Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

giới thiệu về sách động lực chèo lái hành vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.13 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Daniel H. Pink (2013) tác giả cuốn sách “Động lực chèo lái hành vi - Sự
thật kinh ngạc về những động cơ thúc đẩy động lực của con người” đã đưa ra
những luận điểm mới về động lực làm việc của con người trong thế kỷ. Tác giả
nhận định rằng các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay chưa khai thác và đánh giá
đúng vai trị của nó do vẫn cịn lệ thuộc nhiều vào các mơ hình tạo động lực cũ.
Cuốn sách chỉ ra rằng động lực của con người được biểu hiện qua 3 mức. Cuốn
sách đề cao và khuyến khích sử dụng động lực 3.0 - Tăng cường các biện pháp
tạo động lực nội tại bên trong mỗi con người, phát huy tính chủ động, tinh thần,
nhiệt huyết mỗi cá nhân. Trên thực tế tùy vào từng hồn cảnh cụ thể, tùy người
lao động, tùy cơng việc để áp dụng các động lực. Cần có sự kết hợp hài hòa cả
ba loại động lực 1.0, 2.0, 3.0. Đôi khi, tại cùng một thời điểm nhất định cần phải
kết hợp cả ba loại động lực.


NỘI DUNG
Cuốn sách tâm lý học hành vi này là tác phẩm của Daniel H. Pink dựa
trên những nghiên cứu về động lực con người. Trải qua hơn bốn thập kỷ, Pink đã
cho ra đời cuốn sách Động lực chèo lái hành vi. Trong đó, chỉ ra rất rõ những
khác biệt nổi trội giữa thực tế, lý thuyết. Đặc biệt, những tác động của chúng ta
tới cuộc sống cũng được chỉ ra vô cùng rõ nét.
Một trong những nội dung trung tâm, xuyên suốt mà tác giả muốn chỉ ra
đó là động lực nào đã thúc đẩy thực sự hành vi của con người. Ông đã chỉ ra và
phân loại một cách logic thứ hạng các động lực điều chỉnh hành vi của con
người qua các thời kì mà ơng phân chia thành động lực 1.0; 2.0 và 3.0.
Bằng những nghiên cứu của mình, Pink đã tạo ra một cuốn sách tâm lý
học hành vi tuyệt vời. Động lực chèo lái hành vi đã chỉ ra cho chúng ta đâu mới
là những yếu tố tạo nên động lực thật sự cho con người.
Với những ai đã từng đọc cuốn sách này, có thể tâm đắc với nhiều điều
trong cuốn sách này. Nhưng với bản thân tôi, tôi tâm đắc nhất với những luận
giải xúc tích dễ hiểu của ơng về động lực ngoại lai 2.0 và động lực nội tại 3.0. Ở


một khía cạnh nào đó, những luận giải này vẫn còn nguyên giá trị ở nhiều lĩnh
vực, ngành nghề khác nhau; từ các công ty trong việc điều hành, nâng cao năng
suất lao động của người công nhân; hay như ở các công sở, cơ quan nhà nước,...
Động lực 2.0 – động lực ngoại lai. Không phải là động
lực bền vững nhất
Nếu như động lực 1.0 gắn liền với những nhu cầu thiết yếu của con người
như: ăn, mặc, ở, ... gắn với thời kì sơ khai của con người. Thì khi nhắc đến động
lực ngoại lai 2.0. Tại sao nói là ngoại lai? Thực chất đây là những động lực xuất
phát từ bên ngoài tác động đến việc điều chỉnh hành vi của con người. Thơng
qua hình ảnh “chiếc gậy và củ cà rốt” một hình ảnh trìu tượng cho việc dùng
khen thưởng hay xử phạt để điều chỉnh hành vi con người. Và chúng ta vẫn
thường thấy nó được áp dụng ở các cơng ty, nhà máy, xí nghiệp hay kể cả cơ
quan nhà nước để điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên trong đó. Chiến lược


đằng sau nó là các phần thưởng sẽ thúc đẩy hành vi mong muốn. Trái lại, sự
trừng phạt có mục đích ngăn chặn hành vi khơng mong muốn. Và ơng cũng chỉ
ra được tính tích cực của động lực này, nhưng hạn chế của nó sẽ nhiều hơn. Con
người sẽ dần làm việc như một cái máy, mà chúng ta biết rằng công việc của con
người không chỉ làm lặp đi, lặp lại một hành động, tạo thành những phản xạ có
điều kiện như trong thí nghiệm của Páp-lốp. Mà con người ln cần thứ sáng
tạo, tích cực, đổi mới và đạt hiệu quả cao trong công việc. Và dần dần chính
động lực 2.0 này đã thực sự giết chết một con người, giết chết một động lực
quan trọng, là nguồn hứng khởi của sự sáng tạo vô tận, sự miệt mài trong cơng
việc. Đó chính là động lực 3.0 – động lực từ nội tại của mỗi con người.
Động lực 3.0 động lực thực sự điều chỉnh hành vi tích cực ở con người
Nhắc đến động lực 3.0, tác giả đã nói rằng đây là động lực nội tại. Thực sự
qua những ví dụ, những luận giải của tác giả; chúng ta có thể thấy động lực thực
sự để điều chỉnh những hành vi tích cực ở con người đó là sự hứng thú, sự say mê
trong cơng việc. Đây là điều tôi tâm đắc nhất với quan điểm của tác giả. Chính sự

