Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

LIÊN kết và PHÁT TRIỂN DU LỊCH văn hóa tại các TỈNH PHÍA ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.23 KB, 16 trang )

LIÊN KẾT VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TẠI CÁC TỈNH PHÍA ĐƠNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
Đặng Hồng Lan , Đồn Lê Minh Khởi
Tóm tắt
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có đặc trưng liên ngành và liên vùng bởi sự phối
hợp, liên kết của nhiều ngành kinh tế trong phục vụ du khách và hợp tác giữa nhiều địa
phương để tạo nên tuyến điểm. Liên kết và phát triển trong du lịch nhằm khai thác triệt để
các lợi thế về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch và nguồn lực từ
đó phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng ở quy mơ lãnh thổ lớn, nâng cao tính cạnh tranh
và mở rộng thị trường.
Các tỉnh phía đơng đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều tài nguyên du lịch
đặc biệt là tài ngun cho du lịch văn hóa ln là điểm thu hút du khách trong và ngoài
nước. Việc xây dựng liên tuyến du lịch văn hóa giữa các tỉnh phí Đông ĐBSCL sẽ là điểm
nhấn trong bức tranh du lịch khu vực góp phần phát triển kinh tế, duy trì và quảng bá văn
hóa địa phương để hướng đến phát triển bền vững.
Liên kết, hợp tác đồng bộ và toàn diện trong việc xây dựng sản phẩm đặc trưng, xúc
tiến quảng bá du lịch văn hóa, bảo vệ mơi trường và nâng cao đời sống cộng đồng, tôn
vinh giá trị văn hóa và phát huy lợi thế của từng địa phương sẽ là động lực để phát triển
bền vững.
Từ khóa:ĐBSCL, du lịch văn hóa, liên kết phát triển du lịch, phát triển bền vững.
1.

Đặt vấn đề

Theo Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng
sơng Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, khơng
gian du lịch phía Đông ĐBSCL bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh
Long và Trà Vinh được đánh giá là vùng châu thổ chịu nhiều tác động của con người và
biến đổi khí hậu đặc biệt là xâm nhập mặn. Cùng với đó, đây là vùng có nhiều nét văn hóa
 Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.


 Cử nhân Việt Nam học, Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch V-One Travel.

1


và cảnh quan tương đồng được định hướng sẽ phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng
như ‘nghiên cứu đời sống sông nước, miệt vườn; tham quan làng nghề, các di tích lịch sử
cách mạng; lưu trú nhà dân (homestay)’ [1, tr.4] Dù vậy, mỗi tỉnh đều có những thế mạnh
riêng để tạo nên các sản phẩm đặc trưng trong loại hình du lịch văn hóa bởi nét đặc trưng
của cộng đồng dân tộc Việt, Hoa và Khmer.
Theo Nghị quyết Về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với
biến đổi khí hậu cũng đã nêu rõ việc phát triển du lịch phải gắn với sinh thái, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa đặc biệt và văn hóa các dân tộc thiểu số [2].
Có thể thấy các văn bản này đều hướng vào phát huy các giá trị văn hóa của vùng
nên đây chính là cơ sở và động lực để tiểu vùng phát triển du lịch văn hóa. Tuy nhiên, du
khách đến cụm dun hải cịn khiêm tốn, năm 2017, chỉ đón hơn 5,1 triệu lượt du khách,
chiếm khoảng 11,3% so với lượng du khách toàn vùng [3].
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự cạnh tranh thị trường ngày càng gắt, địi
hỏi trong ngành du lịch khơng chỉ là sản phẩm chất lượng, thái độ phục vụ tốt mà còn đặt
ra những địi hỏi về tính sáng tạo, thân thiện với môi trường, thiêng về trải nghiệm và
hướng đến phát triển bền vững. Vì vậy nếu chỉ dựa vào những lợi thế của mỗi tỉnh và tự
phát triển nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết thì khơng thể nào nâng cao năng lực cạnh tranh với
các nước trong khu vực, ngược lại cịn tự cạnh tranh và phá hủy chính thị trường trong
nước, trong địa phương.
Do đó việc liên kết các tỉnh trở thành tuyến du lịch mang tính xuyên suốt được xem
là giải pháp ưu tiên hàng đầu, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch quốc gia và là xu
hướng tất yếu hướng đến phát triển bền vững.
2.
Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa và phát triển du lịch bền vững
2.1.

Du lịch văn hóa
Giữa du lịch và văn hóa có mối liên hệ khơng thể tách rời bởi các điểm đến, sự kiện
văn hóa ln là tiềm năng và động lực thúc đẩy du lịch phát triển và ngay bản thân du lịch
cũng là yếu tố của văn hóa nếu chúng ta nhìn nhận văn hóa ở góc độ là ‘tập hợp của
những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội’ [4, tr.159].
Theo McIntosh và Goeldner trích từ Seyed Sina Mousavi et al [5] du lịch văn hóa ‘là
bao gồm tất các mặt của du lịch, nhờ vào đó du khách trở nên hiểu rõ về di sản và lịch sử
2


