Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Thiết kế nhà máy sản xuất bia vàng công suất 50 triệu lít 1 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 161 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Thiết kế nhà máy sản xuất bia vàng công
suất 50 triệu lít/năm trong đó 30% bia hơi,
70% bia lon với ngun liệu gạo thay thế
lần lượt là 25% và 10%
LÊ THỊ THU MAI


Ngành Kỹ thuật sinh học

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Nguyễn Trường Giang
GS. Hồng Đình Hịa
ThS. Nguyễn Quang Chương

Bộ mơn:
Viện:

Kỹ thuật sinh học
Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm

HÀ NỘI, 01/2021
1

Chữ ký của GVHD


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP
Họ tên: Lê Thị Thu Mai
Lớp: Kỹ Thuật Sinh Học 01.

Khóa: 59

Viện: Cơng Nghệ Sinh Học – Cơng Nghệ Thực Phẩm
1. Đầu đề thiết kế
Thiết kế nhà máy sản xuất bia vàng năng suất 50 triệu lít/ năm với hai sản phẩm
bia lon và bia hơi.
2. Các số liệu ban đầu
+ 15 triệu lít bia hơi với nguyên liệu thay thế 25 % gạo
+ 35 triệu lít bia lon với nguyên liệu thay thế 10 % gạo
3. Nội dung phần thuyết minh tính tốn
Mở Đầu
Phần I: Lập luận kinh tế kĩ thuật.
Phần II: Lựa chọn và thuyết minh quy trình cơng nghệ.
Phần III: Tinh tốn cân bằng sản phẩm.
Phần IV: Tính tốn và chọn thiết bị.
Phần V: Tính tốn nhu cầu năng lượng, nhu cầu điện, nước của nhà máy.
Phần VI: Tính tốn và thiết kế xây dựng cho nhà máy.
Phần VII: Tính tốn kinh tế.
Phần VIII: Vệ sinh an toàn lao động.
Kết luận.
4. Các bản vẽ (ghi rõ các loại bản vẽ, kích thước các bản vẽ)

+ Bản vẽ số 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ (A1).
+ Bản vẽ số 2: Thiết kế phân xưởng nấu (A1).
+ Bản vẽ số 3: Thiết kế khu lên men (A1).
+ Bản vẽ số 4: Thiết kế phân xưởng hoàn thiện (A1).
2


+ Bản vẽ số 5: Tổng bình đồ nhà máy (A1).
5. Cán bộ hướng dẫn
Phần

Giảng viên hướng dẫn
(ký, ghi rõ họ tên)

+ Công nghệ
+ Xây dựng
+ Kinh tế
6. Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: 05/10/2020
7. Ngày hoàn thành: 18/01/2021
Chủ nhiệm bộ môn
(ký, ghi rõ họ tên)

Ngày … tháng … năm….
Cán bộ hướng dẫn Công nghệ
(ký, ghi rõ họ tên)

Kết quả đánh giá Sinh viên
(ký, ghi rõ họ tên)
Ngày … tháng … năm ….
Chủ tịch hội đồng

(ký, ghi rõ họ tên)

3

Sinh viên thực hiện
Mai
Lê Thị Thu Mai


LỜI CẢM ƠN
Bách Khoa không phải là sự lựa chọn đầu tiên của em. Từ khi mới bước
chân vào cánh cổng trường để đi thi đại học là một đứa chưa một lần được lên Hà
Nội và do hoàn cảnh nên một mình phải tự đi thi em đã đi lạc từ giảng đường D3
sang khu nhà T rồi đứng bơ vơ một mình khóc khơng biết đi đâu làm gì, may
mắn thay được các anh chị tình nguyện viên dìu dắc được vào nhà A15 ăn bữa
cơm chay từ thiện ấm áp lịng người rồi lại được chị tình nguyên viên dẫn về địa
điểm thi.
Ôi !!! Em thực sự thấy biết ơn và cảm mến con người nơi đây rất nhiều và đây có
lẽ là một lí do để em bước chân vào ngôi trường này. Cả thanh xuân của em gắn
bó với các giảng đường từ D3 đến D9 cho đến các dãy nhà T, nhà TC . Rồi cũng
cả thanh xn gắn bó với mơn tiếng anh trải qua tất cả 17 lần thi chật vật thì cuối
cùng em cũng có thể đủ điều kiện để thực hiện môn đồ án cuối cùng này. Và giờ
đây khi đã kết thúc quyển đồ án tốt nghiệp em muốn cảm ơn các thầy cô giáo
trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội nói chung và thầy cơ giáo Viện Cơng Nghệ
Sinh Học – Cơng Nghệ Thực Phẩm nói riêng. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới TS. Nguyễn Trường Giang, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và
tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình hồn thành đồ án tốt nghiệp. Em
cũng xin gửi lời cảm ơn tới GS. Hồng Đình Hịa, TS Nguyễn Quang Chương,
TS. Nguyễn Tiến Thành – TS Nguyễn Tuân những người đã nhiệt tình giúp đỡ
em trong quá trình thiết kế cũng như trau dồi thêm kiến thức tại Nhà Máy Bia

HABECO – Hà Nội.
Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới cha mẹ và những người bạn thân
yêu của em - những người đã luôn luôn ở bên cạnh em, tiếp sức cho em thêm
động lực trong suốt thời gian vừa qua.

