng có rất nhiều bất cập
và các vấn đề cần lý giải như việc, học thêm ngơn ngữ Trung có cần thiết hay ra
trường có nhiều cơ hội việc làm hay không?... Nắm được tâm lý chung của nhiều sinh
viên, nhiều giáo sư, tiến sĩ đã tiến hành thực hiện nhiều bài nghiên cứu những điểm
chung là chưa thể đưa ra nhiều biện pháp cũng như một phần vì thời thế thay đổi nên
có phần khơng cịn chính xác nữa.
Chính vì thế bài nghiên cứu “Nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành
ngơn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
(HUTECH)” sẽ cung cấp nhiều kiến thức tổng quan cũng như với mong muốn định
hướng vị trí việc làm với sinh viên sau này, đưa ra nhiều biện pháp giải quyết tốt nhất
với các tình huống khác nhau.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên ngành ngơn ngữ Trung
Quốc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
4
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Khảo sát về tầm quan trọng của ngơn ngữ Trung trong tìm kiếm
việc làm của sinh viên khoa ngôn ngữ Trung Quốc.
- Mục tiêu 2: Khảo sát các mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến các mặt tồn tại
trên.
- Mục tiêu 3: Đề ra các kiến nghị và giải pháp giúp nhận thức được vị trí việc làm
của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ TPHCM
(HUTECH).
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Những năm trước đây khi ngôn ngữ Trung Quốc mới phổ cập ở Việt Nam, nhiều
thế hệ học sinh, sinh viên còn bỡ ngỡ và khơng nắm được nhiều thơng tin. Song song
đó là những bất cập trong q trình chuyển đổi ngơn ngữ cũng như chưa thể dịch sát
nghĩa sang tiếng Việt. Chính vì thế, ngôn ngữ Trung Quốc chưa được nhiều người theo
học. Mặc khác, sinh viên chưa thể nhìn ra cơ hội việc làm nếu theo học ngành này.
Nắm được tâm lý này của sinh viên, nhiều giáo sư, tiến sĩ đã bỏ ra thời gian, chất xám
để ra đời nhiều bài nghiên cứu nhằm mang đến cho sinh viên cái nhìn bao quát và mở
ra nhiều cơ hội việc làm.
Lưu Hớn Vũ (2019): Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Trung Quốc Tại Việt Nam – Giai
Đoạn Từ Đầu Thế Kỉ Xxi Đến Năm 2019. Dựa trên 144 bài nghiên cứu so sánh, đối
chiếu, bản thể… của ngơn ngữ Trung Quốc.
Hồng Nghệ Minh (2015): Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo Sát Luật Ngôn
Ngữ Và Văn Tự Thông Dụng Quốc Gia Nước Cộng Hịa Nhân Dân Trung Hoa. Dựa
trên luật và văn thơng, có tính chất so sánh với Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội –
Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn.
Lưu Hớn Vũ (2019): Lo Lắng Trong Học Tập Tiếng Trung Quốc Của Sinh Viên
Ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc. Khảo sát tình hình lo lắng và các nhân tố ảnh hưởng
đến lo lắng trong học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung
Quốc.
5
Ngày nay nhiều bài nghiên cứu thường không chú trọng đến lịch sử nghiên cứu
nhưng tìm hiểu đến lịch sử cũng là cách chúng ta thu thập thêm kiến thức cũng như rút
kinh nghiệm từ các sai lầm của các bài nghiên cứu trước đây.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về vị trí việc làm ở ngành ngơn ngữ Trung
Quốc của trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên học ngơn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh (HUTECH)
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
− Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về vị trí việc làm của mình ở ngành ngơn
ngữ Trung Quốc, qua đó, giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn hơn về việc học
ngôn ngữ, cũng như sử dụng ngôn ngữ trong cơng việc tương lai của mình.
− Giúp chúng ta nhận biết tầm quan trọng của ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng và
ngoại ngữ nói chung trong tìm kiếm việc làm của bản thân.
− Giúp sinh viên nhận thức tốt hơn cả về việc học ngôn ngữ và việc trau dồi các
kiến thức chuyên môn cho bản thân.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
− Phương pháp phân tích - so sánh - tổng hợp lý thuyết
− Phương pháp điều tra
− Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm và liệt kê
7. BỐ CỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đây là chương đưa ra những cơ sở lý luận, những cơ sở thực tiễn của đề tài, các
khái niệm, lý thuyết cơ bản về ngôn ngữ cũng như là nhận thức về vị trí việc làm.
6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA
SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG
NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ở chương 2, chúng tôi sẽ nêu rõ những hiện trạng nhận thức về vị trí việc làm và
một số yêu cầu về vị trí việc làm của sinh viên đang theo học ngành Ngôn ngữ Trung
Quốc.
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ
VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ở chương này, bản thân sinh viên sẽ nhận thức được một trong số những yếu tố
sâu xa ảnh hưởng đến vị trí việc làm của ngành này.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VỊ
TRÍ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGƠN NGỮ TRUNG QUỐC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đây là chương sẽ giúp sinh viên trang bị thêm cho mình kiến thức, trau dồi kỹ
năng cịn thiếu và có một số biện pháp giải quyết, giúp sinh viên nâng cao nhận thức
về vị trí việc làm Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm chung về ngôn ngữ
1.1.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ
Theo Wikipedia tiếng Việt: “Ngôn ngữ là một dạng hệ thống giao tiếp có cấu trúc
được sử dụng bởi con người.” Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cá nhân
cho người khác và sử dụng kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình, làm
cho mình có những khả năng to lớn, nhận thức và nắm vững được bản chất của tự
nhiên, xã hội và bản thân…chính là nhờ ngôn ngữ.[2].
