Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

ĐỨC PHẬT, NÀNG SAVITRI và tôi của hồ ANH THÁI và ĐƯỜNG xưa mây TRẮNG của THÍCH NHẤT HẠNH dưới góc NHÌN SO SÁNHChương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.39 KB, 32 trang )

Chương 2. CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU TRONG ĐỨC PHẬT, NÀNG
SAVITRI VÀ TÔI VÀ ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG
2.1.

Cốt truyện

Theo Từ điển Thuật ngữ văn học: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể,
được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận
cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các
loại tự sự và kịch” [7; tr.99]. Cốt truyện chính là phương tiện cơ bản để nhà văn
khắc họa nhân vật và tái hiện các xung đột xã hội. Các nhà văn khi cầm bút ln
có ý thức sáng tạo, làm mới cốt truyện để có thể bộc lộ một cách hiệu quả nhất
quan niệm của mình về cuộc sống, về con người và để lôi cuốn người đọc.
Theo các nhà nghiên cứu, có hai cơ sở để xây dựng nên cốt truyện, đó là
cơ sở khách quan do xung đột xã hội và cơ sở chủ quan với vai trò sáng tạo của
người nghệ sĩ.
Cốt truyện thể hiện cách hiểu, cách nhìn của nhà văn về cuộc sống con
người, cũng như khả năng xâu chuỗi các sự kiện ngẫu nhiên thành những hiện
tượng có tính quy luật. Cốt truyện biểu hiện năng lực hư cấu và thế giới quan của
chủ thể thẩm mỹ. Nhà văn luôn giả vờ “nghe được mọi chuyện bí mật” của
người khác hoặc trực tiếp tham gia vào các biến cố xảy ra. Trên thực tế, mọi sự
kể đều hư cấu.
2.1.1. Cốt truyện phi tuyến tính
Nghệ sĩ hiện đại khơng ưa kể sự việc theo trật tự biên niên, theo diễn biến
hiện thực. Họ không lấy hiện thực đời sống làm hệ quy chiếu duy nhất cho sự
vận động của tất cả sự kiện nảy sinh trong thế giới nghệ thuật. Do vậy, thời gian
của cốt truyện khác với thời gian của sự kiện xảy ra trong đời sống. Thời gian
của cốt truyện là thời gian của sự kể, thời gian có ý nghĩa trong cảm nhận, quan
1



niệm của người kể. Thời gian của “sự kiện xảy ra trong đời sống” hoặc tồn tại
khách quan hoặc tồn tại chủ quan. Khách quan khi người kể kể về chuyện đã xảy
ra, hoặc đang xảy ra bên ngồi mình. Chủ quan khi người kể tưởng tượng ra điều
sẽ xảy ra. Tính khách quan và chủ quan của thời gian sự kiện đều chỉ tương
đối. Cốt truyện phi tuyến tính xuất hiện trong cả hai tác phẩm đã tạo nên một
kiểu kết cấu chung dựa trên dòng thời gian đảo ngược.
2.1.1.1. Sự đảo lộn trật tự thời gian 26 thế kỉ trong Đức Phật, nàng
Savitri và tôi
Đối với Đức Phật, nàng Savitri và tôi, nếu xét riêng trên từng tuyến nhân
vật thì thời gian truyện kể diễn ra tuần tự nhi tiến. Nhưng nếu xét trên tổng thể
thì với sự xuất hiện luân phiên của ba nhân vật ở ba khoảng thời gian khác nhau
đã tạo nên một cốt truyện phi tuyến tính ngược lại với văn học truyền thống. Nhà
văn Hồ Anh Thái liên tục di chuyển giữa hiện tại và q khứ. Nhưng đó khơng
đơn thuần là “tuyển tập” những câu chuyện thuộc các thì khác nhau mà giữa
chúng có một mối liên kết bền chặt với hình ảnh Đức Phật và giáo lí của Ngài
làm trung tâm. Ở đây, mô thức thời gian đồng hiện kết hợp hài hòa
với thủ pháp trần thuật tạo bố cục vững chắc, chặt chẽ, liền
mạch cho câu chuyện.
Tác phẩm mở đầu ở thời hiện đại với cuộc gặp gỡ của cựu Nữ Thần Đồng
Trinh làm nghề dẫn khách du lịch hành hương về đất Phật với một nhà nghiên
cứu Ấn Độ học rồi sau đó là cuộc hành hương của họ qua bốn thánh
địa quan trọng nhất của Phật giáo. Ở đây, Hồ Anh Thái để cho người đọc tiếp xúc
với những phong tục truyền thống như nghi lễ “nhiễu bảy vòng” dành cho đệ tử
xuất gia của Phật để tỏ lịng tơn kính khi Savitri đưa nhà nghiên cứu Ấn Độ học
đến thăm cột đá Asoka “người đi với người bảy vòng là thành quen biết. Người
2


đi quanh vật bảy vịng là hình thành tin cậy tơn kính” [17; tr.20]; tục thờ Nữ
Thần Đồng Trinh ở thung lũng Kathmandu thuộc Nepal. Là một nhà nghiên cứu

Ấn Độ học, khơng khó để nhân vật Tơi trình bày hiểu biết của mình về nét văn
hóa đặc sắc này. Đặc biệt hơn, cơ cựu Kumari cịn là “người kể chuyện chun
nghiệp”. Điều này được chính cơ khẳng định khi tự nhận mình là “một cái đĩa
CD” ở cuối truyện.
Trong q trình đi thăm viếng những nơi in dấu tích Phật, toàn bộ cuộc đời
Đức Phật được tái hiện sinh động thơng qua những câu chuyện kể của cơ Savitri.
Đó là 80 năm trên trần thế của một nhà hiền triết, một người thầy lớn, người đã
đem đến một cuộc cách mạng về tư tưởng cho Ấn Độ cổ đại. Nhưng lời kể của
cô cựu Kumari không giống như của một hướng dẫn viên du lịch bình thường.
Bởi vì tác giả đã tiết lộ: “Ta kể chuyện đời ta, cô bảo. Ta là Phật, Phật là ta”
[17; tr.180]. Nhưng không cần phải đợi đến gần non nửa cuốn sách để được nghe
chính tác giả khẳng định thì người đọc cũng đã có những ý niệm rõ ràng về mối
liên quan giữa Savitri và Đức Phật. Ngay mở đầu chương thứ hai của cuốn sách
và là chương đầu tiên nói về Đức Phật, tác giả chỉ đích danh thời gian lịch sử cụ
thể diễn ra sự kiện Phật Đản sinh: “Tháng Vesakha theo lịch Ấn Độ cổ đại là vào
khoảng tháng tư – tháng năm bây giờ” [17; tr.30]. Theo như cựu Nữ Thần Đồng
Trinh thì đó là năm 563 trước Công nguyên. Thời gian đã bị kéo lùi về quá khứ
hơn 2500 năm khi Phật còn tại thế. Tác giả đổi từ người kể xưng tôi ở chương
trước thành ngôi kể thứ ba người kể giấu mặt ở đây đã tạo nên một sự cách
quãng khá xa: người kể chuyện từ trực tiếp chứng kiến và trải nghiệm chuyển
sang đứng ngồi. Tuy nhiên, một lần nữa khơng khí câu chuyện đột ngột thay đổi
khi chương Savitri mở ra, người kể chuyện ngôi thứ nhất trở lại nhưng là một
“ta” khác: “Ta cũng có mặt trong lễ kén vợ của hồng tử Siddhattha” [17; tr.42].
3


