Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Sự thể hiện của các nguyên tắc quyết định hình phạt với người dưới 18 tuổi trong bộ luật hình sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.94 KB, 16 trang )

BÀI KIỂM TRA
Mơn: Quyết định hình phạt trong tố tụng hình sự
Đề bài: Trình bày các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới
18 tuổi? thể hiện của các nguyên tắc quyết định hình phạt chung trong các nguyên
tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi thế nào?
BÀI LÀM
1. Các nguyên tắc chung về quyết định hình phạt
Có nhiều quan điểm khác nhau về quyết định hình phạt, tựu chung lại có
thể hiểu quyết định hình phạt là hoạt động nhận thức và áp dụng pháp luật hình
sự, do Tịa án có thẩm quyền, nhân danh Nhà nước CHXHCN Việt Nam thực hiện
sau khi đã định tội danh và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để quyết định
loại hình phạt (hình phạt chính, hình phạt bổ sung), mức hình phạt cụ thể áp dụng
cho từng cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội trọng phạm vi giới hạn của
khung hình phạt do luật định, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Quyết định hình phạt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị xã hội và pháp lý. Quyết định hình phạt góp phần củng cố và giữ vững pháp
chế, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Quyết định hình phạt đúng là cơ sở pháp
lý đầu tiên để đạt được mục đích của hình phạt và là cơ sở quan trọng để có thể
nâng cao hiệu quả của hình phạt.
Để quyết quyết định hình phạt đúng, cần phải tuân theo các nguyên tắc
chung trong quyết định hình phạt, đó là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, kim
chỉ nam cho hoạt động của các chủ thể tiến hành tố tụng khi lựa chọn và quyết
định loại và mức hình phạt đối với từng chủ thể phạm tội cụ thể nhằm đạt được
mục đích của việc áp dụng hình phạt đã đề ra. Các nguyên tắc quyết định hình
1


phạt là một trong những nội dung quan trọng của chế định quyết định hình phạt,
việc nghiên cứu làm sáng tỏ các nguyên tắc quyết định hình phạt tạo tiền đề thuận
lợi để quyết định hình phạt đúng pháp luật. Nếu nhận thức khơng đúng các
ngun tắc quyết định hình phạt sẽ dẫn đến việc áp dụng không đúng các quy


phạm pháp luật hình sự dẫn đến việc quyết định hình phạt sai. Trong luật hình sự
Việt Nam, các nguyên tắc quyết định hình phạt khơng được ghi nhận chính thức
trong Bộ luật hình sự mà được thể hiện thơng qua nội dung các quy phạm pháp
luật hình sự. Để có cơ sở đưa ra các nguyên tắc quyết định hình phạt, cần phải
dựa vào những tiêu chuẩn nhất định. Những tiêu chuẩn đó là: Thứ nhất, phải là
những tư tưởng chỉ đạo đầu tiên; thứ hai, phải được thể hiện trực tiếp hoặc gián
tiếp trong luật hình sự; thứ ba, phải là những tư tưởng chỉ đạo định hướng hoạt
động của tịa án trong lĩnh vực quyết định hình phạt; thứ tư, những tư tưởng đó
phải phù hợp với chính sách hình sự trong từng giai đoạn phát triển của Nhà
nước. Căn cứ vào những tiêu chuẩn trên, việc quyết định hình phạt cần phải dựa
vào những nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; Nguyên
tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa; Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt; Ngun tắc cơng
bằng (cơng minh) [1, tr. 409]. Cụ thể, nội dung của các nguyên tắc này như sau:
1.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc quan trọng và cơ
bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nói đến pháp chế là nói
đến sự triệt để tuân thủ pháp luật của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và cơng
dân. Có tn thủ triệt để ngun tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa khi quyết định
hình phạt thì các nguyên tắc khác của luật hình sự mới được đảm bảo thực hiện.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt
toàn bộ các hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự. Trong các nguyên
tắc quyết định hình phạt, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đóng vai trò quan
trọng hàng đầu, vi phạm nguyên tắc pháp chế cũng có nghĩa là vi phạm các
2


nguyên tắc khác ở các mức độ khác nhau. Tư tưởng cơ bản bao trùm của nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa khi quyết định hình phạt được thể hiện ở chỗ, khi
áp dụng hình phạt đối với người bị kết án, tòa án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các
quy định của luật hình sự. Nội dung của nguyên tắc này, trước hết, được thể hiện

