Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Giáo trình Côn trùng chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.34 MB, 136 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: CƠN TRÙNG CHUN KHOA
NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm
2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Cơn trùng chun khoa là tài liệu dành cho giảng dạy và học tập
cho sinh viên hệ cao đẳng nghề Bảo vệ thực vật sau khi đã học xong môn học Côn
trùng đại cương.
Nội dung giáo trình trình bày các đối tượng sâu hại chính và phổ biến trên
các loại cây trồng chủ yếu của tỉnh Đồng Tháp. Trang bị cho người học kiến thức
về tình hình phân bố, phổ cây kí chủ, đặc điểm sinh học, tập quán sinh sống, sự


gây hại và biện pháp phịng trừ của các lồi cơn trùng gây hại cây trồng. Để sau
khi học xong môn học này, sinh viên có thể xác định được đối tượng gây hại cây
trồng là cơn trùng và đề xuất biện pháp phịng trị hay quản lý hữu hiệu.
Giáo trình được biên soạn và trình bày theo từng nhóm cây trồng bao gồm:
thành phần lồi cơn trùng gây hại phổ biến trên từng cây trồng cụ thể, tình hình
phân bố, đặc điểm hình thái, sinh học, triệu chứng gây hại và thiên địch của
chúng. Riêng biện pháp phịng trừ trình bày chung theo từng nhóm cây trồng như:
cây lương thực, cây ăn trái, cây rau màu, cây công nghiệp và cây hoa kiểng. Và
cuối cùng là nội dung về phương pháp đánh giá sâu hại ngoài đồng cung cấp cho
sinh viên các qui chuẩn quốc gia đánh giá côn trùng hại, chỉ tiêu theo dõi, phương
pháp điều tra và cách tính tốn các chỉ tiêu đánh giá tình hình cơn trùng hại ngồi
đồng. Từ đó, sinh viên có khả năng điều tra, xác định được mật số các lồi cơn
trùng hại trên từng loại cây trồng.
Chân thành cảm ơn tất cả thành viên trong hội đồng thẩm định, phản biện,
đã đóng góp và điều chỉnh nội dung giáo trình được hồn chỉnh.
Mặc dù đã cố gắng biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng khơng
tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của q thầy,
cơ giáo, bạn đọc để giáo trình hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

Đồng Tháp, ngày 26 tháng 5 năm 2017
Chủ biên
Lê Thị Kim Thoa

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... ii

CHƯƠNG 1.......................................................................................................... 1
CÔN TRÙNG HẠI CÂY LƯƠNG THỰC ....................................................... 1
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại ........................................................... 1
1.1. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây lúa ......................... 1
1.2. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây bắp ...................... 29
1.3. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên khoai lang.................. 37
1.4 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên khoai môn .................. 47
2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây lương thực ........................... 49
2.1. IPM trên cây lúa ................................................................................. 49
2.2 IPM trên cây bắp ................................................................................. 51
2.3. Biện pháp quản lý sâu hại trên cây khoai lang ............................... 53
3. Thực hành .................................................................................................. 53
3.1. Mục đích - yêu cầu ............................................................................. 53
3.2. Vật liệu ................................................................................................ 53
3.3. Thực hành ........................................................................................... 54
3.4. Phúc trình............................................................................................ 54
CHƯƠNG 2....................................................................................................... 55
CÔN TRÙNG HẠI CÂY ĂN TRÁI ................................................................ 55
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại ......................................................... 55
1.1. Thành phần cơn trùng hại quan trọng trên cây có múi ................. 55
1.2. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây xồi...................... 77
1.3. Thành phần cơn trùng hại quan trọng trên cây nhãn .................... 86
1.4. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây mít ....................... 90
2. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây ăn trái: ................................. 94
3. Thực hành .................................................................................................. 95
3.1. Mục đích - yêu cầu ............................................................................. 95
3.2. Vật liệu ................................................................................................ 95
3.3. Thực hành ........................................................................................... 95
3.4. Phúc trình............................................................................................ 96
CHƯƠNG 3........................................................................................................ 97

CƠN TRÙNG HẠI CÂY RAU MÀU .............................................................. 97
iii


1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại ......................................................... 97
1.1. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây họ đậu ................. 97
1.2. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây họ thập tự ......... 110
1.3. Thành phần cơn trùng hại quan trọng trên cây họ bầu bí dưa ... 118
2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây rau màu ............................. 124
2.1. Biện pháp canh tác ........................................................................... 124
2.2. Biện pháp vật lý ................................................................................ 125
2.3. Biện pháp sinh học ........................................................................... 125
2.4. Biện pháp hóa học ............................................................................ 126
3. Thực hành ................................................................................................ 126
3.1. Mục đích - yêu cầu ........................................................................... 126
3.2. Vật liệu .............................................................................................. 126
3.3. Thực hành ......................................................................................... 126
3.4. Phúc trình.......................................................................................... 126
CHƯƠNG 4...................................................................................................... 127
CƠN TRÙNG HẠI CÂY CƠNG NGHIỆP .................................................. 127
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại ....................................................... 127
1.1. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây mía .................... 127
1.2. Thành phần cơn trùng hại quan trọng trên cây dừa .................... 135
2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây công nghiệp ....................... 145
3. Thực hành ................................................................................................ 146
3.1 Mục đích - yêu cầu ............................................................................ 146
3.2 Vật liệu ............................................................................................... 146
3.3 Thực hành .......................................................................................... 146
3.4 Phúc trình........................................................................................... 146
CHƯƠNG 5...................................................................................................... 147