4


5


TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN
Đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà máy bia có năng suất 50 triệu lít/năm trong đó 30%
bia hơi, 70% bia lon với nguyên liệu gạo thay thế lần lượt là 25% và 10%, sản
phẩm gồm bia hơi và bia lon lần lượt có nồng độ chất hòa tan ban đầu là 10,5°Bx
và 12°Bx này đã thực hiện được các cơng việc chọn vị trí đặt nhà máy và thị
trường tiêu thụ, chọn và thuyết minh dây chuyên công nghệ phù hợp với yêu cầu
công nghệ thiết kế, lập kế hoạch sản xuất và tính cân bằng sản phẩm cho 1 năm
sản xuất, tính và chọn thiết bị phù hợp với năng suất sản xuất cho 1 năm, tính
tốn hệ thống phụ trợ cho các phân xưởng: điện, hơi, nước, lạnh, tính tốn xây
dựng , tính tốn kinh tế , vệ sinh và an tồn lao động trong một nhà máy. Đồ án
được trình bày bằng bản đánh máy bằng phần mềm MS Word, 5 bản vẽ được vẽ
bằng phần mềm Autocad trên khổ giấy kích thước A1 gồm có: Sơ đồ dây chuyền
cơng nghệ, Phân xưởng nấu, Phân xưởng lên men, Phân xưởng hoàn thiện và
tổng bình dồ của nhà máy. Kết quả của đồ án phù hợp với yêu cầu thiết kế đặt ra,
đồ án thiết kế được một nhà máy có năng suất và chất lượng phù hợp với nhu cầu
thực hiện kinh tế - xã hội.

6



MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.2 : Tổng quan ngành Bia Việt Nam [3]
Hình 1.3 Cơ cấu sản lượng bia Việt Nam theo cơng ty [3]
Hình 1.4 Phân khúc thị trường bia ở Việt Nam năm 2015
Hình 1.5. Mức độ nhận biết và tin dùng các sản phẩm Bia của người Việt Nam
7


Hình 1.6. Thị trường Bia Việt Nam trong thời điểm Covid
Hình 2.1 Bơng đại mạch
Hình 2.2 Hoa houblon

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Các quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất trên thế giới năm 2018 [2]
Bảng 2. 1: Thành phần hóa học của đại mạch (theo phần trăm chất khô) [4]
Bảng 2. 2: Các loại malt đại mạch
Bảng 2. 3: Các chỉ tiêu chọn malt bia [4]
Bảng 2. 4: Chỉ tiêu chất lượng gạo [5]
Bảng 2. 5: Thành phần hóa học của hoa houblon (theo % chất khô) [6]
Bảng 2. 6: Chỉ tiêu chất lượng hoa viên type 45
Bảng 2. 7: Chỉ tiêu chất lượng cao hoa
Bảng 2. 8: Bảng các chỉ tiêu của nước trực tiếp sản xuất.[4]
Bảng 2. 9: Chỉ tiêu nước dịch vụ [4]
Bảng 2. 10: Các loại nấm men bia [6]

Bảng 2. 11: Các hóa chất vơ cơ sử dụng trong nhà máy
Bảng 2. 13: Các phương pháp nghiền
Bảng 2. 14: Các phương pháp đường hóa
Bảng 2. 15: Các phương pháp lọc dịch đường
Bảng 2. 16: Các phương pháp gia nhiệt nấu hoa.
Bảng 2. 17: Các hệ thống loại bỏ cặn.
Bảng 2. 18: Các phương pháp lên men
Bảng 2.20. Quy trình CIP hệ thống chiết rót
Bảng 2.21: Yêu cầu cảm quan của bia
Bảng 2.22: u cầu hóa lí
Bảng 2.23: Chỉ tiêu vi sinh
Bảng 2.24: Giới hạn kim loại nặng của bia hơi và bia chai
Bảng 3. 1 Kế hoạch sản xuất của nhà máy
Bảng 3. 2 Tổn thất tính theo % của từng công đoạn sản xuất
Bảng 3. 3 Các chỉ số của nguyên liệu bia hơi
Bảng 3. 4 Bảng cân bằng vật chất cho 1000 lít bia hơi
Bảng 3. 5 Các chỉ số của nguyên liệu bia lon
Bảng 3. 6 Cân bằng vật chất cho 1000 lít bia lon
Bảng 4.1 Thơng số kỹ thuật của silo nguyên liệu
Bảng 4.2. Thông số kỹ thuật của gầu tải nhập liệu
Bảng 4.3 Thông số kỹ thuật của xích tải nhập liệu
Bảng 4.4. Thơng số kỹ thuật của gầu tải trong phân xưởng nấu

