Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

LV ths thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.55 KB, 80 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự
Việt Nam và luôn được pháp luật quan tâm, bảo hộ. Chế định này điều chỉnh
mối quan hệ xã hội phổ biến và gần gũi đối với nhân dân. Nhận thức được vai
trị đặc biệt đó của thừa kế, từ những ngày đầu dựng nước, pháp luật về thừa
kế đã được ghi nhận trong nhiều quy định như trong chương "Điền sản" của
Bộ Quốc triều Hình luật dưới triều vua Lê Thái Tổ. Sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945, trải qua nhiều biến cố lịch sử, các quy định về thừa kế đã
được ghi nhận, mở rộng và phát triển qua các văn bản pháp luật, như: Hiến
pháp năm 1959 (Điều 19: "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa
kế tài sản tư hữu của công dân"), Hiến pháp năm 1980 (Điều 27: "Nhà nước
bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân"), Hiến pháp năm 1992 (Điều 58:
"Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân"),
Hiến pháp năm 2013 (Điều 32: "Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế
được pháp luật bảo hộ"); Pháp lệnh thừa kế năm 1990... Và sự ra đời của Bộ
luật Dân sự (BLDS) qua các năm 1995, năm 2005 và năm 2015 đã đánh dấu
những bước tiến lớn của pháp luật Việt Nam về thừa kế.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực hiện theo cơ chế thị trường,
con người được lao động trong những điều kiện làm việc tốt hơn, vì thế khối
tài sản mà họ tích lũy được nhờ sức lao động của mình ngày một lớn. Về
mặt tâm lý, bất kỳ ai cũng ln mong muốn có quyền sở hữu đối với tài sản
của mình khi cịn sống, kể cả trước khi chết, họ vẫn muốn chi phối chúng.
Tài sản mà một người sở hữu khi còn sống sẽ trở thành di sản khi người đó
chết và được phân chia cho những người thừa kế. Nhìn chung, pháp luật của
các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc phân chia di sản này

1


có thể được thực hiện theo ý chí của người chết (theo di chúc) hoặc theo quy


định của pháp luật.
Hiện nay, các tranh chấp về thừa kế có xu hướng gia tăng và ngày
càng phức tạp. Các tranh chấp đó phần lớn là giữa những thành viên trong gia
đình với nhau, bởi vậy ảnh hưởng không nhỏ tới truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc ta. Cách tối ưu nhất để giảm thiểu tình trạng trên đó là những
người thừa kế tự thỏa thuận được về việc phân chia di sản. Việc thỏa thuận
phân chia di sản thừa kế khơng chỉ tiết kiệm được thời gian, chi phí mà cịn
duy trì được truyền thống văn hóa của người Việt Nam.
Pháp luật dân sự nước ta luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên,
song việc thỏa thuận này phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Đối với
thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, nội dung và hình thức của nó cần phải
bảo đảm chặt chẽ, đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật đã có những quy định tương đối chi tiết và tiến bộ
hơn liên quan đến thỏa thuận phân chia di sản thừa kế so với trước đây, nhưng
do tính chất phức tạp của quan hệ thừa kế mà thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn
còn những hạn chế, chưa dự trù hết được những tình huống phát sinh trên thực tế
nên việc thỏa thuận phân chia di sản không tránh khỏi bất cập, hạn chế.
Do vậy, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về thừa kế nói chung
và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nói riêng, để phát hiện những bất cập
trong việc áp dụng và đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần hồn thiện,
nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế là rất cần thiết.
Vì những lẽ trên, tác giả lựa chọn đề tài "Thỏa thuận phân chia di sản thừa
kế theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thừa kế là chế định pháp luật phức tạp, có lịch sử hình thành và phát
triển lâu dài, thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học pháp lý.

2



Liên quan đến thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, có một
số sách chuyên khảo nổi tiếng, có thể kể đến như: "Bình luận khoa học về
thừa kế trong luật dân sự" của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện; "Luật thừa kế Việt
Nam - Bản án và bình luận bản án" của Tiến sĩ Đỗ Văn Đại; "Hỏi đáp về
pháp luật thừa kế" của Luật sư Trần Hữu Bền và Tiến sĩ Đinh Văn Thành;
"Luật Dân sự Việt Nam - Bình giải và áp dụng Luật Thừa kế" của Tiến sĩ
Phùng Trung Tập; "Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn" của tác giả Nguyễn Minh Tuấn...
Vấn đề thừa kế còn được nghiên cứu trong các luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ, tiêu biểu là: đề tài "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt
Nam từ năm 1945 đến nay" của Phùng Trung Tập; đề tài "Thừa kế theo di
chúc theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam" của Phạm Ánh Tuyết; đề tài
"Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về thừa kế trong Bộ luật
dân sự" của Nguyễn Minh Tuấn; đề tài "Thừa kế theo pháp luật của cháu,
chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam" của Lê Đức Bền; đề tài "Thừa kế
theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam" của Nguyễn Thị Vĩnh;...
Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết liên quan được đăng trên các tạp chí
như: Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Tịa án nhân dân, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, Tạp chí Luật học, …
Các cơng trình nghiên cứu kể trên có giá trị rất lớn trong cả khoa học
lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề "thỏa thuận phân chia di sản thừa kế"
chỉ được nêu ra ở mức độ khái quát, chưa được phân tích một cách toàn diện
và đầy đủ. Vậy nên, việc nghiên cứu để có định hướng đề xuất cho các quy
định của pháp luật về vấn đề này là hết sức cần thiết.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ các nội dung, cơ sở
lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế và thỏa
thuận phân chia di sản thừa kế. Trên cơ sở phân tích các quy định và thực