Theo tâm lý học: “Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội- lịch sử do sống và làm
việc cùng nhau nên co người có nhu cầu giao tiếp với nhau và nhận thức hiện thực..
Trong quá trình lao động cùng nhau, hai quá trình giao tiếp và nhận thức đó khơng
tách rời nhau: trong lao động, con người phải thông báo cho nhau về sự vật, hiện
tượng nào đó, nhưng để thơng báo cho nhau về sự vật, hiện tượng nào đó, nhưng để
thơng báo lại phải khái quát sự vật, hiện tượng đó vào trong một lớp, một nhóm các sự
vật, hiện tượng nhất định, cùng loại. Ngôn ngữ đã ra đời và thỏa mãn được nhu cầu
thống nhất các hoạt động đó.”[4].
Theo trang web wattpad.com: “Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu từ ngữ chức
năng là một phương tiện để giao tiếp và là cơng cụ của tư duy. Ngơn ngữ được hình
thành trong quá trình hoạt động và giao lưu của mỗi cá nhân với người khác trong xã
hội. Ngôn ngữ mang bản chất xã hội, lịch sử và tính giai cấp.”[1].
Theo giáo trình tâm lý học đại cương cho rằng: “Ngơn ngữ là quá trình mỗi cá
nhân sử dụng một thứ tiếng (tiếng nói) nào đó để giao tiếp. Nói cách khác, ngơn ngữ là
sự giao tiếp bằng tiếng nói.”[3].
Từ những định nghĩa trên thì có thể hiểu: “Ngơn ngữ là một hiện tượng lịch sử xã
hội được sinh ra trong hoạt động thực tiễn của con người, là một phương tiện để giao
tiếp và là một công cụ để tư duy. Trong quá trình làm việc, giao tiếp, cần trao đổi ý
8
kiến, nguyện vọng, tình cảm,… Từ đó, ngơn ngữ được ra đời để đáp ứng những nhu
cầu cần thiết của xã hội.”
Một ngơn ngữ thì bao gồm các yếu tố như:
Ngữ âm
Ngữ âm là tồn bộ âm thanh ngơn ngữ theo các quy luật kết hợp âm thanh, giọng
điệu ở trong từ, trong câu của ngơn ngữ. Nó xuất hiện và tồn tại sinh động trong việc
giao tiếp hằng ngày của con người.
• Cơ cấu ngữ âm:
Cơ sở tự nhiên
Cơ sở vật lí (âm học)
Cơ sở xã hội
Cơ sở sinh lí (cấu âm).
• Ngữ âm trong tiếng Trung bao gồm 3 phần chính:
− Thanh mẫu (phụ âm)
− Vận mẫu (ngun âm)
− Thanh điệu.
Ngồi ra, cịn có âm tiết và thanh nhẹ, âm uốn lưỡi, biến điệu.
Từ vựng
Từ vựng được học hỏi và bổ sung qua từng thời gian, vốn từ ngày càng mở rộng,
nâng cao khả năng hiểu biết của bản thân. Từ vựng được chia thành 2 loại: chủ động
và bị động.
Ngữ pháp
Ngữ pháp là tập hợp các quy tắc sử dụng từ ngữ cũng như chữ viết, cách sử dụng
từ ngữ trước sau cho hợp lý, sắp xếp các cụm từ hoặc câu nhằm mang đến ý nghĩa cho
từ hoặc câu đó.
Chữ viết
9
Chữ viết nói dễ hiểu là sử dụng những sáng tạo, chất xám của các bậc cha ông ta
với mong muốn lưu truyền đến đời sau. Chữ viết được dựa trên các hình tượng, âm
thanh. Sau đó, qua nhiều đời chữ viết cũng được hoàn thiện và đưa vào sử dụng rộng
rãi.
1.1.1.2. Các chức năng cơ bản của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của
con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý tưởng, tình cảm và
nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và
nguyện vọng đó. Ngơn ngữ cịn là một loại cơng cụ của hoạt động, công cụ để tư duy,
để giao tiếp của con người.
Chức năng chính của ngơn ngữ là chức năng giao tiếp, chức năng này liên quan
đến thực tế ngôn ngữ là một phương tiện truyền thông giữa các cá nhân, cho phép một
người thể hiện suy nghĩ của họ và truyền cho người này, người kia, để hiểu họ và phản
ứng lại thông tin truyền đạt.
Trong cuộc sống, con người ln có nhu cầu giao tiếp để trao đổi tư tưởng, tình
cảm, thơng tin... với nhau. Trong các phương tiện để thực hiện giao tiếp, ngôn ngữ là
phương tiện được sử dụng nhiều nhất và thường xuyên nhất. Hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ diễn ra giữa hai người trở lên và có vai trị quan trọng trong sự tổ chức và
phát triển xã hội. Vì vậy có thể nói, để có thể kiếm được việc làm thì bản thân chúng ta
cũng phải có một trình độ giao tiếp tốt, mới có cho mình được một cơng việc.
