Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở đbscl trong giai đoạn 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.72 KB, 30 trang )

GVHD: Lê Trần Thiên Ý
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Miền Tây Nam Bộ hay còn gọi là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là một
bộ phận của sông Mê Kông, có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và
Tây Nam giáp biển, có đường bờ biển dài 700km, thuận lợi cho phát triển kinh tế
biển, du lịch, hàng hải và thương mại.
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh thành (An Giang,
Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên
Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) với gần 4 triệu
ha đất tự nhiên. ĐBSCL là vùng đất phù sa màu mỡ, có diện tích mặt nước rộng
lớn và đa dạng về hệ sinh thái. Là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm, có vựa
lúa lớn nhất cả nước, đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 90-95% lượng gạo xuất
khẩu hàng năm. Hàng năm cung cấp 70% lượng trái cây cho cả nước (Theo Báo
điện tử Kinh tế nông thôn).
Khai thác và nuôi trồng thủy sản cũng là một lợi thế mạnh ở ĐBSCL với
gần 824.000 ha diện tích nuôi thủy sản năm 2009, sản lượng đạt trên 1,9 triệu tấn
vào năm 2009, chiếm gần 75% diện tích nuôi và 70% sản lượng thủy sản nuôi
của cả nước, đồng thời chiếm 89% diện tích và 93% sản lượng ở các tỉnh phía
Nam. Trong đó ngành nuôi trồng và xuất khẩu cá tra và cá basa chiếm tỷ lệ cao,
với diện tích nuôi khoảng hơn 400.000 ha, tổng sản lượng trung bình hàng năm
trên dưới 1 triệu tấn, chiếm gần 49% diện tích nuôi và khoảng 53% sản lượng
thủy sản của ĐBSCL (Theo thông tin Thương mại). Năm 2010 diện tích nuôi
thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt 830.000ha, sản lượng đạt 2,97 triệu
tấn.
Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên 150 của tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Gia nhập WTO, Việt Nam có thể mở rộng thị
trường xuất khẩu, đồng thời được cạnh tranh bình đẳng trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các đối thủ
SVTH: Võ Thúy Ngân
1


GVHD: Lê Trần Thiên Ý
ngay trong thị trường nội địa. Khi mà công nghệ sản xuất vẫn còn lạc hậu làm
cho giá thành sản phẩm cao không đủ sức cạnh tranh với các hàng nông sản ở
nước ngoài. Việc gia nhập WTO đem đến nhiều thuận lợi cũng như thách thức
cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, cho ngành xuất khẩu thủy sản nói riêng và
đặc biệt là ngành xuất khẩu cá tra, cá ba sa.
Trong khoảng bốn năm gần đây (từ 2006 đến 2010) nghề nuôi trồng cá tra,
cá ba sa phát triển nhanh chóng ở ĐBSCL, đồng thời trong thời gian đó người
nuôi cá gặp không ít khó khăn khi bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới năm 2008, lạm phát cao, đến những vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba
sa, bên cạnh đó tình trạng nuôi cá tự phát, theo phong trào diễn ra làm cho nguồn
nguyên liệu không ổn định, dẫn đến giá cả bấp bênh gây thiệt hại cho người nuôi.
Sự phát triển của nghề nuôi trồng và xuất khẩu cá tra, cá ba sa hiện nay đã
đem lại giá trị xuất khẩu cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cung
ứng hơn 65% sản lượng xuất khẩu hàng năm, đóng góp trên 13% GDP cho cả
nước và đứng thứ ba về khối lượng GDP cho cả nước, giải quyết được số lượng
việc làm lớn cho nông dân, song song đó, ngành xuất khẩu cá tra, cá ba sa phải
đối mặt với nhiều thử thách, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành xuất khẩu thủy sản
của cả nước và đời sống người nuôi cá cụ thể ở ĐBSCL. Vì vậy việc “Phân tích
tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL trong giai đoạn 2009-2010”
nhằm hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL trong hai năm
2009-2010, cũng như tìm ra một số giải pháp để ổn định và phát triển bền vững
cho ngành xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL trong tương lai.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung là “Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn 2009-2010”. Từ đó nhận xét đồng thời đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL
trong thời gian tới.
SVTH: Võ Thúy Ngân

2
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
2.2. Mục tiêu cụ thể :
• Phân tích thực trạng nuôi trồng và xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL.
• Phân tích những khó khăn và thuận lợi của hoạt động xuất khẩu cá tra, cá ba
sa ở ĐBSCL.
• Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở
ĐBSCL.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Thời gian của số liệu được lấy: Chủ yếu từ năm 2009-2010.
 Nội dung nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa tại vùng ĐBSCL
từ năm 2009-2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo của niên giám thống kê, từ sách, báo, tạp
chí chuyên ngành (kinh tế nông nghiệp), Internet và các phương tiện truyền thông
để phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả thông qua số tương đối (số
tương đối động thái, số tương đối so sánh, số tương đối kết cấu) và số tuyệt đối
cùng với việc phân tích đánh giá nhằm tìm hiểu tình hình xuất khẩu cá tra, basa ở
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
SVTH: Võ Thúy Ngân
3
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NUÔI VÀ XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ
BASA Ở ĐBSCL HAI NĂM 2009 - 2010
1.1. Thực trạng nuôi trồng và vùng sản xuất trọng điểm cá tra, cá basa ở