CÔN TRÙNG HẠI CÂY HOA KIỂNG ........................................................ 147
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại ....................................................... 147
1.1. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa hồng ........... 147
1.2. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa mai ............. 152
1.3. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa cúc.............. 155
1.4. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa lan .............. 159
* Hình thái, sinh học ................................................................................... 161
* Đặc điểm gây hại ...................................................................................... 161
iv


2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây hoa kiểng ........................... 162
3. Thực hành ................................................................................................ 162
3.1. Mục đích - yêu cầu ........................................................................... 162
3.2. Vật liệu .............................................................................................. 162
3.3. Thực hành ......................................................................................... 163
3.4. Phúc trình.......................................................................................... 163
CHƯƠNG 6...................................................................................................... 164
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CƠN TRÙNG HẠI NGỒI ĐỒNG .......... 164
1. Phương pháp điều tra ............................................................................. 164
1. 1. Yêu cầu kỹ thuật.............................................................................. 164
1.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra ............................................................ 164
1.3. Thời gian điều tra ............................................................................. 165
1.4. Yếu tố điều tra .................................................................................. 165
1.5. Điểm điều tra .................................................................................... 165
1.6. Số mẫu điều tra của một điểm ........................................................ 165
1.7. Thu mẫu dịch hại để theo dõi ký sinh. ........................................... 166
1.8. Cách điều tra: ................................................................................... 166
2. Các chỉ tiêu theo dõi và cơng thức tính ................................................. 167
3. Thực hành ................................................................................................ 168

3.1. Mục đích ............................................................................................ 169
3.2. Vật liệu - dụng cụ ............................................................................. 169
3.3. Phương pháp ..................................................................................... 169
3.4. Thực hành ......................................................................................... 169
3.5. Yêu cầu .............................................................................................. 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 170

v


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: CƠN TRÙNG CHUN KHOA
Mã mơn học: CNN443
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: là một mơn học chuyên ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo,
được bố trí sau khi sinh viên đã học xong chương trình các môn học cơ sở như:
sinh lý thực vật, côn trùng đại cương, kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây
trồng phổ biến.
- Tính chất: mơn học trang trị cho sinh viên kiến thức về các lồi cơn trùng
hại trên các loại cây trồng phổ biến trong tỉnh và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: là một trong những kiến thức không thể
thiếu đối với nghề Bảo vệ thực vật, giúp sinh viên các định được đối tượng gây
hại trên cây trồng và đề xuất phương hướng phòng trừ hợp lý.
Mục tiêu của mơn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được thành phần côn trùng gây hại quan trọng trên cây lương
thực, cây ăn trái, rau màu, cây công nghiệp và cây hoa kiểng.
+ Trình bày được đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của các lồi cơn
trùng hại.
+ Trình bày được các quy trình quản lý cơn trùng hại trên từng nhóm, cây

trồng cụ thể.
- Về kỹ năng:
+ Nhận diện và xác định đối tượng gây hại trên cây trồng qua quan sát triệu
chứng gây hại đặc trưng.
+ Điều tra xác định mật số cơn trùng hại ngồi đồng.
+ Khả năng tổng hợp, đánh giá và đề xuất biện pháp phịng trừ thích hợp đối
với các lồi cơn trùng gây hại trên cây lương thực, cây ăn trái, rau màu, cây công
nghiệp và cây hoa kiểng.
+ Vận dụng linh hoạt các biện pháp phịng trừ cơn trùng gây hại cây trồng
phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
+ Làm việc nhóm và thuyết trình.

vi


- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tinh thần trách nhiệm, chủ động học
hỏi, có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thông tin.
Nội dung của môn học:
Thời gian (giờ)
Tên các chương trong
Số TT

Thực hành, Kiểm
Tổng Lý thí nghiệm, tra
số thuyết thảo luận, (định
bài tập
kỳ)

môn học


Chương 1: Côn trùng hại cây lương thực
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại
1.1 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên
lúa
1

1.2 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên
cây bắp
12

4

8

3

4

1.3 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên
khoai lang
2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây
lương thực
3. Thực hành
2

Chương 2: Côn trùng hại cây ăn trái
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại
1.1 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên
cây có múi
1.2 Thành phần cơn trùng hại quan trọng trên

cây xồi
1.3 Thành phần cơn trùng hại quan trọng trên
cây nhãn
1.4 Thành phần cơn trùng hại quan trọng trên
cây mít
2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây ăn
trái
3. Thực hành

vii

7


3

Chương 3: Côn trùng hại cây rau màu
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại
1.1 Thành phần cơn trùng hại quan trọng trên
cây họ đậu
1.2 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên
cây họ thập tự

6

2

4

6


2

4

1.3 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên
cây họ bầu bí dưa
2. Biện pháp quản lý côn trùng hại trên cây rau
màu
3. Thực hành
4

Chương 4: Côn trùng hại cây công nghiệp
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại
1.1 Thành phần cơn trùng hại quan trọng trên
cây mía
1.2 Thành phần cơn trùng hại quan trọng trên
cây dừa
2. Biện pháp quản lý hại côn trùng hại trên cây
công nghiệp
3. Thực hành
Kiểm tra

