Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề cương TQ du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.53 KB, 10 trang )

Đề cương TQ du lịch

Câu 1:
Nhìn từ góc độ cuả du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ
một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi
cư trú hay nơi làm việc.
Bản chất du lịch nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: du lịch là một sản phẩm tất yếu
của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. chỉ trong
hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi
do tiến bộ cuả khoa học – công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển,
làm phát sinh nhu cầu nghĩ ngơi, tham quan du lịch cuả con người. Bản chất đích thực của du
lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hố cao
Câu 2:
Về tài ngun du lịch nhân văn, làcó bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, một kho tàng
văn hóa vơ giá, cả về văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể.
Bình Định vốn là mảnh đất của Vương quốc Chăm, từ thế kỷ thứ X, Bình Định là kinh đô của
các vương triều Chămpa. Trong suốt gần 500 năm tồn tại, các vương triều này đã để lại nhiều di
sản văn hóa vơ giá, đặc biệt là Thành Đồ Bàn và 13 ngôi tháp Chăm độc đáo. Hệ thống tháp
Chăm ở Bình Định được các nhà nghiên cứu đánh giá cịn khá ngun vẹn, có phong cách riêng
và thuộc loại đồ sộ nhất, đẹp nhất cả nước.
Bình Định là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sản sinh nhiều anh hùng hào kiệt, nơi sinh ra
hoặc trưởng thành của nhiều nhà văn hóa, nhà cách mạng lớn của dân tộc. Bình Định tự hào là
cái nơi của phong trào Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, quê hương của người anh hùng
áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Các di tích thời Tây Sơn ngày nay đã trở thành những địa chỉ tham quan du lịch không thể thiếu
đối với du khách như: Bảo tàng Quang Trung, Điện thờ Tây Sơn, Thành Hoàng Đế, Bến Trường
Trầu, từ Đường Võ Văn Dũng, Đền thờ Bùi Thị Xuân, Phủ thành Quy Nhơn, căn cứ địa nghĩa
quân Tây Sơn,….
Câu 5:
Thời gian rảnh
Nói chung, người ta chỉ đặt vấn đề đi du lịch khi có thời gian rảnh rỗi trong một năm.




Đây là một nhân tố quan trọng nhất cho phép phát triển nhu cầu du lịch hiện đại bởi nó tác
động đến hầu hết dân cư, tạo nên hiện tượng quần chúng hóa trong du lịch.
Chúng ta cần xem xét cơ cấu quỹ thời gian của con người, phát hiện các xu hướng để xác
định sự ảnh hưởng của chúng đến nhu cầu du lịch. Phân tích sự tác động của thời gian rỗi đến
nhu cầu du lịch một cách cụ thể.
Nhân tố kinh tế - Thu nhập của nhân dân
Nhu cầu du lịch là nhu cầu thứ yếu. Cho nên người ta chỉ nghỉ nghĩ đến việc đi du lịch sau
khi đã giải quyết những nhu cầu thiết yếu
Do vậy, khi muốn đi du lịch, con người không chỉ cần có thời gian mà cần phải có một mức
thu nhập đủ lớn. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu nói chung thành nhu cầu có khả năng
thanh toán
Bên cạnh nhân tố thu nhập, những nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch như chỉ
số giá cả của hàng hóa và dịch vụ; đối với du lịch quốc tế, tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố
quan trọng.
Nhân tố nhân khẩu học
Các bộ phận dân cư khác nhau, có quốc tịch, giới tính khác nhau, tuổi tác khác nhau và trình
độ văn hóa khác nhau,… sẽ chọn những loại hình du lịch khác nhau.
Ví dụ người thành thị đi du lịch nhiều hơn người nơng thơn, người có trình độ văn hóa cao đi
nhiều hơn người có trình độ văn hóa thấp,...
Xem xét thị trường gởi khách, việc nghiên cứu cơ cấu nhân khẩu học và xu hướng biến động
của nó sẽ có ý nghĩa lớn trong việc dự đóan nhu cầu du lịch đến nước ta trong thời gian đến.
Những nhân tố xã hội
Đối với nhiều người là đi du lịch để khẳng định vị trí xã hội của mình và có khi là sự đua đòi,
bắt chước theo cách tiêu dùng của tầng lớp trên. Thực tế này không phải khong quyết định đi du
lịch của nhiều người ngày nay
Sự kích thích, hổ trợ của nhà nước và các tổ chức

