Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

(SKKN mới NHẤT) một số kinh nghiệm giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động mẫu giáo lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 19 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Phịng Giáo dục và Đào tạo Đại Lộc;
Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở
Tôi tên là: Huỳnh Thị Cẩm Ly
Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Đại Thạnh
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét cơng nhận sáng kiến: Một số kinh nghiệm
giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động mẫu giáo lớn”

1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Huỳnh Thị Cẩm Ly- Trường MG Đại Thạnh
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 10/9/2021
4. Mơ tả bản chất của sáng kiến
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
Trong dân gian ta từ xưa đã có câu: “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Điều này
như một lần nữa khẳng định rằng: nhân cách, đạo đức, lễ giáo ở mỗi con người
không thể thiếu cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và nó ln được đặt lên hàng
đầu.
1


Việc giáo dục “lễ giáo” cho một con người hay nói cách khác là việc hình
thành và hồn thiện nhân cách, vốn sống, vốn giao tiếp cho một con người khơng
chỉ một ngày, một tháng hay một năm mà nó được giáo dục ngay từ khi còn rất bé
cho đến lúc trưởng thành và ngay cả trong đời sống thực tại hằng ngày.
Với xu thế ngày một phát triển của xã hội và nhất là với nền kinh tế thị trường
ngày nay đã làm cho “lễ giáo” của dân tộc ngày bị suy thối, xói mịn một cách rõ
rệt. Các tệ nạn xã hội, lối sống quá tự do, thiếu lành mạnh...; con cháu không hiếu
thảo với ông bà, cha mẹ; học sinh vô lễ với thầy, cô giáo ... khiến cho xã hội phải


quan tâm, lo lắng. Điều này tác động không nhỏ đến môi trường giáo dục, nhất là
đối với lĩnh vực giáo dục “lễ giáo” cho trẻ mầm non. Thực tế hiện nay, có nhiều
người vẫn quan niệm “có tiền là có tất cả”. Họ cho rằng, có tiền thì sẽ đạt được
mục tiêu mình mong muốn, họ khơng hề hay biết rằng mình đang thiếu đức tính
cao q ngàn đời mà cha ơng ta đã dạy đó là: “đạo đức làm người”, mà nó bắt đầu
từ “lễ giáo”. Chính vì vậy mà trong mỗi nhà trường đều có câu khẩu hiệu: “ Tiên
học lễ, hậu học văn” như một lời nhắc nhở mọi người phải ghi nhớ. Chúng ta hãy
thử nghiệm: nếu một gia đình thiếu “lễ giáo” thì điều gì sẽ xảy ra? Một trường
học mà thiếu giáo dục “lễ giáo” thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu một con người thiếu
“lễ giáo” thì việc tiếp thu kiến thức cũng bị lệch lạc, sai lầm. “Lễ giáo” quả là
một phạm trù rất rộng. Điều mà chúng ta quan tâm ở đây là “lễ giáo” của lứa tuổi
Mầm non, lứa tuổi mà hơn lúc nào hết không thể coi nhẹ việc giáo dục “lễ giáo”.
Bởi lẽ “lễ giáo” chính là nền tảng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Chính
vì lẽ đó, chúng ta - những nhà giáo dục Mầm non chuyên nuôi dưỡng mầm xanh
cho đất nước phải làm gì để xây dựng cho trẻ một nền móng vững chắc về “lễ
2


giáo”? Câu hỏi ấy cứ thôi thúc tôi - một người giáo viên Mầm non phải luôn băn
khoăn suy nghĩ: vì“Trẻ em hơm nay, thế giới ngày mai”.
Như chúng ta đã biết, những năm đầu tiên trong cuộc đời của trẻ phải trải
qua các giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn đều có đặc điểm riêng và có những
bước tiến quan trọng trong việc tiếp nhận những giá trị thực của xã hội loài người.
Trẻ đối diện với cuộc sống bên ngoài, thế giới xung quanh, những người thân và
những hoạt động hàng giờ luôn gắn liền với giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp của trẻ
đòi hỏi rất cao. Trẻ phát triển, không thụ động tiếp nhận từ người lớn những thơng
tin về bản thân mình thơng qua hoạt động giao tiếp để hình thành “lễ giáo”.
Trong quá trình tương tác qua lại với thế giới bên ngoài, trẻ Mầm non với tư
cách là chủ thể tích cực, sẽ nhận biết thế giới và qua đó trẻ được phát triển và hình
thành “nhân cách, lễ giáo” cho trẻ. Vì vậy, giáo dục “lễ giáo” cho trẻ Mầm non là

