Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tổng quan về người Hoa và chính quyền thuộc địa Pháp ở Nam Bộ Việt Nam ( CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ}

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.02 KB, 45 trang )

1. DẪN LUẬN
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, do có những đặc thù về mặt địa lý,
đồng thời chịu những ảnh hưởng về điều kiện chính trị, xã hội của khu vực và quốc tế,
cho nên Việt Nam là nơi diễn ra sự đan xen, giao thoa giữa các nền văn hóa, tộc người;
trong đó nhân tố người Hoa nổi lên thường xuyên và có ảnh hưởng lớn. Từ rất sớm,
người Hoa đã có mặt ở Việt Nam với số lượng khá đơng đảo. Từ cuối thế kỷ XVII, những
nhóm lưu dân người Hoa đã đến Đàng Trong và dần dần trở thành một bộ phận của cư
dân Việt Nam. Trước những khó khăn, thách thức phải đối mặt ở vùng đất mới, cộng
đồng người Hoa ra đời để hỗ trợ, giúp đỡ nhau, đồng thời qua đó tăng thêm sự cấu kết lẫn
nhau trong cộng đồng. Có thể thấy rằng, ở thời điểm nào hình ảnh và vai trị, vị trí của
người Hoa cũng khá nổi bật.
Việc nghiên cứu về người Hoa trên thế giới được nhiều nơi tiến hành khá qui mô.
Cả ở Trung Quốc và Đài Loan, hàng loạt cơng trình nhiên cứu đã được tiến hành trên các
phương diện: lịch sử di cư, các tiềm năng phát triển, các tổ chức xã hội với các khuynh
hướng chính trị, q trình và viễn cảnh hội nhập bản địa...Các nước Âu, Mỹ cũng rất
quan tâm nghiên cứu về người Hoa. Trên mạng internet, tổ chức "Overseas Chinese
Study" đã lập ra được một thư mục chuyên về người Hoa trên thế giới với 437 tên đầu
sách, cơng trình khoa học và tài liệu liên quan đã được xuất bản, nghiên cứu về tất cả các
mặt đời sống của người Hoa ở hầu hết các nước trên hành tinh. Điều đó cho thấy việc
nghiên cứu về người Hoa được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế tham gia, số lượng
cơng trình xuất bản đã có nhiều.
Các nghiên cứu về người Hoa sống ở các nước Đông Nam Á cũng được quan tâm
với nhiều cơng trình quan trọng đã được xuất bản. Tổ chức Asian Study đã tập hợp được
một thư mục trên 200 tài liệu chọn lọc nghiên cứu về người Hoa ở Đơng Nam Á, trong
đó có người Hoa ở Việt Nam, Lào, Campuchia, có tên cả những cơng trình nghiên cứu về
người Hoa của các nhà khoa học Việt Nam. Trong số này có hai cơng trình tiêu biểu
nghiên cứu về người Hoa ở Đơng Nam Á rất đáng quan tâm là The Chinese in the
Southeast Asia của Victor Purcell, xuất bản từ những năm 60 của thế kỷ trước và The
Encyclopedia of the Chinese Overseas, do Lynn Pan chủ biên, xuất bản gần đây ở
Singapore. Trong hai cơng trình này, các cộng đồng người Hoa ở các nước Đông Nam Á


đã được khảo sát trên nhiều mặt với nhiều số liệu thống kê và những tư liệu lịch sử liên
quan.


Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài người Hoa xoay
quanh vấn đề định cư, tơn giáo, tín ngưỡng, chùa chiền, các lĩnh vực sinh hoạt kinh tế,
thương mại, chính sách của các chính quyền…, nhưng chưa có một cơng trình riêng biệt,
chun sâu nào nghiên cứu tổng quan về người Hoa ở Nam Bộ dưới chính quyền thuộc
Pháp. Vì vậy, việc chúng tơi nghiên cứu người Hoa ở Nam Bộ dưới chính quyền thuộc
Pháp với một cách nhìn tồn diện, hệ thống là việc làm có ý nghĩa thiết thực, đóng góp
vào cơ sở khoa học và thực tiễn.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tổng quan về người Hoa và chính
quyền thuộc địa Pháp ở Nam Bộ Việt Nam” để nghiên cứu chuyên đề Tiến sĩ, chuyên
ngành Lịch sử Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu hệ thống các cơng trình nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam trước năm
1945 đến nay
Làm rõ quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ dưới chính quyền
thuộc địa Pháp
Khái quát sự ra đời và tổ chức của chính quyền thuộc địa Pháp ở Nam Bộ.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu người Hoa ở Nam Bộ Việt Nam dưới chính quyền thuộc Pháp
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: ở Nam Bộ (hay thời Pháp thuộc cịn gọi là Nam Kì)
Về thời gian: Từ trước năm 1945 đến nay
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tổng thể là dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể là kết hợp hai phương pháp cơ bản của sử học
Mácxít là phương pháp lịch sử và phương pháp Logic. Phương pháp lịch sử dùng để xem
xét và trình bày quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ và khái quát sự ra
đời của chính quyền thuộc địa Pháp ở Nam Bộ (sự ra đời và tổ chức chính quyền thuộc
địa Pháp ở Nam Bộ) từ trước năm 1945. Phương pháp Logic được sử dụng khi rút ra đặc
điểm, bản chất của người Hoa ở Nam Bộ của chính quyền thực dân Pháp. Từ đó, góp
phần tìm hiểu bản chất chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền thực dân Pháp.


Phương pháp điều tra dân tộc học: Sử dụng phương pháp này để xem xét quá trình
ra đời và vận động của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của
dân tộc như phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn giáo cịn được lưu giữ trong các gia
đình người Hoa, ở từ đường, Hội quán, trường học, bệnh viện, nghĩa trang…
Phương pháp đối chiếu, so sánh: Được sử dụng để so sánh, đối chiếu chính sách của
chính quyền sở tại đối với cộng đồng người Hoa ở Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp.
1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp các cứ liệu ở cấp độ vĩ mơ, góp phần bổ sung tri thức khoa học về
cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ thời kỳ thuộc Pháp.
Trong bối cảnh hiện nay, đề tài sẽ góp phần bổ sung lý luận và thực tiễn để xây
dựng chính sách phát triển bền vững cộng đồng người Hoa ở Việt Nam.
2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam trước năm 1945
Tác phẩm Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ của Đào Trinh Nhất, xuất
bản năm 1924.Theo tác giả, xứ Nam Kỳ là một vùng trù phú, một thị trường rộng lớn mà
lại bị người Hoa thao túng và tác giả cũng đề cập đến mối nguy hại của việc người Hoa
làm chủ và thao túng toàn bộ thị trường Nam kỳ. Tác giả đề ra giải pháp để giảm bớt sự
thao túng của người Hoa là cần phải thực hiện di dân vào Nam Kỳ, để “kháng cái thực
lực của Hoa kiều”. Tác phẩm có nhiều tư liệu về phần kinh tế của người Hoa ở Nam Kì
vào đầu thế kỉ XX.
Tác giả Khuông Việt trong bài viết “Lược khảo về lịch sử người Tàu ở Nam Kỳ”

đăng trên Đại Việt tập chí số 4 năm 1942 đã đề cập đến lịch sử, kinh tế và vấn đề cai trị,
tư pháp của người Hoa. Bài viết kể ra những chỉ dụ, nghị định, châu tri của nhà cầm
quyền và ảnh hưởng của nó đối với người Hoa ở Việt Nam. Cùng một tác giả, cịn có bài
viết Lược khảo về chế độ cai trị người Minh Hương ở Nam Kỳ được đăng trên Đại Việt
tập chí số 9 năm 1943. Trong bài viết này tác giả chỉ ra hai chữ “Minh Hương” lần đầu
tiên được dùng trong đề nghị đề ngày ler Novembre của Quan thủy sư đô đốc De La
Grandière là để đặt thuế thân cho người Hoa, mà bố hoặc mẹ là Trung Hoa lấy mẹ hoặc
bố người Việt (con lai). Một số di tích của người Minh Hương ở Chợ Lớn được tác giả
nghiên cứu trên cả nguồn tư liệu thư tịch và tư liệu dân gian khá phong phú.
2.2. Tình hình nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975
Năm 1961, Tân Việt Điểu với bài viết “Lịch sử người Hoa kiều tại Việt Nam”
đăng trên Văn hóa nguyệt san số 62 và số 65 năm 1961 đã trình bày sơ lược về tình hình


Hoa kiều dưới chế độ Pháp thuộc (tổ chức xã hội Hoa kiều, hoạt động kinh tế, văn hóa,
xã hội) và dưới thời Việt Nam Cộng hòa (quốc tịch, kinh tế, văn hóa - xã hội).
Năm 1968, Tsai Maw Kuey, một học giả người Hoa nghiên cứu về Người Hoa ở
miền Nam Việt Nam. Cơng trình có nhiều tư liệu quý về tình hình người Hoa, đặc biệt là
những tư liệu về kinh tế của người Hoa ở miền Nam Việt Nam trước năm 1955. Tác giả
đã đưa ra một số thống kê từ Phòng thương mại Hoa kiều ở Chợ Lớn và các ngân hàng
của người Hoa.
Năm 1970, tác giả Khương Hữu Điểu có bài viết “Người Việt gốc Hoa và nền kinh
tế Việt Nam” đăng trên Tạp chí Cấp Tiến. Bài viết đã phân tích vai trị của người Hoa
trong hoạt động kinh tế ở miền Nam Việt Nam
Trong giai đoạn này cịn có nghiên cứu của các học viên Cao học Học viện Quốc
gia Hành chính:
Lưu Trường Khương với luận văn Vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam, bảo vệ năm
1968, do Trần Văn Đĩnh hướng dẫn. Tác giả đưa ra 3 lý do khiến cho người Trung Hoa
lưu lại Việt Nam đó là: lý do chiến tranh, lý do kinh tế và lý do chính trị. Thời Pháp
thuộc, nhằm khuyến khích sự di dân từ Trung Hoa sang Việt Nam để bổ sung cho sự

thiếu hụt nhân công hoặc lơ là dễ dãi đối với những vụ nhập cảnh lén lút. Tác giả đi sâu
nghiên cứu xã hội người Hoa thời Pháp thuộc với những ảnh hưởng sâu rộng của họ đến
toàn bộ xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả trình bày chính sách đối với Hoa kiều tại
Việt Nam qua các thời kì: quân chủ, thuộc Pháp và từ năm 1954 đến năm 1963. Đây là
luận văn nghiên cứu về vấn đề Hoa kiều ở Việt Nam nghiêm túc và có nhiều tư liệu quý.
Hạn chế của luận văn là không đi sâu vào nghiên cứu chính sách của chính quyền thực
dân Pháp đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam, tác giả đi sâu trình bày thực trạng
vấn đề Hoa kiều ở Việt Nam, giải thích nguyên nhân và đưa ra giải pháp cho vấn đề Hoa
kiều ở Việt Nam.
Trần Thanh Long với luận văn Sự đóng góp của người Việt gốc Hoa trong sinh
hoạt xã hội Việt Nam, bảo vệ năm 1972. Luận văn nghiên cứu về “người Việt gốc Hoa”
trong thời điểm chính quyền khơng cịn sự phân biệt về mặt pháp lý nên thiếu những tư
liệu giấy tờ của các cơ quan.
Tóm lại, những luận văn này có đặc điểm chung là nghiên cứu vấn đề người Hoa ở
Việt Nam. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, việc tiếp xúc được với những tư liệu liên quan đến
chính sách của chính quyền thực dân Pháp đối với người Hoa lúc bấy giờ rất khó khăn.