Câu 4+6:

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu
cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao,
nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác


Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì: khách du lịch là
loại khách đi theo ý thích ngồi nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà
không theo đuổi mục đích kinh tế
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian cuả du khách: du lịch là một trong những hình thức
di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác
mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc
Bản chất của du lịch là văn hóa. Kinh tế vừa là phương tiện vừa là mục tiêu phát triển du
lịch. Sự gắn bó hữu cơ giữa kinh tế và văn hóa là đặc điểm cơ bản của du lịch và là xu hướng lớn
trên thế giới hiện nay. Chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để đạt mục tiêu phát triển du
lịch nhanh và bền vững.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.
Khách du lịch hiện nay là có mục đích tìm hiểu nền văn hóa khác lạ. Cho nên sản phẩm
quan trọng của du lịch là du lịch văn hóa. Sức hấp dẫn du khách là bản sắc văn hóa, cách ứng
xử văn hóa của điểm đến và trình độ văn hóa của những nhà tổ chức du lịch chun nghiệp.
Khơng có sản phẩm du lịch nào không mang nội dung, không thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
Khơng một di sản thiên nhiên nào khơng mang dấu ấn di sản văn hóa dân tộc. Ngay việc bảo
tồn, giữ gìn, trân trọng thiên nhiên đến độ cả nhân loại suy tôn một địa danh là di sản thiên
nhiên thế giới cũng đã là một sự suy tơn giá trị văn hóa, cách ứng xử văn hóa đối với thiên
nhiên của một dân tộc.
Nhưng du lịch khơng phải và khơng thể chỉ là văn hóa, mà cịn là kinh tế. Khơng có một
túi tiền dư dả không thể đi du lịch, dù chỉ là đi chiêm ngưỡng một nền văn hóa. Khơng vì thu
được nguồn lợi nhuận ngày càng lớn thì khơng nhà đầu tư nào đứng ra xây dựng khách sạn,
nhà hàng, khu nghỉ dưỡng để thu hút khách du lịch. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế
giới năm 2007, du lịch toàn cầu đã đem lại nguồn thu tới 735 tỉ USD, tạo việc làm cho gần

300triệu người. Du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, sánh
ngang với các ngành sản xuất ô-tô, xe máy, kinh doanh vải vóc và thiết bị điện tử. Chính vì
vậy, khơng ít quốc gia đã thành lập Bộ Du lịch, hoặc gắn Du lịch trong những bộ kinh tế lớn.
Câu 7:
1.2.1. Căn cứ vào các hoạt động theo các loại dịch vụ trực tiếp phục vụ khách du lịch.
Loại hoạt động thứ nhất: Dịch vụ tổ chức du lịch bao gồm:
– Dịch vụ tổ chức các chương trình du lịch
– Dịch vụ bán buôn và bán lẻ các chương trình du lịch
– Dịch vụ đưa, đón khách du lịch
– Dịch vụ hướng dẫn du lịch
– Dịch vụ tổ chức các hội nghị,hội thảo, hội chợ và triển lãm
– Dịch vụ thông tin du lịch


– Dịch vụ tư vấn du lịch
Một khi con người cần đến những sự trợ giúp khác thì những loại hình dịch vụ sẽ xuất hiện để
đáp ứng nhu cầu của con người trong quá trình thực hiện mong muốn đi du lịch.
Loại hoạt động thứ hai: Quản lý, phát triển điểm du lịch và sự hấp dẫn du lịch bao gồm việc xây
dựng, quản lý và khai thác. Hoạt động kinh doanh tại các điểm du lịch gồm ba nhóm sau:
– Nhóm thứ nhất: điểm du lịch thiên nhiên là việc tận dụng cảnh quan thiên nhiên để biến nó
thành một điểm du lịch hấp dẫn.
– Nhóm thứ hai: Tận dụng các di tích lịch sử và các giá trị văn hóa để biến nó thành điểm du lịch
hấp dẫn.
– Nhóm thứ ba: Tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội theo sở thích và nguyện
vọng của khách để tạo ra một sự hấp dẫn như một điểm du lịch.
Loại hoạt động thứ ba: Tổ chức các cơ sở vật chất phục vụ du lịch bao gồm việc xây dựng, quản
lý và điều hành các cơ sở vật chất phục vụ du lịch và có các loại:
– Cung cấp về nơi ở và nghỉ ngơi (khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, biệt thự, nhà cho thuê,
bungalows, camping…v.v).
– Cung cấp món ăn, đồ uống (nhà hàng các loại, quán bar,..v.v).

