Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế đạm động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
---------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản
phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động
vật của sinh viên trường đại học Thương Mại.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Nguyệt Nga
Mã lớp học phần: 2213SCRE0111
Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Năm học: 2021-2022


Mục Lục


Tóm lược
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khám phá nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản
phẩm sữa động vật của sinh viên Đại học Thương mại bao gồm 7 yếu tố: Dinh dưỡng,
lợi ích sức khỏe; Thói quen tiêu dùng; Tình trạng dị ứng; Chi phí, giá cả; Quy chuẩn
chủ quan; Chất lượng sản phẩm, Xu hướng sống xanh.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng và
phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua
kỹ thuật phát bảng câu hỏi đến đối tượng là sinh viên đang theo học tại trường Đại học
Thương mại với mẫu là 101. Nghiên cứu định tính được thực hiện qua việc phỏng vấn
các sinh viên trường Đại học Thương Mại. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
22.0. Phương pháp hồi quy dùng để kiểm định mơ hình các giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả cho thấy có 7 yếu tố: Dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe; Thói quen tiêu
dùng; Tình trạng dị ứng; Chi phí, giá cả; Quy chuẩn chủ quan; Chất lượng sản phẩm,


Xu hướng sống xanh có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động vật của đa số sinh viên Đại học
Thương mại. Trong đó yếu tố … có tác động thuận chiều và mạnh nhất đến hành vi
mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Thương mại.


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Nguyệt Nga.
Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ mơn Phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng
em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cơ. Cơ đã giúp
chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Từ những kiến thức mà cơ
truyền đạt, chúng em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về đề tài gửi đến cơ.
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học của chúng
em vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, khơng tránh khỏi những thiếu sót trong
q trình hồn thành bài thảo luận này. Mong cơ xem và góp ý để bài thảo luận của
chúng em được hồn thiện hơn.
Kính chúc cơ hạnh phúc và thành cơng hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”.
Kính chúc cơ ln dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những
bến bờ tri thức.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!


Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
1.1: Tính cấp thiết của đề tài
Ngày này, Gen Z - những đứa trẻ “kén chọn” ngày càng quan tâm đến vấn đề
sức khỏe. Được coi là thế hệ căng thẳng nhất, họ luôn bộn bề với công việc, học tập và
bị cuốn mình trong vịng xốy của tiền bạc. Chính vì thế, áp lực đè nặng khiến họ
stress liên miên, sức khỏe giảm sút đáng kể. Thế nhưng, cùng với nhịp sống hối hả,
phong cách sống xanh đã trở thành xu hướng mới của giới trẻ, từ đó, gen Z có xu
hướng tin dùng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên thay vì động vật, kể cả

thực phẩm sữa hàng ngày.
Hàng ngàn năm nay, sữa động vật luôn là một trong những loại thực phẩm quen
thuộc và phổ biến đối với chúng ta. Những sản phẩm sữa được chiết xuất từ sữa bị,
dê,... ln là một trong những sự lựa chọn hàng đầu bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó
mang lại. Sữa có nguồn gốc từ động vật rất giàu protein và canxi, vitamin D và kali những dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ của con người. Thế nhưng, cùng với sự phát
triển của xã hội, con người chạy theo xu hướng sống xanh và quan tâm đến sức khỏe
nhiều hơn, giới trẻ đặc biệt là gen Z bắt đầu quan tâm đến xu hướng tiêu dùng sản
phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật. Bởi lẽ, họ tin rằng, những sản phẩm này có chất
dinh dưỡng cao, thơm ngon, phù hợp với nhiều độ tuổi và giá cả phải chăng. Bên cạnh
đó, theo như một nghiên cứu cho thấy, mức độ không dung nạp lactose khác nhau giữa
những cá nhân, với ước tính đến 100% người Châu Á. Đây chính là một trong những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề tiêu hoá, tăng nguy cơ bệnh ung thư, tiểu đường
ở giới trẻ ngày một tăng cao. Và loại thực phẩm này là một giải pháp tuyệt vời để giải
quyết vấn đề này.
Là sinh viên trường Đại học Thương Mại và cũng là gen Z, chúng tôi nhận thức
được tầm quan trọng và sự quan tâm sâu sắc tới việc tiêu dùng sản phẩm bổ sung
canxi và đạm thực vật thay thế cho sữa động vật. Bởi lẽ, thời điểm này là lúc chúng tôi
cần bồi bổ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe bản thân kỹ lưỡng hơn. Và chúng tôi tin
rằng, sau nghiên cứu này, chúng tơi có thể hiểu rõ về nhu cầu tiêu dùng và tin dùng
sản phẩm này nhiều hơn.
Vậy đâu sẽ là những tác nhân chính tác động tới sự tiêu dùng của loại sản phẩm
này? Vì sao sinh viên trường Đại học Thương Mại lại quan tâm loại thực phẩm này so
với sản phẩm sữa động vật? Trong bài nghiên cứu này, hãy cùng chúng tơi tìm hiểu về
các yếu tố tác nhân chủ yếu tác động tới sự tiêu thụ sản phẩm bổ sung canxi và đạm
thực vật thay thế cho sữa động vật của sinh viên trường Đại học Thương Mại ngay sau
đây!