Vì vậy, hầu hết các luận văn chỉ dừng lại nghiên cứu ở các lĩnh vực kinh tế, sinh hoạt của
người Hoa ở miền Nam Việt Nam.
2.3. Tình hình nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Từ những năm 1980 trở đi, đề tài người Hoa ở Việt Nam bắt đầu được nghiên cứu
toàn diện:
Tiểu ban Hoa vận TPHCM, nghiên cứu đề tài Người Hoa thành phố Hồ Chí Minh,
đăng trên Chuyên san Ngày hội các dân tộc Việt Nam xuất bản năm 1987 là cơng trình
nghiên cứu tồn diện về người Hoa ở TPHCM.
Năm 1987, tác phẩm Truyền thống cách mạng của đồng bào Hoa ở thành phố Hồ
Chí Minh của Nghị Đồn (Ngun Thành Ủy viên Thành ủy SàiGòn - Chợ Lớn - Gia
Định, Trưởng Ban công tác người Hoa TPHCM) là một chuyên khảo nghiên cứu về hoạt
động cách mạng của người Hoa mà tác giả đã tập hợp được từ những năm tháng tham gia

xây dựng và tổ chức lực lượng người Hoa ở khu giải phóng tại TPHCM. Tác phẩm trình
bày truyền thống cách mạng của đồng bào Hoa ở TPHCM dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Trên cơ sở đó, tác giả đúc kết những bài học
kinh nghiệm trong công tác Hoa vận: Luôn luôn xuất phát từ lập trường giai cấp công
nhân và quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lê nin để giải quyết vấn đề vận động cách mạng
trong cộng đồng người Hoa; Phát huy truyền thống cách mạng, tin tưởng quần chúng và
dựa vào quần chúng là quan điểm cơ bản của Đảng ta; Đoàn kết là yếu tố quan trọng để
thành công; Nhận diện đúng kẻ thù chính và có sách lược mềm dẻo; Đảng vững mạnh,
đổi mới công tác của Đảng là yếu tố quyết định. Tác giả nhận định: dưới thời Pháp thuộc
và thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tạo ra những lực cản nặng nề đối với q
trình hịa nhập một cách tự nhiên của người Hoa vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Năm 1990, tập thể tác giả Phan An, Trần Hồng Liên, Phan Thị Yến Tuyết, Phan
Ngọc Nghĩa xuất bản tác phẩm Chùa Hoa thành phố Hồ Chí Minh, trình bày chi tiết về
quá trình hình thành các cơ sở tín ngưỡng - tơn giáo của cộng đồng người Hoa cùng với
mơ thức kiến trúc, nghệ thuật, trang trí, điêu khắc, thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng tại các
cơ sở thờ tự này.
Năm 1990, cơng trình Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của tập thể tác
giả Nguyễn Cơng Bình, Lê Xn Diệm, Mạc Đường đã miêu tả văn hóa tinh thần của các
dân tộc, trong đó có dân tộc Hoa ở Nam bộ, với những nội dung đề cập đến các cơ sở thờ
tự của người Hoa trong gia đình cũng như các cơ sở tín ngưỡng.


Năm 1993, tác phẩm Người Hoa tại Việt Nam của Nguyễn Văn Huy xuất bản ở Pari.
Tác phẩm trình bày hệ thống về quá trình hình thành cộng đồng, tình hình kinh tế, văn
hóa, xã hội của người Hoa tại Việt Nam từ thời quân chủ cho đến trước năm 1975. Cơng
trình có nhiều tư liệu về kinh tế của người Hoa ở miền Nam Việt Nam.
Tiếp đến là những cơng trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đơng Nam Á về
người Hoa ở Việt Nam.
Luận án Tìm hiểu sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong
bối cảnh lịch sử Đông Nam Á của Châu Thị Hải. Luận án được xuất bản thành sách với

nhan đề Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam xuất bản năm 1992. Cơng trình đưa
ra khái niệm về người Hoa bao gồm tất cả những người di cư từ đất nước Trung Hoa đến
các nước trong khu vực và khái niệm đó thuộc phạm trù biến đổi và mang ý nghĩa của
một thực thể chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Năm 1994, Báo cáo khoa học đề tài KX.04.12 về chính sách của Đảng và Nhà nước
về chính sách dân tộc, trong đó có dân tộc Hoa. Đây là một tập hợp nghiên cứu về người
Hoa trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Trong đó có các báo cáo của Phan An: Định hướng cho một chính sách đối với
người Hoa ở Việt Nam, của Ban Dân vận Tỉnh Ủy Cần Thơ: Một số vấn đề về chính sách
đối với người Hoa (Qua thực tiễn ở Cần Thơ), của Ban Dân Vận Tỉnh Ủy Quảng Nam Đà Nẵng: Nhìn lại chặng đường lịch sử Kiều dân Trung Quốc đến công dân Việt Nam
của người Hoa ở Quảng Nam - Đà Nẵng, của Ban Dân vận Tỉnh Ủy Sông Bé: Một số
khái quát về người Hoa ở Tỉnh Sống Bé, của Phan Xuân Biên: Người Hoa ở Việt Nam,
đổi mới chính sách đối với người Hoa hiện nay, của Nguyễn Tấn Đắc: Vấn đề Hoa kiều
và người Hoa qua một số tư liệu Trung Quốc, của Đinh Văn Liên: Vấn đề hội đoàn của
cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, của Đỗ Tiến Sâm: Những điều chỉnh quan trọng của
Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa trong chính sách đối với Hoa kiều và người Hoa ở nước
ngoài, của Lâm Nghĩa Sỹ: Vài ý kiến về người Hoa và chính sách đối với người Hoa
(Qua thực tiễn ở Kiên Giang), của Trần Đình Thụy: Về vị trí của người Hoa trong cộng
đồng các dân tộc ở Việt Nam (Qua thực tế người Hoa ở Đồng Nai), của Trần Đại Tân:
Góp phần vào sự nhận diện người Hoa ở Việt Nam, của Vương Hoàng Trù: Một số vấn
đề về văn hóa văn nghệ của người Hoa ở Nam bộ… Những báo cáo trên đóng góp rất
quan trọng cho việc nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam trên phương diện tư liệu, lý
luận, thực tiễn.


Năm 1994, Mạc Đường thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội miền Nam Bộ cho
xuất bản cơng trình Xã hội người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975. Cơng
trình được tổng kết từ 10 báo cáo nghiên cứu cụ thể và được đánh giá cao về mặt thực
tiễn. Cơng trình có nêu vấn đề tên gọi của người Hoa ở Việt Nam. Vấn đề tên gọi hết sức
quan trọng và nhạy cảm, nó ảnh hưởng đến mọi vấn đề liên quan đến người Hoa, và là

vấn đề tồn tại dai dẳng và chưa thống nhất trong giới nghiên cứu về người Hoa ở Việt
Nam. Việc phân biệt, đưa ra được các mốc thời gian, và chỉ ra được xuất xứ của các tên
gọi: “người Việt gốc Hoa”, “người Hoa (Hán)”, “cộng đồng người Hoa kiều hải ngoại”,
“người Hoa”, “dân tộc Hoa”, “đồng bào Hoa”, “Hoa kiều” là một trong những đóng góp
có giá trị của cơng trình.
Năm 1997, Châu Thị Hải trong bài viết Triều Nguyễn với các nhóm cộng đồng
người Hoa ở Việt Nam thế kỷ XIX, được đăng trong Những vấn đề lịch sử và văn chương
triều Nguyễn, đã trình bày hệ thống chính sách của triều Nguyễn đối với người Hoa trên
các lĩnh vực nhập cảnh, cư trú, chuyển quốc tịch, vấn đề thuế khóa, an ninh trật tự và vấn
đề xã hội. Ngồi ra, Châu Thị Hải cịn cơng bố một số cơng trình liên quan đến nghiên
cứu về người Hoa, đáng kể nhất là Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á: hình ảnh hơm
qua và vị thế hơm nay. Cơng trình được Phạm Đức Dương đánh giá là một cơng trình có
chiều sâu lịch sử, có chiều rộng của bối cảnh quốc tế hiện đại. Qua cơng trình, tác giả chỉ
ra lối ứng xử hai mặt: vừa thích nghi vừa bảo lưu, vừa hòa nhập vừa cách biệt trên mọi
phương diện của cộng đồng người Hoa. “Loại hình văn hóa Hoa thương” là một khái
niệm mới được tác giả trình bày, xem xét trên nhiều phương diện và ảnh hưởng của loại
hình văn hóa này trong hoạt động kinh tế của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam cũng như
ở Đơng Nam Á. Từ đó, tác giả kết luận rằng trong hoạt động kinh tế người Hoa cũng có
hai mặt: một mặt tăng trưởng kinh tế bề nổi nhưng thật bền vững, mặt khác là nguy cơ tư
bản chạy ra nước ngồi mỗi khi nước sở tại có những bất ổn về chính trị và xã hội. Ngồi
ra, tác giả cịn trình bày chi tiết mối quan hệ kinh tế của người Hoa ở Đông Nam Á với
CHND Trung Hoa và Đài Loan và xu thế liên kết khu vực trong bối cảnh tồn cầu hóa
của người Hoa. Đây là cơng trình thiên về nghiên cứu hoạt động kinh tế của người Hoa ở
Việt Nam và Đông Nam Á.
Năm 1998, cơng trình Bia chữ Hán trong Hội qn người Hoa tại thành phố Hồ
Chí Minh do Trung tâm Nghiên cứu Hán Nôm và các cộng tác viên của Trung tâm hợp
tác với Li Ta Na, giảng viên Khoa Sử trường Đại học Wollongong (Australia) đã tập hợp,
xử lý các số liệu liên quan đến cộng đồng người Hoa. Cơng trình gồm hai phần: phần