Thơng báo ngắn gọn này đã xóa nhịa vách ngăn thời đại giữa người đọc và Phật
sử, cũng như bù đắp được mức độ tin cậy khó chứng thực nếu chỉ thông qua
những chi tiết về Đức Phật được người đời sau ghi chép lại. Từ đây, ranh giới
thời gian bị xóa nhịa và đảo chuyển liên tục để cả ba nhân vật chủ đề cùng song

song tồn tại. Đây chính là thủ pháp đồng hiện thời gian qua nghệ thuật đổi
ngơi kể. Nhờ hình thức đồng hiện này, người kể chuyện có thể kết nối những
chuyện thuộc về những khoảng thời gian khác nhau, rút ngắn thời gian kể.
Chương thứ hai nói về Đức Phật, nghĩa là thời gian đã có sự chuyển dịch
ngoạn mục. Bước qua chương thứ ba, cô hướng dẫn viên du lịch đặc biệt đầu tác
phẩm giờ trở thành cơng chúa Savitri có mặt trong lễ kén vợ của hoàng tử
Siddhattha. Cứ như thế ba tuyến nhân vật xoay vần luân phiên với nhau. Trong
quá khứ đó, nhà văn mở ra trước mắt độc giả một nền văn phong phú, độc đáo
mà có lẽ nhiều nét đã bị mai một dần theo thời gian. Ta thấy tập tục sinh nở
truyền thống xứ Ấn là phụ nữ khi gần lâm bồn phải về nhà cha mẹ đẻ ở và phải
sinh con ở tư thế đứng trong sự kiện Phật Đản sinh ở vườn Lumbini; lễ cưới rình
rang của cơng chúa Savitri với vị tiểu vương nước láng giềng thông qua sự sắp
đặt của tế sư; đời sống xa xỉ và sự lộng quyền của các giáo sĩ Bà La Môn đối lập
với thân phận những con người thấp hèn nhất trong nấc thang xã hội. Người ta
cịn nhìn thấy ở đó sự sa đọa trụy lạc của đám tiểu thư công tử con nhà quan
quyền phú hộ, nhìn tận mắt những ngón chơi bời của họ. Người ta cũng nhìn
thấy ở đó rất nhiều phương cách tu hành kỳ lạ mà con người mày mị tìm đến để
mong có được sự an lạc tinh thần. Khơng thể nào quên được những hủ tục như lễ
tẩy uế nhớ đời của cơng chúa Savitri chỉ vì một lỗi khơng thành lỗi; hủ tục trà tì
(thiêu sống người vợ đi theo chồng trên giàn hỏa thiêu) phi nhân văn; tục tơn thờ
và dâng lễ lo lót cho thần độc hại Mangal; càng không thể nào quên niềm tin sâu
4


sắc của văn hóa Ấn, bao gồm cả giáo lý nhà Phật, vào quy luật Nhân quả,
Nghiệp báo, Luân hồi như là cơ sở hướng dẫn con người sống thiện lương.
Ngồi ra, việc đảo chuyển trình tự thời gian cịn được thể hiện một cách
hiệu quả nhờ vào hiện tượng kết hợp chặt chẽ giữa việc chuyển thì, chuyển đổi
đại từ với cách thức chuyển cảnh thể hiện thời gian điện ảnh. Tác giả thường
xuyên dừng lại ở một chi tiết nào đó có sức gợi cao để rồi tiếp tục mở ra những

sự kiện khác có khi đã xảy ra cách đó rất lâu chỉ trong tích tắc. Trong chương kể
về cuộc gặp lại giữa Savitri và hoàng tử Devadatta lúc này đã có vai vế cao trong
giáo hội. Ông ta muốn dụ dỗ nàng trở thành một quân bài nhằm hãm hại Đức
Phật và đã có những hành động khiến nàng lung lay. Lúc ấy, nàng nghĩ tới Raja
và suy tính rằng chỉ có chàng mới có thể giúp nàng thốt khỏi tình cảnh này. Bởi
vì sao? Nàng khẳng định khơng một chút ngần ngại rằng đó khơng phải là ai
khác ngoài tướng cướp Anguli Mala. Ngay lập tức, thời gian quay ngược về quá
khứ và câu chuyện về chàng trai Ahimsaka thuở còn trong sạch hiện ra vơ cùng
hợp lí. Rõ ràng, thủ pháp cắt cảnh đã mang lại khả năng kì diệu trong việc
chuyển đổi nhanh chóng khơng chỉ về thời gian mà cịn đưa người đọc đến bất kì
khoảng khơng gian nào. Hay như sau chương nói về q trình Đức Phật trải qua
phép tu hành khổ hạnh là chương kể lại cuộc sống hoan lạc triền miên của
Savitri. Thời gian sáu năm của Đức Phật và của nàng Savitri mang hai mảng màu
đối chọi nhau nhưng đều nằm trong nền văn hóa Ấn đa sắc. Như Marx đã nói, ở
Ấn Độ có hai tơn giáo: “Tôn giáo hưởng lạc cảm quan và tôn giáo khổ hạnh tự
dày vị thân thể - tơn giáo của vũ nữ và tôn giáo của tăng lữ” [7]. Cùng trong
sáu năm đó mỗi người đều đi con đường của riêng mình, khơng hề gặp nhau
cũng khơng biết đến đối phương đang làm gì. Thời gian trần thuật khơng thể

5


trình bày cùng một lúc các hoạt động đó nhưng dựa thời gian sự kiện, độc giả có
thể suy ra được như vậy.
Có thể thấy, cả khơng gian lẫn thời gian đều có sự xáo trộn mạnh mẽ. Cốt
truyện Đức Phật và cốt truyện Savitri tuy có sự tương đồng về mặt thời điểm lịch
sử nhưng không thể khẳng định độ trùng khớp của từng mốc thời gian cụ thể.
Tiêu biểu là trong một chương Savitri kể về cuộc hôn nhân với vị vua già, tác giả
khơng nói rõ nàng đã sống như vậy trong bao nhiêu năm tháng. Đến chương sau
viết về Đức Phật thì nhà văn lại nêu rõ đó là sáu năm rịng Ngài tu khổ hạnh.

Qua chương tiếp theo, nhà văn lại tiếp tục kể chuyện Savitri và nhà vua chồng
nàng. Vậy là cốt truyện của Đức Phật, nàng Savitri và tơi vừa phi tuyến tính lại
có sự nhảy cóc hoặc xốy sâu vào một thời điểm nhất định nào đó. Yếu tố này
làm cho mạch truyện không bằng phẳng tạo nên sức hấp dẫn đối với người đọc.
2.1.1.2. Sự đảo lộn trật tự thời gian của một kiếp người trong Đường xưa
mây trắng
Thời gian nghệ thuật trong Đường xưa mây trắng là thời gian hồi tưởng,
phi tuyến tính cho nên tương ứng với đó là kết cấu tác phẩm không đi theo một
chiều thời gian liên tục. Nếu kiểu trần thuật theo thời gian tuyến tính vẫn chiếm
ưu thế trong tiểu thuyết trước 1975 thì ở tiểu thuyết đương đại, kiểu trần thuật
phi tuyến tính phổ biến hơn. Với lối trần thuật này thời gian bị đảo lộn khơng
cịn theo trật tự tuyến tính của thời gian đời sống. Nói cách khác, đó là thời gian
được kể lại. Yếu tố này được thể hiện rất rõ trong Đường xưa mây trắng. Có thể
nói, đây là một trong những điểm đặc sắc nhất của tác phẩm.
Trong Đường xưa mây trắng, thời gian cốt truyện mang dấu ấn đậm nét
của cảm nhận chủ quan của tác giả. Trong cuốn sách này, nhà văn thường xuyên
đảo chiều thời gian để làm tăng độ hấp dẫn cho câu chuyện. Với cuộc hành trình
6


dài hơi 80 năm cuộc đời Đức Phật và khối lượng triết lí sâu rộng, có thể hình
dung độc giả hiện đại sẽ dễ rơi vào nản chí nếu cuốn sách được triển khai một
mạch nhất quán từ đầu đến cuối. Do đó, nhà văn liên tục rẽ ngang trong thời gian
sự kiện, quay về quá khứ, đi xuyên qua dòng hồi tưởng của nhân vật nhằm giúp
người đọc dễ hình dung ra một khơng gian lịch sử rộng lớn, thời gian trôi chảy
không ngừng, và hơn nữa là Đức Phật cũng tồn tại trong một thế giới đầy những
mâu thuẫn và khía cạnh phức tạp đời thường.
Đó là câu chuyện về Đức Phật được tác giả gọi bằng cái tên Bụt từ ngày
Ngài Đản sinh đến khi nhập diệt. Lẽ thường nhiều độc giả sẽ cho rằng đây là một
cuốn tiểu sử người nổi tiếng bình thường ghi lại tuần tự các sự kiện xảy ra từ đầu