9


Bảng 4.5. Thơng số kỹ thuật của xích tải trong phân xưởng nấu
Bảng 4.6. Thông số kỹ thuật của máy sàng
Bảng 4.7. Thông số kỹ thuật của thiết bị tách kim loại
Bảng 4.8. Thông số kỹ thuật của cân

Bảng 4.9. Thông số kỹ thuật của các máy nghiền
Bảng 4.10. Thông số kỹ thuật của nồi cháo và nồi malt
Hình 4.1 Thùng lọc
Bảng 4.11. Thơng số kỹ thuật của thùng lọc
Hình 4.2. Nồi nấu hoa
Bảng 4.12. Thông số kỹ thuật của nồi nấu hoa
Hình 4.3 Thùng lắng xốy
Bảng 4.13. Thơng số kỹ thuật của thùng lắng xốy
Bảng 4.14.Thơng số kỹ thuật của máy làm lạnh nhanh kiểu tấm bản
Bảng 4.15. Thông số kỹ thuật của thùng chứa nước
Bảng 4.16. Thông số kỹ thuật của thùng CIP
Hình 4.4 Tank lên men
Bảng 4.17. Thông số kỹ thuật của tank lên men
Bảng 4.18. Thông số kỹ thuật của thiết bị nhân giống cấp 2cỡ lớn
Bảng 4.19. Thông số kỹ thuật của thiết bị nhân giống cấp 2 cỡ nhỏ
Bảng 4.20. Thông số kỹ thuật của thiết bị bảo quản men sữa
Bảng 4.21. Thông số kỹ thuật của thiết bị rửa men
Bảng 4.22. Thông số kỹ thuật của thiết bị hoạt hóa men sữa
Bảng 4.23. Thông số kỹ thuật của thùng CIP khu vực lên men
Bảng 4.24. Thông số thiết bị lọc KGF
Bảng 4.25. Thông số thiết bị lọc PVPP
Bảng 4.26. Thông số kỹ thuật thiết bị lọc bẫy
Bảng 4.27. Thông số tank thành phẩm
Bảng 4.28. Thơng số thiết bị bão hịa CO2
Bảng 4.29. Thơng số kỹ thuật của thiết bị chiết bia hơi
Bảng 4.30. Thông số kỹ thuật máy chiết lon
Bảng 4.31. Thông số kỹ thuật thiết bị rửa lon
Bảng 4.32. Thông số kỹ thuật thiết bị thanh trùng lon
Bảng 4.33. Thông số máy In date
Bảng 4.34. Thơng số máy đóng lon vào thùng

Bảng 4.35. Thông số máy xếp thùng
Bảng 4.36. Bảng tổng hợp thiết bị
10


Bảng 5.1. Bảng số lượng bóng đèn, cơng suất chiếu sáng đối với các cơng trình
Bảng 5.2. Cơng suất tiêu thụ của các thiết bị điện
Bảng 6.1. Các hạng mục cơng trình
Bảng 7.1. Giá cả một số hạng mục cơng trình
Bảng 7.2. Chi phí đầu tư cho các thiết bị phân xưởng nấu
Bảng 7.3. Chi phí đầu tư cho các thiết bị phân xưởng lên men
Bảng 7.4. Chi phí đầu tư cho các thiết bị phân xưởng hoàn thiện
Bảng 7.5. Chi phí đầu tư cho các thiết bị hệ thống phụ trợ
Bảng 7.6. Chi phí đầu tư cho các phương tiện vận tải
Bảng 7.7. Chi phí nguyên liệu để sản xuất bia lon
Bảng 7.8. Chi phí nguyên liệu để sản xuất bia hơi
Bảng 7.9. Chi phí nhiên liệu để sản xuất bia
Bảng 7.10. Số lao động trực tiếp sản xuất
Bảng 7.11. Số cán bộ trong nhà máy
Bảng 7.12. Bảng lương cán bộ và công nhân trong nhà máy
Bảng 7.13. Bảng tính giá thành sản xuất bia lon
Bảng 7.14. Bảng tính giá thành sản xuất bia hơi
Bảng 7.15. Bảng tổng doanh thu
Bảng 7.16. Lợi nhuận trước thuế của sản phẩm
Bảng 7.17. Các khoản giảm trừ của doanh nghiệp
Bảng 7.18. Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy

11



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

1

Bx

Brix

2

BU

Bitterness Unit

3

CIP

Clean In Place

4

CFU

Colony Forming Unit

5


EBC

European Brewery Convention

6

PVPP

Polyvinylpyrrolidone

7

Ppm

Parts per million

8

WK

Windish Kolbach

9

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

10


NTU

Nephelometric Turbidity Units

12

Giải thích


13


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp thực phẩm,
ngành công nghiệp đồ uống cũng ngày càng lớn mạnh và đóng góp một phần lớn
vào sự phát triển đó. Với nhu cầu của người tiêu dùng ngày một lớn và trang thiết
bị cải tiến, đây là một ngành công nghiệp hứa hẹn nhiều tiềm năng để phát triển.
Trong ngành công nghiệp đồ uống, bia là một trong những sản phẩm được
tiêu thụ nhiều nhất tại việt Nam. Nguyên liệu chính để sản xuất bia là hạt đại
mạch ươm mầm, hoa Houblon, nấm men, nước và nguyên liệu phụ khác. Bia là
loại nước giải khát có truyền thống lâu đời, có tính chất cảm quan khá đặc biệt:
hương vị đặc trưng, vị đắng dịu, lớp bọt mịn, nồng độ cồn thấp (4-6%). Trong bia
có chứa một lượng CO2 bão hịa có tác dụng giảm nhanh cơn khát, kích thích lưu
thơng máu. Uống bia với một lượng thích hợp khơng những có lợi cho sức khỏe,
ăn cơm ngon, dễ tiêu hóa mà cịn giảm được sự mệt mỏi sau ngày làm việc mệt
nhọc.
Bia là một trong những đồ uống có lịch sử phát triển lâu đời nhất thế giới
(khoảng 6000 năm TCN) ở khu vực Lưỡng Hà (Iran ngày nay). Trải qua hàng
ngàn năm lịch sử, khơng ngừng cải tiến về cơng nghệ, các tính chất cảm quan,

bia được ưa chuộng và gần như trở thành một thứ đồ uống không thể thiếu trong
cuộc sống.
Ở Việt Nam, bia xuất hiện chưa lâu (chỉ khoảng 100 năm), tuy nhiên với
đặc tính tự nhiên, con người, xã hội...bia đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường
đồ uống trong nước và nhu cầu ngày càng tăng. Rất nhiều nhà máy cũng như cơ
sở sản xuất bia được thành lập trên khắp cả nước nhưng vẫn chưa đáp ứng được
hết nhu cầu thị trường. Hơn nữa bia là một ngành công nghiệp có nhiều đóng góp
to lớn cho ngành kinh tế quốc dân vì nó là ngành đem lại lợi nhuận cao, khả năng
thu hồi vốn nhanh, và là nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia.
Nhận thấy được tiềm năng phát triển của loại đồ uống này cùng với những
kiến thức chuyên môn em đã được học tập tại trường, trong đồ án này em xin lựa
chọn trình bày đề tài: “ Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 50 triệu lít/ năm
với 70% bia lon và 30 % bia hơi.” xây dựng tại khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc
Ninh với hai sản phẩm bia lon và bia hơi.
Trong q trình làm đồ án, do cịn nhiều hạn chế về tài liệu và kiến thức nên
em không tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong thầy cơ thơng cảm và góp
ý để em có thể hồn thiện hơn trong đồ án của mình cũng như kiến thức chun
mơn để có khả năng ứng dụng vào thực tế.
CHƯƠNG 1. LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
1

Tình hình sản xuất, tiêu thụ bia trên thế giới và Việt Nam
14


Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia trên thế giới
Ngành bia thế giới nhìn chung đã bước vào giai đoạn trưởng thành và bão
hòa, với CAGR 2011 – 2015 vào khoảng –0,7%. Cơ cấu tiêu thụ dịch chuyển từ
các quốc gia phát triển với nền văn hóa bia lâu đời sang các quốc gia đang phát
triển có ngành bia non trẻ.

Bia là loại hàng hóa có vịng đời sản phẩm ngắn, thời hạn sử dụng chỉ từ 3
tháng đến 1 năm. Do vậy, cung cầu của ngành có đặc thù là thường đi cùng nhau,
khơng có độ trễ, lượng tồn kho không đáng kể và cung dễ thay đổi theo cầu.
Về đầu vào của ngành bia, nguyên vật liệu chủ yếu là các sản phẩm nông
nghiệp (lúa mạch, hoa bia, ngũ cốc…) có sản lượng biến động mạnh phụ thuộc
nhiều vào yếu tố thời tiết. Chất lượng và chủng loại của các nguyên liệu này
mang tính trọng yếu, quyết định đến hương vị và chất lượng của bia thành phẩm,
mặc dù chi phí nguyên phụ liệu đầu vào chỉ chiếm chưa đến 30% chi phí sản xuất
của ngành bia thế giới.
1

Hình 1.1 Sản lượng tiêu thụ bia trên thế giới năm 2018 [1]
Tính đến năm 2018, tỷ trọng tiêu thụ bia tại Châu Á chiếm 33,3% tổng sản
lượng bia tiêu thụ trên toàn thế giới. Lượng tiêu thụ bia tập trung tại các nước
như Nga, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc… với động lực thúc đẩy tăng trưởng trong
tiêu thụ là việc tự do hóa thương mại, thu nhập đầu người tăng và cơ cấu dân số
có tỷ trọng người trong độ tuổi lao động cao.
Đi ngược lại với xu hướng giảm của ngành bia thế giới ngoài khu vực châu
Á cịn có Châu Phi, với lượng tiêu thụ tăng đều đặn qua các năm đi liền với bùng
nổ dân số và tình hình kinh tế khu vực có sự tăng trưởng mạnh.
Trong giai đoạn 2015 – 2020, Châu Phi được dự kiến là khu vực có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất, khoảng 5,2%/năm. Châu Á vẫn sẽ tiếp tục là thị trường
tiêu thụ bia lớn nhất thế giới.
Bảng 1. 1: Các quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất trên thế giới năm 2018 [2]
15