1.1.1.3. Khái niệm về ngôn ngữ Trung Quốc
Ngành ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học nghiên cứu và sử dụng tiếng Trung
trên nhiều lĩnh vực khác nhau như ngoại giao, kinh tế, thương mại, du lịch, văn hóa,
văn học, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lịch sử... Ngành học này được biết đến là một
trong những ngành học đầy tiềm năng, thu hút nhiều bạn có đam mê với tiếng Trung
Quốc.
Đối với tiếng Trung Quốc thì:
Về chữ viết:
10
Trung Quốc là quốc gia có nền lịch sử lâu đời và dân số rải rác trên nhiều lãnh
thổ khác nhau, chính vì thế có thể chia thành nhiều bản thể khác nhau nhưng chúng ta
chỉ học bản được dùng trong giáo dục. Chữ viết Trung Quốc không dựa trên bản chữ
cái alphabet mà dựa trên các hình tượng, có hơn 80.000 ký tự và một từ sẽ có rất nhiều
nét. Hiện nay có khoảng 214 bộ thủ thường dùng và phải áp dụng quy tắc từ trái qua
phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài được áp dụng cho cả giản thể và phồn thể.
Tiếp theo đó là quy tắc ghép nét, quy tắc thuận bút…Việc sử dụng tiếng Trung cũng có
phần thú vị của riêng nó bởi khi nhìn vào các ký tự ta có thể hình dung ra ý nghĩa ẩn
dụ của chúng. Mặc dù ngôn ngữ Trung phức tạp là thế nhưng lại dễ sử dụng, vì tùy
ngữ cảnh ta có thể sử dụng một cách hợp lý, phù hợp nhất. Chính vì điểm nổi bật này
cũng khiến chúng ta rất khó để tra cứu bởi tính đặc thù của chúng.
Về phát âm:
Để bắt đầu học ngơn ngữ Trung Quốc ngồi chữ viết thì việc phát âm cũng rất
quan trọng, tiếng Trung khơng có quy tắc phát âm nào mà thay vào đó là phiên âm
Pinyin, bằng cách sử dụng chữ La-tin nhằm giúp ta có thể phát âm và sử dụng đánh
chữ trên máy tính. Việc phát âm chuẩn giúp chúng ta có thể phát âm đúng từng câu
chữ và truyền đạt đúng ý, ngoài ra tiếng Trung rất nhiều từ phát âm gần giống nhau
nên chỉ cần sai thì sẽ chuyển thành câu chuyện, ý nghĩa khác. Ngơn ngữ Trung Quốc
cũng có phụ âm đầu và vần, giống như Việt Nam, tiếng Trung cũng có thanh điệu.
Chính vì vậy điều cơ bản của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung là phải phát âm đúng và
chuẩn, bởi đó là cơ sở và tiền đề trong q trình học tập ngơn ngữ.
1.1.2. Khái niệm về việc làm và vị trí việc làm
1.1.2.1. Khái niệm về việc làm
Hiện tại, từ nhiều góc độ nghiên cứu, mà nhiều cộng đồng, tác giả đã đưa ra
những định nghĩa về việc làm khác nhau.
Theo Bộ luật lao động của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012),
chương II, điều 9 ghi rằng: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không
bị pháp luật ngăn cấm.”[5].
11
Theo Wikipedia tiếng Việt: “Việc làm hay công việc là một hoạt động được
thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh tốn hoặc tiền cơng, thường là nghề
nghiệp của một người.”[6].
Hay như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì cho rẳng: “Việc làm là những hoạt
động được trả tiền cơng bằng tiền và hiện vật.” Khi đó, việc làm được phân thành hai
loại: Có trả cơng (những người làm thuê, học việc…) và không được trả công nhưng
vẫn có thu nhập (giới chủ làm kinh tế gia đình…). Vì vậy, việc làm được coi là hoạt
động có ích mà khơng bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền (hoặc bằng hiện
vật). Những người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả cơng,
lợi nhuận, được thanh tốn bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào các hoạt động
mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình, khơng được
nhận tiền cơng (hiện vật).
Theo tác giả Mai Thị Bích Phương cho rằng: “Khái niệm việc làm có thể hiểu là
hoạt động lao động của con người nhằm mục đích tạo ra thu nhập và hoạt động này
không bị pháp luật ngăn cấm.”[7].
Từ những khái niệm về việc làm có thể hiểu: “Việc làm là các hoạt động sử dụng
sức lực hoặc tri thức nhằm kiếm ra thu nhập về vật chất lẫn tinh thần dưới sự công
nhận cả pháp luật và mang đến giá trị lao động cho bản thân. Việc làm không bao gồm
các hoạt động phạm pháp, tùy theo tập quán, văn hóa xã hội, đạo đức khác nhau thì có
định nghĩa về việc làm khác nhau.”
1.1.2.2. Khái niệm về vị trí việc làm
Theo Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ
8 thơng qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 đã ban hành Luật viên chức tại khoản 1 điều 7
ghi rõ “Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp
hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu
viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự
nghiệp công lập.”[8].
Hay tại khoản 3, điều 7 của Luận cán bộ, cơng chức ban hàng số 22/2008/QH12
nêu rõ: “Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công
chức để xác định biên chế và bố trí cơng chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.”