ở chỗ khi quyết định hình phạt, tịa án phải tn theo trình tự và các điều kiện áp
dụng các loại hình phạt cụ thể và chỉ có thể tun những hình phạt, với mức phạt
được quy định trong Bộ luật hình sự, nguyên tắc này không thừa nhận nguyên tắc
tương tự pháp luật trong luật hình sự. Hình phạt với tính chất là biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước có nội dung tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi
ích của người bị kết án. Do vậy, việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
phải hết sức chặt chẽ. Tịa án chỉ được phép áp dụng một hình phạt đối với người
bị kết án khi hình phạt này được Bộ luật hình sự quy định cho chính tội phạm đó.
Trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy
định cụ thể hệ thống hình phạt chính và hình phạt bổ sung, điều kiện áp dụng hình
phạt, quyết định hình phạt, căn cứ quyết định hình phạt; trong Phần các tội phạm
của Bộ luật này, cũng đã quy định các cấu thành tội phạm cụ thể với các loại và
mức hình phạt tương ứng có thể áp dụng đối với người thực hiện tội phạm.
Nội dung thứ hai của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện ở
việc: khi quyết định hình phạt là tịa án phải tn thủ các quy định của Bộ luật
hình sự về nội dung, phạm vi, điều kiện áp dụng các loại hình phạt, về tổng hợp
hình phạt. Theo đó, khi quyết định hình phạt, tịa án phải viện dẫn đầy đủ các căn
cứ pháp lý trong bản án, nghĩa là tòa án phải chỉ rõ các điều luật được vận dụng
trong phần quyết định của bản án. Tòa án cần phải triệt để tuân thủ khi xác định
và lựa chọn loại hình phạt, mức phạt cụ thể cần áp dụng cho người phạm tội.
Ngoài ra, Tòa án cũng cần tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các quy định về tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự…, bởi vì đây là những quy định có
tính chất làm cơ sở pháp lý để Tịa án dựa vào đó quyết định hình phạt cho người
3


phạm tội được chính xác. Nội dung thứ ba của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa là tính hợp lý của quyết định hình phạt. Tính hợp lý thể hiện ở chỗ trong số
những phương án giải quyết khác nhau mà luật cho phép, tòa án phải lựa chọn
phương án tối ưu nhất, vừa phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội

của các hành vi phạm tội, vừa phục vụ yêu cầu chính trị - xã hội trong từng giai
đoạn, ở từng địa phương. Do đó, tịa án phải áp dụng đúng các quy định của pháp
luật hình sự. Áp dụng đúng khơng có nghĩa là chỉ áp dụng đúng lời văn, áp dụng
một cách máy móc các quy định của pháp luật hình sự mà cịn phải hiểu đúng tinh
thần của pháp luật, tìm hiểu các quy phạm pháp luật hình sự theo quan điểm
chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, do người thực hiện tội
phạm thường gây ra những hậu quả pháp lý nhất định và bị quần chúng nhân dân
căm ghét, cho nên khi quyết định hình phạt đối với họ, tịa án phải cân nhắc cả
tình hình chính trị, xã hội, kinh tế ở địa phương để quyết định hình phạt cho hợp
lý [2, tr. 165].
1.2. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình phạt
Tư tưởng nhân đạo ln được thể hiện rõ nét trong đường lối chính sách
của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước ta. Trong luật hình sự Việt Nam,
tư tưởng nhân đạo được thể hiện xun suốt thơng qua các quy phạm pháp luật
hình sự, hình thành nên nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Cùng với nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa không chỉ là
một nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam mà còn là nguyên tắc đặc thù
cho hoạt động quyết định hình phạt. Trước hết, khi quyết định hình phạt, tịa án
phải đặt mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã
hội là mục đích quan trọng hàng đầu. Do đó, khi quyết định hình phạt, tịa án phải
cân nhắc lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của người phạm tội trong một tổng
thể thống nhất biện chứng, hài hòa và hợp lý. Nhân đạo xã hội chủ nghĩa đòi hỏi
phải có thái độ đúng đắn đối với lợi ích của toàn xã hội, của Nhà nước và của
4


