Tải bản đầy đủ (.ppt) (66 trang)

C1 tong quan mang ngoai vi edited

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.07 KB, 66 trang )

MẠNG NGOẠI VI

Chương 1:
Tổng quan về mạng
ngoại vi

LOGO

Huế - 2019


Mạng ngoại vi

Nội dung

I.Giới thiệu chung
II.Phân loại cơng trình ngoại vi

III.yêu cầu đối với mạng ngoại vi

IV.Nguyên tắc tổ chức mạng ngoại vi

2

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

I.Giới thiệu chung
 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN  


 Năm 1876, Alecxander Graham Bell phát minh ra điện thoại.
 Năm 1878, hệ thống tổng đài đầu tiên được thiết lập, đó là tổng
đài nhân cơng điện từ được xây dựng ở New Haven.
 Năm 1889, tổng đài điện thoại không sử dụng nhân công
Strowger phát minh.
 Năm 1837, Samuel Morse phát minh ra máy điện tín.
 Năm 1926, Ericson phát triển thành công hệ tổng đài thanh chéo.
 Năm 1965, tổng đài ESS số 1 của Mỹ là tổng đài điện tử có dung
lượng lớn ra đời thành cơng.
Tháng 1 năm 1976, tổng đài điện tử số chuyển tiếp hoạt động
trên cơ sở chuyển mạch số máy tính thương mại đầu tiên trên thế
giới được lắp đặt và đưa vào khai thác.
3

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

I.Giới thiệu chung
 Giới thiệu Tổng quan Mạng viễn thông :
Khái niệm mạng VT:
-Mạng viễn thông là hệ thống thiết bị kỹ thuật được kết nối và sử dụng để
trao đổi thông tin giữa các phần tử trong mạng.
-Xã hội càng phát triển  nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng tăng. 
Vì vậy mạng VT ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo
nhu cầu thông tin liên lạc thông suốt. Để đáp ứng nhu cầu thông tin 
mạng lưới phải ngày càng phát triển cả về công nghệ ,qui mô lẫn chất
lượng mạng.
-Quá trình phát triển mạng VT được thơng qua nhiều giai đoạn với

công nghệ ngày càng cao. Bắt đầu là mạng điện thoại tương tự, điện
báo, telex, Fax, truyền số liệu; Đến điện thoại số và các công nghệ
thông tin mới như hiện nay, đã được ứng dụng và đưa vào phục vụ
cuộc sống … Trước đây là đơn dịch vụ và bây giờ là đa dịch vụ.
-Và chính sự ra đời của kỹ thuật số đã thúc đẩy sự phát triển thông tin
tiến một bước dài trở thành mạng viễn thơng hiện đại với rất nhiều
dịch vụ tiện ích.
4
 
TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
* Trên cơ sở hạ tầng Mạng vật lý (như mạng: cáp nội hạt, vi ba số, SDH,
thông tin vệ tinh, mạng lưới các tổng đài), các mạng logic này được tạo ra
nhằm cung cấp các dịch vụ viễn thông thoả mãn nhu cầu của xã hội. Mạng
điện thoại, mạng TELEX, mạng Radio truyền thanh là các mạng logic
truyền thống. Ngày nay, ngoài ra cịn có các mạng logic khác cùng tồn tại
trong một khu vực, như: mạng điện thoại công cộng (PSTN), mạng dữ liệu
chuyển mạch gói cơng cộng (PSPDN)
,mạng điện thoại di động, mạng máy tính tồn cầu (INTERNET), mạng số
đa dịch vụ tích hợp (ISDN) v.v... Các mạng trên đã cung cấp hàng loạt dịch
vụ viễn thông thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