12
Như vậy có thể hiểu “Vị trí việc làm là các việc làm có chức vụ, địa vị nhất định
trong bộ máy hoặc tổ chức nào đó, thơng qua đó có thể xác định được chính xác cơng
việc và nhiệm vụ của từng người. Như nhân viên kinh doanh, trưởng phịng, giám
đốc… cũng được gọi là vị trí việc làm.”[9].
Vị trí việc làm được cấu tạo bởi 4 bộ phận bao gồm :
- Tên gọi vị trí việc làm (chức vị)
- Nhiệm vụ và quyền hạn mà người đảm nhiệm vị trí việc làm cần phải thực hiện
(chức trách)
- Yêu cầu về trình độ và kỹ năng về chun mơn mà người đảm nhiệm vị trí việc
làm phải đáp ứng (tiêu chuẩn).
- Tiền lương: tiền lương được trả tương ứng với chức vị, chức trách và chiêu
chuẩn của người đảm nhiệm cơng việc.
Bên cạnh những bộ phận của vị trí việc làm thì cịn có cách bộ phận khác hợp
thành như là các chế độ áp dụng đối với những vị trí việc làm đặc biệt như yêu cầu
chức trách, tiêu chuẩn và phụ cấp được hưởng, hoặc là các điều kiện để có thể đảm bảo
việc thực hiện các nhiệm vụ (các trang thiết bị tại nơi làm việc, quá trình phối hợp thực
hiện).
1.1.2.3. Cơ hội việc làm khi học được một loại ngôn ngữ mới
Từ trước đến nay việc có thể tăng giá trị cho bản thân chính là tăng khả năng
hiểu biết, vậy nên việc biết thêm ngôn ngữ mới đều mang lại nhiều cơ hội và giá trị
mới cho bản thân người học. Sau đây là một trong những lợi ích khi chúng ta học thêm
được một loại ngơn ngữ mới:
• Có nhiều cơ hội việc làm
Trong thời buổi kinh tế hội nhập quốc tế, các công việc liên quan không chỉ đến
kỹ năng nghề nghiệp mà cịn địi hỏi về khả năng ngơn ngữ. Biết thêm một ngoại ngữ
là tự tạo cho mình cơ hội tuyệt vời để có được cơng việc tốt với chế độ đãi ngộ và cơ
hội thăng tiến cao trong tương lai.
• Kích thích bộ não tăng khả năng tiếp thu
13
Ngồi học thêm một ngơn ngữ mới ra cũng giúp chúng ta tăng khả năng ghi nhớ
của bộ não, giúp nó hoạt động một cách nhạy bén và có kỹ năng xử lý tình huống tốt
hơn, từ đó tập trung giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
• Tự tin du lịch tới các nước
Việc du lịch ở nước ngoài mà không thể sử dụng ngoại ngữ sẽ khiến chúng ta xảy
ra nhiều vấn đề bất cập như không hiểu ý người địa phương muốn nói gì, khơng truyền
đạt được ý muốn nói, dễ bị lừa gạt… Vì vậy việc học tập và biết thêm ngơn ngữ mới
giúp ta có thể tự tin đến các nước khác mà không cần người thơng dịch viên, điều này
sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm du lịch tuyệt vời và thú vị hơn.
• Mở mang tri thức
Ước mơ được học hỏi nhiều điều mới mẻ sẽ khơng xa nếu chúng ta có khả năng
học hỏi ngơn ngữ mới. Có thể nói rằng việc không thể dịch sát nghĩa đối với các thư từ
sách báo nước ngồi thì chúng ta sẽ có thể đọc hiểu một ngơn ngữ nào đó, việc này
cũng giúp ta học hỏi thêm được những tri thức, kiến thức mới trên thế giới.
• Thúc đẩy khả năng tìm kiếm, học hỏi và sáng tạo
Học thêm ngôn ngữ mới sẽ giúp ta chủ động tìm kiếm các từ thay thế hoặc tìm ra
những cụm từ mới và hiểu cụm từ một đó cách chính xác nhất. Khơng những thế học
ngơn ngữ mới sẽ giúp ta có thể học thêm một ngơn ngữ tiếp theo nữa, tăng khả năng
học hỏi, tích lũy kinh nghiệm của bản thân.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về ngành ngôn ngữ Trung Quốc ở Việt Nam
Ngôn ngữ Trung ngày càng có giá trị cao trong cơng việc tại Việt Nam, bởi các
doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc ở nước ta ngày càng nhiều. Trung Quốc cũng
là một nước đang có nền kinh tế phát triển và có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường
quốc tế, đứng top các quốc gia có số lượng doanh nghiệp đang đầu tư vốn vào Việt
Nam và đi cùng đó là nhu cầu lớn về nguồn nhân lực.