hứng thú, say mê đã khiến cho những hành vi của con người diễn ra không phải là
một cái máy nữa. Đó là sự miệt mài, hăng say trong cơng việc để đạt đến sự hồn
hảo như tác giả đã luận giải. Đây mới thực sự là động lực vĩnh cửu để tiếp diễn
những hành vi tích cực. Họ làm việc vì đam mê, vì tiến lên những đỉnh cao mới
thì sẽ khơng có điều gì có thể ngăn cản họ. Họ có thể vùi đầu vào công việc mà
không cần ai phải nhắc nhở, bản thân họ sẽ luôn tự giác với công việc, trách
nhiệm với cơng việc và trách nhiệm với chính bản thân mình. Và thực chất những
gì mà tác giả luận giải về động lực 3.0 - động lực nội tại, dưới góc độ tâm lý học
hoạt động đó chính là chúng ta đi xây dựng động cơ đúng đắn, thúc đẩy các hành
vi mạnh mẽ để đạt được mục đích đã định.
Những nội dung về động lực điều chỉnh hành vi ở con người có tính ứng
dụng rất cao trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Trên
cương vị là một người giáo viên Tiểu học. Tơi cho rằng để tạo nên những hành vi
tích cực ở các em học sinh, ngoài những biện pháp như: khen thưởng, biểu dương


kết hợp với xử phạt; tạo một mơi trường tích cực cho các em,... thì vấn đề cốt lõi
đề tạo nên sự tích cực trong học tập đó chính là đi xây dựng động cơ học tập
đúng đắn mà những trạng thái của động cơ đó chính là sự say mê, hứng thú hay
thiên hướng trong học tập. Chỉ có như vậy mới thực sự tạo nên tính tích cực trong
học tập và rèn luyện của các em; để các em có thể hình thành những phẩm chất
nhân cách đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của mục tiêu giáo dục tiểu học đề ra.
Theo tôi để tạo được hứng thú, sự say mê trong học tập cho các học sinh Tiểu học
cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Tạo hứng thú học tập bằng cách làm cho học sinh nhận thức được mục
tiêu, lợi ích của bài học
Động cơ học tập đúng đắn chỉ có thể được xây dựng trên sự hiểu biết sâu
sắc về nhiệm vụ học tập, những mục đích đúng đắn. Vậy vấn đề gì thu hút sự
quan tâm, chú ý tìm hiểu của các em? Trả lời được câu hỏi này nghĩa là người
giáo viên đã sống cùng với đời sống tinh thần của các em, biến đổi những nhiệm

vụ học tập khô khan phù hợp với những mong muốn, nhu cầu, sở thích, nguyện
vọng (tất nhiên là phải tích cực, chính đáng) của học sinh.
Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho học sinh ý thức
được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập. Mục tiêu này có thể được trình
bày một cách tường minh ngay trong tài liệu học tập hoặc có thể trình bày thơng
qua các tình huống dạy học cụ thể. Ngay từ những ngày đầu học sinh đến
trường, chúng ta cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học một cách
tích cực và thiết thực: Con mà biết chữ thì thật là thú vị. Cơ có thể viết cho con
lời nhắn, con có thể đọc truyện… Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ được một
bức tranh đẹp, làm thế nào để mẹ và cô biết là của con. Hãy học để viết tên lên
đồ chơi và tranh nhé! Và đây là căn nhà đầy đồ chơi. Chìa khóa để mở có ghi
một chữ, ai biết đọc sẽ mở được ngay. Đây là một vương quốc thật diệu kì chỉ
dành cho những người biết đọc, biết viết…
Với mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính lợi
ích của một nội dung nào đó. Chẳng hạn, sự cần thiết của dấu phẩy sẽ được làm


rõ khi chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai câu: Đêm hôm, qua cầu gãy và Đêm
hôm qua, cầu gãy. Tính lợi ích của một nội dung dạy học cũng được thể hiện rõ
khi chúng ta đặt ra sự đối lập giữa “có nó” và “khơng có nó”, ví dụ: Điều gì sẽ
xảy ra khi chúng ta khơng có chữ viết? Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta khơng
có những từ đồng nghĩa, khơng có câu ghép?...
Tạo hứng thú học tập bằng cách tác động vào nội dung dạy học
Nội dung dạy học được chia ra rất nhiều cấp độ. Làm thế nào để những
nội dung dạy học này trở nên hứng thú với học sinh?
Đó có thể là một lời vào bài hấp dẫn cho một giờ học, cách thức đặt vấn
đề làm sao cho học sinh phải suy nghĩ, phải quan tâm đến nội dung. Hứng thú
của học sinh cũng được khơi dậy từ việc chỉ ra những nội dung có trong bài, từ
những ví dụ, những câu chuyện mà người giáo viên nêu ra.
Ngay cả những vấn đề lí thuyết khơ khan cũng đều có thể gây hứng thú