của nới khác hoặc có lối sống, suy nghĩ như nơi đó một cách tạm thời’ (tr.73). Với định
nghĩa này, chúng ta thấy hai tác giả nhận mạnh vào sự trải nghiệm của du khách.
Đứng ở nhiều góc độ, theo Pereiro trích từ Seyed Sina Mousavi et al [5] lại cho
rằng:
‘Du lịch văn hóa như một q trình tiêu thụ hàng hóa, một sự hồi niệm của di sản
và q khư, một trải nghiệm tâm lý, một quá trình của sự hiếu kỳ và học hỏi, một hình
thức hiện đại của hành hương, hay là một ngành công nghiệp nơi các giá trị văn hóa được
tiêu dùng’ (tr.73). Có thể thấy, định nghĩa này quá trừu tượng và chưa đi vào cụ thể tiềm
năng và sản phẩm của du lịch văn hóa.
Dưới góc độ bảo tồn và tơn vinh các giá trị văn hóa, Luật Du lịch năm 2017 [6] cho
rằng du lịch văn hóa ‘là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn
hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tơn vinh giá trị văn hóa
mới của nhân loại’ (tr.2).
Nhìn từ mục đích của du khách, nhưng có giải thích rõ hơn về tiềm năng và sản
phẩm trong du lịch văn hóa, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) [7] cho rằng:
‘Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch có động cơ chính của du khách là nghiên
cứu, khám phá, trải nghiệm và sử dụng các điểm thu hút hay sản phẩm văn hóa vật thể và
phi vật thể tại điểm đến. Những điểm thu hút hay sản phẩm này là liên quan đến hệ thống
đặc biệt về vật chất, trí tuệ, tinh thần và những đặc trưng cảm xúc bao gồm nghệ thuật,
kiến trúc, di sản lịch sử và văn hóa, ẩm thực, văn học, âm nhạc, những sáng tạo công

nghệ, lối sống, hệ thống giá trị niềm tin và các phong tục truyền thống’ (tr.30).
Có thể thấy, văn hóa là điểm tựa, là yếu tố cốt lõi để tạo nên du lịch văn hóa. Du lịch
sẽ là cầu nối hiện thực việc lan tỏa các tinh hoa văn hóa dân tộc. Vì vậy, du lịch văn hóa
có sứ mạng tơn vinh và bảo vệ các giá trị văn hóa của cộng đồng từ đó mang lại lợi ích về
kinh tế, góp phần vào an sinh xã hội thúc đẩy tích cực phát triển. Cùng với các loại hình
du lịch khác, du lịch văn hóa cũng phải được xây dựng và phát triển theo hướng bền
vững.
2.2.

Du lịch bền vững

Du lịch bền vững không phải là một loại hình du lịch là một xu thế, một yêu cầu tất
yếu và một thước đo sự phát triển du lịch của quốc gia, khu vực. Cho đến nay có rất nhiều
tổ chức, các nhà nghiên cứu đưa ra thuật ngữ về du lịch bền vững. Theo UNWTO [8] du
lịch bền vững là ‘du lịch có tính đến các tác động kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại và
3


tương lai, giải quyết các nhu cầu của du khách, ngành công nghiệp du lịch, môi trường và
cộng đồng chủ nhà’.
Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trích từ Gamini Herath [9] khẳng định rằng :
‘Du lịch bền vững là tổng thể của ba trụ cột: công bằng xã hội, phát triển kinh tế và
duy trì mơi trường. Nó được đưa ra nhằm gia tăng kinh tế của địa phương bằng sự đóng
góp tối đa của du lịch vào kinh tế tại điểm đến bao gồm chi tiêu của du khách. Nó tạo ra
thu nhập và việc làm tốt cho người dân mà không ảnh hưởng đến môi trường và văn hóa,
đảm bảo sự tồn tại và cạnh tranh của điểm đến và để họ tiếp tục tham gia vào việc làm
giàu và phân chia lợi nhuận trong thời gian dài’ (tr.275).
Theo quy định tại khoản 14 điều 3, Luật Du lịch năm 2017 [6] cho rằng :
‘Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu
về kinh tế - xã hội và mơi trường, đảm bảo hài hịa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt

động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai’
(tr.2).
Có thể thấy, dù ở khái niệm nào du lịch bền vững đều nhấn mạnh vào ba thành tố là
lợi ích kinh tế, bảo tồn văn hóa và mơi trường tự nhiên. Trong bài tham luận này, chúng
tôi căn cứ theo quan điểm của Tổ chức Lao động Thế giới.
Để đảm bảo các yếu tố văn hóa được phát triển bền vững trong du lịch văn hóa nói
riêng và du lịch bền vững nói chung, chúng ta cần có những tiêu chí nhất định. Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu những tiêu chí về văn hóa trong việc tận
dụng nguồn lực văn hóa vào việc khai thác các hoạt động du lịch của ASEAN [10, tr.6-7].
Các tiêu chí gồm :
1. Yếu tố văn hóa có ý nghĩa với người dân và các giá trị văn hóa truyền thống phải
được xác định, ghi nhận và xác thực bởi chính người dân địa phương.
2. Chương trình du lịch khai thác phải xác thực với hiện tại, làm giàu thêm và duy
trì văn hóa địa phương hướng đến bảo vệ tính tồn diện, bản sắc và giá trị văn
hóa.
3. Các hoạt động du lịch phái đảm bảo tuân thủ các quy tắc, quy định và pháp luật
liên quan đến bảo vệ văn hóa và di sản.
4


