Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Dân số và giáo dục ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc sĩ Địa lí)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.16 MB, 135 trang )

n
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM THÀNH PHĨ HỊ CHÍ MINH

Lê Thị Kim Ngọc

DÂN SĨ VÃ GIÁO DỤC Ở HUYỆN HĨC MƠN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành : Địa lí học

Mã số

: 8310501

LUẬN VĂN THẠC sĩ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM
THỊ• XN THỌ•


Thành phố Hồ Chí Minh - 2021

U





LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn cao học với đề tài "Dân sổ và giáo dục ở huyện

Hóc Môn, TP.HCM” là đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệu và
thực hiện. Các số liệu, bảng biểu và hình ảnh thế hiện trong luận văn được trích dẫn

từ các nguồn cụ thể có trích dẫn rõ ràng. Nếu có gì sai sót tơi hoàn toàn chịu trách

nhiệm.
Tác giả luận văn

Lê Thị Kim Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cùng quý Thầy, Cô khoa Địa lý

đã tạo điều kiện và quan tâm giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hồn thành
luận văn.
Đặc biệt, với tất cả tình cảm của mình, tác giả xin được bày tỏ lịng kính trọng

và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Phạm Thị Xuân Thọ, người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và có những góp ý hết sức quý báu cho tác giả trong suốt quá trình nghiên

cứu và thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cô, chú lành đạo và cán bộ, nhân viên

các Phòng, Ban ngành của UBND huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh,


Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình cung cấp tài liệu hết sức cần
thiết để tác giả có thể nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, các thành
viên lớp cao học Địa lý K29 và gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt

nhất cho tác giả hoàn thành luận văn này.

Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian cịn hạn hẹp và trong bước

đầu nghiên cứu nên khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến
của quý Thầy, Cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2021

Tác giả

nr

• 2

Lê Thị Kim Ngọc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan


Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
*

Danh mục các bản đồ

MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
Chương 1.

Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN

VỀ DÂN SỐ VÀ

GIÁO DỤC......................................................................................... 9
1.1. Cơ sở lý luận về dân số và giáo dục.................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm về dân số và một số khái niệm liên quan tới dân số................... 9

1.1.2. Khái niệm và vấn đề liên quan đến giáo dục............................................... 15
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân số và giáo dục......................................... 20

1.1.4. Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục..........................................................22
1.2. Thực tiễn về dân số và giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh................................ 26

1.2.1. Thực tiễn về dân số Thành phố Hồ Chí Minh............................................ 26
1.2.2. Thực tiễn phát triển giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh........................ 31

1.2.3. Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh............ 33

Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 37

Chương 2.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THựC TRẠNG PHÁT

TRIÉN VỀ DÂN SÓ VÀ GIÁO DỤC HUYỆN HĨC MƠN....... 39
2.1. Tống quan về các nhân tố ảnh hưởng đến dân số và giáo dục ở huyện
Hóc Mơn................................................................................................................. 39

2.1.1. Vị trí địa lý và phạmvi lãnh thổ.................................................................. 39
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên.................................................................................... 40
2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội....................................................................... 41
2.1.4. Các nhân tố khác......................................................................................... 49


2.2. Thực trạng phát triển dân số huyện Hóc Mơn....................................................51

2.2.1. Quy mô và gia tăng dân số.......................................................................... 51

2.2.2. Cơ cấu dân số.............................................................................................. 52
2.2.3. Gia tăng dân số............................................................................................ 57
2.2.4. Phân bố dân cư............................................................................................ 61
2.2.5. Đánh giá thực trạng phát triển dân số huyện Hóc Mơn............................. 63
2.3. Thực trạng phát triển giáo dục ở huyện Hóc Mơn............................................. 64

2.3.1. Quy mơ........................................................................................................ 64
2.3.2. Chất lượng giáo dục.................................................................................... 69

2.3.3. Tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục..................................... 71
2.3.4. Đánh giá chung về giáo dục huyện Hóc Mơn............................................ 72
2.4. Mối quan hệ giữa dân số và giáo dục ở huyện Hóc Mơn.................................. 75

2.4.1. Ánh hưởng của dân số đến giáo dục huyện Hóc Mơn............................... 75
2.4.2. Ảnh hưởng của giáo dục đến phát triển dân số huyện Hóc Mơn............... 87
2.4.3. Mối quan hệ giữa cơ cấu dân số theo giới tính và bất bình đẳng giới

trong giáo dục............................................................................................. 90

Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 92
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẨI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ

GIÁO DỤC Ở HUYỆN HÓC MỒN ĐẾN NĂM 2030.................... 94
3.1. Cơ sở của định hướng.........................................................................................94

3.1.1. Những thành tựu và khó khăn trong phát triển dân số và giáo dục
huyện Hóc Môn..........................................................................................94
3.1.2. Quan điếm và mục tiêu phát triển dân số và giáo dục huyện Hóc Mơn ....95

3.1.3. Dự báo phát triển dân số và giáo dục huyện Hóc Mơn.............................. 98

3.2. Định hướng phát triển dân số và giáo dục ở huyện Hóc Mơn đến

năm 2030............................................................................................................... 102
3.2.1. về dân số................................................................................................... 102

3.2.2. Giáo dục......................................................................................................102

3.3. Nhóm các giải pháp phát triển dân số và phát triển giáo dục huyện


Hóc Mơn................................................................................................................ 104


3.3.1. Những giải pháp phát triên dân sô............................................................ 104
3.3.2. Những giải pháp phát triển giáo dục........................................................ 105
3.3.3. Những giải pháp gắn kết giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục... 112
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 114
X

~

A

X

KÊT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ............................................................................... 115
TÀI LIỆ u THAM KHẢO

118

PHỤ LỤC............................................................................................................... PL1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCN - TTCN

Cụm công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp

CNH, HĐH


Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSHT - CSVCKT

Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá tri• sản xuất

KT-XH

Kinh tế - xã hơi

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TP

Thành phố


z

*?