– Cung cấp các phương tiện vận chuyển khách đến các điểm du lịch như :(máy bay, tầu biển, tầu
thủy, ô tô, đường sắt và các loại phương tiện khác).
– Cung cấp các phương tiện thể thao (sân golf, sân tenis, phòng thể thao đa năng, bể bơi, các loại
thể thao trên bộ, trên biển, trên khơng…v.v).
– Cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh ( Massges, Spa, chữa bệnh bằng
nước khoáng, bằng bùn, bằng thể dục, bằng châm cứu, bằng ăn, uống,..v.v).
– Cung cấp các phương tiện giải trí (các loại hình nghệ thuật, vũ trường, phịng karaoke, trị chơi
điện tử, …v.v).
Câu 10:
ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều,
thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.
Nước thải: Nếu như khơng có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải
sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều
loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngồi da, bệnh mắt hoặc làm ơ nhiễm các thuỷ
vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là nguyên nhân gây mất
cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
Ơ nhiễm khơng khí: Tuy được coi là ngành "cơng nghiệp khơng khói", nhưng du lịch có thể gây
ơ nhiễm khí thơng qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng
điểm và trục giao thơng chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các cơng trình xây
dựng bằng đá vôi và bê tông.
Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.


Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thơng và du khách có thể gây phiền hà cho
cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.
Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến
trúc xấu xí thơ kệch, vật liệu ốp lát khơng phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng
quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo
dưỡng kém đối với các cơng trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp,

lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thối mơi trường tệ hại nhất.
Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm sốt có thể tác động lên
đất (xói mịn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại
(tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao
thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản,
phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
Câu 11:
Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
Câu 12:
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách
du lịch.
Câu13:
Phát triển q mức hoặc khơng ổn định
Tình trạng đông đúc, tắc nghẽn giao thông và phá vỡ lối sống chung vượt ra ngoài khả năng chấp
nhận của cộng đồng. Xuất hiện các điểm nóng về du lịch, đồng thời người nghèo khơng được
hưởng các lợi ích từ du lịch.
Đánh mất nền văn hóa và giá trị nguyên gốc
- Có khả năng làm thay đổi nền văn hóa, do đó làm mất đi ý nghĩa và xói mịn các giá trị văn
hóa.
- Mất mát hoặc gây tổn hại đối với các di tích lịch sử mà khơng thể sửa chữa và thay thế được.
Làm suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Các khách sạn và các công ty du lịch có mức độ sử dụng nước và năng lượng cao sẽ tạo thêm áp
lực và gánh nặng cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại điểm đến. Việc lập kế hoạch không tốt
đối với hoạt động mua sắm và sử dụng các nguồn cung cho văn phòng cũng làm vấn đề ô nhiễm
và rác thải trầm trọng hơn.
Ảnh hưởng đến công việc kinh doanh


Những hoạt động yếu kém trong chuỗi cung ứng có thể dẫn tới những mối hiểm họa nghiêm
trọng và ảnh hưởng tới danh tiếng. Những việc làm sai trái liên quan đến con người và mơi