nghiên cứu (3 bài viết) và phần văn bản. Bài Dẫn nhập của Li Ta Na cho biết một cách
khái quát tình hình người Hoa ở hải ngoại, việc nghiên cứu người Hoa ở các nước trong
khu vực Đông Nam Á và đi sâu hơn vào một số vấn đề chung quanh Hội quán như “Hội
quán và chùa chiền”, “Công ty và Hội”, “Bang trưởng và thủ lãnh”…; Bài “Hội quán của
người Hoa ở TPHCM” của Nguyễn Cẩm Thúy cho biết quá trình di dân và định cư của
người Hoa trên đất Nam Bộ, lịch sử hình thành các Hội quán; “Bia chữ Hán trong Hội
quán người Hoa tại TPHCM” của Cao Tự Thanh đi sâu hơn vào chức năng của Hội qn.
Cơng trình Người Hoa trong xã hội Việt Nam: thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài
Gòn của Trần Khánh thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á Việt Nam, xuất bản năm 2002.
Tác phẩm gồm ba phần với chín chương, trình bày hệ thống về hoạt, đời sống xã hội của
người Hoa ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và chính sách của các chính thể cầm quyền
ở Việt Nam (của nhà nước phong kiến, của thực dân Pháp và chính quyền Sài Gịn) đối
với người Hoa và địa vị xã hội của họ. Cơng trình này thiên về nghiên cứu hoạt động
kinh tế của người Hoa thời Pháp thuộc. Phần tìm hiểu chính sách của chính quyền thực
dân Pháp đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam tác giả chưa đề cập đến nhiều.
Năm 2005, tác giả Huỳnh Ngọc Đáng đã bảo vệ thành cơng luận án Tiến sĩ nhan đề
Chính sách của các vương triều Việt Nam đối với người Hoa. Cơng trình tập hợp được
nhiều tư liệu, đưa ra được nhiều nhận định và các khái niệm liên quan đến người Hoa giai
đoạn cổ, trung đại. Đây là nghiên cứu toàn diện chính sách của chính quyền phong kiến
trong lịch sử Việt Nam đối với người Hoa ở Việt Nam. Cơng trình trình bày hệ thống nội
dung chính sách đối với người Hoa của các vương triều Việt Nam như: Ngô, Đinh, Tiền
Lê…Lý, Trần đến Nguyễn từ sau Bắc thuộc đến năm 1884.
Năm 2008, Luận án Tiến sĩ Tổ chức xã hội của người Hoa của Nguyễn Đệ bảo vệ
tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Luận án tập trung nghiên cứu
quá trình định cư của người Hoa ở Việt Nam, Nam Bộ nói riêng là quá trình hội nhập về
kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội vào Việt Nam. Trong quá trình ấy, tùy theo mục đích,
nhu cầu… mà trước hết là việc đảm bảo cho sự sống, phát huy tinh thần đoàn kết tương
trợ, giúp nhau ổn định cuộc sống và phát triển trên vùng đất Nam Bộ, những di dân Hoa
đã liên kết lại thành những tập hợp người dựa trên những mối quan hệ nhất định với tên
gọi, qui chế hoạt động riêng, đó là những tổ chức xã hội, thường được gọi chung là hội

đoàn.
Luận án Tiến sĩ Người Hoa trong xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của Dương
Văn Huy, bảo vệ tại Học viện Khoa học xã hội tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội. Luận án đã


phân tích hoạt động kinh tế của người Hoa và vị trí của Hoa thương trong nền kinh tế của
Việt Nam thời kì khoảng nữa đầu thế kỷ XIX. Cơng trình đã cung cấp một cái nhìn tồn
diện về người Hoa trong xã hội Việt Nam thời kì khoảng nữa đầu thế kỷ XIX, phục vục
cho những nghiên cứu về người Hoa ở những giai đoạn sau.
Năm 2014, Luận án Tiến sĩ Chính sách của chính quyền Sài Gịn đối với người Hoa
ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975 của Trịnh Thị Mai Linh, bảo vệ tại trường
Đại học sư phạm TP.HCM. Luận án tập trung nghiên cứu chính sách của chính quyền Sài
Gịn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Việt Nam giai đoạn 1955-1975 nhưng cũng có
khái quát về cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trước năm 1955 (từ trang 28 đến trang
38).
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về người Hoa ở trong và ngồi nước ngày càng
khởi sắc, những nghiên cứu ngày càng đa dạng và chuyên sâu. Tuy nhiên, xét về phạm vi
thời gian, không gian nghiên cứu, nội dung tiếp cận, phần lớn các nghiên cứu này chưa
trình bày một cách chuyên sâu về người Hoa ở Nam Bộ dưới thời Pháp thuộc. Chính vì
vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về hoạt động của người Hoa như hoạt động kinh
tế, xã hội, chính sách của chính quyền thực dân Pháp đối với người Hoa nhằm tiếp bước
những nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam dưới các chính quyền đã tồn tại ở trong lịch
sử Việt Nam.
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. Một số khái niệm cơ bản về người Hoa ở Việt Nam
3.1.1. Khái niệm người Hoa
Ở Việt Nam, khái niệm “Người Hoa" được hình thành khá sớm, cùng với cộng sự
của người Hoa ở Việt Nam. Danh xưng “Người Hoa dùng để chỉ một nhóm người của đất
nước Trung Hoa di cư đến Việt Nam, sinh sống và định cư nhiều đời trên đất nước Việt
Nam. Cùng với lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Việt Nam là tên gọi Người

Hoa” ra đời và phát triển. Thời phong kiến cũng có nhiều cách gọi khác nhau về người
Trung Hoa di trú. Dưới thời Lý - Trần (1009-1400), người Việt thường gọi người di trú từ
Vương quốc trung tâm là người Mãn (người Phúc Kiên), người Hàn hay người Tống.
Đến thời Hậu Lê (1428-1590) có rất nhiều người ngoại quốc chủ yếu là người Trung
Quốc đến Việt Nam bn bán bằng tàu thuyền. Chính vì vậy lần đầu tiên ở Việt Nam sử
dụng danh từ Ngoại kiểu để chỉ các thương nhân Trung Hoa đến Việt Nam bn bán,
khơng có ý định định cư lâu dài tại Việt Nam. Từ thời chúa Trịnh cầm quyền Đàng Ngoài
và chúa Nguyễn ở Đàng Trong, nhất là từ đầu thế kỷ XX khi vương triều Nguyên được


thiết lập, thuật ngữ người Minh, người Thanh, người Đường cũ, người Đường mới, khách
ngoại quốc hay khách trú được sử dụng khá rộng rãi nhằm chỉ những người Trung Hoa
nhập cư. Từ đó, những thuật ngữ mới chỉ những quần thể dân cư Trung Hoa di trú xuất
hiện như Minh Hương xã, Thanh Hà xã, Phố khách tại Phố Hiến, Hội An, Huế và sau đó
tại Biên Hịa, Gia Định và nhiều nơi khác ở Việt Nam trong những thế kỷ XVII-XIX.
Khái niệm “Người Hoa” đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến trong
nhiều nhiều cơng trình nghiên cứu với các góc độ khác nhau. Hầu hết các tác giả khi
nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam đều đề cập đến vấn đề tên gọi của người Hoa ở Việt
Nam. Tuy nhiên, tùy vào cách tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của các
cơng trình mà tên gọi người Hoa được bản đến với nội hàm và ngoại diện của khái niệm
hướng vào việc phục vụ hướng nghiên cứu của đề tài cụ thể.
Trong cơng trình The Encyclopedia of the Chinese Overseas các tác giả đã đưa và
khái niệm người Hoa ( Overseas Chinese hay Chinese Overseas) bao gồm những người
có huyết thống Trung Hoa xuất phát từ Trung Hoa lục địa, từ Đài Loan, từ Hong Kong, ra
nước ngồi vì lý do kinh tế, chính trị, bằng con đường du học, xuất khẩu lao động…hiện
đang sống ổn định ở nước ngoài nhưng khơng có quốc tịch Trung Quốc. Cũng trong cơng
trình nghiên cứu này, tác giả Li Tana có bài viết chuyên đề về người Hoa ở Việt Nam đã
chú ý đến hai tên gọi “Chú Khách” (Uncle Guest) và người “Tàu” (Tau people). Tuy
nhiên khái niệm này chỉ liên hệ đến phương tiện đi lại của di dân hoặc là phương tiện
hoạt động cướp bóc của bọn cướp biển, khơng chứa đựng đầy đủ đặc điểm, tính chất của

người Hoa ở Việt Nam do vậy đây không phải là một khái niệm đáng lưu ý.
Người Trung Quốc cư trú ở nước ngoài được gọi là "Overseas Chinese" trong các
tài liệu tiếng Anh hay “Resident Chinois” hoặc “Resortissants Chinois trong các tài liệu
tiếng Pháp. Còn các học giả Trung Quốc thường sử dụng thuật ngữ “Hoa kiều” để gọi
người Trung Quốc đang cư trú ở hải ngoại, dù đã nhập hay chưa. gia nhập quốc tịch nước
sở tại. Theo Châu Hải thì cách gọi nảy "thể hiện rõ quan điểm, lập trường của Trung
Quốc luôn luôn coi những kiều dân Trung Hoa cư trú ở nước ngoài là bộ phận cư dân của
họ và mãi mãi chỉ là kiều cư, chứ không thể trở thành cư dân nước họ tới cư trú” [43,
tr.281. Tác giả Châu Hải cho rằng: "Thuật ngữ người Hoa hồn tồn khơng mang ý nghĩa
tộc người mà chỉ có ý nghĩa đại diện cho một nền văn hóa hay văn minh. Và mặc dù
mang tính thơng lệ, thuật ngữ người Hoa do nhân dân sở tại gọi họ khác với từ Hoa mà
họ tự gọi mình” [43, tr.31]. Trên cơ sở đó, Châu Hải nêu khái niệm “Người Hoa bao gồm
tất cả những người di cư từ đất nước Trung Hoa (kể cả Trung Hoa hải đảo) và khái niệm