5

1

1

Chương 5: Côn trùng hại gây hại cây hoa

kiểng
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại
1.1 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên
cây hồng
1.2 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên
cây cúc
1.3 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên
cây mai
1.4 Thành phần côn trùng hại quan trọng trên
cây lan

viii

6

2

4


2. Biện pháp quản lý hại côn trùng hại trên cây
hoa kiểng
3.Thực hành
6

Chương 6: Phương pháp đánh giá côn trùng
hại ngoài đồng
1. Phương pháp điều tra

5


1

4

2. Các chỉ tiêu theo dõi và cơng thức tính
3.Thực hành
Ơn thi

1

1

Thi kết thúc mơ đun

1

1

Cộng

45

ix

14

28

3



CHƯƠNG 1
CÔN TRÙNG HẠI CÂY LƯƠNG THỰC
Giới thiệu:
Nội dung tập trung về thành phần, triệu chứng gây hại, đặc điểm hình thái và
biện pháp phịng trừ một số lồi sâu hại chủ yếu trên cây lúa, cây bắp và khoai
lang.
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Trình bày thành phần lồi cơn trùng gây hại quan trọng trên cây lương
thực.
+ Trình bày được đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của các lồi gây
hại trên cây lúa, bắp, khoai.
+ Trình bày các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển và tập tính
gây hại trên các loại cây trồng như lúa, bắp, khoai.
Kỹ năng:
+ Nhận diện đặc điểm hình thái và cách gây hại của các lồi cơn trùng hại
trên cây lúa, bắp, khoai.
+ Điều tra mật số côn trùng hại ngồi đồng.
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp để kiểm soát
sự gây hại của côn trùng trên cây lúa, bắp, khoai.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có phương pháp làm việc khoa học, sáng
tạo và luôn cập nhật thông tin.
1. Đặc điểm hình thái và cách gây hại
1.1. Thành phần cơn trùng hại quan trọng trên cây lúa
a) Rầy nâu Nilaparvata lugens St
Tên tiếng Anh: Rice brown planthopper
Họ: Rầy thân (Delphacidae) - Bộ: Cánh đều (Homoptera)
* Phân bố: rầy nâu xuất hiện ở tất cả các quốc gia trồng lúa, nhất là các nước

đồng bằng nhiệt đới châu Á như Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, Indonesia, Nhật
Bản, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam…
* Ký chủ: cây lúa là ký chủ chính, ngồi ra rầy nâu có thể sống trên lúa
hoang.
* Đặc điểm hình thái và sinh học:
1


Cơ thể rầy nâu có màu vàng, đỉnh đầu nhơ ra phía trước. Phần gốc râu có 2
đốt nở to, đốt roi râu dài và nhỏ. Cánh trong suốt, giữa cạnh sau của mỗi cánh
trước có một đốm đen, khi hai cánh xếp lại 2 đốm này chồng lên nhau tạo thành
một đốm đen to trên lưng.
Ấu trùng rầy nâu gọi là rầy cám, khi mới nở rất nhỏ màu trắng sữa, càng lớn
chuyển sang màu nâu nhạt. Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 14 20 ngày.
Rầy đực có cơ thể dài từ 3,6 - 4,0mm. Rầy cái màu nâu nhạt và kích thước
cơ thể to hơn rầy đực; chiều dài cơ thể từ 4 - 5mm, bụng to tròn, ở khoảng giữa
mặt dưới bụng có bộ phận đẻ trứng bén nhọn màu đen.
Thành trùng rầy nâu có hai dạng cánh:
- Cánh dài che phủ cả thân và chủ yếu dùng để bay tìm thức ăn.
- Cánh ngắn phủ đến đốt thứ sáu của thân; dạng cánh này chỉ phát sinh khi
thức ăn đầy đủ, thời tiết thích hợp, và có khả năng đẻ trứng rất cao.
Rầy nâu cánh dài thường có khả năng di chuyển nhanh và có xu tính ánh sáng
mạnh hơn rầy cánh ngắn. Rầy cánh dài đực vào đèn nhiều hơn rầy cánh dài cái.
Ấu trùng rầy nâu tuổi lớn rất giống thành trùng cánh ngắn nhưng cánh ngắn
hơn và đục, trong khi cánh của thành trùng cánh ngắn thì trong suốt với các gân
màu đậm.

Hình 1.1: Hình thái rầy nâu qua các lần lột xác

Đời sống trung bình của thành trùng khoảng 10 - 20 ngày. Sau khi vũ hóa từ

3 - 5 ngày, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng bằng cách rạch bẹ lá hoặc gân chính
của phiến lá. Rầy cái thường tập trung đẻ trứng ở gốc lúa, cách mặt nước từ 10 15cm.Khả năng đẻ trứng của rầy cái cánh dài khoảng 100 trứng, rầy cái cánh ngắn
khoảng 300 - 400 trứng. Ở điều kiện thích hợp, một rầy cái có thể đẻ cả ngàn
trứng.

2


Trứng được đẻ thành từng hàng bên trong bẹ cây lúa, mỗi hàng có từ 8 - 30
cái. Trứng giống hình quả chuối, dài từ 0,3 - 0,4mm, mới đẻ màu trắng trong, sắp
nở màu vàng, phía trên đầu trứng có bộ phận che lại gọi là nắp trứng. Thời gian ủ
trứng từ 5 - 14 ngày.

Hình 1.2: Trứng và vị trí đẻ trứng của rầy nâu

*Tập quán sinh sống và cách gây hại:
Cả thành trùng và ấu trùng rầy nâu đều khơng thích ánh sáng trực xạ, thích
sống dưới gốc cây lúa và có tập qn bị quanh thân hoặc nhảy xuống nước hay
nhảy lên tán lá để lẫn tránh khi bị khuấy động. Chúng dùng vịi để chích hút nhựa
của cây lúa. Trong khi chích hút rầy tiết nước bọt phân hủy mô cây, tạo thành một
bao chung quanh vịi chích hút, cản trở sự di chuyển nhựa nguyên và nước lên phần
trên của cây lúa làm cây lúa bị khô héo, gây nên hiện tượng “cháy rầy”.
Rầy nâu thích tấn cơng cây lúa cịn nhỏ, nhưng nếu mật số cao có thể gây hại
mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa:
- Lúa đẻ nhánh: rầy chích hút bẹ lúa tạo thành những sọc màu nâu đậm dọc
theo thân.
- Lúa từ làm đòng đến trổ: rầy thường tập trung chích hút ở cuống địng non.
- Lúa chín: rầy tập trung lên thân ở phần non mềm.
Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn gây hại gián tiếp như:
- Mơ cây tại các vết chích hút và đẻ trứng của rầy trên thân cây lúa bị hư do

sự xâm nhập của một số loài nấm, vi khuẩn.

