Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của sở tài chính tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.04 KB, 54 trang )







TIỂU LUẬN:

Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động
của Sở Tài chính Tỉnh Bắc Giang











LỜI MỞ ĐẦU

Bắc Giang là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, gắn bó hữu cơ với cả nước trong
quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Bắc Giang ngày
nay đã có tên gọi và quy mô địa giới hành chính.
Khi đất nước ta bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ, để phục vụ cho việc phát
triển kinh tế và quản lý đất nước, các triều đại phong kiến nước ta tiếp tục co sự
điêu chỉnh về địa giới hành chính và tên gọi. Và Bắc giang đượ tách ra từ tỉnh Hà
Bắc trước đây ( gồm 2 tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh sau này)
Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc Bắc Bộ. Phía Bắc và Đông


Bắc giáp tỉnh Lạng sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Nam và
Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Thành Phố Hà Nội; phía Đông giáp
tỉnh Quảng Ninh
Địa hình tỉnh Bắc Giang nhấp nhô dốc nghiêng dần xuống Tây Nam làm cho
phía Đông của tỉnh ví như một máng nước mà lònh máng là song Lục Nam, thành
máng là các cánh cung Bảo Đài, Yên Tử, Huyền Đinh, đồng thời có các thung lũng
xen kẽ theo chiều thấp dần rồi mở rộng về phía Tây Nam. Do ở vùng núi và đồng
bằng nên địa lý tự nhiên của Bắc Giang phong phú và đa dạng.
Dưới đây em xin trình bày về“ báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của
Sở Tài chính Tỉnh Bắc Giang”.



Phần I : Khái quát, giới thiệu chung về sở tài chính.

I. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành, phát triển.
1. Quá trình hình thành:
Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công với sự ra đời của nứoc Việt Nam
dânc chủ cộng hoà đã đưa nước ta bước vào một trang lịch sử mới: từ than phận là
kẻ nô lệ, nhân dân ta đã trở thành chủ nhân đầt nước; nước ta từ một nước thuộc địa
nưa phong kiến đã trở thành một nước độc lập.
Ngay sau khi chính quyền Cách Mạng được thành lập, một vấn đề cấp bách đặt
ra là muốn xây dựng đất nước, bảo vệ chính quyền Cách Mạng vững chắc, khãng
chiến chống thực dân pháp xâm lược thắng lợi, cần phải bắt tay ngay vào việc phát
triển kinh tế - xã hội, trong đó vấn đề có tính quyết định và bức thiết là xây dựng
một nền tài chính mới thay thế nền tài chính của thực dân pháp.
Chính vì thế, ngày 28/08/1945 Ngành Tài chính Việt Nam ra đời. Và ngay sau
đó, Ngành Tài Chính tỉnh Bắc Giang cũng được thành lập, với bản chất là một công
cụ để quản lý và phát triển kinh tế. Chính vì vậy ngay từ những ngày tháng đầu cách
mạng thành công (31/12/1945) Hồ chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập sở tài chính vật

giá trước đây và sở tài chính ngày nay, với mở đầu của bản Sắc lệnh: “Xét rằng,
ngay khi lo việc kháng chiến, Chính phủ đã bắt đầu công việc kiến quốc, nhưng sự
kiến quốc cần phải có một chương trình cụ thể được nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng ”.
Từ đó đến nay, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của Tổ quốc qua những chặng
đường lịch sử của dân tộc, ngành tài chính đã có nhiều đóng góp vào việc thực hiện
các nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong từng thời kỳ. Trong
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác kế hoạch được xây dựng
phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược là kháng chiến và kiến quốc, thực hiện khẩu hiệu
“Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi”. Ngành tài chính mặc dù mới ra đời
nhưng đã có nhiều chương trình kế hoạch giúp Chính phủ cân đối nguồn lực, thi đua



tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, bao vây kinh tế địch, thực hiện giảm tô, giảm tức
tiến tới cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng; chương trình mở lớp dạy
chữ, chương trình nuôi dưỡng sức dân, sức quân với mục tiêu diệt giặc đói, giặc dốt,
giặc ngoại xâm, bảo vệ chính quyền Cách Mạng còn non trẻ; thù trong giặc ngoài
với cùng một âm mưu: “tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động
Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, để lập một chính phủ phản động lam tay
sai cho chúng”
2. Lịch sử phát triển:
Khi hoà bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, thực hiện nhiệm vụ khôi
phục, phát triển kinh tế, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải
phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc; ngành tài chính với chức năng,
nhiệm vụ của mình đã tập trung nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội 5 năm đầu tiên (1961-1965) lấy mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội làm
trọng tâm, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước
đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo
Xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế miền Bắc trở thành kinh tế Xã hội chủ nghĩa.