5

TS. Dương Tuấn Anh



Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
*Các phương thức truyền tín hiệu trong hệ thống truyền thơng:
- Đơn cơng (Simplex) (hay cịn gọi là đơn hướng): Thơng tin chỉ truyền trên một hướng,
phía thu khơng thể trao đổi thơng tin với phía phát ( dịch vụ Fax)
- Bán song công (Half- Duplex) (Vô tuyến điện): Thông tin truyền trên hai hướng nhưng
không cùng thời điểm.
- Song công ( Điện thoại )(hay cịn gọi là song hướng) (Full-Duplex): Thơng tin truyền
trên hai hướng đồng thời.
*Một số dịch vụ Viễn thông truyền thống Đơn hướng , song hướng được thể hiện như
trong Slide sau :

6

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Các dịch vụ viễn thông:

7

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi


Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
*Để rõ hơn về các dịch vụ đơn công (đơn
hướng), song công (song hướng) ta có
thể tham khảo hình vẽ dưới đây.
-Điện thoại là dịch vụ viễn thông được
phát triển rộng rãi nhất, là dịch vụ cung
cấp khả năng truyền đưa thông tin dưới
dạng tiếng nói hoặc tiếng nói cùng hình
ảnh.

-Telex là dịch vụ cho phép thuê bao trao đổi
thông tin với nhau dưới dạng chữ bằng cách gõ
vào từ bàn phím và nhận thơng tin trên màn
hình hoặc in ra băng giấy
-Fax là dịch vụ cho phép truyền nguyên bản các
thông tin có sẵn trên giấy như chữ viết, hình vẽ,
biểu bảng… gọi chung là bản fax từ nơi này đến
nơi khác thông qua hệ thống viễn thông.

8

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Các thành phần của mạng viễn thông:
Một mạng thông tin được cấu thành bởi các bộ phận sau: bao gồm các thiết bị đầu

cuối, thiết bị chuyển mạch và thiết bị truyền dẫn.
-Thiết bị đầu cuối: là các loại thiết bị được sử dụng
để giao tiếp với nhà mạng cung cấp dịch vụ. Hiện
nay có nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối khác nhau
tùy thuộc vào từng dịch vụ (ví dụ như máy điện thoại,
máy fax, máy tính cá nhân, máy di động...). Thiết bị
đầu cuối thực hiện chức năng chuyển đổi thông tin
cần trao đổi thành các tín hiệu điện và ngược lại.

9

-Thiết bị chuyển mạch: Là thiết bị
thiết lập một đường truyền dẫn giữa
các thiết bị đầu cuối bất kỳ. Như vậy,
các đường truyền dẫn sẽ được chia
sẻ trên mạng lưới một cách kinh tế.
Trong mạng điện thoại, thiết bị chuyển
mạch là các tổng đài điện thoại.
Tuỳ theo vị trí của tổng đài trên mạng,
người ta chia thành tổng đài chuyển
tiếp quốc tế, tổng đài chuyển tiếp liên
vùng và tổng đài nội hạt.

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Các thành phần của mạng viễn thông (tt):

-Thiết bị truyền dẫn: Thiết bị truyền dẫn được sử dụng để nối các thiết bị đầu cuối
hay giữa các tổng đài với nhau và truyền các tín hiệu một cách nhanh chóng và
chính xác. Thiết bị truyền dẫn thuê bao có thể sử dụng cáp kim loại, cáp quang hoặc
sóng vơ tuyến (radio).
Dựa vào mơi trường truyền dẫn, thiết bị truyền dẫn có thể phân thành 2 loại :
+ Thiết bị truyền dẫn hữu tuyến sử dụng cáp kim loại, cáp sợi quang.
+ Thiết bị truyền dẫn vô tuyến sử dụng không gian làm môi trường truyền dẫn.
- Hệ thốngTruyền dẫn: có 2 loại :
+ Truyền dẫn thuê bao, kết nối thiết bị đầu cuối với tổng đài nội hạt. Để kết nối, ta
sử dụng các loại cáp kim loại, các loại cáp sợi quang hay vô tuyến. Cáp quang được
sử dụng cho các đường thuê riêng và mạng thông tin số đa dịch vụ, mạng này yêu
cầu một dung lượng truyền dẫn lớn.
+ Truyền dẫn chuyển tiếp, kết nối Tổng đài với tổng đài. Để kết nối , ta sử dụng hệ
thống cáp quang, hệ thống cáp đồng trục, hệ thống vi ba, hệ thống thông tin vệ
tinh…Trong thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp, một số lớn các tín hiệu hay thơng tin
được truyền đi một cách có chọn lọc vì mục đích nhất định ( bảo mật , tiết kiệm kinh
tế ) qua một đường truyền dẫn đơn.

