Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, số 2 - 2022
TRỐNG RABANA TRONG VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI CHĂM Ở AN GIANG
HỒ LƯU PHÚC*
Tóm tắt: An Giang là vùng đất sinh sống của bốn tộc người: Việt, Khơ-me,
Hoa, Chăm. Trong đó, người Chăm là một trong những tộc người sinh sống lâu đời
nơi đây, có đời sống văn hóa vật chất và tinh thần rất phong phú; đặc biệt phải kể
đến trống Rabana, một loại nhạc cụ truyền thống được người Chăm sáng tạo và sử
dụng trong các hoạt động nghi lễ và lễ hội cộng đồng. Thành phần cấu tạo nên
trống Rabana được người Chăm sáng tạo từ những chất liệu có sẵn tại địa phương,
được chế tác dựa trên những kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trải qua
quá trình định cư sinh sống và giao lưu văn hóa (trong đó có tiếp nhận tơn giáo
Islam), người Chăm ở An Giang sử dụng trống Rabana để biểu diễn trong một số
nghi lễ, lễ hội mang màu sắc tôn giáo Islam. Ngồi giáo dục ý thức hệ trong việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, biểu diễn trống Rabana còn là hoạt
động nhằm nối kết cộng đồng, thể hiện được tài năng sáng tạo và hưởng thụ âm
nhạc của người Chăm ở An Giang.
Từ khóa: Người Chăm, trống Rabana, nhạc cụ, nghệ thuật biểu diễn
1. Đặt vấn đề
*
Rabana12là thuật ngữ dùng để chỉ
một loại trống có ý nghĩa quan trọng đối
với cộng đồng Chăm ở An Giang,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
1
Rabana được cho là bắt nguồn từ chữ
*
Robbana, có nghĩa là “Thượng Đế của
chúng ta”; tham khảo từ:
/>23, truy cập ngày 10/9/2021.
2
Trống Rabana là nhạc cụ được chấp nhận
thời Tiên tri Mohammed, được sử dụng trong
một số nghi lễ đạo Islam (Mohd Hassan
Abdullah 2005, 95).
thường được sử dụng trong các hoạt
động thực hành tơn giáo, tín ngưỡng
hay trong các dịp cưới hỏi, lễ tết… Mọi
hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần
của người Chăm đều xoay quanh tiếng
trống Rabana2, nó trở thành cội nguồn
để âm nhạc người Chăm hình thành và
phát triển. Tuy nhiên, hiện nay trống
Rabana đang đứng trước nguy cơ bị mai
một do có những trống Rabana cổ bị hư
hại và thất lạc theo thời gian, hay các
đội biểu diễn trống khơng cịn được duy
trì và biểu diễn thường xun. Vì thế,
việc nghiên cứu trống Rabana nhằm
góp phần làm rõ vai trò quan trọng của
loại nhạc cụ này trong đời sống tinh
83
Hồ Lưu Phúc
thần của người Chăm; từ đó, gợi ý
những giải pháp hiệu quả cho công tác
bảo tồn, phục hồi và phát triển, cũng
như giúp phổ biến và quảng bá văn hóa
nghệ thuật Chăm tới đơng đảo cơng
chúng. Ngồi ra, việc nghiên cứu, tìm
hiểu trống Rabana cũng phù hợp với
chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đã được nêu trong Hội nghị
lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII về bảo tồn bản
sắc văn hóa dân tộc: “Nền văn hóa
chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn
hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Trong đó,
xác định hết sức coi trọng cơng tác bảo
tồn, kế thừa, phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống, văn hóa cách
mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và
phi vật thể” (Ban chấp hành Trung
ương Đảng 2014, 8).
Bài viết này sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính là phương pháp
chính qua các hoạt động: diền dã,
phỏng vấn sâu, tham dự các nghi lễ, lễ
hội của cộng đồng người Chăm ở An
Giang (Làng Chăm Châu Phong, ấp
Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân
Châu và ấp Lama, xã Vĩnh Trường,
huyện An Phú).
