Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Dựa vào kiến thức kinh tế vi mô đã học, anh (chị) hãy phân tích các yếu tố tác động đến thị trường xăng dầu việt nam từ 12021 cho đến nay theo anh (chị) chính sách điều hành giá xăng dầu của chính phủ hiện nay có p

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.62 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ BÀI: DỰA VÀO KIẾN THỨC KINH TẾ VI MÔ
ĐÃ HỌC, ANH (CHỊ) HÃY PHÂN TÍCH CÁC YẾU
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU
VIỆT NAM TỪ 1/2021 CHO ĐẾN NAY? THEO
ANH (CHỊ) CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH GIÁ
XĂNG DẦU CỦA CHÍNH PHỦ HIỆN NAY CÓ
PHÙ HỢP VỚI NỀN KINH TẾ HIỆN HÀNH?
HỌ VÀ TÊN:
LỚP:
MÃ SỐ SINH VIÊN:

Hà Nội, 2022


lOMoARcPSD|12114775

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................... 1
1. LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM...............................1
1.1 Khái niệm thị trường và thị trường xăng dầu Việt Nam.........................1
1.2 Khái niệm về một số yếu tố tác động thị trường xăng dầu..................... 1
2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG
DẦU CỦA VIỆT NAM TỪ THÁNG 1/2021 ĐẾN NAY..............................2
2.1 Thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam.............................................. 2


2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu....................... 2
3. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU CỦA
CHÍNH PHỦ HIỆN NAY VÀ ĐƯA RA QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN............3
3.1 Chính sách quản lý và điều hành giá xăng dầu của chính phủ hiện nay. 3

3.2 Quan điểm cá nhân về chính sách...........................................................4
KẾT LUẬN..........................................................................................................5


lOMoARcPSD|12114775

MỞ ĐẦU
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, thị trường xăng dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố kinh tế, chính trị của các nước như: cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung,
căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn, như: Mỹ với EU và Canada; căng thẳng
địa chính trị ở khu vực Trung Đơng… Thị trường xăng dầu Việt Nam cũng bị ảnh hưởng
không nhỏ bởi điều đó. Trước tình hình đó, các chính sách của chính phủ đã được đưa ra
để điều tiết giá cả thị trường xăng dầu. Từ việc phân tích các yếu tố tác động đến thị
trường xăng dầu của Việt Nam từ tháng 1/2021, bài luận sẽ đưa ra những quan điểm về
chính sách quản lý, điều hành giá xăng dầu của Chính phủ hiện nay.


NỘI DUNG
1. LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM.
1.1 Khái niệm thị trường và thị trường xăng dầu Việt Nam
Thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thơng qua đó, người mua
và người bán tiến hành trao đổi hàng hoá với nhau1.
Chức năng của thị trường là trao đổi hàng hóa. Sự trao đổi này chỉ diễn ra được
trong những điều kiện cụ thể, thông qua những ràng buộc, hay dàn xếp cụ thể mà những

người tham gia phải tuân thủ. Ở một số thị trường, người ta vẫn trực tiếp gặp nhau để
mua, bán hàng hóa. Ở một số thị trường khác, sự mua bán hàng hóa chỉ diễn ra thơng qua
những người mơi giới, hay trung gian (như ở thị trường chứng khoán).


Thị trường xăng dầu Việt Nam thuộc thị trường độc quyền. Thị trường xăng
dầu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Cung cầu, giá cả, sự điều tiết quản lý của nhà
nước tới thị trường, sự tác động từ thị trường khác…
1.2 Khái niệm về một số yếu tố tác động thị trường xăng dầu.
Cầu về một loại hàng hoá biểu thị những khối lượng hàng hoá mà người tiêu
dùng mong muốn và sẵn sàng mua tương ứng với các mức giá xác định2.
Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng hoá mà người sản xuất
sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các mức giá khác nhau3.
Hoạt động điều tiết giá của Nhà nước là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử
dụng các biện pháp cần thiết để “cân bằng” giá cả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà
nước.

1 Giáo trình kinh tế vi mơ, Đại học kinh tế, ĐHQGHN
2 Giáo trình kinh tế vi mô, Đại học kinh tế, ĐHQGHN
3 Giáo trình kinh tế vi mơ, Đại học kinh tế, ĐHQGHN

1


lOMoARcPSD|12114775

2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU
CỦA VIỆT NAM TỪ THÁNG 1/2021 ĐẾN NAY.
2.1 Thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam

Năm 2021, giá xăng tại Việt Nam đã có tới 16 lần tăng giá cao gấp hơn 3 lần
so với số lần giảm. Vì vậy kết năm 2021, giá bán lẻ xăng đã tăng hơn 41% so với cuối
năm 2020.
Từ đầu năm 2022 đến 11/03/2022, giá xăng dầu đã có 6 kì tăng giá, tăng từ
24.91% đến 39.56%. Ngày 11/3, giá xăng dầu trong nước đã có mức tăng mạnh nhất
trong lịch sử xăng RON 95 đã lên sát 30.000 đồng một lít, xăng E5 RON 92 là 28.980
đồng, còn dầu diesel 25.260 đồng. Đây là các mức giá cao nhất từ trước đến nay.