1.2: Mục đích nghiên cứu + Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động
vật của sinh viên trường Đại học Thương Mại. Từ đó cho thấy góc nhìn tổng quan hơn
về tình trạng sử dụng thay thế các sản phẩm từ sữa động vật bằng sản phẩm thực vật
để bổ sung canxi và đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của sinh viên trường Đại học
Thương Mại.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động vật của
sinh viên trường Đại học Thương Mại.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định rõ vấn đề cần nghiên cứu
2. Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm
thực vật thay thế sữa động vật của sinh viên Đại học Thương Mại
3. Phân tích và đánh giá mức độ tác động của mỗi nhân tố đến quyết định đó
4. Xác định mối tương quan giữa các yếu tố đến quyết định lựa chọn đó
5. Chỉ ra các nhân tố tác động mạnh nhất đến lựa chọn đó
1.3: Câu hỏi nghiên cứu
1.3.1: Tổng quát
1. Các hình thức đánh giá mức độ sử dụng sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật
thay vì sữa động vật của sinh viên trường Đại học Thương Mại là gì?
2. Đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và
đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động vật của sinh viên trường đại học
Thương Mại?
1.3.2: Cụ thể
1. Xu hướng sử dụng sản phẩm sữa của các sinh viên trường Đại học Thương Mại là
gì?
2. Hành vi sử dụng sữa của các sinh viên trường Đại học Thương Mại như thế nào?
3. Tài chính có ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực
vật thay vì sữa động vật khơng?

4. Xu hướng sống xanh có ảnh hưởng tới sự tiêu dùng sản phẩm bổ sung canxi và
đạm thực vật thay thế cho sữa động vật của sinh viên trường Đại học Thương Mại
không?


Quy chuẩn chủ quan có tác động tới việc tiêu dùng sản phẩm bổ sung canxi và
đạm thực vật thay vì sữa động vật của sinh viên trường Đại học Thương Mại
không?
6. Hoạt động Marketing (đặc biệt là marketing truyền miệng) có tác động nhiều tới
việc tiêu dùng sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay vì sữa động vật của
sinh viên trường Đại học Thương Mại không?
7. Thực phẩm sữa an toàn, bổ dưỡng cho sức khỏe có phải tiêu chí hàng đầu quyết
định đến việc tiêu dùng sữa bổ sung canxi và đạm thực vật thay vì sữa động vật
của sinh viên trường Đại học Thương Mại khơng?
8. Thiết kế mẫu mã sản phẩm có tác động nhiều tới vấn đề tiêu dùng sản phẩm bổ
sung canxi và đạm thực vật thay vì sữa động vật của sinh viên trường Đại học
Thương Mại không?
1.4: Giả thuyết nghiên cứu
1.4.1: Tổng quát
Các hình thức đánh giá mức độ sử dụng sữa bổ sung canxi và đạm thực vật thay
thế sữa động vật của sinh viên trường Đại học Thương Mại có thể dựa trên tiến hành
thu thập các nguồn tài liệu tham khảo, từ thực nghiệm, phi thực nghiệm (khảo sát,
phỏng vấn, thảo luận nhóm...), các mơ hình nghiên cứu…
Thu nhập, tiêu chí dinh dưỡng, mơi trường… có thể là các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho sữa
động vật của sinh viên trường Đại học Thương Mại.
1.4.2: Cụ thể
5.

H1: Lợi ích từ sản phẩm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi

và đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại .
H2: Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại.
H3: Chi phí, giá cả ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và
đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại.
H4: Quy chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại.
H5: Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại.
H6: Tình trạng dị ứng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và
đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại hay.


H7: Xu hướng sống xanh ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại.
1.5. Thiết kế nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Thương mại ở Hà Nội
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm
bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động vật của sinh viên
trường Đại học Thương Mại.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Trường Đại học Thương Mại - nơi học tập và sinh hoạt
của sinh viên Đại học Thương Mại.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 14/01 đến ngày 10/04
năm 2022.
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội, nghiên cứu khoa học sức khỏe
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các nhà phân phối các

sản phẩm về sữa động vật và các sản phẩm bổ sung canxi, đạm từ thực vật hiểu rõ hơn
về những lý do quyết định lựa chọn sản phẩm của sinh viên Trường đại học Thương
mại. Từ đó doanh nghiệp sẽ có chiến lược kinh doanh phù hợp nhắm đến đối tượng
đầy tiềm năng này.
Kết quả nghiên cứu này giúp cho các bạn sinh viên có thể đưa ra được quyết
định lựa chọn những sản phẩm thay thế sữa động vật mà vẫn bổ sung đầy đủ canxi và
đam một cách hiệu quả nhất.
Kết quả nghiên cứu đem đến một nguồn tài nguyên tham khảo quan trọng đối
với những nghiên cứu khác có liên quan.
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm lựa chọn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và
phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng phương pháp phân tích thống kê mơ tả,
phương pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích kết quả.


Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Các khái niệm tổng quát
a. Khái niệm về nghiên cứu khoa học
Thuật ngữ nghiên cứu có nguồn gốc từ recherche trong tiếng Pháp (“recerchier”
trong tiếng Pháp xưa và được sử dụng lần đầu vào năm 1577) với ý nghĩa ban đầu là
sự tìm kiếm. (Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trường Đại học Thương
mại, tr.5)
Một số quan điểm về khái niệm nghiên cứu:
Nghiên cứu bao hàm bất cứ sự thu thập dữ liệu, thông tin và dữ kiện nào nhằm
thúc đẩy tri thức. (Shuttleworth Martyn, 2008)
Nghiên cứu là một quá trình gồm các bước thu thập và phân tích thơng tin
nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn đề. (Cresswell,
2008)
Còn theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nghiên cứu là một