2. Tổng quan về đời sống văn hóa
âm nhạc của người Chăm ở An Giang
Trước đây, khi còn sinh sống ở khu
vực miền Trung, người Chăm đã duy trì
nền âm nhạc độc đáo với nhạc cụ cũng
như phong cách biểu diễn rất đa dạng.
Khi di cư đến An Giang, tư duy âm nhạc
84
của người Chăm có sự thay đổi do ảnh
hưởng và tiếp nhận tôn giáo Islam, dẫn
đến đời sống văn hóa âm nhạc Chăm ở
An Giang có phần khác so với người
Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
Người Chăm ở An Giang thích hát các
đoạn kinh Koran được phổ nhạc, một số
bài hát có âm hưởng như nhạc Việt
nhưng pha chút ngữ điệu Islam cho phù
hợp trong sinh hoạt tôn giáo của cộng
đồng (Phú Văn Hẳn 2021, 54).
Tơn giáo Islam1 có những quy định
riêng về sử dụng âm nhạc. Âm nhạc
Islam mang mục đích giải trí và khuyến
khích mọi người làm điều tốt, loại bỏ
những điều gian ác, xấu xa và tàn bạo;
khuyến khích mọi người theo đạo,
khơng được phép cờ bạc, sống phóng
túng… Hơn thế nữa, các tín đồ Islam lúc
nào cũng phải tuân theo giáo luật Islam
nên âm nhạc cũng không được vi phạm
đạo luật Syara2 như: phụ nữ không
được ăn mặc hở hang, lắc hơng… Ngồi
ra, mọi người chỉ được sử dụng những
nhạc cụ mà những người đồng đạo đi
trước đã từng sử dụng, không sử dụng
các nhạc cụ lạ, nhạc cụ phải mang tính
hỗ trợ cho người chơi và người nghe,
Tín đồ theo Islam tin tưởng duy nhất thượng
đế Allah. Allah đối với người Chăm là tồn
năng và có khả năng chi phối mọi hoạt động
của con người và mn lồi. Họ cũng tin Nabi
Mohammed và các thiên thần (malaikat). Đối
với họ, Nabi Mohammed là người được Allah
giao nhiệm vụ xuống trần gian truyền bá đạo
Islam, quan sát mọi hành động của con người
và báo lại cho Thượng đế biết tất cả mọi hành
vi đó trong ngày phán xét cuối cùng (Th. van
Baaren, 2002, 13-15).
2
Luật đạo Islam.
1
Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, số 2 - 2022
khơng được có những yếu tố ngoại lai
mang tính phi Islam trong nhạc cụ.
Nghĩa là, nhạc cụ được sử dụng tùy
thuộc vào nhu cầu của người dùng nó,
nhưng chỉ sử dụng những nhạc cụ được
cho phép theo luật đạo (Abdurrahman
al-Baghdadi 2006, 50). Chính vì thế,
đạo Islam khơng có quy định âm nhạc
bị cấm sử dụng, nhưng có những quy
định chặt chẽ hơn trong việc sử dụng
âm nhạc nhằm tránh đi ngược lại với
giáo luật trong đạo Islam.
Cộng đồng Chăm theo đạo Islam ở
An Giang từ lâu đã có mối quan hệ rộng
rãi với cộng đồng Islam trong khu vực
Đông Nam Á và trên thế giới (Phú Văn
Hẳn 2019, 11) và trống Rabana có thể
được người Chăm tiếp nhận trong q
trình giao lưu văn hóa với người Mã Lai1.
Loại nhạc cụ này gắn với quá trình hình
thành đạo Islam ở bán đảo Ả-rập, được
các thương nhân cũng như các nhà
Người Mã Lai hay người Malay là một dân
tộc nói tiếng Mã Lai, chủ yếu sinh sống
trên bán đảo Mã Lai và một số khu vực ven
biển phía đơng đảo Sumatra, khu vực cực
Nam của Thái Lan, bờ biển phía Nam
Myanmar, quốc đảo Singapore, khu vực ven
biển của đảo Borneo (bao gồm cả Brunei, Tây
Kalimantan, vùng ven biển Sarawak và
Sabah, cùng các đảo nhỏ nằm giữa các khu
vực này - tập hợp lại thành Alam Melayu).