3



tiễn áp dụng, tác giả chỉ ra những bất cập, tồn tại để từ đó đưa ra những đề
xuất, kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản
thừa kế.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thừa kế và thỏa thuận phân chia di
sản thừa kế như: BLDS năm 2015, Luật Cơng chứng 2014, Luật Hơn nhân và
gia đình (HN&GĐ) năm 2014; Luật Đất Đai năm 2013, …và một số văn bản
hướng dẫn thi hành luật. Nội dung luận văn giới hạn trong vấn đề lý luận về
thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được pháp luật Việt Nam quy định.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn tập trung
nghiên cứu các vấn đề sau:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận liên quan đến quy định về thỏa thuận
phân chia di sản thừa kế, bao gồm: khái niệm thỏa thuận phân chia di sản thừa
kế; điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và các vấn
đề pháp lý khác có liên quan.
Thứ hai, nêu và phân tích thực trạng thi hành pháp luật Việt Nam về
thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hiện nay.
Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để thực hiện hiệu quả quy
định của pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu,
tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, tác giả đặt các vấn đề về thỏa
thuận phân chia di sản thừa kế trong mối liên hệ mật thiết với nhau, khơng
phân tích riêng lẻ.


4


Phương pháp phân tích, diễn giải: Những phương pháp này được sử
dụng trong luận văn để làm rõ các quy định của pháp luật về thừa kế nói
chung và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nói riêng.
Phương pháp đánh giá, so sánh: Những phương pháp này được tác giả
vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét về tính hợp lý của các quy định của pháp
luật hiện hành, từ đó so sánh với các quy định đã hết hiệu lực.
Phương pháp quy nạp, diễn dịch: Những phương pháp này được áp
dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến thỏa thuận phân chia
di sản thừa kế, đặc biệt là trong phần các đề xuất, kiến nghị. Ví dụ, khi nêu ra
những kiến nghị mang tính khái quát, tác giả dùng phương pháp diễn dịch để
làm rõ lý do tại sao đưa ra kiến nghị đó…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài này giúp làm sáng tỏ các vấn đề lý luận có liên
quan đến thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, từ đó góp phần vào
việc hồn thiện hơn ngành khoa học luật trong lĩnh vực dân sự nói chung và
trong lĩnh vực thừa kế nói riêng.
Luận văn là tài liệu tham khảo quan trọng cho việc hệ thống hóa các
quy định của pháp luật về thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế,
phân tích hiệu quả điều chỉnh các quy định đó trong thực tiễn, phát hiện
những bất cập, tồn tại và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp
luật về thừa kế ở Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả cũng mong muốn luận văn sẽ trở thành một tài liệu
tham khảo hữu ích đối với các bạn sinh viên hay học viên đang nghiên cứu về
chế định thừa kế. Bên cạnh đó, những kiến nghị hoàn thiện pháp luật mà tác
giả nêu trong luận văn hi vọng sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức
năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình xem xét, nghiên cứu để sửa đổi, bổ

sung, hồn thiện pháp luật về thừa kế.

5


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thỏa thuận phân chia di sản
thừa kế.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về thỏa thuận phân chia di
sản thừa kế hiện nay.
Chương 3: Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật Việt Nam về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
1.1. Khái niệm "thỏa thuận phân chia di sản thừa kế"
* Khái niệm "di sản thừa kế":
Có nhiều cách hiểu về di sản thừa kế. Nhưng đến nay, vẫn chưa có
một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về di sản thừa kế.
Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, di sản thừa kế là tài sản của
người chết để lại cho người còn sống kể từ thời điểm mở thừa kế [32, tr. 50].
Theo tác giả Phan Văn Nghĩa, di sản thừa kế là "tồn bộ tài sản có giá
trị vật chất hoặc giá trị tinh thần cùng với các nghĩa vụ về tài sản được lưu
truyền nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác" [14, tr. 7]. Vậy, theo quan điểm

này, di sản thừa kế không chỉ bao gồm các tài sản có giá trị vật chất hoặc tinh
thần mà còn bao gồm các nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.
Dưới góc độ pháp lý, di sản thừa kế cũng được cụ thể hóa tại Điều 612
BLDS năm 2015: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của
người chết trong tài sản chung với người khác" [24, Điều 612]. Theo tinh thần
của BLDS năm 2015, khi một cá nhân chết đi có di sản để lại và có các nghĩa vụ
chưa được thực hiện thì phần di sản của người chết để lại sẽ được sử dụng để
thanh toán các nghĩa vụ đó trước, phần cịn lại mới chia cho những người thừa kế.
Tựu chung lại, di sản thừa kế có thể hiểu là tồn bộ tài sản thuộc
quyền sở hữu của người chết được chuyển dịch cho những người thừa kế hợp
pháp của họ sau khi đã thanh tốn các nghĩa vụ về tài sản (nếu có) mà người
chết chưa thực hiện được.
* Khái niệm "phân chia di sản thừa kế":
Theo nghĩa kỹ thuật, phân chia là tập hợp các hoạt động nhằm chấm
dứt tình trạng có quyền chung của nhiều người trên một hoặc nhiều tài sản.