một vấn đề có ý nghĩa thiết thực ln giữ vai trị quan trọng trong các cơ sở giáo
dục Mầm non. Giáo dục trẻ Mầm non không chỉ giáo dục trẻ từ con số không mà
chúng ta, những nhà giáo dục cần giáo dục trẻ từ những cái trẻ đã biết. Cái chưa
biết của trẻ đó có những hành vi tích cực và tiêu cực. Giáo dục cho trẻ tự điều
chỉnh những cử chỉ, hành vi chưa tốt, lời nói chưa đúng của trẻ .... để dần dần đi
đến giáo dục một con người hoàn thiện về “nhân cách lễ giáo” sau này. Q trình
giáo dục “nhân cách lễ giáo” có những phương pháp để vận dụng. Để nhấn mạnh
tôi xin nêu một vài kinh nghiệm và biện pháp thực hiện giáo dục “lễ giáo” cho trẻ
Mầm non. Việc làm tuy đơn giản nhưng hy vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc
thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do nhà
trường và ngành cấp trên phát động.
3


Giáo dục lễ giáo trong độ tuổi này chính là hình thành cho trẻ nếp sống ban
đầu, tạo cơ sở cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ sau này. Điều đó
tưởng như rất dễ dàng nhưng là cả một quá trình đào tạo, bồi đắp lâu dài và nó
được coi là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, giải pháp của
giáo dục hiện nay nhằm tăng cường đạo đức, những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. Vì vậy, mỗi chúng ta đều có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ, những
Mầm non tương lai của đất nước thành những con người phát triển tồn diện và
cũng chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giáo dục lễ giáo
thông qua các hoạt động mẫu giáo lớn”
4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp đã biết:
Như chúng ta đã biết việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là việc làm
rất cần thiết nhằm hình thành cho trẻ một đức tính tốt. Đó chính là nền tảng để hình
thành nên nhân cách của trẻ. Qua việc giáo dục lễ giáo hằng ngày giúp trẻ biết yêu
quý, giữ gìn những gì tốt đẹp nhất, xa lánh những cái xấu xa trong xã hội…
Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên

của mỗi con người phải là “Tiên học lễ, hậu học văn” lễ phép là nét đẹp văn hố
được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường
bàn luận. Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hố khác nhau nên đâu đó
vẫn cịn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo của con người, việc mà
tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày

4


Thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường góp phần giáo dục cho
trẻ những hành vi văn minh trong cuộc sống. Mỗi người chúng ta đều có trách
nhiệm đào tạo những thế hệ trẻ, những mầm xanh của đất nước thành những con
người phát triển toàn diện.
Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục là người giáo viên Mầm non tơi
nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa
tuổi Mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. Năm nay tôi
được phân công đứng lớp lớn 1 đa số cháu chưa đến trường, lớp, chưa làm quen
với môi trường sư phạm. Phần lớn bố mẹ của các cháu làm nông hoặc làm ăn xa
nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế.
Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia
đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa
hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi Mầm non, nên
thường khoán trắng cho giáo viên.
Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói lêu, trả lời có những
câu cụt, nói trỗng, ra vào lớp tự nhiên... Đứng trước tình hình như vậy, tơi rất lo
lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tơi có
những thói quen và hành vi đạo đức và phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Đầu tiên cô giáo cần giáo dục trẻ những hành vi văn hố trong cuộc sống
hằng ngày có thái độ đúng với cô giáo và người lớn, bạn bè, có tình u đối với
mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cơ

sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế

5


mỗi cơ giáo chúng ta có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người
phát triển toàn diện về nhân cách - trí tuệ.
1. Biện pháp 1: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Thiết nghĩ rằng: để giáo dục “lễ giáo” cho trẻ là điều không hề dễ dàng, chỉ
mỗi nhà trường là chưa đủ mà cần phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia
đình. Bởi vì gia đình và nhà trường là hai chiếc nơi ni dưỡng và hình thành nhân
cách cho trẻ. Muốn trẻ có nề nếp “lễ giáo” hơn ai hết cô giáo dạy trẻ, cha mẹ, ông
bà và những người thân của trẻ phải là những người gương mẫu đi đầu cho trẻ bắt
chước. Đối với cha mẹ khơng vì con mình cịn nhỏ mà q nng chiều, u
thương rồi bỏ qua những sai sót dù rất nhỏ của trẻ, chúng ta cần phải uốn nắn, giúp
trẻ điều chỉnh nề nếp của trẻ ngay từ thuở ban đầu.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức gặp mặt phụ huynh để trao
đổi về biện pháp giáo dục cho trẻ khi ở nhà để cùng phối hợp với nhà trường giáo
dục cho trẻ có hiệu quả.
Tơi đánh giá tình hình chung của lớp và nhận xét cụ thể từng trẻ với từng
phụ huynh.
Ví dụ: Ngọc Quý ngoan nhưng tính hay giành đồ chơi với bạn.
Cháu Phú chưa biết chào hỏi cô giáo khi đến lớp và khi ra về …
Trao đổi biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ khi ở lớp, ở nhà để nhà trường
và gia đình cùng kết hợp giúp trẻ có nề nếp lễ giáo ban đầu.
Ví dụ: Dạy trẻ biết chào hỏi khi đến lớp: Chào ông bà, bố mẹ, anh chị đi học.
Chào cô giáo khi vào lớp và khi ra về.

6



Phụ huynh có trách nhiệm nhắc nhở trẻ thực hiện thường xuyên, mỗi ngày
trước khi đi học cũng như lúc về đến nhà. Sau khi trẻ chào hỏi thì bố mẹ, ơng bà,
cơ giáo có lời khen, khích lệ kịp thời để trẻ thấy mình hơm nay là rất ngoan và đó
là việc làm đúng, đáng khen.
Khi dạy trẻ sắp xếp gọn gàng: tôi hướng dẫn trẻ biết lấy và để mũ dép cũng
như đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, thì ở nhà phụ huynh phải có nơi để mũ
dép, để đồ chơi đúng chỗ.
Hay khi dạy trẻ nề nếp trong ăn uống: tôi dạy các cháu cách cầm thìa, tư thế
ngồi ăn, cách ăn sao cho gọn gàng, tự xúc cơm ăn không làm cơm rơi vãi ra ngồi,
khơng nói chuyện trong giờ ăn, làm như vậy sẽ tập cho trẻ tính tự lập, tạo tiền đề
cho trẻ về các hành vi có văn hóa...
Với sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường sẽ là biện pháp tốt nhất
để hình thành “lễ giáo” cho trẻ .
Hàng tháng, tôi sẽ thông báo kết quả giáo dục lễ giáo của trẻ đến từng phụ
huynh thông qua sổ liên lạc hoặc qua các cuộc trò chuyện trao đổi với phụ huynh
để phụ huynh nắm được tình hình cụ thể của trẻ. Từ đó, việc giáo dục ở gia đình
và nhà trường sẽ tốt hơn .
Ví dụ: Tiêu chí hình thành lễ giáo cho trẻ trong tháng 9:
+ Biết chào hỏi khi đến lớp, khi ra về.
+ Biết để cặp, mũ dép đúng nơi quy định.
+ Tạo thói quen giữ gìn vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi quy định
+ Nề nếp ăn uống cho trẻ.
Đến tháng 10 và các tháng sau cơ thay đổi tiêu chí khác
7


Qua đó, phụ huynh sẽ nghiệm ra được những tiêu chí nào con em mình đã
đạt được và chưa đạt để hướng dẫn cho trẻ.
Đối với trẻ chậm tiến bộ tơi sẽ có kế hoạch trực tiếp trao đổi cụ thể từng

biện pháp dạy trẻ để phụ huynh có sự quan tâm hơn về “giáo dục lễ giáo”cho trẻ .
2. Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo thông qua các hoạt động học
Trong tất cả các hoạt động học của trẻ, nếu phù hợp tôi đều lồng ghép giáo
dục lễ giáo cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ những thói quen hành vi văn hóa.
VD: Giờ học thể dục tơi luôn nhắc nhở trẻ đứng xếp hàng theo thứ tự không
chen lấn, xô đẩy nhau.
* Hoạt động khám phá khoa học: Gia đình của Bé
Cơ đàm thoại với trẻ:
+ Gia đình cháu gồm bao nhiêu người?
+ Các cháu thường làm việc gì để giúp đỡ bố mẹ?
+ Sống trong một gia đình thì mọi người phải như thế nào với nhau?
Khi trẻ trả lời các câu hỏi cô giáo phải dạy trẻ cách trả lời tròn câu, lễ phép
với người lớn, đúng mực với các em nhỏ.
- Giáo dục trẻ kính trọng, u thương giúp đỡ ơng bà, ba mẹ, những người
gần gũi, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
* Hoạt động tạo hình: Vẽ hoa
Câu hỏi đàm thoại:
+ Hoa có ích lợi gì cho cuộc sống con người?
+ Để có thật nhiều hoa các con phải làm gì?