Các khu vực cư trú chủ yếu của người Mã Lai
ngày nay là một phần lãnh thổ của nhiều
quốc gia khác nhau: Malaysia, miền Tây
Indonesia, Singapore, Brunei, miền cực
Nam Myanmar và miền Nam Thái Lan; tham
khảo từ:
/>%BB%9Di_M%C3%A3_Lai, truy cập ngày
10/9/2021.
1
truyền đạo Islam mang đến khu vực
Đông Nam Á trong giai đoạn đầu xây
dựng cộng đồng Islam ở khu vực này.
Trống Rabana lúc đầu được dùng để biểu
diễn trong các nghi lễ Islam, sau đó hiện
diện trong các lễ hội cộng đồng các tộc
người theo Islam ở Đông Nam Á (Mohd
Hassan Abdullah 2005, 85).
Sau khi tiếp nhận nhạc cụ này,
người Chăm đã biến đổi nó để phù hợp
với đời sống văn hóa của cộng đồng.
Chính vì thế, tuy là nhạc cụ du nhập
nhưng lại có những nét riêng biệt, từ
hình dáng, số lượng biên chế cũng như
phong cách biểu diễn đều mang đậm
văn hóa Chăm ở An Giang. Khi ứng xử
với môi trường tự nhiên và xã hội, người
Chăm đã sáng tạo ra những nhạc cụ dân
tộc…, cũng có những nhạc cụ cịn lưu
truyền trong cộng đồng Chăm vùng An
Giang như Rabana (bộ 7 cái, 9 hoặc 11
cái) hoặc Jumak2. Với từng nhạc cụ, có
thể có nguồn gốc từ Ấn Độ hoặc từ Ả-rập
mang đến khu vực Mã Lai, sau đó được
người Chăm tiếp nhận, nhưng hầu hết
đều do người Chăm sáng tạo ra trên
những chất liệu có tại chỗ với những giá
trị văn hóa âm điệu đặc thù riêng rất
độc đáo và không thể nhầm lẫn với các
âm nhạc của dân tộc khác. Rabana và
Jumak không thể thiếu trong các sinh
hoạt văn hóa của người Chăm (Phú Văn
Hẳn 2018, 51).
3. Nghệ thuật chế tác trống Rabana
Khác với nghề làm trống của người
Kinh (họ thường lập nên các làng nghề,
phường hội), nghề làm trống của người
Trống dẫn hay trống cái, nằm trong biên chế
bộ trống Rabana.
2
85
Hồ Lưu Phúc
Chăm ở An Giang mang tính riêng lẻ và
tự phát, xuất phát từ nhu cầu sử dụng
trống trong hoạt động tơn giáo, tín
ngưỡng cũng như trong sinh hoạt văn
hóa đời thường. Nghệ nhân làm trống
Rabana cũng đồng thời là nghệ sĩ chơi
trống. Đặc điểm này vừa có ưu điểm,
vừa có nhược điểm. Ưu điểm là, do tự
chơi trống nên họ có thể biết được đâu
là một chiếc trống có chất lượng âm
thanh tốt. Nhược điểm là, vì mục đích
làm trống chỉ nhằm phục vụ nhu cầu
trong cộng đồng người Chăm nên nghề
làm trống thường mang tính nhỏ lẻ, tự
phát. Ngồi ra, những người có kinh
nghiệm làm trống thì đã cao tuổi hoặc
đã mất; trong khi đó, hiện nay, thanh
niên thường rủ nhau đi làm ăn xa,
khơng có thời gian cũng như không
quan tâm tới nghề làm trống nữa.
Những điều này đã khiến cho nghề làm
trống ngày càng bị mai một, gần như bị
thất truyền.
Về nguyên liệu, người Chăm chủ
yếu sử dụng các vật liệu có sẵn ở địa
phương để thuận lợi cho việc tìm kiếm
và vận chuyển như: gỗ, dây mây, da...
Đặc biệt, da để làm trống Rabana là da
của dê hoặc bò được mổ trong các lễ hội
của cộng đồng. Chính những nguyên
vật liệu này đã làm cho trống Rabana
có đặc điểm rất riêng biệt so với trống
Rabana của một số tộc người khác ở
Đông Nam Á.