Như vậy, thị trường xăng dầu gặp nhiều biến động, giá cả xăng dầu có
xu hướng tăng lên và nhanh chóng lập đỉnh.
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu.
Cầu xăng dầu:
Tình hình quốc tế: nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đang có dấu hiệu
phục hồi sau đại dịch Covid-19. Sau những ngày tháng giãn cách dài, nhiều nước đồng
loạt mở cửa nền kinh tế, điều này tạo nên một cú hích lớn, đẩy lượng cầu xăng dầu
tăng mạnh. Do yếu tố tâm lý, các hoạt động mua bán cũng như dự trữ xăng dầu ở các
quốc gia phát triển rất mạnh, đặc biệt là ở Trung Quốc. Có thể thấy, lượng cầu xăng
dầu của thế giới là không hề nhỏ.
Tình hình trong nước: các nhà máy, xí nghiệp đang bắt đầu khơi phục lại trạng
thái hoạt động bình thường, các trường học mở cửa đón học sinh quay trở lại. Lúc
này, hàng hố và xe cộ được lưu thơng và hoạt động bình thường. Do đó, nhu cầu về
xăng dầu trong nước là rất nhiều.
Cung xăng dầu:


Tình hình quốc tế: nguồn cung xăng dầu càng chịu nhiều sức ép sau khi Tổ
chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (nhóm OPEC+) khơng quyết định
tăng thêm sản lượng khai thác như kỳ vọng. Sau cuộc họp trực tuyến, OPEC+ vẫn giữ
nguyên kế hoạch tăng sản lượng khai thác ở mức 400.000 thùng/ngày vào tháng
4/2022 tới.

Nước Nga với tư cách là nguồn cung xăng dầu lớn thứ hai đang chịu những đòn
cấm vận: Mỹ đã cơng bố lệnh cấm hồn tồn đối với việc nhập khẩu dầu, khí đốt và than
của Nga, sau khi Ukraine kêu gọi mở rộng các biện pháp trừng phạt; vương quốc Anh sẽ
loại bỏ dần dầu khí của Nga đến cuối năm 2022 và trong thời gian đó sẽ đi tìm nguồn
cung thay thế; EU cũng đang giảm 2/3 lượng nhập khẩu từ Nga. Nguồn cung

2


lOMoARcPSD|12114775

của Nga khơng giảm nhưng do yếu tố chính trị, các nước khơng nhập xăng dầu tại Nga
nữa. Do đó, họ đã tạo sức ép rất lớn cho các nguồn cung khác.
Tình hình thị trường xăng dầu trong nước: theo báo cáo của nhà máy lọc hóa
dầu Nghi Sơn, do khó khăn về tài chính và một số ngun nhân nội tại của nhà máy
nên từ đầu tháng 1/2022, nhà máy đã giảm công suất xuống 90%, rồi 80% và đến
03/03/2022 đang chạy ở mức 55% - 60% công suất. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn
đến nguồn cung trong nước, bởi nguồn cung xăng dầu ở nhà máy chiếm tới 1/3 tổng
nguồn cung trong nước. Tuy nhiên, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cho biết, nhà máy
sẽ phục hồi 100% cơng suất sản xuất từ tháng 4/2022.
Từ đó, ta thấy cung xăng dầu trong và ngoài nước bị đứt gãy và gián đoạn
trong khi lượng cầu đang có xu hướng tăng lên. Thị trường xăng dầu đang rất biến
động và không ở trạng thái cân bằng.
Giá cả xăng dầu:
Lượng cầu tăng mạnh đã tạo nên sức ép cho nguồn cung, điều đó cũng đã tạo
nên sức ép lớn về giá cả cho xăng dầu. Nước ta là nước xuất khẩu dầu thô đứng thứ 3
Đông Nam Á, nên chúng ta cũng được lợi ích nhất định từ việc tăng giá xăng dầu. Tuy
nhiên, nguồn xăng dầu nhập khẩu ở Việt Nam chiếm thị phần không nhỏ cho nên giá
xăng dầu cũng tăng theo giá chung của thị trường thế giới nên đã tạo nên sức ép lớn
về giá xăng dầu trong nước. Cùng với đó là các chi phí đầu vào tăng và đã đẩy định