DANH MỤC CAC BANG
Bảng 1.1.

Tiêu chuẩn xác định cơ cấu dân số trẻ, dân số già................................. 12

Bảng 1.2.

Tỷ lệ gia tăng tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước gia
đoạn 2009-2019................................................................................... 27

Bảng 1.3.

Dân số TP.HCM chia theo quận, huyện giai đoạn 2009 - 2019........... 29

Bảng 1.4.


Diện tích, dân số, mật độ dân số các quận, huyện TP.HCM năm

2019........................................................................................................ 30
Bảng 1.5.

Số trường học, lớp học và học sinh phố thông năm học 2009 -

2010,
Bảng 1.6.

2014- 2015 và 2018 - 2019..........................................31

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chia theo thành thị/ nông
thôn của Thành phố Hồ Chí Minh, Đơng Nam Bộ và cả nước,

2009-2019............................................................................................ 32
Bảng 1.7.

Sơ học sinh phô thông phân theo các câp học ở Thành phơ Hơ Chí

Minh giai đoạn 2014-2019.................................................................... 33
Bảng 1.8.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ và làm việc trong nền kinh
tế đã qua đào tạo theo theo thành thị, nơng thơn ở Thành phố Hồ

Chí Minh năm 2019.............................................................................. 34
Bảng 1.9.

Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh sinh con thứ

ba trở lên theo trình độ học vấn năm 2019.............................................35

Bảng 2.1.

Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế huyện Hóc Mơn
giai đoạn 2009-2019............................................................................... 45

Bảng 2.2.

Dân số, diện tích, mật độ dân số theo đơn vị hành chính cấp xã

của huyện Hóc Mơn nãm 2019.............................................................. 52
Bảng 2.3.

Tỷ số giới tính phân theo xã của huyện Hóc Mơn (2009-2019)............54

Bảng 2.4.

Dân số và số người trong độ tuổi lao động huyện Hóc Mơn giai
đoạn 2009-2019.................................................................................. 55

Bảng 2.5.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, giai đoạn 2009- 2019............ 57

Bảng 2.6.

Tỷ suất sinh thơ qua các năm của huyện Hóc Mơn so với Thành

phố Hồ Chí Minh.................................................................................. 57



Bảng 2.7.

Tông tỷ suât sinh qua các năm của huyện Hóc Mơn so với Thành

phố Hồ Chí Minh và cả nước................................................................. 58
Bảng 2.8.

Tống tỷ suất tử qua các năm của huyện Hóc Mơn so với Thành

phố Hồ Chí Minh và cả nước................................................................. 58
Bảng 2.9.

Tỷ suất gia tăng tự nhiên của Hóc Mơn, TP.HCM và cả nước, giai

đoạn 2009-2019................................................................................... 59
Bảng 2.10. Tình hình gia tăng dân số huyện Hóc Mơn giai đoạn 2009 - 2019...... 61
Bảng 2.11. Mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính huyện Hóc Mơn

năm 2009; 2019...................................................................................... 62
Bảng 2.12. Bảng thống kê số trường, lớp, giáo viên và học sinh phổ thơng

huyện Hóc Mơn giai đoạn2009 - 2019.................................................. 65

Bảng 2.13. Thống kê số trường, lớp phân theo cấp học phổ thơng huyện Hóc
Mơn giai đoạn 2009- 2019.................................................................... 67
Bảng 2.14. Thống kê số trường, lớp phân theo loại hình trường ở các cấp học

phổ thơng huyện Hóc Môn giai đoạn 2009- 2019................................ 68


Bảng 2.15. Thống kê số giáo viên phổ thơng huyện Hóc Mơn giai đoạn
2009-2019............................................................................................ 69

Bảng 2.16. Số học sinh/giáo viên theo các cấp học huyện Hóc Mơn..................... 69
Bảng 2.17. Chi ngân sách giáo dục - đào tạo trong tống chi ngân sách huyện,

giai đoạn 2009-2019............................................................................ 71
Bảng 2.18. Quy mô dân số và số học sinh phổ thơng huyện Hóc Mơn giai

đoạn 2009 -2019..................................................................................... 76
Bảng 2.19. Số học sinh phố thông phân theo đơn vị hành chính huyện Hóc

Mơn (giai đoạn 2009- 2019)................................................................. 77
Bảng 2.20. Cơ cấu dân số trong độ tuổi học sinh phổ thông so với tổng số dân .... 80
Bảng 2.21. Số lượng học sinh các cấp phổ thơng huyện Hóc Mơn........................ 80

Bảng 2.22. Số lượng học sinh các cấp phổ thông phân theo đơn vị hành chính
huyện Hóc Mơn năm 2019..................................................................... 81

Bảng 2.23. Mật độ dân số và các chỉ tiêu giáo dục phân theo đơn vị hành

chính huyện Hóc Mơn, năm 2019.......................................................... 82


Bảng 2.24. Phụ nữ 15-49 tuổi sinh con theo tuổi của người mẹ năm 2019.......... 85

Bảng 2.25. Chi phí cá nhân cho một học sinh cấp THCS huyện Hóc Mơn

năm 2019................................................................................................ 86

Bảng 2.26. Mối quan hệ giữa trình độ giáo dục của dân số với mức sinh và

mức tử vong trẻ em của huyện Hóc Mơn, năm 2019............................ 87
Bảng 2.27. Số học sinh phổ thơng trên địa bàn huyện Hóc Mơn giai đoạn

2014-2019 chia theo giới tính.............................................................. 90
Bảng 3.1.

