Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sử dụng biến trong chương trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.67 KB, 13 trang )

1

A. MỞ ĐẦU
1)Lý do chọn đề tài :
Ngày nay máy tính đã trở thành một cơng cụ khơng thể thiếu của xã hội, và
Tin học là một môn học mới ở các trường phổ thơng nên học sinh ít nhiều cịn bỡ
ngỡ (hoặc thích thú) khi tiếp cận với mơn học này tuy nhiên, ở các em, ý chí cịn
thấp, dễ thấy nhàm chán và nhanh chóng mất sự chú ý. Các em chỉ hứng thú với
đặc điểm bên ngoài của quá trình học tập (các em chỉ nghĩ máy vi tính dùng để giải
trí, chơi game…). Đối với học sinh, tính tích cực bên trong thường nảy sinh từ tác
động bên ngoài (giáo viên giảng dễ hiểu, phương pháp thích hợp…). Nội dung tin
học quyển 3 (lớp 8) là một nội dung mới lạ đối với đa số học sinh với nhiều khái
niệm, thuật ngữ, cấu trúc dữ liệu mà học sinh mới được tiếp xúc lần đầu. Chính vì
vậy mà học sinh rất khó khăn khi lập trình giải quyết các bài tốn. Trong đó có một
số ngun nhân chính sau đây:
+Học sinh thường gặp khó khăn khi xác định bài tốn.
+Khó liên hệ phương pháp giải một bài toán trong toán học với thuật toán
trong tin học.
Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh
học tốt bài thực hành 3 ‘Khai báo và sử dụng biến’“.
2)Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Do gặp phải những khó khăn trên nên khi lập trình giải các bài tốn học sinh
thường mắc rất nhiều lỗi, thậm chí có những lỗi các em mắc phải nhiều lần, tuy
nhiên, đối với một số học sinh khá giỏi, đa phần các em rất hào hứng với việc học
lập trình, cụ thể là ngơn ngữ lập trình Turbo Pascal. Do đó qua đề tài này tơi muốn
giới thiệu một số kinh nghiệm dạy lập trình Pascal để giúp học sinh có thể hiểu bài
một cách nhanh chóng, hiểu được kiến thức và kĩ năng lập trình Pascal và một số ví
dụ nhằm giúp học sinh học tốt hơn với môn học mới mẻ này.


2



3)Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: học sinh các lớp 8A, 8B trường PTDTTN THCS huyện
Kế Sách năm học 2014-2015.
Phạm vi nghiên cứu: Tiết 1 - bài thực hành 3 ‘Khai báo và sử dụng biến’.
4) Phương pháp nghiên cứu:
-Tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giảng dạy trong nhà trường.
-Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và lắng nghe sự góp ý của học sinh,
phụ huynh học sinh, …
-Tham gia học tập trên các diễn đàn …
5) Tính mới của đề tài:
Hiện nay, chúng ta đang áp dụng và phát huy phương pháp dạy học trực quan,
phát huy tối đa sự tư duy sáng tạo của học sinh thông qua việc tự học, tự nghiên
cứu... Do đó khi cần dạy một nội dung nào đó cho học sinh, người giáo viên phải
biết phân tích nội dung đó liên quan đến những hoạt động nào. Và một số hoạt
động trong đó lại được phân tích thành những hoạt động thành phần. Rồi căn cứ
vào mục tiêu tiết học, trình độ học sinh, trang bị cho học sinh các kiến thức cần
thiết để giúp cho học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và phát huy được khả năng tư duy
sáng tạo của mình.


3

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận-Một số lỗi sai thường gặp của học sinh
Ban đầu khi học lập trình Pascal học sinh thường gặp một số lỗi cơ bản sau:
Không hiểu được các kiểu dữ liệu, khai báo biến và hằng không đúng kiểu dữ liệu,
không hiểu được thuật tốn (viết chương trình) là gì?....
2. Cơ sở thực tiễn-Các kiểu dữ liệu cơ bản
2.1. Không hiểu được biến, hằng và các kiểu dữ liệu:

a) Pascal là một ngôn ngữ chặt chẽ về kiểu dữ liệu. Mỗi một biến, khi được
khai báo đều phải thuộc về một kiểu dữ liệu nào đó.
Ví dụ:
Var

a: integer;

{biến a có kiểu integer}

b: char;

{biến b có kiểu ký tự}

b) Mỗi biến chỉ được gán (hoặc so sánh với) những giá trị tương thích với kiểu
dữ liệu của nó.
Ví dụ:
Var

a: integer;

{kiểu số ngun}

b:char;

{kiểu ký tự}

c:real;

{kiểu số thực}


d: longint;