10

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Tổ chức mạng VT:
-Một cách tổng quát, một mạng viễn thông bao gồm: Mạng truy nhập, Mạng
chuyển mạch và Mạng truyền dẫn.
Mạng truy nhập (Access Network - AN) là phần mạng kết nối giữa thiết bị đầu

cuối của khách hàng và nút mạng chuyển mạch (tổng đài nội hạt), đây là mạng
trung gian cung cấp dịch vụ viễn thông đến khách hàng.
-Mạng truy nhập nằm ở vị trí cuối cùng của mạng viễn thông bao gồm tất cả các
thiết bị, đường dây kết nối giữa thiết bị đầu cuối khách hàng và nút chuyển mạch
nội hạt. Dựa vào kỹ thuật và môi trường truyền dẫn được sử dụng mà người
ta phân loại mạng truy nhập như sau: Mạng truy nhập cáp đồng, Mạng truy
nhập quang, Mạng truy nhập vô tuyến.

11

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Mạng truy nhập cáp đồng (tt):
-Đối với mạng điện thoại truyền thống (PSTN), mạng truy nhập (mạng thuê bao), bao gồm
mạng cáp đồng kết nối từ giá đấu dây (MDF) tại tổng đài đến máy điện thoại tại nhà khách
hàng ( Thiết bị đầu cuối).
-Cấu trúc chi tiết của mạng cáp đồng phân chia thành 3 phần: mạng cáp gốc, mạng cáp
nhánh và dây thuê bao. ( Hình ảnh bên dưới )
-Mạng truy nhập truyền thống cáp đồng như trên tồn tại một số nhược điểm sau:
* Băng tần hạn chế: mạch vòng thuê bao tương tự chỉ cho phép truy nhập trên băng tần
thoại từ 0,3-3,4 kHz, các tín hiệu ở thành phần tần số cao hơn băng tần thoại này đều bị cắt
lọc ngay tại tổng đài nội hạt. Mạch vòng này chỉ hỗ trợ các dịch vụ thoại truyền thống, fax
hoặc truyền dữ liệu tốc độ thấp qua Modem tương tự.
* Suy hao lớn: cự ly tối đa của mạch vòng thuê bao tương tự như hiện nay tương đối hạn
chế, khoảng 5km (tùy thuộc vào đường kính lõi cáp đồng) do đó để kéo dài cự ly này các nhà
khai thác lắp đặt thêm các cuộn tải hoặc lắp các bộ tập trung thuê bao xa.