Dự báo dân số huyện Hóc Mơn đến năm 2030..................................... 99

Bảng 3.2.

Dự báo dân số huyện Hóc Mơn theo các phương án thấp, trung
bình và cao.......................................................................................... 100

Bảng 3.3.

Số lượng học sinh các bậc học huyện Hóc Mơn năm 2020, dự báo

năm 2025, 2030................................................................................... 101


DANH MỤC CÁC BIẺU ĐÒ
Biểu đồ 2.1.

GTSX và tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Hóc Mơn qua
các năm

Biểu đồ 2.2.


Cơ cấu GTSX theo ngành huyện Hóc Mơn, giai đoạn
2009 - 2019

Biểu đồ 2.3.

Quy mơ dân số huyện Hóc Mơn giai đoạn 2009-2019.................... 51

Biểu đồ 2.4.

Tháp dân số Huyện Hóc Môn năm 2009 và 2019........................... 53

Biểu đồ 2.5.

Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế
huyện Hóc Mơn................................................................................ 56

Biểu đồ 2.6.

Tỷ suất gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên huyện Hóc Mơn
giai đoạn 2009-2019......................................................................... 60

Biểu đồ 2.7.

Mật độ dân số huyện Hóc Mơn giai đoạn 2009-2019...................... 62

Biểu đồ 2.8.

Tốc độ tăng trưởng dân số, số học sinh, số giáo viên huyện
Hóc Mơn giai đoạn 2009-2019..........................................................66


Biểu đồ 2.9.

Số học sinh phổ thơng huyện Hóc Mơn giai đoạn 2009-2019......... 66

Biểu đồ 3.1.

Dự báo Dân số huyện Hóc Mơn theo các đơn vị hành chính

năm 2030...........................................................................................
Biểu đồ 3.2.

Tổng số học sinh phổ thông năm 2025, 2030


DANH MỤC CAC BAN ĐO
Bản đồ 1.

Bản đồ hành chính huyện Hóc Mơn (Thành phố Hồ Chí Minh) ........ 38

Bản đồ 2. Bản đồ mật độ dân số, số trường, số lóp học và số giáo viên huyện

Hóc Mơn, TP. Hồ Chí Minh, năm 2019................................................78

Bản đồ 3.

Bản đồ quy mơ dân số và cơ cấu học sinh phổ thông huyện Hóc
Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.............................................83


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đê tài

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người bao gồm cả thể lực, trí lực và tâm lực.
Nguồn nhân lực có tác động trực tiếp và lâu dài tới sự phát triến của mỗi cá nhân,

gia đình và cộng đồng xã hội. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược,
là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vừng. Vì vậy, phát triền nguồn nhân
lực đã và đang trờ thành nhiệm vụ hết sức cấp bách để thúc đẩy phát triển kinh tế

xã hội.
Dân số và giáo dục là hai vấn đề nổi bật nhất trong việc nghiên cứu về nguồn

nhân lực. Trong đó, dân số là đối tượng của giáo dục, có tác động rất lớn đến tồn
bộ q trình xây dựng và phát triển giáo dục, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển về số lượng trường lớp cũng như chất lượng đào tạo của ngành giáo dục. Phát

triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội... Việc nghiên cứu dân số và giáo dục có ý
nghĩa to lớn trong việc giúp các nhà hoạch định chính sách dân số và giáo dục có cơ

sở khoa học đưa ra các chính sách phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng
thời kỳ. Nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị cả khoa học lẫn thực tiễn đã được

cơng bố dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu trên địa bàn
huyện Hóc Mơn - nơi có nhiều biến động về dân số và giáo dục vẫn chưa có nhiều

cơng trinh nghiên cứu được cơng bố.
Trong vài năm trở lại đây, TP.HCM có dấu hiệu quá tải về dân số, cơ cấu hạ
tầng bị đè nặng, đòi hỏi nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước cần thực hiện cấp


bách những biện pháp hướng đến sự đồng bộ xã hội. UBND TP.HCM nhắm tới 3
huyện gồm Hóc Mơn, Củ Chi, Binh Chánh sẽ được chuyển đổi lên thành quận,
trong đó huyện Hóc Mơn lên quận là ưu tiên hàng đầu - được khẳng định trong Đại
hội Đảng bộ huyện lần thứ XTĨ nhiệm kỳ 2020 - 2025. Mặt khác, theo đề án quy

hoạch xây dựng chung của TP.HCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến nãm 2060, Hóc
Mơn, Củ Chi, Quận 12 nằm trong quy hoạch thành lập Thành phố Tây Bắc.

