Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Kế toán về nguyện vật liệu – Công cụ dụng cụ tại công ty Long Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 75 trang )

Lời mở đầu
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay Nhà nước đã đề
ra các chính sách mở cửa cho các doanh nghiệp tiếp cận nhanh với công
nghệ mới. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự sâm nhập của nhiều chủng
loại hàng hóa từ nước ngoài vào. Để đứng vững và phát triển được trong thị
trưởng ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản
lý, đó là công tác kế toán, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, trong
đó có yếu tố về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố
quan trọng chiếm tỷ trọng lớn và cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
Biện pháp này nhằm mục đích quản lý chặt chẽ trong quá trình thu mua,
bảo quản vả tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm được nguồn
vốn cho doanh nghiệp.
Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành đã chú trọng đến
vấn đề nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán. Do vậy mà Công ty đã
thu được những hiệu quả trong công tác kế toán, trong đó có kế toán
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giữ một vai trò quan trọng trong quản lý
doanh nghiệp.
Qua một thời gia thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông
Long Thành em nhận thấy các yếu tố đầu vào để phục vụ cho các công
trình là rất đa dạng và phong phúc, nhiều chủng loại. Việc quản lý tốt các
yếu tố đầu vào này có ý nghĩa rất lớn đến lợi nhuận của Công ty nên em
chon đề tài :
“ Kế toán về nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ” tại Công ty.
1
Phần 1: Đặc điểm chung của Công ty cổ phần xây dựng giao
thông Long Thành.
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
1. Sự hình thành và phát triển của Công ty.
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành
* Trụ sở chính: khu III- xã Phượng Cách- Huyện Quốc Oai- Hà Tây.
Văn phòng đại diện: Ngõ 16- đường Ngô Quyền- Thị xã Hà Đông.


Điện thoại : 034829059 - Fax: 034527685
* Năm thành lập:
- Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành hoạt động kinh
doanh theo gíấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số:
0303000152 do Sở Kế Hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày 1 tháng 04
năm 2004 .
- Mã số thuế: 0500447237
- Tài khoản: 421101070010 Tại ngân hàng nông nghiệp và phátt triển
nông thôn Quốc Oai
2. Một số chỉ tiêu mà Công ty đạt được trong những năm gần đây.
STT Danh mục Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 So sánh
1 Giá trị sản lượng Đồng 6.500.124.577 10.742.456.280
2 Doanh thu Đồng 4.795.478.943 5.568.219.279
3 Đầu tư thiết bị Đồng 1.024.135 2.000.125.378
4 Tiền lương bình quân Đồng 850.000 1.000.256
5 Lợi nhuận 80.000.000 120.000.000
Theo trên cho thấy, với năm 2004 Công ty CPXD giao thông Thong
Thành đã thực sự tăng trưởng về mọi mặt.
2
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy Công ty.
*Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc.
- Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất, tự chịu mọi trách nhiệm
về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc có quyên ủy quyền,
bãi nhiệm, kỷ luật các nhân viên cấp dưới. Ngoài việc ủy quyền và trách
nhiệm cho phó giám đốc còn trực tiếp chỉ huy đến các trưởng phòng,
trưởng đội công trình.
- Phó giám đốc: Có chức năng là giúp giám đốc điều hành Công ty theo
phân công và ủy quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về nhiệm vụ giám đốc giao và ủy quyền.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Có trách nhiệm phụ trách phòng kỹ thuật.