12

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Mạng truy nhập cáp đồng (tt):
* Chất lượng chưa cao: tín hiệu thoại truyền trên mạch vòng thuê bao tương tự chịu ảnh
hưởng của can nhiễu điện từ và xuyên âm giữa các đôi dây với nhau.
* Độ tin cậy và bảo mật thấp: khi thực hiện truyền tín hiệu trên mạch vịng th bao tương
tự thì độ tin cậy khơng cao do chất lượng mạng cáp đồng nói chung cịn hạn chế. Ngồi ra,
tín hiệu truyền ở dạng tương tự nên độ bảo mật không cao.
=> Để khắc phục nhược điểm của mạng truy nhập cáp đồng, người ta đưa ra công
nghệ đường dây thuê bao số (DSL digital subscriber line) để truyền dữ liệu tốc độ cao trên
đôi cáp đồng truyền thống (truy nhập Internet tốc độ cao,VoD, đấu nối mạng WAN...). Kỹ
thuật truyền dẫn số tốc độ cao DSL qua đôi dây điện thoại khắc phục cơ bản các nhược
điểm của đơi cáp đồng truyền thống như suy giảm tín hiệu, nhiễu xuyên âm, phản xạ tín
hiệu, nhiễu tần số, nhiễu xung.
Các ưu điểm của công nghệ DSL :
* Sử dụng các đơi dây đồng có sẵn nên khơng cần đường dây mới.
* Tốc độ truyền tín hiệu cao, một số loại DSL có thể thay đổi tùy theo đặc điểm và yêu cầu
của thuê bao.
* Không cần nâng cấp tổng đài; Khả năng cung cấp dịch vụ trực tuyến, không cần quay số.
* ADSL ( asymmetrical digital subscriber line đường dây thuê bao số bất đối xứng ) có thể
kết hợp với cáp quang để cho giải pháp hợp lý truy nhập băng rộng với tốc độ rất cao.
=> Với sự bùng nổ của công nghệ, hiện nay cáp quang đang thay thế cáp đồng trên mạng.
13


TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Mạng truy nhập cáp quang:
-Mạng truy nhập cáp quang (OAN: Optical Access Network) là mạng truy nhập dùng
môi trường truyền dẫn cáp sợi quang để thực hiện truyền dẫn thơng tin. Nó khơng
phải là hệ thống truyền dẫn cáp quang truyền thống, mà là dựa vào mạng truy nhập
để thiết kế mạng truyền dẫn cáp quang đặc biệt.
-Đặc điểm chính của mạng truy nhập cáp quang là:
+Có thể truyền dẫn dịch vụ băng rộng, có chất lượng truyền dẫn tốt, độ tin cậy cao.
+Đường kính của sợi cáp quang tương đối nhỏ, có thể không cần bộ trung kế
(khuếch đại, bộ lặp), nhưng do thuê bao rất nhiều cho nên phải phân phối cơng suất
quang, có khả năng phải áp dụng bộ khuếch đại quang để bù cơng suất.
+Tình hình thị trường rất tốt, phạm vi ứng dụng rộng lớn.
+Giá thành đầu tư lớn, quản lý mạng tương đối phức tạp, cấp điện đầu xa tương đối
khó khăn.

14

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Mạng truy nhập cáp quang (tt):

-PON, viết tắt từ tên (tiếng Anh) Passive Optical Network, nghĩa là "mạng quang thụ động", là
một hình thức truy cập mạng cáp quang, kiểu mạng kết nối Điểm - Đa điểm (P2M), các sợi
quang làm cơ sở tạo kiến trúc mạng. Mỗi khách hàng được kết nối tới mạng quang thông qua
một bộ chia quang thụ động và khơng cần nguồn cấp, vì vậy khơng có các thiết bị điện chủ
động trong mạng phân chia và băng thông được chia sẻ từ nhánh (feeder) đến người dùng
(drop), cho phép một sợi quang đơn phục vụ nhiều nhánh cơ sở, thường là từ 16-128.
PON bao gồm một thiết bị đầu cuối dây quang (OLT - Optical Line Terminal) tại trung tâm của
nhà cung cấp dịch vụ và các thiết bị mạng quang học (ONUs - Optical Network Units) nơi gần
người dùng cuối. Công nghệ PON làm giảm yêu cầu số lượng dây dẫn và thiết bị tại văn
phòng trung tâm so với các kiến trúc điểm - điểm. Tín hiệu đường xuống (download) được
truyền (broadcast) chia sẻ đến tất cả các nhánh sợi cơ sở. Tín hiệu download được tới các hộ
gia đình, tín hiệu này được mã hóa để có thể ngăn ngừa bị "câu móc" trộm.
Tín hiệu upload được kết hợp bằng việc sử dụng
giao thức đa truy nhập phân chia theo thời gian
(TDMA). OLT sẽ điều khiển các ONU sử dụng các
khe thời gian cho việc truyền dữ liệu đường xuống
(uplink).
PON là tên gọi chung cho mạng cáp quang, cụ
thể hơn thì sẽ có 2 công nghệ EPON và GPON.