Hóc Mơn là một trong năm huyện ngoại thành, nằm về phía Tây Bắc của

TP.HCM. Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, thu hút được


2
các nhà đâu tư, lao động đên làm ăn, sinh sơng. Đơng thời, Huyện cịn khá nhiêu đât
tự nhiên dự trữ cho sự phát triển KT-XH đã thu hút sự giãn dân từ nội thành. Vì

vậy, những năm gần đây dân số của huyện Hóc Mơn tăng nhanh. Sự gia tăng dân số
có tác động lớn đối với sự phát triển giáo dục của huyện Hóc Mơn. Do đó, nghiên

cứu sự phát triển dân số và sự phát triển giáo dục là một vấn đề cấp thiết. Từ đó, đề
ra những kế hoạch phát triển dân số và phát triển giáo dục nhằm nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực của huyện. Chính vỉ thế, tác giả quyết định chọn đề tài “Dân
số và giáo dục ờ huyện Hóc Mơn, TP.HCM” để thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ,

với mong muốn góp cơng sức nhỏ của mình vào việc nghiên cứu phát triến dân số

và giáo dục của địa phương, định hướng cho sự phát triển dân số và giáo dục của
huyện trong những giai đoạn phát triển tiếp theo. Đồng thời đề tài nghiên cứu còn


phục vụ cho việc dạy học Địa lý địa phương của huyện.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu về sự phát triển dân số và giáo dục được nhiều nhà khoa học
ở trong nước quan tâm, như: Nguyễn Đinh Cử với “Những xu hướng biến đổi dân

số ở Việt Nam”, Tống Văn Đường với “Dân số và phát triển”, Nguyễn Kim Hồng

với “Dân số học đại cương” đã cung cấp những khái niệm cơ bản liên quan đến quy
mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số,...cũng như những giải pháp cho vấn đề

này. Đây là những kiến thức quan trọng để tác giả tham khảo cho đề tài. Các giáo
trình: “Dân số học và địa lý dân cư” của GS.TS. Lê Thông, “Dân số và sự phát triển

kinh tế xã hội” của PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, “Giáo dục dân số - sức khoe sinh

sản” của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ,...đã đề cập đến cơ sở lý luận của các vấn đề
dân số và địa lỷ dân cư, mối quan giữa gia tăng dân số với các vấn đề kinh tế - xã

hội. Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục là một trong những
vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu về nhân khẩu, chính trị,

kinh tế học, xã hội học...
Ở Việt Nam, những vấn đề cơ bản về dân số và giáo dục đã được đề cập trong

nhiều cơng trình nghiên cứu, giáo trình của các nhà khoa học, sách báo, tạp chí...


3


Một sô nghiên cứu từ các cơ quan, ban ngành như Tông cục Thông kê, Tông
cục dân số - kế hoạch hóa gia đinh (Bộ Y tế), Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cuộc
điều tra dân số và nhà ở...

4- Nghiên cứu của Tổng cục Dân số - KHHGĐ dưới sự hỗ trợ của Quỹ dân số
Liên Hợp Quốc về “Dân số và phát triển ” của GS.TS Nguyễn Đình Cử, nêu rõ các
chỉ tiêu đánh giá, mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa dân số và giáo dục, đồng thời

cũng nêu lên những giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa dân số và giáo dục.
4- Nghiên cứu của Tổng cục dân số - KHHGĐ năm 2011 “Dân số là một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vừng của đất nước” đà nêu lên thực
trạng dân số cùa Việt Nam và vấn đề dân số và phát triển ở Việt Nam (trong đó có

sự phân tích tác động của dân số và giáo dục).

4- Cơng trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Kim Hồng về “phát triển dân
sổ và phất triển giáo dục ở thành pho Hồ Chí Minh”, đã phân tích rất rõ về mối

quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng với bài viết đăng trên báo Thanh niên tháng 10/2012 về vấn đề dự báo nhu

cầu giáo viên trong tương lai thì PGS.TS Nguyễn Kim Hồng cũng nhận định rất rõ
mối quan hệ này “Nhân khẩu học là một trong những yếu tổ đê các nhà nghiên cứu

xây dựng chính sách giáo dục hợp lý, gần với thực tế hơn

4- Cơng trình nghiên cứu của TS. Trương Văn Tuấn (2012) “Di dân và ảnh
hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ”, “Quan hệ giữa


phát triển dân số và phát triển giáo dục phổ thông ở Quận Bình Tân (TP.HCM) sau
10 năm thành lập” và nhiều đề tài nghiên cứu khác về phát triển dân số và giáo dục

là tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.
Các nghiên cứu về phát triển dân số của huyện cịn ít, chủ yếu các tạp chí,

phần lớn nghiên cứu về tình hinh gia tăng dân số và các giải pháp khắc phục. Các

tài liệu nghiên cứu tình hình dân số của TP.HCM có mức độ tin cậy cao như:

4- Tại TP.HCM, có một số cơng trình nghiên cứu dân số và giáo dục như:
Chiến lược phát triển dân số TP.HCM, Báo cáo cơng tác dân số gia đình và trẻ em -

ủy ban dân số, gia đinh và trẻ em TP.HCM.


4

+ Quyêt định sô 1853/QĐ-UB-VX cùa UBND TP.HCM phê duyệt ban hành

“Chiến lược thông tin giáo dục - truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình tại
TP.HCM”. Đã đề cập đến hiện trạng đồng thời đưa ra phương hướng giải pháp phát

triển dân số của thành phố.