3


Hình 1.3: Gốc lúa bị bội nhiễm do vết chích hút của rầy nâu

- Phân rầy tiết ra có chất đường thu hút nấm bồ hóng tới đóng quanh gốc lúa,
cản trở quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa.

Hình 1.4: Rầy nâu tiết dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng

- Là mơi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa.

Cây lúa bị bệnh vàng lùn

Hình 1.5: Triệu chứng bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá

4


* Các yếu tố ảnh hưởng mật số:
- Thức ăn: là yếu tố quan trọng, đóng vai trị quyết định đối với việc tăng
hoặc giảm mật số rầy nâu trên đồng ruộng. Các giống lúa ngắn ngày, trồng liên
tục nhiều vụ trong năm, bón nhiều đạm dễ thu hút rầy tới sinh sống và phát triển
mật số.
- Nhiệt độ: thích hợp là từ 25 - 300C.
- Ẩm độ và lượng mưa: ẩm độ thích hợp là 80 - 86%. Mưa lớn và liên tục
nhiều ngày sẽ làm rầy trưởng thành bị suy yếu, rầy cám bị rửa trôi, dễ bị nấm bệnh
tấn công. Mưa nhỏ hoặc mưa nắng xen kẽ, trời âm u rất thích hợp để rầy phát triển

mật số.
- Gió: rầy nâu có thể di chuyển nhờ gió với khoảng cách rất xa, có thể đến
hàng chục ngàn km.
Yếu tố thức ăn và thời tiết có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành số lượng rầy
cái hoặc đực cũng như dạng cánh ngắn hay cánh dài:
+ Tỉ lệ rầy cái/rầy đực:
 Ở thời kỳ đẻ nhánh đến trổ, nếu giống lúa thích hợp, thức ăn non mềm, tỉ
lệ rầy cái/rầy đực là 4/1.
 Ở thời kỳ lúa chín, tỉ lệ là 1/1.
+ Tỉ lệ rầy cánh ngắn/cánh dài:
 Nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, thức ăn phong phú, loại hình cánh ngắn xuất
hiện nhiều, tỉ lệ rầy cái cao.
 Nhiệt độ cao, khô hạn, thức ăn không đầy đủ hay khơng thích hợp thì loại
hình cánh dài xuất hiện nhiều.
 Cuối giai đoạn đâm chồi đến ngậm sữa nếu gặp điều kiện thời tiết thích
hợp loại hình cánh ngắn có thể là 100%.
- Thiên địch:
 Nhóm bắt mồi: bọ rùa đỏ Micraspis sp., bọ ba khoang, bọ xít nước, các
lồi nhện… tấn cơng rầy cám và rầy trưởng thành; bọ xít mù xanh Cyrtorhinus
lividipennis ăn trứng rầy nâu.
 Nhóm ký sinh: có nhiều lồi ong ký sinh trên trứng, ấu trùng và thành trùng
rầy nâu. Nấm ký sinh thường gặp trên đồng ruộng là Metarhizium sp., Hirsutella
sp., Beauveria bassiana.
5


b) Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis Gueneé
Họ Ngài sáng (Pyralidae) - Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
* Phân bố: xuất hiện từ Nhật, theo hướng Đông Nam Á xuống đến châu Úc
và đã gây hại nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh, Campodia, Indonesia,

Lào, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
* Ký chủ: ngồi lúa, sâu cịn phá hại trên bắp, mía, lúa hoang, lúa mì, các
loại cỏ như Brachiaria (cỏ lông tây), Echinochloa (cỏ gạo), Eleusine (cỏ mần
trầu), Imperata (cỏ tranh), Leersia (cỏ Bắc), Panicum (cỏ sả lá lớn), Paspalum(cỏ
Pas), Pennisetum (cỏ voi).
* Đặc điểm hình thái và sinh học:
Thành trùng là một lồi ngài có chiều dài thân từ 8 - 12mm, sải cánh rộng 19
- 23mm, nền cánh màu vàng rơm, bìa cánh có một đường viền màu nâu đậm, giữa
cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn. Thời gian sống của thành
trùng từ 5 - 10 ngày. Một ngài cái có thể đẻ 300 trứng, rải rác hay thành từng
nhóm dọc gân chính ở cả hai mặt của lá nhưng mặt trên nhiều hơn.
Trứng có hình bầu dục dài khoảng 0,5mm, màu trắng, chuyển sang màu vàng
nhạt khi sắp nở, giai đoạn trứng từ 3 - 7 ngày.
Sâu non mới nở màu trắng sữa, có lơng nâu phủ khắp cơ thể. Sâu đẫy sức dài
khoảng 19 - 22mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ ràng. Sâu non có 5 - 6
tuổi, phát triển từ 15 - 28 ngày.
Nhộng có màu nâu, dài 7 - 10mm, phát triển từ 6 - 10 ngày.
Vòng đời từ 25 - 36 ngày.