cho học sinh nếu chúng ta biết lựa chọn ngữ liệu khai thác trong nội dung của
bài học.
Tạo hứng thú học tập bằng cách phối hợp các phương pháp và các hình
thức dạy học linh hoạt
Ngồi việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú của
học sinh cịn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình
thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức
dạy học dưới dạng các trò thi đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ
chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học dự án, tổ chức dạy học ngồi
khơng gian lớp học...
Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên
trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung. Được tổ chức một
cách khoa học, học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở
trường, tinh thần và kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm. Trong giờ
học Tiếng Việt, biện pháp này đã tạo nên một môi trường giao tiếp tự nhiên,


thuận lợi, đó là hoạt động giao tiếp nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm của những người bạn.
Dạy học ngồi trời giúp học sinh tìm hiểu rất nhiều kiến thức, kĩ năng từ
cuộc sống. Dạy học ngoài trời là một hình thức tổ chức dạy học có nhiều lợi thế
để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh, một năng lực cần thiết cho tất cả
mọi môn học.
Dạy học ngoài trời tạo điều kiện để học sinh quan sát thiên nhiên, chơi các
trò chơi… nhằm gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em. Tổ chức tiết học
ngoài trời sẽ giúp học sinh tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải
tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. Các em có điều kiện gần gũi, hiểu
biết về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và mơi trường sống xung
quanh. Hoạt động ngồi lớp cịn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu,
sở trường, đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học

hỏi lẫn nhau.
Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa
thầy và trò, trò và trò
Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và
trị, giữa các trị cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học
hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự
hứng thú cho cả thầy và trị. Bởi vì, học là hạnh phúc khơng chỉ vì những lợi ích
mà nó mang lại, mà hạnh phúc cịn nằm ngay trong chính sự học


KẾT BÀI
Qua cuốn sách Daniel muốn truyền đạt tới mọi người một lối tư duy mới
về động lực thông qua thí nghiệm của 2 nhà tâm lý học Harlow và Deli đó chính
là động lực 3.0. Nó đánh đổ phương pháp khơi gợi động lực cũ về cây gậy – củ
cà rốt đã lỗi thời. Động lực 3.0 được thể hiện ở nhu cầu bẩm sinh muốn điều
khiển cuộc sống của chính mình, muốn học hỏi, kiến tạo những thứ mới mẻ,
muốn vươn lên những tầm cao mới, vượt qua chính mình và thế giới xung
quanh. Trên thực tế tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, tùy người lao động, tùy cơng
việc để áp dụng các động lực. Cần có sự kết hợp hài hòa cả ba loại động lực 1.0,
2.0, 3.0. Đôi khi, tại cùng một thời điểm nhất định cần phải kết hợp cả ba loại
động lực.
Mặc dù đã chỉ ra những động lực thúc đẩy đến hành vi con người và phân
loại chúng theo các thứ bậc gắn với từng thời kỳ lịch sử của con người. Tuy
nhiên, cũng có những điều bản thân chưa thực sự đồng ý với nội dung của cuốn
sách. Do là một nhà tâm lý học theo trường phái tâm lý học hành vi, cho nên tác
giả đã luận giải các động lực thúc đẩy đến hành vi của con người còn phiến diện.
Chưa nhìn thấy hết những động lực mang ý nghĩa xã hội to lớn, lâu dài mới thực
sự động lực chủ đạo, xuyên suốt tạo nên tính tích cực trong hành vi của con
người. Và việc phân chia thành các động lực 1.0, 2.0 và 3.0 chỉ là mang tính

chất tương đối, khơng thể phân chia gắn liền với giai đoạn lịch sử phát triển loài
người. Mà xét theo đó, ở giai đoạn lịch sử nào thì cả 3 động lực (hay là nhu cầu,
động cơ, mục đích dưới góc độ tâm lý học hoạt động) đều tồn tại.
Tuy nhiên, những giá trị và đóng góp của tác phẩm này là khơng thể phủ
nhận. Dưới góc độ là một người làm công tác giáo dục, khi đọc cuốn sách này
cũng đã cho tơi những góc nhìn đa chiều hơn về động lực thúc đẩy hành vi ở con
người. Những điều bổ ích trong cuốn sách này cũng sẽ giúp tăng thêm những


hành trang của bản thân trong quá trình giảng dạy, giúp hình thành những hành
vi tích cực ở các em học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay.



×