người phạm tội. Bởi lẽ, khơng thể nói đến nhân đạo được nếu khi quyết định hình
phạt mà quá đề cao lợi ích của Nhà nước, của xã hội, hạ thấp, xem thường lợi ích
của người phạm tội, hoặc ngược lại. Nguyên tắc nhân đạo khi quyết định hình
phạt thể hiện ở chỗ luật hình sự nước ta quy định các quy phạm giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự và hình phạt đối với những người phạm tội ít nguy hiểm cho xã hội
và những người phạm tội lần đầu, những người thành khẩn khai báo, tố giác đồng
phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây
ra. Đối với những người này, khi quyết định hình phạt, tùy theo các tình tiết của
vụ án, mức phạt tù và nhân thân người phạm tội, Tịa án có thể cho bị cáo hưởng
án treo, khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp
nhất hoặc chuyển sang loại hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn… Còn đối với
những người phạm tội đặc biệt nguy hiểm, những người tái phạm, tái phạm nguy
hiểm, phạm tội có tổ chức… luật hình sự nước ta có những quy định quyết định
hình phạt rất nghiêm khắc nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của xã hội, của nhà
nước và mọi công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm. Nhưng khi quyết định hình
phạt đối với những người này, nguyên tắc nhân đạo địi hỏi phải chọn một biện
pháp nghiêm khắc thích hợp, phải tuân theo một nguyên tắc cơ bản là người bị
kết án cũng là con người và mọi người lầm đường lạc lối có thể được giáo dục,
cải tạo, để trở thành người lao động có ích cho xã hội. Ngồi ra, khi quyết định
hình phạt, tịa án phải cân nhắc đến tất cả những đặc điểm tốt thuộc về nhân thân
người phạm tội trong phạm vi luật định vì nhân thân người phạm tội khơng chỉ
phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà còn
phản ánh khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội cũng như hoàn cảnh đặc
biệt của họ. Tòa án xem xét các đặc điểm tốt thuộc về nhân thân người phạm tội
để tuyên một hình phạt giảm nhẹ cho bị cáo [3, tr. 39]. Nguyên tắc nhân đạo còn
thể hiện ở việc hạn chế sự trừng trị. Tức là trong một vụ án, tòa án có thể tuyên
một trong những mức cho phép đối với bị cáo thì tịa án nên tun mức hình phạt
5


cần thiết tối thiểu. Đồng thời hệ thống hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong
luật hình sự cúa nước ta khơng áp dụng các hình phạt mang tính hành hạ, tàn
nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục danh dự, nhân phẩm của người phạm tội.
1.3. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong quyết định hình phạt