Về biên chế trống Rabana, có thể
tăng/giảm số lượng tùy theo nhu cầu sử
dụng, nhưng thông thường là 12 trống,
bao gồm: 1 trống Jumak có nhiệm vụ
làm trống giữ nhịp (trống cái) và nhiều
trống Rabana.
86
Về quy trình, bao gồm những cơng
đoạn sau:
i) Làm thành trống1: Thành trống có
dạng hình trụ trịn, đường kính mặt trên
có kích thước lớn hơn đường kính mặt
dưới thành trống. Sau khi đo đạc kích
thước mặt gỗ, người thợ sẽ tiến hành đục
rỗng phía trong sao cho độ dày thành
trống còn lại khoảng 2 - 3cm và bào nhẵn
tạo độ láng mịn cho thành trống.
ii) Quét sơn thành trống: để tạo độ
láng mịn và chống mối mọt.
iii) Bịt da trống: Da bò hay da dê
đem ngâm với muối rồi được căng ra để
phơi nắng. Dần mặt da là cơng đoạn
quan trọng và bắt buộc phải làm vì nếu
để da cứng thì mặt trống sẽ khơng đều,
chỗ dày chỗ mỏng, khi đánh lên tiếng
trống sẽ không vang. Mặt da có lơng sẽ
được bịt ở phía trên, mặt ruột trong ở
phía dưới. Khi làm, người ta sẽ dùng búa
và đinh đục các lỗ xuyên qua tấm da.
iv) Đan mây: Mây sau khi được xử
lý qua những công đoạn như ngâm nước
và phơi khô sẽ rất dẻo nên dễ uốn, tạo
sự chắc chắn cho chiếc trống. Người thợ
xỏ dây mây vào các lỗ đã đục sẵn trên
mặt da và tiến hành kéo căng xuống,
sau đó buộc chặt lại vào một vòng dây
mây2 được uốn tròn dưới đáy trống.
v) Làm con kê: Các con kê này được
làm bằng gỗ, có chiều dài khoảng 5cm.
Kích thước phổ biến mà chúng tơi đo đạc
được trong q trình điền dã: đường kính mặt
trên là 33cm, mặt dưới là 31cm, chiều cao
thành trống từ 7 - 8cm, độ dày thành trống từ
2 - 3cm.
2
Vòng song mây có kích thước đường kính
bằng với kích thước đường kính mặt dưới của
thành trống Rabana.
1
Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, số 2 - 2022
Tùy theo kích thước của trống lớn hay
nhỏ mà quy định số lượng con kê1. Thợ
làm trống sẽ dùng búa đóng chèn con
kê vào giữa thành trống và thanh song
mây để nâng thành trống cao lên, đồng
thời dây mây cũng được căng hơn, tạo
độ chắc chắn. Hơn nữa, đây còn là bộ
phận làm tăng/giảm âm thanh, hay còn
được gọi là quy trình điều âm cao/thấp.
vi) Thẩm định các tơng âm trống
gồm các thao tác như sau:
- Tông Tak: Tay phải khép lại với
nhau, dùng phần trên của các ngón tay
để đánh vào phía bên ngồi của mặt
trống (vị trí gần với viền trống).
- Tơng Gum: Dùng các đầu ngón
tay đánh vào vị trí phía bên ngồi của
mặt trống (vị trí gần với viền trống).
- Tơng Dum: Khép các ngón tay lại
với nhau và đánh vào phần phía trong
gần với trọng tâm của mặt trống.
- Tơng Pak: Thả lỏng các ngón tay
vừa phải, rồi dùng các đầu ngón tay thực
hiện thao tác như tát/vỗ vào mặt trống.
4. Nghệ thuật biểu diễn trống Rabana
4.1. Không gian biểu diễn
Khu vực biểu diễn trống Rabana
cũng chính là nơi diễn ra các lễ hội
truyền thống của cộng đồng người
Chăm ở An Giang. Không gian này
được hình thành một cách tự thân, xuất
phát từ nhu cầu sinh hoạt tinh thần
của họ. Đó là:
- Thánh đường Islam: Thời gian
trước đây, trống Rabana thường được
sử dụng để đệm cho các bài kinh cầu
1
Một trống thường có số lượng từ 6 - 12 con kê.
nguyện trong các thánh đường Islam.