Tiêu thụ bia tồn cầu đạt khoảng 188,79 triệu kilơgam trong năm 2018,
tăng 0,8% so với năm trước, lần đầu tiên sau 4 năm.
Tổng tiêu thụ bia tại Trung Quốc giảm 2,0% so với cùng kỳ năm ngoái do
nhu cầu tiêu dùng đã trưởng thành và thị trường bão hòa. Mặt khác, các sản phẩm
ở phân khúc giá từ trung bình đến cao lại tăng mạnh do chi tiêu cá nhân tăng lên
từ những người giàu có hơn.
Tại Vương quốc Anh, tiêu thụ bia tăng đáng kể 5,7% so với cùng kỳ năm
ngối do Giải bóng đá thế giới và thời tiết tốt.
Tại Philippines, tiêu thụ bia tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù
tăng trưởng chi tiêu cá nhân giảm nhẹ do lạm phát tạm thời tăng tốc từ các yếu tố
như thiếu gạo do thời tiết, nhưng tiêu dùng nói chung tăng trong năm với sự hỗ
trợ từ mơi trường bên ngồi nói chung thuận lợi như tình hình thu nhập tốt hơn
do duy trì tăng trưởng kinh tế.

16


1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia ở Việt Nam.

Hình 1.2 : Tổng quan ngành Bia Việt Nam [3]
Với một ngành bia non trẻ, dân số có tỷ trọng người trong độ tuổi lao động
cao và thu nhập bình quân đầu người đang trong đà tăng đều đặn, Việt Nam được
đánh giá là một thị trường tiêu thụ bia đầy tiềm năng.
17


Tăng trưởng của ngành bia Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì ở con số

CAGR 6% trong giai đoạn 2015 – 2020, cao hơn mức CAGR của Châu Á là
3,09%, nhưng đã có dấu hiệu giảm nhiệt so với giai đoạn tăng trưởng hai chữ số
2000 – 2014.
Sản lượng sản xuất bia tại Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2015 liên tục
tăng trưởng với chỉ số CAGR ở mức 2 chữ số. Đến năm 2017, Việt Nam là thị
trường sản xuất bia lớn thứ ba châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản với sản
lượng đạt 4,375 tỷ lít.
Trong nhóm đồ uống có cồn, bia là sản phẩm được người Việt lựa chọn
nhiều nhất, chiếm hơn 97% tổng sản lượng đồ uống có cồn được tiêu thụ trong
năm 2015. Tới năm 2018, Việt Nam đứng thứ 9 trong tổng số các quốc gia tiêu
thụ bia nhiều nhất trên thế giới. Sản lượng bia được tiêu thụ dự tính vẫn tiếp tục
được tăng đều qua các năm.
Tính tới Q2/2017, số lượng nhà máy sản xuất bia và sản xuất đồ uống có
cơng tại Việt Nam lên tới con số 129 nhà máy nằm trên 43 tỉnh, thành phố.
Nếu xét trong giai đoạn 10 năm, từ năm 2006 – 2016, Việt Nam cũng là
nước có sản lượng bia sản xuất tăng cao nhất Thế giới, đạt 238.8% (trung bình
Thế giới chỉ tăng 17.3%), sản lượng tăng từ 1.38 tỷ lít bia (2005) lên 4.67 tỷ lít
(2015), từ vị trí 24 lên vị trí thứ 8 tồn cầu.
Tính đến năm 2016, tổng sản lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam là 3,79 tỷ lít,
trở thành quốc gia tiêu thụ bia lớn thứ 3 châu Á, chỉ sau Hàn Quốc và Nhật Bản.
Năm 2016, trung bình mỗi người tại Việt Nam tiêu thụ 42 lít bia/năm. Dự đốn
tốc độ tiêu thụ bia trong vòng 5 năm tới tại Việt Nam đạt con số 4-5%/năm.
Như vậy, có thể nói ngành bia Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tăng
trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại do đã đạt
đến quy mô lớn (thị trường tiêu thụ bia lớn thứ 8 thế giới trong năm 2016 với 3,8
tỷ lít).