Khi cuộc chiến tranh leo thang bằng không quân của Đế quốc Mỹ lan rộng, Đảng,
Nhà nước chủ trương chuyển nền kinh tế sang thời chiến, ngành tài chính đã làm tốt
vai trò tham mưu xây dựng kế hoạch chuyển nền kinh tế sang thời chiến (1965-
1975).
Có thể nói, trong bối cảnh đó công cụ kế hoạch hoá thực hiện theo cơ chế tập
trung đã phát huy tác dụng, chúng ta đã thực hiện thành công công cuộc khôi phục
và phát triển kinh tế, những mục tiêu của kế hoạch 5 năm đầu tiên và chuyển nền
kinh tế phù hợp với thời chiến. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ
dân trí thấp kém, đời sống khó khăn, thiếu thốn, kế hoạch hợp tác hoá nông nghiệp
đã đưa người nông dân vào con đường làm ăn tập thể, từ chỗ thiếu đói lương thực
đã từng bước tự cấp được lương thực và đảm bảo cung cấp cho bộ đội chiến trường
ăn no đánh thắng. Công nghiệp từ chỗ không có gì, chỉ trong thời gian ngắn hàng



loạt nhà máy, xí nghiệp được tạo dựng, các khu công nghiệp nền móng cơ sở vật
chất kỹ thuật ban đầu của Chủ nghĩa xã hội ra đời. Cơ chế kế hoạch hoá đã giúp cho
miền Bắc động viên được sức người, sức của cho xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và chi viện đắc lực cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, góp
phần làm nên chiến công Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, sự nghiệp xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước đòi hỏi ngày càng cao về chất
lượng nghiên cứu và phạm vi công tác kế hoạch hoá, đòi hỏi phải có những đổi mới
về phương thức quản lý kinh tế. Công tác kế hoạch hoá đã bước vào một quá trình
thử nghiệm theo hướng thu hẹp bao cấp, thu hẹp chỉ tiêu pháp lệnh, mở rộng chỉ
tiêu hướng dẫn, định hướng, trao quyền chủ động trong xây dựng và thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và những thử nghiệm, với quyết tâm
đổi mới toàn diện xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã đánh dấu một bước

ngoặt lịch sử trong đổi mới tư duy và đường lối phát triển kinh tế đất nước trong
thời kỳ mới.
Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, ngành tài chính
đã đi đầu trong công cuộc đổi mới, đã không ngừng vươn lên, tự đổi mới mình cả
về tư duy kinh tế, phương pháp kế hoạch hoá, cách tổ chức triển khai công tác
nghiên cứu, xây dựng, thực hiện kế hoạch. Thành công to lớn trong hơn 20 năm đổi
mới về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước có sự đóng góp quan trọng của ngành
tài chính. Cũng chính từ những đóng góp đó và sự khẳng định vai trò vị trí của
mình, ngành tài chính đã được Chính phủ xác định là cơ quan có chức năng tham
mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và cơ
chế, chính sách quản lý kinh tế, giúp Nhà nước phối hợp, điều hành thực hiện các
mục tiêu và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế.



