Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI kì học PHẦN THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI CHƯƠNG II HIẾN PHÁP CUBA 2019 và sự mở ĐƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN nền KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.51 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
HỌC PHẦN: THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
Mã học phần: ITS1101 (3 tín chỉ)

CHƯƠNG II HIẾN PHÁP CUBA 2019 VÀ SỰ MỞ ĐƯỜNG CHO PHÁT
TRIỂN NỀN KINH TẾ

HÀ NỘI, 2021

0

0


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.

Lý do lựa chọn đề tài.................................................................................1

2.

Tổng quan nghiên cứu về đề tài.................................................................2

3.

Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................2



4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................3

5.

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3

6.

Bố cục........................................................................................................4

NỘI DUNG...........................................................................................................5
Chương 1. Nội dung về chính sách kinh tế trong Hiến pháp Cuba 2019...........5
Chương 2. Ảnh hưởng của sở hữu tư nhân trong nội dung chính sách kinh tế
Hiến pháp Cuba 2019 đến quá trình phát triển kinh tế của Cuba hiện nay.................7
Chương 3. Liên hệ với Việt Nam....................................................................10
KẾT LUẬN.........................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................15

0

0


MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài


Hiến pháp là luật tổ chức cơ bản của một quốc gia hay một nhà nước thiết lập
các thể chế và bộ máy của chính quyền, xác định phạm vi quyền lực của chính quyền,
bảo đảm các quyền và tự do của công dân. Nội dung của Hiến pháp quy định về chế độ
chính trị, các chính sách kinh tế, văn hóa…; các quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiến pháp không chỉ
đơn thuần thiết lập cơ cấu quản lý của quốc gia mà cịn đóng một vai trị quan trọng
trong lĩnh vực quốc tế.
Cuba là một quốc gia với nền kinh tế mang đặc trưng của một nền kinh tế kế
hoạch tập trung đang phát triển, gần như hồn tồn khép kín và thành phần kinh tế nhà
nước chiếm tuyệt đại đa số. Đối mặt với những thách thức khó khăn về tài chính, chính
phủ Cuba đang nỗ lực trong việc cải cách kinh tế Cuba. Ngày 10 tháng 4 năm 2019,
Quốc hội Cuba đã thông qua bản Hiến pháp mới. Ðây là bản Hiến pháp thứ hai của
Cuba kể từ khi Cách mạng thành công năm 1959, tiếp sau Hiến pháp 1976 hiện hành,
mới được bổ sung sửa đổi hai lần vào các năm 1992 và 2002. Bên cạnh việc tái khẳng
định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng việc duy trì nền tảng cơ bản của mơ
hình kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp 2019 đã đưa ra nhiều thay đổi quan
trọng, trong đó có những điểm mới tác động tới phát triển nền kinh tế của Cuba như:
Công nhận những thành phần kinh tế mới và đề ra cơ chế tự chủ cho các doanh nghiệp
nhà nước, công nhận các quyền sở hữu tài sản và tự do kinh doanh của các nhà đầu tư,
trong đó có cả các nhà đầu tư nước ngồi,... Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel nhận
định, văn bản luật tối cao mới này là "một Hiến pháp hiện đại, định hình một Nhà
nước Xã hội chủ nghĩa pháp quyền, cho phép khơi thông các tiến trình cần thiết và tiến
bước dứt khốt hơn trong q trình xây dựng mơ hình kinh tế - xã hội".
Những sửa đổi trong Hiến pháp 2019 là một trong những nội dung quan trọng
để hướng tới cải cách và phát triển nền kinh tế Cuba. Từ những lý do trên, nhóm
nghiên cứu lựa chọn đề tài “Chương II Hiến pháp Cuba 2019 và sự mở đường cho phát
triển nền kinh tế” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối kỳ mơn Thể chế chính
trị thế giới. Đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học sâu sắc. Trong


1

0

0


nghiên cứu này, nhóm sử dụng bản dịch tiếng Anh Hiến Pháp Cuba năm 2019 của
constituteproject.org1.
2.