+ Phó giám đốc kế hoạch: Phụ trách phòng tài chính kế toán và phòng
kế hoạch vật tư.
+ Phó giám đốc nội chính: Phụ trách phòng tổ chức hành chính.
- Ban kỹ thuật- Vật tư:
Quản lý và nghiệm thu khối lượng công trình, làm công tác chỉ đạo kỹ
thuật thi công, trực tiếp tham gia vào các công tác đấu thầu. Quản lý các hồ
sơ gốc liên quan đến công trình, theo dõi cung cấp kịp thời và chính xác
các loại vật tư cho công trình thi công. Quản lý kỹ thuật, quản lý sử dụng
thiết bị.
- Ban kế toán – tài vụ:
Tham mưu cho giám đốc những công việc cụ thể như: Quản lý vốn, vây
vốn từ ngân hàng…để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên ở cơ quan và bảo quản
tiền mặt tốt.
Tổng hợp phân tích hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
theo từng công trình và niên độ kế toán. Thanh toán tiền với các chủ đầu tư
và các tổ chức kinh tế có quan hệ hợp đồng với Công ty.
- Ban tổ chức nhân chính:
3
Làm nhiệm vụ là tham mưu cho giám đốc các mặt công tác về tổ chức
cán bộ, lao động tiền lương…Tổ chức các lớp học để nâng cao trình độ kỹ
thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Phụ trách công tác về khen
thưởng, kỷ luật, tổ chức thực hiện và kiểm tra các lao động tiền lương.
Hưởng dẫn chỉ đạo cho công nhân viên thực hiện công tác an toàn trong khi
lao động.
- Ban kế hoạch dự án:
Thu thập và tiếp nhận các thông tin kinh tế, đề ra các kế hoạch cho các
đội, đồng thời thanh lý các hợp đồng giao khoán với các đội, thanh quyết
toán nội bộ với các chủ đầu tư. Đấu thầu, tìm kiếm việc làm. Làm báo cáo
thống kê và tổng hợp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Các phòng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về phần việc được giao,
chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu cho giám đốc Công
ty, tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kinh tế, kiểm
soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật, hướng dẫn
các đơn vị mình nộp các chứng từ về Công ty lưu trữ theo quy định của
Công ty.
+ Phòng máy thiết bị: Là cơ quan quản lý mọi vật tư, thiết bị của Công
ty mình, có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị mua sắm vật tư để
thực hiện xây đựng công trình .
+ Phòng kỹ thuật công nghệ: Căn cứ vào kiểu thiết kế của từng công
trình, bóc tách khối lượng, lập các dự án, phương án tổ chức thi công, kiểm
tra giám sát các công trình theo đúng trong bảng thiết kế để đảm bảo tiến
độ thi công của công trình.
+ Phòng kế hoạch vật tư: Lập các kế hoạch và lên các phương án sao
cho phù hợp với mục tiêu của công ty, lập dự toán công trình, lập các dự án
đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thống kê tình hình hoạt động của Công ty, làm
công tác nhập- xuất vật tư cho các đơn vị.
4
+ Phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương: Theo dõi tình hình
nhân sự của toàn công ty, giúp cho giám đốc sử dụng cán bộ của mình theo
đúng trình độ và năng lực, đề ra các nội quy, quy chế chặt chẽ, theo dõi
thực hiện chế độ lao động tiền lương và an toàn lao động.
+ Phòng hành chính quản trị: Thực hiện công việc về công tác văn thư,
hành chính, quản lý và sử dụng các tài sản, phương tiện làm việc và đảm
bảo sinh hoạt trong Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
5
Giám đốc
PGĐ dự án

PGĐ nội chínhPGĐ kỹ thuật
Ban kỹ thuật Ban vật tư
thiết bị
Ban kế toán
tài vụ
Ban nhân
chính
Ban kế hoạch
Đội trưởng
Đội phó Kế toán Thống kế vật tư Kỹ thuật đội
Tổ
Công nhân
III. Đặc điểm của hoạt động kế toán tại Công ty.
1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Để phù hợp và đáp ứng với nhu cầu kinh doanh của mình, Công ty đã tổ
chức bộ máy kế toán theo hình thức sản xuất tập chung. Cụ thể:
1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán.
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc, tham mưa giúp
giám đốc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính của công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty phù hợp với khả năng của từng
người trong ban nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả báo cáo kế toán, đáp
ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra.
Tổ chức việc hạch toán, ghi chép, luân chuyển theo đúng chính sách chế
độ ban hành.
6
Kế toán trưởng
Kiêm trưởng phòng
Kế toán tổng hợp

Kiêm phó phòng
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán
và tiền lương
Kế toán TGNH,
vật tư, TSCĐ
Kế toán kê khai thuế
và chứng từ đội
Kế toán cấp đội,
xưởng
Tổ chức lập kế hoạch về tài chính, tín dụng. Kế hoạch vốn chi tiêu tiền
mặt nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kết hợp với
các phòng ban có liên quan lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm vật
tư…
Soạn thảo các văn bản liên quan đến công tác tài chính của Công ty và
kết hợp với các phòng ban trong công ty xây dựng các định mức về chi phí
tiền lương, kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu vốn và xác định giá thành
thành phẩm.
Có nhiệm vụ thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho
ban lãnh đạo Công ty. Cuối kỳ thì báo cáo kết hợp với việc phân tích đánh
giá tình hình của đơn vị.
Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trước Giám đốc Công ty về công tác
kế toán tài chính của công ty cũng như các số liệu trên báo cáo tài chính.
- Thủ quỹ :
Thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đã được Giám đốc hoặc kế toán
trưởng ký duyệt để thu hoặc chi tiền mặt cho các đối tượng có liên quan.
Ký các thủ tục vay và nhận tiền mặt từ Công ty.
Phát tiền lương hàng tháng đến từng người lao động.
Cuối kỳ nhận chứng từ để đóng dấu và lưu trữ chứng từ theo quy định
của Nhà nước.