4. Người dân địa phương được đảm bảo duy trì các sinh kế truyền thống và sáng
tạo các sinh kế thay thế.
5. Du khách phải có hành vi cư xử phù hợp với văn hóa của cộng đồng.
6. Người dân có quyền quyết định những yếu tố văn hóa nào được chia sẻ, khai
thác vào phục vụ du lịch, những yếu tố nào không và quyết định mức độ chia sẻ,
khai thác vào hoạt động du lịch.
Trên đây là 06 tiêu chí để đảm bảo duy trì các giá trị văn hóa, quyền làm chủ của các
chủ thể văn hóa khơng chỉ trong du lịch văn hóa mà cho tất cả các loại hình du lịch khác
có liên quan đến yếu tố văn hóa và cộng đồng.
2.3.


Liên kết trong phát triển du lịch

Trong xu thế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc liên kết để tạo ra sức mạnh phát
triển là điều tất yếu không chỉ riêng du lịch mà là đòi hỏi ở tất cả các ngành khác. Với bản
chất là ngành dịch vụ đa ngành, du lịch bắt buộc phải mang tính liên kết với nhiều mối
quan hệ hơn so với các ngành khác.
Theo Từ điển Việt Nam, liên kết là ‘kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ
chức riêng lẽ’ [11, tr.568]. Trong du lịch liên kết sẽ được hiểu là sự phối hợp, hợp tác giữa
các bộ phần, các bên liên quan trong xây dựng sản phẩm và phục vụ du khách. Liên kết
trong du lịch được thể hiện qua nhiều mối quan hệ liên kết như liên kết giữa các bên liên
quan gồm doanh nghiệp lữ hành, điểm tham quan, cộng đồng địa phường, chính quyền
địa phương, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn viên
và du khách, liên kết vùng tức liên kết về khơng gian địa lý để hình thành nên tuyến điểm
du lịch; liên kết giữa các bên liên quan với các yếu tố khác như hải quan, y tế, ngân hàng,
các cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thơng báo chí, các nhà nghiên cứu khoa học, các
cơ sở đào tạo,..
Mặc dù các mối quan hệ trong liên kết du lịch đa phần được xác lập thông qua các
hợp đồng, bản ghi nhớ mang tính pháp lý nhưng uy tín, lịng tin, công bằng trong phân
chia lợi nhuận giữa các bên luôn được đặt lên hàng đầu. Đây là điểm đặc trưng riêng của
tính liên kết trong du lịch. Giữa các bên liên quan ln có tác động qua lại lẫn nhau. Du
lịch phát triển sẽ giúp cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa xã hội phát triển. Ngược lại, cơ sở
5


hạ tầng, các tiềm năng văn hóa xã hội con người lại chính là điều kiện để du lịch phát
triển.
Có thể thấy, nếu khơng liên kết thì du lịch khơng thể tồn tại và phát triển. Việc liên
kết không những mang lại hiệu quả kinh tế mà cịn góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực,
tạo động lực phát triển đồng bộ các ngành nghề trong xã hội.

3.

Tiềm năng và thực trạng du lịch văn hóa tại tiểu vùng phía Đông của

vùng ĐBSCL
3.1.
Tiềm năng
Được mệnh danh là “vương quốc trái cây đặc sản” của cả nước, tiểu vùng phía
Đơng ĐBSCL bao gồm 05 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh.
Nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch sinh thái,
du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, trong đó du lịch văn hóa là một điểm nhấn tiêu
biểu. Hiện nay, các địa phương trong tiểu vùng đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng,
thu hút rất đơng khách du lịch trong và ngồi nước.
Vị trí địa lý là điểm thuận lợi cho phát triển du lịch của tiểu vùng. Du khách muốn
đến Cần Thơ hay khám phá xa hơn các tỉnh cực Nam tổ quốc, bắt buộc phải đi ngang khu
vực phía Đơng này, ít nhất cũng phải qua Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long. Vì vậy,
vùng phía đơng chính là một trong những cửa ngõ đón khách chủ yếu của ĐBSCL.
Là khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và ĐBSCL, du lịch Long An được biết
đến là du lịch sinh thái với Lang nổi Tân Lập, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen và
các khu vui chơi tổng hợp như Cát Tường Phú Sinh, HappyLand hơn là du lịch văn hóa.
Mặc dù Long An có khá nhiều di tích tiêu biểu như Vàm Nhựt Tảo và đền thờ Nguyễn
Trung Trực, nhà Trăm Cột, Lăng Nguyễn Huỳnh Đức và đặc biệt là các di tích liên quan
đến khảo cổ thuộc nền văn hóa Ĩc Eo. Tỉnh này cũng khơng thiếu các làng nghề truyền
thống như chiếu Long Cang, chằm nón lá An Hiệp,…
Tiếp giáp Long An qua sông Vàm Cỏ, tỉnh Tiền Giang nổi tiếng với nhiều trái cây
ngon, ‘hiện đang đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng với hơn 79 nghìn ha và 1,5
triệu tấn’ [12]. Ở Tiền Giang mỗi vùng đất cho ra một loại cây đặc trưng riêng, như: thanh
long Chợ Gạo, khóm Tân Phước, sơ ri Gị Cơng, xồi cát Hịa Lộc,…Đây là một trong
6



những tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch sinh thái, miệt vườn cho tỉnh nhà. Bên
cạnh thuận lợi về du lịch sinh thái, Tiền Giang có nhiều tiềm năng về du lịch văn hóa với
di tích Rạch Rầm-Xồi Mút, di tích Ấp Bắc, chùa Vịnh Tràng nổi tiếng khắp miền Tây,
làng nhà cổ Đơng Hịa Hiệp, chợ nổi Cái Bè. Chợ nổi, tìm hiểu văn hóa miệt vườn sông
nước sẽ là điểm nhấn để xây dựng thương hiệu du lịch cho Tiền Giang. Điểm đến thường
xuyên của du khách hiện nay ở Tiền Giang là Cù lao Thới Sơn và Cái Bè.
Nằm ngay trung tâm của vùng phía Đơng ĐBSCL, tỉnh Bến Tre được hình thành
trên ba dải cù lao là Bảo, Minh và An Hóa. Được mệnh danh là “vương quốc dừa”, năm
2018, Bến Tre có ‘trên 72 ngàn ha dừa, chiếm 42,5% diện tích dừa cả nước và 0.6% diện
tích dừa Thế giới’ [13]. Đặc biệt Bến Tre có nhiều tài nguyên du lịch văn hóa như Khu lưu
niệm và mộ Nguyễn Đình Chiểu, Di tích Đồng Khởi, di tích Võ Trường Toản; các làng
nghề truyền thống nổi tiếng như kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc,
làng hoa kiểng Cái Mơn; các lễ hội hấp dẫn như lễ hội nghinh ông, lễ hội Dừa, lễ hội trái
cây ngon an toàn và đặc biệt là nghệ thuật Hát sắc bùa, nói thơ Lục Vân Tiên đặc sắc. Các
làng nghề truyền thống và di tích lịch sử cách mạng sẽ là thế mạnh cho Bến Tre phát triển
du lịch văn hóa. Bến Tre hiện nay nổi tiếng với các điểm đến như Cồn Phụng, Khu du lịch
Lan Vương, nhà vườn Cái Mơn và nhiều điểm du lịch sinh thái, homestay rải rác khắp
tỉnh.
Tiếp giáp với Bến Tre qua sông Cổ Chiên, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh lại có
những tiềm năng riêng biệt để phát triển du lịch văn hóa. Tỉnh Vĩnh Long nổi tiếng ngồi
trái cây đặc sản như bưởi Tam Bình, cam xồn Trà Ơn, trái thanh trà thì cịn được biết đến
với du lịch miệt vườn ở cù lao Bình Hịa Phước. Đặc biệt, Vĩnh Long là tỉnh duy nhất có
Văn Thánh Miếu ở ĐBSCL, có nhiều di tích tiêu biểu của cộng đồng người Hoa như
Miếu Thất Phủ, Miếu Bà Thiên Hậu và các di tích gắn liền với cơng cuộc khai hoang lập
ấp thời Nguyễn như Công Thần Miếu, Đình Tân Hoa (Đình Cái Đơi). Đặc sắc hơn, Vĩnh
Long còn lưu giữ được làng nghề gốm đỏ dân dã nhưng không kém phần tinh xảo nổi
tiếng khắp miền Tây. Tỉnh này còn là quê hương cách mạng với Khu tưởng niệm cố chủ
tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng. Đây là những tiềm năng quan trọng để Vĩnh Long
liên kết với các tỉnh để phát triển du lịch văn hóa.

7


Trà Vinh được biết đến với nét đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Khmer. Theo
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019, Trà Vinh có 317,203 người
Khmer, chiếm 26,8% trên tổng số người Khmer toàn quốc và chiếm 31,6% dân số toàn
tỉnh [14, tr.216]. Ở Trà Vinh có hơn 100 ngơi chùa của người Khmer tiêu biểu như chùa
Âng, chùa Hang, chùa Vàm Ray, chùa Nodol gắn liền với những lễ hội đặc sắc như lễ hội
Ok-Om-Bok, lễ Chol Chnam Thmay. Nơi đây cũng nổi tiếng với thắng cảnh Ao Bà Om,
di tích và lễ hội chùa Ơng Bổn, lễ hội nghinh ông. Nét nổi bật về văn hóa của cộng đồng
người Khmer sẽ là thế mạnh riêng biệt của Trà Vinh.
Ngoài tài ngun, cơ sở hạ tầng vùng phía đơng ĐBSCL ngày càng được hồn thiện,
tăng tính liên kết vùng bởi các cơng trình giao thơng như Cầu Rạch Miễu, cầu Mỹ Lợi,
cầu Cổ Chiên và trong năm 2020 này các dự án như mở rộng và nâng cấp Quốc lộ 53 nối
Trà Vinh – Vĩnh Long, quốc lộ 57 nối Bến Tre-Vĩnh Long cũng đang triển khai. Dự án
xây cầu Đình Khao qua sơng Cổ Chiên nối liền quốc 57, quốc lộ 53 cũng đang được xem
xét. Nếu dự án được phê duyệt sẽ tạo thành liên tuyến du lịch Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh
Long và Trà Vinh. Đây sẽ là cơ hội thúc đẩy không chỉ riêng du lịch mà kinh tế của các
tỉnh phía đơng ĐBSCL phát triển.
Mặc dù có nhiều tiềm năng lợi thế nhưng hiện nay cụm phía đơng ĐBSCL chưa thu
hút được nhiều du khách. Theo đánh giá tiềm năng và thế mạnh của cụm vẫn chưa được
khai thác đúng mức và hiệu quả nhất là thế mạnh về văn hóa, sự đóng góp của ngành du
lịch mỗi tỉnh cho nền kinh tế của tỉnh nhà còn thấp. Trong những năm qua, việc phát triển
du lịch các tỉnh trong tiểu vùng bộc lộ nhiều hạn chế, cịn bất cập trên nhiều phương diện.
Cơng tác quảng bá xúc tiến du lịch còn hạn chế nhất là việc quảng bá ra nước ngoài chưa
được nổi bật.
3.2.