Cho đến nay vẫn chưa có đề tài Địa lý nào nghiên cứu sâu về dân số và giáo

dục ở huyện Hóc Mơn. Các cơng trình nghiên cứu kề trên sẽ là những tài liệu tham
khảo quý giá cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài “Dân số và giáo dục ở


huyện Hóc Mơn, TP.HCM” được đầy đủ và hồn chỉnh hơn.
3. Mục
vụ• nghiên
cứu
• tiêu và nhiệm

Ư
3.1, Mục tiêu
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số và giáo dục, mục tiêu của luận

văn là nghiên cứu thực trạng phát triển dân số và phát triển giáo dục của huyện Hóc
Mơn, trên cơ sở đó phân tích mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo
dục của huyện dưới góc độ Địa lý học.

Dựa vào mối quan hệ giữa dân số và phát triển giáo dục để đưa ra những định
hướng, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dân số, giáo dục hợp lý ở huyện Hóc

Mơn trong tương lai.

3.2, Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển dân số, phát triển
giáo dục; mối quan hệ giữa dân số và phát triển giáo dục.

Đánh giá các nhân tố ảnh hường tới phát triển dân số và phát triền giáo dục
của huyện Hóc Mơn.

Phân tích thực trạng phát triển dân số, phát triển giáo dục dựa trên các tiêu chí
đã lựa chọn và mối quan hệ giữa chúng giai đoạn 2009-2019. về giáo dục, đề tài chỉ

nghiên cứu giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), đánh giá mặt tích cực và

hạn chế của sự phát triển dân số và phát triển giáo dục huyện Hóc Mơn.

Đe xuất những định hướng và giải pháp phát triển dân số hợp lý và phát triển

giáo dục của huyện Hóc Mơn trong tương lai nhằm đạt hiếu quả cao.


5

4. Phạm vi nghiên cứu

Ỉ.
4.

về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triền dân số và

phát triển giáo dục của huyện; tìm hiểu thực trạng phát triển dân số và phát triển
giáo dục (chủ yếu là giáo dục phố thơng), qua đó làm rõ mối quan hệ ảnh hưởng
qua lại giữa dân số và giáo dục. Từ đó, đề ra những giải pháp và định hướng phát

triển dân số và giáo dục của huyện Hóc Mơn đến năm 2030.
4.2. về khơng gian

Khơng gian nghiên cứu hiện trạng phát triển dân số và phát triển giáo dục trên

địa bàn huyện Hóc Mơn có phân hóa tới cấp xã và so sánh với các huyện lân cận
trong TP.HCM.


4.3. về thòi gian

Thời gian nghiên cứu đề tài hiện trạng phát triển dân số và phát triển giáo dục

tập trung giai đoạn 2009 - 2019 và dự báo đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan đỉêm hệ thống

Địa lý kinh tế - xã hội là một trong những bộ phận của Địa lý học. Đây là quan
điểm quan trọng trong nghiên cứu Địa lý học. Huyện Hóc Mơn được coi là một hệ

thống được đặt trong một hệ thống lớn hơn là TP.HCM và huyện Hóc Mơn như một

hệ thống bao gồm các phân hệ cấp thấp hơn: Các thị trấn, xã, ấp. Phát triển dân số
và phát triển giáo dục là một bộ phận cấu thành của hệ thống KT - XH. Dân số và
giáo dục có sự tác động qua lại lẫn nhau sự thay đổi về quy mô, đặc điểm dân số tác
động đến sự phát triển giáo dục và ngược lại. Vì vậy, phải coi các vấn đề dân số và
phát triển giáo dục như là các phân hệ nằm trong hệ thống KT - XH hồn chỉnh,

ln ln vận động và phát triển không ngừng. Các phân hệ trong hệ thống có mối

quan hệ tương hỗ, mật thiết với nhau và có quan hệ với các hệ thống khác. Bất kì sự
thay đổi của một thành phần nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các thành phần khác

và toàn bộ hệ thống KT - XH nói chung. Vì vậy, khi nghiên cứu về dân số và giáo
dục huyện Hóc Môn tác giả quán triệt quan điểm hệ thống.



6

5.1.2. Quan đìêm tơng hợp lãnh thơ
Dân số và phát triển giáo dục là vấn đề đa chiều và phức tạp, biểu hiện trên
nhiều khía cạnh: Dân số, giáo dục, KT - XH và cả mơi trường. Vì vậy, nghiên cứu

dân số và phát triển giáo dục cần đặt nó trong mối quan hệ tổng hợp khi xác định
các nội dung, tiêu chí đánh giá cũng như phân tích mối quan hệ của phát triến dân
số và phát triển giáo dục.

5.1.3. Ouan đỉêm lịch sử —viền cảnh
Khi nghiên cứu, các đôi tượng Địa lý luôn luôn vận động biên đôi theo thời

gian, do vậy quan điểm gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển dân số và giáo
dục trong quá khứ, tương lai ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, đặc điểm dân số và

phát triền giáo dục hiện tại. Việc hình thành và phát triển dân số và giáo dục của
huyện là một q trình ln vận động và phát triển cần phải nghiên cứu đánh giá

các đối tượng Địa lý trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh.

Phát triển dân số và phát triển giáo dục huyện Hóc Mơn được phân tích theo

chuỗi thời gian. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh, luận văn đã phân tích,
thực trạng của từng giai đoạn, trong đó chú ý đến các thời điếm lịch sử quan trọng
và những biến động về dân số, giáo dục huyện Hóc Môn trong điều kiện cụ thể.