“cơng việc có tính sáng tạo được thực hiện có hệ thống nhằm làm giàu kho tàng tri
thức, bao gồm cả kiến thức của con người, văn hóa và xã hội, và việc sử dụng kho
tàng tri thức này để đưa ra những ứng dụng mới”.
Như vậy, nghiên cứu là quá trình thu thập và phân tích thơng tin một cách hệ
thống để tìm hiểu cách thức và lý do hành xử của sự vật, hiện tượng, góp phần làm
giàu kho tàng tri thức về mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh ta. (Giáo trình
Phương pháp nghiên cứu khoa học trường Đại học Thương mại, tr.6)
Khoa học (tiếng Anh là science) bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của
vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Khoa học thường được chia thành hai nhóm chính là khoa học tự nhiên (nghiên cứu
các hoạt động tự nhiên) và khoa học xã hội (nghiên cứu hành vi của con người và xã
hội). (Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trường Đại học Thương mại, tr.6)
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, phát hiện, xem xét, điều tra,
hoặc thử nghiệm những kiến thức mới, lý thuyết mới… về tự nhiên và xã hội. (Giáo
trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trường Đại học Thương mại, tr.6)
Phương pháp nghiên cứu khoa học là quá trình được sử dụng để thu thập thông
tin và dữ liệu phục vụ cho các quyết định nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu có
thể bao gồm nghiên cứu lý thuyết, phỏng vấn, khảo sát và các nghiên cứu kỹ thuật
khác; và có thể bao gồm cả thơng tin hiện tại và q khứ. (Giáo trình Phương pháp
nghiên cứu khoa học trường Đại học Thương mại, tr.7)
b. Khái niệm sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật


Canxi là ngun tố hóa học có vai trị thiết yếu đối với đời sống của các lồi sinh
vật nói chung và với con người nói riêng. Khoảng 99% canxi trong cơ thể được tìm
thấy trong xương và răng, 1% cịn lại khác được tìm thấy trong các bộ phận khác.
Khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển xương, canxi cịn giúp duy trì
hoạt động của các cơ bắp, kích thích máu lưu thơng và phát tín hiệu cho các tế bào
thần kinh đồng thời điều tiết các hormon trong cơ thể. Chính vì thế bổ sung đầy đủ
canxi cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Trung bình một người trưởng thành có

khoảng 1,0-1,5kg canxi. (Nguyễn Xuân Ninh, 2017, “Vai trò của canxi đối với cơ
thể”, Viện Y học ứng dụng Việt Nam)
Trong khoa học, đạm thực vật được gọi là protein không đầy đủ, bởi nó thiếu
một hoặc nhiều axit amin thiết yếu. Tuy nhiên, lượng axit amin này có thể bổ sung
thêm bằng cách kết hợp các loại thực vật với nhau. Đạm thực vật với hàm lượng chất
béo thấp, ít cholesterol được coi là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho tim mạch.
(Thương Trần, 2020, “Đạm thực vật - nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho người ăn
chay”, Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh )
Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật là
sản phẩm có thành phần từ các thực phẩm, các chất dinh dưỡng, vitamin giàu canxi và
đạm thực vật rất tốt cho sức khỏe con người. Vậy các sản phẩm bổ sung canxi và đạm
thực vật là những loại thực phẩm nào, ta có thể kể đến những loại sản phẩm sau:
- Các loại hạt: Hạt mè và hạt hướng dương; hạt diêm mạch (Quinoa). Nhiều loại
hạt có kích thước nhỏ bé nhưng rất giàu dinh dưỡng. Trong đó, vừng và hạt
chia là hai loại quen thuộc, không chỉ chứa nhiều canxi, mà còn cung cấp
protein và chất béo lành mạnh. Ví dụ: Hạt chia rất giàu axit béo omega-3 từ
thực vật hay 1 muỗng canh (9g) vừng cung cấp 9% nhu cầu canxi mỗi ngày,
thêm vào đó là các khoáng chất khác như đồng, sắt và mangan. Trong tất cả các
loại hạt, hạnh nhân là một trong những loại giàu canxi nhất, khoảng 22 hạt hạnh
nhân cung cấp 8% nhu cầu canxi.
- Sữa chua: Sữa chua là vừa một nguồn canxi tuyệt vời. Sữa chua giàu chủng
men vi sinh sống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một cốc (245g) sữa chua
nguyên chất chứa 30% nhu cầu canxi, phốt pho, kali và vitamin B2 và B12.
- Các loại đậu: Sản phẩm từ đậu nành, đậu nành Nhật (Edamame),… Đậu có
nhiều chất xơ, protein và vi chất dinh dưỡng, ngồi ra cịn dồi dào sắt, kẽm,
folate, magiê và kali. Một số giống đậu cũng có lượng canxi đáng kể. Đậu rất
bổ dưỡng và ln có mặt trong mọi chế độ ăn lành mạnh.


Rau lá xanh: Màu xanh đậm của rau rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt giàu canxi,