tới cuối. Nhưng dưới hình thức một cuốn tiểu thuyết, thầy Thích Nhất Hạnh đã
dày công xây dựng nên một cốt truyện mới phi tuyến tính. Người đọc khơng
được biết Bụt đã ra đời như thế nào ngay lập tức mà thay vào đó là những chi tiết
mang tính chất “mào đầu” về mốc thời gian mười năm sau khi Ngài thành đạo:
Bụt ghé làng Uruvela bên sơng Neranjaha để đón Svastika đem về tu viện Trúc
Lâm ở Rajagaha cho xuất gia. Svastika làm quen với Rahula… Sau đó, mạch
truyện trở về q khứ vào lúc hồng tử Siddhatta cịn đang tu tập rồi gặp được
Svastika và Sujata – người cứu mạng mình – qua lời kể của Svastika. Tại đây,
Ngài kể cho bọn trẻ nghe về cuộc sống trong quá khứ của mình từ lúc sinh ra cho
đến khi đến ngồi dưới gốc cây bồ đề để tu tập. Trường đoạn này kéo dài 13
chương với hằng hà sa số các chi tiết mà đa số đã được ghi chép trong các pho
kinh sách Phật học như Phật Thuyết Phổ Diệu Kinh, Phật Bổn Hạnh Tập Kinh,
Lalitavistara, Buddhacarita… Tiếp theo, mạch truyện quay lại kể về cuộc gặp
giữa Svastika với đại đức Ananda và ni sư Pajapati; Svastika hỏi ni sư về những
chi tiết trong cuộc đời Bụt trước và sau khi xuất gia. Bắt đầu từ chương 17 trở đi,
7


các sự kiện trong cuộc đời Bụt được sắp xếp theo trình tự thời gian tuyến tính.
Tuy nhiên phải đến chương 49, thời gian trong tác phẩm mới quay về điểm mốc
ban đầu. Do đó, thời gian hồi tưởng chiếm khoảng hơn 50% dung lượng cuốn
sách và việc sắp xếp diễn biến không theo thời gian xuôi chiều ngay ở phần đầu
tác phẩm đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Tiết tấu thay đổi liên tục không
theo quy luật buộc người đọc phải chú tâm hơn. Cốt truyện ở đây đã thể hiện vai
trò sáng tạo của tác giả và đưa cuốn sách lên tầm một tác phẩm nghệ thuật. Lịch
sử trong tiểu thuyết lúc này trở thành lịch sử trong cảm nhận cá nhân, được nhà
văn nhìn nhận bằng cái nhìn triết học và thụ hưởng trên tinh thần nhân văn hiện
đại.
Thầy Thích Nhất Hạnh đã dùng một cách bố cục đặc biệt, trình bày trước
những việc xảy ra sau, rồi dùng kỹ thuật hồi chớp (flashback) để xen vào những

việc xảy ra trước mà vẫn không mất tính chất liên tục và mạch lạc tư tưởng.
Cách xếp đặt này có thể nói là làm cho độc giả không nhàm chán, mà trái lại, lại
cảm thấy hấp dẫn, say mê và phải chú tâm nhiều hơn. 48 chương thuộc nửa đầu
cuốn sách diễn tả hàng loạt sự kiện diễn ra trong một khoảng thời gian dài gồm
nhiều khúc đoạn liên kết lại với nhau, đó là: 35 năm từ lúc được sinh ra cho đến
khi từ biệt những đứa trẻ ở làng Uruvela bắt đầu hành trình truyền bá tư tưởng
mà mình chứng ngộ được và 10 năm kể từ ngày cậu bé chăn trâu Svastika gặp sa
môn Siddhatta cho đến lúc được thọ giới khất sĩ. Đến đây ta nhận ra, có lẽ tác giả
đã có ý thức trong việc cân bằng thời gian sự kiện và thời gian trần thuật với
dung lượng tác phẩm. Đây là hai phân đoạn có sự đảo chuyển thời gian kéo dài
nhất trong cuốn sách. Ngồi ra, tác giả cịn đặt nhiều đoạn hồi tưởng ngắn khác
xen kẽ như: trong chương 1 khất sĩ Svastika nhớ, tháng trước lúc mình cịn đang
đi chăn trâu ngồi ruộng thì Bụt tới rồi hơm sau cậu theo Ngài về thành
8


Rajagaha; Sujata kể cho Svastika nghe về những gì cơ biết về vị sa môn
Siddhatta (chương 5); chuyện người thương gia Sudatta trước khi tìm đến Bụt để
thỉnh cầu Ngài về vương quốc Kosala của chàng để dạy đạo (chương 39)…
Câu chuyện (hay chuyện kể) của Đường xưa mây trắng khơng có nhiều
kịch tính nhưng chính cách trình bày nó thành một cốt truyện lại là một việc
khác. Mỗi nhà văn có cách tìm tịi, tạo dựng cốt truyện của riêng mình. Cốt
truyện với tư cách “thế giới hữu hạn”, thường giúp chúng ta nhận biết được thế
giới nghệ thuật đặc thù của từng nhà văn. Nếu như Hồ Anh Thái xây dựng cho
mình một cốt truyện với ba tuyến nhân vật cùng đồng hành với nhau với giáo lí
của Đức Phật đóng vai trị là trục để các nhân vật xoay quanh nhằm làm nổi bật
tính trường tồn của Phật giáo, thì thầy Thích Nhất Hạnh chọn phương thức kể
chuyện hồi cố, đưa người đọc trở đi trở lại trên dịng kí ức một cách chủ động.
Nó khác với thủ pháp dòng ý thức khi mà những tư tưởng, cảm xúc, liên tưởng
bất chợt luôn lấn át nhau và đan bện một cách kỳ quặc, “phi logic”. Ở đây, kí ức

của các nhân vật ln tồn tại trong tình trạng rất tỉnh táo, bởi vì mỗi mẩu chuyện
nhỏ đều có giá trị là một bài học triết lí trên con đường tu hành của từng nhân vật
nói riêng và những ai quan tâm đến Phật giáo nói chung. Tác giả kể lại kí ức
Svastika, của Sujata hay của Rahula bằng ngôi kể thứ ba nhưng mang dáng dấp
chủ thể sở hữu câu chuyện. Đơn giản bởi vì đó khơng đơn thuần chỉ là những sự
kiện mà còn bao gồm những triết lí uyên thâm của nhà Phật và quá trình chuyển
biến trong thế giới nội tâm nhân vật. Vậy cốt truyện khơng tồn tại một cách độc
lập mà nó còn chi phối đến nhiều yếu tố tự sự khác, như việc lựa chọn điểm
nhìn, ngơi kể, quy định khơng gian, thời gian… Và ngược lại, hình thức tự sự
quy định việc lựa chọn biến cố, sự kiện phù hợp. Đọc một nhà văn có sự tìm tịi