Thực trạng


Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, năm 2012, vùng phía đơng chỉ đón 2,9
triệu lượt khách, với tỷ lệ là 15% so với lượng khách toàn vùng ĐBSCL nhưng lượng
khách quốc tế chiếm 69,2% của toàn vùng [15]. Đến năm 2017, vùng phía đơng cũng chỉ
đón hơn 5,1 triệu lượt du khách, chiếm khoảng 11,3% so với lượng du khách toàn vùng và
khách quốc tế chiếm 58% của toàn vùng [3]. Qua hai dữ kiện trên, chúng ta thấy lượng
8


khách đến vùng phía đơng ĐBSCL cịn khá hạn chế so với tồn vùng nhưng lại có tỷ lệ
khách quốc tế rất cao. Lý do có thể lý giải chính là vùng phía đơng ĐBSCL nằm gần với
Thành phố Hồ Chí Minh, thuận tiện cho các chuyến đi trong ngày hoặc ngắn ngày của
khách nước ngoài.
Cũng trong năm 2017, mặc dù chiếm 58% lượng khách quốc tế toàn vùng, nhưng
doanh thu vùng phía đơng ĐBSCL đạt 2.365 tỷ đồng, chỉ chiếm 23,3% tổng doanh thu
toàn vùng [3]. Đây là một con số còn hạn chế, trong khi khách quốc tế là nhóm khách có
khả năng chi tiêu cao. Nguyên nhân là các sản phẩm du lịch chưa thật sự hấp dẫn đủ để
giữ chân du khách, gia tăng thời gian lưu trú tại các tỉnh thuộc tiểu vùng. Đặc biệt là các
sản phẩm thường bị trùng lắp giữa các địa phương, thiếu sự liên kết và các sản phẩm chỉ
dừng lại ở việc tham quan, chưa tạo điều kiện tốt để du khách tiếp cận và trải nghiệm đời
sống văn hóa của cư dân địa phương và các dịch vụ khác
Nếu như ở Thới Sơn (Tiền Giang) du khách trải nghiệm chèo thuyền ba lá qua các
kênh rạch, thì đến Cái Bè (Tiền Giang) ngoài chợ nổi du khách lại gặp chèo thuyền ba lá.
Đờn ca tài tử thì trùng lặp khắp các khu du lịch nhưng lại thiếu sự chỉnh chu và bị sân
khấu hóa. Tham quan làng nghề thì hầu như điểm nào cũng có nhưng quy mơ lại nhỏ lẻ và
thiếu tính trải nghiệm trong khi đây là sản phẩm cần tạo điều kiện cho du khách trải
nghiệm cao. Nguyên nhân của thực trạng này là do tính tự phát, hoạt động nhỏ lẻ, manh
múng thiếu sự liên kết và định hướng cụ thể, dẫn đến tình trạng “đèn nhà ai nấy sáng” làm
ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch toàn vùng.
Nhận thức được thực trạng này, các tỉnh trong tiểu vùng đã chủ động liên kết từ
những năm 2015 nhưng đến nay vẫn chưa có những chuyển biến rõ nét. Đây vẫn là vấn

đề luôn trăn trở của những người đứng đầu địa phương các tỉnh. Theo ơng Trần Anh
Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho rằng:
‘Lượt du khách và doanh thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch chưa tương xứng
so với tiềm năng du lịch của từng địa phương trong tiểu vùng. Công tác hợp tác, liên kết
phát triển du lịch của 04 tỉnh vẫn còn hạn chế, chỉ mới thực hiện thông qua công tác xúc
tiến du lịch nhưng chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa xây dựng được hình ảnh chung và
chưa tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch…’ [3]
9