7


Trong quan hệ thừa kế, việc phân chia di sản chỉ đặt ra khi có ít nhất
từ hai người thừa kế trở lên đối với di sản mà người chết để lại. Bởi nếu chỉ
có một người thừa kế, người này có quyền thừa kế tồn bộ số di sản thừa kế
mà khơng phải phân chia số di sản đó với ai khác.
Việc phân chia di sản có thể do những người thừa kế cùng thỏa thuận
hoặc do Tòa án thực hiện khi xảy ra tranh chấp về di sản thừa kế giữa các
đương sự. Mục đích của việc phân chia di sản thừa kế là để chấm dứt tình
trạng sở hữu chung theo phần giữa những người thừa kế đối với di sản đó.
Như vậy, phân chia di sản thừa kế có thể hiểu là tập hợp các hoạt
động nhằm xác lập quyền sở hữu của mỗi người thừa kế đối với phần di sản
mà họ có quyền hưởng trong khối di sản chung sau khi đã thanh toán các

nghĩa vụ về tài sản (nếu có), chấm dứt tình trạng nhiều chủ thể cùng có quyền
sở hữu di sản do người chết để lại.
* Khái niệm "thỏa thuận phân chia di sản thừa kế":
Thỏa thuận là việc các bên chủ thể đồng ý với nhau về điều gì đó liên
quan đến họ sau khi đã bàn bạc, trao đổi [31, tr. 1220].
Về bản chất, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một giao dịch dân
sự - hợp đồng dân sự giữa các chủ thể là những người thừa kế của người để
lại di sản.
Từ đó, có thể rút ra, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một hợp
đồng dân sự giữa những người thừa kế về việc chấm dứt tình trạng sở hữu
chung đối với di sản thừa kế sau khi thanh toán các nghĩa vụ về tài sản (nếu
có) từ phần di sản do người chết để lại.
* Ý nghĩa của sự thỏa thuận:
Trên thực tế, việc phân chia di sản thừa kế thông thường được thực
hiện thông qua sự thỏa thuận giữa những người thừa kế. Chỉ trong trường hợp
những người thừa kế khơng tự thỏa thuận được với nhau thì họ mới u cầu
phân chia di sản tại Tịa án và đó thường là những tranh chấp có tính chất

8


phức tạp. Việc phân chia di sản thừa kế tại Tịa án có thể có những hệ lụy và
nhược điểm sau đây:
- Việc phân chia di sản thừa kế tại Tịa án ảnh hưởng đến tình cảm của
các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người dân ở các nước Á Đông như
Việt Nam.
- Danh dự của cả gia đình có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ bố hoặc mẹ mới
chết mà anh, chị, em đã tranh chấp tài sản được bố, mẹ để lại tại Tòa án sẽ
khiến hàng xóm láng giềng dị nghị, đàm tiếu.
- Việc giải quyết tranh chấp di sản thừa kế tại Tòa án kéo dài, phát

sinh nhiều chi phí và tốn nhiều cơng sức hơn so với việc tự thỏa thuận. Một
vụ án có thể kéo dài đến nhiều tháng, năm, đặc biệt là những vụ việc phức tạp
có thể được giải quyết qua nhiều cấp khác nhau.
- Chi phí để giải quyết một vụ án về thừa kế bao gồm: án phí, chi phí
thuê luật sư, chi phí đi lại, chi phí đi xác minh, thu thập chứng cứ… trong đó,
án phí được xác định theo % giá trị tài sản tranh chấp, tài sản có giá trị càng
lớn thì án phí cho vụ án đó càng cao.
- Việc phân chia di sản thừa kế tại Tòa án sẽ phải thực hiện theo đúng
trình tự, thủ tục cụ thể mà pháp luật quy định. Trình tự, thủ tục này khá rườm
rà, gây phiền hà cho các bên tranh chấp mà các bên không thể tự thỏa thuận
cắt giảm hoặc bỏ qua.
Rõ ràng, việc những người thừa kế tự thỏa thuận với nhau về việc
phân chia di sản có nhiều ưu điểm hơn so với biện pháp giải quyết việc phân
chia di sản thừa kế tại Tòa án, thể hiện ở các điểm sau đây:
- Giữ được tình cảm đồn kết, u thương, gắn bó giữa các thành viên
trong gia đình.
- Thỏa thuận phân chia trên cơ sở tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Những
người thừa kế có hồn cảnh kinh tế khá hơn có thể tặng cho một phần hoặc
tồn bộ phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế còn lại.

9


- Nếu những người thừa kế thỏa thuận được việc phân chia di sản thì
sẽ mất ít thời gian hơn với việc giải quyết tại Tòa án. Bởi họ chỉ cần thống
nhất nội dung phân chia, sau đó nếu có nhu cầu thì những người thừa kế yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền cơng chứng/chứng thực văn bản đó.
- Chi phí phát sinh trong trường hợp thỏa thuận phân chia di sản thừa
kế ít hơn so với việc phân chia di sản tại Tịa án.
- Thủ tục cơng chứng/chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản

thừa kế nhanh chóng và ít phức tạp hơn so với thủ tục phân chia di sản thừa
kế tại Tòa án.
Từ những ưu điểm trên, có thể thấy, phương án tối ưu nhất đối với
việc phân chia di sản là thỏa thuận phân chia di sản giữa những người thừa kế.
1.2. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Về bản chất, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một giao dịch dân
sự giữa những người thừa kế với nhau. Vì thế, để thỏa thuận phân chia di sản
thừa kế có hiệu lực thì phải đáp ứng các điểu kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự được quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015, bao gồm các điều kiện
về chủ thể, mục đích, nội dung và hình thức của thỏa thuận.
1.2.1. Chủ thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền và
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, trong đó có quyền thỏa thuận phân chia
di sản thừa kế.
* Tư cách chủ thể của người thừa kế:
Theo nguyên lý chung, khi tham gia vào các giao dịch dân sự, các chủ
thể phải có đủ tư cách chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự. Tuy nhiên, pháp luật thừa kế không đặt ra điều kiện về tư cách
chủ thể đối với người thừa kế vì các lý do sau:
- Di sản mà người thừa kế thực chất được hưởng là số tài sản cịn lại
sau khi thanh tốn các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại (nếu có).

