Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Giáo trình Cây công nghiệp ngắn ngày (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.46 KB, 37 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CÂY CƠNG NGHIỆP NGẮN NGÀY
NGÀNH, NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm
2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Cây đậu phộng, đậu nành, mè là các loại cây cơng nghiệp đóng vai trị quan
trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam và đặc biệt là các tỉnh phía
Nam. Mơn học cây cơng nghiệp ngắn ngày được đưa vào chương trình giảng dạy
hệ trung cấp ngành Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Để đáp ứng nhu cầu về tư liệu
học tập và nghiên cứu cho sinh viên và cán bộ giảng dạy, tác giả xin gửi đến bạn
đọc giáo trình "Cây cơng nghiệp ngắn ngày". Giáo trình này đã tổng hợp và hệ


thống lại kết quả của các cơng trình nghiên cứu về cây đậu phộng, đậu nành, mè
trong và ngồi nước. Tơi hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp ích cho học tập và nghiên
cứu của sinh viên và các cán bộ nghiên cứu về cây công nghiệp ngắn ngày. Chân
thành cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, thành viên trong hội đồng thẩm định phản
biện đóng góp và điều chỉnh nội dung giáo trình được hồn chỉnh. Mặc dù với sự
cố gắng cao trong quá trình biên soạn và được nhiều ý kiến đóng góp của các
đồng nghiệp, nhưng lần biên soạn đầu tiên này chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế.
Tác giả rất mong nhận được những đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày
càng hồn thiện.
Xin trân trọng cám ơn !

Đồng Tháp, ngày 26 tháng 05 năm 2017
Chủ biên/Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Thị Huyền Trang

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................. ii
CHƯƠNG 1 CÂY ĐẬU PHỘNG ........................................................................ 1
1. Tình hình sản xuất trong nước và trên thế giới:Error!
defined.

Bookmark

not

1.1. Trong nước: ................................................. Error! Bookmark not defined.

1.2. Trên thế giới: ................................................................................................. 2
2. Nguồn gốc, phân loại và chọn giống đậu phộng: ............................................. 3
2.1. Nguồn gốc: .................................................................................................... 3
2.2. Phân loại: ....................................................................................................... 4
2.3. Chọn giống đậu phộng: ................................................................................. 4
3. Giá trị sử dụng: ................................................................................................. 6
3.1. Giá trị dinh dưỡng: ........................................................................................ 6
3.2. Giá trị kinh tế:................................................................................................ 6
4. Đặc điểm thực vật:............................................................................................ 6
4.1. Rễ:.................................................................................................................. 6
4.2. Thân: .............................................................................................................. 6
4.3. Lá: .................................................................................................................. 7
4.4. Hoa: ............................................................................................................... 7
4.5. Trái: ............................................................................................................... 8
4.6. Hạt: ................................................................................................................ 9
5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh: ......................................................................... 9
5.1. Nhiệt độ: ........................................................................................................ 9
5.2. Ánh sáng: ....................................................................................................... 9
5.3. Nước: ............................................................................................................. 9
5.4. Đất đai: ........................................................................................................ 10
6. Kỹ thuật canh tác: ........................................................................................... 10
6.1. Thời vụ: ....................................................................................................... 10
6.2. Giống: .......................................................................................................... 10
iii


6.3. Chuẩn bị đất:................................................................................................ 11
6.4. Gieo sạ: ........................................................................................................ 11
6.5 Bón phân:...................................................................................................... 12
6.6. Tưới nước và quản lý cỏ dại:....................................................................... 15

7. Côn trùng gây hại và biện pháp quản lý:........................................................ 16
7.1. Sâu hại rễ và trái: ......................................................................................... 16
7.2. Sâu hại thân, lá: ........................................................................................... 16
8. Bệnh hại và biện pháp quản lý: ...................................................................... 18
8.1. Bệnh trên lá và cây: ..................................................................................... 18
8.2. Bệnh trên trái và rễ: ..................................................................................... 19
9. Thu hoạch và bảo quản:.................................................................................. 20
9.1. Thu hoạch: ................................................................................................... 20
9.2. Bảo quản: ..................................................................................................... 21
10. Thực hành: Kỹ thuật trồng và quản lý sâu, bệnh gây hại trên cây đậu
phộng: ................................................................................................................. 22
10.1. Chuẩn bị đất:.............................................................................................. 22
10.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: ...................................................................... 22
10.3. Quan sát côn trùng gây hại và biện pháp quản lý: .................................... 23
10.4. Quan sát bệnh hại và biện pháp quản lý:................................................... 23
10.5. Quan sát đặc điểm hình thái, tính thành phần năng suất và năng suất:..... 23
CHƯƠNG 2 CÂY ĐẬU NÀNH ......................................................................... 25
1. Tình hình sản xuất trong nước và trên thế giới: ............................................. 25
1.1. Trong nước: ................................................................................................. 25
1.2. Trên thế giới: ............................................................................................... 26
2. Nguồn gốc, phân loại và chọn giống đậu nành: ............................................. 27
2.1. Nguồn gốc: .................................................................................................. 27
2.2. Phân loại: ..................................................................................................... 27
2.3. Chọn giống đậu nành:.................................................................................. 28
3. Giá trị sử dụng: ............................................................................................... 28
3.1. Giá trị dinh dưỡng: ...................................................................................... 28
iv