Sự hiện diện của loại hình nghệ thuật
này thường xuyên được thấy trong ngày
lễ Selawat2.
- Nhà riêng: Trống Rabana cũng
được biểu diễn tại nhà riêng, gắn với
các nghi lễ gia đình. Do phịng khách
được coi là phần quan trọng của ngơi
nhà, nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa
của gia đình đó nên khi xây dựng, người
Chăm đã chú ý tới việc thiết kế không
gian nơi đây luôn đảm bảo yếu tố rộng
rãi, thống mát, mang tính thẩm mĩ
cao. Vào những dịp nghi lễ quan trọng
(phổ biến nhất là đám cưới), chủ nhà
thường mời đội trống Rabana đến biểu
diễn. Sự hiện diện của đội trống trong
các nghi lễ gia đình khơng những góp
phần làm cho buổi lễ ngày hơm đó trở
nên trang trọng, mà phần biểu diễn sôi
nổi, vui tươi của đội trống còn cho thấy
sự tiếp đãi nồng hậu của gia chủ.
- Sân khấu: Các hoạt động sinh
hoạt văn hóa của người Chăm ở An
Giang ngày nay được Nhà nước, chính
quyền địa phương quan tâm và tạo điều
kiện tổ chức định kỳ. Ngày hội văn hóa,
thể thao và du lịch đồng bào Chăm3
diễn ra theo định kỳ hai năm một lần
chính là sự kiện được nhiều người
Chăm hưởng ứng tham gia với nhiều
hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ.
Lễ kỷ niệm ngày sinh cũng như cầu sự bình
an cho Nabi Mohammed (Th. van Baaren,
2002, 205).
3
Tham khảo từ:
/>2
87
Hồ Lưu Phúc
Đây còn là cơ hội để nghệ thuật biểu
diễn trống Rabana được nhiều người
biết đến. Không gian biểu diễn trống
Rabana khơng cịn bó hẹp trong phạm
vi thánh đường hay nhà riêng nữa, mà
trên sân khấu lớn với sự chứng kiến của
nhiều người. Lúc này, người biểu diễn
trống Rabana như những nghệ sĩ có
phong cách chun nghiệp và mang
tính bài bản cao.
4.2. Thời gian biểu diễn
Việc biểu diễn trống Rabana khơng
có quy định là dành riêng cho một nghi
lễ, lễ hội nào, mà phụ thuộc vào thời
gian tổ chức và sự mời gọi của chủ nhà.
Tuy nhiên, đó thường là thời điểm mà
người Chăm tụ họp để thực hiện các
nghi thức cầu nguyện, sau đó tổ chức
các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, và
việc biểu diễn trống Rabana là một hoạt
động biểu diễn nghệ thuật không thể
thiếu của người Chăm ở An Giang.
Nhìn chung, trống Rabana thường
được biểu diễn trong các lễ cưới của
người Chăm. Sau khi cô dâu và chú rể
hồn thành xong các nghi thức hơn lễ,
họ sẽ ngồi trên giường cưới, cùng trò
chuyện và ăn uống với khách mời.
Lúc này, đội trống Rabana bắt đầu trình
diễn. Lời ca tiếng hát hòa cùng với
tiếng trống nhịp nhàng khiến cho khơng
khí lễ cưới trở nên rộn ràng nhưng
cũng khơng kém phần trang nghiêm,
lịch thiệp.
Bên cạnh đó, trống Rabana còn
được người Chăm biểu diễn sau khi kết
thúc tháng Ramadan1. Vào ngày cuối
Tháng 9 theo lịch Islam. Trong suốt một
tháng lễ này, tất cả các tín đồ đạo Islam đều
1
88
cùng của tháng Ramadan, nghi lễ Roya
Iadil Fitrah2 được tổ chức trọng thể để
mừng cho các cá nhân, gia đình và cộng
đồng đã vượt qua thử thách cả tháng
vừa qua. Lúc này, người Chăm tập
trung tại các thánh đường Islam để cầu
nguyện, sau đó cùng nhau đi thăm hỏi
mọi người. Khơng khí ngày này diễn ra
vui tươi trong sự hưởng ứng đông đảo
của cộng đồng Chăm. Mọi người thường
tập trung tại nhà riêng, tổ chức ăn
uống, trò chuyện, ca hát và đánh trống
Rabana.
