Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tieu luan cao hoc chu nghia duy vat lich su trong tac pham he tu tuong duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.9 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN MÔN
MÔN: TÁC PHẨM KINH ĐIỂM MÁC - LÊNIN

Đề tài

: Chủ nghĩa duy vật lịch sử trong tác
phẩm “Hệ tư tưởng Đức”


Mục lục


MỞ ĐẦU
Trong sự hình thành và phát triển triết học Mác, “Hệ tư tưởng Đức” (tháng
11 năm 1845 - tháng 4 năm 1846) là tác phẩm chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và
mang một ý nghĩa lớn lao. Trong tác phẩm này, những tư tưởng cơ bản về một thế
giới quan mới - thế giới quan duy vật biện chứng - đã được C.Mác và Ph.Ăngghen
trình bày một cách tương đối hoàn chỉnh. Cũng ở đây, một trong hai phát kiến vĩ
đại tạo nên bước ngoặt lịch sử trong các học thuyết xã hội và làm nên thực chất của
cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại - quan niệm duy vật về
lịch sử - lần đầu tiên đã được các ơng trình bày một cách toàn diện chi tiết. Và với
việc đề xuất một thế giới quan triết học mới, với việc phát hiện ra quan niệm duy
vật về lịch sử, các ông đã bước đầu đặt ra cơ sở lý luận cho chủ nghĩa cộng sản
khoa học - chủ nghĩa duy vật thực tiễn. Chính vì vậy, 160 năm qua, kể từ khi ra đời
đến nay, “Hệ tư tưởng Đức” đã đi vào lịch sử hình thành và phát triển triết học Mác
với tư cách nền tảng, bước ngoặt cách mạng và cùng với nhiều tác phẩm khác của
C.Mác và Ph.Ăngghen, làm nên cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học và trở
thành vũ khí tinh thần khơng thế thiếu của giai cấp vơ sản tồn thế giới trong cơng
cuộc cải tạo xã hội bằng thực tiễn cách mạng. Giờ đây, trong công cuộc đổi mới
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, ý nghĩa lớn lao này của “Hệ
tư tưởng Đức” vẫn cịn ngun giá trị.



NỘI DUNG
1.1.

HỒN CẢNH RA ĐỜI, MỤC ĐÍCH VÀ KÉT CẤU CỦA TÁC PHẨM


Hồn cảnh ra đời và mục đích của tác phẩm
Cuối tháng 8 năm 1844 Mác và Ăngghen đã gặp nhau ở Pari và hai ông
1.1.1.

thường xuyên trao đổi với nhau và đều nhận thấy ở nhau sự nhất trí cao trong
mọi lĩnh vực lý luận. Cũng chính thời gian ở Pari, Mác đã chuyển hẳn sang lập
trường của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản. Vào lúc gặp Ăngghen,
Mác đang có ý định viết một tác phẩm nhằm chống lại phái Hêghen trẻ. Mác
đã đề nghị Ăngghen cùng cộng tác để hoàn thành tác phẩm này. Nhưng sau đó
vào khoảng tháng 2 năm 1845 sau khi bị chính phủ Pháp trục xuất, ông đã rời
Pari đến Bruc-xen, khi đó mục đích trước mắt của ơng là phải hồn thành việc
luận chứng và đề xuất một học thuyết cách mạng mới, tuyên truyền và phổ
biến những tư tuởng đó trong phong trào vô sản.
Trong thời gian ở Bruc-xen, Mác đã đề xuất những cơ sở khoa học của
một thế giới quan mới trên lập trường của giai cấp vô sản. Đồng thời Ông tiến
hành hàng loạt các hoạt động thực tiễn nhằm tiến tới thành lập một chính đảng
vụ sản cách mạng. Tại đây Mác đã trình bày quan niệm về duy vật lịch sử
trong luận cương về Phơbach.
Trong thời kỳ này, những người ủng hộ Mác và Ăngghen cịn là thiểu số
trong phong trào cơng nhân. Trong khi đó các phe phái đủ màu sắc của chủ
nghĩa xã hội tiểu tư sản đang chiếm ưu thế. Trước tình hình đó, Mác và
Ăngghen chủ trương phải chứng minh một cách khoa học những cơ sở hệ tư
tưởng của giai cấp vơ sản và tun truyền những tư tưởng đó trong phong trào