Ngồi những khó khăn về khai thác tài ngun xây dựng sản phẩm đặc trưng, chưa
thực sự liên liên về chiều sâu thì theo ơng Trần Duy Phương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc doanh thu
thấp và chưa thật sự thu hút du khách là ‘cơng tác quảng bá xúc tiến du lịch cịn hạn chế
nhất là việc quảng bá ra nước ngoài chưa được thực hiện’ [3].
Việc thể hiện rõ nét nhất trong liên kết phát triển du lịch văn hóa nói riêng và du lịch
nói chung là tạo nên tuyến điểm mà ở mỗi điểm đến du khách trải nghiệm các sản phẩm
đều riêng biệt không trùng lặp. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường chưa có xuất hiện
những chương trình du lịch nào tham quan xuyên suốt bốn tỉnh trên. Điều này chứng tỏ,
sự liên kết chỉ nằm trên mặt giấy tờ chưa thể triển khai thực tế và đặc biệt là thiếu liên kết
với các doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị truyền thơng.
Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, liên kết trong du lịch không đơn thuần liên
kết các ngành, các vùng mà là sự liên kết toàn diện trong mọi hoạt động từ xác định tiềm
năng, xây dựng tài nguyên, quảng bá, và thực hiện chương trình du lịch, trong đó liên kết
với doanh nghiệp lữ hành, các đơn vị quảng bá là điều quan trọng. Suy cho cùng mục đích
liên kết các vùng cũng để tăng khả năng thu hút du khách, tăng lượt khách tham quan và
tăng doanh thu. Doanh nghiệp lữ hành và cơ quan truyền thơng chính là những yếu tố
quan trọng để các sản phẩm được đến tay du khách nhanh hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm
chi phí nguồn lực hơn.
Theo Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng

sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vùng phía đơng sẽ tập trung phát
triển các khu du lịch quốc gia cụm cù lao Long Lân Quy Phụng (Tiền Giang, Bến Tre),
Tràm Chim – Láng Sen (Long An-Đồng Tháp), Khu phức hợp giải trí Xứ sở Hạnh Phúc
(HappyLand) (Long An), Văn Thánh Miếu (Vĩnh Long) và Ao Bà Om (Trà Vinh) cùng
với đó là phát triển Mỹ Tho thành trung tâm du lịch của tiểu vùng [12, tr.4]. Vậy để làm
thế nào để liên kết và phát triển du lịch văn hóa dựa theo các định hướng trên ? Chúng tơi
xin trình bày ở phần giải pháp.

10


4.

Một số giải pháp thúc đẩy liên kết phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng

phía Đơng Đồng bằng sơng Cửu Long
Một là đẩy nhanh tiến độ nâng cấp và hồn thiện hệ thống giao thơng liên kết vùng
phía Đơng ĐBSCL. Đề tiếp cận vùng phía Đơng ĐBSCL, du khách chủ yếu đi qua Quốc
lộ 1A và Quốc lộ 60. Ngồi ra, cịn có Quốc lộ 57, nối Bến Tre – Vĩnh Long, quốc lộ 53
nối Vĩnh Long – Trà Vinh sẽ là cửa ngõ đón khách và tỏa ra khắp các tỉnh cịn lại của
ĐBSCL. Bên cạnh đó, các dự án cao tốc Trung Lương – Cần Thơ, Long An – Đồng Tháp
– Cần Thơ – Kiên Giang và Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu sẽ giúp cho tồn ĐBSCL nói
chung và vùng phía đơng nói riêng hạn chế thời gian, khoảng cách di chuyển, thúc đẩy
phát triển kinh tế và du lịch. Hiện nay, một số dự án đã thi công như Quốc lệ 57, một số
cịn trong q trình nghiên cứu như cầu thay phà Đình Khao.
Hai là xây dựng các sản phẩm đặc trưng riêng của từng tỉnh. Để liên kết và phát
triển du lịch văn hóa, mỗi tỉnh cẩn hiểu rõ thế mạnh của mình và tập trung đầu tư vào một
hoặc hai sản phẩm đặc trưng hơn là đầu tư lan man vừa gây lãng phí, khơng hiệu quả lại
khơng thể liên kết với các tỉnh khác. Theo chúng tôi, Long An nên tập trung phát triển khu
HappyLand và khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Tiền Giang giữ nguyên và phát triển

nhiều hoạt động trải nghiệm về Đờn Ca Tài Tử, chèo thuyền, hái trái cây, tát mương bắt
cá tại cù lao Thới Sơn và chợ nổi Cái Bè. Bến Tre cần tập trung vào các hoạt động trải
nghiệm làng nghề truyền thống tại Cồn Phụng, khu di tích và đền thờ Nguyễn Đình Chiểu
và làng hoa kiểng Cái Mơn. Vĩnh Long nên đầu tư vào Văn Thánh Miếu như nghiên cứu
phục dựng các lễ hội, các hoạt động xưa vốn có của Miếu, các di tích người Hoa trên địa
bàn và làng nghề gạch đỏ. Trà Vinh nên thúc đẩy đầu tư, sưu tầm phục dựng các loại hình
nghệ thuật đặc sắc các lễ hội tiêu biểu của người Khmer và phát triển Ao Bà Om.
Ba là hình thành tuyến du lịch vùng phía đơng với các sản phẩm đặc trưng từng
vùng không trùng lặp. Sau khi các tuyến quốc lộ 53, quốc 57 hoàn thiện sẽ kết nối được
rất nhiều điểm tham quan, hình thành nên “một hành trình nhiều điểm đến”. Chúng tơi xin
gợi ý một số tuyến có thể kết nối các tỉnh như bên dưới:
-