đó thuộc phạm trù biến đổi chứ khơng phải phạm trù ổn định. Cùng với nó, những hình
thức liên kết cộng đồng cũng biến đổi theo và mang ý nghĩa của một thực thể chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội” [43, tr.33]. Ý kiến này của tác giả Châu Hải rất đáng lưu ý
trong phương pháp tiếp cận, nghiên cứu về người Hoa và chính sách đối với người Hoa ở
Việt Nam.
Tác giả Trần Khánh trong cơng trình Người Hoa trong xã hội Việt Nam thời Pháp
thuộc và dưới chế độ Sài Gòn nêu nội dung khái niệm “Người Hoa”: “Người Hoa là
những người gốc Hán hay bị Hán hóa, sống tương đối ổn định, thường xuyên tại các quốc
gia Đông Nam Á, đã nhập tịch nước sở tại, còn giữ được những nét đặc trưng của nền
văn hóa Trung Hoa và tự nhận mình là người Hoa. Họ là những cộng đồng dân nhập cư
có nguồn gốc Trung Hoa ít hoặc chưa bị đồng hóa, là những nhóm tộc người đang trong
q trình liên kết hóa dân tộc, một bộ phận dân cư, dân tộc của các quốc gia Đông Nam
Á, đang từng bước điều chỉnh, hội nhập vào các thể chế kinh tế - xã hội chính trị và văn
hóa của từng quốc gia - dân tộc, khu vực và quốc tế...”[78, tr.35].
Tác giả Mạc Đường nêu cụm từ tộc danh Hoa khi nói về người Hoa ở Việt Nam.

Theo tác giả, tên gọi “Người Hoa” đã trở thành tộc danh tự chọn và là niềm tự hào dân
tộc khi gọi tộc danh này [83, tr.15]. Do đó, Mạc Đường khẳng định “chỉ có tên gọi Người
Hoa là tên gọi được thừa nhận về mặt tự giác dân tộc cũng như về mặt công pháp hiện
nay” [83, tr.15].
Cịn với Huỳnh Ngọc Đáng, khi nghiên cứu chính sách của các vương triều phong
kiến Việt Nam đối với người Hoa ở Việt Nam đã khu biệt khái niệm người Hoa trong
nghiên cứu của mình như sau: “1. Những người có gốc Hán (hoặc đã Hán hóa); đến từ
Trung Quốc và từ các cộng đồng người Hoa hải ngoại hoặc sinh đẻ tại Việt Nam; sống ổn
định và thường xuyên ở Việt Nam, đã được ghi tên vào sổ bộ nhân khẩu Việt Nam hay sổ
bộ của các Bang, là thần dân hay chưa là thần dân của các vương triều Việt Nam nhưng
có những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định do chính quyền sở tại quy định; về cơ bản vẫn
cịn giữ văn hóa Trung Hoa và tự nhận mình là người Hoa; 2. Những người sống ở Việt
Nam có tên là Minh Hương và những người có nguồn gốc Hoa trong các đơn vị hành
chính, tổ chức có tên Minh Hương, Thanh Hà, Đại Minh khách phố của Việt Nam trong
khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến giữa cuối thế kỷ XIX; 3. Bao gồm cả những nhóm
người Hoa vì nhiều lý do chạy sang Việt Nam hoạt động như những toán thổ phỉ ở vùng
thượng du miền Bắc; cả những khách thương người Hoa do công việc làm ăn buôn bán


phải thường xuyên trú ngụ dài ngày ở Việt Nam, những người Hoa đi biển gặp nạn, phải
lên bờ và sơng dài ngày hay ngắn ngày, thậm chí ở lại, sống lâu dài ở Việt Nam...”.
Khái niệm “Người Hoa” được đề cập trong Chỉ thị 62-CT/TW ngày 8-11-1995 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Người Hoa bao gồm
những người có gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người của Trung Quốc đã Hán
hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập
quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là ngơn ngữ,
phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”.
Như vậy, để thống nhất trong thuật ngữ, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi
không đưa ra khái niệm mới mà sử dụng thuật ngữ “người Hoa” trong Chỉ thị 62CT/TW ngày 8-11-1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
3.1.2. Khái niệm về chính sách đối với người Hoa ở Việt Nam

Theo Nguyễn Văn Tiệp: “Trong q trình lãnh đạo và quản lí đất nước giai cấp cầm
quyền phải thông qua bộ máy nhà nước để đề ra chính sách trên tất cả các lĩnh vực mà
yêu cầu thực tiễn đòi hỏi nhằm giải quyết, đáp ứng các hoạt động theo nhu cầu khách
quan. Sự tồn tại và phát triển của các quốc gia là điều kiện để giai cấp cầm quyền hoạch
định các chủ trương, đề ra các kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu của từng giai
đoạn đặt ra. Với cách hiểu như vậy, khái niệm chính sách chung trong q trình quản lí
quốc gia trong từng giai đoạn nhất định là: sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một
mục đích nhất định dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”
[136, tr.26].
Chính sách đối với người Hoa ở Việt Nam là một khái niệm đặc thù, khái niệm ra
đời cùng với quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, tên gọi người Hoa ở
Việt Nam. Chính sách đối với người Hoa ở Việt Nam gồm một hệ thống các biện pháp
trên các lĩnh vực hộ tịch, kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm quản lí người Hoa ở Việt Nam.
Hầu hết các chính quyền trong lịch sử Việt Nam đều có những biện pháp nhằm quản lí
người Hoa ở Việt Nam chặt chẽ và hữu hiệu.
3.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt
Nam về người Hoa ở Việt Nam
Ngay từ thời kỳ đầu đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
chú ý đến lực lượng người Hoa ở Việt Nam. Trong Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 25 đến ngày 282-1943, khi bàn về Phong
trào cách mạng Đơng Dương có chú ý đến việc vận động Hoa kiều: “Hơn năm mươi vạn


Hoa kiều ở Đông Dương là một lực lượng không phải nhỏ. Đảng phải có uỷ ban vận
động hoa Kiều đang giúp Hoa kiều tổ chức ra Việt nam Hoa Kiều cửu vong hội và phải
vận động Hoa Kiều cùng nhân dân Đông Dương tranh đấu chống Nhật, Pháp và lũ Việt
gian, Hán gian” [193, tr.302]. Chính sách vận động Hoa kiều nằm trong chính sách vận
động các giới (Cơng vận, Nông vận, Binh vận, Thanh vận, Phụ vận, Vận động phú hào,
Vận động văn hóa, Vận động dân tộc thiểu số) chuẩn bị khởi nghĩa.
Để giành được độc lập cho dân tộc Việt Nam, sự đoàn kết của các tộc người trên

lãnh thổ Việt Nam là một trong những thành tố làm nên thành công. Để ghi nhớ sự đoàn
kết ấy, ngày 2-9-1945, trong Thư gửi anh em Hoa kiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tơi
xin thay mặt Chính phủ Nhân dân Lâm thời Việt Nam và tồn dân Việt Nam đưa bàn tay
nồng nhiệt hoan nghênh anh em Hoa kiều sinh sống trên đất nước ta, mong rằng anh em
hai nước chúng ta thân mật đoàn kết, có việc gì thì giải quyết với nhau theo ngun tắc
hợp pháp, hợp lý với thái độ kính trọng nhường nhịn lẫn nhau, khơng được vì những việc
tranh chấp nhỏ của cá nhân mà gây điều bất hạnh ngăn cách giữa hai dân tộc. Trước đây
nếu có chỗ hiểu lầm hoặc bất hồ thì cũng mong từ nay về sau mỗi bên đều vứt bỏ thành
kiến mà chân thành hợp tác thân thiện với nhau. Trung Quốc – Việt Nam vốn là người
một nhà” [89, tr.5]
Sau đó, quyền lợi chính trị của người Hoa ở Việt Nam được Thông tri của Ban Chấp
hành Trung ương, số 10B TT/TW, ngày 21 tháng 2 năm 1952 minh định: “Mọi Hoa kiều
sống trên đất Việt Nam, tuân theo pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ đều
được sống bình đẳng như người Việt Nam, có quyền tự do thân thể, quyền đi lại, cư trú,
quyền làm ăn...” [194, tr.33], nghĩa là Hoa kiều được hưởng cả chính quyền, tài quyền và
nhân quyền như người Việt Nam.
- Sau khi thống nhất Tổ quốc, bàn về công tác đối với người Hoa ở Việt Nam, Chỉ
thị 256/CP/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 11-10-1986 khẳng định:
“Người Hoa là công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được hưởng
mọi quyền và thực hiện mọi nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo Hiến pháp và các luật
lệ khác của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đoàn kết người Hoa trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng làm chủ tập thể dễ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” [84, tr.175].
Nhìn chung, dù trong hồn cảnh nào, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước
CHXHCN Việt Nam đều có sự lưu tâm về cơng tác người Hoa, đoàn kết người Hoa cùng
với các tộc người khác trên lãnh thổ Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.