Cuối kỳ phải lập các báo cáo:
+ Báo cáo BHXH, BHYT, KPCĐ, báo cáo quỹ…
- Kế toán tổng hợp
Tổng hợp số liệu của các kế toán viên khác, khoá sổ lập báo cáo quyết
toán. Báo cáo với kế toán trưởng kịp thời về việc sử lý các số liệu kế toán
hàng tháng trước khi khóa sổ lên báo cáo tài chính, kế toán mở sổ theo dõi
tài sản cố định và tổng hợp kiểm kê tài sản.
Hàng tháng quyết toánchi phí sửa chữa lớn tài sản cố định
Cuối kỳ kế toán tổng hợp lập những báo cáo sau:
7
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo công nợ
+ Báo cáo phân tích chỉ tiêu tài chính…
- Kế toán hạch toán và tiền lương
- Kế toán tổng hợp các bảng thanh toán và lên bảng kê, sau đó chuyển
cho kế toán tổng hợp
Hàng ngày viết phiếu thu, chi sau đó đối chiếu sổ quỹ với thủ quỹ và
chuyển chưng từ cho kế toán công nợ.
Liên tực báo cáo cho kế toán trưởng biết được số dư tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng.
Thường xuyên kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ được sử dụng với
các bộ phận khác và xác định các khấu hao, phụ phí, lãi vay phải nộp.
Kế toán có nghiệm vụ lập một số báo cáo sau:
+ Báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
+ Báo cáo tiền gửi ngân hàng và chốt số liệu báo cáo.
Kế toán căn cứ vào bảng lương và thanh toán lương cho các bộ phận
vào cuối kỳ, lên bảng thanh toán lương và các khoản phải trả cho công
nhân viên hàng tháng.
- Kế toán vật tư tài sản cố định:

Kế toán lập kế hoạch vay vốn, chụi trách nhiệm tài chính về việc thanh
toán và vay tiền chuyển khoản, lập quỹ tiền mặt.
Ngoài ra kế toán có trách nhiệm tính toán và phân bổ chính xác số khấu
hao số tài sản cố định vào chi phí xây lắp công trình.
Hàng ngày cập nhật phiếu nhập kho, xuất kho và lưu giữ chứng từ cẩn
thận.
Báo cáo cho kế toán trưởng về tình hình nhập xuất vật tư cùng các bộ
phận khác đối chiếu số liệu sổ sách với số liệu thực tế.
Các báo cáo mà kế toán phải lập:
8
+ Báo cáo nhập, Xuất, tồn nhiên vật liệu.
+ Bảng báo giá nhiên vật liệu xuất kho.
- Kế toán kê khai thuế.
Kế toán kê khai thuế có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các chứng từ về nhập
– xuất để phản ánh số giá trị gia tăng phải nộp và khấu trừ. Làm nhiệm vụ
với ngân sách nhà nước.
- Kế toán cấp sưởng, đội :
Nhiệm vụ của kế toán là phải theo dõi về thu, chi, xuất, nhập vật tư cho
thi công và cùng các đội trưởng quản lý việc thanh toán hợp đồng lao động
để trả lương cho các công nhân viên theo đúng quy chế của đơn vị.
- Cuối kỳ, nộp chứng từ báo cáo chi tiêu hoàn nợ cho phòng tài vụ.
2. Hình thức tổ chức sổ kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty, kế toán công ty đã và đang sử dụng
hình thức kế toán “ Nhật ký chung” để quản lý sổ sách kế toán.
9
Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
10

Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái các TK
Bảng đối chiếu số
phát sinh
Báo cáo tài chính
kế toán
Sổ, thể kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ quỹ
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm có các sổ chủ yếu sau đây:
+ Sổ chi tiết
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái
+ Sổ nhật ký chuyên dùng.
Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lệ tiến
hành lập định khoản kế toán, sau đó ghi trực tiếp vào sổ nhật ký chung theo
thứ tự thời gian.
Hàng ngày kế toán tổng hợp số liệu từ nhật ký chung để ghi vào sổ cái
các tài khoản có liên quan.
Kế toán quản lý chi tiết những chứng từ gốc phản ánh các hoạt động tài
chính. Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để ghi vào sổ và thẻ
chi tiết. Cuối kỳ kế toán tổng hợp số liệu từ sổ thẻ kế toán và tiến hành lập
bảng tổng hợp chi tiết.
Kế toán căn cứ vào sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, thấy khớp đúng thì
kế toán tiến hành lập bảng cân đối kế toán.
Cuối kỳ kế toán tổng hợp số liệu từ bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp và bảng tổng hợp chi tiết để lập lên báo cáo tài chính kế toán.

3. Đặc điểm của một số phần hành kế toán:
3.1. Các chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ gồm:
+ Phiếu giao việc
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Phiếu chi tạm ứng.
+ Giấy ủy nhiệm chi
+ Hóa đơn giá trị gia tăng của người bán.
+ Phiếu nhập kho.
+ Phiếu xuất kho.
11
3.2. Luân chuyển chứng từ:
- Phiếu giao việc: Sau khi người đại diện Công ty ký kết hợp đồng với
khách hàng, phòng kinh tế làm phiếu giao việc và gửi đến các xí nghiệp sản
xuất
- Giấy đề nghị tạm ứng: Khi nhận được phiếu giao việc, phòng được
giao làm thủ tục xin mua vật tư. Căn cứ vào công việc được giao gửi phòng
tài chính kế toán theo giấy đề nghị tạm ứng thể hiện số tiền đề nghị Giám
đốc phê duyệt và cho tạm ứng để tiến hành sản xuất theo ký kết hợp đồng
- Phiếu chi tạm ứng: Mẫu số 02- TT/BB QĐ 141- TC/CĐKT. Phiếu
này chỉ có hiệu lực khi có chữ ký của Giám đốc. Khi giám đốc phê duyệt
và ký vào giấy đề nghị tạm ứng, người được giao việc xuống phòng kế toán
để làm phiếu chi tạm ứng cho mình.
- Giấy uỷ nhiệm chi( Bảng 4).
Là chứng từ dùng phản ánh số tiền thanh toán mua vật tư bằng chuyển
khoản của Công ty tại ngân hàng
- Hoá đơn giá trị gia tăng của người bán.
Mẫu hoá đơn ( Bảng 3).
Bao gồm:
+ Tên gọi của chứng từ là Hoá Đơn (GTGT) hoá đơn này chỉ dùng cho
các doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