9


đáng kể về cốt truyện, ta yên tâm rằng mình khơng quẩn quanh trong một “mơi
trường” nhàm chán, đơn điệu.
Nhìn chung, cốt truyện là cách kể chuyện tối ưu được nhà văn chọn lựa ra
từ nhiều cách kể khác nhau. Do đó, dù muốn thể hiện câu chuyện về vị lãnh tụ
tinh thần mà mình vơ cùng kính trọng và khơng hề có ý định thay đổi cái lõi lịch
sử nhưng thầy Thích Nhất Hạnh vẫn có thể tự do hư cấu cách thức kể chuyện.
Do đó, cốt truyện phi tuyến tính trong cuốn sách khơng đặt nặng vấn đề cấu trúc
gồm 5 phần chính thường thấy là: trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở
nút. Ngược lại, diễn biến nội dung truyện trôi đi rất mượt, mâu thuẫn có tồn tại
nhưng được giải quyết nhanh chóng ngay trong từng chương. Kết thúc chương
cũng là khép lại một thời đoạn nhất định với những sự kiện cố định. Tài năng của
tác giả đó là đã đưa độc giả ngược về quá khứ rồi lại quay về hiện tại mà vẫn
khơng làm mất đi tính mạch lạc của cốt truyện nhiều lớp lang.
Có thể nói, mỗi nhà văn có cách thức riêng để kiến tạo nên tác phẩm của
mình. Yếu tố này thuộc về phong cách và nó khẳng định năng lực của họ. Như
A. Grillet trong cuốn Vì một tiểu thuyết mới đã nói: “Cái làm nên sức mạnh cho

tiểu thuyết gia chính là ở chỗ anh ta sáng tạo, anh ta hồn tồn tự do sáng tạo
khơng có mơ hình mẫu” [9].
Ở đây, thời gian trần thuật khơng tuân theo quy luật của thời gian vật lí mà
đã được tái tạo lại bởi người kể chuyện. Người kể chuyện sử dụng thời gian như
là một phương tiện đặc thù làm bối cảnh để kể chuyện, thốt ra ngồi thời gian
quy ước. Sự hồi tưởng có giá trị khơi dậy q khứ, đặt nó trong mối quan hệ
khơng thể tách rời với hiện tại và tương lai để người đọc đối chiếu, suy ngẫm.
Ngoài ra, việc đảo chuyển thời gian cịn giúp khắc sâu những sự kiện quan trọng
có ý nghĩa then chốt đối với mạch truyện.
10


2.1.2. Cốt truyện đậm chất du kí trong Đức Phật, nàng Savitri và tơi
Du kí là một hình thức bút kí văn học thường được ghi lại bằng văn xi,
thuật lại những chuyến đi, ghi lại những cảm xúc, tình cảm và suy ngẫm của tác
giả khi đến những vùng đất khác nhau. Du kí hấp dẫn người đọc bởi nội dung
mới và lạ, ở đó câu chuyện được phát triển theo lộ trình của tác giả. Ở đây, Đức
Phật, nàng Savitri và tôi tuy không phải là một cuốn sách thuộc thể loại này
nhưng nhà văn Hồ Anh Thái đã xây dựng cho nó một cốt truyện li kì, hấp dẫn mà
mỗi bước đi của nhân vật là một lần khám phá ra nhiều điều mới mẻ, yếu tố được
coi là tinh thần chủ đạo của thể loại du kí.
Chất du kí trong cuốn sách tập trung ở cuộc hành trình chạy trốn của nhân
vật Savitri trong tiền kiếp. Cơng chúa Savitri vì mâu thuẫn với giáo sĩ Bà La
Môn đồng thời là quốc sư mà rơi vào một âm mưu đuổi cùng giết tận để rồi phải
cải trang lưu lạc suốt bốn mươi năm ròng qua khắp các vương quốc. Trong hành
trình lang bạt đó, nàng đã trải qua khơng ít sóng gió. Việc nhà văn chọn ngơi kể
thứ nhất nhân vật xưng “ta” đã tạo nên tính chủ quan trong cách nhìn đồng thời
làm tăng độ tin cậy đối với những tình tiết mà ắt hẳn chỉ có người trong cuộc
mới biết.
Nếu như trước kia, cốt truyện quy định và chi phối tính cách nhân vật thì

trong dịng văn học hiện đại và hậu hiện đại, chính tính cách quyết định cho sự
diễn biến của cốt truyện. Và nhà văn đã để cho cá tính nhân vật Savitri quyết
định cuộc đời nàng. Cũng vì bốc đồng, khơng chịu vào khuôn phép mà nàng bị tế
sư ghét dẫn đến việc đột nhập vào nhà ông ta rồi khám phá ra chiếc tràng hạt một
mắt thiêng liêng hóa ra chỉ là đồ bỏ đi. Nhưng tế sư cao tay đã biến việc không
may này thành một cơ hội phát tài khác. Rồi đến lễ thanh tẩy nhớ đời, cuộc sống
hôn nhân của nàng. Tuy Savitri không chống lại việc phải lấy một ông chồng già
11


gần đất xa trời nhưng khơng vì thế mà nàng cam chịu. Mỗi lần thu xếp về thăm
cha mẹ nàng lại cải trang nam nhân đến trú ở tòa lầu biệt điện của công tử Yasa ở
thành Varanasi để cùng nhau hoan lạc. Cuộc sống của nàng cũng như câu chuyện
bắt đầu trở nên li kì, hấp dẫn khi nàng trốn khỏi giàn hỏa thiêu.
Tế sư, với mối thâm thù huyết hận khó hiểu của một bậc đại danh sư của
triều đình đối với một nàng cơng chúa ngỗ ngược mà quyết tâm không những
phải đẩy nàng vào chỗ chết mà cịn phải hạ nhục được nàng mới thơi. Do đó,
Savitri khi chạy trốn cịn phải gánh thêm tội đánh cắp ấn tín của vua. Nàng về
nương náu trong biệt điện của Yasa một thời gian nhưng cũng là để trở lại nhà
của tế sư, lấy đi mọi thứ đã mang lại cho ông ta danh lợi rồi gây ra đám hỏa hoạn
thiêu rụi phần lớn tòa nhà. Bên bờ sông nàng làm mất cái bọc đựng đồ quý giá
của tế sư và chiếc khăn xếp được hoàng tử Siddhattha tặng năm xưa. Rồi nàng
mua một ngôi nhà ở phường Vàng Bạc nhìn xuống bến sơng Hằng để làm nơi ẩn
tích…
Ngồi việc xây dựng một hệ thống sự kiện kịch tính cao thì một yếu tố khá
quan trọng khác làm nên sự hấp dẫn của cốt truyện đó là việc nhà văn cài cắm
vào đó những chi tiết có tính gợi mở giúp gắn kết các tình tiết quan trọng. Vì
Savitri là người kể chuyện và bị ràng buộc bởi góc nhìn nên nàng khơng thể thấy
hết, biết hết được mọi chuyện. Do đó, vừa theo dõi bước chân nàng người đọc
vừa được khám phá ra nhiều câu chuyện khác cũng hấp dẫn khơng kém. Ví như

chi tiết chiếc khăn xếp màu đỏ có cắm một chiếc lơng cơng hồng tử Siddhattha
tặng Savitri trong lễ kén vợ của chàng sau này là vật giúp người ta tìm ra Nữ
Thần Đồng Trinh. Chiếc khăn xếp tiếp tục thể hiện vai trò của mình khi Savitri
làm rơi nó giữa dịng sơng để rồi sau này nó trở lại nhờ bàn tay của Raja. Lúc
này, Savitri bắt đầu ngờ ngợ nhận ra Raja chính là người đã cứu mình thốt khỏi
12