Tuyến nội vùng: Du khách khởi hành từ Hồ Chí Minh lần lượt tham quan khu

HappyLand, trải nghiệm chèo thuyền, hái trái cây, thử chơi nhạc cụ Đờn Ca Tài Tử, tát
11


mương bắt cá tại cù lao Thới Sơn, tham quan trải nghiệm làng nghề truyền thống ở cồn
Phụng, trải nghiệm homestay ở Cái Mơn, tìm hiểu đời sống dân tộc Khmer hoặc tham
gia lễ hội tại các chùa Khmer, tham quan Văn Thánh Miếu, trải nghiệm làng gốm đỏ,
tham quan chợ nổi Cái Bè và quay về Hồ Chí Minh. Từ tuyến này có thể thêm hoặc
giảm các điểm tham quan, trải nghiệm cho phù hợp với thời gian thực tế của khách
- Tuyến ngoại vùng: Từ tuyến nội cùng có thể giảm bớt khu vực thăm quan để liên
kết với các vùng khác như Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Bến Tre – Cần Thơ, Hồ Chí
Minh – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng,…
Liên tuyến quốc tế bằng đường sơng: Đón khách từ nước bạn Campuchia, du
khách trải nghiệm văn hóa qua các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh,
Bến Tre, Tiền Giang và Hồ Chí Minh.

Bốn là nghiên cứu xây dựng hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú đạt chuẩn quốc tế.
Hiện nay vùng phía Đơng ĐBSCL chưa có nhiều khách sạn đạt chuẩn quốc tế, ngoài một
số cơ sở như Mekong Riverside ở Tiền Giang, Ben Tre riverside, Forever Green Resort
(Bến Tre),.. Khuyến khích đầu tư cơ sở lưu trú khơng có nghĩa là xây dựng một cách ồ ạt
phá vỡ cảnh quan, chú trọng số lượng mà quên chất lượng. Chúng ta cần lưu ý rằng, nét
thu hút ở vùng phía Đơng ĐBSCL là cảnh quan làng quê yên bình và đời sống dân dã của
người dân. Vì vậy các cơ sở lưu trú cần hài hịa với không gian nên các kiến trúc cổ sẽ là
một lựa chọn thích hợp vừa tạo điểm nhấn vừa tận dụng các sản phẩm làng nghề địa
phương vào trang trí, phục vụ du khách.
Năm là tăng cường liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để giới thiệu các sản
phẩm liên tuyến. Tiến hành ký kết hoặc tổ chức các chương trình trải nghiệm cho các các
doanh nghiệp lữ hành để họ đưa các chương trình liên tuyến vào kế hoạch kinh doanh.
Chỉ khi các doanh nghiệp bán các sản phẩm mang tính chất liên tuyến thì du lịch liên
tuyến của vùng phía đơng ĐBSCL mới được thực hiện và khởi sắc. Các doanh nghiệp lữ
hành cũng sẽ là kênh quảng bá trực tiếp và nhanh chóng nhất các sản phẩm của vùng đến
du khách.
Sáu là tăng cường liên kết các địa phương trong vùng, ngoài vùng và các quốc gia
Tiểu vùng sông Mekong trong việc khai khai thác thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là
Campuchia và khách du lịch là Việt kiều. Tích cực mở rộng thị trường khách quốc tế khu
12


vực Đơng Bắc Á. Song song đó là tìm cách giữ chân du khách nội địa trước hết là khu
vực Đơng Nam Bộ, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Việc liên kết có thể thực hiện
qua các văn bản ký kết giữa các địa phương, với các đơn vị lữ hành của các quốc gia, các
chính sách tỉnh kết nghĩa,… Ngoài ra, việc xây dựng một thương hiệu mang tính liên kết
năm tỉnh cũng cần được nghiên cứu và thực hiện càng sớm càng tốt.
Bảy là đầu tư các dịch vụ cơng cộng tiện ích, an tồn cho du khách nhất là hệ thống
nhà vệ sinh, trạm dừng chân. Nhà vệ sinh cần sạch sẽ thoáng mát đúng tiêu chuẩn, các
trạm dừng chân không đơn thuần là nơi nghỉ ngơi mà phải là chào bán giới thiệu đặc sản