chẳng hạn như rau bina (chân vịt / bó xơi), cải rổ và cải xoăn. Cụ thể, 190g cải
rổ nấu chín có 266 mg canxi, bằng 1/4 nhu cầu cần trong một ngày.
- Sữa thực vật: Gồm các loại sữa được làm từ các loại hạt: đậu nành, hạnh nhân,
óc chó, mè đen,... Đây không chỉ là loại sữa đạm thực vật thay thế tốt cho
những người mắc chứng không dung nạp lactose có trong sữa động vật, mà cịn
là nguồn bổ sung tốt cho bất kỳ chế độ ăn uống nào.
- Bên cạnh những thực phẩm như trên cịn có: bơ từ thực vật; mì căn; bột ca cao
khơng đường; gạo lứt, gạo nâu, yến mạch,…
(Thái Hồng Trí, 2021, “12 nguồn đạm thực vật (protein thực vật) có lợi cho sức
khỏe”)
c. Khái niệm sản phẩm sữa động vật
Sữa động vật là loại sữa được lấy từ các lồi động vật có vú như: sữa bò, sữa dê,
… Từ lâu, con người đã nuôi các loại động vật để lấy sữa, bổ sung dinh dưỡng hằng
ngày giúp cơ thể phát triển. Sữa có nguồn gốc từ động vật rất giàu canxi, protein,
vitamin D và Kali. Những dưỡng chất này đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ
em và người già. Nó cũng là nguồn cung cấp chất béo và carbohydrate quan trọng.
(An Nhiên, 2020, “Nên chọn sữa động vật hay sữa thực vật cho sức khỏe gia đình”)
Với người lớn đặc biệt với những đối tượng hay bị thiếu hụt canxi như người cao
tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh thì sữa động vật cũng có vai trị vơ cùng quan
trọng.
Sữa động vật chứa rất nhiều dinh dưỡng. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều sản
phẩm sữa có nguồn gốc động vật rất đa dạng: từ sữa nguyên chất, sữa ít béo, sữa tách
béo cho đến sữa có được bổ sung thêm các hương vị như trái cây, chocolate... hấp dẫn
nhiều đối tượng và độ tuổi.
2.1.2. Các lý thuyết
a. Tổng quan về lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Quan niệm hành vi người tiêu dùng: Trong cơng trình nghiên cứu Hành vi
của người tiêu dùng: Khái niệm và ứng dụng (Consumer behavior: Concepts and
Applications), David L.Loudon & Albert J. Della Bitta quan niệm: “Hành vi người
tiêu dùng là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh giá,

mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hóa và dịch vụ”. Tương tự, trong cuốn
“Hành vi người tiêu dùng” (Consumer behavior), Leon G. Schiffman & Leslie Lazar
Kanuk quan niệm: “Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng
bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng,
đánh giá và xử lý thải bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ”.
-


Như vậy có thể hiểu: Hành vi người tiêu dùng là một thuật ngữ chỉ tất cả các
hoạt động liên quan đến việc mua hàng, sử dụng và ngưng sử dụng các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ của người tiêu dùng. Nó bao gồm các phản ứng, thái độ về cảm xúc, tinh
thần và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
(ThS. Nguyễn Bá Huy, 2020)
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng:
Quyết định mua hàng của người tiêu dùng chịu tác động của nhiều yếu tố. Có thể kể
đến những yếu tố cơ bản sau:
Một là, yếu tố văn hóa - xã hội: Văn hóa chính là yếu tố đầu tiên, ảnh hưởng rất
lớn đối với hành vi người tiêu dùng. Cách ăn mặc, tiêu dùng, sự cảm nhận giá trị của
hàng hóa, sự thể hiện mình thơng qua tiêu dùng,... đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của
văn hóa. Những con người có nền văn hóa khác nhau thì sẽ có hành vi tiêu dùng khác
nhau. Trong các yếu tố xã hội, giai tầng xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi mua
hàng của người tiêu dùng. Giai tầng xã hội là những nhóm người tương đối ổn định
trong xã hội được sắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp, được đặc trưng bởi các quan điểm
giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức chung trong mỗi giai tầng. (ThS. Nguyễn Bá Huy,
2020)
Hai là, yếu tố cá nhân: Yếu tố cá nhân bao gồm các yếu tố cơ bản như: tuổi tác,
nghề nghiệp, phong cách sống, tâm lý,… ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng. Theo
đó, trong mỗi giai đoạn với tuổi tác khác nhau thì thói quen mua sắm của con người
cũng thay đổi theo. Đối với nghề nghiệp của con người cũng vậy, thông thường với
những người với nghề nghiệp khác nhau cũng sẽ có hành vi mua hàng khác nhau. Bởi

vì nghề nghiệp quyết định đến thu nhập, do đó con người cũng cần phải chọn mua các
sản phẩm sao cho phù hợp với túi tiền của mình. Đồng thời, mỗi con người có phong
cách sống khác nhau. Do đó, sở thích mua sắm khác nhau, dù rằng cùng một địa
phương hay cùng nghề nghiệp. Khi mua sắm, con người cũng cịn căn cứ vào ngoại
hình của bản thân mình để chọn lựa sản phẩm sao cho phù hợp và toát lên được phong
cách bản thân. Tâm lý cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi tiêu dùng
của người tiêu dùng. Theo đó, mỗi người sẽ có động lực riêng đối với việc mua sắm
của mình và cũng tự nhận thức được bản thân để có thể chọn mua được sản phẩm phù
hợp. Thơng thường trước khi tiến hành mua bất cứ món đồ nào đó mỗi người thường
trải qua những giai đoạn như là chú ý, xuyên tạc, chọn lọc và ghi nhớ có chọn lọc. Bên
cạnh đó, khi mua sắm, con người cũng lĩnh hội ý kiến từ những người khác; hoặc trải
qua những kinh nghiệm của bản thân mình trong cuộc sống. Ngồi ra, cũng có thể là
sự đánh giá chủ quan của bản thân thông qua niềm tin đối với một vấn đề nào đó cũng


chính là yếu tố góp phần quyết định hành vi mua sắm của người tiêu dùng. (ThS.
Nguyễn Bá Huy, 2020)
b. Phương pháp định tính:
Khái niệm: Phương pháp định tính (Qualitative research) là phương pháp thu
nhập các thông tin và dữ liệu dưới dạng “phi số” để có được các thơng tin chi tiết về
đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra nhằm phục vụ mục đích phân tích hoặc
đánh giá chuyên sâu.(Giáo trình Module 4 - 06/09/2021)
Phương pháp định tính thường tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách tự nhiên
nhất, nhằm đảm bảo những hành vi, ý kiến, quan điểm mà đối tượng nghiên cứu đưa
ra sẽ khách quan và chính xác nhất.(Giáo trình Module 4- 06/09/2021)
Ví dụ : Phương pháp phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn sinh viên trường đại học
Thương Mại , đưa ra những câu hỏi mở về việc quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung
canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động vật để sinh viên trường đại
học Thương Mại có thể thoải mái đưa ra những quan điểm của mình, qua đó có thể thu
thập được những thông tin đa dạng.