Hàng năm, cứ đến ngày 12 tháng
Rabiul Awal3, cộng đồng người Chăm ở
An Giang tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh
của Nabi Mohammed4 tại các Jammaah5
của mình. Nabi Mohammed trong Islam
được cho là người đã khai sáng và truyền
lại các tín ngưỡng tốt đẹp trên đời này.
thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn,
không uống, không hút thuốc…, nghĩa là
khơng được đưa bất kể thứ gì vào miệng,
nhưng chỉ áp dụng vào ban ngày (tính từ lúc
mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn). Tuy
nhiên, những người đang ốm, phụ nữ có
thai, trẻ em dưới 5 tuổi được ngoại lệ (Nguyễn
Mạnh Cường, 2010, 229).
2
Roya Edil Fitri là đại lễ của những người
theo Islam, được tổ chức khi kết thúc tháng
Ramadan. Sau giờ cầu nguyện trong ngày
này, mọi người cùng ăn uống và chúc mừng
nhau đã vượt qua tháng Ramadan (Th. van
Baaren, 2002, 201-203).
3
Tháng 3 theo lịch Islam.
4
Người sáng lập ra đạo Islam, vị tiên tri hay
sứ giả của Thượng đế Allah trong đạo Islam.
5
Đơn vị cư trú, đồng thời là đơn vị kinh tế,
văn hóa và xã hội cổ truyền mang tính tự
quản của người Chăm ở An Giang.
Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, số 2 - 2022
Người Chăm thường nhắc nhở nhau thực
hiện các lời dạy bảo của Nabi Mohammed.
Theo truyền thống, trống Rabana được sử
dụng để đệm cho các nghi thức cầu
nguyện Selawat (cầu bình an cho Nabi
Mohammed). Tuy nhiên, ngày nay, nó
khơng cịn được sử dụng phổ biến trong
các thánh đường.
cung nhằm giúp người thưởng thức dễ
quan sát và hình ảnh đội trống cũng
đẹp hơn.
4.3. Người biểu diễn
Theo truyền thống, hầu hết người
biểu diễn trống Rabana là đàn ông và
am hiểu về loại nhạc cụ này. Do nghệ
thuật biểu diễn trống Rabana là sự kết
hợp giữa vỗ trống và ca xướng nên việc
tuyển chọn các thành viên vào một đội
trống cũng phải đảm bảo thành thạo
các giai điệu của bài hát bằng tiếng
Ả-rập hay tiếng Chăm và khơng có sự
hỗ trợ ký âm các nốt nhạc1.
4.4. Đội hình biểu diễn
Thơng thường, trong lễ cưới tại nhà
riêng của người Chăm, các thành viên
tham gia biểu diễn trống Rabana
thường ngồi xếp bằng thành hai hàng
song song và đối diện với nhau, hoặc
ngồi thành vòng tròn để thuận lợi trong
việc quan sát các thành viên khác và
kịp thời điều chỉnh nhau trong lúc trình
diễn. Các cách sắp xếp đội hình biểu
diễn phải tùy thuộc vào khơng gian
rộng hay hẹp để lựa chọn cách thức
ngồi sao cho phù hợp. Ngoài ra, khi
biểu diễn trên các sân khấu, đội trống
Rabana thường ngồi theo hình vịng
Đội trống Rabana biểu diễn tại nhà người
Chăm ở xã Châu Phong, Tân Châu, An Giang
(Ảnh: Roset Mohamed, chụp ngày 9/2/2022)
4.5. Tư thế biểu diễn
Người biểu diễn trống Rabana có
thể lựa chọn tư thế ngồi hoặc đứng sao
cho phù hợp và thoải mái. Tuy nhiên,
trong văn hóa của người Chăm ở An
Giang, mọi hoạt động sinh hoạt như
tiếp khách, ăn uống, họ đều chọn cách
ngồi xếp bằng. Cho nên, khi biểu diễn
trống, tư thế ngồi thường được lựa chọn.