10


Người thừa kế có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ này nhưng không vượt
quá phần tài sản mà họ nhận được. Nếu người thừa kế khơng có hoặc chưa có
đủ năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ (cha, mẹ
hoặc người giám hộ) sẽ đại diện cho họ dùng phần tài sản đó để thực hiện
nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại (nếu có). Vậy nên, khơng u cầu về

mặt năng lực chủ thể đối với người thừa kế.
- Người chưa thành niên hay người mất năng lực hành vi dân sự có thể
thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thông qua người đại diện theo pháp luật.
Việc quản lý tài sản của những đối tượng này cũng do người đại diện theo
pháp luật của họ thực hiện và có sự giám sát chặt chẽ theo quy định của pháp
luật để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của họ.
- Người có quyền thừa kế vắng mặt tại nơi cư trú hoặc bị Tòa án tuyên
bố là mất tích thì việc quản lý tài sản của những người này sẽ được thực hiện
theo quy định tại Điều 65 và Điều 69 BLDS năm 2015.
Nếu như người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi có quyền đại diện cho họ thỏa thuận về việc phân
chia di sản thừa kế, thì theo quy định pháp luật hiện hành, người quản lý tài
sản của người vắng mặt hoặc mất tích khơng chắc có quyền đại diện cho
những người này trong việc thỏa thuận phân chia di sản mà họ được hưởng.
- Tương tự như quyền sở hữu, quyền thừa kế là một quyền tuyệt đối.
Trong quyền sở hữu, người có tài sản một cách hợp pháp thì dù có năng lực
hành vi hay khơng, người đó vẫn là chủ sở hữu tài sản. Trong quan hệ thừa kế
cũng vậy, người được hưởng di thừa kế di sản do người chết để lại thì bất luận
có hay khơng năng lực hành vi thì họ vẫn có quyền hưởng thừa kế.
Tóm lại, người thừa kế nói chung khi đáp ứng được các điều kiện mà
pháp luật quy định thì họ sẽ có quyền hưởng di sản mà khơng bắt buộc phải
có năng lực chủ thể.

11


* Chủ thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoàn toàn tự nguyện:
Đây là nguyên tắc quan trọng được quy định tại Điều 3 BLDS năm
2015: Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Bản chất của thỏa thuận là sự
thống nhất ý chí giữa các bên tham gia thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện. Vì

vậy, bất kỳ giao dịch dân sự nào thiếu sự tự nguyện của các bên sẽ không làm
phát sinh hậu quả pháp lí.
1.2.1.1. Người thừa kế theo di chúc
Di chúc là "sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của
mình cho người khác sau khi chết" [24, Điều 624]. Di chúc thể hiện ý chí đơn
phương của người lập di chúc, là hành vi pháp lý đơn phương. Ý chí đơn
phương của người lập di chúc được thể hiện ở việc người lập di chúc có tồn
quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình cho bất kỳ ai và có quyền cho
ai bao nhiêu phần trong số tài sản thuộc sở hữu của mình mà khơng phụ thuộc
vào việc người được hưởng thừa kế có quan hệ hơn nhân, huyết thống, ni
dưỡng hoặc thân thích với người lập di chúc hay không.
Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân (người trong hàng thừa
kế/ngồi hàng thừa kế) hoặc không phải là cá nhân (cơ quan/tổ chức).
* Người thừa kế theo di chúc là cá nhân:
Điều 613 BLDS năm 2015 quy định: "Người thừa kế là cá nhân phải là
người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời
điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết" [24, Điều
613].
Theo quy định của điều luật trên, cá nhân chỉ có thể trở thành người
thừa kế khi người đó thuộc một trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, phải là người "còn sống vào thời điểm mở thừa kế".
Đặc trưng cơ bản của chế định thừa kế chính là sự tiếp nối quyền sở
hữu tài sản từ người đã chết sang người còn sống nên người tiếp nhận quyền
sở hữu tài sản đương nhiên phải là người "còn sống" vào "thời điểm mở thừa

12


kế". Có một số trường hợp tuy là một người đã chết trên thực tế nhưng họ lại
còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