+ Ngày tháng năm lập chứng từ: là ngày mà phát sinh các nghiệp vụ tại
địa điểm mua hàng.
+ Đơn vị bán hàng, địa chỉ: phải ghi đầy đủ tên gọi của công ty, địa chỉ
để kế toán vào sổ chi tiết thanh toán để dễ theo dõi từng đối tượng và khi
có sự cố về chất lượng hàng hoá thì tiện cho việc trả lại hoặc giảm giá
hàng mua, hàng bán .
+ Số tài khoản: Tùy từng doanh nghiệp hoặc đơn vị cá nhân có những
đơn vị cá nhân không có số tài khoản thì không phải ghi. Số tài khoản này
12
thuận tiện cho việc thanh toán với người bán hoặc người mua bằng chuyển
khoản.
+ Mã số: Là các mã số thuế của doanh nghiệp khi ghi hoá đơn phải ghi
đầy đủ thuế vào các ô trong hóa đơn
+ Cột số thứ tự: Dùng để ghi thư tự các loại hàng hoá dịch vụ.
+ Cột tên hàng hoá, dịch vụ: Dùng để ghi tên hàng hoá, dịch vụ mà
doanh nghiệp mua bán.
+ Cột đơn vị tính: Dùng để ghi đơn vị tính đặc trưng của các mặt hàng
mà doanh nghiệp mua vào hoặc bán ra.
+ Cột số lượng: Dùng để ghi số lượng của các mặt hàng mà doanh
nghiệp mua vào hoặc bán ra.
+ Cột đơn giá: Cột này để ghi đơn giá của một loại hàng hoá hay nhiều loại
theo đơn giá quy định của doanh nghiệp.
+ Cột thành tiền: Để ghi số tiền của một loại hàng hoá, hay nhiều loại
cột này là kết quả của cột đơn giá x số lượng.
+ Dòng cộng tiền hàng: Dòng này là tổng cộng của cột thành tiền.
+ Dòng thuế suât, tiền thuế: Dòng này để ghi thuế suất đánh vào mặt
hàng là bao nhiêu phần trăm và số tiền thuế của các loại hàng hoá.
+ Dòng tổng cộng thanh toán: Dòng này ghi số tiền hàng cộng cả tiền
thuế GTGT.
+ Số tiền viết bằng chữ: Sau khi đã tính toán ra tổng số tiền phải thanh toán

thì số tiền này phải viết bằng chữ, để tránh thêm bớt các số vào dòng tổng cộng
thanh toán (dòng chữ số).
Cuối cùng người mua, kế toán trưởng , thủ trưởng đơn vị phải ký tên và
ghi rõ họ tên để xác nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở trên.
Phiếu nhập kho
Nội dung cơ bản của phiếu nhập kho bao gồm:
- Ngày tháng nhập kho.
- Số hiệu của phiếu
13
- Ghi Nợ TK, Ghi có TK
- Họ và tên người nhập hàng.
- Theo số, ngày, tháng, năm, của hoá đơn hoặc phiếu nhập kho.
- Nhập tại kho.
- Các cột của phiếu:
+ Các cột A, B, C, D lần lượt ghi số thứ tự , tên nhãn hiệu. quy cách, mã
số, đơn vị tính của vật tư.
+ Cột số 1: Ghi số lượng theo hoá đơn hoặc lệnh nhập
+ Cột số 2: Thủ kho ghi số lương thực tế nhập
+ Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá và tính ra thành tiền của từng loại vật tư
+ Dòng cộng: ghi tổng số tiền của các loại vật tư thực tế xuất kho
Phiếu nhập kho được coi là đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp khi có đầy đủ các
chữ ký sau:
- Phụ trách cung tiêu
- Người giao hàng
- Thủ kho
- Kế toán trưởng
- Thủ trưởng đơn vị
Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2
hoặc 3 liên được đặt bằng giấy than viết 1 lần in đều sang 3 liên:
- Liên 1: Lưu giư tại kho

