Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tập học kì môn pháp luật cộng đồng ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.64 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN

Họ và tên: Lường Thị Ánh Du
Mã SV: K19FCQ028
Lớp: K19F

Hà Nội 06/2022


NỘI DUNG

Câu 1: (4 điểm).

Anh/chị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực
thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu vực
thương mại tự do ASEAN
Trả lời:

1.1Khái quát chung về khu vực thương mại tự do và hiện tượng chệch hướng
thương mại.

Khu vực tự do mậu dịch (Free Trade Area, FTA) được hình thành trên nguyên tắc hàng
hóa, dịch vụ của các quốc gia thành viên phải được hưởng các chế độ tiếp cận thị trường
ưu đãi đặc biệt để qua đó xúc tiến hoạt động thương mại nội khối.

Việc hình thành các hệ thống quy tắc xuất xứ của FTA và sự phân biệt về mức thuế
xuất, nhập khẩu giữa các nước thành viên và không phải thành viên của một hiệp định


hay một khu vực thương mại tự do, dẫn đến một hiện tượng được gọi là “chệch hướng
thương mại”. Chệch hướng thương mại là hiện tượng hàng hóa nhập khẩu từ bên ngồi có
thể xâm nhập vào các quốc gia có thuế quan cao thơng qua quốc gia có thuế quan thấp
trong một khu vực thương mại tự do, do các quốc gia thành viên của khu vực thương mại
xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa trao đổi giữa
các quốc gia này nhưng vẫn giữ nguyên thuế quan đối với bên ngoài.

Bản chất của hiện tượng chệch hướng thương mại là một hiện tượng có tính chất tiêu
cực, bản chất là một hình thức trốn thuế của các nhà sản xuất ngoài khu vực thương mại
tự do né tránh thuế quan để xâm nhập vào thị trường của các nước có thuế quan cao mà
không phải chịu mức thuế đối của các quốc gia đặt với khu vực ngoài khối. Khi hiện


tượng này xảy ra quốc gia trong khối thương mại sẽ bị tổn thương và bị thất thu đối với
hàng hóa mà mình nhập khẩu do các nhà sản suất nước ngoài trốn thuế.


lOMoARcPSD|12114775

Ví dụ: 3 quốc gia Việt Nam, Lào và singapore đều là các nước nhập khẩu đường mía,
trong khi đó Lào đánh thuế với mặt hàng đường mía nhập khẩu từ bên ngồi vào nước
mình là 15%, Singapore đánh thuế với mặt hàng đường mía là 20% và Việt Nam đánh
thuế với mặt hàng đường mía là 30%. Khi 3 nước này thiết lập khu vực thương mại tự do
thì thuế quan đối với mặt hàng đường mía lại giữa 3 nước này được xóa bỏ. Tuy nhiên,
mức thuế quan nay vẫn được đặt ra với các nước khác không nằm trong khu vực thương
mại tự do. Ấn Độ xuất khẩu mía đường sang Việt Nam nhưng lại phải chịu mức thuế cao
là 30% do đó thay vì Ấn Độ xuất khẩu trực tiếp hàng hóa sang Việt Nam thì Ấn Độ xuất
khẩu hàng hóa vào thị trường của Lào rồi từ Lào sẽ xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam để
hưởng mức thuế 0%. Như vậy, đường mía của Ấn Độ đã có mặt trên thị trường Việt Nam
nhưng không phải chịu mức thuế là 30% do Việt Nam đặt ra mà chỉ phải chịu mức thuế

15%.