Hình 1.6: Ấu trùng và thành trùng sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

6


* Tập quán sinh sống và cách gây hại:
Ngài vũ hóa, bắt cặp và đẻ trứng vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp. Ngài bị thu
hút mạnh bởi ánh sáng đèn, nhất là ngài cái.
Ngài cái thường đẻ trứng ở các ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm
rạp và thích tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, nơi có bóng mát.
Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, thân cây và chui vào mặt

trong của bẹ lá ăn phần xanh, chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa. Sang tuổi
2, sâu bò đến các lá già nhả tơ ở 2 bìa lá lúa khoảng giữa lá, sợi tơ gặp khơng khí
sẽ khơ và rút hai bìa lá lại, mặt trên lá cuốn vào bên trong thành một cái bao theo
chiều dọc lá lúa, sâu ẩn trong đó và cạp ăn phần xanh của lá để sinh sống.

Hình 1.7: Triệu chứng lá bị cuốn do ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ

Chỉ có 1 sâu trong một cuốn lá. Sâu tuổi lớn có thể ăn 1 - 2 lá lúa trong một
ngày và có khả năng nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang, đôi khi chập 2 - 5 lá cuốn
thành một bao. Sâu nằm trong bao, có thể ăn phá suốt ngày đêm. Sâu cịn có thể
di chuyển hẳn ra khỏi bao cũ để gây hại các lá mới. Một con sâu từ khi nở đến
trưởng thành có thể gây hại từ 3 - 5 lá. Sâu thường di chuyển vào buổi chiều, nếu
trong ngày trời mưa hoặc râm mát thì sâu có thể di chuyển bất cứ lúc nào. Sâu
non lớn đẩy sức chuyển từ màu xanh sang vàng hồng và có thể hóa nhộng ngay
nơi đã sinh sống hoặc chui ra khỏi bao cũ tìm vị trí khác hóa nhộng. Sâu có thể
nhả tơ, cắn đứt hai đầu lá và bịt lại thành bao kín để hóa nhộng bên trong. Lá lúa
bị sâu gây hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu tấn công lá cờ.

7


Hình 1.8: Ấu trùng bên trong lá bị cuốn

* Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số
- Thức ăn: giống lúa nhảy nhiều chồi, lá xanh đậm, thu hút ngài cái tới đẻ
trứng. Lúa lại được trồng nhiều vụ trong một năm nên trên đồng ruộng ln có
thức ăn cho sâu.
- Thời tiết: sâu cuốn lá nhỏ thích hợp vụ Đơng - Xn vì thời tiết thuận lợi
để cây lúa phát triển tốt. Nhiệt độ thích hợp đối với sâu cuốn lá nhỏ là 25 - 29oC,
và ẩm độ trên 80%.

- Thiên địch: nhóm thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ có vai trị quan trọng trên
đồng ruộng, chủ yếu gồm các loài sau:
- Ong họ Trichogrammatidae ký sinh trứng.
- Ong thuộc các họ Braconidae, Ichneumonidae, Chalcididae thường ký sinh
ấu trùng và nhộng.
- Nấm và virus ký sinh sâu non.
- Một số loài thuộc bộ cánh cứng ăn ấu trùng.
- Một số loài nhện, chuồn chuồn ăn thành trùng.
c) Các lồi sâu đục thân
Sâu đục thân lúa cịn gọi là sâu ống hoặc sâu nách. Có 6 lồi sâu đục thân
lúa chính ở Á châu, nhưng ở Việt Nam chủ yếu có 4 lồi sau:
- Sâu đục thân màu vàng: cịn gọi là sâu đục thân hai chấm, có tên khoa học
là Scirpophaga incertulas = Tryporyza incertulas, Schoenobius incertulas,
Scirpophaga incertullus, Tryporyza incertullus, Schoenobius incertullus,
Scirpophaga bipunctifer (Walker), Tryporyza bipunctifer, Schoenobius
bipunctifer.
- Sâu đục thân sọc nâu đầu đen có tên khoa học là Chilo polychrysus Meyrick

8


= Chilotraea polychrysus, Chilo polychrysa, Chilotraea polychrysa.
- Sâu đục thân sọc nâu đầu nâu có tên khoa học là Chilo suppressalis Walker
= Chilo simplex Walker
Ba loài sâu trên thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera).
- Sâu đục thân màu hồng có tên khoa học là Sesamia inferens Walker, họ ngài
đêm (Noctuidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera).
* Phân bố: các loài sâu đục thân lúa được ghi nhận xuất hiện tại các quốc
gia như Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Burma, Indonesia, Campodia,
Lào, Malaysia, Nepal, New Guinea, Philippines, Pakistan, Sri - Lanka, Việt Nam,