{kiểu số nguyên có miền giá trị lớn}

Những phép gán sau đây là hợp lệ:
a := 1;
b := ‘c’;
c := 1;

{biến số thực có thể được gán bằng số nguyên}

c := 1.0;

{1.0 là một hằng số thực có giá trị bằng 1}

c := 1.2;
d := 1;
d := 1000000;


4

c := d;

{biến số thực có thể được gán bằng số nguyên}

Những phép gán sau đây là không hợp lệ:
a := 1.2;

{số nguyên không thể được gán bằng số thực}


d := 1.2;
a := 1000000;

{lỗi tràn số, số nguyên 1000000 có
giá trị quá lớn so với miền giá trị của integer}

b := 1;

{kiểu ký tự không thể được gán bằng số}

b := ‘abc’;

{‘abc’ là một hằng số kiểu chuỗi}

2.2. Mỗi kiểu dữ liệu có một số thao tác trên kiểu dữ liệu đó.
Ví dụ:
-Kiểu số ngun và số thực sẽ có các thao tác cộng, trừ, nhân, chia, …
-Kiểu boolean có các thao tác and, or, not…
3. Các giải pháp tiến hành:
Khi dạy và học lập trình nói chung và Pascal nói riêng, nhiều khi người dạy và
người học nơn nóng chỉ muốn lập trình ngay mà khơng nghĩ rằng trong những bước
cơ bản ban đầu là phải hiểu rõ những khái niệm cơ bản, ví dụ như: bảng chữ cái,
các kí hiệu, kiểu dữ liệu… Do đó tơi giới thiệu cho học sinh hiểu rõ được các kiểu
dữ liệu cơ bản trong Pascal:
3.1. Kiểu dữ liệu cơ bản.
a) Kiểu số nguyên - integer
Các kiểu dữ liệu số nguyên trong Pascal:
integer -32768 .. 32767
byte


0 .. 255

shortint -128 .. 127
word

0 .. 65535

longint -2147483648 .. 2147483647
b) Kiểu số thực - real
real

2.9*10-39 .. 1.7*1038 và số 0.


5

Cách viết:
o Viết theo kiểu số thập phân bình thường.
Ví dụ: 3.14
o Viết theo kiểu có phần định trị và phần mũ.
3.93E+02 = 3.93 * 102 = 393

Ví dụ:

3.14E-02 = 3.14 * 10-2 = 0.0314
c) Kiểu logic - boolean
Kiểu boolean là một đại lượng chỉ có thể nhận hai giá trị TRUE (đúng) hoặc
FALSE (sai).
Các phép toán trên kiểu Boolean: and, or, not.

Ví dụ 1:
a := true;
b := false;
c := a and b; { c = false}
d := a or b; {d = true}
e := not(a); {e = false}
Các phép toán quan hệ sau đây sẽ cho kết quả là kiểu boolean:
Ví dụ 2:
a := 5;
b := 6;
c := (a > b); {c = false}
d := (a<>b); {d = true}
d) Kiểu ký tự - char
Các giá trị thuộc kiểu dữ liệu này là những chữ viết, ký hiệu.
Cách viết: các ký tự được đặt trong hai dấu nháy đơn.
Ví dụ:
Var x: char;



6

x := ‘A’;
x := ‘a’;
x := ‘+’;
x := ‘1’;

{chữ số 1, khác với số nguyên 1}

x := ‘ ‘;


{ký tự trống}

e) Kiểu chuỗi ký tự - string
Các giá trị thuộc kiểu này là một chuỗi liên tiếp nhau các ký tự. Chuỗi ký tự
có thể là trống (khơng có ký tự nào) hoặc chỉ có một ký tự và có tối đa là 255 ký tự.
Cách viết: chuỗi các ký tự được viết trong hai dấu nháy đơn.
Cách khai báo
Var

s: string;

{khai báo chuỗi s có độ dài tối đa
255 ký tự}

s1: string[80];

{khai báo chuỗi s1 có độ dài tối đa
80 ký tự}

s2: string[21];

{khai báo chuỗi s1 có độ dài tối đa
21 ký tự}

Ví dụ:
s := ‘Chao cac ban’;
s1 := ‘’;

{chuỗi rỗng}


3.2. Các phép toán trên các kiểu dữ liệu:
a)Các phép toán về số học:
Phép toán

*
/

Kiểu số hạng
Nguyên

Kiểu kết quả
Nguyên

Real

Real

Real, nguyên
Nguyên

Real, nguyên
Real

Real

Real

Real, nguyên


Real


7

DIV
MOD
+
-

Nguyên

Nguyên

Nguyên

Nguyên

Nguyên

Nguyên

Real

Real

Real, nguyên
Nguyên

Real

Nguyên

Real

Real

Real, nguyên

Real

b)Các phép toán về logic – boolean:
Phép toán

NOT
AND
OR

Kiểu số hạng
Boolean

Kiểu kết quả
Boolean

Boolean

Boolean

Boolean

Boolean


c)Các phép toán so sánh:
Phép toán
Các phép tốn so sánh

Kiểu số hạng
-Kiểu integer hay real.
-Cùng kiểu kí tự.