1.2 Biện pháp hạn chế hiện tượng chệch hướng thương mại trong khu vực thương
mại tự do FTA

Xuất phát từ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chệch hướng thương mại, em xin đưa ra hai
biện pháp chính như sau:

Thứ nhất, về quy định thuế suất ưu đãi. Thuế suất ưu đãi so với những quốc gia ngồi
khối nên được giảm đến mức khơng làm cho hàng nhập khẩu từ những quốc gia này cao
hơn so với từ quốc gia nội khối. Các nước trong khu vực mậu dịch tự do ngoài việc bãi bỏ
toàn bộ thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng hóa mua bán với nhau cần đồng thời thống
nhất quy tắc đánh thuế nhập khẩu chung đối với hàng hóa bên ngoài, từng bước xây dựng
các hiệp ước, từng bước nâng cấp Khu vực mậu dịch tự do trở thành Liên minh thuế quan
(CU), Thị trường chung (CM), và đạt cấp cao nhất Liên minh kinh tế tiền tệ (EMU).
Thứ hai, về quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa. Các quốc gia thành viên cần ban hành
các quy định chung về về xuất xứ hàng hóa, tuy nhiên việc phát hành những quy tắc


nguồn gốc nên linh động và không quá ngặt nghèo để tạo điều kiện kèm theo cho những
bên có nhiều sự lựa chọn nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa của mình. Mỗi


lOMoARcPSD|12114775

nước phải có khả năng phân biệt có hiệu quả giữa hàng hóa có nguồn gốc từ khu vực mậu
dịch tự do và từ nước khác (thông qua việc kiểm tra chi tiết chứng từ chứng minh xuất xứ
của hàng hóa nhập khẩu).
1.3 Liên hệ với ASEAN


Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA là cụm từ viết tắt của ASEAN Free Trade
Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối
ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các
hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hịa hóa thủ tục hải quan giữa
các nước. Có thể nói AFTA là một khu vực thương mại tự do lớn đóng vai trị quan trọng
khơng chỉ về mặt kinh tế mà cịn là chính trị, văn hóa, đối ngoại.

Cũng giống như khu vực thương mại tự do khác trên thế giới, trong khu vực thương
mại tự do của Asean hiện tượng chệch hướng thương mại vẫn xuất hiện, nó có tác động
tiêu cực đến các nước trong khối nên để xác định hàng hóa được hưởng ưu đãi thương
mại trong khu vực nhằm hạn chế hiện tượng “chệch hướng thương mại – trade deflection”
, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong khu vực thương mại tự do Asean được xây dựng thành
một trong các chế định pháp lí chính.

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) là một trong những Hiệp định cơ
bản của AEC, được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010. ATIGA là hiệp
định tồn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội
khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã
được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.

Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận
lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do


(FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+). Hiệp định thương mại hàng hóa Asean năm
2009 đã dành riêng Chương 3 từ Điều 25 đến Điều 39 để quy định về quy tắc xuất xứ.

lOMoARcPSD|12114775

Quy tắc xuất xứ:

Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ khu
vực ASEAN. Một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu:
1) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu
vực ASEAN, hoặc
2) Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong Hiệp
định (Phụ lục 3- Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng). Có 03 loại quy tắc xuất xứ cụ
thể mặt hàng:
+ Hàng hóa phải có hàm lượng nguyên liệu nội khối (RVC) ít nhất là 40%, hoặc
+ Hàng hóa phải trải qua chuyển đổi HS 4 số, hoặc Hàng hóa phải trải qua một quy
trình sản xuất nhất định. Các quy tắc này được áp dụng riêng hoặc kết hợp.Đa số
các sản phẩm có quy tắc xuất xứ kết hợp, cho phép áp dụng đồng thời cả RVC và
Chuyển đổi HS/Quy trình sản xuất.1
Thủ tục chứng nhận xuất xứ:
Để được hưởng ưu đãi thuế quan, theo ATIGA, nhà xuất khẩu phải xin Chứng
nhận xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu


- Ở Việt Nam là 18 Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu thuộc Cục Xuất Nhập khẩu
– Bộ Công Thương và 37 Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất doBộ
Công Thương ủy quyền.
Tuy nhiên, hiện tại các nước ASEAN đang hướng tới việc áp dụng cơ chế Tự
chứng nhận xuất xứ, cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ mà
không cần phải thông qua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

Kết luận:

Chệch hướng thương mại là hiện tượn mang bản chất tiêu cực, Khi hiện tượng
này xảy ra quốc gia trong khối thương mại sẽ bị tổn thương và bị thất thu đối với
hàng hóa mà mình nhập khẩu do các nhà sản suất nước ngồi trốn thuế. Vì vậy,



lOMoARcPSD|12114775

Các nước trong khu vực thương mại tự do luôn áp dụng các biện pháp để làm hạn
chế hiện tượng chệch chệch hướng trong khu vực.