miền nam các nước Nhật, Trung Quốc và Triều Tiên.
Riêng sâu sọc nâu đầu đen trước kia được ghi nhận chỉ gây hại ở Malaysia
nhưng gần đây xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi như Burma, Ấn Độ, Campodia,
Lào, Nepal, Philippines, Việt Nam và miền Nam Trung Quốc.
* Ký chủ: ngoài cây lúa, các loài sâu đục thân lúa có thể sinh sống được trên
các loại cây như mía, bắp, lúa hoang, các loại cỏ như cỏ lồng vực, Sacciolepis (cỏ
mồm), Scirpus (cỏ năng tượng), Setaria, Phragmites (cỏ sậy), Typha (cỏ nến, bồn
bồn), Panicum (cỏ sả), Paspalum (cỏ Pas), Zizania (cỏ lùng), Echinochloa (cỏ
gạo). Đặc biệt là sâu đục thân màu vàng chỉ sống trên lúa và lúa hoang.
* Đặc điểm hình thái và sinh học
Sâu đục thân màu vàng Scirpophaga incertulas (Walker)
Ngài cái có chiều dài thân từ 10 - 13 mm, sải cánh rộng từ 23 - 30 mm, thân
và cánh có màu vàng nhạt, giữa cánh có một chấm đen to. Cuối bụng có chùm
lơng màu vàng nhạt dùng để phủ lên ổ trứng. Ngài đẻ đêm thứ ba sau khi vũ hóa
và liên tiếp từ 2 - 6 đêm, cao nhất là đêm thứ 2 và 3, một ngài cái có thể đẻ từ 200
- 300 trứng. Trứng được đẻ thành từng ổ từ 50 - 80 cái và mỗi đêm một ngài cái
đẻ từ 3 - 6 ổ trứng.
Ngài đực có thân dài từ 8-10 mm, sải cánh rộng từ 18-20 mm. Đầu, ngực và
cánh trước màu nâu nhạt. Cánh trước có dạng hình tam giác, giữa có một chấm
đen nhỏ. Từ góc trên của cánh trước có một vệt xiên vào giữa cánh màu nâu đen
lợt, cạnh ngồi cánh có 8-9 chấm đen nhỏ. Thời gian sống của ngài đực độ 4-5
ngày và của ngài cái từ 5-7 ngày.
Trứng nhỏ, màu trắng, thời gian ủ trứng từ 5 - 8 ngày.

9


Hình 1.7: Ổ trứng và sâu non mới nở

Sâu non màu trắng sữa, đầu màu nâu nhạt, lớn đủ sức dài 20-25 mm. Sâu có

5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 25-35 ngày.
Nhộng dài 10 - 15 mm, màu nâu nhạt, kéo dài từ 7-10 ngày.
Vòng đời sâu đục thân màu vàng từ 45-70 ngày.

Hình 1.9: Vịng đời sâu đục thân lúa màu vàng

Sâu đục thân sọc nâu đầu đen Chilo polychrysus Meyrick
Ngài đực có chiều dài thân từ 7- 9 mm, sải cánh rộng 20 - 23 mm. Đầu ngực
màu nâu nhạt, bụng màu nâu xám. Cánh trước màu vàng nâu, cạnh ngồi có 1
hàng chấm đen, giữa cánh có 6 - 7 chấm đen nhỏ. Cánh sau màu nâu nhạt, lông

10


viền cánh màu trắng bạc. Ngài cái có kích thước cơ thể từ 9 - 12 mm, sải cánh
rộng 23 - 28 mm. Râu đầu dạng sợi chỉ màu xám tro và màu nâu xám xen kẻ nhau.
Cánh trước màu nâu vàng. Thời gian sống của ngài từ 5 - 7 ngày.
Trứng hình bầu dục dẹp, mới đẻ màu trắng, dần dần chuyển thành vàng nhạt
đến vàng tro, dài từ 0,70 - 0,85 mm, ngang từ 0,45 - 0,60 mm. Ổ trứng xếp theo
dạng vảy cá, thường là 1- 3 hàng, nhiều nhất là 5 - 7 hàng. Một ổ trứng có khoảng
20 - 150 cái. Thời gian ủ trứng từ 5 - 7 ngày.
Sâu non lớn đủ sức dài từ 16 - 25 mm. Đầu màu nâu đậm hoặc đen, lưng có
5 sọc nâu chạy dọc từ đầu đến cuối bụng. Sâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian
từ 20 đến 25 ngày.
Nhộng có chiều dài từ 9 - 16 mm, ngang 2 mm. Khi mới hình thành nhộng
màu vàng, mặt lưng có 5 sọc dọc màu đỏ nâu, càng ngày nhộng càng đậm dần.
Giai đoạn nhộng kéo dài từ 6 - 10 ngày.
Vòng đời sâu đục thân sọc nâu đầu đen khoảng 36 - 45 ngày.
Sâu đục thân sọc nâu đầu nâu Chilo suppressalis Walker
Ngài đực dài 10 - 13 mm, sải cánh rộng 20 - 25 mm. Đầu, ngực màu nâu tro

nhạt, mắt kép đen, râu đầu hình sợi chỉ, nhưng những đốt cuối có hình răng cưa
nhỏ. Cánh trước màu rơm đến nâu nhạt, có một hàng chấm màu tím đen ở gần sát
cạnh ngồi và 5 đốm đen mờ ở giữa cánh. Cánh sau màu trắng vàng. Bụng thon
nhỏ.
Ngài cái có thân dài từ 12 - 15 mm, sải cánh rộng từ 25 - 31 mm. Râu đầu
hình sợi chỉ. Trên cánh khơng có những chấm đen giữa cánh như ngài đực, cạnh
ngoài cánh có 7 chấm đen. Một ngài cái đẻ từ 150 - 250 trứng. Thời gian sống của
ngài từ 5 - 7 ngày.
Trứng đẻ thành từng ổ, xếp hình vảy cá. Trứng hình bầu dục dẹp. Trứng mới
đẻ màu trắng, sau chuyển dần thành màu nâu, sắp nở có màu đen. Trứng đẻ gần
chân của lá lúa, không phủ lông. Thời gian ủ trứng từ 4 - 7 ngày.
Sâu non lớn đủ sức dài từ 18 - 20 mm, màu nâu nhạt, trên lưng có 5 sọc màu
nâu chạy suốt chiều dài thân. Sâu có 5 tuổi, phát triển trong vịng từ 26 -35 ngày.
Nhộng màu nâu vàng, dài từ 10 - 12 mm. Giai đoạn nhộng từ 5 - 7 ngày.
Vòng đời sâu đục thân sọc nâu đầu nâu từ 40 - 70 ngày.
Sâu đục thân màu hồng Sesamia inferens Walker
Ngài có chiều dài từ 12 - 15 mm, sải cánh rộng từ 27- 30 mm. Đầu, ngực
màu vàng tro, bụng màu nâu nhạt. Râu đầu của ngài đực ngắn, hình răng lược, râu
ngài cái hình sợi chỉ. Cánh trước có dạng hình chữ nhật màu nâu lợt, gân cạnh
11