Kiểu kết quả
Boolean

3.3.Có nhiều dạng bài tập:
Nguyên tắc khi mới làm quen với một ngơn ngữ lập trình nào đó, thì người
học cần phải làm quen với nhiều dạng bài tập như bài tập về viết thuật toán, bài tập
về đọc hiểu chương trình, bài tập về sửa lỗi chương trình, trong giới hạn bài viết ở
đây tơi xin nêu ra một số ví dụ như sau:,…


8

*Bài tập về khai báo biến-kiểu dữ liệu:
Ví dụ 1: Viết chương trình nhập các số nguyên x, y từ bàn phím, sau đó hốn
đổi giá trị và xuất kết quả ra màn hình.
Chương trình này yêu cầu khai báo hai biến x và y có kiểu dữ liệu là số
nguyên (integer), tuy nhiên ta có thể khai báo thêm một biến tạm z cũng là kiểu
integer, ta khai báo như sau:
Var x,y,z:integer;
Ví dụ 2: Hãy viết chương trình nhập vào bán kính của hình trịn và in ra màn
hình chu vi của hình trịn đó.

Ở đây trên phương diện lập trình bán kính ta có thể khai báo là kiểu số
ngun hay thực, tuy nhiên cơng thức để tính chu vi là (chu vi = 2.pi.r và pi=3,14)
do đó chu vi bắt buộc có kiểu dữ liệu là số thực.
Chương trình khai báo như sau:
Cách 1:
Var x:integer;
Chuvi:real;
Cách 2:
Var x,chuvi:real;

4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp:
Bảng số liệu học sinh lớp 8 năm học 2014-2015 khi chưa thực hiện đề tài:
Lớp
8A
8B

Số học sinh khảo sát
29
29

Học kì I
23
21


9

-Khi thực hiện thực nghiệm qua các đối tượng học sinh đã nêu trên, các em đã
biết khai báo biến với các kiểu dữ liệu và tránh được các lỗi thường gặp khi học lập
trình Pascal.

-Bảng số liệu kết quả đạt được của học sinh lớp 8 năm học 2015-2016 sau khi
thực hiện đề tài:
Lớp
8A
8B

Số học sinh khảo sát
32
30

Học kì I
32
30

III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Sự ra đời của phương pháp dạy học mới bao giờ cũng gặp những khó khăn,
địi hỏi phải có ý thức và quyết tâm tìm tịi, thử nghiệm với những bước đi vững
chắc mới có thể đạt hiệu quả cao.


10

Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan
trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên việc ứng dụng
CNTT nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó
khăn địi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ
giáo viên.
Qua thực tế giảng dạy và học tập, được sự giúp đỡ của các thầy cô, các bạn

đồng nghiệp, bản thân tôi đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích, thiết thực cho q
trình giảng dạy và công tác. Tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn được
đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của nhà
trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
2. Kiến nghi
Để việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường được tốt hơn tôi xin
kiến nghị: nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho những giáo
viên giảng dạy đồng thời tạo điều kiện cho GV được đi tập huấn các chuyên đề bồi
dưỡng học sinh giỏi, chương trình ứng dụng CNTT trong giảng dạy, để bổ sung
thêm kiến thức và học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp. Tăng cường sách
tham khảo cũng như tài liệu mới về Tin học để giáo viên có cơ sở trao đổi và mở
rộng thêm kiến thức, Cung cấp thêm máy chiếu để tiết dạy trở nên sinh động hơn,
giúp học sinh dễ quan sát tiếp thu bài tốt hơn.
Trong quá trình viết đề tài, do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn, đề
tài khơng tránh khỏi những sai sót hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp
chỉ bảo của các thầy cơ giáo và các đồng nghiệp để làm kinh nghiệm quý báu cho
bản thân trong quá trình giảng dạy.


11

Tài liệu tham khảo
-Sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện, tỉnh qua các năm.
-Tin học dành cho Trung học cơ sở (Quyển 3) của Bộ giáo dục.
-Nhiệm vụ công nghệ thông tin của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Sóc Trăng ...


12

Nhận xét của Hội đồng xét duyệt sáng kiến cải tiến kỹ thuật

ngành giáo dục tỉnh
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................


13
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................



×