Tổng quan nghiên cứu về đề tài

Khi Hiến pháp 2019 của Cuba ra đời, sự đổi mới trong các điều khoản và quy
định của Hiến pháp được nhiều người và nhiều quốc gia chú ý đến. Song việc tiến
hành một nghiên cứu hoàn chỉnh về nội dung của Hiến pháp 2019 của Cuba thì chưa
thực sự có nhiều, phần lớn là các bài phân tích của các học giả ở nhiều quốc gia khác
nhau đăng trên báo, tạp chí.
Phó giáo sư Luật châu Á Ngoc Son Bui đã đưa ra một nghiên cứu điển hình về
Hiến pháp năm 2019 của Cuba với tựa đề “YOU, THE PEOPLE: CUBA’S
INTERNATIONAL CONSTITUTION” và lập luận rằng Hiến pháp này có thể được
khái niệm hóa như một hiến pháp quốc tế. Đây là một nghiên cứu về Hiến pháp với
cách tiếp cận về luật.
Bài viết “On the New Constitution of Cuba” của Wu Hongying đã nhận định về
Hiến pháp 2019 của Cuba như sau “về cơ bản đây là một hiến pháp hồn tồn mới.
Hiến pháp mới khơng chỉ phản ánh những thay đổi lớn trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, xã hội và ngoại giao của Cuba trong 40 năm qua mà còn đánh dấu tư duy và kế
hoạch của Chính phủ Cộng sản Cuba về sự phát triển bền vững của chủ nghĩa xã hội
Cuba trong thế kỷ XXI để đảm bảo rằng điều đó là khơng thể đảo ngược và sẽ khơng
thay đổi hồn tồn…sẽ dẫn đến tác động lớn và sâu rộng đến sự phát triển trong tương

lai của Cuba trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và ngoại giao.”2
Như vậy, nhìn chung, các vấn đề liên quan đến Hiến pháp của Cuba chưa nhận
được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Vì vậy, bài viết này của nhóm đóng
góp vào cơ sở dữ liệu nghiên cứu về Hiến pháp của quốc gia Mỹ Latinh này.
3.

Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của bài tiểu luận nhằm phân tích và đánh giá nội dung kinh tế được
quy định tại chương II của Hiến pháp Cuba 2019 và những ảnh hưởng của nội dung
chương II Hiến pháp Cuba 2019 đến quá trình phát triển kinh tế của Cuba hiện nay, từ
đó so sánh và liên hệ với Việt Nam.
2

1 Cuba Constitution, < />[21/12/2021].
Wu Hongying (2019), “On the New Constitution of Cuba”, Contemporary International Relations,

[21/12/2021].

2

0

0


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài tiểu luận tập trung trả lời ba câu hỏi sau:
-

Cơ sở cho sự ra đời của chương II Hiến pháp Cuba 2019 là gì?


-

Chương II của Hiến pháp Cuba 2019 bao gồm những nội dung nổi bật

-

Nhận xét, đánh giá về nội dung chương II Hiến pháp Cuba 2019 và ảnh

nào?
hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của Cuba hiện nay; so sánh với tình hình thực tế
của Hiến pháp Việt Nam?
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài bài tiểu luận là chương II Hiến

pháp Cuba 2019.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

-


Phạm vi nội dung: nghiên cứu nội dung kinh tế trong Hiến pháp được

quy định tại chương II Hiến pháp Cuba 2019.
-

Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2019 – thời điểm

Hiến pháp 2019 được Quốc hội Cuba thông qua cho đến thời điểm hiện tại.
-

Phạm vi không gian: đề tài lấy Cuba làm trọng tâm nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết tiếp cận từ góc độ thể chế chính trị. Như đã trình bày ở trong phần tổng
quan nghiên cứu đề tài, chưa có nhiều nghiên cứu toàn diện về hiến pháp của Cuba và
vẫn chủ yếu từ góc độ luật pháp. Đây chính là một điểm mới quan trọng của nghiên
cứu này.
Nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính trong khoa học
xã hội – nhân văn:
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: đây là một nghiên cứu sâu về văn bản, cụ thể
là Hiến pháp Cuba nên phương pháp phân tích diễn ngơn đóng một vai trị quan trọng.
- Phương pháp sử học: nghiên cứu cơ sở ra đời của chương II Hiến pháp Cuba và
quá trình phát triển của nội dung qua các bản Hiến pháp.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Bằng việc phân tích các số liệu, bài viết và các
báo cáo trong và ngoài nước, phương pháp giúp người viết tìm hiểu, phân tích và đánh

3

0


0


giá nội dung chương II của Hiến pháp Cuba và ảnh hưởng của nó đến q trình phát
triển kinh tế của Cuba.
- Phương pháp so sánh: thông qua phương pháp này, người viết tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt giữa nội dung về chính sách kinh tế của Hiến pháp Cuba
và Hiến pháp Việt Nam.
6.

Bố cục

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục từ viết tắt và danh mục tài liệu
tham khảo, bài nghiên cứu gồm có 03 chương như sau:
Chương 1. Nội dung về chính sách kinh tế trong Hiến pháp Cuba 2019
Ở chương 1, bài nghiên cứu sẽ trình bày về nội dung kinh tế được quy định tại
chương II Hiến pháp Cuba 2019, bao gồm cơ sở hình thành, quá trình phát triển và nội
dung nổi bật.
Chương 2. Ảnh hưởng của sở hữu tư nhân trong nội dung chính sách kinh
tế Hiến pháp Cuba 2019 đến quá trình phát triển kinh tế của Cuba hiện nay
Ở chương 2, bài nghiên cứu này sẽ tập trung trình bày về ảnh hưởng của quy
định sở hữu tư nhân tại chương II Hiến pháp Cuba 2019 tới tình hình nền kinh tế Cuba
hiện nay, bao gồm: thách thức, phương pháp và số liệu thực tế.
Chương 3. Liên hệ trường hợp của Việt Nam
Tại chương 3, bài nghiên cứu sẽ trình bày những liên hệ với Việt Nam trong
khía cạnh phát triển kinh tế dự trên những nền tảng quy định sở hữu tư nhân trong
Hiến pháp theo ví dụ của Cuba.