ngồi cánh có màu xám đen. Ngay chính giữa cánh có một vân dọc màu nâu tối
kéo dài từ góc cánh đến cạnh ngoài của cánh. Cánh sau màu trắng bạc, cạnh ngồi
cánh màu nâu nhạt và có rìa lơng. Ngài sống từ 4 - 10 ngày.
Ngài cái bắt đầu đẻ trứng vào 2 hoặc 3 ngày sau khi giao phối. Thời gian đẻ
trứng từ 5 - 6 ngày, nhiều nhất là 10 ngày. Số lượng trứng đẻ phần lớn tập trung
trong 3 ngày đầu. Mỗi ngài cái có thể đẻ từ 1 - 15 ổ trứng, trung bình 4 - 5 ổ. Số
lượng trứng trong mỗi ổ thay đổi tùy theo lứa sâu trong năm, trung bình từ 200 250 trứng. Trứng có tỉ lệ nở rất cao, có thể trên 80%.
Trứng hình bán cầu hơi dẹp, đỉnh hơi lõm. Trên bề mặt trứng có các khía

dạng mạng nhện. Trứng mới đẻ màu trắng, khi gần nở màu tím. Thời gian ủ trứng
từ 4 - 8 ngày.
Sâu lớn đủ sức dài từ 20 - 30 mm, đầu nâu đậm, mặt dưới ngực và bụng màu
vàng nhạt, mặt lưng màu hồng tím. Sâu có 5 tuổi và phát triển từ khi nở đến lớn
đủ sức từ 20 - 40 ngày.
Nhộng to, màu nâu sậm, dài 12 - 15 mm. Nhộng phát triển từ 7 - 10 ngày.
Vòng đời sâu đục thân màu hồng từ 45 - 60 ngày
* Tập quán sinh sống và cách gây hại
Sâu đục thân màu vàng
Ngài vũ hóa vào ban đêm và có thể giao phối ngay sau khi vũ hóa và 2 ngày
sau bắt đầu đẻ trứng. Ngài thích đẻ trứng trên những đám ruộng xanh tốt, rậm rạp.
Ban ngày ngài ẩn trong tán lá lúa rậm rạp gần mặt nước. Ngài bắt đầu hoạt động
mạnh khi trời vừa tối và mạnh nhất từ 19 - 20 giờ đối với ngài cái và từ 23 giờ
khuya đến 1 giờ sáng đối với ngài đực. Ngài rất thích ánh sáng đèn và vào đèn
nhiều lúc trăng trịn. Ngài có thể bay xa đến 2 km để tìm thức ăn.
Sâu non mới nở gặm ăn chất keo và lông phủ lên ổ trứng hay ở đáy ổ trứng chui
ra. Sâu tấn công cây lúa bằng hai cách tùy giai đoạn sinh trưởng của cây lúa:
- Lúa ở giai đoạn mạ hoặc đẻ nhánh. Sâu mới nở nhả tơ nhờ gió đưa sang
các bụi lúa lân cận hoặc một số rớt xuống nước và nhờ gió đưa theo dòng nước
phân tán đến các cây khác. Khoảng 90% sâu phân tán được đến các cây khác,
nhưng chỉ 40% trong số trên là có thể sống và đục được vào thân cây lúa. Sau khi
phân tán đến các lá, sâu chui vào bên trong bẹ lá, ăn mặt trong của bẹ từ 3 - 5
ngày. Sang tuổi 2, miệng đủ cứng, sâu đục thân cây lúa chui vào bên trong thân,
ngay phía trên mắt và thường dùng tơ bịt kín lỗ đục để nước không chui vào. Sâu
ăn phá đọt non của cây lúa làm cho dưỡng chất và nước không di chuyển lên nuôi
đọt được nên đọt bị héo khô, gọi là “chết đọt”.

12



Hình 1.10: Hiện tượng chết đọt

- Lúa sắp trổ hoặc mới trổ. Sâu đục qua lá bao đòng chui vào giữa thân xong
bị dần xuống phía dưới ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn chất dinh
dưỡng nuôi bông làm cho bơng bị lép trắng gọi là “bơng bạc”.

Hình 1.11: Hiện tượng bơng bạc

- Ở tuổi nhỏ sâu có thể sống trong thân cây mạ, khi cơ thể lớn (tuổi 3), sâu
chui ra ngồi vì thân cây nhỏ so với cơ thể sâu; sâu cắn đứt thân mạ một đoạn
ngắn hoặc cắn đứt một đoạn lá xong cuốn lại thành ống và sống trong đó, khi di
chuyển sâu mang theo mình đoạn thân mạ hoặc cuốn lá đó, do đó sâu đục thân
cịn có tên gọi là “sâu ống”. Thời gian sinh trưởng của sâu non, tỉ lệ ngài cái và
đực và số lượng trứng của mỗi ngài cái sinh sống trên mạ thường kém hơn so với
sâu sống trên lúa đã cấy.
Tỉ lệ sâu đục vào thân cây lúa cao hoặc thấp tùy theo tuổi của cây:
- Cây lúa ở giai đoạn mạ hay cịn nhỏ, bẹ ơm sát thân, không thuận lợi cho

13


sâu non vì khó đục được vào bên trong thân cây lúa, do đó sâu phải kéo dài thời
gian phát triển. Sâu sống trong ruộng mạ càng lâu tỉ lệ chết càng nhiều. Việc nhổ
mạ đem cấy cũng làm tăng tỉ lệ chết của sâu non.
- Khi cây lúa đẻ nhánh bẹ rất mềm, sâu đục vào dễ dàng.
- Trên lúa đứng cái, các tầng bao lá dày cứng và nhiều, sâu đục vào khó khăn
nên thường bị chết nhiều.
- Giai đoạn làm địng, lúa chỉ có một bao địng nên sâu đục vào bên trong
thân cây lúa dễ dàng.
- Lúc lúa trổ, thân cây lúa cứng nên sâu khó xâm nhập.