14
Với Việt Nam, Trung Quốc hiện vẫn đang là nước láng giềng có những mối quan
hệ hợp tác trên nhiều các lĩnh vực khác nhau. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê,
các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư hơn 1,78 tỷ USD vốn vào Việt Nam trong 7
tháng đầu năm 2019. Hiện số lượng công ty Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là cực
lớn nên nhu cầu nhân lực có hiểu biết về Tiếng Trung cũng cần rất nhiều. Trung bình
mỗi năm, các doanh nghiệp cần tuyển dụng hơn 3.000 người và nhu cầu nhân lực
trong ngành này được dự báo sẽ tiếp tục tăng vọt trong nhiều năm tới. Và khi biết
Tiếng Trung thì đó cũng sẽ là lợi thế cạnh tranh của bạn khi đi xin việc tại các cơng ty
có vốn đầu tư Trung Quốc với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Bên cạnh đó, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tổng lượng khách Trung Quốc
đến Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019 là 3.372.261 lượt, chiếm 29,82%, cao nhất
thị trường du lịch Việt Nam. Điều này, cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu về nguồn
nhân lực thành thạo tiếng Trung sẽ còn tăng cao theo cấp số nhân trong rất nhiều lĩnh
vực.
Trên thực tế tại Việt Nam, hiện có hơn 30 cơ sở giáo dục đại học đào tạo chun
ngành Ngơn ngữ Trung Quốc, có 27 chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo
dục Trung Quốc và Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép. Cùng với đó là
sự giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi học thuật của các học giả – những người
quan tâm vun đắp cho sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ văn hố Trung
Quốc - góp phần tích cực cho việc tăng cường mối quan hệ giao lưu hợp tác, trao đổi
kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung Quốc và tìm hiểu văn hóa Trung Hoa giữa các
nước trong khu vực trong thời kỳ hội nhập.
Đến năm 2021, có thể kể đến việc số lượng sinh viên tuyển sinh vào ngành ngôn
ngữ Trung Quốc tăng mạnh, trở thành ngành hot thứ hai chỉ sau ngành Y Dược. Đơn
giản là vì Việt Nam là một nước láng giềng với Trung Quốc, do đó cơ hội giao lưu tiếp
xúc với tiếng Trung của người Việt Nam rất nhiều, đặc biệt nhất là thông qua phim
ảnh. Ngồi ra cịn có thêm một số yếu tố văn hóa giữa hai nước có nhiều nét tương
đồng. Cách phát âm của tiếng Trung có đơi nét khá giống tiếng Việt, đều là những
ngơn ngữ có thanh điệu và trong tiếng Việt cũng có một lượng lớn các âm Hán Việt
(chiếm gần 80%). Cho nên đây cũng là một trong nhiều thuận lợi lớn cho chúng ta khi
chọn học tiếng Trung.
15
1.2.2. Tổng quan về ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại trường Đại học Cơng nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, xu hướng hội nhập toàn cầu đang được chú trọng, nhiều cơng ty,
doanh nghiệp nước ngồi cũng như các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào nước ta với
mong muốn kinh doanh giáo dục hoặc tìm kiếm nhân tài. Nắm bắt tình hình như thế
nước ta cũng áp dụng đưa ngoại ngữ Trung Quốc vào ngành học đào tạo chính, trong
đó trường đại học Cơng nghệ TP HCM (HUTECH) cũng không ngoại lệ.
Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, giúp định hướng thế hệ sinh viên đạt
được thành công nhất định, trường đại học Cơng nghệ TP HCM đã có được sự tin
tưởng và trở thành nơi quy tụ nhiều sinh viên, bởi sự đa dạng ngành học cũng như chất
lượng giảng dạy. Cũng như bao các trường đại học khác, HUTECH cũng đặc biệt chú
trọng đến các ngành ngoại ngữ và ngôn ngữ Trung là không ngoại lệ.
Ở HUTECH, các bạn sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc sẽ được tiếp cận và
học tập dựa trên các giáo án mới nhất và chuẩn sát nhất, sinh viên còn được tự do thảo
luận và tự tin trong quá trình giao tiếp trao đổi với giảng viên. Bên cạnh đó sinh viên
còn được rèn luyện tất cả kỹ năng liên quan đến môn học như nghe, đọc, viết, phát
âm… Trong cả q trình học tập đều có nhiều bài khảo sát trình độ sinh viên nhằm
nắm bắt rõ hơn về quá trình giảng dạy để đưa ra nhiều biện pháp tốt nhất cho sinh
viên. Sau khi hoàn thành các nhiệm kỳ học, trường còn giới thiệu cho sinh viên nhiều
cơ hội việc làm đảm bảo sinh viên có vị trí nhất định.
Ngành Ngơn ngữ Trung Quốc được đào tạo trong vịng 4 năm theo hệ đào tạo
chính quy. Trong q trình học tập, sinh viên được trực tiếp giảng dạy từ các giảng
viên nước ngoài cũng như được cung cấp các trang thiết bị tiên tiến tạo điều kiện thuận
lợi cho sự học tập của sinh viên. Ngoài rèn luyện các kỹ năng đã nói ở trên, các bạn
sinh viên cịn được tiếp cận đến nền văn minh, văn hóa của nước Trung Quốc nhằm hỗ
trợ một phần công việc sau này. Công việc mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung khi ra
trường sẽ có thể làm như phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên dạy tiếng
Trung hoặc sang nước ngoài làm việc…
Ngoài ra với kinh nghiệm giảng dạy và tầm nhìn xa từ phía Nhà trường, sinh viên
không những được học các kiến thức chuyên môn mà còn được giảng dạy về các kỹ
16
năng mềm khác như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng
các phần mềm học tập, các kỹ năng xử lý tình huống, quản lý… thơng qua các hoạt
động ngoại khóa, nghệ thuật, các hội thao thường xuyên được tổ chức.