c. Phương pháp định lượng
Khái niệm: Phương pháp định lượng (Quantitative research) là phương pháp
thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có
được những thơng tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục
đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hóa việc thu thập và phân tích dữ
liệu. (Giáo trình Module 4 - 06/09/2021)
Phương pháp định lượng có tính khái qt cao, độ tin cậy và tính đại diện của
kết quả nghiên cứu định lượng khá cao.Phương pháp định lượng mang tính khách
quan vì các dữ liệu định lượng có thể giải thích bằng phân tích thống kê dựa trên các
nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được coi là khá khoa học và hợp lý.
(Giáo trình Module 4 - 06/09/2021)
Ví dụ: Nghiên cứu mẫu thiết kế chiếc điện thoại A và chiếc điện thoại B, người
nghiên cứu có thể đưa ra khảo sát bằng cách xếp hạng các tiêu chí cho người dùng lựa
chọn. Kết quả đem lại có thể kết luận đến 90% sự thẩm mỹ về mẫu mã của chiếc điện
thoại và có những sự thay đổi, cải tiến phù hợp hơn.
2.2. Các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.2.1. Trong nước
Nghiên cứu 1: Giới trẻ thích thú xu hướng sữa thực vật
1. Tác giả: Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Việt Nam
2. Thời gian: Năm 2018
3. Mơ hình nghiên cứu:


4. Loại tài liệu: Sách, bài báo khoa học (Tạp chí Kiểm sát)
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính
6. Kết quả nghiên cứu:

Bằng phương pháp thu thập dữ liệu từ nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau, tác giả
khẳng định nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn của giới trẻ ngày
nay đó chính là lợi ích của sữa thực vật đem lại: khơng chỉ bao gồm lợi ích về sức

khỏe, sữa hạt còn là nguồn dinh dưỡng thơm ngon, phù hợp với nhiều độ tuổi, nhiều
đối tượng tiêu dùng, đặc biệt là những người dị ứng với sữa động vật, không dung nạp
lactose, những người theo đuổi phong cách sống lành mạnh,... Ngoài ra, bằng phương
pháp khảo sát thị trường, các trang mạng xã hội, cộng đồng người nổi tiếng và giới
chuyên gia, tác giả cũng khẳng định sự ủng hộ của các chuyên gia và người nổi tiếng
cho xu hướng lành mạnh, hướng về tự nhiên tác động không nhỏ tới tâm lý sử dụng
của giới trẻ. Qua những lý do ấy, thật khơng khó để ta có thể lý giải sức hút mạnh mẽ
của sữa hạt, những thức uống từ thiên nhiên đang chiếm lĩnh thị trường, không chỉ đối
với giới trẻ mà cịn thu hút đơng đảo người tiêu dùng từ mọi lứa tuổi.
2.2.2: Ngoài nước
Nghiên cứu 1: Drivers of choice for fluid milk versus plant-based alternatives.
What are consumer perceptions of fluid milk?
1. Tác giả: K.S. McCarthy, M. Parker, A. Ameerally, S. L. Drake, M.A.Drake
2. Thời gian: Năm 2017


3. Mơ hình nghiên cứu:

4. Loại tài liệu: Cơng trình nghiên cứu (Tổ chức American Dairy Science

Association)
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng
6. Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát chung trực tuyến với 702 người tiêu dùng
sử dụng sản phẩm sữa tiệt trùng (có nguồn gốc từ động vật), 172 người tiêu dùng sử
dụng sản phẩm bổ sung thay thế làm từ thực vật và 125 người tiêu dùng sử dụng cả hai
loại sản phẩm vào năm 2017.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động vật
của người tiêu dùng, đó là hàm lượng chất béo của sản phẩm, kích thước và nhãn hiệu

sản phẩm, thành phần lactose bên trong sản phẩm, lượng đường. Đối với các sản phẩm
từ bổ sung thay thế làm thực vật, người tiêu dùng còn quan tâm đến nguồn thực vật.
Một số người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm làm từ thực vật vì tin rằng sản phẩm từ
thực vật góp phần tiêu thụ ít sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hơn, giúp hạn chế
ngược đãi động vật và ít gây ảnh hưởng đến mơi trường hơn so với sản phẩm sữa động
vật. Cũng có nhiều người tiêu dùng coi sản phẩm sữa động vật là sản phẩm không thể
thiếu trong đời sống hằng ngày.
Kết quả khảo sát cho thấy rằng, đối với cả ba nhóm người tiêu dùng, việc duy trì một
chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh là rất quan trọng. Đây cũng là yếu tố
ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Những kết


quả trên gợi ý rằng ngành công nghiệp sữa nên tập trung vào giá trị dinh dưỡng của
sản phẩm.
Nghiên cứu 2: Which Is Better for Humans, Animal Milk or Vegetable Milk?
1. Tác giả: Magdy Mohamed Ismail, Dairy Technology Department, Animal
Production Research Institute, Agricultural Research Center, Egypt
2. Thời gian: Năm 2015
3. Mơ hình nghiên cứu:

4. Loại tài liệu: Sách, bài báo khoa học (Tạp chí Journal of Nutritional Health &

Food Engineering)
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng
6. Kết quả nghiên cứu:
Khảo sát được thực hiện vào năm 2015 đã chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động
vật của người tiêu dùng như: tình trạng sức khỏe của người tiêu dùng (không thể dung
nạp lactose, cholesterol hàm lượng cao), dị ứng với một số thành phần của sữa động
vật, chế độ ăn uống đặc biệt (ăn chay), hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm.