Đặc điểm của sâu này là chỉ một con sống trong một thân cây lúa; khi hết
thức ăn sâu chui ra ngồi tấn cơng sang cây khác, do đó sâu có khả năng phá hại
rất cao.
Sâu cần ẩm độ cao để hóa nhộng (trên 90%), do đó, sâu thường làm nhộng
bên trong thân cây lúa hoặc dưới mặt đất độ 1 - 2 cm, đôi khi nếu đồng ruộng khơ
hạn sâu có thể chui xuống cách mặt đất độ 10 cm để hóa nhộng. Trước khi hóa
nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân cây lúa, chừa lại lớp biểu bì để khi nở ngài chui
ra ngồi.

Hình 1.12 Ấu trùng sâu đục thân 2 chấm

Sâu đục thân sọc nâu đầu đen
Ngài thường nở về đêm và ngài cái đẻ trứng 2 - 3 ngày sau khi vũ hóa. Ngài
thích ánh sáng đèn nhưng yếu hơn so với ngài hai chấm. Ngài cái bị thu hút bởi
ánh sáng đèn nhiều hơn ngài đực.
Trứng được đẻ chủ yếu trên mặt lá, thường nở vào buổi sáng và có tỉ lệ nở
rất cao.
14


Cách tấn công của sâu vào bên trong cây lúa tương tự sâu đục thân hai chấm,
nhưng sâu có tập quán sống quần tụ, trong một thân cây lúa có từ vài con, đôi khi
đến vài chục con, kể cả sâu tuổi lớn. Khi hết thức ăn sâu đục lỗ chui ra ngồi tấn
cơng cây lúa khác. Vì nhiều sâu sống trong một thân cây lúa nên mau hết thức ăn,
do đó một đời sâu non có thể di chuyển sang các cây lúa khác từ 3 - 4 lần.
Sâu hóa nhộng bên trong thân cây lúa hoặc ở nách lá, cách mặt nước khoảng
10 cm. Sâu và nhộng cần ẩm độ cao, thời tiết khô hạn nhộng dễ chết và bướm vũ
hóa ra có hình dạng khơng bình thường, do đó ruộng ẩm ướt, sâu phát sinh nhiều
hơn so với ruộng cạn.
Sâu đục thân sọc nâu đầu nâu

Ngài thường vũ hóa vào buổi chiều, rộ nhất từ 8 - 9 giờ tối. Ngài hoạt động
vào ban đêm, ban ngày trốn dưới lá lúa hay cỏ dại. Ngài rất thích ánh sáng đèn,
thường ngài cái vào đèn nhiều hơn ngài đực (trên 70%) và số lượng ngài cái chưa
đẻ trứng vào đèn chiếm tỉ lệ cao, khoảng 60%.
Ngài cái thích đẻ trứng trên lúa xanh đậm hơn trên mạ. Vị trí đẻ trứng tùy
theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa; trên mạ, ngài đẻ ở mặt trên của phiến lá,
cách chóp lá khoảng 3 cm; trên cây lúa, ngàiđẻ nhiều trên bẹ, chỉ một số ít trứng
được đẻ trên phiến lá. Ngài đẻ rộ nhất từ sau 11 giờ đêm.
Vị trí ổ trứng trên bẹ lá cao hay thấp tùy mực nước trong ruộng, thường cách
mặt nước khoảng 3 - 13 cm.
Hoạt động của sâu tùy thuộc giai đoạn tăng trưởng của cây lúa:
- Nếu cây lúa còn nhỏ, thân hẹp, thức ăn không đầy đủ, sau khi nở sâu phân
tán ngay đến các cây lúa mới, mỗi thân cây có ít nhất 3 sâu.
- Khi cây lúa bắt đầu có ống, thức ăn đầy đủ hơn, sâu nở ra không phân tán
ngay mà tập trung ở bẹ lá, sâu lớn dần mới bắt đầu cạp ăn mặt trong của bẹ, sau
đó đục vào thân cây; khi hết thức ăn sâu đục lỗ chui ra ngồi và tìm đến cây lúa
mới. Lúc lớn đủ sức, sâu ngừng ăn, cơ thể thu ngắn lại và lột xác hóa nhộng. Trước
khi hóa nhộng sâu đục một lỗ xuyên qua thân cây lúa, chừa lại lớp biểu bì để khi
nở bướm dễ chui ra ngoài.
- Khi cây lúa đang sinh trưởng sâu làm nhộng bên trong thân nơi đang sống
hoặc nếu mật số cao, sâu thường đục ra ngoài làm nhộng ở nách lá. Nếu sâu non
ở trong rạ hoặc gốc rạ muốn hố nhộng thì phải di chuyển đến gần lỗ đục vào để
làm nhộng vì nhộng cũng rất cần oxy. Lồi sâu này thường thích những ruộng lúa
khơ hạn.
Trước khi hóa nhộng sâu đục một lỗ trên thân cây, chừa lại lớp biểu bì mỏng
để khi bướm vũ hóa dễ chui ra. Cây lúa đang tăng trưởng sâu làm nhộng giữa bẹ
15



×