4


0

0


NỘI DUNG
Chương 1. Nội dung về chính sách kinh tế trong Hiến pháp Cuba 2019
1.1. Tổng quan về Cuba và Hiến pháp Cuba 2019
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1959, lực lượng cách mạng do Fidel Castro lãnh đạo đã
lật đổ chính phủ của nhà độc tài Fulgencio Batista. Hai năm sau đó, ơng chính thức
tun bố Cuba sẽ đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa dưới ánh sáng soi đường của
chủ nghĩa Mác-Lênin. Cũng vì lẽ đó mà Cuba đã bị Mỹ cấm vận về kinh tế và càng trở
nên tồi tệ hơn khi Liên bang Xô Viết tuyên bố sụp đổ vào năm 1990, khiến Cuba mất
đi sự viện trợ quan trọng từ siêu cường này. Thời kỳ đen tối này được người dân Cuba
gọi là “período especial” - thời kỳ thiếu hụt diện rộng và kinh tế bất ổn. Do đó, cuộc
sống của họ gặp nhiều thách thức, việc tiếp cận với thực phẩm, phương tiện giao
thông, năng lượng điện và các nhu cầu thiết yếu khác cũng bị hạn chế. Mặc dù vậy,
nhiều người Cuba vẫn thể hiện niềm tự hào mãnh liệt về lịch sử cách mạng và đất
nước của họ là quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa duy nhất ở Mỹ Latinh.
Vào đầu thế kỷ 21, Cuba đã nới lỏng một số chính sách kinh tế và xã hội nhằm có
những động thái được cho là muốn nối lại mối quan hệ nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục
lệnh cấm vận kinh tế kéo dài đối với chế độ Castro. Mãi cho đến tháng 7 năm 2015,
tổng thống Mỹ Barack Obama mới chính thức tun bố bình thường hóa quan hệ ngoại
giao sau hơn 50 năm gián đoạn.
Vào kỷ niệm 60 năm Cách mạng Cuba, ngày 10/4/2019, Hiến pháp mới của nước
này đã được ban hành, đây là hành động quan trọng đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng
thống của ông Raul Castro. Cụ thể, Quốc hội Cuba đã thông qua bản Hiến pháp mới,
vốn đã được hơn 6,8 triệu cử tri nước này thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân được
tổ chức ngày 24/2/2019 với một số quy định mới về chức danh lãnh đạo cũng như các

quy định về nhiệm kỳ và giới hạn độ tuổi được bổ nhiệm. Ngày 13/7/2019, với tỷ lệ
đồng thuận tuyệt đối, Quốc hội Cuba đã chính thức thơng qua Luật Bầu cử mới. Theo
đó, Quốc hội sẽ vẫn là cơ quan chủ chốt quyết định các chức danh lãnh đạo chủ chốt
của Nhà nước trong số các đại biểu kết hợp với những đề cử của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Cuba. Chức danh Chủ tịch nước và chức danh Thủ tướng Chính
phủ, vốn từng được thay đổi theo Hiến pháp năm 1976 cũng được khôi phục.

5

0

0


1.2. Nội dung về chính sách kinh tế trong Hiến pháp Cuba
Trong bản Hiến pháp mới được ban hành vào năm 2019, các nội dung được coi là
có nhiều điểm mới quan trọng nhất liên quan tới hệ thống kinh tế, trong đó ngồi việc
tái khẳng định vai trị chủ đạo của kinh tế nhà nước, Hiến pháp mới còn cơng nhận vai
trị của thị trường và quyền tư hữu.
Cụ thể, Hiến pháp cũ của nước này chỉ công nhận tài sản nhà nước, hợp tác xã,
nông dân, tài sản cá nhân và liên doanh3, trong khi đó, Hiến pháp mới sẽ “cơng nhận
vai trị của thị trường và các hình thức sở hữu mới, trong đó có sở hữu tư nhân” tức là
công nhận nhiều dạng tài sản khác nhau bao gồm: tài sản do Nhà nước nắm giữ (của
tồn dân) tiếp tục là hình thức tài sản chủ yếu4; tài sản tư nhân khơng cịn giới hạn ở tài
sản "cá nhân", như thường xảy ra trong các hệ thống xã hội chủ nghĩa 5; đất đai và tư
liệu sản xuất (trừ những đất đai mang tính chiến lược hoặc lợi ích quốc gia) có thể
được sở hữu hoặc quản lý bởi các cá nhân tư nhân, hợp tác xã và các tổ chức nước
ngoài mà các khoản đầu tư vào đất nước hiện được Hiến pháp bảo đảm rõ ràng6.
Do đó, doanh nghiệp Nhà nước khơng cịn là chủ thể độc quyền trong nền kinh tế
quốc dân; nó chỉ độc quyền trong việc quản lý các chức năng xã hội và công cộng thiết