dịng nước, cũng là tướng cướp Anguli Mala cứu mình khi bị quan quân áp giải
về chịu tội. Cái hiểu biết này chỉ đến với nàng sau cuộc nói chuyện với
Devadatta về kết cục của tế sư khi mà nàng cũng đã sống được quá nửa đời
người với hơn hai mươi năm trốn chạy.
Cuốn sách có ba câu chuyện được kể song song với nhau. Những câu
chuyện về cuộc đời Đức Phật khơng có nhiều bất ngờ bởi Ngài là một nhân vật
lịch sử đã được sử sách đề cập đến rất nhiều lần. Chuyện của cựu Nữ Thần Đồng
Trinh và nhà nghiên cứu Ấn Độ học thì có một số chi tiết lạ nhưng lại khơng
kịch tính. Tuy nhiên, việc lồng ghép ba mạch truyện vào nhau với giáo lí nhà
Phật là sợi dây liên kết một cách khéo léo đã mang đến cho cuốn sách một cốt
truyện thống nhất. Như đã biết, Đức Phật là một nhà hiền triết, một bậc lãnh tụ
tinh thần cho nên khi nhắc đến Ngài, người ta thường tránh đi những khía cạnh
thuộc con người trần tục. Nhà văn Hồ Anh Thái tất nhiên cũng khơng có ý định
gây sốc bằng việc cài vào những chi tiết “báng bổ”. Ý định của ông đơn giản hơn
nhiều – đó là thể hiện hình ảnh Đức Phật như một con người chứ không phải một
vị thần thánh nào hết. Và trong cuốn sách này, Ngài cũng có cảm xúc, cũng có
những giây phút băn khoăn trước cuộc đời. Ngài là người tìm ra được chân lí cịn
Savitri sẽ là người chứng nghiệm chúng trong đời thực. Giá trị của triết thuyết
mà Đức Phật giác ngộ được càng được khẳng định ở thời hiện đại, với cựu Nữ
Thần Đồng Trinh là người đầu thai chuyển thế của Savitri tiền kiếp và nhà
nghiên cứu Ấn Độ học, họ đóng vai trị là hậu thế vơ ưu, tĩnh thiền để nhìn vào
cõi lịng mình, thực hiện một cuộc hành trình ngược hướng đầy vất vả để tìm lại

cái “bản lai diện mục” của chính mình.
Mạch truyện liên tục thay đổi với một cốt truyện hỗn hợp khó đốn trước
đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Trên cuộc hành trình đó, tác giả
13


để các nhân vật tự bộc lộ chính mình thơng qua những cảm xúc, những suy ngẫm
mà chính họ chiêm nghiệm được. Có lúc cơng chúa Savitri nhận ra rằng “Dục
lạc thống trị lên đời người, lên mọi kiếp người. Nhưng dục lạc trở thành độc tơn
độc diễn thì dục lạc đi kèm tai họa” [17; tr.127], nhưng nàng vẫn chấp nhận
“cịn có gì hơn một cuộc đời lạc thú triền miên” [17; tr.132] và nàng lao vào
hoan lạc như một lối thốt cho cuộc đời khơng như ý muốn. Nàng rất tỉnh táo
trước thế lực thần quyền đang ngày ngày đè nặng lên vai con người: “Ơi những
ơng vua trên lục địa này. Sao họ có thể mê man để cho những giáo sĩ tham
nhũng hoành hành ngay trong vương triều của mình… Các giáo sĩ Bà La Mơn
đã làm cho thời buổi chúng ta đang sống trở nên đen tối và bế tắc chưa từng
có” [17; tr.159]. Đến cái đêm trà trộn được vào giáo đoàn của Đức Phật, được
chứng kiến nếp sinh hoạt quy củ của chúng tăng, nàng lại rút ra được nhiều hiểu
biết không những có giá trị mở mang tầm mắt cho chính nàng mà cịn cho số
đơng độc giả chưa hiểu rõ về phương pháp tổ chức của tăng đoàn.
Ba tuyến nhân vật giống như những cuộc đời tồn tại song song bên nhau,
cùng nhau chắp nối cho câu chuyện trở nên trọn vẹn. Kết thúc chương đầu tiên,
Savitri hiện kiếp và nhà nghiên cứu Ấn Độ học rời khỏi Lumbini thì chương thứ
hai cũng bắt đầu ở ngay địa danh quan trọng đó. Cách chọn ngơi kể và điểm nhìn
ln phiên thay đổi khiến cuốn sách có sự kết hợp giữa cái lõi lịch sử và những
trải nghiệm cá nhân. Không ai có thể kiểm chứng được tính xác thực của lịch sử
đó, nhưng mối liên hệ giữa cơng chúa Savitri và Đức Phật đã làm cho người đọc
tin rằng, Đức Phật cũng là một con người bằng xương bằng thịt. Đặt Savitri bên
cạnh Ngài về mặt cốt truyện là để tạo nên những khúc quanh cần thiết cho việc
dồn nén mạch truyện đến một cao trào nhất định. Có thể nói, Đức Phật là mục


14


tiêu theo đuổi cả cuộc đời của công chúa Savitri, thúc đẩy những hành động của
nàng đi đến kết cục cuối cùng.
Dọc theo chiều dài cuốn sách, có lẽ vài người sẽ tự hỏi khơng biết liệu
cơng chúa Savitri có được thỏa nguyện trong mối tình vơ vọng của mình với Đức
Phật hay khơng? Có lẽ ai cũng trả lời được câu hỏi đó, nhưng chúng ta vẫn hồi
hộp chờ đợi một kết cục. Cuộc đời trên dương thế của Đức Phật đã khép lại
nhưng của công chúa Savitri, trải qua gần 2600 năm trở thành cô cựu Kumari, và
nhà nghiên cứu Ấn Độ học thì vẫn đang tiếp diễn.
Câu chuyện về Savitri là chuyện hư cấu, tuy nhiên nó được sáng tạo trên
nền lịch sử đất nước Ấn Độ thời Đức Phật, cho nên tác giả không thể nào hư cấu
nó lên tận mây xanh mà bỏ qua những ràng buộc về mặt lịch sử. Có ý kiến cho
rằng trong quá trình xây dựng tác phẩm, nhà văn bao giờ cũng thể hiện trực tiếp
hoặc gián tiếp những xung đột xã hội của thời đại vào tác phẩm của mình.
Dostoyevsky cịn nhấn mạnh vai trị của cuộc sống trong việc xây dựng cốt
truyện: “Anh hãy nhớ lấy lời tôi: đừng bao giờ bịa ra các cốt truyện. Anh hãy
lấy những cái do bản thân cuộc sống cung cấp. Không một trí tưởng tượng nào
nghĩ ra được những điều mà đơi khi cuộc sống bình thường qn thuộc nhất đưa
lại. Hãy tơn trọng cuộc sống”. Nói như vậy thì hơi quá cực đoan mà phủ nhận
sức sáng tạo của nhà văn. Khi nói đến cốt truyện, cần chú ý rằng, đó ln ln là
sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua cốt truyện, nhà văn vừa khái
quát những xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm hồn, tình cảm và sự đánh giá chủ
quan của họ đối với cuộc sống. Nhà văn Hồ Anh Thái đã khéo léo đặt nhân vật
của mình vào một bối cảnh có thực để từ đó triển khai một loạt sự kiện có kịch
tính cao vốn khơng hề có (hoặc khơng được chép lại) trong sử sách.
2.1.3. Cốt truyện mang tính tiểu sử trong Đường xưa mây trắng
15



Tiểu sử là bản mô tả chi tiết về một giai đoạn hoặc cuộc đời của một cá
nhânTiểu sử không chỉ là một danh sách những hoạt động cá nhân mà cịn nói
lên trải nghiệm của cá thể trong những sự kiện đó. Nếu khơng tính đến yếu tố
thời gian đảo chuyển khơng theo trật tự tuyến tính thì có thể nói, Đường xưa
mây trắng mang dáng dấp một cuốn tiểu sử chân thật đến từng chi tiết về cuộc
đời Đức Phật.
Lai lịch, thân thế Bụt được thầy Thích Nhất Hạnh trình bày rất rõ ràng
thơng qua chính lời khẳng định của Ngài trong chương 4: “ta là hoàng thái tử,
con vua Suddhodana ở thành Kapilavatthu”. Phụ thân Ngài vì khơng muốn con
trai mình sau này đi tu như lời tiên đoán của đạo sĩ Asita nên Đức Phật đã trải
qua tuổi thơ vơ ưu vơ lo của mình trong chốn hoàng cung. Nhưng sống trong bối
cảnh xã hội Ấn Độ cổ đại thời kì này, hồng tử Siddhattha khơng thể khơng tiếp
xúc với thế giới mà ít nhất là với hệ thống giáo dục toàn diện dành cho bậc
vương tử, với những nghi lễ hoàng gia… Trong chương 6, tác giả đưa người đọc
về buổi lễ Hạ điền năm Bụt chín tuổi. Giữa lúc mọi người mải mê xem hội, thái
tử đã lặng lẽ đến bên cội cây hồng táo xếp bằng tĩnh tọa. Ngay tại đây, Ngài đã
có những thắc mắc đầu tiên về vai trò của các đạo sĩ Bà La Mơn. Lớn hơn một
chút, hồng tử Siddhatta tìm mọi cách tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài. Ngài
thường rủ các bạn đi thăm các vị sa môn và và các vị Bà La Môn nổi danh ở kinh
đô để học hỏi. Nhờ tiếp xúc nhiều nên Siddhatta sớm nhận ra tình trạng phức tạp
của xã hội. Ngài cịn dành thời gian đi thăm các thơn xóm ngoài thành. Tiếp xúc
với dân dã, Ngài được học nhiều thứ mà mình khơng bao giờ được học ở trường.
Đó là: “dân chúng thờ phụng ba vị thần của đạo Bà La Môn… nhưng dân chúng
cũng bị các thầy Bà La Mơn lợi dụng và bóc lột chu cấp thực phẩm, tiền bạc và
sức lao động của mình cho ơng thầy cúng dù nghèo khó đến mấy cũng thế” [8;
16