5.1.4. Quan điêm phát triển bền vững
Phát triển bền vững ngày nay đã trở thành xu hướng tất yếu, phát triển phải


chú ý đến điều kiện sinh thái, phát triền bền vững không chỉ đơn thuần là duy trì sự

phát triển một cách liên tục, ồn định và hơn thế nữa sự nỗ lực nhằm đảm bảo được
sự bền vững trên mọi lĩnh vực trong quá trình phát triển. Nghiên cứu những vấn đề

dân số phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển dân số,
KT - XH phải đi đôi với sử dụng hợp lý, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên,
chống gây ô nhiễm môi trường; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ

và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Đối với
huyện Hóc Mơn nghiên cứu phát triến dân số và giáo dục phải đặt trong mối quan

hệ giữa ba bộ phận cấu thành phát triển bền vững (kinh tế - xã hội - môi trường).


7

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liêu
Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt đề tài và là phương pháp truyền

thống mà bất cứ nghiên cứu nào cũng phải sử dụng. Đối với đề tài cần thu thập các
tài liệu liên quan đến phát triển kinh tế: Điều kiện tự nhiên, điều kiện KT - XH. Các

tài liệu được thu thập từ Cục thống kê TP.HCM, ƯBND huyện Hóc Mơn, Chi cục
thống kê huyện Hóc Mơn, Ban Dân số - KHHGĐ, các báo cáo, liên quan đến phát
triển dân số và giáo dục.


Xử lí số liệu đã thu thập thơng qua quan sát, ghi chép, thu thập số liệu dân số,

giáo dục như tính mật độ dân số, tốc độ tăng trưởng, thu nhập binh quân đầu người,

cơ cấu kinh tế, tỉ lệ học sinh nhập học các cấp, số giáo viên, số trường...
5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tơng hợp
Các số liệu thu thập và tập họp được sẽ được phân loại, phân tích và so sánh

nhằm rút ra kết luận cuối cùng.

Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả phân tích, so sánh các chỉ tiêu đánh
giá phát triển dân số và phát triển giáo dục của huyện Hóc Môn, các quận, huyện
lân cận ở TP.HCM, đồng thời so sánh phát triển dân số và phát triển giáo dục qua

các giai đoạn lịch sử.

5.2.4. Phương phảp bản đồ và hệ thống thông tin Địa lỵ “GỈS”

Khi nghiên cứu các vấn đề Địa lý thì phương pháp bản đồ là một trong nhừng
phương pháp quan trọng và cũng là một trong những phương pháp đặc thù của khoa

học Địa lý. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể,
trực quan và toàn diện hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần mềm

Mapinfo, dựa trên cơ sở các dừ liệu đã thu thập và xử lí.
Các bản đồ cho phép chúng ta tìm hiểu vấn đề một cách chính xác và trực

quan hơn, nó giúp cho việc so sánh, đánh giá cũng như nhận xét một cách khả thi
hơn.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, phần mềm GIS là một công cụ hiệu quả

trong việc thực hiện kết quả nghiên cứu, xây dựng các bản đồ chuyên đề bằng phần

mềm Mapinfor một cách chính xác, khoa học và đáp ứng yêu cầu của đề tài.


8
6. Đóng góp của luận văn

- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận, thực tiễn về dân
số, phát triển dân số và phát triển giáo dục và mối quan hệ giữa chúng để vận dụng
vào huyện Hóc Mơn.
F

9

9

- Lựa chọn các tiêu chí nghiên cứu dân sơ và phát triên giáo dục đê vận dụng

vào huyện Hóc Mơn.

- Phân tích được các đặc điểm dân số và phát triển giáo dục huyện Hóc Mơn.
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số và phát triển giáo dục trên địa bàn
huyên Hóc Môn.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển hợp lý dân số và phát triển

giáo dục ở huyện Hóc Mơn trong tương lai.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các


phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dân số và giáo dục.
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triến về dân số và giáo

dục huyện Hóc Môn.

Chưong 3: Định hướng và giải pháp phát triển dân số và giáo dục huyện Hóc
Mơn đến năm 2030.


9

Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN
VỀ DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC
1.1. Cơ sở lý luận về dân số và giáo dục
1.1.1. Khái niệm về dân so và một số khái niệm liên quan tới dãn sắ

1.1.1.1. Dân cư và dân số
“Tập hợp những người cùng cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định gọi là dân

cư cùa vùng đó. Lãnh thồ ờ đây có thề là xã, huyện, tỉnh, cả nước, một châu lục hay

toàn bộ Trái Đất” ( Nguyễn Đình Cử, 2011 ).
Dân cư của một vùng lãnh thố là khách thể nghiên cứu chung cùa nhiều bộ

môn khoa học tự nhiên và xã hội. Mỗi khoa học nghiên cứu một mặt, một khía cạnh

nào đó của khách thể này, tức là đối tượng nghiên cứu riêng của mình.
Dân số là vấn đề được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quan tâm nghiên cứu, vì nó


có liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống KT-XH. Vì vậy, dân số
theo nghĩa thơng thường là số lượng dân số trên một vùng lãnh thố, một địa phương

nhất định. Theo nghĩa rộng thì dân số là một tập hợp người đang sống ở một vùng

địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triền
KT-XH, thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.
Như vậy, tập hợp này không chỉ là số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng. Nó khơng

cố định mà thường xuyên biến động.
Dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ quy mơ, cơ cấu và những nhân tố

gây nên sự biến động của chúng như mức sinh, tử, nhập cư, xuất cư ... Vì vậy, dân
số thường được nghiên cứu ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động. Nội hàm của
khái niệm dân cư không chỉ bao hàm số người cơ cấu theo độ tuối, giới tính mà nó

cịn bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hố, sức khoẻ, ngơn ngừ... tức là nó rộng

hơn rất nhiều so với nội hàm của khái niệm dân số (Nguyễn Đình Cử, 2011).

