Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tóm tắt lịch sử lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.02 KB, 10 trang )

I – CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)
Kiến thức cơ bản:
* Con đường dẫn đến chiến tranh:
- Các nước phát xít với hoạt động đẩy mạnh xâm lược (1931 – 1937).
- Thái độ của các nước lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp trước hành động của phe phát xít.
+ Liên Xơ: coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên chủ trương hợp tác với các
nước Tư bản dân chủ (Anh, Pháp) chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, đứng về phía các
nước bị phát xít xâm lược.
+ Anh, Pháp: Lo sợ trước sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn thù ghét Cộng sản
nên đã nhân nhượng phát xít hịng đẩy chiến tranh về phía Liên Xơ.
+ Mĩ: Với đạo luật “trung lập” Chính quyền Mĩ khơng can thiệp vào những sự kiện ngoài
Châu Mĩ.
- Nguyên nhân, nội dung hội nghị Muy-ních  Hội nghị là đỉnh cao sự dung dưỡng, nhượng
bộ phát xít của Anh, Pháp.
* Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai:
- Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiến châu Âu (9/1939 – 9/1940).
- Phe phát xít bành trướng ở Đơng và Nam Âu (9/1940 – 6/1941).
- Phát xít Đức tấn cơng Liên Xơ.
- Chiến sự ở Bắc Phi.
- Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.
- Quân Đồng minh phản công (11/1942 – 6/1944).
- Phát xít Đức bị tiêu diệt, Nhật Bản hàng Đồng minh vô điều kiện  Chiến tranh thế giới thứ
hai kết thúc.
* Tính chất:
- Trước khi Liên Xơ tham gia chiến tranh (9/1939 – 6/1941): là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Từ khi Liên Xô tham gia chiến tranh (6/1941 – 8/1945): là cuộc chiến tranh chính nghĩa.
* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
- Phe phát xít thất bại, thắng lợi thuộc về các dân tộc đã kiên cường đấu tranh chống Phát xít
(trụ cột Anh, Mĩ, Liên Xô).
- Chiến tranh để lại hậu quả nặng nề…
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản của tình hình thế giới.


+ Trật tự hai cực hình thành: Ianta.
+ Xã hội chủ nghĩa trở thành hệ thống thế giới.
+ Thế và lực trong phe Tư bản chủ nghĩa thay đổi:
. Đức, Italia, Nhật Bản: bị tiêu diệt.
. Anh, Pháp: suy yếu.
. Mĩ vươn lên đứng đầu hệ thống Tư bản chủ nghĩa.
- Sau chiến tranh, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.


II – NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC
DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1884)
Kiến thức cơ bản:
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX trước khi Thực dân Pháp xâm lược:
+ Chính trị: trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền theo
chế độ quân chủ nhưng chế độ phong kiến bị khủng hoảng và suy yếu.
+ Kinh tế:
. Nơng nghiệp: sa sút.
. Thủ cơng nghiệp: đình đốn.
. Thương nghiệp: kém phát triển.
+ Quân sự: lạc hậu, khả năng phòng thủ của đất nước yếu.
+ Đối nội, đối ngoại: Chính sách bế quan tỏa cảng cấm đạo, sát đạo là kẽ hở để kẻ thù lợi
dụng và làm cho khối đại đoàn kết dân tộc bị rạn nứt gây bất lợi cho kháng chiến sau này.
+ Xã hội: nhiều phong trào đấu tranh nổ ra: khởi nghĩa: Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát…
2. Chiến sự Đà Nẵng:
- Với chiến sự Đà Nẵng đã làm kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu bị thất
bại.
3. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kỳ từ
(1859 – 1862)
- Hành động của Pháp.
- Thái độ của triều đình nhà Nguyễn: Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)

- Phong trào đấu tranh của nhân dân:
. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862.
. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì  Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống
Pháp.
* Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
- Trận Cầu Giấy lần thứ nhất: thắng lợi  Triều đình nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp hiệp
ước Giáp Tuất (1874).
* Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883).
- Trận Cầu Giấy lần thứ hai: thắng lợi.
4. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
- Hiệp ước Hác Măng (1883):
- Hiệp ước Patơnốt (1884): Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp (nước thuộc địa nửa
phong kiến).


III – PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN
DÂN VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX.
Kiến thức cơ bản:
1. Phong trào Cần Vương bùng nổ:
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Thực dân Pháp: cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.
- Nhân dân: tiếp tục kháng chiến chống Pháp.
- Triều Đình:
. Phái chủ hòa: đã đầu hàng Pháp.
. Phái chủ chiến: vẫn quyết liệt chống Pháp.
- Thực dân Pháp: Âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến.
- Phe chủ chiến: mạnh tay hoạt động, chuẩn bị lực lượng chống Pháp.  Phái chủ chiến quyết
định phản công trước.
2. Diễn biến, đặc điểm của phong trào Cần Vương:
Nội Dung


Giai đoạn 1 (1885 – 1888)
Giai đoạn 2 (1888 – 1896)
Giúp Vua đánh pháp, giành độc lập,
Mục tiêu khôi phục chế độ phong kiến.
Đánh Pháp, giành độc lập.
→ Theo ý thức hệ phong kiến.
Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các
Lãnh đạo
Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
văn thân sĩ phu.
Lực
Đông đảo nhân dân trong cả nước
lượng
(chủ yếu ở khu vực Bắc Kì và Trung Đơng đảo nhân dân tham gia.
tham gia Kì).
Phạm vi
Thu hẹp (trọng tâm chuyển lên vùng
Rộng lớn (Bắc Kì và Trung Kì).
hoạt động
núi và trung du).
Phong trào bị dập tắt, Vua Hàm Nghi
Kết quả
Thất bại.
bị thực dân Pháp bắt
→ Tính chất: là phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
→ Phản ánh ngọn cờ phong kiến không phù hợp để cứu nước lúc bấy giờ, lịch sử dân tộc địi
hỏi phải tìm con đường cứu nước mới.
3. Đánh giá về phong trào Cần Vương
* Ưu điểm:

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự
giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
- Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính
chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.
* Hạn Chế:
- Chưa liên kết, tập hợp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong
toàn quốc.


- Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi
nghĩa. Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây
dựng căn cứ ở nơi cố định.
4. Nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm của phong trào yêu nước chống
Pháp cuối thế kỉ XIX
* Nguyên nhân thất bại:
- Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, khơng thể tập hợp,
đồn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp.
- Cách đánh giặc chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở (như khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy…).
- Văn thân, sĩ phu còn chịu nhiều tư tưởng của ý thức hệ phong kiến.
- Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân còn về cơ bản chưa
giải quyết triệt để yêu cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội vì thế sức hấp dẫn của khẩu hiệu
này đối với nông dân bị hạn chế.
- Do sự chênh lệch lực lượng cũng như vũ khí giữa quân ta và địch. Thực dân Pháp còn
mạnh, tương quan lực lượng bất lợi cho ta…
- Thiếu sự thống nhất, các cuộc khởi nghĩa nổ ra còn rời rạc khơng có sự đồn kết thống nhất
nên dễ bị qn Pháp đàn áp.
- Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên những người lãnh đạo thường phiêu lưu mạo hiểm,
ít chú ý đến điều kiện đảm bảo thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa, dễ dao động khi bị dồn vào thế
bí hiểm tìm đến cái chết một cách mù quáng.
 Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.

* Bài học kinh nghiệm:
- Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
- Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
- Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh… Trong phong trào yêu nước chống Pháp của
nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX.
5. Đặc điểm chung của phong trào Cần Vương
- Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì về sau
chuyển về vùng trung du, miền núi.
- Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế
độ phong kiến.
- Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu u nước và nơng dân, đồng thời có các tộc người
thiểu số.
- Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng đã
thất bại.


IV – XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC
ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP.
* Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của
chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.


1. Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của
chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
- Sau khi cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự, thực dân Pháp đã bắt đầu tiến hành
khai thác trên đất nước ta. Dưới tác động của cuộc khai thác đã làm biến đổi trong cơ cấu
kinh tế kéo theo sự biến đổi về xã hội Việt Nam.
a. Những chuyển biến về kinh tế

+ Mục đích: Vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương đến tối đa phục vụ cho cuộc
thống trị.
+ Các chính sách:
- Nơng nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền cao su, cà phê, thuốc lá.
- Công nghiệp: Tập trung khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm…) ngoài ra cịn xây dựng các
ngành cơng nghiệp phục vụ đời sống như: điện, nước, bưu điện…
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thuế.
- Giao thông – vận tải:
☼ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải kể cả đường thủy và đường bộ phục vụ cho
Pháp khai thác và mục đích quân sự.
☼ Xây dựng nhiều cầu lớn: Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn).
☼ Mở rộng nhiều cảng biển.
- Cơ cấu kinh tế xã hội:
☼ Cuối thế kỉ XIX, Nông nghiệp, Thủ công nghiệp, Thương nghiệp: tồn tại phương thức
sản xuất thuần phong kiến.
☼ Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương
nghiệp, Giao thông – vận tải, Ngân hàng: Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa
từng bước du nhập, tồn tại cùng phương thức sản xuất phong kiến.
- Tích cực:
☼ Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
☼ So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật
chất hơn.
☼ Bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng được xây dựng.
- Tiêu cực:
☼ Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt.
☼ Nông nghiệp: không phát triển, nơng dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời
sống nông dân cơ cực.
☼ Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng, chỉ phục vụ cho quyền
lợi của Pháp.
b. Những chuyển biến về xã hội

+ Các giai cấp cũ: bị phân hóa.
- Địa chủ phong kiến:
☼ Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến dựa vào thực dân Pháp, ra sức
chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nơng dân, trở nên giàu có và trở thành tay sai của Pháp.


☼ Tuy nhiên, một số địa chủ nhỏ và vừa: bị đế quốc chèn ép, cho nên có tinh thần chống
Pháp.
- Giai cấp nông dân:
☼ Chiếm số lượng đông đảo nhất, bị thực dân Pháp và địa chủ chiếm đoạt ruộng đất, bóc
lột (bằng thuế khóa, địa tơ, phu phen, tạp dịch…), cuộc sống của họ khổ cực.
☼ Một số người lên thành phố làm thuê trong xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ - công nhân.
☼ Đây là lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp, sẵn sàng tham gia hưởng ứng
phong trào chống Pháp, tuy nhiên do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn cho nên họ chưa phát
huy được đầy đủ sức mạnh của mình.
+ Các giai cấp mới: xuất hiện
- Giai cấp công nhân:
☼ Ra đời từ nền công nghiệp thuộc địa, làm việc trong hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp…
☼ Xuất thân từ nơng dân.
☼ Số lượng ngày càng tăng.
☼ Bị giai cấp tư sản bóc lột, trả lương thấp, đời sống cơ cực.
☼ Đây là lực lượng sớm có tinh thần đấu tranh. Tuy nhiên, giai đoạn này họ đấu tranh,
mục tiêu chủ yếu là địi quyền lợi về kinh tế  mang tính tự phát.
☼ Là giai cấp cịn non yếu về mặt chính trị chưa nhận thức được rõ sứ mệnh lịch sử của
giai cấp mình.
☼ Đây là lực lượng sẵn sàng hướng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp
khác lãnh đạo.
- Tư sản Việt Nam:
☼ Những người làm trung gian, đại lí hàng hóa, mua bán ngun vật liệu, chủ xưởng,
nhà bn…

☼ Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép, thế lực kinh tế yếu. Cho
nên họ ít nhiều có tinh thần dân tộc, chống đế quốc, chống phong kiến.
☼ Một số sĩ phu yêu nước lập ra các hội buôn, cơ sở sản xuất.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
☼ Gồm những tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, sinh viên. Có tư tưởng tiến bộ, có tinh
thần chống Pháp và phong kiến, là một bộ phận lực lượng cách mạng.
 Tác động:
☼ Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
☼ Tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới vào
đầu thế kỉ XX.


V – PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT
NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT (1914)
1. Hai xu hướng cách mạng đầu thế kỉ XX
Đại diện
Chủ
trương
cứu nước

Xu hướng bạo động
Phan Bội Châu (1967 – 1940)
Chống Pháp giành độc lập dân tộc, tổ
chức vận động nhân dân trong nước
và dựa vào sự viện trợ của nước
ngoài (cầu viện Nhật Bản), bằng

Xu hướng cải cách
Phan Châu Trinh (1872 – 1926)

Dựa vào Pháp chống triều đình phong
kiến, tiến hành cải cách duy tân nhằm
giành lại tự do dân chủ nhằm nâng
cao dân trí, dân quyền  là điều kiện


cách bạo lực vũ trang.
Phương
pháp
Mục tiêu

Hoạt
động tiêu
biểu

Tác động

Bạo động vũ trang.

tiên quyết để giành độc lập.
Cải cách (ơn hịa).

Giải phóng dân tộc (cứu nước  cứu Tiến hành cải cách xã hội (cứu dân 
dân).
cứu nước).
- 1906, Phan Châu Trinh cùng một số
- Tháng 5 – 1904, Phan Bội Châu
sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng
thành lập Duy Tân hội tại Quảng
các cuộc vận động Duy Tân ở Trung

Nam với chủ trương đánh Pháp,
Kỳ.
giành độc lập và thành lập chính thể
- Kinh tế: cổ động việc chấn hưng
quân chủ lập hiến.
thực nghiệp, lập hộ kinh doanh phát
- 1904 – 1908: tổ chức phong trào
triển các nghề thủ công nghiệp (mở lị
Đơng du, đưa thanh niên Việt Nam
rèn, xưởng mộc, làm vườn).
sang học tập tại Nhật Bản, thất bại 
- Giáo dục: mở các trường học theo
Phan Bội Châu đến Trung Quốc 
lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, môn học
Xiêm để lánh nạn.
mới.
- 1912, cách mạng Tân Hợi bùng nổ
- Văn hóa: Vận động cải cách về trang
 Phan Bội Châu quay lại Trung
phục theo kiểu Âu hóa, lên án mạnh
Quốc.
mẽ những hủ tục phong kiến.
- Tháng 6 – 1912, cùng các thanh
- 1908, diễn ra phong trào chống sưu
niên yêu nước thành lập Việt Nam
thuế do ảnh hưởng của phong trào.
Quang phục hội tại Quảng Châu
- Pháp thẳng tay đàn áp phong trào.
Trung Quốc.
Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và

- 24 – 12 – 1913, Phan Bội Châu bị
bị đày ở Côn Đảo.
quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở
- Năm 1911, Phan Châu Trinh bị đưa
nhà tù Quảng Đông.
sang Pháp.
- Khuấy động tinh thần yêu nước, cổ
vũ tinh thần dân tộc.
Cổ vũ tinh thần yêu nước, phát động
- Làm bùng lên phong trào đấu tranh phong trào chống thuế, lập nhiều
chống Pháp sôi nổi những năm đầu trường… giáo dục tư tưởng chống lại
thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế các hủ tục phong kiến.
giới thứ nhất.

2. Điểm giống nhau giữa hai xu hướng cách mạng đầu thế kỷ XX
- Xuất phát từ lòng yêu nước để đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
- Đều đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ
XX.
- Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.
- Thống nhất về chủ trương chiến lược, thống nhất về mục đích cách mạng là muốn cứu
nước, cứu dân, gắn liền dân với nước, gắn cứu nước với duy tân làm đất nước phát triển theo
khuynh hướng cách mạng tư sản, đi lên con đường chủ nghĩa tư bản.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đơng đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả hai xu hướng
cách mạng này đều chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội.
- Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×