ĐBSCL năm 2009-2010:
1.1.1. Thực trạng nuôi trồng cá tra, cá basa ở ĐBSCL năm 2009-2010:
Đồng Bằng Sông Cửu Long vốn có truyền thống nuôi cá tra, cá basa từ lâu.
Trước đây, cá tra được nuôi phổ biến trong ao, đăng quần, bãi bồi và nuôi lồng
bè. Cá basa chủ yếu được nuôi trên các con sông lớn thuộc các tỉnh An giang,
Đồng Tháp. Đến nay cá tra, cá basa đã được nuôi ở hầu hết các tỉnh, thành trong
khu vực, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và cung cấp nguyên liệu cho chế
biến xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cá tra, cá
basa.
Cùng với sự thành công về năng về năng suất chăn nuôi, ngành công nghiệp
chế biến cá tra, cá basa cũng có sự tiến bộ vượt bậc. Nếu thời điểm năm 2005,
toàn vùng ĐBSCL chỉ có 103 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất
thiết kế đạt trên 638 nghìn tấn, trong đó có 36 nhà máy có chế biến cá tra, cá
basa, tổng công suất thiết kế 273 nghìn tấn/ năm. Đến tháng 6/2008, số lượng nhà
máy có chế biến cá tra, cá basa đã tăng lên thành 84 nhà máy với tổng công suất
đạt gần 1 triệu tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các địa phương như: An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang. Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn năm 2010, toàn vùng ĐBSCL có trên 193 nhà máy chế biến thuỷ sản (chủ
yếu là Tôm và cá tra) với công suất thiết kế trên 1,2 triệu tấn/năm, so với năm
2003 tăng 2 đến 3 lần về số nhà máy, tăng hơn 2,7 lần về công suất.
Mặc dù diện tích nuôi được mở rộng, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu luôn tăng qua từng năm song nghề nuôi cá tra, cá basa tại khu vực ĐBSCL
SVTH: Võ Thúy Ngân
4
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
vẫn chưa thật ổn định. Trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi
trường, biến động về thị trường, giá cả. Trong những tháng đầu năm 2008, người
nuôi cá tra, cá basa đang đứng trước nguy cơ thua lỗ do chi phí sản xuất tăng ở
mức 14.000-15.000 đồng/kg (tương đương với giá bán ở thị trường), mà chi phí
thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn, nhất là trong giai đoạn trước khi thu hoạch.

Những tháng đầu năm 2009, toàn vùng ĐBSCL khoảng 30% diện tích nuôi
cá tra, cá basa bị “treo hầm” do ảnh hưởng của đợt thua lỗ vào cuối năm 2008,
người nuôi không đủ điều kiện về tài chính để tái đầu tư. Tuy nhiên những dự báo
về nguồn cung thị trường sụt giảm, cầu tăng đã làm cho người nuôi đặt niềm tin
trở lại vào con cá tra, cá basa.
Tình hình nuôi cá tra, cá basa tại ĐBSCL trong năm 2009 tương đối ổn định,
diện tích thả nuôi đạt gần 6.756 ha. Diện tích nuôi cá tra, basa cao nhất tại một số
tỉnh như sau:
BIỂU ĐỒ 1.1:TỶ TRỌNG NUÔI CÁ TRA, BASA Ở ĐỒNG THÁP,
CẦN THƠ, AN GIANG NĂM 2009
(Nguồn:Theo thống kê của Cục Nuôi trồng thủy sản)
SVTH: Võ Thúy Ngân
5
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
Qua biểu đồ 1.1 thể hiện tỷ trọng nuôi cá tra, basa của của các tỉnh trọng điểm
của vùng ĐBSCL năm 2009 và cụ thể là Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang chiếm
tỷ trọng rất lớn 70,3% trong tổng diện tích nuôi trồng loại thủy sản đặc trưng này.
Trong đó, Đồng Tháp là tỉnh có diện tích nuôi trồng cá tra, basa cao nhất vùng do
có điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi. Đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp có hai nhánh
sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) chảy qua, rất thích hợp cho nuôi trồng
thủy sản nói chung và cá tra, basa nói riêng. Và không thua kém về điều kiện thuận
lợi trong việc nuôi trồng cá tra, basa so với tỉnh Đồng Tháp nhiều thì Cần Thơ và
An Giang cũng có diện tích nuôi trồng cá tra, basa cao so với các tỉnh còn lại trong
khu vực: Cần Thơ chiếm 21,5% và An Giang chiếm 19,9%.
Tính đến hết tháng 12 năm 2010 diện tích cá tra ở ĐBSCL đạt gần 5.400 ha
(nguồn Vasep), sản lượng là 1,1triệu (đạt 95% kế hoạch năm 2010), năng suất
trung bình đạt gần 270 tấn/ha/vụ.
BẢNG 1.1: DIỆN TÍCH NUÔI CÁ TRA, BASA Ở MỘT SỐ TỈNH Ở
ĐBSCL
2009 2010

Tốc độ tăng
trưởng 2010 so
với 2009 (%)
Cần Thơ 1.110 782 -41,94
Đồng Tháp 1.490 1.780 16,29
An Giang 1.200 1.000 -20
Bến tre 714 660 -8,10
(Nguồn:Theo thống kê của Cục Nuôi trồng thủy sản)
Qua bảng 1.1 ta thấy một số địa phương có diện tích nuôi thả cá tra cá basa
lớn có chiều hướng giảm nhiều so với năm 2009 là Cần Thơ giảm 41,94%; An
Giang giảm 20%; Bến Tre giảm 8,1%. Sản lượng cá tra thu hoạch năm 2010 đạt 1
triệu tấn, giảm 1,8% so với năm trước. Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang có sản
SVTH: Võ Thúy Ngân
6
Đvt: ha
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
lượng cá tra giảm nhiều lần lượt là 47,8%; 11,4%; 5,6%. Nguyên nhân dẫn đến tổng
diện tích nuôi cá tra năm 2010 thấp hơn năm 2009 là do những tháng đầu năm 2010,
mặc dù giá bán cá tra nguyên liệu cao hơn năm 2009, dao động từ 14.500- 16.200
đồng/kg, cùng với nguồn cung khá dồi dào nhưng người nuôi vẫn không có lãi hoặc lỗ
do giá vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt là thức ăn. Bên cạnh đó còn do các hộ quy mô
nhỏ không có khả năng tái đầu tư nuôi tiếp hoặc chuyển sang nuôi đối tượng khác
trong khi những hộ nuôi quy mô lớn lại không mạnh dạn đầu tư do giá cả đầu ra bấp
bênh, lợi nhuận thấp hoặc không có lãi nên chỉ nuôi cầm chừng chờ thị trường ổn định
mới tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất. Ngoài ra, nhu cầu vốn nuôi cá tra rất lớn nên
phần lớn cơ sở nuôi cá tra công nghiệp phải vay vốn nhưng việc tiếp cận nguồn vốn
ngân hàng bị hạn chế, chỉ đáp ứng 30 - 40% nhu cầu, định mức cho vay thấp, một số
ngân hàng không cho vay đáo hạn nên người nuôi phải vay ngoài với lãi suất cao
khiến kế hoạch sản xuất luôn bị động do thiếu vốn - đây là một trong những nguyên
nhân chính làm giảm số hộ nuôi nhỏ lẻ. Việc thực hiện liên kết giữa người nuôi và nhà