1.1.1.2. Quy mơ dân số và gia tăng dân số
* Quy mô dân số

Quy mô dân số là tông số người dân sinh sống trên một lãnh thô nhất định, tại

một thỏi điểm nhất định (Nguyễn Minh Tuệ, 1996).


10


Quy mô dân sô được xác định thông qua tông điêu tra dân sô hoặc thông kê

dân số thường xuyên. Vào những thời điểm nhất định, thường là giữa năm hay cuối
năm, người ta tính được số người cư trú trong những vùng lãnh thổ của mỗi quốc

gia, các khu vực và toàn thế giới. Đây là chỉ tiêu định lượng quan trọng trong

nghiên cứu dân số. Những thông tin về quy mơ dân số có ý nghĩa quan trọng và cần
thiết trong phân tích, so sánh với các chỉ tiêu KT - XH (Nguyễn Thị Hiển, 2016).
Nếu quy mô dân số đông, trẻ sẽ tạo ra nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động

là bộ phận năng động nhất của dân cư tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là cơ sở đế
nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Ngược lại, nếu dân số đông sẽ gây khó khăn
trong việc đáp ứng các yêu cầu về vật chất cũng như tinh thần xã hội. vốn đầu tư

cho sản xuất ngày càng thấp từ đó gây áp lực đối với việc nâng cao chất lượng cuộc

sống dân cư.

* Gia tăng dân số
Đây là thước đo phản ánh đầy đủ và trung thực tình hình biến động dân số của

một quốc gia, một vùng. Nó được thể hiện bằng tống số giữa tỷ suất gia tăng tự

nhiên và tỷ suất gia tàng cơ học.
Gia tăng tự nhiên
Dân số của một lãnh thố trong thời kì tăng hay giảm, trước hết là kết quả của

mối tương quan giữa số sinh và số chết. Sự biến động này gọi là gia tăng dân số
tự nhiên. Tỷ suất gia tăng tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động dân số


và được coi là động lực phát triển dân số.

Tỷ suất gia tăng tự nhiên (Rate of Natural Increase): Là hiệu số giữa tỳ suất
sinh thô và tỷ suất tử thô trong một thời gian xác định, trên một đơn vị lãnh thố nhất
định. Đơn vị tính là phần trăm (%) (Nguyễn Minh Tuệ, 1996).

Tỷ suất gia tăng tự nhiên cịn có thể xác định bằng hiệu số giữa số sinh và số
chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần trăm
(%)

-

Gia tăng cơ học

Sự biến động dân số còn do tác động của gia tăng cơ học gắn với sự thay đổi
dân số theo không gian lãnh thổ. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, gia tăng cơ


11
học (di dân) là sự di chuyên dân cư từ một đơn vị lãnh thô này đên một đơn vị lãnh
thố khác nhằm tạo nên một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.

Những nguyên nhân chính gây nên các luồng di chuyển của dân cư là do “lực
hút - lực đẩy” tại vùng nhập cư và xuất cư cùng với các nguyên nhân khác. Các yếu

tố tạo nên lực hút là đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, dễ kiếm việc làm, thu

nhập cao, môi trường xã hội tốt còn ngược lại những nơi thiếu đất, thiếu việc làm,
thu nhập thấp, khí hậu khắc nghiệt, thiếu cơ sở dịch vụ (y tế, văn hóa, giao thông...)


là yếu tố tạo nên lực đẩy.

4- Tỷ suất xuất cư: tương quan giữa số người xuất cư khởi 1 vùng lãnh thổ
trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính %0.
4- Tỷ suất nhập cư: tương quan giữa số người nhập cư

đến mộtvùng lãnhthổ

trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điếm. Đơn vị tính %0.

4- Tỷ suất di cư thuần: Được xác định bàng hiệu số giữa tỷ suất nhập cưvà tỷ
suất xuất cư. Đơn vị tính là %0 hoặc % (Niên giám thống kê, 2005, 2010, 2016).
Di dân có thể làm tăng hoặc giảm số dân của đơn vị hành chính một cách

nhanh chóng. Di dân cịn làm thay đối cơ cấu dân số tùy thuộc vào đặc trưng của

từng dịng di cư. Địa bàn nhập cư có thề tăng tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ và độ

tuổi lao động. Di dân có ảnh hưởng lớn đến kinh tế -xã hội - môi trường cả theo
chiều hướng tích cực và tiêu cực (Nguyễn Thị Hiển, 2016).