Mặt khác, cũng có trường hợp, người thừa kế không hiện diện vào
thời điểm mở thừa kế do mất tích nhưng người đó chưa được Tịa án tuyên bố
là đã chết nhưng ngày được coi là đã chết của họ được xác định sau ngày mở
thừa kế thì họ vẫn được coi là cịn sống vào thời điểm mở thừa kế và có quyền
hưởng di sản. Nếu người thừa kế bị tuyên bố đã chết trước thời điểm mở thừa
kế mà sau này họ còn sống và quay trở về trước khi di sản được phân chia thì
người này được coi là cịn sống và có quyền hưởng di sản nhưng họ phải yêu
cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố chết đối với mình.
Thứ hai, phải được "sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết".
Pháp luật dân sự bảo hộ quyền thừa kế của thai nhi nhưng thai nhi
phải thành thai trước khi người để lại di sản chết và còn sống sau khi được
sinh ra. Một cá nhân chưa được sinh ra thì chưa phải là chủ thể của quan hệ
pháp luật dân sự, nhưng pháp luật lại quy định bảo lưu quyền thừa kế của thai
nhi với hai điều kiện trên. Quy định này nhằm bảo vệ quyền của người con đã
thành thai trước khi người cha/mẹ chết và còn sống sau khi chào đời.
Hiểu thế nào là "sinh ra và còn sống" là một vấn đề tương đối nhạy
cảm. Vì việc xác định ranh giới giữa "sinh ra và cịn sống" với "sinh ra và
chết" đơi khi chỉ là một khoảnh khắc nhất định. Hai tình trạng này lại dẫn tới
hai hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau.
Để xác định tình trạng "cịn sống" hay "đã chết" của một đứa trẻ sinh
ra rồi chết cần căn cứ vào các quy định của pháp luật. Trước đây, Nghị định
83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch quy định:
- Trẻ em sinh ra sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết, thì cũng phải
đăng ký khai sinh theo quy định của Nghị định này, nếu chết trước khi sinh
(chết lưu) hoặc sinh ra mà sống chưa được 24 giờ, thì khơng phải đăng ký
khai sinh [7, Điều 20].

13



- Trẻ em sinh ra mà còn sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết thì vừa
phải đăng ký khai sinh, vừa phải đăng ký khai tử [7, Điều 29].
Về quyền được khai sinh, khai tử của cá nhân, khoản 3 Điều 30 BLDS
năm 2015 quy định: Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên
mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai
mươi bốn giờ thì khơng phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ
đẻ có yêu cầu [24, khoản 3 Điều 30].
Như vậy, theo tinh thần của pháp luật hiện hành, một đứa trẻ sau khi
sinh ra mà còn sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên rồi mới chết thì được
coi là "sinh ra và cịn sống" và đứa trẻ trở thành người thừa kế, có quyền
hưởng di sản mà người cha/mẹ để lại. Tuy nhiên, khi đứa trẻ sinh ra đã chết
thì phần di sản đó sẽ được chia cho những người thừa kế của chúng. Với đứa
trẻ sinh ra mà chết ngay hoặc chỉ sống được dưới hai mươi bốn giờ thì khơng
được nhận di sản thừa kế.
Vấn đề là phải "thành thai trước khi người để lại di sản chết" nhằm
xác định mối quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản.
Khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong
thời kỳ hơn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt
hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là
con chung của vợ chồng [22, khoản 1 Điều 88].
Nguyên tắc suy đoán pháp lý được áp dụng khi xác định cha, mẹ, con.
Nghĩa là, khi người vợ mang thai hoặc sinh con trong thời kỳ hôn nhân, người
vợ không cần phải chứng minh chồng mình có phải là cha đứa trẻ hay không
mà pháp luật mặc nhiên thừa nhận đứa trẻ là con chung của vợ chồng. Trên
thực tế, có nhiều trường hợp người vợ có thai hoặc sinh con trong thời kỳ hôn


14


nhân nhưng chưa chắc con đã có cùng huyết thống với người chồng. Vậy nên,
tư cách cha, mẹ, con có thể được xem xét lại.
Trường hợp hai vợ chồng thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc
xác định cha, mẹ, con vẫn được thực hiện theo quy định đã nêu ở trên.
Trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản thì người này là mẹ của đứa trẻ ngay cả khi đứa trẻ đó khơng mang huyết
thống với họ.
Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan
hệ cha, mẹ, con giữa người cho tinh trùng, cho nỗn, cho phơi với đứa trẻ
được sinh ra mặc dù có cùng mã gen.
Với trường hợp con được sinh ra do mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo, thì là con chung của vợ, chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con
được sinh ra.
Có thể thấy, nếu như trước đây, quan hệ huyết thống là căn cứ vững
chắc nhất để xác định cha, mẹ, con thì trong xu thế phát triển hiện đại của xã
hội, huyết thống không còn là cơ sở để xác định cha, mẹ, con trong mọi
trường hợp. Vì thế, khơng nhất thiết phải có quan hệ huyết thống thì người
con mới được thừa hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ.
* Người thừa kế theo di chúc không là cá nhân:
Những chủ thể không là cá nhân (cơ quan/tổ chức) cũng có quyền
hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng phải "tồn tại vào thời điểm mở thừa
kế". Trường hợp người thừa kế là pháp nhân, khi xác định tình trạng tồn tại
hay khơng tồn tại thì cần xét đến các trường hợp khác nhau. Theo quy định tại
Điều 96 BLDS năm 2015, pháp nhân chấm dứt tồn tại trong các trường hợp:
hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể, phá sản pháp nhân.
Nếu vào thời điểm mở thừa kế, pháp nhân đã bị giải thể hoặc phá sản
thì được coi là chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại và không thể trở thành người