yếu. Điều này phản ánh sự chuyển dịch sang thể chế kinh tế hỗn hợp, trong đó cùng
tồn tại các hoạt động kinh tế Nhà nước, liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài và
các doanh nghiệp tư nhân với quy mô lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp siêu nhỏ
trong nước mà Chính phủ Cuba thường chấp nhận trước đây. Sự cơng nhận này sẽ cho
phép hợp thức hóa các xí nghiệp vừa và nhỏ. Ngồi ra, Hiến pháp mới cũng nhìn nhận
tầm quan trọng của đầu tư ngoại quốc đối với sự phát triển của đất nước 7. Thực tế hiện
nay, Cuba đã có cơ chế cho đầu tư nước ngồi với mục đích bổ sung và kích thích cho
đầu tư của nhà nước thơng qua các cơng ty liên doanh.
Có thể khẳng định rằng, Hiến mới pháp của Cuba được ban hành vào năm 2019
đã có nhiều đổi mới về lĩnh vực kinh tế, điều này là cần thiết để Cuba có những bước
đà vững chắc cho sự phát triển sau này.

3 Điều 87, Hiến pháp Cuba 1940.
4 Điều 22, Hiến pháp Cuba 2019.
5 Điều 22, Hiến pháp Cuba 2019.
6 Điều 23, Hiến pháp Cuba 2019.
7 Điều 28, Hiến pháp Cuba 2019.

6

0

0


Chương 2. Ảnh hưởng của sở hữu tư nhân trong nội dung chính sách kinh
tế Hiến pháp Cuba 2019 đến quá trình phát triển kinh tế của Cuba hiện nay
Chương II Hiến pháp Cuba 2019 đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng có
tác động mạnh tới sự phát triển nền kinh tế, trong đó khơng thể khơng nhắc đến bước
tiến mới là thừa nhận quyền sở hữu tư nhân (private property rights).

2.1. Sở hữu tư nhân tại Cuba và các dấu mốc quan trọng
Theo như lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong q trình sản xuất, con người
khơng chỉ tương tác với tự nhiên mà còn tương tác lẫn nhau với nhiều mối quan hệ
phức tạp.. Quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ấy gọi là quan hệ sản
xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm ba nhân tố: quan hệ giữa người với người về sở hữu
tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý và về phân phối sản phẩm. Trong đó, quan hệ về sở
hữu tư liệu sản xuất là nhân tố có tính quyết định, đồng thời ba nhân tố đó tác động lẫn
nhau.
Khi thể chế hóa quan hệ sở hữu thành các quy phạm pháp luật được gọi là chế độ
sở hữu, trong đó phân biệt rõ các quyền cơ bản là quyền sở hữu pháp lý, quyền chiếm
hữu thực tế và quyền sử dụng. Kèm theo là các quyền phái sinh, như quyền định đoạt,
quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng, quyền thế chấp. Khi chủ sở hữu tư liệu sản xuất
là một cộng đồng thì gọi là sở hữu công cộng (công hữu); khi chủ sở hữu tư liệu sản
xuất là một người hay một vài người thì gọi là sở hữu tư nhân (tư hữu); khi chủ sở hữu
đan xen, gồm cả cơng hữu và tư hữu thì gọi là sở hữu hỗn hợp. Còn sở hữu tư liệu tiêu
dùng là sở hữu cá nhân. Thông thường ở mỗi nước cùng tồn tại cả ba loại hình: cơng
hữu, tư hữu và sở hữu hỗn hợp, nhưng nếu sở hữu tư nhân chiếm địa vị thống trị thì
gọi là chế độ tư hữu, nếu sở hữu công cộng giữa địa vị thống trị thì gọi là chế độ cơng
hữu8.
Như vậy, sở hữu tư nhân, theo quan điểm của nghĩa Mác-Lênin có thể được hiểu
là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.
Cộng hịa Cuba với tư cách là một nước xã hội chủ nghĩa từ 1 tháng 1 năm 1959
đã xây dựng nền kinh tế quốc gia theo sát những quan điểm khoa học cốt lõi của chủ

8 “Những quan điểm khoa học cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin về sở hữu và việc vận dụng vào quá trình
xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (2011), Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, <
[21/12/2021]