tr.62]. Mầm mống phản kháng trong hoàng tử đã dần được nhen nhóm lên, và
Siddhatta ao ước có một ngày được đi đến nước láng giềng Kosala về phía Tây
và Maghada ở phía Nam để tìm thầy học đạo.
Ý định này đã trở thành hiện thực sau cuộc du hành mùa xuân ra ngoài
thành dẫn đến việc chứng kiến những sự thật đen tối và đáng sợ về kiếp sống con
người và sau khi công nương Yasodhara sinh con. Từ đây, hoàng tử Siddhatta
được tiếp xúc với nhiều vị đạo sĩ thuộc nhiều giáo phái khác nhau. Sau khi gặp
vua Bimbsara, Siddhatta rời bỏ chỗ ẩn cư để đi về phía nam và tìm đến đạo tràng
của đạo sĩ Ukddaka Ramaputta. Khơng thỏa mãn với giáo lí của đạo sĩ này,
Siddhatta bỏ về núi Dangsiri tu khổ hạnh. Sau sáu năm chịu đựng gian khổ, một
ngày ngồi thiền định trong bãi tha ma dưới chân núi, Siddhatta bừng tỉnh và thấy
được rằng con đường tu khổ hạnh là con đường sai lầm. Ngay trong khu rừng
này, dưới cội cây pippala, sa mơn Siddhatta đạt đến bờ giác ngộ. Từ đó Ngài bắt
đầu hành trình truyền bá giáo pháp của mình khắp các tiểu vương quốc vùng Bắc
Ấn cho đến khi nhập diệt vào năm 80 tuổi ở Kushinagar.
Những hoạt động của Bụt được kể lại gắn với những địa danh và mốc thời
gian cụ thể được tác giả nêu rõ trong từng đoạn cụ thể. Ví dụ như: “Tại
Rajagaha, từ mấy năm nay, Bụt ưa cư trú trên núi Gijihakuta, một ngọn núi đá
có hình dáng chim thứu nên cũng được gọi là Thứu Sơn” [8; tr.409], “Một hôm
đang ngồi ở vườn Bhesakala ở Sumsumaragiri, Bụt bảo các vị khất sĩ…” [8;
tr.511], “Trên đường đi, Bụt ghé vào thị trấn Alavi” [8; tr.504]… Hay theo các
chương 31, 38, 52, 71, 76 thì Bụt đã trải qua năm kỳ an cư tại kinh thành của
vương quốc Magadha. Ngồi các kì an cư, Bụt hẳn đã đến nơi đây nhiều lần, vì
có rất nhiều bài kinh cũng như giới luật được thuyết giảng và chế định tại
Rājagaha trong những bối cảnh khác nhau. Cũng tại nơi đây, Devadatta vì tham
17


vọng, đã có những hành động bất thiện đối với Bụt nhưng những việc làm ấy đều
thất bại. Nhiều hoạt động khác của tăng đoàn cũng được miêu tả tỉ mỉ như việc

Bụt chỉ đạo xây dựng các tịnh xá để các vị khất sĩ có chỗ tu tập thích hợp trong
từng mùa, cách khất thực, cách học tập, cách sinh hoạt trong giáo đoàn… Đồng
thời, nhiều chi tiết trong cuốn sách còn giúp độc giả hiểu được nguyên nhân của
các quy định của người xuất gia như vì sao khơng nên đi khất thực vào mùa mưa.
Đó là dịp để các khất sĩ “được thực tập đạo giải thoát trực tiếp dưới sự hướng
dẫn của Bụt”, “có nhiều thì giờ học hỏi và thực tập hơn trong mùa an cư. Đồng
thời họ cũng tránh được sự dẫm đạp lên các loại côn trùng thường xuất hiện rất
nhiều vào mùa mưa trên các con đường, nhất là những con đường thơn dã” [8;
tr.239]. Nhờ đó mà người đọc được biết thêm nhiều điều mà bình thường nếu
khơng tu hành hoặc là Phật tử thì khó mà hiểu thấu đáo.
Ngồi ra, thầy Thích Nhất Hạnh cịn đưa vào một số tình tiết tuy nhỏ
nhưng lại có ích rất lớn để hậu thế hiểu thêm về Bụt và thời đại của Ngài. Như
khi Rahula kể cho Svastika nghe về quá trình thiết chế giới luật và giải thích căn
nguyên của việc càng ngày càng có thêm nhiều phép tắc trong giáo đồn. Rahula
kể thêm chuyện hồi nhỏ nói dối nên Bụt dùng chậu nước rửa chân để dạy cậu về
chánh ngữ, chánh niệm và tứ vô lượng tâm (chương 49). Hay chuyện một người
đàn bà tên Magandika vì khơng được Bụt đối xử đặc biệt mà sinh lòng hận thù,
sau này trở thành thứ hậu của vua Udena thì đi nói xấu và nhục mạ Bụt (chương
62); kí ức của Svastika lúc này đã 39 tuổi về gia đình mình (chương 63); được
Rahula kể cho về thầy Vangisa, người nổi tiếng là một vị khất sĩ vừa có biện tài
vừa có khiếu văn chương, Svastika nhớ lại hơm Bụt dùng hình ảnh biển cả để
dạy đại chúng về cơng phu hộ trì sáu căn (chương 69)… Xen giữa hàng loạt
những mẩu chuyện rút ra từ các bộ kinh sách có giá trị về mặt lịch sử, thầy Thích
18


Nhất Hạnh còn đi vào thế giới nội tâm các nhân vật để trình bày những suy nghĩ,
băn khoăn, có khi là cả nỗi nhớ, sự yêu ghét của họ. Ví như khi Ngài phân vân
giữa các phép tu tập: “Ơng nhớ rằng ơng đã từng khun nhủ các nhà tu khổ
hạnh đừng hành hạ thân xác họ, vì hành hạ thân như thế chỉ gây thêm khổ đau,

trong khi cuộc đời đã có quá nhiều đau khổ rồi. Nhưng hôm nay ông muốn xét
lại điều ấy một cách kĩ lưỡng hơn” [8; tr.123]. Cuối cùng Ngài nhận ra rằng
“thân và tâm là một thực thể không thể tách rời ra được và sự an lạc của thân có
liên hệ tới sự an lạc của tâm. Hành hạ xác thân cũng là hành hạ tâm trí” [8;
tr.125].
Có thể gọi Đường xưa mây trắng là cuốn tiểu sử Đức Phật mà thơng qua
đó, tác giả đã trình bày trọn vẹn giáo lý căn bản của Người, hay nói đúng hơn,
phần giáo lí mà tác giả đã thuyết giảng truyền bá trong nhiều năm. Dung lượng
gần 700 trang sách tất nhiên không thể nói là đã đủ để thể hiện tối đa giáo lí nhà
Phật nhưng có thể thấy, thầy Thích Nhất Hạnh đã bỏ rất nhiều tâm huyết và cố
gắng đưa Phật pháp đến gần với số đông độc giả thông qua một cuốn sách giản
dị mà cũng hết mực uyên thâm.
2.2.