15


thừa kế. Phần di sản đáng lẽ pháp nhân đó được hưởng theo di chúc sẽ được
chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.
Trong trường hợp pháp nhân chấm dứt tồn tại do hợp nhất, sáp nhập,
chia, chuyển đổi hình thức thì có hai quan điểm đối lập nhau về tình trạng
"tồn tại" theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau:
Quan điểm thứ nhất, việc pháp nhân hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển
đổi hình thức chỉ là các hình thức cải tổ pháp nhân, là thay đổi sự tồn tại của
pháp nhân từ phương thức này sang phương thức khác. Theo quy định tại các
Điều 88, 89, 90, 92 BLDS năm 2015 thì quyền và nghĩa vụ của pháp nhân cũ
sẽ được chuyển giao cho pháp nhân mới, trong đó bao gồm cả quyền thừa kế.
Quan điểm thứ hai, các trường hợp trên là những căn cứ để chấm dứt
pháp nhân. Khi một pháp nhân đã bị hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi
hình thức thì được coi là khơng cịn tồn tại nữa. Pháp nhân chấm dứt tồn tại
trước thời điểm mở thừa kế khơng có quyền hưởng thừa kế theo di chúc.
* Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:
Pháp luật dân sự Việt Nam trao quyền tự định đoạt cho cá nhân trong
việc lập di chúc để lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bất kỳ ai được
hưởng sau khi người đó chết. Một người được tự do lập di chúc cho người
khác hưởng tài sản của mình nhưng cũng có quyền truất quyền hưởng di sản
của người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, sự "tự do" định đoạt đó của cá
nhân để lại di sản vẫn phải nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Điều 644 BLDS năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc như sau:
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba
suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp
luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản

hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

16


a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà khơng có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối
nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người khơng có quyền
hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này [24, Điều 644].
Để được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, người
thừa kế quy định tại Điều 644 nêu trên phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, những người này phải là những người mà người lập di chúc
không cho họ hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba
suất của một người thừa kế theo pháp luật (hai phần ba một suất theo pháp
luật được xác định bằng cách giả định toàn bộ di sản chia theo pháp luật).
Thứ hai, không thuộc trường hợp những người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 BLDS năm 2015.
Thứ ba, không thuộc trường hợp những người khơng có quyền hưởng
di sản theo quy định tại Điều 621 BLDS năm 2015.
Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc mà là con
chưa thành niên, con đã thành niên nhưng khơng có khả năng lao động thì
việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sẽ thơng qua vai trị của người đại
diện hợp pháp. Lưu ý là người đại diện hợp pháp của những người này không
được phép tặng cho phần di sản của người mà mình đại diện được hưởng.
* Người được di tặng:
Tài sản dùng để di tặng là phần tài sản trong khối tài sản mà người
chết để lại, được chỉ định trong di chúc là dành phần di sản đó tặng cho người
nhất định.
Người được di tặng cũng phải đáp ứng các điều kiện chung về người

thừa kế. Người được di tặng có thể là cá nhân hoặc không phải là cá nhân.

17


Người được di tặng có quyền thỏa thuận phân chia di sản, họ có thể
tặng cho người khác phần di sản mà họ được nhận hoặc nhận phần di sản mà
người khác tặng cho.
1.2.1.2. Người thừa kế theo pháp luật
Khác với hình thức thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của người
lập di chúc, có thể định đoạt di sản cho bất kỳ ai, thừa kế theo pháp luật là
thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
* Diện thừa kế:
Đến nay, chưa có khái niệm cụ thể nào về "diện thừa kế" được ghi
nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật nên có nhiều cách hiểu khác
nhau. Theo Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1, Trường Đại học Luật Hà
Nội: "Diện những người thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di
sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật" [33, tr. 327]. Khái
niệm diện thừa kế còn có thể hiểu là "phạm vi những người có thể được
hưởng di sản do người chết để lại được xác định theo một trong ba quan hệ
(quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng) với người để
lại di sản" [13, tr. 278]. Theo đó, cách hiểu thứ hai hợp lý và cụ thể hơn.
Diện thừa kế theo pháp luật bao gồm những cá nhân còn sống vào thời
điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di sản chết, có quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản.
• Quan hệ hơn nhân:

Trước năm 1945, ở nước ta, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ảnh
hưởng sâu sắc tới chế định thừa kế. Địa vị của người phụ nữ trong xã hội và

trong gia đình ln ở thế yếu, mọi quyết định đều phụ thuộc vào người chồng.
Vì thế, trong quan hệ thừa kế thời kỳ bấy giờ, người vợ không thuộc diện thừa

18


kế theo pháp luật của người chồng. Hay nói cách khác, quan hệ hôn nhân
không được ghi nhận là cơ sở để xác định diện thừa kế.
Sau năm 1945, pháp luật thừa kế ở nước ta đã có sự tiến bộ vượt trội
khi quyền bình đẳng giữa nam và nữ đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm
1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa: "Đàn bà
ngang quyền với đàn ơng về mọi phương diện" [16, Điều 9]. Đây là cơ sở
pháp lý vững chắc để xóa bỏ sự bất bình đẳng, những quan điểm cổ hủ mà
trước nay đã tồn tại ở nước ta một thời gian dài dưới chế độ phong kiến, thực
dân, từ đó xây dựng một xã hội mới dân chủ và tiến bộ. Sắc lệnh số 97/SL
ngày 22/5/1950 ra đời đã chính thức ghi nhận mối quan hệ hơn nhân là một
trong những căn cứ để xác định diện thừa kế, trong đó khẳng định vợ và
chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau [6, Điều 11]. Đến nay,
nguyên tắc này vẫn tiếp tục được kế thừa và cụ thể hóa tại các văn bản quy
phạm pháp luật như: Luật HN&GĐ năm 1959, Thông tư số 81 ngày
24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp
về thừa kế, Luật HN&GĐ năm 1986, Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Luật
HN&GĐ năm 2000, BLDS năm 2005, Luật HN&GĐ năm 2014 và BLDS
năm 2015.
Đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ hôn nhân và xuất phát từ
mối quan hệ tình cảm gắn bó cùng vun đắp gia đình giữa vợ và chồng, pháp luật
thừa kế đã ghi nhận vợ và chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau.
• Quan hệ huyết thống:

Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dịng máu

về trực hệ hoặc bàng hệ được xác định thông qua sự kiện sinh đẻ.
Theo giải nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, "trực hệ" là quan hệ họ hàng
theo dịng máu trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau, bao gồm
ông, cha, con, cháu, … [31, tr. 1354].