3.2. Giá trị kinh tế:.............................................................................................. 29

4. Đặc điểm thực vật:.......................................................................................... 29
4.1. Rễ:................................................................................................................ 29
4.2. Thân: ............................................................................................................ 30
4.3. Lá: ................................................................................................................ 32
4.4. Hoa: ............................................................................................................. 32
4.5. Trái: ............................................................................................................. 34
4.6. Hạt: .............................................................................................................. 35
5. Nốt sần và sự cố định đạm: ............................................................................ 36
5.1. Sự hình thành nốt sần: ................................................................................. 36
5.2. Quan hệ giữa vi khuẩn tạo nốt sần và giống đậu nành: .............................. 36
5.3. Hiệu quả cố định và lợi ích của biện pháp nhiễm vi khuẩn: ....................... 37
5.4. Cách nhiễm vi khuẩn nốt sần cho hạt giống đậu nành (nhiễm khuẩn
Rhizobium: .......................................................................................................... 37
6. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh: ....................................................................... 37
6.1. Đất: .............................................................................................................. 37
6.2. Nước: ........................................................................................................... 37
6.3. Ánh sáng: ..................................................................................................... 38
6.4. Nhiệt độ: ...................................................................................................... 38
7. Kỹ thuật canh tác: ........................................................................................... 38
7.1. Thời vụ: ....................................................................................................... 38
7.2. Giống: .......................................................................................................... 39
7.3. Chuẩn bị đất:................................................................................................ 39
7.4. Gieo sạ: ........................................................................................................ 41
7.5. Bón phân:..................................................................................................... 41
7.6. Tưới nước và quản lý cỏ dại:....................................................................... 42
8. Côn trùng gây hại và biện pháp quản lý:........................................................ 43
8.1. Dòi đục thân: ............................................................................................... 43
8.2. Sâu đục trái: ................................................................................................. 44
8.3. Sâu ăn tạp: ................................................................................................... 45
v



9. Bệnh hại và biện pháp quản lý: ...................................................................... 45
9.1. Bệnh héo cây con (Bệnh lỡ cổ rễ) (Rhizoctonia solani): ............................ 45
9.2. Bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow: .............................................. 46
10. Thu hoạch và bảo quản:................................................................................ 46
10.1. Thu hoạch: ................................................................................................. 46
10.2. Bảo quản: ................................................................................................... 46
11. Thực hành: Kỹ thuật trồng và quản lý sâu, bệnh gây hại trên cây đậu
nành: ................................................................................................................... 47
11.1. Chuẩn bị đất:.............................................................................................. 47
11.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc: ....................................................................... 47
11. 3 Quan sát cơn trùng gây hại và biện pháp quản lý: .................................... 48
11. 4 Quan sát bệnh hại và biện pháp quản lý:................................................... 49
11.5 Quan sát đặc điểm hình thái, tính thành phần năng suất và năng suất:......49
CHƯƠNG 3 CÂY MÈ ....................................................................................... 50
1. Tình hình sản xuất trong nước và trên thế giới: ............................................. 50
1.1. Trong nước: ................................................................................................. 50
1.2. Trên thế giới: ............................................................................................... 51
2. Nguồn gốc và phân loại:................................................................................. 51
2.1. Nguồn gốc: .................................................................................................. 51
2.2. Phân loại: ..................................................................................................... 51
3. Giá trị sử dụng: ............................................................................................... 52
3.1. Giá trị dinh dưỡng: ...................................................................................... 52
3.2. Giá trị kinh tế:.............................................................................................. 52
4. Đặc điểm thực vật:.......................................................................................... 53
4.1. Rễ:................................................................................................................ 53
4.2. Thân: ............................................................................................................ 53
4.3. Lá: ................................................................................................................ 53
4.4. Hoa: ............................................................................................................. 54

4.5. Trái: ............................................................................................................. 55
4.6. Hạt: .............................................................................................................. 56
vi


5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh: ....................................................................... 56
5.1. Nhiệt độ: ...................................................................................................... 56
5.2. Ánh sáng: ..................................................................................................... 57
5.3. Nước: ........................................................................................................... 57
5.4. Độ cao:......................................................................................................... 57
5.5. Gió: .............................................................................................................. 57
5.6. Đất: .............................................................................................................. 58
6. Kỹ thuật canh tác: ........................................................................................... 58
6.1. Thời vụ: ....................................................................................................... 58
6.2. Giống: .......................................................................................................... 58
6.3. Chuẩn bị đất:................................................................................................ 60
6.4. Gieo sạ: ........................................................................................................ 60
6.5. Bón phân:..................................................................................................... 61
6.6. Tưới nước và quản lý cỏ dại:....................................................................... 62
7. Côn trùng gây hại và biện pháp quản lý:........................................................ 62
7.1. Rầy xanh (Amrasca devestans): .................................................................. 62
7.2. Sâu keo (Spodoptera litura): ....................................................................... 62
7.3. Bọ xít xanh (Nevara viridula): .................................................................... 62
8. Bệnh hại và biện pháp quản lý: ...................................................................... 63
8.1. Bệnh héo tươi: ............................................................................................. 63
8.2. Bệnh đốm lá:................................................................................................ 63
8.3. Bệnh đốm phấn:........................................................................................... 63
8.4. Bệnh khảm: .................................................................................................. 64
9. Thu hoạch và bảo quản:.................................................................................. 64
9.1. Thu hoạch: ................................................................................................... 64

9.2. Bảo quản: ..................................................................................................... 65
10. Thực hành: Kỹ thuật trồng và quản lý sâu, bệnh gây hại trên cây mè: ........ 65
10.1. Chuẩn bị đất:.............................................................................................. 65
10.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: ...................................................................... 65
10.3. Quan sát côn trùng gây hại và biện pháp quản lý: .................................... 65
vii


10.4. Quan sát bệnh hại và biện pháp quản lý:................................................... 66
10.5. Quan sát đặc điểm hình thái, tính thành phần năng suất và năng suất:......66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 67

viii


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên Mơn học: Cây cơng nghiệp ngắn ngày
Mã Mơn học: CNN444
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của Mơn học:
- Vị trí: Mơn học cây công nghiệp ngắn ngày là môn học chuyên môn đào
tạo trình độ Cao đẳng Bảo vệ thực vật.
- Tính chất: cây cơng nghiệp ngắn ngày là mơn học tích hợp nhằm trang bị
cho sinh viên kiến thức về kỹ thuật trồng các loại cây công nghiệp như đậu phộng,
đậu nành, mè.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: có ý nghĩa và vai trò quan trọng, trang bị
cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật trồng các loại cây công nghiệp,
phục vụ trong công tác sau khi tốt nghiệp.
Mục tiêu của Môn học:
- Về kiến thức: trình bày được tình hình sản xuất, nguồn gốc, giá trị sử dụng,
yêu cầu điều kiện ngoại cảnh, đặc điểm thực vật học, kỹ thuật canh tác, các loại

sâu bệnh và biện pháp quản lý trên cây đậu phộng, đậu nành, mè.
- Về kỹ năng: thực hiện được, hướng dẫn thực hiện được quy trình kỹ thuật
canh tác và quản lý sâu bệnh gây hại trên cây đậu phộng, đậu nành, mè.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về mơn học, có thái độ
hợp tác với bạn bè, tôn trọng pháp luật và các quy định của nhà trường;
+ Có ý thức trách nhiệm trong học tập, có khả năng làm việc theo nhóm;
+ Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin.