18



Hình 1.3 Cơ cấu sản lượng bia Việt Nam theo công ty [3]
Cũng như các thị trường bia khác, thị trường bia tại Việt Nam có mức độ
tập trung tương đối cao, với 5 hãng bia sở hữu 92% thị phần tồn ngành. Trong
đó, Sabeco và Habeco chiếm hơn 60% thị phần, lần lượt là 46% và 16% tổng sản
lượng bia tiêu thụ toàn ngành trong năm 2016.
Như vậy, xét đến năm 2016, các công ty bia nội địa là vẫn giữ vị thế dẫn đầu thị
trường Việt Nam. Điều này là nhờ vào thói quen tiêu dùng cũng như mức thu
nhập chung của người Việt Nam phù hợp với phân khúc bia trung cấp địa phương và
mức độ hiểu biết của người dân về các dòng bia ngoại vẫn chưa nhiều.
Mức độ nhận biết và tin dùng các sản phẩm bia tại Việt Nam
Về phân khúc sản phẩm, bia trung cấp vẫn là phân khúc được tiêu thụ nhiều
nhất tại Việt Nam. Khác với các loại bia cao cấp chỉ hiện diện ở các thành phố
lớn hoặc các địa điểm sang trọng, các sản phẩm trong phân khúc bia trung cấp có
độ phủ dày đặc hơn, do đó cả người tiêu dùng nông thôn hay thành thị đều dễ
dàng tiếp cận và sử dụng. Hoạt động mạnh và chiếm thị phần nhiều nhất trong
phân khúc này là các doanh nghiệp nội địa như Sabeco, Habeco…
Về phân khúc sản phẩm, chúng tơi chia thị trường làm ba phân khúc chính:
bia cao cấp, bia trung cấp và bia bình dân

19


Hình 1.4 Phân khúc thị trường bia ở Việt Nam năm 2015

Hình 1.5. Mức độ nhận biết và tin dùng các sản phẩm Bia của người Việt Nam
Các sản phẩm bia cao cấp thường được tầng lớp trung lưu, thu nhập từ mức
trung bình trở lên, tiêu thụ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Thống trị phân
khúc này vẫn là các hãng bia ngoại được người tiêu dùng nhận diện là các
thương hiệu đại diện cho chất lượng và địa vị xã hội như Heineken, Sapporo,
Carlsberg, Budwiser với mức độ nhận biết và tin dùng lần lượt là 71,7%; 62,1%;

87% và 81,6% . Ngồi ra, góp mặt ở phân khúc bia cao cấp cịn có 1 hãng bia nội
Saigon Special, 1 sảm phẩm của Sabeco với mức độ nhận biết và tin dùng là
54,9%.
Mặt khác, hai doanh nghiệp bia nội lớn nhất trong nước là Sabeco các sản
phẩm bia 333, Saigon lager (mức độ nhận biết và tin dùng lần chiếm 95% và
20


74,2%) và Habeco với sản phẩm bia Hà Nội (mức độ nhận biết và tin dùng chiếm
52%) lại tập trung vào phân khúc bia tầm trung.
Bên cạnh đó, phân khúc giá bình dân là phân khúc chiếm tỷ trọng tiêu thụ
lớn thứ hai thị trường (gần 31% năm 2016) với sản phẩm phổ biến nhất là bia
huda, sư tử trắng, larue và halida với mức độ nhận biết và tin dùng lần lượt chiếm
60,2%; 24,3%; 33,3% và 55,7% .













Tiêu thụ bia tại Việt Nam dự báo tăng 4% – 5%/năm trong 5 năm tới, theo
các dự báo của Canadean, Heineken Brewery Vietnam, và Sapporo Holdings.
Nguyên nhân là do:

Người Việt Nam có tâm lý ưa chuộng bia. Đây là thức uống được ưa chuộng nhất
đối với các buổi họp mặt gia đình và xã giao, dù là tại nhà hay ở nhà hàng. Văn
hóa là một trong những lý do chính, vì các nước láng giềng như Trung Quốc,
Campuchia, và Lào cũng có mức tiêu thụ bia trên đầu người xấp xỉ Việt Nam.
Mỗi năm Việt Nam có 1 triệu người tròn 18 tuổi, là tuổi được phép uống bia theo
pháp luật Việt Nam. Ngồi ra, dân số Việt Nam có tuổi trung bình chỉ khoảng 30,
so với 37 tại Thái Lan và Trung Quốc. Ngoài việc số lượng người tiêu thụ bia
tăng, tiêu thụ bia tại Việt Nam còn được kích thích nhờ lối sống của giới trẻ Việt
Nam tiếp tục Tây hóa, trong đó gặp gỡ và ăn tiệc tại các nhà hàng, quán bar, và
câu lạc bộ đang trở nên phổ biến.
Đơ thị hóa ngày càng cao. Người dân tại các khu vực thành thị hiện chỉ chiếm
34% tổng dân số Việt Nam, nhưng tỷ lệ này hiện đang tăng đều đặn 60 điểm cơ
bản/năm. Theo Heineken Brewery Vietnam, mức tiêu thụ bia trên đầu người tại
các khu vực đô thị gấp 1,6 lần tại nông thôn.
Thu nhập ngày càng cao. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng
mạnh nhất tại Châu Á với dự báo tăng trưởng GDP sẽ trên 6% trong các năm tới.
Thu nhập tăng khiến người tiêu dùng tăng tỷ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng không
thiết yếu.
Tâm lý người tiêu dùng tích cực. Căn cứ trên chỉ số niềm tin người tiêu dùng của
Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam lạc quan thứ bảy thế giới. Chỉ số của Việt
Nam dù đã cao nhưng vẫn liên tục tăng trong 2 – 3 năm qua.
Trong những tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dại dịch Covid-19 một số
ngành công nghiệp chủ lực sụt giảm mạnh như sản xuất bia giảm 24,1%, dịch
bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các đối tác thương mại lớn của Việt
Nam là Mỹ, châu Âu (EU), Nhật Bản. Tuy nhiên, điểm sáng được ghi nhận là dù
các nhóm hàng đều sụt giảm xuất khẩu nhưng tính chung 4 tháng đầu năm, cán
cân thương mại tiếp tục xuất siêu 3,04 tỉ USD - cao hơn nhiều so với con số
thặng dư đạt 983 triệu USD của 4 tháng đầu năm 2019. Tình hình dịch bệnh hiện
nay về cơ bản đã được khống chế, dự kiến xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong thời
gian tới và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong

năm 2021 nhờ nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng trở lại.
21


Hình 1.6. Thị trường Bia Việt Nam trong thời điểm Covid
Bia khơng thể thiếu trong những cuộc hẹn hị tiệc tùng của giới trẻ, Bia vẫn
tỏ ra ổn định, phát triển nhanh chóng trở lại sau dịch và chiếm lĩnh thị trường đồ
uống trong nước và nhu cầu ngày càng tăng. Bia là một thị trường màu mỡ mà
các doanh nghiệp lớn đều muốn nhảy vào. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng
một nhà máy bia là hoàn toàn cần thiết và hợp lý.

-

1.2 Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy
Địa điểm xây dựng nhà máy cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
Phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước, quy hoạch chung của thành
phố.
Phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, thành phố.
Gần hoặc thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm
Gần nguồn cung cấp nước, có hệ thống thốt nước hợp lý để khơng ảnh hưởng
đến mơi trường và sức khỏe của người dân xung quanh.
Gần nơi đông dân cư, nguồn nhân lực dồi dào.
Địa hình bằng phẳng, địa chất ổn định, khơng có chấn động.
Đủ diện tích để bố trí các cơng trình xây dựng, đồng thời đảm bảo mở rộng sau
này.
Thuận tiện cho về mặt giao thông vận tải.
Từ những yêu cầu trên, em chọn địa điểm xây dựng nhà máy nằm trong
khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là địa điểm đáp
22



ứng được các yêu cầu trên.
1.2.1. Vị trí địa lý và cơng suất nhà máy

Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường
sắt và đường sơng. Trong đó, hệ thống đường bộ được đánh giá là tương đối
đồng bộ so với các tỉnh khác trong cả nước.
Khu cơng nghiệp Tiên Sơn có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thơng
cực kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông. KCN nằm trong tam giác tăng trưởng
kinh tế Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh, phía Nam giáp xã Hồn Sơn và tuyến
Quốc lộ 1A mới đi Lạng Sơn, phía Bắc giáp Quốc lộ 1A cũ, phía Đơng giáp kênh
thốt nước phục vụ nơng nghiệp xã Nội Duệ, phía Tây giáp xã Đồng Nguyên và
đường tỉnh lộ 295. Từ KCN Tiên Sơn đi theo Quốc lộ 18A về phía Đơng đến
cảng biển Cái Lân, về phía Tây đến Sân bay quốc tế Nội Bài.
- Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội: 22 km
- Cách Sân bay quốc tế Nội Bài: 30 km
- Cách cảng biển nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long): 120 km
- Cách cảng biển Hải Phòng: 120 km
- Cách cửa khẩu Lạng Sơn: 120 km
Khu công nghiệp có hệ thống giao thơng nội bộ chiếm 15% tổng diện tích
khu cơng nghiệp, được xây dựng hồn chỉnh và bố trí hợp lý trong khn viên
của khu cơng nghiệp, bao gồm các đường chính 2 làn xe rộng 37m và các đường
nhánh rộng 28m. Dọc theo các đường có vỉa hè rộng 6m, là nơi bố trí các hành
23


lang kỹ thuật ngầm như điện, cấp thốt nước. Tồn bộ các tuyến đường nội bộ
khu công nghiệp đều được trang bị hệ thống đèn cao áp chiếu sáng bố trí dọc
theo đường.
Khu cơng nghiệp Tiên Sơn nằm trong khu vực có cảnh quan đẹp, vị trí địa