trường có thể dẫn tới việc dính dáng tới pháp luật.
Ảnh hưởng tới an ninh và an tồn của du khách
Các cơng ty lữ hành khơng đảm bảo sức khỏe và an tồn cho du khách có thể dẫn tới thất lạc
hoặc trộm cắp tài sản của khách và ảnh hưởng tới an ninh và an tồn của họ. Điều này có thể dẫn
tới vấn đề pháp lý và gây ảnh hưởng tiêu cực với hình ảnh điểm đến Việt Nam trên báo chí quốc
tế, dẫn tới giảm lượng khách tới cũng như lượng khách tiềm năng."
 Tác động tích cực:
- Đối với văn hóa tinh thần:
Phát triển du lịch có tác đơng thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần.
Thúc đẩy du lịch là yếu tố cơ bản của phồn vinh xã hội.
Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian.
- Đối với văn hóa trí tuệ:
Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến mở cửa với bên ngồi.
Du lịch có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp.
Du lịch ln địi hỏi hàng hố có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, mỹ thuật và hình
thức. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách khơng chỉ gói gọn ở tài nguyên du lịch mà bên cạnh chúng
cần có cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống đường bay, sân ga, bưu điện…Chính những điều đó mà
phát triển du lịch có lợi cho việc giao lưu và phát triển khoa học- kỹ thuật. Khi có cơ sở hạ tầng
chất lượng thì mới thu hút được nhiều khách du lịch. Du lịch sẽ không phát triển mạnh nếu thiếu
sự hỗ trợ của cách mạng khoa học kĩ thuật.
Ngoài ra, hoạt động du lịch còn làm tăng sự hiểu biết cho du khách.
- Đối với văn hóa qui phạm:
Du lịch là phương tiện giáo dục lịng u đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân
tộc.Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh,...người dân có điều kiện làm quen
với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hoá dân tộc, qua đó thêm u đất nước mình.
 Tác động tiêu cực:
- Hàng hóa hóa, tầm thường hóa nền văn hóa dân tộc.
- Sự sa sút của quan niệm đạo đức và bắt chước, sùng ngoại.
Câu 14:
Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ

sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có
thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và
thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Câu 15:
Thời gian tiếp cận của khách du lịch với các dịch vụ
Yếu tố để hấp dẫn du khách
Khách du lịch thường chú trọng lấy những bằng chứng cụ thể để đánh giá sản phẩm.
– Nhân sự: tư thế, tác phong, sự am hiểu, tuổi tác của người dịch vụ …


– Truyền thông về các dịch vụ: truyền miệng giữa khách với nhau, lời khuyên, quảng cáo.
– Giá cả dịch vụ: giá cao có thể cho là sang trọng
– Mơi trường, vật chất: kiểu trang trí, sạch sẽ, văn minh
Khách thường chú trọng, quan tâm đến những hình tượng và tầm cỡ của công ty, khách sạn, nhà
tài trợ … Các dịch vụ cung cấp đều là vơ hình, nên khách thường mua các dịch vụ vì lý do tình

Câu 16:
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách
du lịch:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn
- Có khả năng đảm bảo phục vụ tối thiểu 100.000 lượt khách du lịch mỗi năm
- Có đường giao thơng thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, khu vệ sinh cơng
cộng, phịng cháy chữa cháy, cấp thốt nước, thơng tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được
yêu cầu của khách du lịch
- Đáp ứng các điều kiện đảm bảo an ninh, an tồn, trật tự, vệ sinh mơi trường theo qui định của
pháp luật
Câu 17:
Yếu tố cấu thành điểm đến du lịch: Sự hấp dẫn và trải nghiệm điểm đến được hình thành
bởi