ix


Nội dung của Môn học:
Thời gian (giờ)
Số
TT

1

Tên chương, mục

Chương 1: Cây đậu phộng

Tổng
số


thuyết

Thực

hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập

11

4

7

11

4

7

1.Tình hình sản xuất trong
nước và trên thế giới
2. Nguồn gốc, phân loại và
chọn giống đậu phộng
3. Giá trị sử dụng
4. Đặc điểm thực vật
5. Yêu cầu điều kiện ngoại
cảnh
6. Kỹ thuật canh tác
7. Côn trùng gây hại và biện
pháp quản lý
8. Bệnh hại và biện pháp
quản lý

9. Thu hoạch và bảo quản
10. Thực hành
2

Chương 2: Cây đậu nành
1. Tình hình sản xuất trong
nước và trên thế giới
2. Nguồn gốc, phân loại và
chọn giống đậu nành
3. Giá trị sử dụng
4. Đặc điểm thực vật
5. Nốt sần và sự cố định đạm

x

Kiểm tra


Thời gian (giờ)
Số
TT

Tên chương, mục

Tổng
số


thuyết


Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập

Kiểm tra

6. Yêu cầu điều kiện ngoại
cảnh
7. Kỹ thuật canh tác
8. Côn trùng gây hại và biện
pháp quản lý
9. Bệnh hại và biện pháp
quản lý
10. Thu hoạch và bảo quản
11. Thực hành

3

Kiểm tra

1

Chương 3: Cây mè

10

1.Tình hình sản xuất trong
nước và trên thế giới

2. Nguồn gốc và phân loại
3. Giá trị sử dụng
4. Đặc điểm thực vật
5. Yêu cầu điều kiện ngoại
cảnh
6. Kỹ thuật canh tác
7. Côn trùng gây hại và biện
pháp quản lý
8. Bệnh hại và biện pháp
quản lý
9. Thu hoạch và bảo quản
10. Thực hành
xi

1
3

7


Thời gian (giờ)
Số
TT

Tên chương, mục

Tổng
số



thuyết

Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo luận,
bài tập

Kiểm tra

Ơn thi

1

1

Thi kết thúc môn học

1

1

Cộng

45

xii

14


28

3


CHƯƠNG 1
CÂY ĐẬU PHỘNG
Giới thiệu:
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cây đậu phộng được trồng nhiều tại các tỉnh
Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang,… trên những
vùng đất có sa cấu nhẹ như đất giồng cát, đất cồn, đất chân núi và đất phù sa cổ.
Tuy nhiên, kiểu canh tác nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay thường tốn nhiều công
lao động, thời gian sản xuất kéo dài là yếu tố hạn chế làm tăng giá thành sản
phẩm. Nếu được canh tác thành vùng chuyên canh rộng lớn, đồng bộ về giống,
hợp lý thời điểm xuống giống, cơ giới hoá trong khâu làm đất, gieo hạt, thu
hoạch, tách trái, tách hạt,…sẽ tiết giảm được chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh
của mặt hàng nơng sản này.
Mục tiêu:
Kiến thức: trình bày được tình hình sản xuất, nguồn gốc, giá trị sử dụng, yêu
cầu điều kiện ngoại cảnh, đặc điểm thực vật học, kỹ thuật canh tác, các loại sâu
bệnh và biện pháp quản lý trên cây đậu phộng.
Kỹ năng: thực hiện được, hướng dẫn thực hiện được quy trình kỹ thuật canh
tác và quản lý sâu bệnh gây hại trên cây đậu phộng.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng
đắn về mơn học, có thái độ hợp tác với bạn bè, tôn trọng pháp luật và các quy định
của nhà trường; có ý thức trách nhiệm trong học tập, có khả năng làm việc theo
nhóm; có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thơng tin.
1. Tình hình sản xuất trong nước và trên thế giới
1.1. Trong nước
Ở nước ta cây đậu phộng được trồng nhiều từ Bắc đến Nam. Có 2 vùng trồng

đậu phộng nhiều nhất đó là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Sản lượng
năm 2008 lên đến 204,2 nghìn tấn (Bảng 1.1). Ở đồng bằng sơng Cửu Long, diện
tích khoảng 12.000 ha, năng suất bình qn 3,18 tấn/ha.

1


Bảng 1.1: Sản lượng đậu phộng các miền trong nước từ 2000 - 2008 (nghìn tấn).
Vùng

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Đồng bằng
sơng Hồng


55,7

59,0

61,0

67,9

79,9

79,7

73,7

78,0

82,5

Trung du
miền núi
phía Bắc

39,5

45,2

44,0

46,6


62,3

64,0

60,1

70,2

86,7

Bắc Trung
Bộ và
Duyên hải

138,9

146,0

162,4

162,2

183,8

186,0

184,8

204,0 204,2


Tây Nguyên

25,5

28,8

27,8

33,8

17,3

33,8

33,1

32,9

32,2

Đông Nam
Bộ

76,1

67,5

81,5


71,9

91,5

85,4

75,0

82,0

84,9

Đồng bằng
sông Cửu
Long

19,6

16,6

23,7

23,8

34,2

40,4

35,8


42,9

43,3

Cả nước

355,3

363,1

400,4

406,2

469,0

489,3

462,5

510,0 533,8

1.2. Trên thế giới
Trên thế giới cây đậu phộng được trồng hơn 100 quốc gia, phân bố chủ yếu
ở giữa vĩ đạo 400 Bắc và 400 Nam. Đến năm 2008 tổng diện tích canh tác đậu
phộng trên thế giới gần 24 triệu ha, tăng so với năm 2000 (Bảng 1.2). Đậu phộng
được sản xuất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho ngành công nghiệp
(80%). Gần đây, sản xuất đậu phộng ở nhiều nước trên thế giới đạt nhiều thành
tựu to lớn. Về diện tích Ấn Độ 7 triệu ha, Trung Quốc 4 triệu ha, các nước khác
như Indonesia, Myanma, Việt Nam, Thái Lan và Pakistan cũng chiếm diện tích