chế biến chưa tốt, một số nhà máy chế biến có vùng nguyên liệu khi giá cá nguyên liệu
trên thị trường tăng cao đã không thu mua cá của dân hoặc cố tình “làm giá” để ép
người nuôi, chậm thanh toán nợ so với hợp đồng mua bán nên người nuôi mất lòng tin
vào DN cũng là những nguyên nhân khiến diện tích nuôi không nhiều bằng năm
trước. So với các năm trước, năm 2010 không có tình trạng dư thừa cá nguyên liệu,
song mối lo thiếu nguyên liệu là bài toán khó đối với các DN chế biến xuất khẩu.
Theo thống kê của Cục Nuôi trồng thủy sản, 10 tỉnh ĐBSCL đã thả gần 1,7
triệu con giống cá tra, cá basa trên diện tích hơn 5.500 ha, đạt 83% kế hoạch thả
nuôi năm 2009. Trong đó, 1.133 ha diện tích cá tra, cá basa thu hoạch, bằng 22,1%
diện tích thả nuôi, với sản lượng đạt 312.337 tấn. Năng suất bình quân trên 240
tấn/ha. Trong đó một số tỉnh có năng suất cao, cụ thể là:
SVTH: Võ Thúy Ngân
7
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
BẢNG 1.2: NĂNG SUẤT CÁ TRA, BASA CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở
ĐBSCL NĂM 2009
Tên tỉnh
Năng suất (tấn/ha)
Tiền Giang
312
Đồng Tháp
302
Vĩnh Long
300
Cần Thơ
224
Hậu Giang
230
Trà Vinh
267

(Theo thống kê của Cục Nuôi trồng thủy sản)
Qua bảng 2.1 ta thấy do điều kiện thuận lợi nên năng suất cá tra, basa ở các
tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh rất cao
trong đó nổi bật là Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh đạt năng suất cao
hơn năng suất bình quân của vùng ĐSCL.
Trong năm 2010, nuôi cá tra cá basa nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn do
giá cá nguyên liệu và thị trường tiêu thụ không ổn định.
1.1.2. Vùng sản xuất trọng điểm:
Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu và gặp nhiều
khó khăn nhưng ĐBSCL được đánh giá là vùng có tốc độ tăng trưởng cao nhất
nước với tốc độ tăng trưởng 10,08% (cả nước tăng khoảng 5,2%), GDP bình quân
đầu người đạt 973 USD/người/năm, tăng 9,33% so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế
khu vực I chiếm tỷ trọng 41,48%, khu vực II chiếm 24,35%, khu vực III chiếm
34,17%. Các tỉnh, thành đã có cố gắng để đạt mức tăng trưởng chung cả vùng cao
hơn gần gấp đôi tăng trưởng bình quân cả nước. Sản lượng thủy, hải sản đạt gần
SVTH: Võ Thúy Ngân
8
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
2,46 triệu tấn, tăng 14,78% so với năm trước. Trong đó, sản lượng cá tra, cá basa
khoảng 1,038 triệu tấn. ĐBSCL gồm 9 tỉnh, thành phố nuôi cá tra, cá basa: An
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến
Tre và Hậu Giang. Trong đó, vùng có sản lượng cá tra, cá basa cao là: An Giang
296.000 tấn, Đồng Tháp 285.000, Cần Thơ 200.000 tấn.
Thành Phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp, An Giang luôn duy trì diện tích cao, ổn
định với tổng diện tích nuôi chiếm 75,2% diện tích và 70% sản lượng toàn vùng.
1.2. Tình hình xuất khẩu cá tra, cá basa ở ĐBSCL năm 2009-2010:
1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu:
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay cá tra, cá basa đã vươn lên
dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Việc xuất khẩu cá tra, cá basa đã
làm được điều mà 10 năm trước ít ai nghĩ đến đó là vượt qua mặt con tôm sú.

Thống kê của Bộ NN-PTNT, 7 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu cá tra tăng 8,23% so
cùng kỳ năm 2009.
Pagasius Việt Nam (cá tra Việt Nam) đã đem lại niềm tự hào cho người dân
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long khi đã không phụ lòng mong mỏi của người dân
nơi đây, mặc dù xuất khẩu cá tra, ba sa vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng thực
sụ của mình nhưng đã bơi xa ra thị trường thế giới, với hơn 136 quốc gia với tên
gọi thật đáng tự hào Pagasius Việt Nam.
Với giá trị dinh dưỡng cao, giá cả cạnh tranh, chất lượng đáp ứng yêu cầu
nhiều thị trường khó tính. Cá tra, basa vùng ĐBSCL chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tham khảo hình sau:
SVTH: Võ Thúy Ngân
9
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
BIỂU ĐỒ 1.2: THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
CÁ TRA, BASA Ở ĐBSCL
(Nguồn: Vasep Viet Nam)
Nhận xét: Nếu chỉ xét về các con số đạt được của vùng ĐBSCL cho hoạt
động xuất khẩu cá tra, ta thấy sản lượng cũng như kim ngạch đạt được đều tăng
mạnh ở các năm 2006, 2007 và 2008, giảm nhẹ vào năm 2009 và tăng nhẹ trở lại
vào năm 2010. Cụ thể như sau:
Năm 2006 đã mở rộng đến 65 nước với sản lượng xuất khẩu đạt trên 250
nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 661 triệu USD do nhu cầu tăng mạnh ở thị
trường EU ( chiếm gần 50% sản lượng xuất khẩu), góp phần đưa thủy sản chiếm vị
trí thứ 4 trong nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ USD.
Năm 2007, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa tiếp tục tăng mạnh
do nguyên nhân bên trong là việc mở rộng diện tích nuôi trong vùng, còn thị trường
xuất khẩu vừa giữ được thị trường truyền thống, vừa mở rộng, phát triển các thị
trường mới như Nga, Ukraine, Nam Mỹ, Đông Âu, Nam Âu, Châu Phi Việc gia
tăng sản lượng xuất khẩu đã đưa sản lượng xuất khẩu cá tra, basa ĐBSCL trong năm
đạt 383,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 974,12 triệu USD ( trong tổng kim ngạch xuất