Ra đời cùng với hệ thống cơ quan tài chính địa phương của cả nước theo Quyết
nghị của Hội đồng Chính phủ, ngành tài chính Bắc Giang đã tiếp nối truyền thống
của ngành bắt tay vào việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch khôi phục và phát triển
kinh tế - xã hội và từ đó đến nay dưới dự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND
tỉnh, sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Tài chính, lớp lớp đội ngũ những người làm
công tác tại địa phương đã phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Với chức năng là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, về cơ chế chính sách quản lý kinh tế của cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương, ngành tài chính Bắc Giang đã nghiên cứu, vận dụng
các cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương,
tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương xây dựng mục tiêu, phương
hướng phát triển kinh tế- xã hội thông qua xây dựng các định hướng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm và các cơ chế điều hành, giải
pháp cụ thể để triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

Cùng với thời gian, ngành tài chính Bắc Giang đã có sự phát triển mạnh mẽ về
quy mô và chất lượng; đã xây dựng và tập hợp được một đội ngũ công chức, viên
chức có trình độ, có bề dày kinh nghiệm, không ngừng đổi mới cả tư duy quản lý và
phương pháp công tác, luôn đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn phát triển
của Tỉnh, phù hợp với xu thế chung của cả nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Tự hào về những chặng đường đã qua, xác định trách nhiệm của mình trong thời
gian tới, ngành tài chính Bắc Giang đang đứng trước những thử thách lớn lao phải
vượt qua để đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn mới:
II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của sở tài chính
1. Chức năng, nhiệm vụ của sở tài chính:
1.1. Vị trí, chức năng:



Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và
thu khác của ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước, đầu tư tài chính, tài
chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả và hoạt động dịch vụ tài
chính (sau đây gọi chung là lĩnh vực tài chính) tại địa phương theo quy định của
pháp luật.
Sở Tài chính chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp
vụ của Bộ Tài chính.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị và các văn bản về quản lý
lĩnh vực tài chính tại địa phường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính
phủ.
2. Trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về tài
chính ngân sách phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương.
3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự
án, quy hoạch, kế hoạch về lĩnh vực tài chính; hướng dẫn các cơ quan thuộc thành
phố, cơ quan tài chính cấp huyện, xã thống nhất tổ chức triển khai thực hiện pháp
luật, chính sách chế độ và các quy định của Nhà nước về tài chính trên địa bàn;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài chính.
4. Trình UBND tỉnh phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng
cấp ngân sách của địa phương; trình UBND tỉnh để trình H ĐND tỉnh phê chuẩn
định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định một số chế độ thu
phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính – ngân sách chế độ
quản lý tài chính, báo cáo kế toán theo quy định của pháp luật.



5. Trình UBND tỉnh quy định nhiệm vụ và các biện pháp quản lý, điều hành
ngân sách hàng năm của địa phương.
a) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp (sau đây
gọi chung là cơ quan hành chính sự nghiệp) thuộc thành phố và cơ quan tài chính
cấp huyện, xã xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của
pháp luật.
b) Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định dự toán ngân sách của các
cơ quan, đơn vị cấp thành phố và UBND huyện, xã
c) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, lập dự toán thu, chi ngân
sách địa phương, lập phương án phân bổ ngân sách cấp thành phố, báo cáo UBND
tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định.
6. Báo cáo UBND tỉnh xem xét để trình HĐND tỉnh quyết định dự toán điều
chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, đề xuất các phương án cân
đối ngân sách và các biện pháp cần thiết, đề xuất các phương án cân đối ngân sách
và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách, thực hành tiết

kiệm, chống tham ô lãng phí.
Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách của các cơ quan cùng cấp cho các đơn
vị trực thuộc.
7. Phối hợp với các cơ quan thu trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế,
phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn.
8. Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn quận,
huyện, quyết toán thu, chi ngân sách quận, huyện; thẩm định và thông báo quyết
toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử
dụng ngân sách thành phố và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.



Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toán ngân sách
hàng năm của địa phương để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ
Tài chính.
9. Quản lý các nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ương, quản lý Quỹ dự trữ tài
chính của địa phương theo quy định của pháp luật.
10. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ
quan, đơn vị sử dụng ngân sách thành phố.
11. Yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự
toán, sai chính sách, chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo, thống kê.
12. Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu
với UBND tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài
hạn trong và ngoài nước.
13. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự
toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, chủ trì
phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư
xây dựng (nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc ngân sách
nhà nước) hàng năm, trình UBND tỉnh quyết định.
a) Tham gia chủ trương đầu tư, thẩm định tài chính các dự án đầu tư do thành

phố quản lý; tham gia xét thầu đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết
định của UBND tỉnh và các dự án khác trên địa bàn theo đề nghị của chủ đầu tư và
được sự chấp thuận của UBND tỉnh
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc trình UBND tỉnh điều chỉnh
kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết.
14. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư
theo đúng quy định của nhà nước, giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình
lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư.