công nhân và trong các tầng lớp xã hội để tranh thủ những người vô sản tiên
tiến trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản. Để thực hiện chủ
trương này Mác và Ăngghen thấy rõ nhiệm vụ trước mắt phải làm là phê phán
triệt để quan điểm duy tâm về xã hội của nền triết học Đức và chủ nghĩa xã hội
tiểu tư sản Đức lúc đó, đồng thời trình bày một cách chính diện những nguyên


lý cơ bản của một thế giới quan triết học mới và đặt cơ sở lý luận cho chủ
nghĩa cộng sản khoa học.
Do phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa vào thời kỳ này
đang phát triển mạnh, riêng ở nước Đức có những điều kiện hết sức đặc biệt
nên Mác và Ăngghen thấy rõ cần phải đẩy mạnh sự phát triển của phong trào
công nhân bằng cách định hướng cho phong trào không bị lệ thuộc vào hệ tư
tưởng của các giai cấp khác, mà phải được mở rộng và phát triển trên cơ sở
tiếp thu mét thế giới quan mới, một học thuyết cách mạng mới. Muốn vậy cần
phải nghiên cứu và đề xuất một thế giới quan mới, chính điều đó đã thơi thúc
Mác và Ăngghen và hai ông đã tập trung vào việc khái quát lý luận về vai trò
lịch sử của giai cấp vô sản và đề xuất các quan điểm về duy vật lịch sử.
Chính trong thời gian ở Brucxen Mác đã đề xuất những cơ sở khoa học
của một thế giới quan mới trên lập trường của giai cấp vô sản và tiến hành các
hoạt động thực tiễn nhằm mục đích đi đến thành lập một chính đảng vơ sản
cách mạng.

Trên cơ sở phê phán quan điểm duy tâm về lịch sử của Phơbach, Mác và
Ăngghen đã trình bày rõ ràng và chi tiết một thế giới quan mới - các quan điểm
duy vật về lịch sử của mình trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”.
1.1.2. Kết cấu của tác phẩm

Tác phẩm có nội dung đồ sộ này được phân thành hai tập. Tập I: Phê phán
triết học Đức hiện đại qua các đại biểu của nó là L.Phoi-ơ-bách, B.Bau-ơ và

M.Stiếc- nơ. Tập II: Phê phán chủ nghĩa xã hội Đức qua những nhà tiên tri khác
nhau của nó. Tập I có nội dung hàm súc và chứa đựng hàng loạt tư tưởng cơ bản


quan trọng vào thời kỳ hình thành những luận điểm nền tảng của chủ nghĩa
Mác, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Tập I gồm ba mục, lần lượt tìm hiểu tư tưởng của Phoi- ơ-bách (“Phoi-ơbách, sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm”), của B.Bau
(“Thánh Bruno”) và của M.Stiếc-nơ (“Thánh Maxo”). Có ba quan điểm cần lưu
ý ở tập này. Thứ nhất, tính luận chiến của tác phẩm thể hiện ở việc trich có phê
phán từng quan điểm một. Thứ hai, sự đan xen các ý tưởng của Mác và Ăng
ghen, buộc người đọc phải tập trung cao, sử dụng tốt khả năng xử lý và tổng
hợp dữ liệu để hiểu được nội dung nhất quán trong quan điểm của hai ông. Thứ
ba, các thật ngữ mà Mác và Ăng-ghen nêu trong “Hệ tư tưởng Đức” vẫn còn
chịu của phái Hê ghen trẻ; chúng sẽ được điều chỉnh trong quá trình hoạt động
thực tiễn và lý luận của hai ông.
Trong tập II, do chương II và chương III khơng có trong bản thảo nên sau
mục I (“Rheinische Jahrbucher” hay là triết học của “chủ nghĩa xã hội chân
chính”) là mục IV (các Grun, “phong trào xã hội ở Pháp và Bỉ” hay thuật biên
soạn lịch sử của “chủ nghĩa xã hội chân chính”. Mặc dù vậy, nội cung các vấn
đề cần thể hiện không hề bị ảnh hưởng.
1.2.

NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăngghen đã chỉ rõ nội
dung của quan niệm duy vật về lịch sử của mình, phân biệt thế giới quan mới
của mình với các quan điểm trước đây và cùng thời với các ông. Dưới đây,
chúng ta sẽ đi vào xem xét phân tích mét sè vấn đề cơ bản của quan điểm
này:



1.2.1. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Quan niệm duy tâm về lịch sử đã cho rằng ý thức xã hội quyết định tồn
tại xã hội, các phái duy tâm đã dựa vào tư tưởng đó để giải thích thực tiễn sự
phát sinh, phát triển của xã hội lồi người .
Quan niệm của tơn giáo thì cho rằng con người là một thực thể hồn
tồn thụ động trước hồn cảnh, vì thế sự tin tưởng tuyệt đối vào các đấng tối
cao là động lực cứu cánh cho sù phát triển xã hội.
Khác với các quan niệm đó trước khi trình bày quan điểm của mình
Mác và Ăngghen đã nghiên cứu kỹ lưỡng xã hội cơng dân, tìm hiểu ảnh
hưởng của nó đối với sự phát triển của lịch sử và khả năng giải thích các trào
lưu tư tưởng và các sản phẩm lý luận được hình thành và phát triển trong quá
trình tồn tại của xã hội cơng dân đó.
Cuối cùng Mác và Ăngghen đã đi tới khẳng định tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ nhân
quả hết sức biện chứng. Qua các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội lồi
người thì tồn tại xã hội thế nào sẽ có ý thức xã hội phù hợp tương ứng, nhưng
điều biện chứng ở đây là ý thức xã hội có vai trị tác động trở lại đối với tồn
tại xã hội, thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội chính là con đường phát triển của xã hội lồi người.

1.1.3. Vai trị quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người
Theo quan điểm này xã hội lồi người bắt đầu sự tồn tại của mình từ
khi con người bắt đầu biết lao động, biết sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt


cần thiết cho đời sống của chính con người, đó cũng là đặc trưng cơ bản để
phân biệt giữa con người và giới động vật. Khi biết sản xuất ra của cải vật

chất và hưởng thụ thành quả của hoạt động đó trong xã hội lồi người bắt đầu
xuất hiện nhu cầu khác nhau về hưởng thụ của cải vật chất làm ra và các vấn
đề về lợi Ích cá nhân, lợi ích tập đồn, lợi ích cộng đồng xuất hiện.
Nhu cầu lợi ích là động lực phát triển sản xuất vì để đáp ứng nhu cầu
lợi Ích con người phải nghiên cứu, sáng tạo ra công cụ sản xuất. Cơng cụ sản
xuất từ thơ sơ đến hồn thiện sẽ làm cho lượng của cải vật chất được làm ra
ngày càng nhiều và chất lượng của cải ngày càng cao, điều đó dẫn tới đời
sống xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao. từ đó chúng ta thấy sự
hồn thiện của cơng cụ sản xuất sẽ làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát
triển và thúc đẩy toàn bộ đời sống xã hội phát triển, khi xã hội phát triển lại
xuất hiện nhu cầu mới cao hơn v.v.., cứ liên tục như vậy từ đời này sang đời
khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác xã hội loài người ngày càng phát triển và
ngày càng văn minh hơn. Như vậy sản xuất vật chất quyết định toàn bộ đời
sống xã hội.
Sản xuất vật chất quyết định tồn tại xã hội cũng có nghĩa là nó quyết
định đến ý thức xã hội. Khi sản xuất vật chất phát triển thì khả năng nhận
thức thế giới của con người càng sâu sắc, con người có thêm các điều kiện
đày đủ hơn để khái quát, tổng kết các hoạt động thực tiễn của mình và các
vấn đề của thế giới cũng sẽ được giải thích với các cơ sở khoa học đầy đủ
hơn, đồng thời sản xuất vật chất phát triển sẽ làm cho khả năng sáng tạo của
con người ngày càng phong phó và điều đó sẽ tác động trở lại thúc đẩy sản
xuất vật chất phát triển.