SVTH: Võ Thúy Ngân
10
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
khẩu thủy sản cả nước là 3,8 tỷ USD) chiếm hơn 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản
cả nước tăng hơn 50% về lượng so với năm 2006 góp phần đưa Việt Nam trở thành
một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
Sang năm 2008, sản lượng xuất khẩu cá tra vùng ĐBSCL đạt 680.000 tấn,
trị giá kim ngạch xuất khẩu khoảng 1.536 triệu USD, thị trường xuất khẩu được mở
rộng và phát triển ở thị trường Đông Âu, do chính phủ các nước này vừa ban hành
hạn chế đánh bắt cá tuyết đưa Đông Âu trở thành thị trường xuất khẩu lớn của cá tra
sau thị trường EU. Tuy nhiên, đây cũng là năm bộc lộ rõ nét nhất những yếu kém
trong công tác quy hoạch phát triển theo hướng bền vững, diện tích nuôi cá tra ở
ĐBSCL trong năm 2008 đạt 6.160 ha với tổng sản lượng hơn 1,1 triệu tấn cá. Trong
đó, các địa phương đạt sản lượng trên 100.000 tấn cá tra như: An Giang, Đồng
Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre. Do diện tích nuôi cá tra, basa tăng mạnh, dẫn
đến tình trạng nguồn cung cá tra nguyên liệu vượt quá nhu cầu chế biến và xuất
khẩu nên đã xảy ra tình trạng tồn đọng cá tra, basa đến kỳ thu hoạch trong các hộ
nuôi.
Năm 2009, cá tra, basa ở ĐBSCL tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng
cuộc khủng hoảng thừa nguyên liệu đã xảy ra trong năm 2008. Cá tra, basa, mặt
hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam lại
giảm 8,9% khi sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 607.665 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1.397
triệu USD. Nguyên nhân do EU là thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng cá tra,
basa của Việt Nam (chiếm 41,4% thị phần) đã sụt giảm 14% về khối lượng) và 19%
về giá trị. So với năm 2008, xuất khẩu cá tra năm 2009, giảm mạnh hơn ở hầu hết
các thị trường. Thậm chí, một số thị trường tăng được sản lượng mà kim ngạch vẫn
giảm, vào Tây Ban Nha sản lượng tăng 9% nhưng kim ngạch giảm 0,6%.
Năm 2010, trong bối cảnh xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn do nhiều
nước nhập khẩu dựng lên các rào cản nhằm hạn chế nhập khẩu, giá cả vật tư đầu vào
liên tục tăng, nhưng sản lượng xuất khẩu cá tra, basa năm 2010 đã đạt được kết quả

SVTH: Võ Thúy Ngân
11
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
khả quan khi sản lượng xuất khẩu vẫn tăng 8,5% đạt 659.400 tấn, kim ngạch xuất
khẩu tăng 2% đạt 1.427 triệu USD
BẢNG 1.3: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của ĐBSCL
giai đoạn 2008-2010
Năm 2008 2009 2010
Kim ngạch (triệu USD)
1.536 1.397 1.427
( Nguồn : Vasep Viet Nam)
Nhận xét: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam qua ba năm tăng
giảm không đồng đều. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm 2008, giảm
139 triệu USD (giảm 9,05%) tuy nhiên xuất khẩu cá tra vẫn đứng đầu trong kim
ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra vẫn tiếp
tục giữ vững vị trí đứng đầu và tăng 30 triệu USD (tăng 2,0%) so với năm 2009.
Nguyên nhân là do nhu cầu xuất khẩu sang thị trường EU luôn ổn định do cá tra,
basa của Việt Nam trở thành mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn bởi đáp ứng
được những tiêu chí về khẩu vị thơm ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên
cạnh đó, nền kinh tế nước ta và thế giới đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu. Hơn thế nữa, Việt Nam đã gia nhập WTO hơn 4 năm nên tình hình
ngoại thương chuyển biến tốt, Việt Nam có cơ hội hội nhập với thế giới về thương
mại trong đó có xuất khẩu cá tra, cá basa. Gia nhập WTO, rào cản thuế quan dần
dần được giảm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa.
Năm 2011, do gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu nên VASEP chỉ đặt mục
tiêu xuất khẩu khoảng 360.000 tấn, giảm 299.400 tấn với giá trị thu về khoảng 1 tỉ
USD, giảm khoảng 400 triệu USD so với năm 2010.
1.2.2. Giá xuất khẩu:
SVTH: Võ Thúy Ngân
12