- Điểm du lịch: khu chứa 1 số yếu tố cơ bản thu hút khách du lịch
- Các tiện nghi cơng cộng và cá nhân: dịch vụ và tiện ích hỗ trợ du khách như chỗ ở ăn uống…
- Khả năng tiếp cận: khả năng du khách truy cập và biết đến điểm đến
- Nguồn nhân lực: đào tạo lao động bài bản là 1 khía cạnh quan trọng
- Hình ảnh và đặc điểm: tạo từ những tác động marketing, khả năng chi trả, khả năng tiếp cận
- Giá cả: là khía cạnh cạnh tranh
Câu 18:
Việc xác định rõ khả năng sức chứa cũng giúp các nhà quản lý điểm du lịch và các nhà
điều hành cơ sở cung cấp dịch vụ quản trị hiệu quả và duy trì sự cân bằng giữa nguồn cung và
cầu về dịch vụ, hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Từ đó tránh được tình trạng q
tải dẫn tới sự suy giảm chất lượng dịch vụ, dư thừa hoặc thiếu hụt về các nguồn lực cần huy
động, sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng, môi trường tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Như vậy, có thể
thấy sức chứa trong hoạt động du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định tính hiệu quả
cũng như hiệu suất của hoạt động đầu tư và kinh doanh của bất cứ thực thể kinh tế nào. Thông
qua chỉ số chuẩn về sức chứa, các nhà quản lý và điều hành cơ sở dịch vụ có thể lập kế hoạch
khả thi, hướng tới tiết kiệm tối đa những chi phí khơng đáng có, điều hịa được mọi nguồn lực
cần thiết, góp phần đáng kể vào việc củng cố và phát triển thương hiệu một cách bền vững.
Câu 19:
Tuy nhiên, căn cứ vào những đặc thù cụ thể, phạm vi lãnh thổ của tài nguyên du lịch,
phương thức tổ chức và chào bán chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành ở các thị trường
khác nhau; phương thức sử dụng phương tiện di chuyển; cách thức lưu trú; độ tuổi của khách du
lịch; thậm chí khả năng chi trả của khách... là những cách tác giả phân loại số đông để đề cập,
liệt kê cũng như có được cái nhìn đầy đủ hơn về các loại hình du lịch
Câu 21:
Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái, hay cịn có nhiều tên gọi thường gặp khác nhau như: Du lịch thiên
nhiên; Du lịch dựa vào thiên nhiên/ Du lịch xanh; Du lịch môi trường, nhưng đều được hiểu
là loại hình “du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải
thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”

Một số loại hình du lịch khác cũng thường được xếp và sử dụng với nghĩa tương đương
trong loại hình du lịch sinh thái có thể kể đến như: Du lịch đăc thù; Du lịch mạo hiểm (khám
phá, thám hiểm; Du lịch bản xứ; Du lịch có trách nhiệm; Du lịch nhạy cảm; Du lịch nhà
tranh và Du lịch bền vững.
Du lịch văn hóa
Theo UNESCO, du lịch văn hóa thông thường được phân thành hai loại: Du lịch văn hóa
vật thể (Tangible) và Du lịch văn hóa phi vật thể (Intangible). Trong khi Du lịch văn hóa vật
chất hay cịn gọi là văn hóa hữu thể, bao gồm các cơng trình kiến trúc như đình chùa, miếu mạo,
lăng mộ, nhà sàn... thì di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không
sờ thấy được” được lưu truyền và biến đổi theo thời gian, với một số quá trình tái tạo, trùng tu
rộng rãi... như âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư
thái, nghi lễ, phong tục, tập qn, y dược cổ truyền, các món ăn, các cơng nghệ thủ cơng truyền
thống
Phân loại cụ thể các loại hình du lịch


-Căn cứ thời gian đi du lịch: Tùy theo mong muốn hoặc nhu cầu, khả năng có thể đáp ứng
cho chương trình du lịch về thời gian của khách du lịch mà họ có thể lựa chọn cho mình chương
trình Du lịch dài ngày (từ 2 tuần đến 5 tuần) và Du lịch ngắn ngày (city tour, tour trong ngày).
-Căn cứ hình thức tổ chức du lịch: Khách du lịch cũng có thể lựa chọn loại hình du lịch
theo đồn hay du lịch cá nhân Du lịch cá nhân khi tự mình đạp xe đạp cùng hướng dẫn viên thăm
những làng quê ven sông, tham gia câu cá, cắm trại ở những vùng đất mang nhiều kì bí.
-Căn cứ vào thành phần của du khách: Thành phần của khách rất đa dạng và phức tạp, có
nhiều cách phân loại khác nhau như: Theo độ tuổi (trẻ nhỏ, nhi đồng, thanh niên, trung niên, cao
niên, người già); Theo giới tính như: nam và nữ; Theo công việc, nghề nghiệp trong xã hội hay
sự phân biệt theo khả năng chi trả cho chương trình du lịch, địa vị của khách trong xã hội (khách
thượng lưu; Du khách trung lưu; Du khách bình dân)
-Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng đi du lịch: Trên thực tế khai thác thị trường du
lịch và lữ hành thời kì hội nhập của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường chia chương
trình thành hai loại: Du lịch trọn gói và loại hình du lịch khách mua từng dịch vụ cụ thể của