đáng kể. Châu Phi có diện tích đậu phộng đứng hàng thứ hai, khoảng 9 triệu ha
(ở vùng cận Sahara). Châu Mỹ chỉ có khoảng 0,7 triệu ha (ở vùng Trung và Bắc
Mỹ). Hiện nay, diện tích đậu phộng ngày càng được mở rộng, đáng kể nhất là
Xênêgan có diện tích trồng đậu phộng chiếm đến 50% trong tổng diện tích đất
canh tác của nước này.
Trong số 25 nước trồng đậu phộng ở Châu Á, sản lượng Việt Nam đứng thứ
5 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanma và đứng thứ 9 trên thế giới.

2


Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng trên thế giới và một số nước
châu Á năm 2000 và 2008 (FAO, 2010).
Diện tích (1000
ha)

Năng suất (kg/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

2000

2008

2000

2008

2000


2008

Thế giới

23.256

23.793

1.493

1.606

34.721

38.216

Châu Á

13.264

12.356

1.793

1.970

23.788

24.337


Ấn Độ

6.556

6.220

988

1.152

6.480

7.168

Trung Quốc

4.885

4.269

2.972

3.360

14.516

14.341

Indonesia


684

636

1.890

1.216

1.292

774

Myanma

560

650

1.132

1.538

634

1.000

Việt Nam

245


256

1.451

2.085

355

534

Quốc gia

Tổng sản lượng đậu phộng trên thế giới khoảng 35 triệu tấn (năm 2000),
trong đó 70% đến từ vùng nhiệt đới bán khơ hạn. Năng suất trung bình của đậu
phộng trên thế giới còn rất thấp khoảng 1 tấn/ha. Trong các nước đang phát triển,
Trung Quốc là nước có năng suất đậu phộng cao nhất, trung bình trên 3 tấn/ha
(Bảng 1.2).
Trong thời gian qua, tuy diện tích đậu phộng trên thế giới có tăng, nhưng xét
về mặt năng suất thì chưa gia tăng tương xứng với sự phát triển của khoa học và
kỹ thuật. Hiện nay, có nhiều nước đang chú trọng phát triển loại cây trồng này,
trong đó nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nigêria, Xênêgan, Indonesia,
Myanma, Braxin.
2. Nguồn gốc, phân loại và chọn giống đậu phộng
2.1. Nguồn gốc
Cây đậu phộng có nguồn gốc vùng nhiệt đới Nam Mỹ: Braxin, Peru. Ở vùng
này đã trồng đậu phộng 950 năm trước công ngyên. Vào thế kỷ 15, cây đậu phộng
được lan truyền từ Braxin sang Châu Phi, rồi sang Nam Châu Á, một phần Châu
Âu. Ở nước ta, có thể cây đậu phộng cũng được truyền từ Trung Quốc sang vào
khoảng đầu thế kỷ 19. Đậu phộng có mặt ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở
Châu Á chiếm 65% diện tích. Ở nước ta cây đậu phộng được trồng khắp từ bắc

vào nam vì nó thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Ở đồng bằng sông Cửu Long, đậu
phộng được trồng nhiều ở Long An, Trà Vinh, An Giang, Bến Tre... Trên những
3


vùng đất xám, đất cồn, bãi bồi và đặc biệt đất giồng cát ở Trà Vinh mà cây đậu
phộng rất thích hợp so với cây trồng khác.
2.2. Phân loại
Đậu phộng thuộc họ Leguminoseae, họ phụ Papilionaceae, giống Arachis.
Loài trồng trọt có tên khoa học Arachis hypogeae. Tùy theo tập tính sinh trưởng
đậu phộng được chia ra 4 nhóm: Spanish, Valencia, Virginia và Runner. Nhưng
hiện nay, nhiều chương trình lai tạo giống đã tạo ra những giống lai có đặc tính
trung gian giữa các nhóm trên, nên việc phân chia nhóm gặp khó khăn, khơng rõ
rệt. Ngày nay, sự phân nhóm này ít cịn được áp dụng.
2.3. Chọn giống đậu phộng
a. Một số giống đậu phộng được công nhận là giống quốc gia của nước ta
- Giống đậu phộng V79: do viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
và trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội tạo ra bằng phương pháp đột biến gen
trên giống Bạch Sa của Trung Quốc, được công nhận là giống Quốc gia năm 1995.
Giống V79 sinh trưởng khoẻ, vỏ trái mỏng nhẵn, vỏ hạt màu hồng nhạt. Trái dễ
nảy mầm trên cây khi gặp mưa kéo dài. Giống chịu hạn khá, canh tác được trên
chân đất khô hạn, bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Giống dễ nhiễm bệnh đốm nâu, rỉ
sắt, đốm đen, héo tươi vi khuẩn. Chú ý phòng ngừa sâu bệnh hại lá kịp thời.
- Giống đậu phộng LO2: do viện Khoa học Kỹ thuật Nơng nghiệp Việt Nam
tuyển chọn từ dịng số 2 nhập nội từ Trung Quốc và được công nhận là giống tiến
bộ kỹ thuật năm 1998. Giống thích nghi những vùng có điều kiện thâm canh cao,
tưới tiêu chủ động. Cây có tán gọn, lá nhỏ màu xanh đậm, kháng đỗ ngã. Giống
chống chịu bệnh khá, nhiễm bệnh héo tươi vi khuẩn. Giống LO2 dễ nảy mầm khi
gặp mưa to kéo dài.
- Giống đậu phộng LVT: có nguồn gốc từ Trung Quốc do viện Nghiên cứu