3.1. Lý thuyết tiếp cận vấn đề nghiên cứu
3.1.1. Thuyết xung đột tộc người

Theo tác giả Nghiêm Văn Thái, khái niệm “xung đột tộc người” trên thực tế bao
trùm một phạm vi rất rộng. Xung đột dân tộc/tộc người có nhiều hình thức: “1. Những
hành vi cá nhân thực hiện để bác bỏ, tẩy chay hay chống đối; 2. Quan hệ giữa các cá nhân
bị chi phối bởi những thành kiến, sự cố chấp và những thái độ phân biệt đối xử; 3. Những
chính sách, biện pháp ở cấp thể chế Nhà nước; 4. Những phong trào li khai; 4. Các cuộc
đối đầu dữ dội có thể mang hình thức của một cuộc nổi dậy, một cuộc tàn sát, một cuộc
diệt chủng, một cuộc khởi nghĩa, một cuộc chống đối, một cuộc cách mạng, những hành
vi khủng bố, một cuộc nội chiến, một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc hay những
xung đột vũ trang giữa các quốc gia...”. Do đó, “xung đột tộc người – bên cạnh các cuộc
xung đột giai cấp, chính trị - là một dạng xung đột xã hội, tức là xung đột giữa các tập
đoàn người trong đó các bên đấu tranh chống nhau giữa hai cộng đồng tộc người hoặc
một bộ phận nhất định của nó” [160, tr.45].
Xung đột tộc người có xuất hiện trong trường hợp của VNCH, khi mà chính quyền
VNCH cho thi hành chính sách Việt Nam hóa khối ngoại kiều, mà chủ yếu là Hoa kiều
sinh sống trên lãnh thổ VNCH. Lịch sử đấu tranh chống yếu tố bên ngoài của Việt Nam
cho thấy những xung đột này là thường trực. Dưới thời chính quyền Thực dân Pháp,
nhằm tạo ưu thế và điều kiện dễ dàng cho khối ngoại kiều nói chung và khối Hoa kiều
nói riêng với mục đích chèn ép quyền lợi chính đáng của dân bản xứ, xung đột giữa
người Việt và người Hoa có xảy ra. Sự xung đột này rơi vào hình thức thứ nhất của xung
đột tộc người (hình thức của cá nhân bác bỏ, tây chay, chống đối). Đến khi chính quyền
VNCH cho thi hành chính sách Việt Nam hóa tức khắc tộc người Hoa ở Việt Nam giai
đoạn 1955 – 1975 thì xung đột tộc người Hoa – tộc người Việt biến thể sang hình thức
xung đột giữa nhà cầm quyền, tức chính quyền Sài Gịn – tộc người Hoa. Xung đột này
bất lợi cho chính quyền Sài Gịn bởi nó dẫn đến sự đổ vỡ trong mối quan hệ giữa chính
quyền Sài Gòn và tộc người Hoa, nhưng xung đột này có lợi cho chính quyền Cách mạng
ở miền Nam Việt Nam.
3.1.2. Các thuyết chức năng
Thuyết tiếp biến văn hóa
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, mỗi tộc người có một nền văn hóa mang nét
đặc thù riêng. Trải qua quá trình định cư và sinh sống lâu dài trên một vùng lãnh thổ, sự



tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người đương nhiên xảy ra. Cần phân biệt hai loại tiếp biến
văn hóa:
Loại thứ nhất diễn ra khi hai nền văn hóa thường xun tiếp xúc với nhau mà nền
văn hóa này khơng thống trị nền văn hóa kia. Trong q trình gọi là sáp nhập này, mỗi
một nền văn hóa tự do vay mượn của nền văn hóa kia, những nét mà nó sẽ thay đổi đi, để
hịa nhập chúng. Q trình đó được đặc trưng bởi sự ổn định ở cơ sở của các nền văn hóa
có liên quan và bởi sự làm phong phú lẫn nhau giữa chúng.
Loại thứ hai diễn ra khi một nền văn hóa này gặp gỡ một nền văn hóa kia tiếp theo
sau một cuộc chinh phục quân sự hay thống trị chính trị. Loại này bề ngồi có vẻ đơn
giản hơn loại kia, nhưng lại có những hậu quả phức tạp hơn, và thường thường những
xung đột tộc người bắt đầu từ đây [161, tr.29].
Thuyết đa ngun
Thuyết đa ngun văn hóa giải thích sự tồn tại khác biệt của các tộc người do khác
biệt về nguồn gốc và văn hóa. Khái niệm đa văn hóa hay thuyết đa văn hóa là một khái
niệm mang tính triết học: chấp nhận sự tồn tại của nhiều nền văn hóa khác nhau. Có
nhiều định nghĩa về khái niệm “đa văn hóa”, tuy nhiên, có một định nghĩa được dùng khá
phổ biến đó là: “Chủ nghĩa đa văn hóa dùng để chỉ một xã hội li tưởng nơi mà các cộng
đồng cùng tồn tại một cách hòa hợp, được tự do bảo vệ tôn giáo, ngôn ngữ và phong tục
tập quán riêng của mình và bình đẳng về các quyền lợi trong xã hội, quyền dân sự, quyền
lực về chính trị. Các cộng đồng này được chia sẻ với các cộng đồng khác trong xã hội
những mối quan tâm đặc biệt có ý nghĩa quốc gia. Thơng qua sự chia sẻ ấy sẽ có những
dị biệt, sự bình đẳng và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cộng đồng” [160, tr.39].
Chủ nghĩa đa văn hóa được thể hiện qua ba phương diện: “1. Đặc trưng văn hóa:
quyền lợi cho mọi người được bộc lộ chia sẻ di sản văn hóa của mình bao gồm di sản
ngơn ngữ và tơn giáo; 2. Sự công bằng xã hội: quyền cho mọi người được hưởng những
cơ hội như nhau và được đối xử như nhau. Bên cạnh đó là việc xóa bỏ những ngăn cách,
trở ngại do sự khác biệt về chủng tộc, dân tộc, văn hóa, tơn giáo, ngơn ngữ, giới tính hay
nơi sinh trưởng gây ra; 3. Hiệu quả kinh tế: sự cần thiết phải giữ gìn, phát triển và sử

dụng một cách có hiệu quả các kỹ xảo và tài năng của mọi người không phân biệt nguồn
gốc; 4. Song song với các quyền lực được ban hành và các nghĩa vụ bắt buộc: một khi
người ta có quyền bộc lộ văn hóa và tín ngưỡng của mình thì phải chấp nhận quyền của
người khác để bộc lộ những quan điểm cũng như các giá trị của họ” [160, tr.40].
4. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HOA


4.1. Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ trước năm 1945
Việt Nam và Trung Quốc có chung một đường biên giới, cho nên từ lâu đời đã có sự
giao lưu, tiếp xúc giữa các bộ phận cư dân sinh sống ở hai quốc gia. Người Hoa đã sang
lưu trú ở Việt Nam từ rất sớm. Quá trình này diễn ra rất phức tạp, lâu dài, liên tục và gắn
liền với nhiều đợt, nhiều hình thức trong lịch sử, từ lẻ tẻ, tự phát đến dồn dập, ồ ạt, và quy
mơ. Trong tiến trình lịch sử, do mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có những
thăng trầm, cho nên việc di dân của người Hoa đến Việt Nam cũng liên tục biến thiên.
Tuy có nhiều người Hoa thuộc các giai tầng khác nhau di cư đến nước ta, nhưng đông
đảo hơn cả vẫn là những người lao động nghèo từ các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải
Nam, gồm các nhóm ngơn ngữ như: Quảng Đơng, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam và
Hẹ.
4.1.1. Những làn sóng di dân của người đến Nam Bộ trước thế kỷ XVII
Thật khó xác định chính xác mốc thời gian những người Hoa đầu tiên đã đến Việt
Nam, nhưng sự hiện diện của họ trên mảnh đất này đã được ghi nhận trên hai ngàn năm.
Những thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam như: Sử ký Tư Mã Thiên, Hậu Hán thư,
Hồi Nam Tử, Tam quốc chí, Ngơ Việt xuân thu, Minh thực lục, Ức trai thi tập, Đại Việt
sử ký tồn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, An Nam chí lược, Đại Nam thực lục tiền
biên, Phủ biên tạp lục… cũng ghi lại các đợt di dân của người Hoa sang Việt Nam.
Cuộc di dân lớn đầu tiên của người Hoa xuống phương Nam được bắt đầu từ chính
sách Nam tiến của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Năm thứ 33 (214 trước Công nguyên) Tần Thủy Hồng sai tất cả bọn lang thang, vơ
thừa nhận, bọn ăn không ngồi rồi, bọn con buôn đi chiếm đất Lục Lương. Ông lập ra các
quận Quế Lâm (Quảng Tây), Nam Hải (Quảng Đông) và Quận Tượng (An Nam) và đẩy

những kẻ có tội đến ở đó để giữ.
Khi Tần Thủy Hồng đã thơn tính thiên hạ và dẹp n Dương Việt thì lập ra các
quận Quế Lâm, Nam Hải và Quận Tượng. Trong mười ba năm, ông bắt bọn côn đồ tù tội
đem đến các nơi ở với dân Việt.
Hai đoạn trích dẫn trên (của Sử ký Tư Mã Thiên) cho thấy đồn qn viễn chinh
này khơng phải chỉ có nhiệm vụ đánh chiếm đất mà với thành phần cấu tạo của nó, nhà
nước phong kiến Trung Quốc đã có ý định cho họ ở lại lâu dài trên vùng đất mới chiếm
[100, tr.4]. Ở các triều đại Trung Hoa tiếp theo cũng đã có những đợt di dân xuống phía
Nam. Qua nhiều thế hệ, những người di dân này đã lấy vợ, gả chồng với người bản địa và
trở thành người địa phương thực thụ. Thế nhưng, còn một bộ phận không nhỏ là lớp


người gốc Hán, chủ yếu là lính đồn trú và quan cai trị. Theo các tư liệu lịch sử thì số
người có nguồn gốc Hán cư trú trên đất Việt Nam lúc đó lên đến hàng chục vạn người
[147, tr.39]. Để dễ bề cai trị và đề phòng bất trắc có thể làm tổn hại đến an ninh quốc gia,
Ngơ Quyền sau khi giành được nền độc lập dân tộc (thế kỷ X) đã đưa trở lại Trung Hoa
tới 87.000 người Hán với phần lớn là quan cai trị, binh lính và gia đình của họ [148,
tr.39]. Mặc dù vậy, ở Việt Nam lúc đó cịn có rất nhiều người Trung Hoa tự nguyện ở lại
Việt Nam sinh sống. Những người này được ghi vào sổ đinh như những người Việt Nam
khác và họ có xu hướng hịa nhập vào xã hội của người Việt.
Từ thế kỷ X trở đi, dòng người Trung Hoa tiếp tục nhập cư vào Việt Nam. Giống
như trước đó, dịng người Trung Hoa di cư rất đa dạng về thành phần xã hội. Nhưng khác
với giai đoạn Bắc thuộc, từ thế kỷ X, khi đất nước Trung Hoa trải qua những biến động
lớn thì làn sóng di dân lớn lần thứ hai cũng diễn ra. Các bộ tộc Mơng Cổ ở phía Bắc nhân
thời cơ rối loạn của nội bộ Trung Quốc đã tấn công xâm lược, lật đổ nhà Nam Tống và
tiến hành tàn sát dã man những người Tống yêu nước, thiết lập triều Mông - Nguyên.
Vào năm 1257, khi quân Mông - Nguyên tiến vào Nam Tống, nhiều quan lại và binh lính
Trung Hoa bỏ chạy sang nước Đại Việt, trong số đó có Hồng Vĩnh Mạc (một quan cao
cấp của Nam Tống). Tương tự, vào năm 1276, khi Hoàng Châu (kinh đơ của Nam Tống)
thất thủ thì làn sóng di cư của người Hoa ra nước ngoài càng tăng cao hơn. Một số thần