chương trình du lịch nhằm tối đa hóa nguồn khách du lịch khai thác cho doanh nghiệp và việc dễ
dàng hơn cho nhu cầu cụ thể của khách du lịch khi họ chỉ muốn mua một hay vài phần dịch vụ
của doanh nghiệp đã có sẵn để tích kiệm chi phí khi liên kết sử dụng với các dịch vụ tự tìm kiếm
thay vì mua trọn gói chương trình du lịch mà doanh nghiệp đã chào bán.
-Căn cứ vào phương tiện di chuyển: Phương tiện vận chuyển trong chương trình du lịch
đóng một vai trị quan trọng để thực hiện thành cơng chương trình du lịch. Tùy theo tính chất loại
hình tài ngun du lịch và độ xa, khoảng cách từ nơi đón khách đến nơi tham quan của khách du
lịch mà nhà điều hành hay khách du lịch có thể quyết định lựa chọn cho mình loại phương tiện di
chuyển phù hợp. Có thể kể đến một số phương tiện làm nên sự thú vị cho chính loại hình du lịch
sau đây: Du lịch trekking; Du lịch bằng xe đạp; Du lịch bằng tàu hỏa; Du lịch bằng tàu biển; Du
lịch bằng ô tô; Du lịch kết hợp với ngành hàng không.
-Căn cứ theo phương tiện lưu trú: Khách du lịch có thể lựa chọn cho mình phương tiện
lưu trú phù hợp, nên du lịch được phân loại thành: Du lịch ở khách sạn; Du lịch ở Motel; Du lịch
nhà trọ; Du lịch camping và Du lịch resort
-Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Khách du lịch có thể nghỉ biển hoặc leo
núi, đi du lịch trong các khu đô thị và thành phố, tới các vùng quê để thỏa mãn nhu cầu du lịch
của mình. Các điểm đến du lịch này cũng vơ hình là một phân chia khá hợp lý trong việc khai
thác các loại hình du lịch trong bối cảnh hiện nay.
-Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Căn cứ phạm vi lãnh thổ trong bối cảnh tồn cầu hóa và địa
phương hóa du lịch hiện nay có thể chia thành hai loại hình du lịch là: Du lịch quốc tế và chương
trình du lịch nội địa. Du lịch nội địa dành cho khách du lịch nội địa đi du lịch trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam hoặc vùng, miền du lịch cụ thể. Du lịch quốc tế gồm hai loại: 1) Du lịch quốc tế
vào (inbound) là loại hình du lịch dành cho khách quốc tế vào du lịch một quốc gia khác. Du lịch
quốc tế ra (outbound) là loại hình du lịch dành cho cơng dân một nước đi du lịch nước
ngồi (Out-bound)
-Căn cứ nhu cầu đi du lịch: Căn cứ nhu cầu du lịch có thể chia ra thành nhiều loại hình du
lịch như: Du lịch cộng đồng, Du lịch chữa bệnh, Du lịch nghỉ ngơi giải trí, Du lịch thể thao, giải
trí, Du lịch công vụ, Du lịch tôn giáo, Du lịch khám phá, Du lịch thăm thân. Trong bối cảnh toàn



cầu hóa du lịch hiện nay, theo nhu cầu của khách khơng thể khơng kể đến một loại hình du lịch
khá thú vị đó là du lịch MICE (M: meetings (hội, họp); I: Incentives (khen thưởng); C:
Conferences (Thảo luận); E: Exhibitions (triển lãm). Du lịch Mice đã phát triển ở các quốc gia
phát triển du lịch và những nơi có tác động ảnh hưởng bởi tồn cầu hóa, tuy nhiên mới chỉ thực
sự phát huy được tối đa vai trò và ưu thế của nó trong những thập kỉ gần đây. Du lịch Mice thực
sự là một biểu hiện rõ nét và thú vị cho sự tác động của bối cảnh tồn cầu hóa khu vực, địa
phương và thế giới bởi sự di chuyển của dòng khách từ các quốc gia khác nhau, đến Việt Nam
mang theo cơ hội phát triển, cơ hội đầu tư cho chính chủ thể khách du lịch và địa phương, vùng
có tài nguyên du lịch liên ngành.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×