Nghiên cứu cho thấy nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa thực vật, sữa chứa probiotic,
không chất gây dị ứng ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, các sản phẩm sữa
thực vật như sữa đậu nành, sữa dừa, sữa hạnh nhân, sữa gạo, sữa đậu phộng và sữa
yến mạch,... với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe được tiêu thụ nhiều hơn do nhu cầu
ngày càng tăng từ người tiêu dùng.
Nghiên cứu 3: Going nuts about milk? Here’s what you need to know about
plant-based milk alternatives
1. Tác giả: Sanae Ferreira


2. Thời gian: Năm 2019
3. Mơ hình nghiên cứu:

4. Loại tài liệu: Sách, bài báo khoa học (Tạp chí Nutrition)
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính
6. Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu này đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sữa thực vật
thay thế sản phẩm sữa động vật. Thứ nhất, sản phẩm từ sữa thực vật rất đa dạng. Thứ
hai, sữa thực vật so với sữa động vật thì có xu hướng có ít calo hơn, ít chất béo hơn
(ngoại trừ sữa làm từ dừa), hàm lượng nước nhiều hơn (để hydrat hóa tốt hơn), ít
protein hơn (trừ đậu nành), một số được bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng khác.
Mặt khác, nghiên cứu này cũng đưa ra những mặt hạn chế của việc thay thế, đó là
khơng thích hợp cho những người bị dị ứng với các loại hạt hoặc đậu nành và chi phí
của việc sử dụng sữa thực vật có thể đắt hơn cho cùng một thể tích so với sữa động vật
(ngoại trừ một số loại sữa hạnh nhân, dừa, hạt lanh, hạt điều hoặc gạo). Bên cạnh đó,
q trình sản xuất sữa thực vật ít nhiều vẫn gây tác động đến môi trường, tác động đến
việc biến đổi khí hậu (hạnh nhân cần được tưới tiêu, tạo áp lực rất lớn lên nguồn nước;
lúa gạo thải ra nhiều khí metan vào nhà kính - khí vi khuẩn tạo ra trong ruộng lúa ngập
nước; sữa đậu nành và yến mạch đòi hỏi nhiều đất, nên cần phải phá rừng để có đất

trồng).
Nghiên cứu 4: Nutrient density and nutritional value of milk and plant-based
milk alternatives
1. Tác giả: Sebastian Chalupa-Krebzdak, Chloe J.Long., Benjamin M.Bohrer
2. Thời gian: Năm 2018


3. Mơ hình nghiên cứu:

4. Loại tài liệu: Sách, bài báo khoa học (Tạp chí Yogurt in Nutrition)
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính
6. Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu được đưa ra nhằm nêu lên các ưu, nhược điểm của việc thay thế các sản
phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động vật của
người tiêu dùng. Về ưu điểm: Sữa thực vật giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu
và có hàm lượng năng lượng cao hơn sữa bị. Về nhược điểm: nghiên cứu cho thấy
rằng protein từ sữa bò là nguồn cung cấp các axit amin thiết yếu (những axit mà chúng
ta không thể tạo ra trong cơ thể và do đó phải lấy từ chế độ ăn uống) tốt hơn là sữa có
nguồn gốc thực vật. Sữa bị có thể là nguồn cung cấp canxi tốt hơn sữa thực vật (sữa
thực vật được bổ sung canxi thường chứa một lượng tương tự, hoặc thậm chí nhiều
canxi hơn sữa bị. Nhưng chúng ta có thể khơng hấp thụ được canxi từ sữa thực vật dễ
dàng như canxi được tìm thấy tự nhiên trong sữa bị. Canxi được thêm vào sữa thực
vật có xu hướng tích tụ dưới dạng cặn lắng và ngay cả khi những sản phẩm này được
lắc, canxi có thể khơng đủ hịa tan để có hiệu quả sử dụng tốt nhất). Ngoài ra, sữa thực
vật có thể chứa các chất kháng chất dinh dưỡng (chúng được biết đến như một chất
chống lại chất dinh dưỡng và bao gồm axit phytic và oxalat, ức chế sự hấp thụ canxi,
trong khi lectin ức chế sự hấp thụ glucose và saponin cản trở q trình tiêu hóa
protein).
Nghiên cứu 5: The role of dairy and plant based dairy alternatives in sustainable

diets
1. Tác giả: Elin Röös, Tara Garnett , Viktor Watz, Camilla Sjörs


2. Thời gian: Năm 2018
3. Mơ hình nghiên cứu:

4. Loại tài liệu: Cơng trình nghiên cứu khoa học (Trường Swedish University of

Agriculture of Sciences)
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính
6. Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn sữa thực vật thay thế sản phẩm sữa động vật, bao gồm: quá trình sản
xuất sữa thực vật ít tác động tiêu cực đến mơi trường (ví dụ: lượng carbon dioxide thải
ra trong q trình sản xuất đồ uống có nguồn gốc thực vật được ước tính thấp hơn từ
2–3 lần so với sữa động vật), hàm lượng dinh dưỡng có trong thức uống từ thực vật rất
cao (cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt chứa nhiều sắt hơn
sữa động vật), và đưa lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu
đường loại 2, cải thiện kiểm soát cân nặng, phát triển xương khỏe mạnh và giảm nguy
cơ tiềm ẩn đối với một số loại ung thư như đại trực tràng, bàng quang, dạ dày và vú,
giảm cholesterol trong máu có lợi cho sức khỏe tim mạch).
Nghiên cứu 6: Plant Based Milk vs Cow's Milk: Which is Better?
1. Tác giả: Vahista Ussery, MS, MBA, RDN
2. Thời gian: Năm 2020
3. Mơ hình nghiên cứu:


4. Loại tài liệu: Sách, bài báo khoa học (Tạp chí Totaste)
5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng

6. Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu được viết bởi Chef Vahista Ussery, MS, MBA, RDN - một chuyên gia
dinh dưỡng ẩm thực, một đầu bếp và đồng thời là người sáng lập “TO TASTE”- công
ty tư vấn và giáo dục về dinh dưỡng ẩm thực nổi tiếng tại Mỹ. Xuất phát từ tình hình
các mặt hàng sữa hạt, những thực phẩm bổ sung đạm và canxi có nguồn gốc từ thực
vật đã tràn ngập thị trường, số lượng người tiêu dùng lựa chọn sữa hạt thay thế cho sữa
động vật ngày càng tăng, chuyên gia đã đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn
của người tiêu dùng. Bằng phương pháp mô tả, phương pháp thu thập dữ liệu, khảo
sát, phân tích và nghiên cứu, cơ xác định đó là chứng bệnh dị ứng với sữa động vật, cơ
thể khơng dung nạp lactose có trong sữa, mối quan ngại về sức khỏe tuyến tiền liệt, lo
ngại về hàm lượng hóc-mơn kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh và thuốc trừ sâu
có trong thức ăn của động vật. Một số người tiêu dùng lựa chọn sữa hạt vì tình yêu với
động vật, mối quan tâm về môi trường… Song song với đó, chuyên gia cũng đưa ra
những con số cụ thể trong bảng số liệu thể hiện hàm lượng chất dinh dưỡng có trong
sữa hạt, sữa thực vật vừa để so sánh với sữa động vật, vừa đưa ra cái nhìn khoa học và
khách quan về lợi ích của sữa thực vật. Theo đó, sữa thực vật khơng chỉ khắc phục
được hầu hết những hạn chế của sữa động vật, phù hợp với hầu hết tất cả mọi người


mà còn đảm bảo sự phong phú về chủng loại và hợp lý về giá cả. Mặc dù vậy, chuyên
gia cũng khẳng định: “Sữa thực vật khơng thể hồn tồn thay thế cho sữa động vật”,
sữa có nguồn gốc từ thực vật cũng không phải loại sữa tốt nhất mà điều đó cịn tùy
thuộc vào chính nhu cầu, hồn cảnh và mục đích của chúng ta.
Nghiên cứu 7: Tài liệu ‘’Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe tồn diện’’
1. Tác giả: Đội ngũ chuyên gia từ Đại học Cornell, Đại học Oxford và Viện Y học
Dự phòng Trung Quốc, bởi nhóm tác giả T. Colin Campbell và Thomas M.
Campbell II
2. Mơ hình nghiên cứu:


3. Loại tài liệu: Sách tham khảo về lĩnh vực dinh dưỡng
4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
5. Kết quả nghiên cứu: “Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe tồn diện” là cơng trình

nghiên cứu kéo dài 20 năm, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ chuyên gia
từ Đại học Cornell, Đại học Oxford và Viện Y học Dự phòng Trung Quốc, được
viết bởi nhóm tác giả T. Colin Campbell và Thomas M. Campbell II. Cuốn sách
“Bí mật dinh dưỡng cho sức khỏe tồn diện” nói về dinh dưỡng và sức khỏe,
được viết nên nhằm cảnh báo mỗi người trong chúng ta về thực trạng ăn uống
không lành mạnh trong đời sống hiện đại. Cuốn sách này mang đến cho bạn
nhiều điều đáng giá như thêm hiểu biết về mọi khía cạnh về thực trạng dinh
dưỡng và sức khỏe ngày nay, đưa ra lựa chọn chính xác cho những loại thực
phẩm phù hợp và tốt cho sức khỏe của bạn (Ăn thực phẩm toàn phần, áp dụng


chế độ ăn uống dựa trên thực vật, những sản phẩm bổ sung đạm và canxi có
nguồn gốc từ thực vật thay thế cho đạm, canxi và protein có trong sữa động vật
là nguyên nhân gây lên các bệnh như bệnh sỏi thận, loãng xương, tiểu đường,
bệnh về mắt), cách thức tốt để phịng tránh bệnh tật,...từ đó gia tăng sức khỏe
của chúng ta. Cuốn sách không đơn thuần là đưa ra các kết quả và kết luận rồi
áp đặt chúng vào đầu óc và tiềm thức của chúng ta mà cuốn sách như một
người bạn đánh tin cậy, thấu hiểu và thông thái. Cuốn sách với lối viết cuốn
hút sâu sắc, mạch lạc, khéo léo, đưa ra luận điểm khoa học về sức khỏe và dinh
dưỡng, trình bày dẫn cứ (số liệu và bằng chứng thực tế, khai thác từ các cơng
trình trước đó) và diễn giải cho bạn đọc hiểu tác giả đã làm như nào để có thể đi
đến những kết luận. Xây dựng lên các khái niệm, lý thuyết về các loại bệnh,
dinh dưỡng, sức khỏe. Hãy đặt tâm mình vào những trang sách để có được sự
hiểu biết và vận dụng thật đúng đắn vào cuộc sống của bạn.
Kết luận: Tất cả các cơng trình nghiên cứu trên đều liên quan đến phạm vi nghiên cứu
của nhóm, tuy nhiên từng mơ hình đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Với mơ