Kết cấu

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những
chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận… Tất cả những yếu tố, bộ
phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm
biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định gọi là kết cấu. Nói cách khác, kết
cấu là tồn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học.
Nếu khái niệm cốt truyện nhằm chỉ sự liên kết những sự kiện, hành động,
biến cố... trong tác phẩm tự sự và kịch thì kết cấu là một khái niệm rộng hơn
nhiều. Kết cấu của tác phẩm bao giờ cũng tăng cường sức mạnh nghệ thuật của
19


tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc. Phân tích kết cấu tác
phẩm, người đọc có thể so sánh nó với các hình thức, thủ pháp kết cấu chung
nhưng điều quan trọng là phải xuất phát từ bản thân tác phẩm và xem nó có thể

hiện tốt nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm hay khơng. Trong lao động sáng tạo
văn học, có thể coi chủ đề tư tưởng là mục tiêu nhằm hướng tới của nhà văn
trong quá trình phát hiện và xây dựng kết cấu.
2.2.1. Kết cấu chương
Khơng khó để nhận ra đặc điểm chung này ở hai tác phẩm. Nếu ở Đức
Phật, nàng Savitri và tôi, các chương được đặt tên theo tuyến nhân vật xen kẽ
nhau thì trong Đường xưa mây trắng, thầy Thích Nhất Hạnh đánh số thứ tự và
thâu tóm nội dung quan trọng của từng chương vào trong nhan đề để người đọc
dễ theo dõi. Kết cấu này được sử dụng phổ biến cũng nhờ vào tính năng đó.
2.2.1.1. Kết cấu chương đoạn trong Đức Phật, nàng Savitri và tơi
Nói “chương đoạn” là nhằm phân biệt với kiểu kết cấu chương hồi trong
thể loại tiểu thuyết phổ biến thời Minh – Thanh. Ở đây, nhà văn Hồ Anh Thái
không đánh số thứ tự cho từng chương mà cũng không đặt tên rõ ràng. Cách làm
của ông là chia ra theo tuyến nhân vật và ngắt chương khi nội dung trong chương
đã “tạm thời” đủ để chuyển sang mạch truyện khác.
Trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi, nội dung từng chương phân hóa ra
theo ba tuyến nhân vật: Đức Phật – Savitri – Tôi. Với yếu tố thời gian đồng hiện,
liên tục thay đổi điểm nhìn và ngơi kể, người đọc dễ nhầm lẫn giữa các mạch
truyện nếu không nhờ vào cái tên in đậm được đặt ở đầu mỗi chương. Ví như ở
trang 30, chương Đức Phật, nhà văn Hồ Anh Thái viết: “Tháng Vesakha theo
lịch Ấn Độ cổ đại là vào khoảng tháng tư – tháng năm bây giờ” [17; tr.30]. Mốc
thời gian này hẳn không mấy người đã hiểu là gắn với sự kiện nào, nói “cổ đại”
20


thì có thể là Đức Phật mà cũng có khi là Savitri. Hay trong chương Tôi: “Không
biết Phật phải đi bộ bao lâu từ cây bồ đề đến nơi giảng bài kinh đầu tiên. Hai
mươi lăm dặm yojana. Hai trăm năm mươi cây số. Chúng tơi thì lên tàu hỏa,
dăm bảy tiếng sau đã vào đến vườn Sarnath” [17; tr.223]. Đọc đến câu cuối
cùng của đoạn thì hẳn người đọc mới nhận ra mình đã về thời hiện đại rồi. Rồi

trong một chương kể về Savitri, nhà văn bắt đầu bằng việc nói về cơn bão “cơn
bão đến vào lúc nửa đêm. Gió phóng sầm sầm trên các mái nhà…” [17; tr.229].
Đặc biệt là nhà văn còn dùng một chương Đức Phật để kể về hành trạng của
tướng cướp Anguli Mala với cách vào chuyện trực tiếp, không “rào trước đón
sau” gì hết: “Tên cha mẹ đặt cho chàng là Ahimsaka. Mười sáu tuổi, chàng được
cha gửi lên Viện Đại học Takkasila…” [17; tr.341].
Việc chia chương của Đức Phật, nàng Savitri và tôi theo tuyến nhân vật
rồi đặt chúng xen kẽ vào nhau còn hỗ trợ thủ pháp đồng hiện trong việc chuyển
cảnh. Theo đó, mỗi chương trong cuốn sách bắt đầu và kết thúc bằng hai cảnh
gắn liền với khơng thời gian cụ thể. Do đó, để mạch truyện được liên tục, nhà
văn đã chú ý tạo nên mối liên kết ngầm theo kiểu kết thúc của chương trước có
mối liên hệ nào đó với bắt đầu ở chương tiếp theo. Và nhờ hình thức đồng hiện
thời gian, người kể chuyện có thể kết nối những chuyện thuộc về những khoảng
thời gian khác nhau, rút ngắn thời gian kể. Ví dụ như chương đầu tiên dừng ở chi
tiết Savitri hiện kiếp và nhà nghiên cứu Ấn Độ học vừa ghé thăm vườn Lumbini
thì ngay chương sau xảy ra sự kiện Phật Đản sinh. Còn kết thúc chương thứ hai
tác giả nhắc đến lễ cưới của hồng tử Siddhattha thì ngay chương sau kể về lễ
cưới đó dưới góc nhìn của công chúa Savitri trong tiền kiếp. Tiếp tục cuối
chương này, nàng Savitri nghe tin về sự ra đi của hoàng tử Siddhattha và cấp tốc
lên ngựa đi tới Kapilavatthu, thì ở chương tiếp theo, tác giả kể lại quá trình thay
21


đổi tâm tính và sự ra đi của Ngài. Hay sau cuộc gặp với Devadatta, Savitri cảm
thấy e sợ nên nghĩ đến Raja lịng thầm mong có chàng ở bên giúp thì chương tiếp
theo, tác giả dành để kể về quá khứ và cả tương lai của Raja…
Kiểu kết cấu chương đoạn này kết hợp với cốt truyện đậm chất du kí như
đã nói ở trên đã tạo nên một câu chuyện li kì với ba mạch truyện đồng hành với
nhau từ đầu đến cuối. Cách kể chuyện này khiến người đọc dễ dàng thấu hiểu về
câu chuyện của các nhân vật trong tương quan đối sánh với nhau, về những thay

đổi tâm lí, những biến chuyển hồn cảnh, những biến cố lịch sử. Từ đó, đời sống
Ấn Độ cổ đại được gắn kết với xã hội hiện đại, chứng minh tính trường tồn và
mãi sống động của những tư tưởng lớn, chứng minh sức sống bền bỉ sinh động
của một xã hội đa dạng và nhiều nội lực.
2.2.1.2. Kết cấu chương hồi trong Đường xưa mây trắng
Đây là kiểu kết cấu dựa theo đặc trưng của thể loại tiểu thuyết chương hồi.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, vì tiểu thuyết chương hồi thường là những câu
chuyện lịch sử dài nên phải chia làm nhiều đoạn, kể làm nhiều lần (hồi). Để phân
biệt, người ta đặt tiêu đề cho mỗi hồi, và để hấp dẫn, người ta ngắt ở những đoạn
có tình tiết quan trọng và kết bằng câu “muốn biết sự việc ra sao, xin xem hồi
sau phân giải”. Đường xưa mây trắng không tuân thủ nghiêm ngặt theo đặc điểm
này mà chỉ giữ lại việc chia ra làm nhiều chương và đặt tên theo nội dung trong
từng chương.
Trong Đường xưa mây trắng, tác giả trình bày thứ tự các chương rất rõ
ràng và tên chương nêu được vấn đề nổi bật bên trong. Mỗi chương là một bài
thuyết Pháp dưới dạng một câu chuyện nhỏ, một kí ức, một cảnh sinh hoạt…
Những bài thuyết pháp này trình bày khá đầy đủ những giáo lý căn bản Phật
giáo, và dư đủ những chủ đề tu tập cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Ví dụ như
22