Trống có thể được đặt gọn trong lòng
hoặc đặt tựa lên một bên chân của
người biểu diễn, nhưng mặt trống
Rabana phải ln hướng về phía trước.
4.6. Nội dung bài hát
Một số bài hát được biểu diễn cùng
trống Rabana thường mang âm hưởng
Islam. Chúng vốn bắt nguồn từ khu vực
Ả-rập và được gọi là Nasheeds và
Selawat2. Nasheeds là các bài thánh ca,
Các bài hát này được sử dụng rất phổ biến
trong cộng đồng Islam trên thế giới. Đặc điểm
nhận biết các bài hát này là các câu hát với
giai điệu giống nhau được người hát lặp đi lặp
lại nhiều lần.
2
Các sách ghi chép bài hát thường khơng có
ký âm nốt nhạc mà chỉ có nội dung; do vậy,
bắt buộc người Chăm phải tập luyện và ghi
nhớ các giai điệu.
1
89
Hồ Lưu Phúc
còn Selawat là các bài thơ thường được
người biểu diễn ngâm hay xướng khi kết
hợp cùng trống Rabana. Nội dung của
Nasheeds và Selawat chủ yếu về đạo
Islam, gồm ba nội dung chính: ca ngợi
thượng đế Allah và cơng trạng của Nabi
Mohammed, cũng như truyền bá đạo
Islam. Ngoài các bái hát liên quan đến
tơn giáo, người Chăm cịn sử dụng dân
ca Chăm mang âm hưởng vui tươi, phản
ánh đời sống lao động thường ngày.
5. Chức năng trống Rabana trong
đời sống văn hóa của người Chăm
5.1. Trống Rabana hiện diện trong
các nghi lễ cộng đồng
Trống Rabana thường được biểu
diễn trong một số nghi lễ, lễ hội của
cộng đồng Chăm, “hầu hết các nhạc cụ
truyền thống của dân tộc Chăm được
tạo ra trước đây chủ yếu để phục vụ
nghi lễ chứ khơng phải để giải trí, vui
chơi đơn thuần” (Phú Văn Hẳn 2018,
128). Tiếng trống Rabana kết hợp với
lời ca làm cho khơng khí các buổi lễ
càng thêm trang trọng.
Nguồn gốc ban đầu của trống
Rabana cho thấy, nhạc cụ này thường
được sử dụng trong các hoạt động tôn
giáo Islam và gắn liền với vòng đời của
con người. Do vậy, chúng được trình
diễn trong các thánh đường Islam hay
tại nhà riêng. Đây có thể được xem là
một “nghệ thuật thiêng liêng”, là một
phần của các nghi lễ, đơi khi, các hình
thức biểu diễn này là phương tiện
truyền thông hữu hiệu nhất để truyền
đạo Islam (Agus Iswanto 2019, 223).
90
5.2. Trống Rabana là sợi dây nối
kết cộng đồng Chăm
Những tiếng trống Rabana vang
lên trong các nghi lễ, lễ hội không chỉ
“đánh thức” ký ức văn hóa dân tộc
Chăm, mà cịn làm nảy nở những nhân
tố mới phù hợp, giúp cộng đồng Chăm
phát triển. Những ký ức văn hóa hiện
hữu, những tri thức và kinh nghiệm
của một tộc người được tái sinh và
thăng hoa để làm giàu đẹp thêm bản
sắc văn hóa Chăm ở An Giang.
Tiếng trống Rabana được chính
những bàn tay mạnh mẽ đánh lên một
cách đều đặn, uyển chuyển cho thấy một
sức mạnh tập thể, một sợi dây vơ hình
kết nối cộng đồng. Tiếng trống có lúc tạo
ra âm thanh hùng hồn, bay bổng, dồn
dập, đúng với tinh thần mạnh mẽ của
người Chăm ở vùng đất mới, luôn biết
đấu tranh cho một cuộc sống bình n;
nhưng cũng có lúc nhẹ nhàng, trầm lắng
với ước vọng được sống bình yên, mưu
cầu hạnh phúc giản đơn.