Ngôn ngữ Trung được thống kê là ngơn ngữ được sử dụng nhiều nhất vì vậy
hàng năm trường đại học Công nghệ TP HCM đều tiếp nhận lượng sinh viên đăng ký
tăng theo mỗi năm. Theo thống kê, năm học 2019 – 2020, sinh viên học ngành này ở
HUTECH vào khoảng hơn 200 sinh viên. Đến năm ngoái, số lượng sinh viên tăng lên
với hơn 300 sinh viên theo học.
1.2.3. Nhận thức về vị trí việc làm của sinh viên học ngành ngôn ngữ Trung Quốc
nói chung và sinh viên trường Đại học Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng
Tiếng Trung là ngơn ngữ được nói rộng rãi nhất trên thế giới với khoảng
1.393.000.000 người nói tiếng Trung Quốc, trong đó 873.000 triệu người nói tiếng phổ
thơng (theo infoplease.com) do đó 14% dân số tồn cầu nói tiếng Trung Quốc. Do đó
việc sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc đang là lợi thế trong giao dịch, làm ăn với
khách hàng, nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Singapore, Trung Quốc đại lục. Vì vậy, tiếng
Trung Quốc đang được giới trẻ ở các nước quan tâm theo học, trở thành xu hướng
chung.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự sinh viên tốt nghiệp ngành
Ngôn ngữ Trung Quốc và ngày càng nhiều những công việc dành cho người biết tiếng
Trung với vị trí việc làm phù hợp và có mức thu nhập cao. Chính vì vậy, có thể nói,
sinh viên ngành Ngơn ngữ Trung Quốc sau khi tốt nghiệp có nhiều sự lựa chọn cho
nghề nghiệp để phát triển bản thân trong tương lai. Bởi theo số liệu thống kê mỗi năm,
có rất nhiều cơng ty, doanh nghiệp trong và nước ngồi có nhu cầu tuyển dụng nhân sự
ngành học này trung bình hơn 3000 chỉ tiêu. Và trên thực tế, mặc dù có khá nhiều nhà
đầu tư và sự hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia khác, tuy nhiên nhu cầu nhân sự
với Ngơn ngữ Trung Quốc chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự hạ nhiệt.
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được đánh giá là một ngành học có nhiều cơ hội
việc làm và là ngành học có tiềm năng phát triển nghề nghiệp đứng top trong tương lai.
17
Sau khi ra trường, sinh viên học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ có cơ hội thử sức với
các vị trí việc làm như:
- Phiên dịch, biên dịch, biên tập về dịch và soạn thảo văn bản tiếng Trung, hay
phiên dịch trong các hội nghị, đàm phán, ký kết hợp đồng cho các cơng ty truyền
thơng, báo chí hoặc các doanh nghiệp lớn.
- Phóng viên, biên tập viên tại cơ sở, địa phương, lưu trú nước ngoài.
- Biên soạn thủ tục hành chính, quản lý nhân sự hay hợp đồng cho các cơng ty,
doanh nghiệp nước ngồi.
- Trợ lý, thư ký cho các lãnh đạo người nước ngồi, cơng ty liên doanh, chuyên
phụ trách về mảng đối ngoại, hợp tác, kinh doanh...
- Hướng dẫn viên du lịch tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng nước ngồi có
nhiều khách du lịch Trung Quốc...
- Giảng viên/Nhà nghiên cứu tại các khoa tiếng Trung trường Cao Đẳng, Đại học,
trường nghề đào tạo tiếng Trung, hay nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu ngôn
ngữ Trung Quốc.
- Tự chủ việc kinh doanh, buôn bán, nhân viên mua hàng, chuyên viên phát triển
thị trường tại các sàn giao dịch thương mại điện tử hàng Trung Quốc.
Và cũng được biết hiện tại có khá nhiều trường đào tạo ngành ngôn ngữ Trung
Quốc như Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM,
Trường Đại học Sư phạm TP HCM và trong đó có Trường Đại học Cơng nghệ TP
HCM (HUTECH). Chẳng hạn, khi học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở Đại học Công
nghệ TP HCM (HUTECH) bên cạnh các kiến thức chuyên ngành các bạn còn được
chú trọng kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,... Đây
chính là những yếu tố cần thiết để các Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc của HUTECH
tự tin khẳng định mình và phục vụ cho cộng đồng.
18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA
SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG
NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sau khi tiến hành khảo sát trên 55 bạn sinh viên của trường đại học HUTECH, đa
số là các bạn nữ (49 bạn) chiếm tỷ lệ 89,1% và các bạn nam (6 bạn) chiếm tỷ lệ thấp
10,9%. Trong đó có đầy đủ sinh viên của các năm từ năm 1 đến năm 4 được thể hiện
rõ ở bảng 1.