GVHD: Lê Trần Thiên Ý
Cá tra, basa có giá trị kinh tế cao nhưng giá cả của loại thủy sản này trên
thị trường trong các năm qua không ổn định làm người nuôi có tâm lý sợ lỗ khi tái
nuôi trồng cá tra, basa. Năm 2008 ở Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 90% hộ
nuôi cá tra cá basa bị thua lỗ. Chính vì vậy mà diện tích nuôi trồng cá tra cá basa
ngày càng giảm, toàn vùng ĐBSCL hiện có gần 30% diện tích ao nuôi không tiếp
tục thả nuôi. Chẳng hạn ở Tiền Giang, diện tích ao “treo” chiếm đến gần 40% tổng
diện tích thả nuôi. Tỉnh Vĩnh Long hiện có 100 ha chưa thả nuôi chiếm gần 30%
diện tích ao nuôi cá toàn tỉnh. Cần Thơ hiện có khoảng 730 ha mặt nước nuôi cá
tra, giảm gần 300 ha so với đầu năm 2010 và chỉ bằng một nửa so với diện tích
nuôi năm 2008.
Giá trị trung bình xuất khẩu cá tra, basa trong 10 tháng đầu năm 2009 là 2,23
USD/kg, giảm so với mức 2,25 USD/kg cùng kỳ năm 2008.
Giá cá tra bán lẻ từ quí 1-2008 đến quí 1-2010 đã giảm từ 1,95 USD xuống 1,45
USD một pound. Riêng từ quí 1 năm nay, giá cá tra đã rớt đến 23% so với cùng kỳ
năm 2009.
Trong 2 năm 2008-2009 giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL vẫn ở mức thấp. Cá
loại 1 chỉ từ 14.500 - 14.800 đồng/kg, cá loại 2 từ 13.500 - 14.000 đồng/kg. Không
có lãi, người nuôi dần bỏ ao, gây thiếu hụt nguyên liệu, ảnh hưởng đến tính bền
vững của ngành nuôi cá tra, basa và DN xuất khẩu.
Năm 2010 tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu xảy ra trầm
trọng, đặc biệt vào thời điểm các tháng cuối năm đã đẩy giá nhiều mặt hàng như cá
tra, basa đạt mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Tính chung cả năm 2010,
giá cá tra, ba sa nguyên liệu trong nước dao động từ 16.657-17.057 đồng/kg, tăng từ
13-15% so với mức trung bình của năm 2009. Cụ thể:
Đến ngày 6-11-2010, giá cá tra nguyên liệu lên đến 19.500 đồng/kg, có nơi
lên đến 20.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg so với tháng 8-2010, cao nhất từ trước
đến nay. Tuy vậy nhưng người nông dân vẫn chưa mạnh dạng nuôi lại cá tra, basa
SVTH: Võ Thúy Ngân
13

GVHD: Lê Trần Thiên Ý
vì sợ lỗ do giá thức ăn và các chi phí khác tăng cao. Giá thức ăn nuôi cá từ đầu năm
2010 đến nay đã tăng 4,5 lần.
Năm 2010, trong khi giá cá tra, basa nguyên liệu không ngừng tăng thì đơn
giá đơn giá xuất khẩu trung bình có chiều hướng suy giảm với năm 2009. Số liệu
tính đến hết tháng 11/2010, đơn giá xuất khẩu cá tra, basa trung bình trong 11
tháng đạt khoảng 2,19 USD/kg, giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước. Và hầu
như đơn giá xuất khẩu cá tra, basa sang toàn bộ khoảng 140 thị trường đều ghi nhận
mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ. Qua đó ta thấy được Việt Nam chưa thể kiểm
soát được giá cá xuất khẩu theo hướng có lợi cho cả DN và người nông dân. Nguyên
nhân chính của tình trạng này xuất phát từ sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các
danh nghiệp xuất khẩu xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam bằng cách hạ thấp giá chào
bán, giảm chất lượng, tăng khối lượng mạ băng … diễn ra tràn lan, gây ảnh hưởng
lớn tới thương hiệu cá tra, basa Việt Nam.
SVTH: Võ Thúy Ngân
14
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
Nguồn: Agromonitor tính toán từ số liệu Tổng cục Hải quan
BIỂU ĐỒ 1.3: ĐƠN GIÁ XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA TRUNG BÌNH ĐẾN
MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG QUAN TRỌNG
THÁNG 11 NĂM 2009 – THÁNG 11 NĂM 2010 (USD/kg)
Nhận xét: Qua đồ thị 1.2 trên ta thấy Mỹ vẫn là thị trường có đơn giá xuất
khẩu khẩu cao nhất của Việt Nam, đạt mức 3,47 USD/kg, giảm 1,9% so với cùng kỳ
2009. Tiếp đến là Anh với đơn giá đạt 2,91 USD/kg; Úc là 2,83 USD/kg…. Bên
cạnh đó, có khá nhiều thị trường như Ba Lan, Ảrập Xêút, Hong Kong, Ucraina,
Rumani… giá cá tra xuất khẩu trung bình chỉ dao động từ 1,3 – 1,9 USD/kg. Sở dĩ
Mỹ là thị trường có đơn giá xuất khẩu khẩu cao nhất của Việt Nam là vì cá da trơn ở
Mỹ được bán rất đắt, trên 25 USD/kg. Năm 2002 trở về trước, cá tra, cá basa vào thị
trường Mỹ, được thương lái Mỹ gắn nhãn cá da trơn, nhưng giá bán lại rẻ hơn nhiều.
Bên cạch đó người dân Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam vì

ngon không kém các loại cá da trơn của Mỹ, mà giá lại rẻ chỉ bằng 1/5 lần.
Từ năm 2011, giá sàn xuất khẩu cá tra - ba sa Việt Nam sẽ ở mức 2,8 USD/kg
(không kể thị trường Mỹ), đồng thời giá sàn mua cá của người dân cũng ổn định ở
mức 20.000 đồng/kg.
1.2.3. Thị trường xuất khẩu:
Cá tra, basa là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
và cũng là sản phẩm thủy sản được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng. Cá tra,
basa chiếm khoảng 90% thị phần cá da trơn của thế giới và dự báo vị trí này còn
được giữ vững trong nhiều năm tới. Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở
rộng. Nửa đầu năm 2009, có thêm 24 quốc gia mới nhập khẩu cá tra, cá basa của
VN. Trong đó, Cadắcxtan, Nigeria và Irắc là 3 nước nhập khẩu rất triển vọng với số
lượng nhập khẩu lớn. Đến tháng 11 năm 2009, số quốc gia nhập khẩu hai mặt hàng
này lên đến 127. Sáu tháng đầu năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng do khủng hoảng
kinh tế, nhưng các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa chủ lực của Việt Nam (mạnh
SVTH: Võ Thúy Ngân
15
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
nhất là: EU, Mỹ, ASEAN, Ucraina, Mexico, Ai Cập) đều có mức tăng trưởng khá cả
về mặt khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tính đến tháng 12 năm 2010
cá tra, ba sa của nước ta đã xuất khẩu đến 163 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
 Thị trường EU:
Năm 2009, EU là thị trường tiêu thụ chính của cá tra, basa Việt Nam với
26/27 quốc gia đã nhập khẩu cá của Việt Nam. Sáu tháng đầu năm 2009 với kim
ngạch đạt 206 triệu USD trong tổng số 473,9 triệu USD. Trong đó, 3 nước đứng đầu
là Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan, có khối lượng nhập khẩu chiếm 60% tổng lượng
nhập khẩu cá tra, basa của toàn EU. Bên cạch đó Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất
khẩu vào 3 quốc gia EU khác, là Rumani, Bungari và Hungari. Sở dĩ, thị trường EU
thích tiêu thụ cá tra, basa của Việt Nam là vì có mức giá phù hợp, đáp ứng tốt an
toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2010, EU là thị trường đầu ra lớn nhất của cá tra, basa
Viêtn Nam với tổng kim ngạch 531 triệu USD, chiếm tỷ trọng 37,1%.