chương 28 kể về sự kiện vua Bimbisara và các thân hào nhân sĩ tới thăm Bụt và
nghe Bụt thuyết pháp. Toàn bộ hoạt động này diễn ra ở Rừng Kè nên tác giả lấy
cái tên này đặt thành tên chương. Hay chương 64 nổi bật lên bài dạy của Bụt về
vô thỉ và vô chung sau khi đại đức Vakkali từ trần, do đó chương này mang tên
“Vịng sinh tử khơng có bắt đầu”… Mỗi chương là một mẩu chuyện riêng biệt
mà nếu có tách ra thì vẫn bảo đảm tính tồn vẹn. Đây là thủ pháp xâu chuỗi xây
dựng truyện trên cơ sở một kết cấu tổng thể bao gồm nhiều truyện (mà mỗi
truyện là một chỉnh thể toàn vẹn) kế tiếp nhau và được thống nhất bởi một nhân
vật chung. Thời gian trong từng chương được gói gọn trong một khoảng cụ thể.

Ví dụ như chương 26 bắt đầu bằng câu: “Bảy hôm sau Bụt về tới Uruvela” [8;
tr.196]. Sang chương 27 thì là: “Trong những ngày kế tiếp…” [8; tr.205]. Thầy
Thích Nhất Hạnh thường bắt đầu một chương mới bằng những cụm từ chỉ không
gian và thời gian như: một buổi sáng nọ, mùa an cư năm sau, mãn mùa an cư,
năm sau, mùa đông năm ấy, vườn xoài của y sĩ Jivaka, con đường này… Bằng
cách đó, từng chương có một khởi đầu cụ thể và kết thúc khi sự kiện đã hoàn tất
mang lại kết quả. Sự kiện tuy nhiều nhưng nhờ vào sự phân chia ra thành các
chương nhỏ, người đọc không bị rơi vào rối rắm. 81 chương nối kết nhau với sự
hiện diện của hình tượng Bụt và giáo lí của Ngài xun suốt tồn tác phẩm đã
mang lại một khơng gian thấm đẫm chất triết lí. Con số 81 có lẽ cũng là dụng ý
của tác giả tương ứng với số năm sống trên dương thế của Bụt.
Vậy, kết cấu chương đoạn trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi và Đường
xưa mây trắng đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc phân bố các sự kiện, thể
hiện rõ ràng các tuyến nhân vật cũng như giúp độc giả dễ theo dõi cốt truyện
nhiều khúc quanh.
2.2.2. Kết cấu đầu cuối tương ứng
23


Kết cấu đầu cuối tương ứng hay còn gọi là kết cấu vòng tròn là một kiểu
cấu trúc tác phẩm quen thuộc trong văn đàn thế giới cũng như trong nước, nó tạo
nên sự tương xứng đầu cuối cho tác phẩm. Trong kiểu kết cấu vòng, câu chuyện
được mở đầu bằng thời điểm ở hiện tại, trở về quá khứ rồi kết thúc trong cảnh ở
hiện tại. Kiểu kết cấu này rất phù hợp với những truyện lấy quá khứ làm tâm
điểm, thông thường quá khứ này là những biến động có tác động mạnh tới hiện
tại, là nguyên nhân xảy ra những tình huống trong hiện tại. Để chuyển tiếp từ
thời điểm hiện tại đến quá khứ một cách phù hợp thường các nhà văn để cho
nhân vật của mình hồi tưởng lại vì thế ưu điểm thứ nhất của loại kết cấu này là
giúp cho câu chuyện trở nên thực hơn, ưu điểm thứ hai là giúp cho bạn đọc có
thể hiểu hơn về hành động và tính cách nhân vật mà tác giả không cần thuyết

minh nhiều.
2.2.2.1. Vịng tuần hồn tương thơng giữa 26 thế kỉ trong Đức Phật,
nàng Savitri và tôi
Trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi, nhà văn Hồ Anh Thái bắt đầu bằng
chương Tôi ở thời hiện đại với sự xuất hiện của cựu Nữ Thần Đồng Trinh ở xứ
Nepal và nhà nghiên cứu Ấn Độ học. Mục đích của chuyến đi này là để kể
chuyện đời Phật nên sang các chương tiếp sau, thời gian và không gian trôi về
gần 2600 năm trước với bối cảnh đất nước Ấn Độ cổ đại. Ở đó, ta thấy Đức Phật
khơng chỉ hiện lên qua những câu chuyện kể của hậu thế nữa mà đã trở thành
một con người bằng xương bằng thịt. Còn Savitri hiện kiếp giờ là công chúa
Savitri sống cùng thời với Đức Phật. Trong suốt diễn biến tác phẩm, thời gian có
sự dao động qua lại giữa quá khứ và hiện tại để người đọc tự mình xác định được
mối liên kết ngầm suốt mạch truyện. Kết thúc tác phẩm, nhà văn quay lại thời
hiện đại vẫn với hai nhân vật trên. Họ đã cùng nhau đi qua bốn địa danh quan
24


trọng gắn liền với cuộc đời phổ biến triết thuyết mới mà Đức Phật đã giác ngộ
được – bắt đầu ở vườn Lumbini nơi Phật được sinh ra và kết thúc ở thành
Kusinara lúc Phật nhập diệt. Nhưng họ không phải là những con người bất kì nào
của thời hiện đại mà Savitri chính là đầu thai chuyển thế của Savitri tiền kiếp. Vì
những việc đã làm trong quá khứ nên giờ đây nàng đang chịu trách nhiệm cho
chính mình – cả phần thưởng lẫn trừng phạt. Có thể nói, cuốn sách kể về một
chuyến đi mà tất cả các nhân vật đều bước đi cùng nhau trên một con đường. Đối
với Đức Phật đó là việc Ngài Đản sinh và nhập diệt. Savtri hiện kiếp và nhà
nghiên cứu Ấn Độ học bắt đầu và kết thúc một chuyến hành hương. Cịn đối với
Savitri tiền kiếp thì đó là cuộc hành trình theo đuổi hình bóng hồng tử
Siddhattha từ năm nàng mới bốn tuổi cho đến khi ôm cái bát gỗ ra đi sau lễ hỏa
táng con người ấy. Nàng đi về tương lai để hóa thân vào một Nữ Thần Đồng
Trinh cao quý tiếp tục gắn cuộc đời mình với Đức Phật. Đó là một vịng trịn

khép kín mà thời gian xoay vần khơng ngừng. Ngồi ra, hình ảnh màn sương vô
minh xuất hiện ở cả đầu và cuối cuốn sách đóng vai trị làm nổi bật thêm giáo lí
nhà Phật và hồn thiện một vịng tuần hồn khơng bao giờ chấm dứt. Đó là ý
tưởng về một màn sương mù lịa vơ minh đang bao trùm lên con người.
Chính kiểu vịng trịn của cốt truyện tạo điều kiện cho các sự kiện, các mơ
típ được trở lại, với những điểm nhấn khác nhau, và luôn tạo cho người đọc cảm
giác về sự tuần hoàn của vũ trụ. Dường như nhân loại trải qua bao thăng trầm
biến cố, rốt cuộc cũng khơng đi ra ngồi một khn khổ hạn định.
2.2.2.2. Sự tiếp nối mang tính biểu tượng của dịng đời trong Đường xưa
mây trắng
Cũng được xây dựng với kết cấu đầu cuối tương ứng, nhưng Đường xưa
mây trắng lại không tuân thủ quy tắc hiện tại – quá khứ – hiện tại mà lấy một
25


×