Hướng dẫn và kiểm tra việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với các dự án đầu
tư đã được phân cấp theo quy định.
15. Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương theo quy
định của pháp luật . Giúp UBND tỉnh triển khai phát hành trái phiếu và các hình
thức vay nợ khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
16. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng
vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của Chủ đầu tư và cơ
quan tài chính quận, huyện, phường, xã, tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
của Kho bạc Nhà nước ở thành phố, quận, huyện.
17. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt
(đối với dự án do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quyết toán vốn đầu tư) . Thẩm tra,
phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng
nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản địa phương theo quy định.
Chủ trì tổ chức kiểm tra báo cáo quyết toán các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân
sách nhà nước do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư, trình Uỷ UBND tỉnh phê
duyệt theo quy định của pháp luật.
18. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, phân tích tình hình huy động
và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, chủ trì thẩm
tra quyết toán vốn đầu tư của địa phương, báo cáo Bộ Tài chính và UBND tỉnh theo

quy định.
19. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, phân tích tình hình huy động
và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, chủ trì thẩm
tra quyết toán vốn đầu tư của địa phương, báo cáo Bộ Tài chính và UBND tỉnh theo
quy định.
20. Kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành
hoạt động các quỹ đầu tư phát triển của thành phố.



Kiểm tra, giám sát các Quỹ của địa phương trong việc cho vay, hỗ trợ lãi suất
đối với phần vốn từ nguồn ngân sách do UBND tỉnh uỷ thác.
21. Giúp UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về tài chính doanh nghiệp.
a) Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp
(doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khác), chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển
vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán tại các loại hình doanh
nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
c) Giúp UBND tỉnh quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh
nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn theo quy định của pháp luật.
d) Phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan có liên quan tổng hợp, phân tích, đánh
giá tình hình tài chính, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại
doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn, báo cáo UBND tỉnh và Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
22. Hướng dẫn các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc địa phương thực hiện
chế độ quản lý tài sản nhà nước; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo
quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, công sản tại địa phương.
a) Tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách để triển khai cho các cơ
quan nhà nước ở địa phương thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất, thu tiền sử dụng đất, thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị
quyền sử dụng đất.
b) Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND tỉnh xử lý hoặc xử lý theo thẩm
quyền đối với tài sản vô chủ, tài sản mới được tìm thấy, tài sản tịch thu sung quỹ
nhà nước, tài sản viện trợ không hoàn lại khi các dự án kết thúc chuyển giao theo



quy định của pháp luật. Riêng tài sản tịch thu sung công quỹ nhà nước do vi phạm
hành chính thực hiện theo điều 61 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
c) Kiểm tra, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc về tài sản
thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và tổ chức khác theo
quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
d) Quản lý tài sản nhà nước tại các tổ chức Hội, tổ chức bán công.
e) Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao dịch cho tổ chức, cá
nhận quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản
lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước.
23. Giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý công tác giá tại địa phương theo quy
định của pháp luật; tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp của Nhà nước về
giá . Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phương án giá do UBND huyện, xã
hoặc doanh nghiệp nhà nước xây dựng đối với giá tài sản, hàng hóa dịch vụ quan
trọng, giá sản phẩm độc quyền, giá chuyển quyền sử dụng đất, giá đền bù giải
phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.
a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm soát giá
độc quyền, chống bán phá giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật.
b) Thu nhập thông tin, phân tích tình hình và sự biến động giá cả; báo cáo tình
hình giá cả thị trường và tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá tại
địa phương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và UBND tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật
về giá của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn thành phố; xử lý hoặc kiến

nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định
của Nhà nước.



24. Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ tài chính, kinh
doanh xổ số kiến thiết và giải trí có đặt cược, vui chơi có thưởng theo quy định của
pháp luật.
25. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài chính ở cấp huyện
và phường xã.
26. Thanh tra kiểm tra tài chính đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp tổ
chức kinh tế, văn hoá – xã hội, doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền; thanh tra
kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
a) Phối hợp với cơ quan Thanh tra Tài chính ở tỉnh thực hiện thanh kiểm tra tài
chính đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp do Trung ương
quản lý trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
b) Xét, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp
luật về tài chính theo quy định của Pháp luật.
27. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tài chính, kế toán ở địa
phương; quản lý tài chính, tài sản và cán bộ, công chức của Sở theo quy định.
28. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do UBND
tỉnh giao.
2. Cơ cấu tổ chức:
2.1. Lãnh đạo sở:
Sở tài chính gồm 1 giám đốc và không quá 3 phó giám đ ốc.
* Giám đốc sở:
- Là công chức lãnh đạo, là người đứng đầu cơ quan, làm việc theo chế độ Thủ
trưởng trên nguyên tắc tập trung dân chủ và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động
của sở trước Tỉnh uỷ, UBND tỉnh
- Duy trì mối quan hệ mật thiết với Đảng bộ cơ sở và các tổ chức quần chúng để

điều hoà phối hợp trong công tác lãnh đạo.



* Các Phó giám đốc sở:
- Là công chức trong ban lãnh đạo sở, giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực
và một số công việc của sở theo sự phân công của Giám đốc.
- Khi Giám đốc vắng, Phó giám đốc sẽ đảm nhận điều hành công việc của sở
theo chế độ uỷ quyền.
- Được Giám đốc phân công tham gia dự hội nghị của Bộ tài Chính, Tỉnh uỷ,
HĐND, UBND hoặc các cơ quan của tỉnh, của Trung ương mời, tham gia các ban
chỉ đạo của tỉnh.
- Thực hiện một số công tác khác khi Giám đốc phân công.
* Trưởng phòng:
- Là người quản lý điều hành công việc chung của phòng theo chức năng, nhiệm
vụ được giao và chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và Phó giám đốc phụ
trách khối về công việc của phòng.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ công tác của cơ quan, của phòng sắp xếp bố
trí phân công nhiệm vụ đối với từng cán bộ trong phòng theo khả năng, tính chất
công việc một cách hợp lý đảm bảo hiệu quả.
- Xây dựng chương trình công tác của phòng trong từng thời gian, hàng tháng,
quý, 6 tháng, cả năm.
- Chịu trách nhiệm về tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác
chuyên môn của phòng theo định kỳ.
- Chủ trì các cuộc họp của phòng để nghe kết quả thực hiện công việc của cán bộ
công chức trong phòng.
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện; các
phòng Kế hoạch sở, ban, ngành; các đơn vị cơ sở thuộc ngành, lĩnh vực phòng phụ
trách.
- Quản lý thời gian và kỷ luật lao động, theo dõi về tiến độ và chất lượng công

việc của cán bộ, công chức trong phòng.



- Cuối năm ghi ý kiến nhận xét của tập thể phòng "Phiếu đánh giá công chức
hàng năm" đối với từng cán bộ, công chức thuộc phòng quản lý.
- Trực tiếp thực hiện một phần việc chuyên môn nghiệp vụ của phòng.
* Phó trưởng phòng:
- Giúp Trưởng phòng một số công việc và trực tiếp thực hiện một phần công
việc được Trưởng phòng giao.
- Trường hợp công việc do Lãnh đạo sở giao trực tiếp thì phải báo cáo lại với
Trưởng phòng về nội dung công việc, thời gian để Trưởng phòng biết.
- Phó trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ quyền đảm nhiệm điều hành công
việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng.
Việc bổ nhiệm giám đốc và phó giám đốc sở tài chính do chủ tịch UBND
tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do bộ trưởng bộ tài
chính quy định và theo các quy định của nhà nước về quản lý cán b ộ.
2.2. Các phòng thuộc sở:
Gồm có 08 tổ chức chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể như sau:
* Văn phòng Sở:
- Giúp Giám đốc sở quản lý và duy trì kỷ luật lao động theo quy chế làm việc
của cơ quan.
- Tham mưu cho lãnh đạo sở về bố trí sắp xếp cán bộ, giải quyết chế độ chính
sách đối với công chức, viên chức trong cơ quan theo chế độ chính sách của Nhà
nước.
- Quản lý hồ sơ cán bộ, tài liệu của cơ quan theo quy định của Nhà nước.
- Theo dõi công tác thi đua của cơ quan và của ngành
- Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán
bộ ngành.
- Tiếp thu, phổ biến Pháp luật, một số văn bản nhà nước trong cơ quan.