Ngô tuyển chọn và được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 1999. Giống có
khả năng chịu hạn và chịu lạnh khá, chống chịu bệnh lá trung bình, có thể trồng
trong điều kiện thâm canh. Hạt có vỏ lụa màu hồng nhạt.
- Giống đậu phộng Sen Lai: hay còn gọi là giống 75/23. Do viện Khoa học
Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo từ năm 1975 và được công nhận là
giống quốc gia năm 1990. Giống chịu đựng khá trong điều kiện nóng và úng, là
giống chịu thâm canh khá nên trồng trên chân đất có thành phần cơ giới nhẹ. Cây
có dạng đứng. Hạt có vỏ lụa màu trắng hồng.
- Giống đậu phộng 4329: do viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
xử lý đột biến gen từ giống Hoa 17 năm 1983, được công nhận là giống quốc gia
năm 1995. Giống này có khả năng thâm canh, chống chịu bệnh đốm lá và rỉ sắt ở
4


mức trung bình, cần được trồng trong điều kiện có tưới tiêu chủ động. Cây có thân
đứng, sinh trưởng khoẻ. Lá màu xanh đậm, hình trứng. Hạt có vỏ lụa màu hồng.
- Giống đậu phộng 1660: là giống được nhập từ Xênêgan và được viện Khoa
học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn lọc và được công nhận năm 1998. Cây
sinh trưởng khoẻ, thích ứng khá rộng. Tuy nhiên, có nhược điểm là chống chịu
kém bệnh đốm lá và rỉ sắt, dễ đổ ngã nên năng suất bị giảm khi gặp điều kiện bất
lợi. Hạt có vỏ lụa màu trắng hồng.
b. Một số giống đậu phộng có triển vọng được khu vực hố
Một số giống đậu phộng có triển vọng được khu vực hoá ở nước ta như sau:
- Giống đậu phộng MD7: do viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
tuyển chọn từ tập đoàn đậu phộng kháng héo tươi vi khuẩn, nhập từ Trung Quốc,
đăng ký khảo nghiệm giống quốc gia năm 1999. Giống thích ứng với nhiều chân
đất khác nhau như: đất đồi, thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, đất thâm canh. Dạng
cây đứng gọn, thân lá màu xanh thẫm. Cây chịu hạn khá, kháng bệnh héo tươi vi
khuẩn cao, chống chịu bệnh hại lá trung bình.
- Giống đậu phộng LO8: do viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam

tuyển chọn từ tập đồn đậu phộng kháng sâu bệnh có nguồn gốc Trung Quốc được
nhập vào Việt Nam năm 1996. Giống có khả năng chịu hạn khá, trồng trong điều
kiện thâm canh. Thân đứng, gọn, thân lá màu xanh, hạt có vỏ lụa màu hồng nhạt.
Giống chống chịu bệnh hại lá và bệnh héo tươi vi khuẩn mức trung bình.
- Giống đậu phộng LO3: do viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai giữa giống ICGV 87157 (Viện cây trồng Quốc tế
Vùng Nhiệt đới Bán khô hạn – ICRISAT) với giống địa phương Sen Nghệ An.
Giống chịu hạn khá, dạng cây nửa đứng, lá màu xanh nhạt, hạt có vỏ lụa màu
hồng nhạt. Kháng bệnh trên lá trung bình.
- Giống đậu phộng HL25: do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông
nghiệp Hưng Lộc, viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chọn lọc và
giới thiệu, đã được công nhận cho phép sản xuất năm 1999. Đây là giống có dạng
thân đứng, hạt to, đều. Hạt có vỏ lụa màu trắng hồng, nhiễm bệnh đốm lá và rỉ sắt
trung bình. Thích nghi rộng, thích hợp trồng xen với cao su, cà phê và cây ăn trái
mới trồng.
- Giống đậu phộng JL 24: có nguồn gốc từ Đài Loan, được Viện khoa học
kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn lọc và gởi khảo nghiệm, đã được khu vực
hoa năm 1996. Cây có từ 10-12 trái. Hạt có màu trắng hồng. Kháng bệnh rỉ sắt,
đốm nâu và đốm đen trung bình. Giống được gieo trồng chủ yếu ở những vùng
lúa mùa sớm.
5


3. Giá trị sử dụng
3.1. Giá trị dinh dưỡng
Hạt đậu phộng có hàm lượng dưỡng chất cao, là nguồn thực phẩm dinh
dưỡng cho con người. Thành phần cấu tạo hạt đậu phộng gồm có: protein (30%),
dầu (50%), chất bột đường (15%). Các vitamin như E, K, B1, B2, A, C, PP; các
khống chất như: Ca, P, Mg, Fe, Cu. Ngồi ra, hạt đậu phộng còn chứa nhiều
thiamine và niacin, là những chất có rất ít trong các loại ngũ cốc khác. Bánh dầu

đậu phộng chứa rất nhiều protein và khoáng vi lượng.
3.2. Giá trị kinh tế
Sản xuất đậu phộng mang lại hiệu quả kinh tế cao vì cây đậu phộng là loại
cây trồng cạn ngắn ngày canh tác được trên nhiều loại đất, ngay cả vùng đất kém
màu mỡ hay nói cách khác là vùng đất khó khăn và cây khơng địi hỏi nhiều phân
bón. Có thể ln canh hoặc trồng xen cây đậu phộng với một số loại cây trồng
khác như: bắp, mía, khoai mì,... Trồng đậu phộng cịn tận dụng đất đai, lao động
nhàn rỗi và lao động phụ của một số cư dân địa phương để tăng thu nhập cho gia
đình.
Về hiệu quả lao động, tại thời điểm năm 2004 nếu chỉ tính riêng cơng thu
hoạch và lặt trái đậu phộng thì người lao động cũng đã thu được khoảng 2,4 triệu
đồng/ha. Ở tỉnh Trà Vinh, có xã trồng khoảng 500 ha đậu phộng, tiền công thu
hoạch đã trên 1 tỷ đồng/ha/vụ. Về thu nhập cho người trồng đậu, trung bình 1 ha
đậu phộng trồng trên đất giồng cát có chi phí khoảng 7,6 triệu đồng, tổng thu
khoảng 25 triệu đồng, lợi nhuận thu được khoảng 17,4 triệu đồng, cao hơn nhiều
so với một số loại cây trồng khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2005).
4. Đặc điểm thực vật
4.1. Rễ
Rễ đậu phộng gồm có rễ cái và rễ con. Rễ cái phát triển từ mầm hạt, rễ con
phát triển từ rễ cái, ăn ngang gần mặt đất rồi dần dần ăn sâu hơn. Rễ đậu phộng
có nhiều nốt sần như rễ các cây họ đậu, nốt sần có khả năng cố định đạm từ khí
trời nhờ vi khuẩn Rhizobium leguminosa-rum sống cộng sinh với rễ. Lông rễ khi
bị nhiễm vi khuẩn thì dài ra và biến thành các khối u là do tác động của axit indol
axetic tiết ra từ sản phẩm trao đổi của Rhizobium (Linnik E.F, 1970). Mỗi vụ trồng
đậu phộng, đất được tích lũy một lượng N từ 100-200 kg/ha. Vì vậy, đất luân canh
với cây đậu phộng thêm màu mỡ.
4.2. Thân
Đậu phộng có 2 dạng thân đứng hoặc bị. Thân chính bao giờ cũng có dáng
đứng thẳng, nhưng các nhánh mọc ra từ thân chính thì mọc đứng lên trong các
6