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Tổng
Số
lượng
9
14
23
9
55
Tỷ
lệ(%)
16,4%
41,8%
25,4%
16,4%
100%
Bảng 1: Đối tượng sinh viên được khảo sát theo các năm
2.1. Nhận thức về các vị trí việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc
tại HUTECH
Nhận thức về các vị trí việc làm của sinh viên có thể hiểu đơn giản rằng đó là sự
hiểu biết của các bạn sinh viên về ngành học mà mình được đào tạo bao gồm những
kiến thức, kỹ năng chuyên môn của ngành học và hiểu biết về các vị trí việc làm sau
khi tốt nghiệp khi học ngành đó. Qua đó, có thể thấy rằng nhận thức vị trí việc làm của
sinh viên là cơ sở, nền móng cho định hướng việc làm của sinh viên khi ra trường. Để
sau khi tốt nghiệp ra trường có một cơng việc đúng với chun ngành, với đam mê của
chính mình, thì trước hết các bạn sinh viên phải nhận thức được khi học ngành học đó,
mình sẽ làm gì trong tương lai, để có cho mình động lực theo đuổi nó.
Khi được hỏi lý do tại sao các bạn lại chọn ngành ngôn ngữ Trung Quốc được thể
hiện bảng 2, đa số mọi người đều trả lời là do ý thích của bản thân chiếm tỷ lệ cao nhất
81,5%, tiếp theo đó là theo nhu cầu thị trường việc làm chiếm tỷ lệ cao đáng kể
54,5%. Còn các lý do khác như được gia đình, người thân, bạn bè, nhà trường định
hướng hay một số lý do khác chiếm tỷ lệ thấp. Sinh viên từ những lý do này đã giúp
bản thân có những định hướng rõ hơn khi chọn học ngành tiếng Trung. Đa số các bạn
sinh viên đều hài lòng với ngành học hiện tại.
19
Lý do
Tần suất
Tỷ lệ
theo số
ý kiến
(%)
Tỷ lệ
theo số
mẫu
(%)
Yêu thích tiếng Trung
45
43,3%
81,5%
Theo nhu cầu thị trường
30
28,8%
54,5%
Được gia đình, người thân định hướng
11
10,6%
20%
Được bạn bè định hướng
7
6,7%
12,7%
Có người thân làm trong ngành này
5
4,8%
9,1%
Được nhà trường định hướng
2
1,9%
3,6%
Khác
4
3,8%
7,2%
104
100%
188,6%
Tổng
Bảng 2: Lý do sinh viên chọn ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Tuy nhiên khi được hỏi “Trước khi chọn ngành học, đã tìm hiểu qua các vị trí
việc làm của ngành học chưa?” thì có hơn một nửa sinh viên trong số sinh viên được
khảo sát trả lời là “Có” chiếm tỷ lệ 60% , bên cạnh đó cũng khơng ít sinh viên trả lời là
“Chưa” chiếm 29,1% hoặc “Không rõ” chiếm 10,9% (Biểu đồ 1), qua đó cũng cho
thấy, cũng có nhiều sinh viên chưa thật sự quan tâm đến nghề nghiệp trong tương lai
của mình, lúc vào đại học chỉ học đại mà khơng tìm hiểu kỹ ngành nghề mà mình chọn
lựa.
Biểu đồ 1: Tình hình trước khi chọn ngành học đã tìm hiểu vị trí việc làm của ngành học
Nhưng bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên đã nhận thức được những ngành nghề
mình đã chọn, và hầu hết đều có cho mình dự định trong tương lai, đã bắt đầu tìm hiểu
về việc làm theo chuyên ngành của mình. Đa số các bạn sinh viên tìm hiểu về vị trí
việc làm thơng qua google chiếm 76,4%, tiếp đến là từ các trang mạng xã hội như
20
facebook, zalo, tiktok, instagram,.. chiếm 74,5%, từ bạn bè chiếm 41,8%, từ gia đình
người thân chiếm 30,9%, và từ báo chí, ngày hội báo chí đều chiếm 23,6% (Biểu đồ
2). Qua tỷ lệ trên, đã cho thấy rằng thời đại cơng nghệ 4.0 đã có tác động tích cực đến
các bạn sinh viên, giúp các bạn có thể tiếp cận được nhiều thông tin, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hình dung cơng việc trong tương lại một cách rõ ràng.
Biểu đồ 2: Kênh thông tin được sinh viên sử dụng để tìm hiểu về việc làm sau khi tốt nghiệp
Cùng với xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang tăng
cường giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới về mọi mặt, nhất
là Trung Quốc. Trung Quốc là một quốc gia có dân số đơng nhất nhất thế giới với nền
kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Do đó, tiếng Trung đang dần
trở thành ngôn ngữ được nhiều người sử dụng và càng thơng dụng trên thế giới. Vì thế,
ngành ngơn ngữ Trung Quốc đang dần trở thành một ngành học đầy tiềm năng với cơ
hội phát triển nghề nghiệp cao trong tương lai. Do đó khi được hỏi về ngành ngơn ngữ
Trung Quốc dễ kiếm việc khơng thì đa số các bạn sinh viên đều trả là có hoặc bình
thường, rất ít bạn cho rằng khó tìm kiếm việc làm (Biểu đồ 3).
Biểu đồ 3: Sinh viên đánh giá mức độ tìm kiếm việc làm tiếng Trung
Khi được hỏi về những dự định kế hoạch trong tương lai, sau khi tốt nghiệp đại
học bạn sẽ làm gì, một con số khả quan khi các bạn sinh viên xác định mục tiêu rõ
ràng tốt nghiệp xong sẽ đi làm chiếm 63,6%, và sẽ tiếp tục học lên cao chiếm 20%,
nhưng cũng có một phần các bạn sinh viên vẫn đang mơ hồ chưa xác định được hướng
đi cho mình chiếm 12,7% (Biểu đồ 4).