dân nhà Tống đã đem 30 chiếc thuyền biển chở đầy đủ của cải và vợ con vượt biển bỏ
chạy sang các nước Đơng Nam Á, trong đó có nhiều tàu thuyền đến nước ta xin tỵ nạn.
Trong số họ có những viên tướng của nhà Tống như Triệu Trung, Đỗ Tôn, Trọng Trung,
Tăng Uyên Tử… cùng với những binh lính của họ xin gia nhập quân đội kháng chiến
chống Mông - Nguyên của vua tôi nhà Trần. Vua Đại Việt lúc đó là Trần Thánh Tơng đã
cho phép những người tị nạn này định cư tại Thăng Long. Trong suốt thời gian nhà
Nguyên thống trị Trung Quốc cịn có nhiều thương gia Trung Quốc đã đến bn bán ở
các nước Đông Nam Á và Việt Nam. Những người tị nạn Trung Hoa xuất thân từ thành
phần quan lại, những người có học thức, được chính quyền nhà Trần đối đãi tử tế, nhiều
người trong số họ được trọng dụng, làm quan trong triều. Yếu tố này đã làm cho một bộ
phận người Trung Hoa di trú có điều kiện để hịa nhập hồn tồn vào xã hội Việt Nam.
Cuộc chiến tranh do nhà Minh phát động xâm lược nhà nước Đại Việt và sự thống
trị của họ tại nước ta trong những năm 1408 – 1428 đã tạo ra đợt di cư mới của người
Trung Hoa. Cũng giống như các cuộc hành qn cướp bóc và thơn tính trước đây, quân
đồn trú Trung Hoa được triển khai rất đông đảo ở những nơi chúng chiếm được và thực


hiện chính sách đồng hóa cao độ, trong đó có việc tiêu hủy các di sản văn hóa của Việt
Nam, gia tăng truyền bá văn hóa Hán và khuyến khích binh lính lấy vợ với người địa
phương. Trong thời kỳ này, người Hoa đã tràn vào Việt Nam với nhiều thành phần và
mục đích khác nhau. Ngồi những quan lại cai trị và binh lính cịn có những người sang
Việt Nam chỉ vì mục đích kinh tế. Dựa vào thế lực nhà Minh, những người Hoa đã nắm
giữ một số vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chẳng hạn ở miền Bắc họ mở các
công trường khai thác than và đồng, lập trang trại và buôn bán. Sử sách ghi lại rằng sau
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có rất nhiều binh lính Trung Hoa bị bắt làm tù
binh không muốn về nước, xin ở lại Việt Nam sinh sống. Lê Thái Tổ và sau đó là Lê
Thánh Tơng với mong muốn củng cố nền độc lập chính trị với Trung Quốc, ngăn ngừa sự
phá hoại từ bên trong và củng cố bản sắc quốc gia – dân tộc Đại Việt nên đã đề ra chính
sách kiểm duyệt gắt gao đối với người Trung Hoa di cư vào Việt Nam, làm chậm quá
trình hình thành cộng đồng người Trung Hoa di trú như một thực thể tương đối ổn định,

thường xuyên trong cơ cấu xã hội Việt Nam.
Từ giữa XVI trở đi, lãnh thổ Đại Việt mở rộng hơn về phía Nam. Sự kiện năm 1558
chúa Nguyễn Hồng tới Thuận Hố và sau đó là năm 1570 ông cai quản luôn xứ Thuận
Quảng được xem là dấu mốc quan trọng cho quá trình “Nam tiến” trong lịch sử dân tộc.
Tuy nhiên, trong thế kỷ XVI, đất đai của họ Nguyễn còn hẹp, lợi tức thu được chưa nhiều
nên việc phát triển về kinh tế, quốc phịng để đối phó với họ Trịnh vẫn chưa được đẩy
mạnh. Ở những vùng đất mới khai phá, ngoài người Việt là thành phần cư dân chủ thể
cịn có những thành phần dân cư khác, trong đó có người Hoa
Vào cuối thế kỷ XVI, nhiều thương nhân Trung Quốc đã đến Đàng Trong để trao
đổi buôn bán. Sau người Nhật Bản khoảng 20 năm, các nhà buôn Trung Quốc đã đến tụ
cư, lập phố ở Hội An vì nơi đây hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho công việc của họ. Một
nguyên nhân khách quan là các thương vụ ở thị trường Hội An chỉ diễn ra trong 6 tháng
đầu và đến cuối hè, các thuyền căng buồm để gió nồm đưa về đất Bắc. Do đó, chủ tàu
thường để lại người của mình làm trung gian mua bán hàng. Tại đây, chúa Nguyễn đã cho
phép người Trung Quốc và người Nhật Bản làm nhà cửa, dựng lên phố thị. Đô thị này gọi
là Faifo, gồm phố của người Trung Quốc và phố của người Nhật Bản, họ sống riêng biệt,
có chế độ quản lý riêng và theo phong tục tập quán của mỗi nước. “Vì tiện cho việc hội
chợ, chúa Nguyễn đã cho phép người Trung Quốc và Nhật Bản làm nhà cửa theo tỉ lệ với
số người của họ để dựng lên một đô thị. Đô thị này gọi là Faifo và nó khá lớn. Chúng tơi
có thể nói có hai thành phố, một của người Trung Quốc và một của người Nhật. Họ sống


riêng biệt đặt quan cai trị riêng và theo phong tục tập quán mỗi nước” [149, tr.54]. Từ
chính sách cởi mở của chúa Nguyễn, tổ chức Minh Hương xã ở Hội An đã được thành lập
vào năm 1640. Minh Hương (明 明) đầu tiên có nghĩa là những người thừa tự, hương hỏa
cho nhà Minh. Xã Minh Hương ở Hội An là một cộng đồng gồm nhiều tộc họ, gồm 83 họ
với số lượng dân đinh ngày càng tăng.
Năm
Số dân


1746
805

1747
886

1774
759

1788
1063
Nguồn: [150, tr.28]

Cư dân Việt vốn là cư dân nông nghiệp, cho nên từ sớm đã chiếm lĩnh hầu hết
những vùng đồng bằng. Những người Hoa vốn dĩ là dân di tản, ngụ cư, do vậy, họ phải
chọn nơi sinh cơ lập nghiệp là những dải đất bồi nhỏ hẹp, sát mép bờ những con sông
hoặc gần biển - nơi họ có thể phát huy sở trường giao thương của mình.
Như vậy, từ đầu công nguyên đến thế kỷ XVI, những dòng người Hoa tuy di chuyển
liên tục trong lịch sử nhưng cơ sở kinh tế của họ còn yếu. Do đó, trừ Hội An, ở những nơi
cịn lại của xứ Đàng Trong người Hoa chưa đủ điều kiện để tạo thành những nhóm cộng
đồng riêng biệt, chủ yếu họ vẫn sống xen kẽ với cộng đồng dân cư sở tại
4.1.2. Quá trình người Hoa di cư đến Nam Bộ từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX
Sự di cư của cộng đồng người Hoa đến vùng đất Nam Bộ từ cuối thế kỷ XVII đến
giữa thế kỷ XX có thể chia làm hai nhóm như sau:
Một là, các nhóm người Hoa “Phản Thanh phục Minh” Hai là, các nhóm người Hoa
nhập cư muộn
Các nhóm người Hoa “Phản Thanh phục Minh”
Đàng Trong, chúa Nguyễn thi hành chính sách khuyến khích ngoại thương và có
chính sách bảo vệ thương khách nhằm lơi cuốn thương khách nước ngồi, tăng thêm lợi
tức thu nhập. Vào năm 1682, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền) (1620 –

1687), một thương thuyền Quảng Đông đã bị bọn cướp biển cướp mất thuyền và hàng
hoá, chúa đã lệnh tìm cách lấy lại thuyền trả cho thương khách về nước. Một sự kiện
khác là vào năm 1683, thuyền chủ Lâm Tô trên đường từ Nagasaki đi về phía Nam đã
gặp tai nạn ở quần đảo Nam Sa, 76 thương khách và thuỷ thủ đồn thốt hiểm tới Quảng
Nam. Họ được chúa Nguyễn Phúc Tần ban cho 10 quan bạc, giúp mua thuyền mới, triệu
tập thương khách khởi hành sang Nhật Bản [151, tr.9]. Do vậy, từ thế kỷ XVII thương
nhân Trung Quốc đến buôn bán ở các hải cảng xứ Đàng Trong ngày càng nhiều, “Xứ
Thuận Hoá, đường thuỷ, đường bộ liên tiếp với xứ Quảng Nam, phía hữu xứ Quảng Nam


lại thơng với các nước phiên. Về đường biển thì xứ Thuận Hoá và Quảng Nam cách tỉnh
Phúc Kiến, tỉnh Quảng Đông không đến 3, 4 ngày đường, nên các tàu buôn của Trung
Quốc từ xưa đến nay thường tập trung ở hải phận Thuận Hoá và Quảng Nam” [152,
tr.236].
Người Trung Quốc vốn tự hào về truyền thống văn hóa tổ tiên của họ. Do vậy, mỗi
khi có một dịng văn hóa “dị chủng” tràn vào, đe dọa dịng văn hóa bản địa thì lập tức có
những cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của những người trung thành với triều đại cũ nổi lên
chống lại. Khi thất bại thì họ đồng loạt bỏ xứ ra nghiên cứu ngoài, tụ tập thành những
cộng đồng nhỏ để vừa làm ăn sinh sống, vừa bảo tồn văn hóa của mình (gọi là giữ đạo
trung hiếu). Ngay khi sinh sống ở vùng đất mới, họ vẫn ln tự hào về q hương của
mình: gọi là người Quảng (Quảng Đông), người Tiều (Triều Châu), Khách gia (tức người
Hẹ. “Khách” ở đây là khách ngay tại vùng Hoa Nam vì tổ tiên của họ vốn ở phía Bắc
Trung Quốc)…
Vào thế kỷ XVII, có một đợt nhập cư lớn của di dân người Hoa vào xứ Đàng Trong.
Sự kiện này gắn liền với những biến động lớn trong cục diện chính trị của Trung Quốc.
Sau khi đánh bại vương triều Minh, ngay lập tức, nhà Thanh thi hành chính sách phân
biệt, đối xử rất tàn bạo với những người thuộc triều Minh cũ. Chính sách bắt buộc thay
đổi y phục và cạo đầu dóc tóc vào năm 1645 của nhà Thanh khiến cho bao nhiêu người
Trung Quốc phải lưu vong ra hải ngoại.
Trong khoảng thời gian 1643 – 1683, từ khi quân Mãn Thanh chiếm Bắc Kinh cho