19


Phân biệt với trực hệ, "bàng hệ" được giải thích như sau: Bàng hệ là quan
hệ họ hàng theo dòng bên, tức là khơng theo dịng trực tiếp, khơng phải theo quan
hệ người này sinh ra người kia, gồm anh, chị, em, chú, bác, cô, … [31, tr. 45].
Từ xưa đến nay, phong tục tập quán của nước ta luôn đề cao quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình. Trong các mối quan hệ đó, quan hệ huyết
thống được coi trọng nhất. Từ xã hội phong kiến đến thời kỳ thực dân, quan
hệ huyết thống vẫn giữ vị trí hàng đầu. Việc xét diện thừa kế cũng dựa chủ
yếu vào quan hệ này.
Đến thời kỳ đất nước độc lập, trong những năm đầu của chế độ mới,
diện thừa kế đã được xem xét trên quan hệ huyết thống. Tuy vậy, đối tượng
thuộc diện thừa kế theo quan hệ huyết thống được xét đến trong phạm vi khá
hẹp. Sắc lệnh số 97/SL quy định diện thừa kế theo huyết thống chỉ bao gồm
con, cháu của người chết [6, Điều 10]. Theo quy định của Thông tư số
1742/BNC ngày 18/5/1956 của Bộ Tư pháp, người thuộc diện thừa kế theo
huyết thống gồm: con, cháu, chắt, cha, mẹ của người để lại di sản [5]. Tiếp
đó, Thơng tư số 594/NCPL ngày 27/8/1968 và Thơng tư số 81/TANDTC ngày
24/7/1981 của Tịa án nhân dân tối cao quy định diện thừa kế theo huyết
thống tiếp tục được mở rộng, gồm: con, cha, mẹ, ông, bà, anh, chị, em của
người để lại di sản. Kể từ khi Pháp lệnh thừa kế năm 1990 ra đời, diện thừa kế
theo pháp luật khơng chỉ có tất cả những người được xác định theo Thông tư
số 81/TANDTC mà còn bao gồm những người thuộc quan hệ huyết thống trực
hệ và bàng hệ khác, đó là: cụ nội, cụ ngoại, chú, bác, cơ, dì, cậu ruột của

người để lại di sản và những người mà người để lại di sản là cơ, dì, chú, bác,
cậu ruột [12]. Sau đó là các BLDS ban hành các năm 1995, 2005 và 2015,
diện thừa kế theo pháp luật trên cơ sở quan hệ huyết thống lúc này đã mở rộng
và đầy đủ nhất, góp phần thắt chặt tình cảm các thành viên trong gia đình giữa
các thế hệ và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của cá nhân sau khi chết.
• Quan hệ nuôi dưỡng:

20


Quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng nhau
giữa những người thân thuộc trong gia đình theo quy định của pháp luật [27, tr. 92].
Bên cạnh nghĩa vụ ni dưỡng của những người có cùng huyết thống với
nhau thì pháp luật cịn quy định cụ thể về nghĩa vụ nuôi dưỡng trong quan hệ
giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại, cùng với đó là quan hệ giữa cha
dượng, mẹ kế và con riêng.
Trong quan hệ ni dưỡng, con ni có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
như con đẻ và được coi là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha, mẹ nuôi.
Việc nuôi con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
trừ trường hợp được pháp luật quy định là con ni thực tế.
Ngồi ra, quan hệ ni dưỡng cịn được xét đến trong trường hợp con
riêng và cha dượng, mẹ kế. Theo Điều 654 BLDS năm 2015: "Con riêng và
bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ
con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định
tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này" [24, Điều 654]. Việc quy định như
vậy là hoàn toàn phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống tình cảm của
dân tộc ta.
Tựu chung, ngồi quan hệ hơn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, pháp
luật thừa kế không dựa trên mối quan hệ nào khác giữa người thừa kế và
người để lại di sản để xác định diện thừa kế theo pháp luật.

* Hàng thừa kế:
Có thể hiểu, hàng thừa kế là nhóm những người có quan hệ cùng tính
chất gần gũi, thân thích với người để lại di sản, khơng phân biệt giới tính, độ
tuổi, địa vị xã hội, không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự.
Tại Điều 651 BLDS năm 2015 quy định những người thừa kế theo
pháp luật theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

21


- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết
mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại [24, Điều 651].
Nguyên tắc chia di sản thừa kế theo pháp luật: Những người ở hàng
thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước
do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ
chối nhận di sản.
Khi chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế trong cùng một
hàng thừa kế sẽ được hưởng những phần di sản bằng nhau. Trên thực tế, vì lý
do hàng thừa kế thứ ba cơ cấu nhiều thế hệ và bậc trên dưới khác nhau, cả bên
nội và bên ngoại của người để lại di sản, nên rất ít trường hợp những người ở
hàng thừa kế này được hưởng di sản và việc lập hồ sơ đối với họ cũng gặp
nhiều khó khăn hơn, rất dễ xảy ra trường hợp bỏ sót người thừa kế.
* Thừa kế thế vị:

Theo định nghĩa của Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, thừa kế thế vị là "thừa kế bằng việc thay thế vị trí để
hưởng thừa kế" [32, tr. 125].
Có thể hiểu, thừa kế thế vị là việc một người thừa kế được hưởng di
sản với tư cách thay vị trí của một người đã chết để nhận phần di sản mà
người đó được hưởng nếu cịn sống.
Điều 652 BLDS năm 2015 quy định:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc
cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại

22


di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt
được hưởng nếu còn sống [24, Điều 652].
Theo quy định của pháp luật dân sự nước ta, thừa kế thế vị phải tuân
theo bốn nguyên tắc cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thừa kế thế vị không phát sinh trên cơ sở thừa kế theo di chúc.
Nguyên tắc này được hiểu ngắn gọn là thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối với
phần di sản chia theo pháp luật mà không phát sinh đối với quan hệ thừa kế
theo di chúc. Nói khác đi, con cháu của người chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người để lại di chúc khơng được thế vị cha, mẹ mình để hưởng di
sản thừa kế theo di chúc. Điều này hoàn toàn hợp lý, phù hợp với nguyên tắc
chung của pháp luật thừa kế là tơn trọng ý chí của người để lại di sản.
Thứ hai, người thừa kế phải là con cháu trực hệ của người chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
Đây là một nguyên tắc quan trọng bởi chỉ khi xác định được chính xác
chủ thể thế vị thì mới đảm bảo được việc chia thừa kế thế vị chính xác và bảo

đảm được đúng bản chất của thừa kế thế vị. Mối quan hệ thừa kế thế vị trong
pháp luật dân sự Việt Nam được xác định dựa trên quan hệ huyết thống, quan
hệ nuôi dưỡng. Khái niệm "con" ở đây bao gồm cả con đẻ, con nuôi, con
riêng, con trong giá thú và con ngoài giá thú… Cách hiểu khái niệm "cháu"
cũng tương tự như vậy.
Thứ ba, người thừa kế thế vị phải là người còn sống vào thời điểm mở
thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành
thai trước khi người để lại di sản chết.
Đây là nguyên tắc cơ bản bởi như đã phân tích ở trên, thừa kế là sự
dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người cịn sống. Nếu người thừa
kế khơng cịn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau
thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết
thì sẽ làm mất đi tính chất và ý nghĩa của việc thừa kế.

23


Thứ tư, người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần di sản mà bố, mẹ họ
hoặc ông, bà họ được hưởng nếu còn sống.
Người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần mà người được thế vị được
hưởng nếu còn sống. Việc phân chia di sản trong trường hợp có nhiều người
thừa kế thế vị, được thực hiện theo chi chứ không phải theo đầu người [11].
Như vậy, pháp luật dân sự Việt Nam quy định về vấn đề thừa kế thế vị
nhằm bảo vệ trực tiếp quyền lợi của các cháu, chắt của người để lại di sản,
tránh tình trạng di sản của ơng, bà, các cụ mà cháu, chắt không được hưởng
lại để cho người khác. Mặt khác, quy định này giúp bảo tồn truyền thống và
đạo lí trong quan hệ giữa những người thân thuộc nhất của người để lại di sản.
1.2.1.3. Chủ thể khơng có quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
* Người không được quyền hưởng di sản:
Hưởng di sản thừa kế là quyền của công dân được pháp luật bảo hộ.

Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi đó của cơng dân trong việc hưởng di sản thừa
kế, BLDS năm 2015 đã quy định chế tài nghiêm khắc đối với những người
đáng lẽ được hưởng di sản nhưng họ lại có hành vi trái pháp luật, vi phạm đạo
đức xã hội nên bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Những người khơng
có quyền hưởng di sản đương nhiên cũng khơng có quyền thỏa thuận phân
chia di sản.
Khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015 quy định những người sau đây
không được quyền hưởng di sản:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc
về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế
khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có
quyền hưởng.

24


- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di
sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc,
che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc tồn bộ di sản trái với ý chí của
người để lại di sản.
Những hành vi nói trên nếu do người thừa kế thực hiện nhằm hưởng
một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì người
thừa kế đó khơng có quyền hưởng di sản do người chết để lại.
Mặc dù những người thừa kế khơng có quyền hưởng di sản khi thực
hiện những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật như vậy. Tuy nhiên, nếu
người để lại di sản đã biết hành vi của họ nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo
di chúc thì những người này vẫn được hưởng di sản [24, khoản 2, Điều 621].

Quy định về những người khơng có quyền hưởng di sản khơng chỉ là
phương thức đảm bảo ý chí của người để lại di sản trước khi chết mà còn là
cách để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế khác.
* Người từ chối nhận di sản
Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật thừa kế là phải tôn
trọng ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ thừa kế, trong đó có ý chí của
người thừa kế. Khi người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế, họ đã tự từ bỏ
quyền thừa kế của mình. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp người thừa
kế từ chối nhận di sản đều được pháp luật công nhận.
Tại Điều 620 BLDS năm 2015 quy định về từ chối nhận di sản như sau:
- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối
nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến
người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ
phân chia di sản để biết.

25


×