giá đầu ra, tạo nên mặt bằng giá mới từ đó tạo nên sự lạm phát. Bên cạnh đó, lạm phát
tăng cao tại nhiều nước lớn như Mỹ, Trung Quốc... cũng tác động làm giá xăng dầu
Việt Nam có xu hướng tăng cao.
3. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU CỦA CHÍNH PHỦ
HIỆN NAY VÀ ĐƯA RA QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN.
3.1 Chính sách quản lý và điều hành giá xăng dầu của chính phủ hiện nay.
Chính sách giảm thuế:


Chính phủ thơng qua đề xuất của Bộ Tài Chính về thuế bảo vệ môi trường với
xăng, dầu sẽ giảm một nửa so với hiện hành, tức giảm 2.000 đồng mỗi lít với xăng.
Mức giảm với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng mỗi lít, mỡ nhờn là

1.000 đồng mỗi kg, dầu hỏa 700 đồng mỗi lít. Quy định này dự kiến dự kiến có
hiệu lực từ 1/4/2022.
Theo Vụ Chính sách Thuế, hiện xăng dầu chỉ chịu các loại thuế, khơng thu
phí và lệ phí nộp ngân sách. Các khoản thuế gồm thuế nhập khẩu (với xăng dầu nhập
khẩu), thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (chỉ thu đối với xăng, không thu với
dầu) và thuế bảo vệ mơi trường
Chính sách tăng và dự trữ nguồn cung xăng dầu:

3


lOMoARcPSD|12114775

Ngồi điều chỉnh thuế, Bộ Cơng Thương sẽ tăng nhập khẩu xăng dầu trong
quý II/2022, với tổng sản lượng 2,4 triệu m3. Theo báo Đầu tư, như vậy đã có kịch
bản lo đủ xăng dầu cho nửa đầu năm nay và không lo thiếu hụt nguồn cung.
Để bảo đảm cung cầu, bình ổn thị trường xăng dầu thời gian tới, Bộ Công

Thương đã và sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp như: Chỉ đạo các doanh nghiệp
đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện kế hoạch phân giao tổng nguồn và hạn mức
nhập khẩu tối thiểu bổ sung đã được Bộ Công Thương giao trong quý II/2022 nhằm
bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước phục vụ sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp.
Bộ đã tính toán từ tháng 3 trở đi, với các phương án Nhà máy lọc dầu Nghi
Sơn vận hành 50%, 85% hay 100% cơng suất, thậm chí khơng có nguồn từ Nghi Sơn
thì Bộ cũng điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu nhưng phải giao trước cho các doanh
nghiệp đầu mối, đồng thời đề nghị Nghi Sơn thông báo rõ, trên cơ sở đó điều chỉnh kế
hoạch, mục tiêu là đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của người dân.
Các chính sách khác:
Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu yêu cầu doanh nghiệp đầu mối phải đảm
bảo dự trữ lưu thông 30 ngày; doanh nghiệp sản xuất dự trữ 30-60 ngày, phịng khi có
sự cố bất ngờ, như sự cố Nghi Sơn giảm công suất vừa qua, để tránh đứt gãy nguồn
cung, đảm bảo phục vụ thị trường.
Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 83, kỳ điều hành giá
xăng dầu sẽ vào các ngày 1, 11, 21 hằng tháng - tức là điều hành 10 ngày/lần (trước
đây là 15 ngày/lần). Trường hợp giá xăng dầu có diễn biến bất thường ảnh hưởng
đến kinh tế, xã hội và người dân, Bộ Công Thương phối hợp Bộ Tài Chính báo cáo
Thủ tướng quyết định thời điểm điều hành giá cho phù hợp.
Liên Bộ Công Thương - Tài Chính quyết định thực hiện trích lập và sử dụng
Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng dầu một cách hợp lý để bảo đảm giá xăng dầu
trong nước bám sát diễn biến của giá xăng dầu thế giới, góp phần bảo đảm thực hiện


mục tiêu kiểm sốt lạm phát và bình ổn thị trường ngay từ đầu năm 2022, hỗ trợ người
dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Bộ trưởng Bộ Cơng Thương - Ơng Nguyễn Hồng Diên đã ký quyết định thành lập
đoàn thanh tra chuyên ngành với các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối xăng
dầu để phát hiện và xử lý cửa hàng bán lẻ xăng dầu găm hàng chờ nâng giá.