7


0

0


nghĩa Mác-Lênin về sở hữu và thay đổi, cải cách theo sát với nhu cầu khách quan và
tất yếu của thời đại.
Hiến pháp 1940 của Cuba có quy định cơng dân có quyền sở hữu tư nhân 9. Sau
Cách mạng và tuyên ngôn độc lập 1959, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Fidel
Castro, Cuba đã có hàng loạt đạo luật và quy định liên quan đến sở hữu tư nhân nhằm
đáp ứng với nhu cầu và thách thức của thời đại 10. Hiến pháp năm 1976 đánh dấu dấu
mốc quan trọng khi xác lập mọi tài sản là tài sản của nhà nước xã hội chủ nghĩa và
thuộc quyền sở hữu toàn dân của Cuba11.
Dưới sự lãnh đảo của Chủ tịch nước Raul Castro trong tiến trình cải cách nền
kinh tế và mở cửa, sau nhiều thập kỷ Cuba một lần nữa lại có những động thái cho
phép quyền sở hữu tư nhân12. Vào năm 2011, Quốc hội đã thông qua Nghị định luật
288 cho phép công dân Cuba có quyền sở hữu hợp pháp với đất đai 13. Sở hữu đất là cơ
sở để Cuba có được một thị trường kinh tế tự do 14, thúc đẩy đầu tư tư nhân và đầu tư
nước ngoài phát triển nền kinh tế15.
Hiến pháp Cuba 2019 đã phân biệt rất rõ các hình thức sở hữu tài sản dựa trên
nền tảng xã hội chủ nghĩa và sở hữu chung. Theo đó, trong vai trị bổ sung và hỗ trợ
cho sự phát triển của kinh tế xã hội chủ nghĩa, sở hữu tư nhân được định nghĩa quyền
sở hữu một số phương tiện sản xuất nhất định phù hợp với yêu cầu được đề ra16.
Có thể khẳng định, quy định các quyền sở hữu trong Hiến pháp không chỉ thể
hiện mong muốn tuân thủ các nguyên tắc của xã hội chủ nghĩa mà còn tạo ra những
con đường mới thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.

9 Điều 87, Hiến pháp Cuba 1940.
10 Lina Forero-Nino, “The Cuban Government Approves Guidelines to Reform Cuba's Economic Model
and. Develops an Implementation Strategy”, Law and Business Review of the Americas, vol.17, no.4, pp. 761764.

11 Điều 15, Chương I, Hiến pháp Cuba 1976.
12 “Cuba Passes Law Allowing Private Home Sales”(2011), BBC, [21/12/2021]
13 Damien Cave (2011), “Cuba to Allow Buying and Selling of Property, With Few Restrictions”, New
York Times, [21/12/2021].
14 Jill Hamberg, “Cuba Opens to Private Housing but Preserves Housing Rights”, New Political Space,
vol.19, no.1, pp.189.
15 Mimi Whitefield (2019), “Foreign Investment in Cuba Might be at Risk if U.S. Allows Lawsuits over
Confiscated Property”, MIAMI HERALD,
< [21/12/2021]
16 Điều 22, Chương II, Hiến pháp Cuba 2019

8

0

0


2.2. Ảnh hưởng của sở hữu tư nhân đối với phát triển kinh tế của Cuba sau
Hiến pháp 2019
Sự thay đổi của Hiến pháp đã đặt nền tảng cho các thay đổi khác trong cải cách
nền kinh tế, đặt biệt là tạo sự thuận lợi trong việc ban hành các quy định pháp luật mới
bảo về quyền lợi của đơn vị sản xuất và người tiêu dùng.
Tháng 2 năm 2021, chính phủ đã quyết định mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy sự phát
triển đối với kinh tế tư nhân trên tất cả các lĩnh vực, ngoại trừ y tế, truyền thông và
giáo dục. Khoảng 2.000 việc làm đã đến với những người lao động tự do. Theo đó,
ứớc tính có khoảng 600.000 người Cuba đang làm việc trong khu vực tư nhân, chiếm
khoảng 13% lực lượng lao động17. Đến tháng 8 năm 2021, trên cơ sở Hiến pháp công
nhận những thành phần kinh tế mới và các quyền sở hữu tài sản và tự do kinh doanh
của các nhà đầu tư, trong đó có cả các nhà đầu tư nước ngồi,.. Quốc hội Cuba đã

thơng qua luật mới cho phép thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cấu trúc
pháp lý rõ ràng đã giúp những người dân Cuba có thể gặp thuận lợi hơn trong phát
triển hoạt động kinh doanh của họ. Với những quy định mới, giờ đây, tại Cuba, các
doanh nghiệp có tối đa 100 nhân viên sẽ được phép hoạt động và công ty cũng có khả
năng giao dịch ngoại tế. Đây là một trong những bước ngoặt mang lại cho khu vực
kinh tế tư nhân nhiều tự do để phát triển hơn.
Bên cạnh đó, chỉ số tự do kinh tế của Cuba là 28.1, đứng thứ 176 trên toàn thế
giới năm 2021. So sánh với những năm trước, sau những thay đổi bắt đầu từ nền tảng
là Hiến pháp, chỉ số tổng hợp đã tăng 1.2 điểm18. Ngày 21 tháng 12 năm 2021, Bộ
trưởng Kinh tế Cuba Alejandro Gil cho biết giá tiêu dùng của nước này đã tăng hơn
70% trong năm 2021. GDP của Cuba năm 2021 chỉ tăng 2%, thấp hơn mục tiêu 6%
đặt ra trước đó 19.
Sự nỗ lực thay đổi của Cuba hiện nay được so sánh có điểm tương đồng với con
đường cải cách đối với Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình. Những thay đổi sẽ được thực