21
Biểu đồ 4: Dự định sau khi tốt nghiệp Đại học
Theo khảo sát, khi được hỏi “Việc tìm kiếm việc làm có quan trọng khơng?” thì
đa số các bạn cho rằng việc tìm kiếm việc làm là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân
thể hiện rõ ở biểu đồ 5. Qua đó, chúng ta thấy được nhận thức của các bạn tương đối
cao đối với việc tìm kiếm việc làm cho bản thân mình.
Biểu đồ 5: Mức độ đánh giá việc tìm kiếm việc làm đối với bản thân
Từ việc nhận thức được tìm kiếm việc làm rất quan trọng đối với mỗi người, các
bạn sinh viên đã không ngừng cố gắng, tích lũy kiến thức trên giảng đường, ngoài ra
một số bạn đã lựa chọn việc làm thêm để tích lũy cho mình những kiến thức, kỹ năng
thực tế. Tỷ lệ sinh viên đi làm thêm khá cao chiếm 60% trong đó cơng việc có liên
quan đến chun ngành học chiếm 23,6%, và không liên quan tới ngành học chiếm
36,4% (Biểu đồ 6).
Biểu đồ 6: Tình hình làm thêm của sinh viên
22
Các bạn sinh viên đã dần ý thức được các cơng việc trong tương lai của mình,
qua khảo sát khi hỏi “Bạn đã nghĩ đến công việc liên quan đến ngành học mình sẽ làm
trong tương lai chưa?” thì một con số rất tích cực, đa số các bạn sinh viên đã suy nghĩ
chiếm 41,8% hoặc đang suy nghĩ chiếm 49,1% về các công việc liên quan đến chuyên
ngành của mình (Biểu đồ 7).
Biểu đồ 7: Suy nghĩ về các công việc liên quan đến ngành học
Về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm sau khi ra trường, thì các
bạn sinh viên cho rằng yếu tố quan trọng nhất đó chính là theo ý thích của bản thân
chiếm 85,5%, tiếp theo đó là xu hướng của xã hội chiếm 52,7%, tiếp đến là từ mong
muốn của gia đình chiếm 34,5%, cịn các nhân tố khác có ảnh hưởng không cao (Biểu
đồ 8).
Biểu đồ 8: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên
Theo khảo sát, các bạn sinh viên đã định hướng những công việc tương lai theo
các tiêu chí riêng của mình. Qua biểu đồ 9, có thể thấy các tiêu chí đều đạt mức độ
23
cao, cụ thể như: có thu nhập cao, có mơi trường làm việc tốt đạt mức cao nhất lần lượt
chiếm 76,4%, tiếp theo đó có cơ hội học hỏi thêm chiếm 67,3%, đúng khả năng
chun mơn chiếm 61,8%, có triển vọng thăng tiến chiếm 58,2%. Tiêu chí được xã hội
trọng vọng chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,4%.
Biểu đồ 9: Tiêu chí chọn việc làm sau khi tốt nghiệp Đại học
2.2. Nhận thức về các yêu cầu vị trí việc làm của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung
Quốc tại HUTECH
2.2.1. Các vị trí việc làm của sinh viên ngành ngơn ngữ Trung Quốc
Khi lựa chọn một ngành học nào đó ở bậc đại học, cao đẳng hay trung cấp, thì
mỗi ngành sẽ luôn gắn liền với một nghề nghiệp nhất đinh, như ngành Kế toán sẽ ra
làm Kế toán viên, ngành Sư phạm tiếng Anh sẽ ra dạy tiếng Anh, hay ngành Điều
dưỡng sẽ làm điều dưỡng,...
Tuy nhiên, khi lựa chọn ngành ngơn ngữ Trung Quốc, thì sinh viên ngành này lại
có thể lựa chọn nhiều ngành nghề khác nhau, khơng gị bó trong một ngành nhất định.
Nhìn chung, chúng ta có thể phân thành 3 nhóm chính đó là:
• Chun ngành sư phạm tiếng Trung
• Chuyên ngành biên phiên dịch tiếng Trung
• Chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch
24
Theo kết quả khảo sát thì đa số các sinh viên chọn chuyên ngành biên phiên dịch
chiếm 85,5% tiếp theo đó là ngành sư phạm tiếng trung chiếm 45,5% và hướng dẫn
viên du lịch chiếm 32,7% (biểu đồ 10).
Biểu đồ 10: Xu hướng lựa chọn nhóm chuyên ngành của sinh viên
Khi lựa chọn chuyên ngành sư phạm tiếng Trung, các bạn sinh viên sau khi tốt
nghiệp ngành ngôn ngữ Trung Quốc, có niềm u thích ngành sư phạm thì có thể học
thêm bằng nghiệp vụ sư phạm, thì có thể lựa chọn nhiều vị trí nghề nghiệp như:
-
Giáo viên tại các trung tâm tiếng Trung
-
Giáo viên tự do
-
Giáo viên tại các trường trung học phổ thông
-
Chuyên viên và quản lý ở các trường học, trung tâm, các cơ sở giáo dục có sử
dụng tiếng Trung.
-
Trợ giảng,...
25