Để có được thị trường rông lớn như EU, các nhà nuôi trồng và doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra, basa không ngừng cố gắng tìm mọi cách để áp dụng tiêu
chuẩn mang tính luật và bắt buộc do EU đặt ra. Cụ thể là: để nhập khẩu vào các
nước thuộc EU, trước hết doanh nghiệp phải tuân theo code (mã) quy định của liên
minh này và một tiêu chí theo kiểu “luật bất thành văn” để được dễ dàng chấp nhập
tại các siêu thị, hệ thống bán lẻ tại đây, đó là tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP). Ngoài ra còn có SQF (bao gồm SQF 2000 CM và
SQF 1000 CM): Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm xác định các yêu cầu cần thiết trong
hệ thống quản lý chất lượng nhằm nhận diện các mối nguy đối với an toàn thực
phẩm và chất lượng cũng như thẩm tra/giám sát các phương thức kiểm soát.
 Thị trường Mỹ:
Mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng
bốn tháng đầu năm 2009, cá tra, basa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn
tăng cả về lượng và kim ngạch. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu đạt 11.430 tấn, tăng
77,6%, kim ngạch đạt trên 36,4 triệu USD, tăng 81,7% so với cùng kỳ 2008. Hai
SVTH: Võ Thúy Ngân
16
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
tháng sau, xuất khẩu cá tra, basa sang nước này đã đạt 45,97 triệu USD, tăng
59,98% so với cùng kỳ năm 2008. Theo thống kê của Vasep, trong 5 tháng đầu năm
2010 Mỹ là thị trường nhập khẩu cá tra, basa lớn sau EU với kim ngạch trên 52 triệu
USD. Với số liệu ấn tượng đó ta thấy Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng của cá
tra, basa Việt Nam.
Tuy nhiên, Mỹ là thị trường rất khó tính, đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn và
đạt ra nhiều tiêu chuẩn đối với các măt hàng mà họ nhập khẩu. Cá tra, basa của Việt
Nam cũng không ngoại lệ. Doanh nghiệp thủy sản muốn được xuất khẩu vào Mỹ thì
điều bắt buộc đầu tiên là phải có HACCP (Hazard Analysis & Critical Control Point
– Phân tích các mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn - do FAO/WHO ban hành).
Bên cạnh những rào cản về kỹ thuật thì rào cản thương mại của thị trường Mỹ đối
với cá tra, basa Việt Nam gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu

loại thủy sản này. Những năm trước đây, có rất nhiều vụ kiện chống bán phá giá cá
tra, basa Việt Nam xảy ra ở thị trường này. Và gần đây nhất là việc Mỹ nâng mức
thuế chống bán phá giá đối với cá tra VN lên 130%. Sản lượng xuất khẩu cá tra,
basa sang thị trường Mỹ sẽ giảm mạnh sau tháng 3-2011, thời điểm quyết định trên
chính thức được áp dụng. Điều này đẩy giá của cá tra, basa trên thị trường này lên
cao, người tiêu dùng sẽ chọn loại thực phẩm khác để thay thế là điều tất yếu.
 Thị trường Nga:
Liên bang Nga gồm 83 bang với khoảng 150 triệu dân, là thị
trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam, được xác định là thị trường đầy
tiềm năng và trọng điểm tiêu thụ cá tra, basa vì người dân ở Nga có nhu cầu cao đối
với mặt hàng này. Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Nga, năm 2008, tỷ
trọng cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang Nga chiếm 94,4% về khối lượng và 86,5%
về giá trị trong tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến thị
trường này, đạt 118.155 tấn, trị giá 188,45 triệu USD. Những tháng đầu năm 2009,
Nga đóng cửa đối với cá tra, basa Việt Nam, đã gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu
thủy sản. Đến tháng 5/2009, việc mở cửa thị trường Nga là tín hiệu rất tốt cho ngành
SVTH: Võ Thúy Ngân
17
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
Thuỷ sản Việt Nam nói chung và cá tra, basa nói riêng. Điều này tạo điều kiện cho
cá tra, basa Việt Nam xây dựng vị thế vững chắc ở thị trường đầy tiềm năng như
Nga. Đến tháng 11/2009, kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường này đạt
trên 64 triệu USD với số lượng trên 39.000 tấn. 20.000 tấn là con số các mặt hàng
thủy sản chế biến từ cá tra, basa vào thị trường Nga trong 7 tháng đầu năm 2010.
Tính đến tháng 12 năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của nước ta sang thị
trường này đã đạt trên 100 triệu USD, với số lượng trên 40.000 tấn cá.
So với các thị trường Nhật, Mỹ, EU thì thị trường Nga dễ tính hơn. Tuy
nhiên, thị trường Nga vẫn sử dụng đồng rúp trong giao dịch, trong khi việc chuyển
đổi đồng Rúp sang USD khá phức tạp. Ngoài ra, thuế xuất khẩu vào Nga còn khá
cao và khí hậu lại khắc nghiệt, nên sản phẩm dễ xuống cấp và hư hỏng, có thể gây