lý, vị trí phong thủy rất tốt.
Với vị trí địa lí thích hợp, việc xây dựng nhà máy bia với năng suất 50
triệu/lít năm là hoàn toàn đáp ứng được các nguyên tắc trên.
1.2.2 Nguồn cung cấp nguyên liệu
Điều kiện tự nhiên của nước ta không thuận lợi cho việc trong việc trồng
trọt cũng như phát triển hai nguyên liệu chính là malt đại mạch và hoa Houblon.
Tuy nhiên ở trong nước có một số cơ sở sản xuất nguyên liệu malt nên ta hồn
tồn có thể sử dụng nguồn ngun liệu này.
Malt: Sử dụng malt của Công ty cổ phần Duong Malt SJC. Nguyên liệu
được nhà máy tuyển chọn kỹ lưỡng từ các nước trồng và xuất khẩu lúa mạch lớn
nhất thế giới như Australia, Canada, Châu Âu... Mặt khác nhà máy này cũng nằm
tại khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh, rất thuận lợi cho quá trình vận chuyển
nguyên liệu. Ngồi ra cơng ty cịn nhập malt của Cơng ty TNHH Thái Tân.
Hoa Houblon: Được nhập từ Công ty TNHH Thái Tân, Vinabeco với sản
phẩm hoa cao và hoa viên. Nguyên liệu thay thế cho malt là gạo có thể mua tại
địa phương hoặc các tỉnh lân cận như: Thái Bình, Hà Nam nằm ngay trên quốc lộ
38A.
Nấm men: Men giống sử dụng là chủng nấm men Saccharomyces
carlbergensis có khả năng lên men ở nhiệt độ thấp và kết lắng tốt, có thể nhập
ngoại hoặc mua của viện CNTP, sau đó ni cấy và nhân giống tại nhà máy.
Nước: Sử dụng nước của khu cơng nghiệp, sau đó qua xử lí để đạt các yêu
cầu kĩ thuật và đưa vào sản xuất.
1.2.3. Vùng tiêu thụ sản phẩm
Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả
nước, mật độ dân số cao, dân số tính đến năm 2019 là hơn 1,35 triệu người. Mặt
khác, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 65% dân số, tập trung tại
các khu công nghiệp trong tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng
trong các năm gần đây. Bên cạnh đó, hàng năm Bắc Ninh tổ chức nhiều lễ hội thu
hút hàng triệu lượt khách tham quan. Do đó đây là một thị trường tiêu thụ đầy
tiềm năng của nhà máy.

Ngoài ra, sản phẩm bia hơi và bia chai của nhà máy sẽ được phân phối cho
các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương,…theo đơn đặt
hàng
1.2.4 Nguồn điện
24


Nguồn điện có thể sử dụng điện của khu cơng nghiệp được cấp từ mạng
lưới điện công nghiệp quốc gia qua hai trạm biến áp 110/22KV với công suất 40
MVA và 63 MVA. Ngoài ra để tránh sự cố mất điện, sẽ sử dụng hệ thống phát
điện của nhà máy.
1.2.5 Nguồn nước
Nước là nguyên liệu rất quan trọng trong sản xuất bia, để tạo ra 1hl bia thì
cần tới 6 – 7hl nước. Trong nhà máy nước được dùng cho nhiêu mục đích khác
nhau như: xử lí nguyên liệu, nấu nguyên liệu, thanh trùng, vệ sinh... do đó lượng
nước dùng trong nhà máy là rất lớn, riêng lượng nước nấu bia khơng lớn nhưng
nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bia. Vì vậy nước dùng để nấu bia khơng
những phải đáp ứng được đầy đủ các chỉ tiêu nước uống mà còn phải đáp ứng
được những yêu cầu riêng trong sản xuất bia.
Trong KCN có thể sử dụng nước của hệ thống cấp thốt nước thành phố với
cơng suất 6500m3/ngày đêm (đường kính của ống cấp nước từ D100mm –
D300mm).
1.2.6 Xử lý nước thải, rác thải
Xử lí nước thải là một trong những vấn đề quan trọng trong tất cả các nhà
máy vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, liên quan đến các chỉ tiêu để nhà
máy đạt mục tiêu cấp các chứng chỉ ISO.
Nhà máy có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. Nước thải của
nhà máy sẽ được đưa về khu xử lí nước thải chung của khu cơng nghiệp (Cơng
suất giai đoạn I là 4000m3/ngày) bằng phương pháp vi sinh để lắng đọng bùn và
loại bỏ tạp chất có hại. Đường kính cống thốt nước thải D350mm – D750mm.

Chất thải rắn từ nhà máy sẽ được phân loại, thu gom và chuyển về bãi thải
của tỉnh Bắc Ninh để xử lý.
1.2.7 Nguồn nhiên liệu
- Nhiệt:
Nhiệt được dùng trong nhà máy chủ yếu là để cung cấp cho nồi hơi phục vụ
quá trình nấu bia, thanh trùng,… Nhà máy sử dụng nhiên liệu là than.
- Lạnh:
Nhà máy sẽ sử hệ thống lạnh phục vụ cho quá trình làm lạnh dịch đường,
lên men… tác nhân lạnh là NH3 hay Freon, chất tải lạnh sử dụng trong nhà máy
là glycol hay nước muối.
1.2.8 Nguồn nhân lực
Với vị trí lân cận thủ đơ Hà Nội nhà máy dễ dàng thu hút được nguồn nhân
lực dồi dào. Cán bộ điều hành tại nhà máy được lựa chọn từ các trường đại học
hàng đầu trên cả nước như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam…
Nguồn lao động của tỉnh Bắc Ninh tương đối trẻ, lượng lao động đã qua đào
25


×