15

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Mạng truy nhập vô tuyến:
-Kỹ thuật vô tuyến phát triển dựa trên kỹ thuật số tạo khả năng phát triển các dịch vụ phi thoại, có

chất lượng tốt, dung lượng lớn, độ tin cậy và tính bảo mật cao. Những loại hình thơng tin vô
tuyến phát triển mạnh nhất hiện nay là thông tin vô tuyến cố định (WLL - Wireless Local Loop) và
thông tin vô tuyến di động. Các kỹ thuật truy nhập khác nhau là: TDMA và CDMA…
-Xu hướng phát triển chính của kỹ thuật truy nhập vơ tuyến (Wireless Access) trong tương lai là
ngày càng nâng cao chất lượng truyền dẫn, dung lượng, độ tin cậy và có thể truyền thoại và các
dịch vụ số băng rộng.
-Ứng dụng của kỹ thuật truy nhập vơ tuyến rất linh hoạt và có thể được sử dụng với các mục
đích khác nhau:
+Sử dụng tại những khu vực có dân cư thưa thớt, khoảng cách giữa thuê bao và tổng đài lớn,
địa hình phức tạp. Việc lắp đặt các tuyến cáp truy nhập tại những vùng này có chi phí rất lớn và
do đó truy nhập vô tuyến là giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất. Giải pháp truy nhập vô tuyến là
điển hình ở khu vực nơng thơn.
+Triển khai nhanh chóng tại những nơi địa hình hiểm trở, phức tạp, khơng có khả năng lắp đặt
cáp từ tổng đài tới thuê bao vùng sâu, vùng xa
+Lắp đặt thuê bao nhanh chóng

16

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Mạng truy nhập vơ tuyến (tt):
*Truy nhập vơ tuyến có những lợi thế hơn hẳn so với mạng truy nhập cáp đồng
truyền thống ở nhiều khía cạnh:
- Lắp đặt triển khai nhanh chóng.
- Không cần xây dựng cống bể cáp và đường dây tới thuê bao  giảm được chi phí
lắp đặt và bảo dưỡng.

- Dễ dàng và nhanh chóng thay đổi lại cấu hình, lắp đặt lại vị trí của th bao. Thiết
bị của hệ thống truy nhập vơ tuyến có thể dễ dàng chuyển tới lắp đặt ở vị trí mới theo
yêu cầu cụ thể đối với từng thời kỳ.
- Trong những môi trường nhất định chẳng hạn như ở khu vực nơng thơn thì chi phí
lắp đặt của hệ thống truy nhập vô tuyến giảm hơn so với truy nhập cáp đồng, đó là
chưa kể đến chi phí vận hành và bảo dưỡng cũng thấp hơn nhiều.
*Tuy nhiên kỹ thuật truy nhập vơ tuyến cũng có những nhược điểm:
- Dung lượng bị giới hạn theo dải phổ được cung cấp.
- Chất lượng bị suy giảm phụ thuộc nhiều vào môi trường truyền dẫn. Nhiễu và suy
hao vô tuyến là vấn đề cần được quan tâm trong hệ thống vô tuyến.
- Truy nhập vơ tuyến địi hỏi phải có nguồn điện ni cho th bao. Điều này đã góp
phần làm tăng thêm chi phí của thiết bị đầu cuối.
-Vấn đề bảo mật cần phải được quan tâm đúng mức vì đối với các hệ thống truy nhập
vô tuyến nếu không mã hố thơng tin thì việc nghe trộm là rất dễ dàng.
17

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thơng (tt)
• Cấu trúc mạng VT: Các cấu hình mạng cơ
bản bao gồm mạng hình lưới, mạng hình sao
và mạng kết hợp giữa hình sao và hình lưới.