mất uy tín thương hiệu cho con cá tra của VN. Khó khăn nữa là khi Nga thắt chặt
kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu trong nỗ lực bảo hộ sản xuất trong nước. Khó
khăn là thế, nhưng các nhà máy chế biến cá tra, basa của VN cũng phải chuẩn bị cơ
sở và điều kiện sản xuất tốt, chứng minh được mình có vùng nuôi an toàn, có chứng
chỉ hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn HACCP để Nga là thị trường lớn của mặt hàng
xuất khẩu chủ lực - cá tra, basa Việt Nam lâu dài.
 Thị trường Mehico:
Năm 2010, Mêhicô được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn,
ổn định và tiềm năng của cá tra, basa Việt Nam. Đây là thị trường tiêu thụ cá tra,
basa lớn nhất khu vực Trung và Nam Mỹ. Tính đến cuối tháng 6/2010, đất nước có
nền kinh tế lớn thứ hai tại Châu Mỹ Latinh này đã là thị trường nhập khẩu cá tra,
basa lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan. Ngược lại với
tình hình xuất khẩu tôm, năm 2010, xuất khẩu cá tra, basa sang Mêhicô liên tục tăng
trưởng. 6 tháng đầu năm 2010, Mêhicô đã nhập khẩu trên 17 nghìn tấn cá tra tương
đương 37,33 triệu USD từ Việt Nam. Hơn nữa, hiện nay, việc kiểm tra chất lượng
sản phẩm tại quốc gia này cũng không quá phức tạp như tại một số thị trường nhập
khẩu khác như Mỹ và EU nên có nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra, basa
SVTH: Võ Thúy Ngân
18
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
sang thị trường này. Nếu như trong năm 2004 chỉ có 24 doanh nghiệp xuất khẩu
sang Mêhicô thì đến năm 2009, con số này đã tăng lên hơn gấp đôi với tổng số 54
đơn vị tham gia vào thị trường này.
Đồ thị 1.3 thể hiện một số thị trường lớn nhập khẩu cá tra, basa của
Việt Nam, xuất khẩu cá tra VN tính đến ngày 15 tháng 8 năm 2010. Mỹ là thị
trường tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của VN, đạt 27.817 tấn, kim ngạch 86,6 triệu USD
sau EU.


(Nguồn: VASEP)

SVTH: Võ Thúy Ngân
19
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
BIỂU ĐỒ 1.4: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁ TRA/BASA CỦA
VIỆT NAM TÍNH ĐẾN NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2010
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH NHỮNG MẶT THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA Ở ĐBSCL
2.1. Thuận lợi của hoạt động xuất khẩu cá tra cá basa ở ĐBSCL:
Về diện tích mặt nước: ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về diện tích mặt nước
có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản ( mương vườn, ao, ruộng lúa, đầm, sông
ngòi, ). ĐBSCL có 754.350 ha mặt nước (chưa kể sông ) chiếm gần 30% diện
tích đồng bằng, trong đó nước lợ chiếm 313.000 ha, nước ngọt và nhiểm phèn
441.350 ha. Chất lượng nước nhìn chung là tốt ( ngoại trừ vùng phèn thuộc tứ
giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười), các thủy vực ở ĐBSCL có giá trị pH
thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.
Về chế độ nhiệt: ĐBSCL nằm trong khu vực có nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình hàng năm cao, biên độ biến động nhiệt thấp. Giá trị nhiệt độ ĐBSCL
nằm trong giới hạn thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của nhiều giống loài
thủy sản.
Về chế độ thủy triều: ĐBSCL có chế độ bán nhật triều. Đây là điều kiện
thuận lợi thay nước cho các thủy vực nuôi trồng thủy sản, giảm được nhiều chi
phí mà vẫn tạo được sự trong sạch trong các thủy vực nuôi cá.
SVTH: Võ Thúy Ngân
20
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
Về nguồn thức ăn: rất phong phú cả thức ăn nhân tạo (phụ phẩm nông
nghiệp: tấm, cám, bột bắp, phụ phẩm công nghiệp chế biến: bột cá, bánh
dầu, ) và thức ăn tự nhiên.
Về con người: nhạy bén, cần cù, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngày

càng đông đảo, người dân rất ham thích nuôi trồng thủy sản, nhiều người đã có
nhiều kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản.
Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm cá tra, cá basa Việt
Nam trong việc thâm nhập thị trường thế giới, sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất
xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan, được đối xử bình đẳng, công bằng sẽ tạo
điều kiện để cá tra, cá basa Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế
giới.
Hiện nay sản phẩm cá tra, cá basa Việt Nam đã có mặt trên 163 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Cá tra, cá basa Việt Nam cũng đã có thương hiệu
trên thị trường thế giới “ Top-Quality Pangasius from Vietnam” ( tạm hiểu là
Pangasius chất lượng hành đầu Việt Nam ). Pangasius nghĩa là cá tra,
“Pangasius” đang được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu- thị trường chính
của Việt Nam. Bộ Thủy sản đã quyết định lất đó làm Thương hiệu Quốc gia và
xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng dựa trên những tiêu chí chất lượng về
sinh an toàn thực phẩm của Quốc tế để có thể chen chân vào các thị trường khó
tính với tên “ tiêu chuẩn TQP” ( chữ viết tắt từ thương hiệu Top-Quality
Pangasius from Vietnam ).
2.2. Khó khăn và hạn chế của hoạt động xuất khẩu cá tra cá basa ở ĐBSCL:
Mặc dù có lợi thế về điều kiện tự nhiên về phát triển công nghiệp chế biến cá
tra, cá basa, tuy nhiên cũng có những hạn chế làm giảm năng lực cạnh tranh của
ngành như cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vùng ĐBSCL còn yếu và thiếu. Hệ thống
cầu đường còn nhỏ hẹp, chất lượng yếu, không đáp ứng yêu cầu tải trọng lớn đối
với xe chuyên dụng.
SVTH: Võ Thúy Ngân
21
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
Chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động quản lý chưa được đào tạo chính
quy, lao động trực tiếp kỹ năng lao động cũng như kỷ luật lao động, tác phong
công nghiệp còn kém.
Việc quy hoạch nuôi trồng và chế biến cá tra, cá basa chưa mang tính vĩ mô,