dạng đậu phộng thân đứng và mọc đâm ngang trên mặt đất ở các dạng thân bò.
Trên thân giống đậu phộng thân bò, những nhánh phát triển đầu tiên chỉ sinh cành,
lá, những nhánh từ đợt 2 đến đợt 5 mới ra hoa, kết trái. Giống đậu phộng thân
đứng thì những nhánh đầu tiên đến đợt 3 đều có thể sớm ra hoa. Từ những mầm
nách thân và nhánh phía trên hình thành hoa và trái.
4.3. Lá
Lá mọc xen kẽ, lá thuộc loại lá kép hình lơng chim mang hai đôi lá chét dài
từ 18-40 mm, rộng từ 15-25 mm. Thường có những lá biến thái 1, 2, 3,4, 5 hoặc
6 lá chét khơng cuống mọc đối nhau. Về hình dạng, lá thường có hình bầu dục
dài, hình trứng lộn ngược.
4.4. Hoa
Hoa đậu phộng thuộc loại hoa lưỡng tính, hoa chùm, màu vàng (Hình 1.1),
tự thụ phấn. Thời gian hoa nở nhiều nhất vào lúc nắng ấm từ 6 giờ đến 8 giờ sáng.
Mùa lạnh hoa nở muộn vào lúc 10 giờ. Giống đậu phộng thân đứng, mỗi cây có
300-500 hoa, giống đậu thân bị có 700-1000 hoa. Ở cành gốc có khoảng 60%
hoa. Ở những cành gốc thường cho tỷ lệ trái chắc cao hơn những cành phía trên.

Hình 1.1: Hoa đậu phộng

Ở cặp cành thứ 1: có 62,7% số hoa, hình thành được 67,1% trái, trong đó
67,5% số trái chắc so với số trái chắc cả cây. Ở cặp cành thứ 2, số liệu tương ứng
là 27,6% -24,7% - 30%. Ở cặp cành thứ 3 là 9,7% - 8,2% - 2,5% (Trương Tuyền
Luân, 1962).
7


4.5. Trái
Sau khi thụ tinh thư đài phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Thư đài do mô

phân sinh ở gốc bầu hoa hình thành. Trái được hình thành khi thư đài chui xuống
đất. Thư đài không dài quá 15 cm có cấu tạo như lơng hút, do đó hút được các
chất dinh dưỡng như rễ. Thư đài chẳng những hút được lân mà cịn nhanh chóng
chuyển vận lân vào thân lá. Thư đài có tính hướng địa, mọc đâm thẳng vào đất và
trái phát triển vào độ sâu 2 - 7 cm dưới mặt đất.
Vỏ trái có 3 lớp: tầng ngoại bì và tầng trung bì gồm những tế bào cứng, tầng
nội bì gồm những tế bào mềm. Hình dạng trái thay đổi tùy giống. Mỏ trái tù, hơi
tù, hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng (Hình 1.2) rõ hay khơng. Đường gân trên vỏ trái
nhiều hay ít là tùy thuộc vào giống. Đây là chỉ tiêu phân loại giống đậu phộng.
Màu sắc của vỏ trái thay đổi tùy theo điều kiện ngoại cảnh như: đất trồng, điều
kiện phơi. Thí dụ, trồng ở đất cát vỏ trái có màu sáng bóng. Trồng ở đất sét nặng,
bón nhiều phân hữu cơ vỏ trái khơng bóng, điểm những chấm đen và có khi thay
đổi về hình dạng. Độ lớn của trái thay đổi từ 1 x 0,5 cm đến 8 x 12 cm, bề dày của
trái biến động từ 0,2 - 2 mm tùy thuộc vào điều kiện canh tác và đặc tính của
giống. Do đó, chọn giống hạt to, vỏ mỏng có ý nghĩa tăng sản lượng rất lớn. Số
trái trên cây thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồng trọt, mức độ thay đổi rất
lớn từ 7 - 8 trái, có khi đến hàng trăm trái trên cây.

Hình 1.2: Trái đậu phộng

8


4.6. Hạt
Hạt bao gồm vỏ lụa bao bọc bên ngoài và phôi với 2 lá mầm và một trục
thẳng, khác với cây họ đậu khác hạt thường cong. Độ lớn hình dạng hạt thay đổi
tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh.
Hình dạng của hạt có thể là hình trịn, bầu dục dài hay ngắn, phần tiếp xúc
với hạt bên cạnh thường thẳng. Trong một trái, hạt ở ngăn trước dài, nhỏ, hạt ở
ngăn sau ngắn, to. Màu sắc vỏ lụa phải quan sát sau khi phơi khơ, bóc vỏ mới

chính xác. Nếu để lâu màu sắc biến đổi khơng đại diện cho giống. Số hạt trên trái
thay đổi tùy theo giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Thường giống
hạt to, trái có ít hạt; giống hạt nhỏ, trái có nhiều hạt, hạt to có ý nghĩa tăng năng
suất hơn.
5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
5.1. Nhiệt độ
Cây đậu phộng thích ứng với khí hậu nóng, nhiệt độ thích hợp nhất là 25 –
30 C, thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ là một trong hai
yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm của hạt, là yếu tố khí hậu quan
trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của đậu
phộng.
0