8


- Giáo dục trẻ không hái hoa, không bẻ cành, không dẫm lên hoa, phải cất
đồ dùng học tập gọn gàng, biết giữ gìn và yêu quý sản phẩm của mình làm ra.
* Hoạt động làm quen văn học: Câu chuyện: “Thỏ con không vâng lời”
Đàm thoại:
+ Cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện gì?
+ Thỏ mẹ dặn thỏ con như thế nào?
+ Thỏ con có vâng lời thỏ mẹ khơng?

+ Chuyện gì đã xảy ra vói thỏ con?
+ Khi về đến nhà thỏ con đã nói gì với thỏ mẹ?
- Qua câu chuyện tôi giáo dục trẻ phải biết vâng lời bố mẹ. Khi làm sai việc
gì phải biết nhận lỗi và xin lỗi.
Hoặc: Bài thơ: “Yêu mẹ”
- Giáo dục trẻ biết bày tỏ tình cảm của mình trước nỗi vất vả, khổ nhọc của
mẹ và biết yêu thương, kính trọng, lễ phép với ba mẹ.
* Hoạt động giáo dục âm nhạc: Bài: “ Bác đưa thư vui tính”.
Đàm thoại:
+ Khi gặp người lớn các cháu phải làm gì?
+ Khi người lớn đưa cho vật gì thì các cháu nhận bằng mấy tay và nói như
thế nào?
- Giáo dục trẻ biết ơn, kính trọng bác đưa thư cũng như người lớn. Khi nhận
vật gì từ tay người lớn các cháu phải nhận bằng hai tay và phải biết nói cảm ơn
giống như bạn nhỏ trong bài hát, bạn rất ngoan.

9


Trong mọi tiết học đều có thể lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ. Nếu đang
ngồi học trẻ muốn phát biểu bài thì phải giơ tay lên cho cơ gọi, khơng được chồm
về phía trước dành với bạn hoặc nếu trẻ muốn ra ngồi thì phải xin phép cơ giáo.
Sau một thời gian, những thói quen về “lễ giáo” của trẻ ở lớp tôi đều tăng rõ rệt.
Tôi rất phấn khởi và tiếp tục áp dụng cách rèn thói quen như trên .
3. Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc, mọi nơi:
Giờ đón và trả trẻ, cơ tập cho trẻ có thói quen chào cơ, chào tạm biệt ba
mẹ.... Tơi cịn dạy trẻ hát thuộc và thường xuyên hát các bài: “Đi học về”, “Chào
ông, chào bà”... mỗi khi gần đến giờ trả trẻ nhằm hình thành cho trẻ có thói quen
tốt sau này. Ai cho gì phải biết cảm ơn, làm việc gì sai phải biết xin lỗi.
Ngồi ra trong giờ đón và trả trẻ, tôi luôn ân cần, dịu dàng yêu thương trẻ,

giao tiếp niềm nở, hòa nhã, thân mật, khiêm tốn, lịch sự. Tạo sự gần gũi giữa cô và
trẻ để trẻ tự tin và hứng thú. Khi đến trường cháu hỏi gì cô giáo cần trả lời dịu
dàng, rõ ràng, tôn trọng lời nói của trẻ. Nếu tơi hứa với trẻ điều gì tơi phải thực
hiện để tạo niềm tin cho trẻ.
Nếu cháu có hành vi khơng tốt cơ nên lựa lời khuyên bảo rồi mới góp ý sửa
sai cho trẻ, tuyệt đối khơng làm trẻ tự ái, khơng xúc phạm trẻ.
Ví dụ: Có một cháu nói tục thì tơi nhẹ nhàng khuyên bảo: “Mọi hôm cô
thấy con ngoan lắm, ngoan hơn các bạn nữa, sao hôm nay con quên lời cô dặn.
Những lời con vừa nói là khơng hay đâu, con đừng nói nữa nhé!”.Nếu ngày mai
cháu khơng cịn vi phạm nữa cô tuyên dương trẻ trước lớp và tặng một bơng hoa
hoặc một món q nhỏ. Từ đó, trẻ rất vui mừng, biết nhận ra lỗi của mình và tự