18

TS. Dương Tuấn Anh



Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Cấu trúc mạng VT:
-Hình (a) minh hoạ một mạng viễn thơng được hình thành thông qua việc kết
nối các tổng đài với nhau một cách trực tiếp, mạng viễn thông tổ chức như
vậy gọi là mạng hình lưới.Với cấu hình mạng này thì không cần thiết một tổng đài
trung gian nào làm chức năng chuyển tiếp và chức năng chọn tuyến, cũng đơn giản
bởi vì các tổng đài đều nối với nhau trực tiếp. Tuy nhiên, khi số lượng tổng đài lớn thì
số lượng tuyến nối giữa chúng tăng lên rất nhanh, do đó mạng hình lưới khơng phù
hợp với mạng có kích cỡ lớn. Ví dụ nếu số lượng tổng đài là n thì số lượng đường
nối giữa chúng có thể được tính như sau = n(n-1)/2.
Khi lưu lượng giữa các tổng đài nhỏ thì số lượng kênh trên các tuyến cũng ít do
đó khơng hiệu quả trong việc sử dụng đường truyền. Nhìn chung mạng hình lưới
chỉ phù hợp cho trường hợp khi một số ít tổng đài tập trung trong một khu vực
nhỏ và lưu lượng thông tin lớn. Về vấn đề tài chính, mạng hình lới phù hợp khi giá
thành truyền dẫn rẻ hơn so với giá thành chuyển mạch. Trong trường hợp có lỗi
trong tổng đài thì sự ảnh hưởng của lỗi sẽ nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến các
hệ thống khác.

19

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Cấu trúc mạng VT (tt):

-Hình (b) mơ tả một mạng hình sao, mạng này hình thành khi các tổng đài nội hạt kết nối với
nhau qua tổng đài chuyển tiếp giống như hình ngôi sao. Trong trường hợp này lưu lượng sẽ
tập trung phần lớn tại tổng đài chuyển tiếp do đó hiệu quả cuả việc sử dụng đường truyền sẽ
cao hơn so với mạng hình lưới.
Mạng hình sao rất thích hợp khi mà giá thành chuyển mạch nhỏ hơn so với giá thành truyền
dẫn, ví dụ khi các tổng đài đặt trong một vùng rộng lớn.
Nhược điểm : Đối cấu hình mạng kiểu này, nếu tổng đài chuyển tiếp có lỗi thì tất cả các cuộc
gọi giữa các tổng đài nội hạt khơng thể thực hiện được, do đó phạm vi ảnh hưởng của lỗi là
lớn.
-Hình (c) là mạng kết hợp: mạng hình lưới hay hình sao đều có các ưu nhược điểm riêng của
nó. Do đó, một mạng kết hợp giữa mạng hình sao và mạng hình lưới được đưa ra để tập hợp
các ưu điểm của hai cấu hình mạng ở trên. Cấu hình mạng kết hợp này hiện nay đang áp
dụng rộng rãi trong thực tế. Trong một mạng viễn thơng có cấu hình kết hợp, khi lưu lượng
giữa các tổng đài nhỏ thì chúng sẽ chuyển qua tổng đài chuyển tiếp. Nếu lưu lượng giữa các
tổng đài lớn thì các tổng đài nội hạt này có thể đấu nối với nhau trực tiếp. Do đó đối với mạng
kết hợp thì cả thiết bị chuyển mạch và thiết bị truyền dẫn có thể được dùng một cách kinh tế
hơn.