đến khi ngọn cờ “Phản Thanh phục Minh” cuối cùng ở đảo Đài Loan do tướng Trịnh
Thành Công chỉ huy thất bại, có rất nhiều người dân Hoa Nam đã bỏ chạy ra các nước
Đông Nam Á và Việt Nam là một địa điểm hấp dẫn để họ đến định cư. Trong số những
người Hoa đến Nam Bộ giai đoạn này đáng chú ý là nhóm Trần Thượng Xuyên – Dương
Ngạn Địch và nhóm Mạc Cửu.
Đại Nam nhất thống chí ghi rằng:“Năm Kỷ Mùi, năm thứ 32 đời Thái Tôn Hiếu
Triết Hoàng Đế (1679), Trấn thủ nhà Minh là bọn Cao Lôi Liêm và Dương Ngạn Địch
đến qui phụ, vua để cho ở đất Đông Phố của nước Cao Man, mở đất đai, lập phố xá”
[153, tr.1629]; còn theo Đại Nam thực lục tiền biên cũng ghi chép như sau:
Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, vào tháng giêng năm Kỷ Mùi (1679), có “tướng
cũ của nhà Minh là Long mơn Tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hồng Tiến,
Cao Lơi Liêm Tổng binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3.000
quân và hơn 50 chiếc thuyền đến các cửa biển Tư Dung và Đà Nẵng, tự trần là bô thần


nhà Minh, nghĩa là không chịu làm tôi nhà Thanh, nên đến để xin làm tôi tớ”. Chúa
Nguyễn cho phép “binh thuyền của Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào cửa Lơi Lạp (Gia
Định), đến đóng ở Bàn Lân (Biên Hịa). Họ vỡ đất hoang, dựng phố xá”. [154, tr.91]
Một nhóm người Hoa sinh sống tại các làng xã dọc bờ biển miền Trung cũng dần
dần xin gia nhập vào hai binh đoàn của Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên vào tái
định cưở miền Đơng. Từ đó, hai đồn qn Minh triều cũ cùng với người Minh Hương đã
khai khẩn, phá rừng, đào kênh, xây nhà, lập chợ, định cư. Sau hai nhóm quan binh là cựu
thần nhà Minh thì những di dân Trung Hoa tiếp tục đến với Biên Hòa, Mỹ Tho, Gia
Định…. Nhiều người trong số họ là thương nhân, nhất là thời Thanh Thánh Tổ (1662 –
1722) cho phép người dân được vượt biển đi các nước buôn bán. Dương Ngạn Địch và
Trần Thượng Xuyên thay mặt chúa Nguyễn thu thuế (gạo, cá khô, lâm hải sản…) rồi chở
ra Phú Xuân nộp cho triều đình. Về sau, hai vị tướng gốc Hoa này được lệnh phụ giúp
Nặc Ông Nộn bình định đất đai tại Thủy Chân Lạp
Những di dân Trung Hoa, nhất là lực lượng thương nhân từ những thế hệ đầu tiên đã
sớm biết kết hợp lợi thế tự nhiên với thế mạnh của mình để biến nơi đây thành một phố

thị hoạt động buôn bán sầm uất vào bậc nhất trên đất Nam Bộ thời bấy giờ. Đại Nam nhất
thống chí miêu tả: Ở Phố lớn Nông Nại, “Trần Thượng Xuyên chiêu nạp người buôn nhà
Thanh xây dựng phố chợ đường sá, nhà ngói lâu đài san sát ở trên bờ sông, nối liền năm
dặm, chia thành ra ba đường phố. Đường phố lớn, giữa phố lát đá trắng, đường ngang
lát đá ong, đường nhỏ lát đá xanh. Đường rộng bằng phẳng, người buôn tụ tập đông
đúc, tàu biển ghe sông đến đậu neo chen lấn lẫn nhau, cịn những nhà bn bán to lớn ở
đây là nhiều hơn hết, làm thành một chốn đại đô hội. [155; tr.238], [156, tr.1648].
Sau khi Trần Thượng Xuyên mất (1720), ông được chúa Nguyễn phong tặng
“Nguyễn vi vương, Trần vi tướng, đại đại công thần bất tuyệt” (họ Nguyễn làm vương,
họ Trần làm tướng, công khanh đời đời không dứt) và được vua Minh Mạng, Thiệu Trị
phong “thượng đẳng thần”.
Trong khi đó, đến Mỹ Tho, nhóm của Dương Ngạn Địch chủ yếu cũng hoạt động
buôn bán, chung sức cùng người Việt xây dựng cuộc sống mới. “Phía Nam lỵ sở (tức
Trấn Định Tường) là chợ phố lớn Mỹ Tho, mái ngói cột chạm phủ, đình cao, nha thự
rộng, thuyền bè sông biển ra vào, buồm thuyền trông như mắc cửi, thật là nơi đô hội lớn
phồn hoa huyên náo.” [155; tr.241]
Sau nhóm Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch một năm (tức vào năm 1680),
Mạc Cửu vốn người Lơi Châu, Quảng Đơng, khơng chịu gọt tóc theo lệnh của nhà


Thanh, đã để tóc dài chạy qua phương Nam. Theo Đại Nam nhất thống chí, có“người
Quảng Đơng nhà Thanh là Mạc Cửu đến ngụ ở Cao Man, thấy đất Man Khảm có người
bn bán ở các nước đến tụ tập, liền chiêu tập dân các xứ Phú Quốc, Hương Úc, Rạch
Giá, Cà Mao, lập ra bảy xã, ông tự quản hạt để làm chỗ ở” [156, tr.1775-1776]. Sau đó,
Mạc Cửu được chúa Nguyễn Phúc Chú cho làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là
Cửu Ngọc Hầu (năm 1708) [155, tr.159]. “Tuy Mạc Cửu là người khai sáng đất Hà Tiên,
nhưng người mở mang trấn này lại chính là con ông, Mạc Thiên Tứ” [155, tr.252]. Từ
năm 1736, Mạc Thiên Tứ được kế tập, sau đó thăng làm Khâm sai Đô đốc, phong tước
Tông Đức hầu [155, tr.160, 252]. Mạc Thiên Tứ chiêu tập văn nhân tài nghệ các xứ đến
Hà Tiên, lập Tao đàn Chiêu anh các, mua sách vở, thường ngày cùng nhau giảng luận,

xướng hoạ. Trong số những văn nhân đến vùng đất này có thể kể đến Châu Phát, Trần
Minh Hạ, Châu Cảnh dương, Ngô Chi Hàn, Lý Nhơn Trưởng, Trần Duy Đức, Trần Dược
Uyên, Trần Tự Nam, Từ Hoằng, Lâm Duy Tác, Tạ Chương, Đơn Bỉnh Ngự, Lương Đắc
Lộ, Từ Hiệp Phỉ, Từ Đăng Cơ vốn người tỉnh Phúc Kiến; ngồi ra cịn có nhóm người ở
tỉnh Quảng Đơng như Lâm Kỳ Nhiên, Tơn Thiên Thuỵ, Lương Hoa Phong, Tôn thiên
Trân, Lệ Phùng Cát, Thang Ngọc Sùng, Dư Tích Thuần, Trần Thuỵ Phụng, Dư Triệu
Dinh, Trần Thiệp Tứ, Vương Húc, Hoàng Kỳ Trấn, Trần Bá Phát…
Như vậy, vùng đất Hà Tiên dưới sự tổ chức, cai quản trực tiếp của họ Mạc, nhất là
thời của Mạc Cửu (1655–1736) và Mạc Thiên Tứ (1706–1780) trở thành một thương
cảng quan trọng từ cuối thế kỷ XVII:
“Chợ trấn trơng về đơng là bến hồ, ở đó có trại cá, phía bắc cơng khố là miếu Hội
Đồng, phía bắc miếu có xưởng sửa thuyền, chia khu ngang dọc, lấy đường lớn làm ranh;
phía tả miếu Quan Thánh là phố Điếu Kiều, đầu bến có bắc cầu ván thơng ra biển tiếp
với hịn Đại Kim, phía đơng phố Điếu Kiều là phố chợ cũ, qua phía đơng chợ này là phố
chợ Tổ Sư, kế nữa là phố lớn, tất cả đều do ông Mạc Tông gầy dựng từ trước. Đường sá
giao nhau, phố xa nối liền giữa người Việt, người Tàu, người Cao Miên, người Chà Và
đều họp nhau sinh sống, ghe thuyền ở sông biển qua lại nơi đây như mắc cửi, thật là một
đại đô hội ở nơi dọi biển vậy” [155, tr.246].
Từ chính sách cởi mở của các chúa Nguyễn, sau đó là các vua Nguyễn, người Hoa
sinh sống tại Việt Nam đến đời thứ hai đã được xem như là người Việt. Khi khảo sát đền
thờ và lăng mộ của họ Mạc tại núi Bình San (hay còn gọi là núi Lăng) thuộc vùng đất Hà
Tiên, chúng tôi nhận thấy trên đầu bia mộ của Mạc Thiên Tích ghi rõ hai hàng chữ
“Hồng Việt”, chứng tỏ Mạc Thiên Tích đã được xem như người Việt. [157, tr.105]