1.1.1.3. Cơ cấu dân số
* Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính

Cơ cấu dân số theo tuổi : “Là tập họp các nhóm người được sắp xếp theo
những độ tuổi hoặc nhóm tuổi nhất định”. Cơ cấu dân số theo tuổi có ý nghĩa quan

trọng vì nó thể hiện tổng họp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số


và nguồn lao động của một quốc gia. (Nguyễn Minh Tuệ, 1996). Người ta chia dân
số thành 3 nhóm tuồi liên quan đến việc sử dụng lao động: dưới tuồi lao động (0 -

14 tuổi), trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi, hoặc đến 64 tuổi) và trên tuổi lao
động (trên 60 tuổi hoặc trên 65 tuổi).


12
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn xác định CO’ cấu dân số trẻ, dân số già

Đơn vị: %
TA



♦ V

Nhóm tuổi

Dân số trẻ

Dân sô già

0-14

>35

<25

15-59


55

60

Trên 60

<10

>15

“Nguồn: Địa lý kỉnh tế - xã hội đại cương, Nguyễn Minh Tuệ, 2007”
Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và các nước phát triển có cơ cấu

dân số già. Thơng qua tương quan của dân số ở các nhóm tuổi, người ta có thể đánh

giá, so sánh các nhóm trong mối quan hệ qua lại với các đặc trưng KT - XH của dân

cư. Trong dân số học, cơ cấu dân số theo độ tuổi được chú ý nhiều bởi vì nó thể
hiện tống hợp tình hình sinh, tử, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của

một lãnh thổ.
+ Tỷ sô phụ thuộc
Dân số phụ thuộc là dân số thuộc độ tuổi nhất định nào đó. Thơng thường dân

số phụ thuộc là dân số dưới 15 tuổi (dân số trẻ) và dân số từ 65 tuổi trở lên (dân số
già). Chủ yếu là lứa tuổi đang đi học, đang làm cơng việc nội trợ hoặc khơng có khả
năng lao động và những người khơng có nhu cầu làm việc.

Tỷ số phụ thuộc chung biểu thị phần trăm số người dưới 15 tuổi (0 - 14) và từ


65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64.
Tỷ số phụ thuộc trẻ biểu thị phần trăm số người dưới 15 tuổi (0 - 14) trên 100

người ở nhóm tuối 15 - 64. Tỷ số phụ thuộc già biểu thị phần trăm số người trên 65
tuổi trở lên trên 100 người ờ nhóm tuổi 15-64. Tỷ số phụ thuộc chung biểu thị

bàng số người dưới 15 tuổi (0 - 14) và từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi
15-64. Qua tỷ lệ phụ thuộc này, người ta có thể xác định được cơ cấu dân số một
quốc gia đã bước vào giai đoạn có “co’ cấu dân số vàng” hay chưa.
+ Dư lọí dân số hay cịn gọi là “Co cấu dân số vàng”: là giai đoạn mà số

người trong độ tuổi lao động (15 - 64) đạt tối đa và tỷ lệ người phụ thuộc (0 - 14 và

trên 65) đạt ở mức thấp nhất. Trong giai đoạn này, đất nước sè có một lực lượng lao
động trẻ hùng hậu. Nếu lực lượng này được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động sẽ


13

tạo ra khối lượng của cải vật chất khống lồ, tạo ra giá trị tích lũy lớn cho tương lai,
đảm bảo “an sinh xã hội” khi đất nước bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số già”.

(Nguyễn Đình Cử, 2007)
Cơ cấu theo giới tính : số lượng nam, nữ tương quan giữa giới này so với
giới kia hoặc so với tổng số dân được gọi là cơ cấu theo giới. Nếu so sánh tương

quan giữa số nam (hoặc nữ) so với tổng số dân thì gọi là tỷ lệ giới tính, nếu so sánh
tương quan giữa số nam/100 nữ thì gọi là tỷ số giới tính.


Việc nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính có ý nghĩa sâu sắc về KT- XH,
sức khoe sinh sản và được chú ý trong việc phân công lao động xã hội cũng như áp

dụng chính sách KT - XH của một quốc gia. Khi phân tích cơ cấu dân số theo giới,

người ta khơng chỉ chú ý tới khía cạnh sinh học, mà cịn quan tâm tới khía cạnh xã
hội như vị thể, vai trò, trách nhiệm của giới nam và giới nữ.

* Cơ cấu dân tộc và cơ cấu xã hội

Co’ cấu dân tộc : Phản ánh cấu trúc chủng tộc của dân cư, thể hiện thành phần

dân tộc của dân cư.
Cơ cấu xã hội: Trong dân số học, việc nghiên cứu cơ cấu xã hội có ý nghĩa

quan trọng vì sự ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến mọi hoạt động của xã hội. Bao

gồm :
- Cơ cấu dân số theo lao động bao gồm : nguồn lao động, tỷ lệ dân số hoạt
động kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp của dân cư.

Nguồn lao động là nhân tố hàng đầu của sự phát triển KT - XH, có ảnh hưởng

quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Nguồn lao động là toàn bộ những
người từ 15 tuối trở lên có việc làm và những người trong độ tuối lao động có khả

năng tham gia lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, làm nội trợ trong gia
đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc (Nguyễn Minh Tuệ, 2005).
Dân số chia theo khu vực kinh tế gồm 3 khu vực (Nông - lâm - ngư nghiệp,


công nghiệp - xây dựng và dịch vụ).
Dân số có việc làm hay tạm thời đều được thống kê theo nghề nghiệp, ghề

nghiệp của mỗi người phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và tình hình kinh tế chính trị của từng khu vực, từng quốc gia. Đồng thời, gián


×