Câu 2. Phân tích vai trị của hoạt động cơng nhận lẫn nhau trong thương mại
dịch vụ của ASEAN
Trong bối cảnh xu hướng hiện nay khi các rào cản đối với mở cửa thị trường đã có sự
thay đổi từ các biện pháp biên giới (như thuế quan và hạn ngạch) cho đến các chính sách
nội địa (cụ thể là quy định nội địa), sự thừa nhận lẫn nhau ngày càng được xem là một
công cụ hiệu quả hỗ trợ cho tự do hóa thương mại khi mà sự hài hòa hoặc tương đồng
pháp luật không đạt được.

Hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN được quy định
tại Điều 5 Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS) 1995 (Điều 17 Hiệp
định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) 2019), theo đó: “Mỗi quốc gia thành viên có
thể cơng nhận trình độ giáo dục hoặc kinh nghiệm nhận được, các yêu cầu đã được thỏa
mãn, hoặc các giấy chứng nhận hoặc giấy phép đã được cấp tại quốc gia thành viên
khác, để sử dụng cho mục đích cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận nhà cung cấp dịch
vụ … trên cơ sở hiệp định hoặc thỏa thuận với quốc gia thành viên có liên quan, hoặc có
thể đơn phương cơng nhận.”.
Hoạt động cơng nhận lẫn nhau có vai trị quan trọng trong thương mại dịch vụ của
ASEAN:

Thứ nhất, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau được ký kết nhằm công nhận chứng chỉ
của các nhà cung cấp dịch vụ nghề nghiệp đến từ các quốc gia thành viên ASEAN. Nó tạo
điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ chun mơn nước ngồi tiếp cận và thực hện hoạt
động cung cấp dịch vụ tại thị trường dịch vụ của một quốc gia khác. Một trong những
nguyên nhân gây khó khăn cho việc dịch chuyển lao động chính là sự khác biệt lớn giữa



các quốc gia liên quan đến hệ thống giáo dục, đào tạo, rèn luyện kỹ năng, thực hành nghề
nghiệp… Do đó, việc quy định các tiêu chuẩn thống nhất trong một liên kết kinh tế khu
vực hướng đến một thị trường chung là cực kỳ cần thiết. Cụ thể, trong khu vực ASEAN,


lOMoARcPSD|12114775

các MRA về dịch vụ kiến trúc, kỹ thuật cũng như du lịch đã có bước tiến rất lớn khi quy
định các điều kiện của một Kiến trúc sư ASEAN (ASEAN Architect), một kỹ sư chuyên
nghiệp ASEAN (ASEAN Chartered Professional Engineer) hay một Bếp trưởng
ASEAN…2
Thứ hai, thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ ở ASEAN cũng tạo
điều kiện cho các quốc gia được tiếp nhận và sử dụng dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp dịch
vụ khác nhau. Hiện nay, các nước thành viên ASEAN đang áp dụng thỏa thuận công nhận
lẫn nhau trong phạm vi của 8 lĩnh vực ngành nghề gồm: Y khoa, nha khoa, điều dưỡng,
kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán, khảo sát và du lịch. Việc áp dụng thỏa thuận công nhận lẫn
nhau trong các ngành này giúp đa dạng hóa ngành dịch vụ trong nước và nâng cao tính
cạnh tranh, thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển

Tóm lại, Hoạt động công nhận lẫn nhau đã từng bước thúc đẩy các quốc gia han chế và
xóa bỏ các rào cản thương mại dịch vụ, từ đó thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch vụ giữa
các quốc gia thành viên ASEAN, tiến tới thành lập khu vực dịch vụ ASEAN. Đây là yếu
tố quan trọng nhằm thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ trong khuôn khổ ASEAN.