10


sửa sai. Tôi thấy việc tuyên dương trẻ kịp thời là rất có hiệu quả trong việc tiếp thu
và làm theo của cháu.
4. Biện pháp 4: Giáo dục lễ giáo trong hoạt động vui chơi:
Trong hoạt động vui chơi, trẻ rất dễ bộc lộ những hành vi chưa tốt của mình.
Vì thế tơi ln quan sát, theo dõi trẻ để uốn nắn, nhắc nhở trẻ kịp thời.
Ví dụ: Khi có trẻ vì sở thích của riêng mình mà tranh giành đồ chơi của bạn
thì tơi sẽ kịp thời đến khun trẻ, giải thích cho trẻ biết làm như vậy là chưa
ngoan, đã là bạn thì phải yêu thương, nhường nhịn bạn hãy cùng chơi với bạn.
Và cũng trong giờ hoạt động này, tôi luôn chú ý đến cách giao tiếp giữa trẻ
với trẻ để sửa những sai sót của trẻ.
Ví dụ: Ở góc phân vai trẻ chơi Người bán hàng- cơ giáo- gia đình
* Khi trẻ thể hiện vai người bán hàng người mua hàng trẻ phải giao tiếp lịch
sự với nhau
+ Chào chị, chị cần mua những gì?
+ Chị cho tôi hỏi đậu tây bao nhiêu một ký?

+ Dạ đậu tây mười ngàn một ký?
+ Vậy chị lấy cho tôi một ký?
+ Đậu tây của chị đây. Cảm ơn chị lần sau chị ghé mua ủng hộ nhé!
* Đối với trị chơi cơ giáo:
Khi cơ giáo vào lớp trẻ phải biết đứng lên chào cơ. Trẻ đóng vai cơ giáo
phải nói chuyện nhẹ nhàng, ân cần, gần gũi với học sinh.
* Đối với trị chơi gia đình:
Trẻ phải thể hiện vai mẹ là người dịu dàng, ân cần, chăm sóc các con
11


Vai con trẻ phải biết phụ giúp ba mẹ như dọn cơm, khi ăn cơm biết vòng tay
mời ba mẹ. Khi đưa vật gì cho ba mẹ phải đưa bằng hai tay…
Giáo dục trẻ trong sinh hoạt hằng ngày như: trẻ biết tự phục vụ lao động cho
bản thân và đồng thời giáo dục cháu biết giúp cô giáo trong công việc hằng ngày ở
lớp. Trong giờ lao động này cháu làm việc gì sai với bạn hoặc cơ giáo thì phải biết
xin lỗi cơ và xin lỗi bạn
5. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả
Bằng vốn kiến thức và sự linh hoạt hài hòa trong các hoạt động. Đến nay
việc thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong lớp tôi đã đạt được những kết
quả tốt.

7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả
áp dụng thử
Sáng kiến này tôi đã áp dụng tại trường MG Đại Thạnh mà không cần phải
tốn bất kỳ chi phí nào và có thể áp dụng rộng rãi cho các đơn vị hoặc các bậc học
khác. Nếu thực hiện tốt các giải pháp đã nêu sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả

trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

12


8- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến
lần đầu (nếu có):

Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đại Thạnh, ngày 02 tháng 02 năm 2022
Xác nhận và đề nghị của
cơ quan, đơn vị tác giả công tác

Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Huỳnh Thị Cẩm Ly

13


Một số hình ảnh minh họa

Hình 1: Trang trí góc chơi với nhiều đồ chơi vừa tầm, dễ thấy, dễ lấy.
14


Hình 2: Trẻ thực hành chơi có sự quan sát gợi mở của cô


15


Hình 3: Cơ giáo đang hướng dẫn trẻ chơi ở mơi trường thiên nhiên

Hình 4: Cơ giáo hướng dẫn, quan sát trẻ chơi ngoài trời.

16


Hình 5: Hình ảnh phụ huynh tham dự hội thi đồ chơi tự làm cấp trường

17


Hình 6: Hình ảnh phụ huynh tham dự hoạt động học ở lớp.

Hình 7: Một số đồ dùng tự làm bằng nguyên vật liệu phế thải
18


Hình 8: Một số đồ dùng tự làm tại lớp

19



×