các tỉnh trong vùng đều quy hoạch một cách tự phát cho địa phương mình, thiếu
tính liên kết và tầm nhìn chiến lược cho toàn vùng.
Nguồn nguyên liệu cá tra, cá basa tuy lớn nhưng chưa ổn định về chất lượng
và giá cả. Dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu gây thiệt hạ cho người nuôi lẫn
người chế biến.
Những rào cản thương mại, những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản
phẩm cá tra, cá basa từ các thị trường nhập khẩu khó tính.
Bên cạnh đó, tình hình ô nhiễm môi trường tại các nhà máy chế biến chưa
được xử lý triệt để. Các vấn đề trên làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, nguy
cơ đe dọa, hủy hoại môi trường, vai trò của Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy
sản còn mờ nhạt.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng như
hiện nay, bên cạnh sự sụt giảm về số lượng các đơn hàng ở hầu hết các thị trường,
hàng hóa Việt Nam còn phải đối mặt với một loạt rào cản không dễ vượt qua mà
đáng kể nhất là các biện pháp phòng vệ thương mại. Trên thực tế, năm 2009 là
năm giữ kỷ lục về số lượng các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam với 42 vụ kiện. Cụ thể là: Xuất khẩu cá tra
sang thị trường Mỹ từ cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 sẽ tiếp tục
giảm mạnh do Bộ Thương mại Mỹ công bố mức sơ bộ thuế chống bán phá giá lên
đến 130% đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam. Ukraine và Mehico
cảnh báo cá tra, ba sa nhập khẩu từ Việt Nam do phát hiện một số lô hàng có
nhiễm chất độc hại. Brazil tuyên bố sẽ có biện pháp kiểm soát an toàn đối với
sản phẩm thủy sản kém chất lượng. Và mới đây trong cẩm nang hướng dẫn tiêu
dùng thủy sản năm 2010 - 2011 của Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) tại
SVTH: Võ Thúy Ngân
22
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
một số nước như Đức, Áo, Thụy Sĩ, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch, đã “liệt” cá tra vào
danh sách đỏ khuyến cáo người tiêu dùng không nên chọn lựa sản phẩm này với
hầu hết lý do là môi trường nuôi cũng như việc sử dụng thức ăn, hóa chất và

thuốc thú y trong nuôi cá tra “có vấn đề”. Sau khi WWF đã đạt được bản thỏa
thuận với các cơ quan chức năng và các tổ chức Hội nghề Thủy sản Việt Nam về
việc áp dụng một tiêu chí cho ngành cá tra, basa là đến năm 2015, có khoảng
50% sản lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt tiêu chuẩn của Hội đồng
Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) và số còn lại sẽ theo các tiêu chuẩn khác như
Global GAP thì cá tra, basa Việt Nam được đưa ra khỏi danh mục này. Mặt dù
vậy, nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng tiêu cực ít, nhiều đến tâm lý của người tiêu
dùng. Điều đó dẫn đến sản lượng xuất khẩu của mặt hàng này giảm. Cần có một
khoảng thời gian để Viêt Nam chứng minh cho người tiêu dùng thấy sản phẩm cá
tra, basa là ngon, có giá trị dinh dưỡng cao và chất lương cao. Để đươc như thế,
người nuôi trồng và chế biến cần phải nổ lực rất nhiều.
Yêu cầu về các tiêu chuẩn và đặt ra các rào cản thương mại và kỹ thuật của
thị trường thế giới ngày càng cao và phức tạp, đó là thử thách lớn mà nghề nuôi
và chế biến cá tra, basa trong cả nước và đặc biệt là ở khu vực ĐBSCL.
SVTH: Võ Thúy Ngân
23
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
CHƯƠNG 3:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA Ở ĐBSCL
3.1. Đối với chính phủ:
- Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét đầu tư mở rộng và
nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và hệ thống cầu đường.
- Thường xuyên mở các buổi tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng cá tra, cá basa
cho các hộ nuôi tại địa phương.
- Tổ chức lại các hộ nuôi cá theo mô hình quản lý cộng đồng như nhóm hộ,
Hiệp hội nuôi cá tra; đồng thời phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế tập
thể như Hợp tác xã, Tổ hợp tác,v.v
- Các cơ quan chức trách cần chú trọng hơn đến vấn đề ô nhiễm môi trường.
Nghiêm khắc trừng phạt và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm ô nhiễm môi

trường từ các doanh nghiệp chế biến cá tra, cá basa. Thiết lập hàng rào kỹ thuật về
SVTH: Võ Thúy Ngân
24
GVHD: Lê Trần Thiên Ý
việc xây dựng nhà máy, đồng thời hạn chế tình trạng nhiều nhà máy không đạt tiêu
chuẩn “mọc” lên một cách tràn lan.
- Chú trọng giám sát và cảnh báo xuất khẩu đối với những mặt hàng xuất khẩu
cá tra, cá basa tăng trưởng quá nhanh tại một thị trường, hoàn thiện chế độ hạch
toán kế toán và sổ sách tài liệu của doanh nghiệp, tích cực hợp tác và tuân thủ thời
gian quy định trong từng giai đoạn điều tra, tăng cường vai trò định hướng và điều
tiết xuất khẩu của Nhà Nước, vấn đề tập hợp lực lượng, liên kết trong nội tại các
doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp v.v…
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt
chẽ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu
nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.2. Một số giải pháp về quản lý chất lượng cho nuôi trồng cá tra, basa thông
qua việc tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Bố trí, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở chế biến và tiêu thụ phù hợp với các
vùng sản xuất nguyên liệu, thực hiện nguyên tắc nhà máy chế biến phải có vùng
nguyên liệu, có trách nhiệm ký kết và thực hiện hợp đồng thu mua nguyên liệu với
người nuôi để bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định. Khi nguồn cung nguyên liệu
được quản lý tốt thì giá thành cá tra, cá basa sẽ được ổn định.
- Khuyến khích không ngừng nâng cao công suất, đổi mới thiết bị công nghệ
các nhà máy hiện có. Phát triển mới nhà máy chế biến với các công nghệ tiên tiến
hiện đại, đồng thời tiến hành công tác kiểm soát chặt đầu vào, đầu ra để tạo nguồn
nguyên liệu chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng.
- Quy hoạch vùng nuôi trồng theo lợi thế riêng của từng vùng nhằm tạo ra
những sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
SVTH: Võ Thúy Ngân

25

×