Ngun tắc cá thể hóa hình phạt là ngun tắc chung của luật hình sự, đồng
thời cũng là nguyên tắc của quyết định hình phạt. Yêu cầu của nguyên tắc này là
đảm bảo cho hình phạt được tun phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi vi phạm, phù hợp với nhân thân cũng như hoàn cảnh phạm
tội của người phạm tội. Cá thể hóa hình phạt là nguyên tắc tất yếu của việc quyết
định hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Nguyên tắc này được nhà làm
luật thể hiện trước hết ở Điều 9 Bộ luật hình sự hiện hành. Hình phạt được áp
dụng đối với những tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là khác nhau. Người
phạm tội nghiêm trọng có thể phải chịu hình phạt tù, cịn đối với người phạm tội
ít nghiêm trọng có thể áp dụng một trong những hình phạt từ cảnh cáo, phạt tiền
(với tư cách là hình phạt chính), cải tạo khơng giam giữ cho đến hình phạt tù. Nội
dung của cá thể hóa hình phạt cũng được thể hiện ở các điều luật quy định các
giai đoạn phạm tội, quy định về đồng phạm, hệ thống các hình phạt và các điều
kiện áp dụng chúng, cũng như quy định việc quyết định hình phạt đối với một số
người phạm tội như người chưa thành niên, người già yếu, phụ nữ có thai. Do đó,
cá thể hóa hình phạt là một trong những ngun tắc quan trọng của chế định hình
phạt và là nguyên tắc đặc thù của quyết định hình phạt. Khi quyết định hình phạt,
tịa án phải cân nhắc tất cả các tình tiết có trong vụ án để đánh giá chính xác tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Nếu tội phạm xảy ra
xâm hại tới quan hệ xã hội càng quan trọng thì tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi đã thực hiện càng lớn và do vậy, tòa án phải quyết định một hình phạt
nghiêm khắc hơn (so với trường hợp khác có các tình tiết tương đương). Trong
trường hợp tội phạm thực hiện dưới hình thức đồng phạm, khi quyết định hình
6


phạt, tịa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia
của từng người đồng phạm, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự của từng người đồng phạm. Tịa án khơng chỉ xem xét hình thức phạm tội mà
cịn phải xem xét giai đoạn phạm tội; xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho

xã hội của hành vi đã thực hiện, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình
tiết khác khiến cho tội phạm khơng thực hiện được đến cùng; xem xét các tình tiết
khác phán ánh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội như
tính nguy hiểm của cơng cụ, phương tiện phạm tội, thủ đoạn phạm tội, hoàn cảnh
phạm tội, mức độ lỗi, động cơ, mục đích phạm tội… để từ đó quyết định hình
phạt đúng đắn đối với người phạm tội. Khi quyết định hình phạt, tịa án phải cân
nhắc những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội như trình độ học vấn, lối
sống, ý thức chính trị, ý thức pháp luật, nghề nghiệp, hồn cảnh gia đình, tái
phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chun nghiệp. Tất nhiên, hình
phạt đối với tội phạm ln ln là hình phạt đối với các hành vi phạm tội đã thực
hiện, chứ không phải nhân thân người phạm tội [2, tr. 167]. Xem xét nhân thân
người phạm tội để phục vụ cho việc cá thể hóa hình phạt đối với tội phạm, xem
xét những đặc điểm nhất định có ảnh hưởng tới tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội.
1.4. Ngun tắc cơng bằng trong quyết định hình phạt
Theo Từ điển tiếng Việt thì "cơng bằng" được hiểu là "theo đúng lẽ phải,
không thiên vị". Ở nước ta, tư tưởng công bằng luôn được thể hiện rõ nét trong
đường lối chính sách của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Trong
luật hình sự Việt Nam, tư tưởng công bằng được thể hiện xuyên suốt thông qua
các quy phạm pháp luật hình sự, hình thành nên một nguyên tắc của luật hình sựngun tắc cơng bằng. Ngun tắc cơng bằng trong quyết định hình phạt được
hiểu là hình phạt phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội, khơng phân biệt giới tính, dân tộc, địa vị kinh tế, tơn giáo, tín ngưỡng, thành
7


phần xuất thân, tình trạng tài sản của người phạm tội… hình phạt càng phù hợp
với hành vi phạm tội thì ngun tắc cơng bằng càng được thực hiện triệt để. Công
bằng không chỉ đặt ra đối với bản thân người có hành vi phạm tội mà cịn phải đặt
trong sự so sánh với những tội phạm khác và với những người phạm tội khác.
Việc nhà làm luật phân loại tội phạm thành 4 loại cũng như quy định rõ trường