Cụ thể trong tác phẩm, để khắc phục tính khơng triệt để của chủ nghĩa duy
vật cũ trong việc xem xét tự nhiên một cách siêu hình và coi tự nhiên là cái bất
biến, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra và luận giải tính lịch sử của những điều kiện
tự nhiên mà trong đó, con người tồn tại và hoạt động. Phân biệt những điều kiện tự
nhiên sẵn có với những điều kiện tự nhiên do hoạt động con người tạo nên, các ông
cho rằng, trong xã hội hiện tồn, bản thân môi trường vật chất đã trở thành sản

phẩm hoạt động lịch sử của con người. Và khi phê phán Phoiơbắc đã khơng hiểu,
khơng tính đến tác động trở lại tự nhiên của con người, các ông đã khẳng định
“hoạt động đó, lao động đó và sự sáng tạo vật chất khơng ngừng đó, sự sản xuất đó
là cơ sở của toàn bộ thế giới cảm giác được, đúng y như thế giới hiện đang tồn tại,
đến mức là nếu như nó bị ngưng lại dù chỉ một năm thì Phoiơbắc khơng những sẽ
thấy những biến đổi lớn lao trong thế giới tự nhiên, mà toàn bộ thế giới lồi người
và năng lực quan sát của bản thân ơng, thậm chí cả sự tồn tại của bản thân ơng
cũng chẳng mấy chốc cũng sẽ khơng cịn nữa” 1. Với khẳng định này, các ông đã đi
đến kết luận rằng, xã hội càng phát triển thì những điều kiện tự nhiên ngày càng trở
thành những sản phẩm lịch sử của hoạt động con người. Rằng, môi trường tự nhiên
là điều kiện vật chất khách quan cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Khi coi kết cấu vật lý và thể chất của con người là cái quyết định mối quan
hệ nhất định giữa con người và tự nhiên bên ngoài, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tập
trung xem xét hoạt động con người với tư cách nhân tố quyết định tiến trình phát
triển lịch sử. Hoạt động con người, theo các ơng, có hai mặt: hoạt động sản xuất quan hệ của con người với tự nhiên, tác động của con người đến tự nhiên và hoạt
động giao tiếp - quan hệ giữa người với người, trước hết là trong quá trình sản
xuất. Hai mặt hoạt động này tác động lẫn nhau, nhưng cái đóng vai trị quyết định
trong sự tác động qua lại đó là hoạt động sản xuất. Rằng, toàn bộ lịch sử xã hội loài
người bắt đầu từ sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất là cái phân biệt con người với
1 Mác- Ăng ghen toàn tập – tập III- tr63


động vật. Các ơng viết: “Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng
tơn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng
tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt của mình”. Và, bằng việc “sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình”,
“con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” 2. Đó là hành
động lịch sử đầu tiên của con người.

1.2. Tính biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (hình thức giao

tiếp)
Từ việc phân tích các hình thức sở hữu, mà thực chất là các hình thức của
quan hệ sản xuất trong lịch sử, Mác và Ăng ghen đã là sáng tỏ nội dung cốt lõi,
quy luật cơ bản, chi phối sự phát triển xã hội, đó là quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Hiểu được quy
luật này sẽ đi đến hiểu một cách khoa học quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúng thượng tầng cũng như thực chất của nhà nước, của cách mạng
xã hội. Quá trình vận động của lực lượng sản xuất trong điều kiện các quan hệ
sản xuất hiện tồn, sẽ phá vỡ tất yếu các quan hệ tỏ ra chật hẹp, lỗi thời để thiết
lập quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn với trình độ của lực lượng sản xuất đang
phát triển... Mác và Ăng ghen rút ra nhận định sau: “Hình thức giao tiếp – cái
mà trong tất cả các giai đoạn lịch sử từ trước đến nay đều được quyết định bởi
lực lượng sản xuất và đến lượt nó lại quyết định lực lượng sản xuất” 3, “Tất cả
mọi xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
và hình thức giao tiếp"4. Ngược lại, nếu “hình thức giao tiếp phù hợp với một
2 Mác- Ăng ghen toàn tập – tập III- tr29
3 Mác- Ăng ghen toàn tập – tập III- tr51
4 Mác- Ăng ghen toàn tập – tập III- tr107


giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất” 5, thì các cá nhân cảm
nhận được trong các giai đoạn ấy sự hợp lý của những điều kiện hoạt động của
mình. Nhận định tiếp theo là, cách mạng xã hội là sự giải quyết mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự thay thế phương thức sản xuất lỗi
thời lạc hậu bằng phương thức mới.
Sự phân tích ấy của Mác và Ăng ghen về những nét chính của quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã làm
sâu sắc hơn quan niệm duy vật về lịch sử.
1.3. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Sự phân tích tiếp theo làm sáng tỏ cách hiểu về hình thức giao tiếp như cơ sở

hạ tầng của xã hội. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện
chứng: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư
tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị
trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào chi
phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản
xuất tinh thần,... Những tư tưởng thống trị khơng phải là cái gì khác mà chỉ là sự
biểu hiện tinh thần của những quan hệ vật chất thống trị, chúng là những quan hệ
vật chất thống trị được biểu hiện dưới hình thức tư tưởng”.6
Trong tác phẩm này Mác và Ăngghen đã chỉ ra tính biện chứng của q trình
thay thế các hình thức sở hữu phụ thuộc vào trình độ phát triển của phân cơng lao
động. Tõ sù phân tích mối quan hệ giữa cá nhân những người lao động với nhau và
mối quan hệ của họ với tư liệu lao động, công cụ lao động và sản phẩm lao động
5 Mác- Ăng ghen toàn tập – tập III- tr102
6 Mác- Ăng ghen toàn tập – tập III- tr66-67


hai ơng đã phân chia các hình thức sở hữu trong lịch sử thành bốn loại. ứng với
mỗi hình thức sở hữu là một cơ sở hạ tầng và ứng với mỗi cơ sở hạ tầng là một chế
độ nhà nước, một kiến trúc thượng tầng xác định. Trong quá trình phát triển của
lịch sử, khi lực lượng sản xuất phát triển tới một giới hạn nào đó thì cơ sở hạ tầng
cũ khơng cịn phù hợp và mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc, biểu hiện về mặt xã
hội của mâu thuẫn này là sự mâu thuẫn giữa tầng lớp nắm giữ các tư liệu sản xuất
chủ yếu và chiếm đoạt phần lớn các sản phẩm của xã hội với các tầng lớp lao động
khác. Giải quyết mâu thuẫn này sẽ thay thế kiến trúc thượng tầng cũ bằng một kiến
trúc thượng tầng mới phù hợp với quan hệ sản xuất mới tiến bộ.

1.4. Sự ra đời của giai cấp, tính tất yếu của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội
Việc phân công lao động thành các dạng khác nhau và mỗi dạng lao động
được sở hữu một lượng tư liệu sản xuất khác nhau, dẫn tới sản phẩm làm ra khác
nhau và phân chia sản phẩm lao động khác nhau, điều đó tất yếu dẫn đến sự phân

chia xã hội thành các tập đồn người có lợi ích khác nhau thậm chí đối lập nhau,
những tập đồn người đó là hình thức ban đầu của giai cấp, xã hội càng phát triển
các giai cấp hình thành càng rõ nét và sẽ phân chia thành giai cấp nắm chủ yếu tư
liệu sản xuất là giai cấp thống trị, cịn giai cấp nắm ít hoặc khơng có tư liệu sản
xuất là giai cấp làm thuê - giai cấp bị trị. Lợi ích của giai cấp thống trị và bị trị

càng ngày càng khác nhau và làm cho mâu thuẫn giai cấp càng ngày càng trở
nên quyết liệt. Giai cấp thống trị ln muốn duy trì quyền lợi của mình, khơng
chịu chia sẻ lợi ích cho giai cấp khác, cịn giai cấp bị trị ln tìm mọi cách để
cải thiện lợi ích được hưởng của mình, vì thế đấu tranh giai cấp mang tính tất