địa phương và có bày trí khơng gian đẹp để khách thư giản, chụp ảnh. Lắp đặt thế thống
camera theo dõi để đảm bảo an toàn an ninh trong các điểm tham quan. Đặt thùng rác ở
các nơi thuận tiện và khoảng cách thích hợp. Ngồi ra, cần có những quầy trung tâm du
lịch, hoặc quầy tiện ích nơi du khách được tư vấn thông tin du lịch, gửi hành lý, đặt các
dịch vụ bổ sung như thuê xe đạp, thuê trang phục truyền thống, sạc pin điện thoại, được
phục vụ các thức ăn, thức uống đơn giản,.. Các điểm du lịch cũng nên nghiên cứu đầu tư
hệ thống wifi tạo thuận tiên hơn cho du khách.
Tám là quan tâm đến đời sống văn hóa của người dân địa phương và các biện pháp
bảo vệ môi trường. Người dân địa phương cần được giữ nguyên và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống, các thói quen sinh hoạt lễ hội, diễn xướng nghệ thuật cần được phát
huy để tạo điểm thu hút du khách. Tạo điều kiện để du khách trải nghiệm trang phục, ẩm
thực, tham gia vào các sinh hoạt hằng ngày của người dân với thái độ tôn trọng. Hạn chế
và hướng đến điểm du lịch không rác thải nhựa, khơng khói thuốc lá. Du khách chỉ có thể
hút thuốc tại một khu vực nhất định.
Chín là liên kết hợp tác, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đặc biệt là cán
bộ quản lý du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên. Ngoại ngữ và kỹ năng mềm là yêu cầu đặt
lên hàng đầu để phục vụ tốt du khách trong xu thế hội nhập như hiện nay.
Tóm lại, với thế mạnh về tiềm năng du lịch văn hóa, vùng phía Đơng ĐBSCL xứng
đáng được đầu tư và khai thác nhiều hơn nữa để tăng tính cạnh tranh và khẳng định vị trí
trên trường du lịch trong nước và khu vực. Điều cấp bách và thiết thực hiện nay là phải
đưa các chính sách, các dự án vào thực hiện chứ không phải để chúng trên những bản ký
13


kết. Xây dựng và chào bán các chương trình du lịch liên tuyến là việc làm trước tiên với
sự vào cuộc của các nhà quản lý và quan trọng nhất là các doanh nghiệp lữ hành. Chúng
tôi tin rằng, sau khi hệ thống giao thơng được hồn thiện, sự đồng lòng, hợp sức của các
địa phương trong vùng sẽ nhanh chóng hình thành và phát triển tuyến du lịch liên vùng
phía Đơng ĐBSCL một cách hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, các phúc lợi xã hội,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Thủ tướng Chính phủ. Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội: Văn
phịng Chính phủ; 2016; 2227: 4. Truy cập từ: [Truy cập ngày
06 tháng 08 năm 2020].
[2]
Chính phủ. Nghị quyết Về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích
ứng với biến đổi khí hậu. Hà Nội: Văn phịng Chính phủ. 2017; 120: 13. Truy cập từ:
[Truy cập ngày 06 tháng 08 năm 2020].
[3]

Huỳnh Biển. Phát triển du lịch tiểu vùng dun hải phía Đơng ĐBSCL thế nào?;

2018. Truy cập từ: [Truy cập ngày 07 tháng 08 năm 2020].
[4]

Phạm Thị Yến Tuyết, Trương Văn Món. Văn hóa. Trong: Khoa nhân học – trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhân học đại cương. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 2016:192-219.
[5]
Seyed Sina Mousavi, Naciye Doratli, Seyed Nima Mousavi et al. Defining Cultural
Tourism. In: International Conference on Civil, Architecture and Sustainable
Development (CASD-2016); 2016:71-75. London, United Kingdom. Avalable from:
/>[Accessed 06th August 2020].
[6]
Quốc hội. Luật Du lịch năm 2017. 2017 (VN).

[7]
UNWTO. UNTWO Tourism Definitions. Spain: UNTWO; 2019. Available from:
/>2020].
[8]
UNWTO.

Sustainable

Development;

[Accessed

2005.

06th

Available

August
from:

[Accessed 06th August 2020].

14


[9]

Gamini Herath. Chapter 15: Sustainale Tourism Development in Asia: Evaluation


of the Potential and Challenges. Section 5 Regional Focus: Asia and South Pacific. In:
Information Resources Management Association. Sustainable Toursim: Breakthroughs in
Research and Practce. United States of America: IGI Global. 2019:271-294.
[10] The ASEAN Secretariat. ASEAN Community Based Tourism Standard. Indonesia:
Public

Outreach

and

Civil

Society

Division;

2016.

Available

from:

[Accessed 04th August 2020].
[11] Viện ngôn ngữ học. Từ điển Việt Nam. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng; 2002.
[12] Quốc Anh. Điểm nét một số vùng cây đặc sản giúp nông dân làm giàu. 2019. Truy
cập từ: [Truy cập ngày 06 tháng 08 năm 2020].
[13] Ngọc Xuyên. Tổng quan về tiềm năng kinh tế ngành dừa tỉnh Bến Tre; 2019. Truy
cập từ: [Truy
cập ngày 06 tháng 08 năm 2020].
[14] Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và

nhà ở Việt Nam nam 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê; 2010. Truy
cập từ: [Truy
cập ngày 06 tháng 08 năm 2020].
[15]

Huỳnh Biển. Đánh thức tiềm năng du lịch dun hải phía Đơng ĐBSCL; 2013.

Truy cập từ: [Truy cập ngày 06 tháng 08 năm 2020].

THÔNG TIN TÁC GIẢ
Tác giả: Đặng Hoàng Lan
Học vị: Tiến sĩ

15


Cơ quan: Khoa Nhân học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 10-12, Đinh Tiên Hồng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0908 424 164

Email:

Tác giả: Đoàn Lê Minh Khởi
Học vị: Cử nhân Việt Nam học
Cơ quan: Công ty TNHH Dịch vụ du lịch V-One Travel
Địa chỉ: 233, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí
Minh
Điện thoại: 0944 429 958


Email:

16



×