- Liên 2: Đưa về phòng kế toán cộng với Hoá đơn GTGT làm căn cứ ghi
sổ
- Liên 3: Giao cho phòng vật tư để theo dõi,
Phiếu xuất kho
Nội dung của phiếu xuất kho.
+ Số: ghi số thứ tự của các lần lĩnh, xuất vật tư.
+ Ghi Nợ TK
14
+ Họ và tên người nhận vật tư: Ghi rõ người chịu trách nhiệm với số vật
tư đã xuất kho.
+ Lý do xuất vật tư: Ghi rõ lý do lĩnh dùng vào hoạt động gì ?
+ Các cột A, B, C, D lần lượt ghi số thứ tự , tên nhãn hiệu. quy cách, mã
số, đơn vị tính của vật tư.
+ Cột số 1: Ghi số lương xuất theo yêu cầu.
+ Cột số 2: Thủ kho ghi số lương thực tế xuất.
+ Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá và tính ra thành tiền của từng loại vật tư
+ Dòng cộng: ghi tổng số tiền của các loại vật tư thực tế xuất kho
Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng,
người nhận, thủ kho
Phiếu xuất kho được đặt bằng giấy than viết 1 lần in đều sang 3 liên:
- Liên 1: Lưu giư tại kho
- Liên 2: Đưa về phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ
- Liên 3: Giao cho phòng vật tư để theo dõi
3.3. Các sổ sách kế toán dùng để ghi chép tại Công ty.
Tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành áp dụng hình thức ghi sổ
theo hình thức “ Nhật ký chung” và hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ
dụng cụ theo phương pháp thẻ song song.
Những sổ sách kế toán gồm có;
+ Thẻ kho
+ Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ

+ Sổ tổng hợp về nhập- xuất- tồn
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán
+ Sổ chi tiết thanh toán tạm ứng
+ Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ
+ sổ nhật ký chung
+ Sổ cái.
15
3.4. Các phương pháp ghi sổ:
Trong Công ty có rất nhiều đơn vị tham gia song song quản lý nên tình
hình nhập- xuất- tồn kho các nhiên vật liệu hàng ngày chủ yếu được thực
hiện ở bộ phận kho và phòng kế toán trên cơ sở những chứng từ kế toán để
ghi vào sổ sách kế toán một cách hợp lý và khoa học.
- Ở tại kho: Thủ kho hàng ngày căn cứ vào các chứng từ về nhập- xuất
số lượng vật liệu thực nhập, thực xuất để vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho
chuyển những chứng từ cho phòng kế toán.
- Ở phòng kế toán mở sổ chi tiết cho từng thứ từ của vật liệu cho đúng
với thẻ kho để theo dõi mặt số lượng và giá trị. Bên cạnh đó kế toán còn
tổng hợp số liệu để ghi sổ kế toán .
+ Sổ chi tiết : Được mở tại phòng kế toán của Công ty để mở chi tiết
cho từng loại sản phẩm. Định kỳ khi phòng kế toán nhận được chứng từ
nhập- xuất phải kiểm tra chứng từ ghi đơn giá, tính thành tiền, phân loại
chứng từ, sau đó ghi vào sổ chi tiết cho từng loại sản phẩm.
+ Bảng tổng hợp về nhập- xuất- tồn được lập tại phòng kế toán, nó phản
ánh tổng hợp từng loại nhiên vật liệu về mặt giá trị ghi chép, giá trị từng
loại vật liệu theo các cột như: tồn kho đầu kỳ, nhập kho trong kỳ, xuất kho
trong kỳ và tồn kho cuối kỳ.
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán: Sổ được mở chi tiết cho từng loại
khách hàng, đến cuối kỳ kế toán tổng hợp lại số dư cuối kỳ, căn cứ vào số
tồn cuối kỳ truớc để ghi vào tồn đầu kỳ này và căn cứ vào chứng từ phát
sinh trong kỳ kế toán.

+ Sổ nhật ký chung: Là sổ tổng hợp sử dụng để ghi chép các hoạt động
kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ, các nghiệp vụ phản ánh theo mối quan
hệ đối ứng nợ, có của các tài khoản để phục vụ cho việc ghi sổ cái.
+ Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp sử dụng để ghi chép các hoạt động
kinh tế tài chính theo từng khoản. Sổ cái của từng tài khoản nó ánh phán số
16
tồn kho đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số tồn cuối kỳ của từng loại nhiên
vật liệu.
3.5. Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các phiếu nhập- xuất để ghi vào thẻ kho,
sổ chi tiết, ghi vào sổ nhật ký chung.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết ghi vào “ Bảng tổng hợp
nhập- xuất- tồn”. Căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái.

Sơ đồ trình tự ghi sổ
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu kiểm tra.
17
Phiếu nhập, xuất kho
vật tư
Sổ chi tiết vật

Bảng tổng hợp nhập -
xuất - tồn
Thẻ kho
Sổ cái
Sổ nhật ký
chung
Bảng phân bổ vật

liệu, công cụ dụng cụ
4. Một số đặc điểm khác liên quan đến hoạt động kế toán.
4.1.Hệ thống tài khoản vận dụng tại Công ty:
Tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành hiện đang áp dụng hệ
thống tài khoản. ( Được ban hành theo Quyết định số 1141TC/CĐKT ngày
1-11-1995 của Bộ trưởng bộ tài chính- Đã sửa đổi bổ sung)
4.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Hiện tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
4.3 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ thuế.
Căn cứ để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là các hoá đơn
GTGT mua vật tư, hàng hoá mua vào trong tháng theo quy định của luật
thuế GTGT.
Thuế GTGT đầu ra: cũng được tính toán kê khai trên cơ sở toàn bộ số
hàng hoá đơn vật tư, hàng hoá, sản phẩm bán trong tháng theo quy định
của luật thuế GTGT.
Số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau:
Số thuế GTGT phải
nộp trong kỳ
=
Thuế GTGT
đầu ra
-
Thuế GTGT
đầu vào
Trong đó thuế đầu ra và đầu vào được tình như sau:
Số thuế GTGT
đầu ra phải nộp