5.3. Trống Rabana chính là sự sáng
tạo và hưởng thụ âm nhạc của người
Chăm
Người Chăm có thể tiếp nhận trống
Rabana qua q trình giao lưu văn hóa
với người Mã Lai bởi “người Chăm ở An
Giang và Campuchia trong quá trình
sinh sống có mối quan hệ thường xuyên
với người Mã Lai nên có những giá trị
văn hóa giống nhau, trong đó người
Chăm có thể đã tiếp nhận trống
Rabana của người Mã Lai”1. Tuy nhiên,
trong q trình ứng xử với mơi trường
1
Phỏng vấn TS. Phú Văn Hẳn, Viện Khoa học
xã hội vùng Nam Bộ, ngày 30/8/2020.
Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, số 2 - 2022
tự nhiên và xã hội đã khiến cho tư duy
âm nhạc và cách sử dụng nhạc cụ của
người Chăm ở An Giang có nhiều biến
đổi, qua đó thể hiện khả năng sáng tạo
và linh hoạt của họ. Mặt khác, tư duy
sáng tạo còn thể hiện ở cách chơi trống,
mỗi bài có cách đánh khác nhau tùy
theo nội dung thể hiện. Người biểu diễn
sẽ linh hoạt theo từng tiết mục, có
những lúc đánh tiết tấu nhanh thể hiện
sự tươi vui, có lúc đánh tiết tấu chậm
thể hiện sự trầm tư sâu lắng.
Thay lời kết
Thông qua bài viết này, tác giả
mong muốn đóng góp một số thơng tin
về nghệ thuật tạo hình cũng như nghệ
thuật biểu diễn trống Rabana của người
Chăm ở An Giang, qua đó cho thấy vai
trị của trống Rabana trong đời sống
văn hóa Chăm. Văn hóa Chăm ở An
Giang chính là bức tranh sinh động và
rõ nét chứng minh cho quá trình người
Chăm định cư tại vùng đất này. Trong
q trình sinh sống, ứng xử với mơi
trường tự nhiên và xã hội. họ đã tạo ra
những nét văn hóa vật chất và tinh
thần rất sống động, phong phú với
nhiều mảng màu văn hóa đặc trưng tộc
người. Trống Rabana trở thành một
biểu tượng văn hóa tinh thần, một dấu
ấn văn hóa tiêu biểu của cộng đồng
người Chăm ở An Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdurrahman al-Baghdadi (2006),
Seni Dalam Pandangan Islam, Gema
Insani, Jakarta.
2. Agus
Iswanto
(2019),
Understanding Hadrah Art As The
Living Al Qur’an: The Origin
Performance And Worldview, Balai
Penelitian dan Pengembangan Agama
Semarang Badan Litbang dan Diklat
Kementerian Agama, Indonesia.
3. Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW
ngày 09/06//2014 về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước, Hà Nội.
4. Nguyễn Mạnh Cường (2010),
Văn hóa lối sống của người theo Hồi
giáo, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
5. Phú Văn Hẳn (2021), Người
Chăm trong phát triển và hội nhập,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Phú Văn Hẳn (2019), Văn hóa
người Chăm ở Nam Bộ, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
7. Phú Văn Hẳn (2018), Nghệ thuật
biểu diễn của người Chăm, Hội Văn hóa
nghệ thuật các dân tộc thiểu số Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Đàng Năng Hịa (2019), Âm nhạc
dân gian Chăm, Bảo tồn và phát triển,
Nxb. Tri thức, Hà Nội.
9. Mohd Hassan Abdullah (2005),
Kompang: An Organological And
Enthnomusicalogical Study of a Malay
Frame Drum, International Centre for
Music Studies, The University of
Newcastle upon Tyne, Australia.
10. Võ Văn Thắng và Dương
Phương Đông (2020), “Âm nhạc truyền
thống và đương đại của người Chăm An
Giang”, Tạp chí Khoa học quốc tế AGU,
Số 26, tr. 98-111.
11. Th. van Bareen (2002), Hồi
giáo, Trịnh Huy Hóa dịch, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
91
Hồ Lưu Phúc
92