Câu 3. Công ty A 100% vốn Hoa Kỳ, được thành lập tại Indonesia theo pháp luật về
đầu tư nước ngoài của nước này. Sau đó, cơng ty A đầu tư theo hình thức góp vốn
thành lập cơng ty cổ phần tại Việt Nam. Hỏi, cơng ty A có được coi là nhà đầu tư
ASEAN và được bảo hộ đầu tư tại Việt Nam hay không? Tại sao

Trả lời:

Công ty A được coi là nhà đầu tư ASEAN và được bảo hộ đầu tư tại việt nam.

Lí do:


Dựa theo khái niệm nhà đầu tư ASEAN được quy định tại Điều 4 ACIA 2009 thì:
“Nhà đầu tư ASEAN” được hiểu là công dân của quốc gia thành viên hoặc là một


lOMoARcPSD|12114775

pháp nhân của quốc gia thành viên đang, hoặc đã tiến hành đầu tư trong lãnh thổ nước
thành viên khác, do đó khái niệm nhà đầu tư ASEAN được xác định theo dấu hiệu quốc
tịch. Đối với pháp nhân, một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nếu mang quốc tịch của
một nước thành viên ASEAN, khi đầu tư sang quốc gia thành viên khác sẽ đương nhiên là
nhà đầu tư ASEAN. Trong trường hợp công ty A 100% vốn Hoa Kỳ, được thành lập tại
Indonesia theo pháp luật về đầu tư nước ngồi của nước này, vì vậy, khi cơng ty A đầu tư
theo hình thức góp vốn thành lập cơng ty cổ phần tại Việt Nam thì được coi là nhà đầu tư
ASEAN.

Công ty A được coi là nhà đầu tư ASEAN thì khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp
vốn thành lập cơng ty cổ phần tại Việt Nam, công ty A sẽ được bảo hộ đầu tư theo quy
định tại điều 4 ACIA 2009 và Luật Đầu tư 2014
---- hết ----

Chú thích:

1


Phạm Nguyệt Hằng, Các cam kết của Việt Nam trong một số hiệp định thương mại

tự do (Phần 2), truy cập 06/6/2022

2 Ví dụ, theo quy định tại MRA của ASEAN về dịch vụ kiến trúc, một sinh viên ngành Kiến trúc sau khi hồn
thành chương trình học ít nhất 5 năm tại một đại học có uy tín/ được cơng nhận tại một nước thành viên
ASEAN, đã đăng ký hoặc được cấp chứng chỉ hành nghề bởi Cơ quan Quản lý nghề nghiệp (PRA) của nước
xuất xứ, đã có kinh nghiệm thực hành nghề nghiệp ít nhất 10 năm liên tục sau khi tốt nghiệp, được cấp chứng
nhận bởi Cơ quan Quản lý nghề nghiệp của nước xuất xứ về việc không có các vi phạm nghiêm trọng liên quan
đến kỹ thuật, tiêu chuẩn đạo đức hành nghề trong phạm vi địa phương cũng như quốc tế… thì đáp ứng đủ điều


kiện nộp hồ sơ đăng ký cho Hội đồng kiến trúc sư ASEAN (AAC) để được công nhận là kiến trúc sư ASEAN.
Tuy nhiên, để chính thức được làm việc với chuyên ngành Kiến trúc tại nước tiếp nhận lao động, ứng cử viên
còn phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật của nước sở tại để có thể đăng ký (và đương nhiên phải đóng
một khoản phí khơng cao hơn phí mà Kiến trúc sư nội địa phải trả


lOMoARcPSD|12114775

– theo nguyên tắc NT) tại Cơ quan PRA của nước đó với tư cách “Kiến trúc sư nước ngồi đã đăng ký”
(Registered Foreign A

rchitect)

Danh mục tài liệu tham khảo

I.


Danh mục văn bản pháp luật

1. Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009

2. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 2009

3. Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS) 1995

4. Luật Đầu tư 2014

II.

Sách, báo, tạp chí


III.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN. Nxb.

IV.

Công an nhân dân, Hà Nội, 2016.

V.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN. Nxb.

VI. Công an nhân dân, Hà Nội, 2016.
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình pháp luật Cộng đồng ASEAN. Nxb. Công
an Nhân dân, Hà Nội, 2016.


2. Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)- Nội dung và lộ
trình, nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008



×