=
Giá tính thuế của hàng
hoá dịch vụ chịu thuế
bán ra
x
Thuế suất thuế
GTGT của hàng hoá
dịch vụ đó
Thuế GTGT đầu = Tổng số thuế ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ
18
vào được khấu từ (hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu)
4.4. Phương pháp hạch toán TSCĐ.
* Đặc điểm của TSCĐ:
Công ty xây dựng Long Thành quản lý số lượng TSCĐ rất lớn , nhiều
chủng loại. Phần lớn TSCĐ của công ty có đặc điểm là không nằm cố định
tại kho, sân bãi của công ty mà thường xuyên được điều động di chuyển
theo các công trình thi công. Một TSCĐ cùng lúc có thể phục vụ cho nhiều
công trình ở địa điểm khác nhau. Do đó việc quản lý hạch toán TSCĐ có
nhiều khó khăn.
Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ cho
công tác thi công như là ôtô, máy xúc, máy lu, máy san … Có thể nói, máy
móc thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình thi công của công ty khá
đầy đủ và đồng bộ.
* Sổ kế toán chi tiết:
Sổ chi tiết TSCĐ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ toàn công ty theo
kiểu Nhật ký. Sổ do kế toán TSCĐ mở hàng quý, chi tiết cho tài khoản cấp
2.
Nội dung, kết cấu sổ này như sau: Gồm 10 cột: 1- Ngày, 2 – Số chứng
từ, 3 – Mã chứng từ, 6- Nội dung, 7- TK Đối ứng, 8 - Đối tượng tập hợp, 9
– Số tiền Nợ, 10 – Số tiền Có. Các dòng ngang phản ánh số dư đầu kỳ, các

nghiệp cụ tăng, giảm trong kỳ, cộng phát sinh, số dư cuối kỳ .
Cuối kỳ, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ trên cơ sở cộng Sổ
chi tiết theo từng tài khoản đối ứng. Lập Bảng tình hình tăng giảm tài sản
cố định
* Hạch toán tăng giảm TSCĐ.
Căn cứ vào đề nghị đầu tư mới hoặc thanh lý TSCĐ của phòng kỹ thuật
thiết bị , giám đốc ra quyết định đầu tư mới hoặc thanh lý TSCĐ. Phòng kỹ
thuật thiết bị tổ chức mua sắm hoặc thanh lý TSCĐ và lập biên bản giao
19
nhận hoặc biên bản thanh lý TSCĐ. Biên bản dược chuyển cho kế toán
TSCĐ tiến hành lập thẻ TSCĐ , ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp .
*Hạch toán khấu hao TSCĐ:
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều để tính khấu hao tài sản cố
định. Khấu hao tính chung cho toàn công ty sau dó phân bổ cho từng công
trình căn cứ vào sản lượng thực hiện .
Cuối quí, kế toán lập danh sách TSCĐ khấu hao công ty để tính khấu
hao cho từng TSCĐ .
Kết cấu nội dung của Bảng này như sau : Các cột gồm STT, Tên tài sản,
Năm sử dụng, Tỷ lệ khấu hao, Nguyên giá đầu kỳ, Mức khấu hao. Các
dòng phản ánh khấu hao của từng TSCĐ. Các TSCĐ được xếp theo 4 nhóm
: Phương tiện vận tải, Nhà cửa, phương tiện công tác, thiết bị văn phòng.
Danh sách TSCĐ khấu hao toàn công ty là căn cứ để kế toán lập Bảng
phân bố khấu hao TSCĐ . Các cột phản ánh số khấu hao phải tính cho từng
đối tượng sử dụng tài sản cố định.
4.5. Phương pháp hạch toán Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
* Đặc điểm.
Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là một công ty thuộc ngành xây
dựng trong lĩnh vực GTVT. Các sản phẩm chính của Công ty là xây dựng
mới, nâng cấp và sửa chữa các con đường. Bởi vậy vật liệu của Công ty đa
dạng về chủng loại và quy cách. Hiện nay, các loại vật liệu dùng cho ngành