20

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thơng (tt)
Mơ hình phân cấp mạng :
Để quyết định cấu hình mạng viễn thơng, chúng ta cần xem xét số lượng và việc
phân bố thuê bao trong toàn mạng, mức và hướng của lưu lượng giữa các tổng đài
nội hạt và giá thành thiết bị v.v… Một số tiêu chí sau đây rất quan trọng cho việc cấu

hình mạng viễn thơng.
-Khi một mạng cịn nhỏ, dùng cấu hình khơng chia lớp như ở mạng hình sao.
-Nhưng khi mạng này lớn lên, việc sử dụng mạng hình lưới (khơng phân cấp) là rất
phức tạp và không hiệu quả về mặt kinh tế.
-Nên tổ chức phân cấp ( Mạng kết hợp ) áp dụng cho các mạng có kích thước lớn.

21

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Tổng quan Mạng viễn thông (tt)
Cấu trúc phân cấp mạng điện thoại Việt Nam:
-Mạng viễn thông hiện tại của Việt Nam bao gồm 4 cấp, được mô tả trong hình vẽ
bên : cấp quốc tế, cấp quốc gia, cấp nội tỉnh và cấp huyện.
+Cấp quốc tế bao gồm các tổng đài cổng quốc tế và các tuyến truyền dẫn quốc tế.
+Cấp quốc gia bao gồm các tổng đài chuyển tiếp đường dài và các tuyến truyền dẫn
liên tỉnh,
+Cấp nội tỉnh bao gồm các
tổng đài nội hạt và tổng đài
chuyển tiếp nội hạt và các
tuyến truyền dẫn nội tỉnh.
+Cấp huyện bao gồm các
tổng đài vệ tinh, cơ quan và
các đường truyền dẫn giữa
chúng.

22


TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Hệ thống mạng ngoại vi

- Hệ thống mạng viễn thông bao gồm: Hệ thống chuyển mạch, hệ thống truyền dẫn
và hệ thống mạng ngoại vi. ( Vòng đỏ )
- Một cuộc đàm thoại hay điện báo bắt đầu từ A đến B thường được thực hiện qua
một hệ thống truyền dẫn điện thoại hoặc một hệ thống truyền dẫn điện báo, chúng
được kết nối với nhau nhờ các hệ thống dây dẫn kim loại, truyền các tín hiệu thông
tin lưu thông giữa chúng.
23

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Hệ thống mạng ngoại vi (tt)
- Trong hệ thống mạng ngoại vi, tất cả các máy thiết bị đầu
cuối đều được kết nối tới thiết bị tổng đài bằng hệ thống truền
dẫn cáp đồng, vi ba hoặc cáp quang, thông qua Tổng đài các
thiết bị đầu cuối được nối với nhau khi có yêu cầu.
- Các tổng đài khu vực, Tổng đài chính hay TĐ vệ tinh cũng
kết nối với nhau thông qua hệ thống truyền dẫn bằng cáp
đồng , vi ba hay cáp quang.
- Các loại thiết bị, phương tiện đóng vai trị truyền dẫn tín hiệu

thơng tin, kể các phương tiện hỗ trợ và bảo vệ của chúng,
được gọi là Mạng ngoại vi.
- Các tuyến dây trần, dây cáp đồng, dây cáp quang hay các
loại cột được sử dụng làm các phương tiện treo cáp và hệ
thống cống bể ngầm là một trong những thành phần cơ bản
của mạng ngoại vi .
24

TS. Dương Tuấn Anh


Mạng ngoại vi

Hệ thống mạng ngoại vi (tt)
 Khái niệm: Mạng ngoại vi là mạng thông tin được
cấu thành từ tổng đài đến thiết bị đầu cuối xa nhất.
 Các thành phần cấu thành mạng ngoại vi:
- Cáp: gồm cáp chính, cáp thứ cấp và cáp nhánh thuê
bao.
- Nhà cáp. -Tủ cáp. - Hộp cáp.
- Măng xông nối cáp
- Cột bêton
- Cống cáp và bể cáp.

25

TS. Dương Tuấn Anh



×