3.2 Quan điểm cá nhân về chính sách.
Nhìn chung, các chính sách nhà nước đưa ra đều hợp lý và đã giải quyết
được phần nào vấn đề giá xăng dầu trên thị trường. Nhờ đó mà giá xăng dầu Việt
Nam tăng cao nhưng luôn ở mức thấp hơn so với mức tăng của thế giới. Điều đó đã
thể hiện những nỗ lực của nhà nước trong công tác điều chỉnh giá xăng dầu.

4


lOMoARcPSD|12114775

Các chính sách tăng nguồn cung trong nước để tự chủ, đa dạng nguồn cung của
nhà nước rất hiệu quả và hợp lý. Từ đó, chúng ta có phịng bị đủ lượng xăng dầu cung
cấp cho thị trường, ngay cả khi nhà máy hoá lọc dầu Nghi Sơn gặp vấn đề.
Các quỹ bình ổn xăng dầu cũng đã được trích ra để hỗ trợ người dân và doanh
nghiệp. Chính sách giảm thuế hiện nay cũng hợp lý vì xăng dầu Việt Nam đang “cõng”
43% thuế phí. Chúng ta đã sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu, nên nếu chúng ta khơng
tính tốn đến việc giảm thuế thì giá xăng dầu khó có thể giảm. Điều này giúp giá xăng
dầu giảm đi và giảm được phần nào lạm phát.
Kết hợp với đó là Nghị định 95 giúp nhà nước điều hành giá xăng dầu một cách
phù hợp với tình hình trong và ngoài nước. Đồng thời nắm bắt được những biến động
thị trường ngoài nước để đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp.
Các chính sách điều tra các nhà phân phối xăng dầu giúp kịp thời chống được
tình trạng đầu cơ tích trữ, chống việc độc quyền trong phân phối. Từ đó nhà nước
đảm bảo quyền lợi cho người dân khỏi những chiêu trò của các gian thương.
Tuy nhiên, một số chính sách cũng cần được điều chỉnh để phù hợp hơn
với tình hình hiện nay:
Chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường cần phải được áp dụng ngay và kịp
thời khi giá xăng dầu tăng, nếu đợi đến lúc giá xăng giảm rồi mới áp dụng thì nó sẽ

giảm đi tính hiệu quả của chính sách.
Chúng ta khơng nên tiếp tục đóng quỹ bình ổn xăng dầu. Quỹ bình ổn xăng dầu
ln khiến người dân phải mua với giá đắt hơn trong khi lúc dùng rất nhanh hết, chưa
kể một số công ty đầu mối đang bị âm hàng nghìn tỷ khiến chính sách phải chịu bù
vào những tổn thất đó. Thay vào đó, nước ta nên chuyển vào quỹ dự trữ năng lượng
quốc gia, quỹ xăng dầu quốc gia tách biệt ra khỏi doanh nghiệp, từ đó tăng tính cạnh
tranh trong thị trường.
Ngồi ra, nhà nước cịn cần đưa ra các biện pháp hạn chế các hoạt động của
doanh nghiệp phải tốn kém đi lại, đòi hỏi chi phí xăng dầu; đồng thời tìm kiếm các


nguồn cung mới và tìm cách tiếp cận với nguồn cung xăng dầu của Nga để nhập khẩu
với chi phí rẻ hơn.

KẾT LUẬN
Thị trường xăng dầu thế giới cũng như Việt Nam gần đây gặp nhiều biến động.
Giá xăng dầu tăng tạo nên hiệu ứng Domino cho toàn bộ kinh tế, kéo dài thời gian hồi
phục sau covid. Đứng trước những khó khăn đó, Chính phủ đã đưa ra những giải
pháp để điều hành giá xăng dầu. Dù có những hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung
giá xăng dầu của nước ta đang tăng ở mức thấp hơn so với giá thế giới và thị trường
xăng dầu đang có xu hướng ổn định sau những ngày leo thang giá cả.

5


lOMoARcPSD|12114775

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh té vi mơ, Đại học kinh tế, ĐHQGHN


2.

Hồi Thanh/Báo Tin tức, truy cập 15/03/2022 />
gioi/bien-phap-cac-nuoc-binh-on-thi-truong-xangdau-trong-nuoc-truoc-cu-soc-ve-gia-20220313185031252.htm
3.

Báo sức khoẻ và đời sống, “Bộ Cơng thương đưa ra giải pháp nào bình ổn thị
trường xăng dầu thời gian tới?”, truy cập 16/03/2022

/>4.

Báo nhân dân, “Hành trình giá xăng dầu trong năm 2021”, truy cập 15/03/2022

/> />

6



×