hợp hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng nguy hiểm khơng đáng kể thì
khơng bị coi là tội phạm và bị xử lý bằng biện pháp khác cũng thể hiện rõ nguyên
tắc công bằng trong quyết định hình phạt. Bởi các hành vi khác nhau về tính chất,
mức độ nguy hiểm thì mức độ xử lý phải khác nhau, khơng thể có mức xử lý
ngang nhau đối với các trường hợp phạm tội cụ thể khác nhau. Chỉ khi nào hình
phạt đã tun tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, nhân thân người phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự thì khi đó hình phạt này mới chính xác, cơng bằng đối với
người phạm tội và trong mối tương quan với tội phạm khác, hình phạt đã tun
cũng phải có tính hợp lý, cơng bằng. Nếu có sự chênh lệch lớn giữa tội phạm và
hình phạt thì khi đó ngun tắc công bằng không thể đạt được. Tội phạm càng
nguy hiểm thì hình phạt càng nghiêm khắc. Ngồi ra, các trường hợp phạm tội cụ
thể của một tội phạm rất khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm, do vậy, nhà
làm luật quy định chế tài lựa chọn trong khung hình phạt để Tịa án tùy từng
trường hợp cụ thể quyết định một hình phạt thực sự cơng bằng so với hành vi
phạm tội của bị cáo, phản ánh đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội. 48 Trong phạm vi cả nước, tòa án phải thống nhất trong việc đánh giá
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người
phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu có.
Khơng thể có việc đánh giá khác nhau đối với những vụ phạm tội có các tình tiết
tương đương, do đó quyết định hình phạt khơng giống nhau dù các tình tiết là
tương đương nhau. Tịa án khi quyết định hình phạt phải cân nhắc toàn bộ các
8


tình tiết có trong vụ án, khơng được bỏ sót bất cứ tình tiết nào có liên quan đến
hành vi phạm tội cũng như khả năng đạt được mục đích của hình phạt, từ đó
quyết định hình phạt thỏa đáng, cơng bằng đối với bị cáo. Bởi nếu tịa án bỏ sót
một tình tiết nào đó sẽ dẫn đến hậu quả quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá
nhẹ đối với bị cáo và rõ ràng khi đó, nguyên tắc cơng bằng trong quyết định hình

phạt khơng thể đạt được.
2. Nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội
Người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự chủ yếu
nhằm xác định tội phạm đối với hành vi do người dưới 18 tuổi phạm tội thực hiện,
hình phạt và các biện pháp tư pháp khác cần áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm
tội cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà họ đã
thực hiện trên cơ sở những đặc điểm tâm, sinh lí của họ vào thời điểm họ phạm tội.
Do đó, người dưới 18 tuổi phạm tội có thể là: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
phạm tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong
các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178,
248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ
luật hình sự. Hoặc nguời từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm một tội được quy định
trong BLHS.
Người dưới 18 tuổi là những trẻ vị thành niên chưa có sự phát triển đầy đủ
về sinh lý cũng như tâm lý và ý thức. Những người dưới 18 tuổi phạm tội thường có
những đặc điểm tâm lý đặc trưng như tính hiếu động, tị mị, tính độc lập cao, tính
hay bắt chước, khả năng tự kiềm chế kém, hứng thú, nhu cầu nhận thức học tập
phát triển ở mức độ thấp, kết quả học tập kém, nhận thức pháp luật cịn hạn chế,
…. [4]. Vì vậy, xuất phát từ những đặc điểm tâm, sinh lý đó của người dưới 18
tuổi phạm tội, khi xem xét xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội pháp luật hình sự đã
có những chính sách xử lý hình sự nói chung và quyết định hình phạt nói riêng
9