Thời kỳ nảy mầm nhiệt độ trung bình khoảng 25 - 300C. Tốc độ nảy mầm
nhanh nhất ở nhiệt độ 32 - 340C. Nếu nhiệt độ cao hơn sức sống của hạt giảm đi,
hạt bị mất sức nảy mầm ở nhiệt độ 540C. Nhiệt độ thấp kéo dài thời gian nảy mầm.
Quá trình hình thành hoa đòi hỏi nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ thuận lợi cho sự
ra hoa của đậu phộng là 24 - 330C.
5.2. Ánh sáng
Đậu phộng là cây ngày ngắn phản ứng với quang kỳ rất yếu và đối với nhiều
trường hợp phản ứng trung bình với quang kỳ. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số
giờ nắng đạt vào khoảng 200 giờ/tháng. Nếu số giờ nắng thấp làm giảm số hoa nở
trên ngày, kéo dài thời gian ra hoa, giảm tổng số hoa. Nói chung, trong các yếu tố
khí hậu thì ánh sáng là yếu tố ít ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và khả năng cho
năng suất của đậu phộng so với các yếu tố khí hậu khác.
5.3. Nước
Độ ẩm của đất ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây đậu. Trong điều kiện thiếu nước, rễ phát triển kém ảnh hưởng đến sự hút dinh
dưỡng của cây, thân lá sinh trưởng kém. Khi thiếu nước lá đậu nhỏ và dày hơn,
số lượng khí khổng ít hơn. Đậu phộng rất mẫn cảm với nước từ 6-8 tuần sau khi

gieo. Trong giai đoạn kết trái, nếu thừa nước trái sẽ thối và hạt sẽ chín chậm.
9


5.4. Đất đai
Đất trồng đậu phộng cần có cấu tạo nhẹ, xốp để thư đài có thể đâm vào đất
dễ dàng và phát triển tốt trong đất, cấu tạo của đất phải chứa nhiều cát hay thịt
pha cát. Đất thịt chứa nhiều sét hoặc đất sét khơng thích hợp cho đậu phộng. Đất
trồng đậu phộng cũng không được ngập nước, đọng nước, nghĩa là phải thoát nước
dễ dàng. Độ pH thích hợp cho việc trồng đậu phộng là 5,7-6,2. Nếu pH giảm thì
cây sinh trưởng, phát triển kém. Khi pH vào khoảng 5 thì các vi khuẩn Rhizobium
của đậu phộng sẽ chết gần hết. Ruộng đậu phộng trở nên vàng tương tự như thiếu
đạm hay bị ngập nước.
6. Kỹ thuật canh tác
6.1. Thời vụ
Mùa vụ trồng đậu phộng tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, hệ thống
thủy lợi và cơ cấu cây trồng cụ thể của từng địa phương. Nhìn chung, vụ chính
trồng đậu phộng ở đồng bằng sơng Cửu Long là mùa nắng, vì lúc này lúa đã thu
hoạch xong, ruộng khô ráo. Ở miền Đông Nam Bộ, mùa vụ chính là vào mùa mưa,
vì lúc này mới có nước. Riêng đất giồng cát ở tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng nhờ có
địa hình cao và nước tưới rất thuận lợi nên đậu phộng được trồng trong cả hai
mùa: mùa mưa và mùa nắng. Mùa nắng trồng đậu phộng trên đất ruộng chân
giồng, xuống giống khoảng cuối tháng 12 dương lịch (Mai Xuân Hương và
Nguyễn Trí Tài, 2003), mùa mưa trồng trên đất cát đỉnh giồng, xuống giống
khoảng tháng 7 - 8 dương lịch.
Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng đậu phộng quanh năm nhưng kỹ
thuật canh tác phải phù hợp theo từng vụ. Thời điểm xuống giống là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, vì thế phải tính thời điểm
xuống giống để sao cho cây nở hoa đúng dịp trời khơ ráo, nhiều nắng có như thế
thì sự thụ phấn đạt hiệu quả cao.

6.2. Giống
Chuẩn bị hạt giống: phơi trái đậu phộng giống trước khi bóc vỏ 2 - 3 ngày
trong nắng nhẹ trước khi gieo 5 - 7 ngày nhằm làm giảm tỷ lệ nước trong hạt để
tăng sức hút nước của hạt, đồng thời kích thích sự hoạt động của các men chuyển
hóa trong q trình nảy mầm. Sau khi bóc vỏ, loại bỏ những hạt lép, bị sâu bệnh,
hạt tróc vỏ lụa hoặc hạt bị vỡ trong q trình bóc vỏ.
Thử sức nảy mầm của hạt: cho cát ẩm vào một cái khai rồi đem gieo khoảng
50 hạt, tưới nước khi thấy mặt cát khô, sau 3 - 4 ngày đem đếm, nếu có trên 85%
hạt nảy mầm là đem gieo được. Dùng Rovral hoặc Bavistin trộn với hạt với liều

10


lượng 3 g/1 kg hạt để ngừa bệnh gây chết cây con sau này. Trộn thuốc trước khi
gieo bằng cách bỏ hạt và thuốc vào túi nylon lớn, bịt kín miệng, xóc đều.
Tùy theo kích cỡ hạt và độ nảy mầm mà lượng giống cần khác nhau, hạt có
kích cỡ trung bình và nảy mầm khoảng 85% thì cần khoảng 200 - 250 kg trái
giống/ha.
Ủ hạt nẩy mầm trước khi gieo: đảm bảo được mật độ gieo, cây mọc nhanh
khỏi mặt đất tránh kiến, dế phá hại, tránh được tình trạng cây mọc không đều,
tranh thủ thời vụ, không cần phải dặm lại, tránh lãng phí hạt giống.
Xử lý thúc mầm: nhằm giúp hạt giống nhanh chóng hút nước trong vòng 2 3 giờ và tăng tỷ lệ nảy mầm.
Cách thực hiện: ngâm hạt giống trong nước ấm 400C khoảng 3 - 4 giờ. Sau
khi kiểm tra đủ nước, vớt hạt để ráo vỏ rồi đem trải mỏng trên cát ẩm, bên trên
phủ bao tải và rơm rạ để giữ ấm, ủ hạt cho nảy mầm trong 24 - 48 giờ đến khi
thấy hạt nứt vỏ lụa, phôi rễ lộ trắng thì đem gieo (Cục Trồng trọt và bảo vệ thực
vật, 1991). Tuy nhiên, gieo hạt nẩy mầm phải bảo đảm những điều kiện sau: đất
phải đủ ẩm, nhiệt độ lúc gieo hạt khoảng 30 - 320C.
6.3. Chuẩn bị đất
Đồng bằng sông Cửu Long trồng được cả 2 mùa mưa nắng, tùy theo loại đất