17 Havana (2021), “Cuba legalizes small and medium enterprises in boost for private sector”, France24,
< [22/12/2021]
18 2021 Index of Economic Freedom, < [22/12/2021]
19 Minh Hằng (2021), “Lạm phát tại Cuba tăng hơn 70% do COVID-19 và cấm vận của Mỹ”, Vietnam+,
[ />[22/12/2021]

9

0

0


hiện một cách chắn chắn và theo thời gian, kết quả có được là sự phát triển thịnh
vượng của một quốc gia20.

Tuy nhiên, con đường phát triển kinh tế phía trước của Cuba chắn chắn sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Theo số liệu từ Trading Economic, năm 2020, do sự ảnh hưởng của
đại dịch COVID-19, tăng trưởng GDP của Cuba đã tụt xuống ngưỡng -6.0% và GDP
của Cuba đã giảm mạnh 10,9%, mức tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm
199321. Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Kinh tế Alejandro Gil nhận định Cuba sẽ
khép lại năm 2021 với mức lạm phát cao hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn
do việc giá hàng hóa tăng hơn 44% hồi đầu năm bởi các yếu tố như đại dịch và các
biện pháp bao vây cấm vận từ Mỹ.
Bất chấp con số xấu do tình hình dịch bệnh, nền kinh tế của Cuba vẫn đón chờ
những số liệu tốt. Những nới lỏng trong trừng phạt kinh tế đến từ Hoa Kỳ và sự tự chủ
trong sản xuất vaccine và kiểm soát dịch bệnh chắn chắn đã tạo cơ hội cho kinh tế
Cuba phát triển trong thời gian tới22. Theo Bộ trưởng Kinh tế Cuba, tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của quốc gia Caribe này dự kiến sẽ tăng trưởng 4% vào năm 2022 nhờ
sự phục hồi từng bước của nền kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch, trụ cột đóng góp
nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai cho đất nước sau xuất khẩu dịch vụ, vốn bị ảnh hưởng
nghiêm trọng do các tác động toàn cầu của đại dịch COVID-19.
Chương 3. Liên hệ trường hợp của Việt Nam
Cả Cuba và Việt Nam đều theo đuổi quá trình chuyển đổi từ hệ thống kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang hệ thống kinh tế phù hợp hơn với các quy luật thị trường. Ở
Việt Nam, quá trình chuyển đổi này được gọi là thời kỳ Đổi Mới (Renovation) bắt
đầu từ năm 1986. Ở Cuba, quá trình này được gọi chung chung hơn: " liberalization tự do hóa".
Cuba và Việt Nam chia sẻ nhiều điểm chung về thể chế chính trị. Cả hai quốc
gia đều theo đuổi hệ thống một đảng do đảng cộng sản lãnh đạo. Vì vậy, hiến pháp
của hai quốc gia có những đặc điểm chung, phù hợp với mơ hình kinh tế-chính trị.
20 Benjamin Powell (2021), “Support Cuba's emerging market economy by ending the embargo”, The
Hill, < [22/12/2021]
21 Trading Economic, < [22/12/2021]
22 “Du lịch Cuba từng bước hồi sinh nhờ kiểm sốt tốt dịch Covid-19” (2021), Cổng Thơng tin điện tử
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, < [22/12/2021]


10

0

0


Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam dành chương III để đưa ra các quy định về kinh
tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, cơng nghệ và mơi trường. Khoản 1 điều 51
xác định “nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo”. Việc khẳng định vai trò của nền kinh tế nhà nước trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quan điểm xuyên suốt, quan
trọng trong các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay. Ví dụ, ở trong bản
Hiến pháp năm 1992, chế độ kinh tế được quy định từ điều 15 đến điều 29 ở trong
chương II. Điều 15 Hiến pháp năm 1992 khẳng định “nhà nước phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Quyền sở hữu tư nhân đã được quy định ngay từ bản hiến pháp đầu tiên năm
1946. Điều thứ 12 Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam quy định “quyền tư hữu tài
sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” 23. Tuy vậy, những yếu tố của nền kinh
tế thị trường vẫn chưa xuất hiện trong bản Hiến pháp 1946 và ở cả bản tiếp theo là
Hiến pháp năm 1959. Chương 2 Hiến pháp 1959 đưa ra các quy định về chế độ
kinh tế và xã hội. Ví dụ, điều 10 khẳng định rằng “nhà nước lãnh đạo hoạt động
kinh tế theo một kế hoạch thống nhất” 24. Có hai ngun nhân giải thích cho sự
thiếu vắng các chủ thể kinh tế khác trong hai bản hiến pháp đầu tiên này. Thứ
nhất, cũng giống như Cuba, Việt Nam là một quốc gia theo mơ hình xã hội chủ
nghĩa. Thứ hai, đây là giai đoạn đất nước đang ở trong thời kỳ chiến tranh nên việc
nhấn mạnh vào nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đóng vai trị vơ cùng quan
trọng.

Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp 2013 hiện hành đều đã nhấn
mạnh vào các đặc điểm của một nền kinh tế nhiều thành phần. Điều 16 Hiến pháp
1992 xác định “phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế: kinh tế quốc
doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà
nước dưới nhiều hình thức”25. Khoản 3 điều 51 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định
23 Hiến pháp 1946: />24 Hiến pháp 1959: />25 Hiến pháp 1992: />itemid=22335

11

0

0


rằng “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá
nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất kinh doanh”26. Như vậy, có thể thấy rằng, song
song với việc tiếp tục nhấn mạnh vai trò của Nhà nước thì Việt Nam đã có những
bước chuyển mạnh mẽ về cả nhận thức lẫn hành động trong việc đề cao tầm quan
trọng của các chủ thể kinh tế khác. Những thay đổi này đã mở đường cho sự phát
triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu cải cách, ngược lại với cải cách ở Liên Xơ và các nước Đơng
Âu, q trình cải cách ở Việt Nam và Cuba đã tập trung chủ yếu vào thay đổi kinh tế,
thay vì sự kết hợp của cải cách kinh tế và chính trị. Những cải cách kinh tế thành công
đã diễn ra trong cả hai quốc gia, và đã tạo tiền đề cho những thay đổi ở các lĩnh vực
khác.
Thứ hai, trong quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam và Cuba có
những chiến lược và cách thức riêng của mình để phù hợp với tình hình của từng quốc
gia. Do đó, các chính sách tư nhân hóa, chẳng hạn, khơng giống như ở Chile hoặc Nga
hoặc hầu hết các nước khác tham gia vào cải cách kinh tế.
Thứ ba, trong khi các cuộc khủng hoảng tài chính thúc đẩy cải cách kinh tế của

hầu hết các nước kém phát triển phát triển đều đặn qua các thời kỳ của cuộc khủng
hoảng dầu mỏ, điều kiện thương mại suy giảm và khủng hoảng nợ trong những năm
1970 đến 1980, thì các cuộc khủng hoảng ở Việt Nam và Cuba lại nhiều hơn đột ngột
và một phần là do sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1992.
Sự phát triển kinh tế là động lực thúc đẩy sự phát triển ở nhiều lĩnh vực khác
của của đời sống xã hội. Người dân ngày càng được tiếp cận các điều kiện sống tốt
hơn. Theo báo cáo “Các chỉ số chính sách cho Cuba và Việt Nam những năm 1998 –
2002” được thực hiện bởi UNDP - Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc cho
thấy, các chỉ số về chất lượng cuộc sống ở Cuba và Việt Nam, chẳng hạn như tuổi thọ,
tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tỷ lệ biết chữ, phần lớn ngang bằng với các nước phát
triển trên thế giới.
Nói chung, các chính sách cải cách kinh tế được thực hiện ở các nước đang phát
triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi có thể được phân loại như sau. Các chính
26 Hiến pháp 2013:
/>categoryId=920&articleId=10052989

12

0

0


sách ổn định bao gồm nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách và tỷ lệ lạm phát, chủ yếu thông
qua việc cắt giảm trợ cấp của chính phủ cho các doanh nghiệp, các hình thức thu hẹp
tài khóa khác (cắt giảm ngân sách và tăng thuế) và các hạn chế tiền tệ. Các chính sách
tự do hóa bao gồm kiểm soát giá cả (đối với sản phẩm, tiền tệ và lãi suất) và bãi bỏ
quy định (đối với sản xuất, thương mại và đầu tư). Các chính sách tư nhân hóa bao
gồm cải cách ruộng đất ở nơng thơn và thành lập các doanh nghiệp tư nhân (thành lập
các doanh nghiệp mới, cả liên doanh và hoàn toàn tư nhân), và bán các doanh nghiệp