đối họ theo hướng nhẹ hơn so với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội. Điều này
được thể hiện trong nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội. Nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là
những tư tưởng quan điểm chỉ đạo, xuyên suốt có tác dụng định hướng cho Tòa án
trong việc lựa chọn loại và mức hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm

tội. Các nguyên tắc này không được quy định trực tiếp trong Bộ luật hình sự nhưng
được thể hiện gián tiếp thông qua các quy định tại chương XII của Bộ luật hình sự
hiện hành. Theo đó, sau khi đã xác định sự cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình
sự và xem xét áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, bên cạnh các
nguyên tắc chung trong quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử phải dựa trên các
nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và các quy định
của Bộ luật hình sự để lựa chọn loại và mức hình phạt phù hợp áp dụng đối với họ,
các nguyên tắc này bao gồm:
Thứ nhất, Nguyên tắc khi xét xử, tịa án chỉ áp dụng hình phạt đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp
dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn
trách nhiệm hình sự hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
được quy định trong Bộ luật hình sự khơng bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng
ngừa.
Nguyên tắc này được quy định tại khoản 4 Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015
sửa đổi bổ sung năm 2017. Nội dung nguyên tắc này đòi hỏi các tòa án chỉ áp
dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách
nhiệm hình sự hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng nhưng
khơng có hiệu quả. Như vậy, trước khi tịa án áp dụng hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi thì phải tính tốn đến tính hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp
khơng phải là hình phạt trước. Trên thực tế tòa án sẽ cân nhắc và xem xét tính

10


chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
để quyết định có áp dụng hình phạt hay khơng? Nếu xét thấy việc miễn trách
nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục trong
trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục

tại trường giáo dưỡng được quy định trong Bộ luật hình sự khơng đảm bảo hiệu
quả giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm thì mới xem xét áp dụng hình phạt đối
với họ.
Thứ hai, Nguyên tắc không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội.
Chung thân và tử hình là hai hình phạt có tính chất nghiêm khắc nhất trong
Bộ luật hình sự, cách ly vĩnh viễn người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội chỉ áp
dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng được quy
định trong Bộ luật hình sự. Do việc áp hình phạt đối người dưới 18 tuổi phạm tội
phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích
giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành cơng dân
có ích cho xã hội, tại khoản 5 điều 91 BLHS đã quy định nguyên tắc “không xử
phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”. Theo quy
định tại điều 98 BLHS chỉ áp dụng bốn loại hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội đó là: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo khơng giam giữ và tù có thời hạn.
Các quy định này thể hiện được nguyên tắc không lấy trừng trị là mục đích của
hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Để quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường
khung hình phạt của điều luật áp dụng quy định hình phạt cao nhất là tù chung
thân hoặc tử hình, tại điều 101 BLHS quy định: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù
11


chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18
năm tù. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù.
Thứ ba, ngun tắc “Tịa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục

khác khơng có tác dụng răn đe, phịng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tịa án
cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng
đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp
ngắn nhất. Khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội”. Nội dung nguyên tắc này đuợc thể hiện tại khoản 6 điều 91 BLHS, đây cũng
là nguyên tắc quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi,
đồng thời cũng là căn cứ quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện: căn cứ để quyết định áp dụng loại hình
phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt
và biện pháp giáo dục khác khơng có tác dụng răn đe, phịng ngừa. Căn cứ quyết
định mức hình phạt tù có thời hạn, theo đó Tịa án cho người dưới 18 tuổi phạm
tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên
phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất, điều này được quy định
cụ thể tại điều 101 BLHS theo đó, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
khi phạm tội, nếu áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất
được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định; Đối với
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu áp dụng hình phạt tù có
thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng khơng q một phần hai mức
phạt tù mà điều luật quy định. Tại điều 102 quy định về việc quyết định hình phạt
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt; Theo đó “Mức hình phạt
cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không
12


quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với
hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng. Mức hình phạt cao nhất
đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một
phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi
chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.”.
Ngồi ra, nhà làm luật cịn quy định khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối

với người dưới 18 tuổi phạm tội và nguyên tắc án đã tuyên đối với người chưa đủ
16 tuổi phạm tội, thì khơng tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm,
việc quy định này cũng thể hiện nguyên tắc không coi việc trừng trị là mục đích
đối với người chưa đủ 16 tuổi, không thành kiến đối với người dưới 16 tuổi phạm
tội và tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường trong cuộc sống trước mắt
và lâu dài.
3. Sự thể hiện của các nguyên tắc quyết định hình phạt chung trong
các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
Theo quy định tại điều 91 Bộ luật hình sự các quy định tại phần chung của
Bộ luật hình sự khơng trái với quy định tại chương 12 Bộ luật hình sự thì cũng
được áp dụng để xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói chung và áp dụng
để quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng. Theo đó,
các ngun tắc quyết định hình phạt chung có sự bao trùm và thể hiện trực tiếp
hoặc gián tiếp trong các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18
tuổi phạm tội. Điều này được thể hiện như sau:
Thứ nhất, khi quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,
bên cạnh việc áp dụng các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18
tuổi phạm tội, Tòa án còn áp dụng các nguyên tắc quyết định hình phạt chung để
quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

13


Thứ hai, sự thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong nguyên
tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Nguyên tắc pháp
chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các chủ thể tiến hành tố tụng khi quyết định hình
phạt phải tuân theo các quy định của bộ luật hình sự. Cụ thể, khi quyết định hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa án phải tuân theo các quy định tại
chương 12 và các quy định khác có liên quan của bộ luật hình sự, như ngun tắc
khơng áp dụng hình phạt chung thân, hình phạt tử hình; hay chỉ áp dụng hình phạt

tù có thời hạn đối với trường hợp khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục
khác khơng có tác dụng răn đe, phịng ngừa.
Thứ ba, Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong nguyên tắc quyết định
hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây là nguyên tắc bao trùm lên
toàn bộ các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Nguyên tắc này thể hiện trong các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội như: Nguyên tắc khi xét xử, tịa án chỉ áp dụng hình phạt
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự
và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được
miễn trách nhiệm hình sự hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo
dưỡng được quy định trong Bộ luật hình sự khơng bảo đảm hiệu quả giáo dục,
phịng ngừa, điều này thể hiện tinh thần mục đích quyết định hình phạt là nhằm
giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội, chứ khơng nhằm mục đích trừng
trị người phạm tội. Bên cạnh đó ngun tắc nhân đạo cịn được thể hiện trong quy
định khơng áp dụng các hình phạt tù chung thân, tử hình, khơng áp dụng hình
phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; mức hình phạt áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội ln thấp hơn so với mức hình phạt áp dụng đối
người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.

14


Thứ tư, sự thể hiện của nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và
ngun tắc cơng bằng trong các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội. Các nguyên tắc này thể hiện trong việc khi quyết định hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo được việc áp dụng hình
phạt phải phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, phù hợp
với nhân thân, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời
việc áp dụng các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội phải được áp dụng cho tất cả các trường hợp người dưới 18 tuổi phạm

tội. Các trường hợp có các tình tiết, hành vi, hậu quả giống nhau phải được áp
dụng hình phạt như nhau khơng có sự phân biệt giới tính, địa vị, dân tộc, gia cảnh
hay trình độ…

15


*DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần
chung), Trung tâm đào tạo từ xa - Đại học Huế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
(tr.2)
2. Lê Văn Đệ (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự
Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. (tr.4; 6)
3. Dương Tuyết Miên (2003), Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. tr.5
4. />5. Đinh Văn Quế (2017), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 - Phần thứ
nhất, những quy định chung (Bình luận chuyên sâu), Nxb Thơng tin và
Truyền thơng, Hà Nội
6. Quốc hội khóa XIV, Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi
bổ sung 2017.

16



×