xây dựng cơ bản đều có sẵn trên thị trường, giá cả ít biến động, giá một số
mặt hàng được Nhà nước quy định như giá Xi Măng, Sắt, Thép
* Phương pháp hạch toán.
Công ty hạch toán chi tiết nhiên vật liệu theo phương pháp thẻ song
song.
Thẻ kho (mẫu 06 – VT của bộ tài chính) do thủ kho ghi, được mở cho
từng kho , từng loại vật tư. Cuối ngày, thủ kho căn cứ các chứng từ nhập
xuất để ghi thẻ kho, mỗi chứng từ ghi trên một dòng. Cuối tháng cộng nhập
20
xuất tồn trên từng thẻ để đối chiếu với nguyên vật liệu, lập báo cáo nhập
xuất tồn trình phòng kế hoạch xem xét.
Sổ chi tiết nguyên vật liệu do kế toán mở và ghi tương ứng với thẻ kho,
cơ sở ghi sổ chi tiết là chứng từ nhập xuất vật tư. Cuối tháng kế toán nhập
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn.
* Hạch toán tổng hợp.
Các đội dựa trên dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật
tư để lập kế hoạch mua vật tư. Khi có nhu cầu mua vật tư, Chỉ huy đội viết
giấy đề nghị tạm ứng, căn cứ vào Bảng kế hoạch mua vật tư và phiếu báo
giá vật tư, phòng kế hoạch vật tư duyệt, chuyển cho kế ttoán trưởng và
giám đốc kỹ thuật ký duyệt, kế toán tiền mặt căn cứ vào giấy đề nghị tạm
ứng đã được lập để viết phiếu chi, ghi Nhật ký chứng từ 1 ( Ghi Có TK
111, Nợ TK 331) và ghi sổ chi tiết TK 331.
Nhân viên cung ứng vật tư nhập kho công trình. Phiếu nhập kho do cán
bọ vật tư phòng kế hoạch vật tư lập. Thủ kho kiểm nhận hàng và lập thẻ
kho. Kế toán căn cứ giấy đề nghị thanh toán, phiếu nhập kho, hoá đơn mua
hàng để ghi sổ chi tiết TK331, Bảng kê ghi Có TK331.
Đối với nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu, căn cứ nhu cầu xuất nguyên vật
liệu, nhân viên vật tư lập phiếu xuất, chỉ huy đội ký duyệt, thủ kho xuất
nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệulập Bảng kê xuất nguyên vật liệu,
sau đó cộng số liệu ở Bảng kê nguyên vật liệu để lập Bảng phân bổ nguyên

vật liệu.
Kế toán lấy số liệu trên Bảng phân bổ để vào Bảng kê 4, Bảng kê 5,
Bảng kê 6, từ các Bảng kê, kế toán ghi Nhật ký chứng từ 7.
Ngoài các sổ trên, kế toán còn mở sổ phụ tài khoản 331 theo dõi chi tiết
cho từng công trình.
21
4.6 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
* Đặc điểm
* Tổng quỹ lương tiền lương của Công ty được xác định = Khối lượng x
Đơn giá.
Mỗi công trình khi thực hiện nó sẽ được bóc tách thành rất nhiều loại
công việc khác nhau. Tuỳ theo mỗi loại công việc mà có đơn giá tiền lương
khác nhau, dựa vào khối lượng của từng loại công việc và đơn giá tiền
lương của từng loại công việc Công ty sẽ tính được tổng quỹ tiền lương.
- Các hình thức trả lương:
+ Trả lương theo bản khoán công việc ( đây chính là hình thức trả lương
theo sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất).
+ Trả lương theo hợp đồng vụ việc.
+ Trả lương theo hệ số biên chế.
+ Trả lương theo tính phức tạp của công việc
* Tiền thưởng và các hình thức trả thưởng.
Để kịp thời khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành
tốt công việc được giao Công ty có thành lập quỹ tiền thưởng. Các khoản
thưởng thường được trích từ quỹ tiền thưởng, tiền thưởng được trả trong
các trường hợp như khối lượng công việc được giao hoàn thành sớm, tiến
độ làm việc nhanh , hiệu quả…
* Chứng từ sử dụng.
- Bảng chấm công (mẫu số 01 – LĐTL) : Hàng ngày , trưởng bộ phận
hoặc người được uỷ quyền căn cứ tình hình thực tế của bộ phận mình để
chấm công . Bảng chấm công là cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương .

22
Tổng quỹ tiền thưởng =
Đơn giá (101 Đồng) x Doanh thu
1000 Đồng
- Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 02 – LĐTL ) : Bảng thanh toán tiền
lương được lập hàng tháng tương ứng với Bảng chấm công .
Đối với lao động khối văn phòng. Bảng thanh toán tiền lương do kế toán
tiền lương lập cho từng phòng ban.
Đối với lao động ở các đội thi công. Bảng thanh toán tiền do kế toán đội
thành lập riêng cho từng tổ trong đội.
- Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương: Bảng này được thành lập vào
cuối tháng sau khi cộng các Bảng thanh toán lương. Bảng tổng hợp thanh
toán tiền lương do kế toán đội lập riêng cho từng đội và do kế toán tiền
lương lập chung cho toàn công ty. Mỗi đối tượng ( tổ, phòng ) được ghi
trên một dòng
- Đối với lao động thuê ngoài, công ty trả lương theo hình thức khoán
chứng từ gốc bao gồm : Hợp đồng giao khoán, Biên bản thanh lý hợp đồng,
Biên bản đối chiếu khối lương và thanh toán. Chỉ huy đội tiến hành thoả
thuận giá cả và ký hợp đồng thuê khoán với tổ lao động thuê ngoài. Khi
công việc hoàn thành, chỉ huy đội tiến hành nghiệm thu thanh lý hợp đồng,
bàn giao khối lượng và thanh toán.
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội ( Mẫu 04- LĐTL )
* Luân chuyển chứng từ :
Cuối tháng, kế toán đội căn cứ Bảng chấm công của các tổ để lập Bảng
thanh toán tiền lương cho từng tổ. Sau đó lập Bảng tổng hợp thanh toán
tiền lương trên cơ sở cộng các Bảng thanh toán tiền lương. Đội trưởng ký
duyệt Bảng thanh toán tiền lương, Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và
lập Giấy xin tạm ứng.
Các chứng từ trên gửi lên phòng kế toán công ty. Kế toán tiền lương
tính, kiểm tra lại Bảng thanh toán tiền lương, Bảng tổng hợp thanh toán

tiền lương. Sau đó chuyển Văn phòng (bộ phận lao động và tiền lương), kế
toán trưởng, giám đốc duyệt. Căn cứ giấy đề nghị tạm ứng được duyệt, kế
toán lập phiếu chi và ghi sổ.
23
* Hạch toán nghiệp vụ tính lương và các khoản trích theo lương :
Kế toán căn cứ các Bảng thanh toán tiền lương, phân loại chứng từ theo
đối tượng sử dụng, tính toán số tiền lương phải trả, trích các khoản kinh phí
công đoàn, bảo hiểm xã hội .
4.7 Kế toán chi phí sản xuất, giá thành.
* Đối tượng tập hợp chi phí, tính giá thành.
Để hoạch toán giá thành toàn bộ của 1 công trình Công ty cổ phần xây
dựng giao thông Long Thành đã áp dụng hình thức tập hợp chi phí theo
khoản mục. Những nguồn lực được sử dụng vào cùng một mục đích được
xếp chung vào một loại gọi là khoản mục. Bao gồm:
- Chi phí trực tiếp
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí máy thi công trực tiếp
- Chi phí chung
- Thuế và lãi định mức.
* Chi phí trực tiếp .
Bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sử dụng máy thi công, đối với những phát sinh không lường trước mà phát
sinh trong quá trình thi công như: Chi phí vét bùn, tát nước, bơm nước…
cũng được tính vào chi phí trực tiếp.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( VL ).
Chi phí vật liệu bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính , vật liệu phụ,
các cấu kiện thi công, các cấu kiện thép, các vật liệu sử dụng luân chuyển
( sử dụng cho nhiều công trình ) như ván, khuôn, dàn giáo, các vật liệu
khác…trong chi phí vật liệu không gồm giá trị vật liệu tính vào chi phí

chung, chi phí thuộc kinh phí kiến thiết cơ bản khác.
Để xác định chi phí vật liệu trong dự toán xây lắp trước tiên người ta
căn cứ vào bản tiên lượng khối lượng công việc xây lắp để xác định chi phí
24
vật liệu trong đơn xây dựng cơ bản ( đơn giá các tỉnh, thành phố hoặc đơn
giá công trình). Sau đó xác định giá dự toán xây lắp của chi phí vật liệu
bằng khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt nhân với đơn giá vật liệu
trong đơn giá xây dựng cơ bản của từng loại công tác xây lắp. Khi có sự
thay đổi về giá cả, cước phí vận tải thì căn cứ vào cước phí bình quân khu
vực của từng thời kỳ xác định phần chênh lệch vào đơn vị trực tiếp chi phí
vật liệu trong dự toán.
Trong đó :
- ΣQ
j
là khối lượng công tác xây lắp j ( đơn vị tính m, m
2
, … tuỳ từng
công tác xây lắp).
- D
j
VL
là đơn giá vật liệu của công tác xây lắp loại ( đơn vị tính đồng).
- CL
VL
chênh lệch vật liệu ( về giá trị nếu có).
Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài thì bước đầu có thể sử
dụng định mức vật tư hiện hành của Việt Nam để tính giá. Tuy nhiên, đối
với những công việc có yêu cầu phải làm theo tiêu chuẩn nước ngoài thì
phải điều chỉnh lại đinh mức cho phù hợp. Đối với những công tác đặc biệt
mà ở nước ta chưa có định mức tương ứng thì đơn vị nhận thầu căn cứ vào

thuyết minh kỹ thuật kèm theo hồ sơ dự thầu để xây dựng định mức phù
hợp.
Về giá vật tư, vật liệu ngoại thì tính theo giá thực nhập cộng với chi phí
vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ đến hiện trường. Vật liệu sản xuất trong
nước lấy theo mức giá thị trường cao nhất. Những loại sản phẩm đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu thì lấy theo giá nội bộ hoặc lấy theo giá tương ứng khu
vực Đông Nam Á.
25
VL = ΣQ
j
x D
j
VL
+ CL
VL

×