yếu. Từ mâu thuẫn về kinh tế dẫn đến mâu thuẫn về chính trị và mâu thuẫn giữa
hai giai cấp đại biểu cho hai lực lượng xã hội đối lập nhau về lợi ích sẽ trở thành
mâu thuẫn đối kháng, mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết bằng con đường
cách mạng. Khác với quan niệm duy tâm về lịch sử, quan niệm của chủ nghĩa duy
vật lịch sử khơng đi tìm một phạm trù nào đó trong mỗi thời đại, mà nó ln ln
đứng trên miếng đất hiện thực của lịch sử; nó khơng căn cứ vào tư tưởng để giải thích
thực tiễn, nó giải thích sự hình thành của tư tưởng căn cứ vào thực tiễn vật chất, và do
đó, nó đi tới kết luận rằng... khơng phải sự phê phán mà cách mạng mới là động lực
của lịch sử, của tôn giáo, của triết học và của mọi lý luận khác”7.
Với quan niệm duy vật về lịch sử này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi đến kết
luận về tính tất yếu lịch sử của cuộc cách mạng vô sản. Phê phán quan niệm của
các nhà “xã hội chủ nghĩa chân chính” Đức (Gruyn, Ghétxơ) và trái với quan niệm
của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, các ông khẳng định chủ nghĩa cộng sản
không phải là một kế hoạch được vạch ra một cách tư biện về xã hội lý tưởng trong
tương lai, mà là kết quả có tính quy luật của q trình lịch sử khách quan. Rằng,
“chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải
là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo... Chủ nghĩa cộng sản là một phong
trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay” 8. Và, sau khi đã luận giải về tính tất

yếu của cuộc cách mạng này, về những tiền đề vật chất của nó, về lực lượng và
phương thức tiến hành cuộc cách mạng này, các ông đã phác thảo ra trên những nét
chung nhất về những đặc trưng của xã hội tương lai trên cơ sở phân tích những
khuynh hướng hiện thực của sự phát triển xã hội. Xã hội đó một khi được thiết lập
thì theo các ơng, nó sẽ trở thành một sự kết hợp thực sự của con người, trở thành
sự thống nhất thực sự của những con người “có tự do cá nhân” và nó sẽ tạo ra
7 Mác- Ăng ghen tồn tập – tập III- tr54
8 Mác- Ăng ghen toàn tập – tập III- tr51


những điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng con người, cho sự “phát triển toàn
diện” của mọi thành viên xã hội.

KẾT LUẬN

Như vậy, có thể nói, bằng việc áp dụng một cách triệt để chủ nghĩa duy vật
vào việc nghiên cứu mọi mặt, mọi hiện tượng của đời sống xã hội, trong Hệ tư
tưởng Đức, lần đầu tiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày một cách tồn diện,


chi tiết quan niệm duy vật của các ông về lịch sử nhân loại. Làm nên giá trị trường
tồn, sức sống bền vững và ý nghĩa lịch sử lớn lao của “Hệ tư tưởng Đức” chính là
thế giới quan duy vật biện chứng và quan niệm duy vật về lịch sử, đó là những thành
tố đã làm nên bước ngoặt cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng triết học nhân
loại, tạo ra một phương pháp luận thực sự khoa học cho việc nghiên cứu tiến trình
phát triển của xã hội loài người và bước đầu đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa xã hội
khoa học với tư cách kết quả có tính quy luật của tiến trình lịch sử khách quan, một
cuộc vận động hiện thực trên cơ sở và nền tảng kinh tế - xã hội phát triển mà hiện
đang được chúng ta lấy làm nền tảng tư tưởng, làm cơ sở lý luận cho công cuộc đổi
mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

“Hệ tư tưởng Đức” – Tác phẩm đánh dấu sự ra đời một thế giới
quan mới, một quan niệm duy vật lịch sử - Đặng Hữu Toàn

2.

Hệ tư tưởng Đức - C.Mac và F.Enghen - Nhà xuất bản Sự Thật – Hà
Nội 1987.

3.

Mác – Ăng ghen toàn tập – Tập III



×