mà có cách làm đất khác nhau, cày sâu, bừa kỹ giúp rễ và trái phát triển sau nầy.
Vùng đất thấp thì lên líp cao 15-20 cm, mặt líp rộng 1-2 m. Đất cát giồng có địa
hình cao thốt nước tốt thì phải đánh rảnh thốt nước để tránh ngập úng cục bộ
trong mùa mưa. Làm đất là giai đoạn quan trọng và khá bận rộn trong canh tác
đậu phộng. Làm đất tơi xốp khơng cịn cỏ dại tốn nhiều cơng lao động, vì vậy cần
cơ giới hóa để giảm bớt phí tổn và thời gian hơn. Dùng máy móc trong canh tác
như: máy cày, máy xới, máy gieo hạt, máy tách hạt, máy bóc vỏ,... cho những
vùng chuyên canh là rất cần thiết để hạ giá thành sản phẩm. Ở những nơi canh tác
với diện tích nhỏ có thể dùng trâu, bị làm cơng cụ thay thế sức người, cách làm
này cũng phù hợp với điều kiện canh tác manh mún, nhỏ lẻ như ở nước ta.
6.4. Gieo sạ
Khoảng cách trồng hàng cách hàng 20-25 cm, cây cách cây 15-20 cm. Mật
độ 35-45 cây/m2. Lúc cây 10-15 ngày tuổi thì làm cỏ vun gốc, 25-30 ngày làm lần
2, có thể làm lần 3 lúc 35-40 ngày, làm cỏ vun gốc quá trể sẽ ảnh hưởng đến hoa
trái. Có thể phun thuốc diệt cỏ lúc mới gieo hạt 1-2 ngày, hoặc dùng màng phủ
hạn chế cỏ.

11


6.5. Bón phân
Đậu phộng có khả năng tự cố định đạm nên khơng cần bón phân đạm nhiều,
tuy nhiên cần đảm bảo các thành phần đa, trung và vi lượng cho cây, trên đất cát
cần có chất hữu cơ để giữ dinh dưỡng, giữ ẩm cho đất vì thế có thể bón 8-10 tấn
phân chuồng cho 1 ha. Bón phân cho 1 ha theo cơng thức 30-60-40 NPK, N thì
thích hợp (NH4)2SO4 vì lưu huỳnh S thích hợp cho tạo dầu. Phân lân có thể dùng
super phosphat vì có Ca và S, hoặc có thể dùng phân DAP, phân kali thì cây cần
nhiều cho tạo trái có thể bón 60-80 kg K2O/ha, có thể dùng phân K2SO4 hoặc KCl.
a. Dưỡng chất N
Chứa nhiều ở hạt đậu, thời kỳ ra hoa nếu đủ P và N thì sẽ kéo dài thời gian

trổ hoa. Đậu phộng thuộc họ đậu, có chứa nhiều vi khuẩn Rhizobium tổng hợp
được đạm của khí trời nhưng nốt sần chưa phát triển trên rễ trong 15 - 20 ngày
đầu sau khi gieo, do đó cần phải cung cấp một lượng đạm khởi động cho cây, tức
là bón lót khoảng 10 - 20 kg N/ha lúc hạt nảy mầm, cùng lúc với bón P. Đậu phộng
thường được trồng trên đất cát nghèo chất hữu cơ hay vi khuẩn Rhizobium hoạt
động khơng tích cực, do đó phải bón đạm để tăng năng suất trái và hạt.
b. Dưỡng chất P
Kéo dài sự trổ hoa và tăng số hoa từ 200, 300 đến 500 hoa trên một cây, làm
tăng khả năng kết trái và giảm thiểu trái có hạt lép. Lân có hiệu lực trên nhiều loại
đất, năng suất đậu tăng rõ rệt khi bón lân trên các loại đất bạc màu. Đậu phộng có
khả năng hấp thu các loại lân khó tiêu nhu Apatit, temophotphat cũng có tác dụng
đối với đậu phộng ngay từ đầu vụ. Do đó, khi canh tác đậu phộng có thể dùng
những dạng phân này thường có hiệu quả kinh tế cao hơn super lân, nhất là trong
điều kiện khơng bón đủ vơi và pH thấp.
c. Dưỡng chất K
Đậu phộng cần nhiều kali, chỉ sau N. Kali có vai trị quan trọng trong quang
hợp của lá, làm tăng số hạt, tỷ lệ hạt chắc, giúp cho vách tế bào vững chắc nên
thân cây cứng cáp, ít đổ ngã nhưng kali không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng
dầu. Kali còn giúp cây chống chịu sâu bệnh và điều kiện môi trường bất lợi như
khô hạn. Kali dễ chuyển vị từ lá già sang lá non nên triệu chứng thiếu kali thường
biểu hiện trên lá già, lá bên dưới. Lá thiếu kali mất màu xanh chuyển sang màu
vàng bắt đầu từ bìa lá, đơi khi giữa gân lá. Bìa lá sau đó chuyển sang màu đỏ rồi
cháy khơ, uốn cong lại.
Cây hấp thụ kali tương đối sớm, khoảng 60% nhu cầu kali của cây được hấp
thụ trong thời kỳ ra hoa, tạo trái. Cây thiếu kali giảm sự chuyển vị của amino acid,
acid hữu cơ và đường đến rễ, cây đậu phộng cho nhiều trái chỉ có một hạt.
12



×