hình nghiên cứu ‘’Giới trẻ thích thú xu hướng sữa thực vật’’ và mơ hình ‘‘The role of
dairy and plant based dairy alternatives in sustainable diets’’, tác giả mới chỉ nêu lên
những ưu điểm, lợi ích dinh dưỡng khi sử dụng sữa thực vật mà chưa nhắc đến những
nhược điểm, những mặt trái của việc sử dụng sữa thực vật thay thế cho sữa động vật.
Cịn với mơ hình ‘‘Which Is Better for Humans, Animal Milk or Vegetable Milk?’’ và
‘‘Nutrient density and nutritional value of milk and plant-based milk alternatives’’, tác
giả cơ bản đã nêu ra ưu, nhược điểm của việc sử dụng sữa thực vật nhưng chưa đề cập
đến những vấn đề liên quan đến mơi trường. Những mơ hình nghiên cứu cịn lại đã chỉ
rõ những vấn đề nổi bật dẫn đến quyết định lựa chọn sữa thực vật thay thế sữa động
vật, các mơ hình nghiên cứu này là bản tóm gọn đầy đủ của 4 mơ hình nghiên cứu đã
nêu trước đó.
Nhìn nhận từ các nghiên cứu trước đó, thấy rằng, các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản
phẩm sữa động vật rất đa dạng, khó mà đưa chúng vào một cơng thức chung nào đó.


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.1: Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết
3.1.1 Mơ hình nghiên cứu
Dựa vào phần cơ sở lý thuyết về hành vi lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và
đạm thực vật, nhóm nghiên cứu đã điều ra mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản
phẩm sữa động vật của sinh viên trường đại học Thương Mại như sau:

3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu.
Từ mơ hình nghiên cứu trên, ta có các giả thuyết nghiên cứu sau:
H1: Lợi ích từ sản phẩm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại .
H2: Lợi ích từ sản phẩm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại.

H3: Chi phí, giá cả ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và
đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại.
H4: Quy chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại.
H5: Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại.
H6: Tình trạng dị ứng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và
đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại.
H7: Xu hướng sống xanh ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi
và đạm thực vật thay sữa động vật của sinh viên Thương Mại.


3.2: Thiết kế nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm 8 đã quyết định lựa chọn sử dụng kết hợp
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng cho đề tài
nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính: Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
nhằm thăm dị, tìm hiểu sâu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm
bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động vật của sinh viên
trường đại học Thương Mại, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện phỏng vấn các sinh viên
trường Đại học Thương Mại, thông qua người được phỏng vấn thu thập được thông tin
cần thiết.
Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp khảo sát thông qua phiếu khảo
sát điều tra để thu thập dữ liệu, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp từ bảng câu
hỏi soạn sẵn. Từ cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu,
kiểm định mơ hình bằng phân tích hồi quy thơng qua phần mềm SPSS.
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu
3.2.2.1: Phương pháp chọn mẫu
Kế hoạch lấy mẫu: Đối tượng được chọn là sinh viên đang học tập tại trường

Đại học Thương Mại. Nhóm dự kiến thực hiện khảo sát với mẫu khoảng 100 sinh viên
đang theo học tại trường Đại học Thương Mại.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Nhóm kết hợp lấy mẫu dựa trên sự thuận
lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng. Nhóm lựa chọn phương pháp chọn
mẫu thuận tiện để phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID 19 hiện nay. Nhóm thực
hiện phỏng vấn ngẫu nhiên các sinh viên trường Đại học Thương Mại, đồng thời gửi
bảng khảo sát đến các sinh viên của trường cho đến khi thực hiện khảo sát được 100
sinh viên.
3.2.2.2: Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập thơng qua việc tìm hiểu
các đề tài nghiên cứu trước đây đã từng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản
phẩm sữa động vật của sinh viên trường đại học Thương Mại. Kế thừa và phát triển
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực
vật thay thế cho các sản phẩm sữa động vật của sinh viên trường Đại học Thương mại.
Từ đó, xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc nhóm sẽ sử dụng để nghiên cứu
vấn đề.


Nguồn dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp
sử dụng phiếu điều tra sinh viên, tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động
vật của sinh viên trường đại học Thương Mại trên 100 mẫu. Được tiến hành điều tra
khảo sát thực tế bắt đầu từ ngày 27/03/2022
3.2.2.3: Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Phương pháp xử lý dữ liệu: Dữ liệu thu được sẽ được làm sạch, loại bỏ các
câu trả lời sai, số còn lại được đưa vào phần mềm Excel, SPSS tiến hành phân tích.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Đối với dữ liệu thứ cấp: Từ những dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu tiến
hành thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp để tìm ra những thông tin cần

thiết, phù hợp cho bài nghiên cứu từ đó tổng hợp lại những vấn đề mà ở những đề tài
trước đó chưa làm được để bổ sung và hồn thiện ở đề tài của nhóm mình.
Đối với dữ liệu sơ cấp: Khảo sát được tiến hành trên 100 sinh viên đại học
Thương Mại. Câu hỏi liên quan đến các yếu tố nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn sản phẩm bổ sung canxi và đạm thực vật thay thế cho các sản phẩm sữa động
vật. Các kết quả điều tra được sử dụng phần mềm SPSS 22 và Excel để xử lý dữ liệu,
thống kê mô tả và đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức. Kết quả số liệu thu
được sẽ đưa vào phân tích hồi quy đa biến.
3.2.3. Một số phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu
3.2.3.1. Thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để so sánh các nhân tố liên quan
nhằm làm nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định của mẫu nghiên cứu thông qua bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến, đồ thị, các
đại lượng thống kê mơ tả,...
3.2.3.2. Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy là phương pháp thống kê nghiên cứu mối liên hệ của một
biến (gọi là biến phụ thuộc hay là biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác
(gọi là biến độc lập hay giải thích). Mơ hình dự đốn có dạng như sau:
Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + ... + βi*Xi + α
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc
Xi: các biến độc lập
Β0: hằng số
Βi: các hệ số hồi quy
α : thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu


×