thuộc sở hữu của Chính phủ cho khu vực tư nhân. Khái niệm tư nhân hóa đôi khi được
mở rộng để bao gồm khái niệm cơ cấu lại và tinh giản các doanh nghiệp thuộc sở hữu
của Chính phủ để đảm bảo hiệu quả cao hơn. Cả Việt Nam và Cuba đều đã thực hiện
nhiều cải cách này, mặc dù như đã đề cập trước đây, họ thực hiện theo 'cách của họ'
trái ngược với việc sử dụng các chính sách tiêu chuẩn của phần lớn thế giới.
Một điểm khác biệt lớn giữa cải cách kinh tế của Cuba và Việt Nam so với các
quốc gia đang tiến hành cải cách còn lại là cam kết xã hội sớm của Chính phủ Cuba và
Việt Nam trong việc đối phó với các thách thức kinh tế. Đây thường được gọi là
“mạng lưới an toàn” (hoặc thiếu mạng lưới an toàn) trong bối cảnh cải cách kinh tế
sớm ở các nền kinh tế chuyển đổi và kém phát triển khác.
Tất nhiên, mạng lưới an tồn đóng vai trị quan trọng trong nỗ lực duy trì chất
lượng cuộc sống cao trong suốt Thời kỳ Đặc biệt ở Cuba và cải cách kinh tế tiếp tục
diễn ra ngày nay ở cả hai quốc gia. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa đói nghèo ở Việt Nam
và nhu cầu cạnh tranh về nguồn lực hạn chế dường như đang làm tổn hại đến mạng
lưới an toàn của Việt Nam và là mối quan tâm của nhiều người Việt Nam, những người
tiếp tục coi việc cung cấp của nó là một vai trị quan trọng đối với chính phủ.
Cải cách kinh tế ở Việt Nam và Cuba bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ
và cơng nghiệp, cũng như chính sách và chính sách tài khóa và tiền tệ của chính phủ
đối với tiền tệ, tỷ giá hối đoái và các dịch vụ của chính phủ.
KẾT LUẬN
Những cải cách về kinh tế trong hiến pháp năm 2019 là một bước ngoặt để thúc
đẩy nền kinh tế Cuba trong việc gia nhập thị trường thế giới và mở ra nhiều cơ hội hội
nhập cho các lĩnh vực khác. Việc mở rộng sự chấp thuận cho các nguồn lực tư nhân

13

0

0



không chỉ đem đến những chuyển dịch về mặt tăng trưởng kinh tế mà còn là bước đệm
để phát triển những lĩnh vực khác của Cuba.

14

0

0


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. “Du lịch Cuba từng bước hồi sinh nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19” (2021),
Cổng Thơng tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
< [22/12/2021].
2. “Những quan điểm khoa học cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin về sở hữu và việc
vận dụng vào quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (2011),
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, < [21/12/2021].
3. Minh Hằng (2021), “Lạm phát tại Cuba tăng hơn 70% do COVID-19 và cấm
vận của Mỹ”, Vietnam+, < [22/12/2021].
4. Hiến pháp 1946: />5. Hiến pháp 1959: />6. Hiến pháp 1992: />%20lut/view_detail.aspx?itemid=22335
7. Hiến pháp 2013:
/>ThongTinTongHop?categoryId=920&articleId=10052989
8. Hiến pháp Cuba 1940.
9. Hiến pháp Cuba 1976.
10. Hiến pháp Cuba 2019.
11. Hoàng Vũ, “Tái cơ cấu bộ máy nhà nước theo hướng pháp quyền hiện đại”,
Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam, < />[22/12/2021].


15

0

0


B. Tiếng Anh
12. “Cuba Passes Law Allowing Private Home Sales” (2011), BBC,
< [21/12/2021].
13. 2021 Index of Economic Freedom,
< [22/12/2021].
14. Benjamin Powell (2021), “Support Cuba's emerging market economy by ending
the embargo”, The Hill, < />[22/12/2021].
15. Ngoc Son Bui (2019), “YOU, THE PEOPLE: CUBA’S INTERNATIONAL
CONSTITUTION”, [21/12/2021].
16. Damien Cave (2011), “Cuba to Allow Buying and Selling of Property, With
Few Restrictions”, New York Times,
< [21/12/2021].
17. Franklin W. Knight, “Cuba”, Britannica,
< [22/12/2021].
18. Havana (2021), “Cuba legalizes small and medium enterprises in boost for
private sector”, France24, < />[22/12/2021].
19. Jill Hamberg, “Cuba Opens to Private Housing but Preserves Housing Rights”,
New Political Space, vol.19, no.1, pp.189.
20. Lina Forero-Nino, “The Cuban Government Approves Guidelines to Reform
Cuba's Economic Model and Develops an Implementation Strategy”, Law and
Business Review of the Americas, vol.17, no.4, pp. 761- 764.
21. Mimi Whitefield (2019), “Foreign Investment in Cuba Might be at Risk if U.S.
Allows Lawsuits over Confiscated Property”, MIAMI HERALD, [21/12/2021].

22. Trading Economic, < [22/12/2021].

16

0

0


23. Wu Hongying (2019), “On the New Constitution of Cuba”, Contemporary
International Relations, [21/12/2021].

17

0

0



×