Nông Nại Đại Phố, cuộc nổi loạn của thương khách Phước Kiến Lý Văn Quang
(1747) và trận chiến giữa Tây Sơn với Nguyễn Ánh (1776) đã làm khu đô hội này bị tàn
lụi. Từ đấy, “đất này trở thành vườn gị hoang. Sau khi Trung hưng, tuy có người trở về,
nhưng chưa bằng một phần trăm (mười phần ngàn) lúc trước.” [155, tr.238]
Cịn vùng đất Mỹ Tho thì có hai biến cố khiến người Hoa phải xiêu tán đi nơi khác,

trong đó có một bộ phận về Sài Gịn.
Biến cố thứ nhất, năm 1688, phó tướng Long Mơn là Hồng Tấn làm phản, giết
Dương Ngạn Địch, rồi dời binh đến đóng ở xứ Rạch Nam (Định Tường), chiếm cứ nơi
hiểm yếu, cướp bóc… Sau đó, Hồng Tấn bị quan qn chúa Nguyễn lập mưu giết chết.
Biến cố thứ hai, Mỹ Tho là chiến trường giữa chúa Nguyễn với quân Tây Sơn, bị
“đốt phá gần hết”. Đến năm 1788, dân cư“dần dần trở về, tuy nói trù mật, nhưng so với
xưa chưa được phân nửa”. [155, tr.241]
Hà Tiên cũng không yên ổn vì nạn giặc cướp biển, bị Nặc Bồn xâm lấn (1739), bị
vua Cùi Tiêm La uy hiếp (1766), bị Trần Thái dấy lên làm loạn, sau lại bị quân của Tiêm
La chiếm đóng, phá sạch nhà cửa vào năm 1771… Đây là giai đoạn khiến cho cộng đồng
cưdân ở Hà Tiên phải xiêu tán, trong đó có người Hoa.
Sự bất ổn của ba điểm tụ cư lớn người Hoa thời kỳ đầu đã khiến cho cộng đồng này
phải xiêu tán khắp nơi và sau đó họ lại dồn về tụ điểm chính là Sài Gịn – Chợ Lớn. Số
lượng người Hoa tụ hội về Sài Gòn – Chợ Lớn (cịn được gọi là Đề Ngạn) ngày càng
đơng và họ cư trú một cách tập trung. Ngoài ra, từ năm 1790, Nguyễn Ánh đã cho xây
dựng “Gia Định kinh” gồm thành Gia Định và vùng đất Bến Nghé – Sài Gòn. Từ những
chuyển biến trên, đến đầu thế kỷ XIX, Sài Gòn – Chợ Lớn trở thành nơi tụ hội về kinh tế,
văn hoá của cả vùng đất Nam Bộ. Do vậy, nơi đây thu hút nhiều nhân tài vốn là người
Minh Hương, Thanh Hà từ Huế, Hội An, như Võ Trường Toản, Trịnh Hội (ơng nội của
Trịnh Hồi Đức), Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh…
Thực tế cho thấy, thương mại là thế mạnh của người Hoa và từ hoạt động bn bán,
giới thương nhân Hoa đã có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành khu phố
thị Chợ Lớn, biến nơi đây trở thành khu phố chợ sầm uất bậc nhất vùng đất phương Nam:
các con đường “đan xuyên nhau như chữ điền, phố xá liền mái nhau, người Việt và người
Tàu ở chung lộ dài độ 3 dặm. Hàng hóa trong phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy
má, châu báu, trang sức, hàng sách vở, tiệm thuốc, tiệm trà, tiệm hủ tíu. Hai đầu nam
bắc bến sơng khơng có gì là khơng có” [155, tr.229]. Chợ Lớn trở thành đầu mối cung
cấp hàng hóa cho cả khu vực mà hầu hết những nhà buôn lớn là người Hoa. Vì thế, khơng



phải vơ cớ mà có ý kiến nhận xét rằng: Chợ Lớn là nơi tập trung tất cả nền thương mại
của cả vùng đất phương Nam với số lượng đáng kể người Hoa độc quyền trong nhiều lĩnh
vực buôn bán.
Trong q trình cộng cư, những nhóm di dân người Hoa đã góp phần khai hoang,
lập nên làng xã, chợ phố và nỗ lực đấu tranh bảo vệ vùng đất mới. Trong q trình đó đã
sản sinh ra hiện tượng “đa ngữ”, có nhiều người thơng thạo tiếng nói của người Phước
Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam, Tây Dương, Xiêm La. Trong giao tiếp hàng
ngày thường pha trộn các thứ tiếng của người Hoa, người Việt với người Cao Miên.
Các nhóm người Hoa di cư muộn
Sau phong trào di tản của các nhóm người Hoa “Phản Thanh phục Minh”, làn sóng
di dân của người Hoa tạm thời lắng xuống khi chính quyền Mãn Thanh ổn định được bộ
máy thống trị trên tồn lãnh thổ, ngăn cản làn sóng vượt biển di cư nhằm hạn chế sự nổi
loạn và quản lý vùng ven biển Hoa Nam. Chính sách hải cấm của nhà Thanh có nêu:
“Tất cả những người đang sống ở nước Phiên tìm cách khơng trở về nước lại cịn ăn cắp
tin tức của những kẻ trở về lén lút, nếu bắt được lập tức bị xét xử theo luật pháp”. “Tất
cả quan lại binh lính tự ý giao dịch với người các đảo ở hải ngoại hoặc những người đã
xuất ngoại cũng bị khép vào tội phản nghịch tư thông với kẻ thù; bọn quan lại ở địa
phương đồng mưu với kẻ phạm tội cũng bị xử tội giống như thế” [158, tr.24].
Đến năm 1865, nhà Thanh mới cho phép thuyền buôn Trung Quốc xuất bến đến các
nước láng giềng buôn bán. Đây là thời điểm tái phát việc di dân và trong giới thương
bn cũng có khơng ít người ở lại lập nghiệp luôn tại Việt Nam. Họ đã nhóm họp ở các
bến cảng, lập các phố thị để bn bán, lập các xóm nghề sản xuất hàng thủ công (mộc,
gốm, đá…), chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm, hoặc tìm đến làm ăn bn bán tạp
hóa (chạp phô) ở các chợ làng, chợ huyện…
Hai năm sau cuộc Chiến tranh nha phiến (1840), chính quyền Mãn Thanh ký kết
Hiệp ước Thiên Tân với Anh quốc (1842) quy định việc bảo vệ nhân thân, quyền lợi của
kiều dân Anh và Trung Quốc. Tiếp đó, vào năm 1852, sau khi phong trào Thái Bình
Thiên Quốc bùng nổ (1851 – 1864), một văn bản được ký kết giữa hai bên, bổ sung cho
Hiệp ước Thiên Tân: xác định quyền đặt lãnh sự của Trung Quốc tại các nước thuộc Anh
và quyền bảo vệ kiều dân của các nước đó. Có thể nói đây là điều kiện thuận lợi cho việc

người Hoa tiếp tục di cưra nước ngoài. Nhiều người Hoa sau phong trào phản Thanh
phục Minh đã “thổ phỉ hóa” trở thành giặc Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Vàng, … theo chân các
đồn thương gia, đủ loại thành phần tìm đến những chân trời mới, trong đó có Việt Nam.


Giặc Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Vàng tung hoành ở nhiều tỉnh thành miền Bắc Việt Nam.
Trong khi đó, ở Đàng Trong, khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1862)
gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, rồi sau đó xâm chiếm ln 3 tỉnh miền Tây Nam
Kỳ (1867) gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên thì một bộ phận người Hoa đã tòng quân
diệt giặc. Đến năm 1885, cuộc xung đột vùng biên giới phía Bắc Việt Nam giữa Pháp và
Trung Quốc khép lại bằng Hiệp ước “Hịa bình, Hữu nghị và Thương mãi”, trong đó nhà
Thanh công nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. Sau khi cơ bản đặt ách
thống trị ở Việt Nam, thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa Đông
Dương. Thời điểm này Đông Dương trở thành nơi cung ứng nhân lực lao động, trung tâm
xuất khẩu lúa gạo và là thị trường tiêu thụ hàng hóa, cho nên thu hút lực lượng di cư đến
đây, trong đó di dân người Hoa là một trong những nguồn nhân lực quan trọng. Ngoài lực
lượng người Hoa đã đến đây sinh sống từ trước, lao động người Hoa được tuyển thẳng từ
Trung Quốc đưa sang Việt Nam làm việc ở các trung tâm kỹ nghệ, công trường, cơ sở sản
xuất… Thêm vào đó là lực lượng di dân tự do, làm cho dân số người Hoa ở Việt Nam
nhanh chóng tăng cao.
Trong suốt thế kỷ XVIII, XIX, làn sóng di cư của người Hoa đến Nam Bộ vẫn tiếp
tục diễn ra. Một thống kê vào năm 1819 cho biết, mỗi năm có hàng ngàn người Trung
Hoa tới Việt Nam và từ 30% đến 40% trong số người đó ở lại đây lập nghiệp. Những di
dân Hoa đến Nam Việt Nam trong các thế kỷ XIX, XX thường chọn địa bàn cư trú là khu
vực phố thị, giao lộ của những trục giao thơng chính hay bến cảng. Cho đến trước khi
thực dân Pháp xâm lược Việt Nam thì Nam Việt Nam có khoảng 40.000 người Hoa, sinh
sống chủ yếu ở các đơ thị, trung tâm kinh tế, trong đó Sài Gòn – Chợ Lớn là nơi người
Hoa quy tụ đơng đảo. Trước làn sóng di cư mạnh mẽ của người Hoa, chính quyền thực
dân đã ban hành Nghị định tháng 11/1862 nhằm hạn chế bớt sự di dân của người Hoa đến
Nam Kỳ. Theo đó, người Hoa chỉ được chấp nhận lưu trú tại Nam Kỳ khi họ làm thủ tục

đăng ký và đóng thuế, nếu khơng họ sẽ bị gởi trả về nguyên quán. Một thống kê khác vào
năm 1889 cho thấy số người Hoa nhập cư là khoảng 50.000 người; trong đó có 16.000
người sống ở Chợ Lớn, 7.000 người ở Sài Gịn, 5.000 người ở Sóc Trăng, 4.000 người ở
Trà Vinh, khoảng 3.000 ngườ Gia Định, Cần Thơ, Bạc Liêu, Mỹ Tho và gần 1.500 người
ở vùng Sa Đéc, Châu Đốc [159, tr.51].
Trong cuốn hồi ký về xứ Đơng Dương của mình, Tồn quyền Đơng Dương Paul
Doumer cho rằng tại Nam Kỳ thì Chợ Lớn là nơi có sự phát triển vượt trội. Ơng xem
“Chợ Lớn thành một thành phố Trung Hoa” với khoảng 50.000 người Hoa cư ngụ (năm


×