- Điều hành các công việc: Hành chính, tài vụ, văn thư lưu trữ, đánh máy, in ấn
văn bản và quản lý tài sản, trang thiết bị của cơ quan, quản lý và điều hành xe ô tô
con cho lãnh đạo đi công tác. Đảm bảo điều kiện phục vụ để cơ quan hoạt động
bình thường, đôn đốc công tác vệ sinh chung của cơ quan.
- Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Gíam đốc sở phân công
* Phòng Tổng hợp, ngân sách.
- Đánh giá, tổng hợp cân đối toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài
hạn, trung hạn và hàng năm của tỉnh.
- Nghiên cứu đề xuất và vận dụng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội áp
dụng trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư,
công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và phân vùng kinh tế, theo dõi
tổng hợp quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phòng theo dõi.
- Theo dõi tổng hợp kế hoạch các ngành, lĩnh vực: an ninh, quốc phòng, thống kê,
khoa học công nghệ và các ngành nội chính.
- Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với Bộ Tài chính, Tỉnh uỷ,
HĐND, UBND tỉnh.
- Triển khai các chương trình và ứng dụng công nghệ thông tin (đề án 112).
- Tổng hợp và cân đối vốn đầu tư phát triển trên địa bàn; theo dõi tình hình huy
động, phân bổ, cấp phát các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
- Tổng hợp và cân đối kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự kiến giao chỉ tiêu
kế hoạch hàng năm trình với UBND tỉnh quyết định.
- Giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch hướng dẫn việc lập kế hoạch ngân sách
Nhà nước hàng năm trình UBND tỉnh, và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế
hoạch được duyệt




- Phối hợp với cục thuế , theo dõi đánh giá kết quả thu ngân sách hàng tháng,
quý, báo cáo ban giám đốc và UBND tỉnh.
- Tổ chức việc cấp phát các khoản chi đã ghi trong kế hoạch ngân sách cho các
huyện, xã, sở, ban ngành được thuận tiện, chính xác
- Tổ chức công tác thống kê , kế toán ngân sách theo chế độ quy định. Lập quyết
toán ngân sách địa phương hàng năm.
- Tổng hợp theo dõi tình hình thu chi ngân sách , quản lý ngoại tệ , quản lý việc
vay , trả nợ nước ngoài , các khoản viện trợ từ mọi nguồn thuộc ngân sách địa
phương quản l ý.
- Giúp Giám đốc thực hiện chức năng Chủ tịch hội đồng đấu giá quyền sử dụng
đất trên địa bàn
* Thanh Tra tài chính:
- Thực hiện cơ chế “một cửa” đối với việc giải quyết đơn khiếu nại - tố cáo của
công dân.
- Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của phòng có nhiệm vụ tiếp, hướng dẫn tổ
chức, công dân đến liên hệ về việc giải quyết đơn khiếu nại - tố cáo được quy định
giải quyết theo cơ chế “một cửa”, nhận hồ sơ đã đủ thủ tục theo quy định, xem xét
giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, công dân.
- Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết đơn khiếu nại - tố cáo theo cơ chế
“một cửa” chỉ liên hệ với Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của phòng. Tổ tiếp nhận
và trả kết quả hồ sơ chỉ tiếp nhận đối với những hồ sơ đã đầy đủ thủ tục theo quy
định.
*Phòng Tài Chính Hành Chính Sự Nghiệp
- Là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính, chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Ban Giám Đốc Sở. Nhiệm vụ chủ yếu:




Cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện thống nhất các chế độ, định mức tiêu chuẩn
tài chính của Nhà nước đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc ngân sách
tỉnh, đối với Phòng Tài chính - kế hoạch cấp huyện.
Tham mưu lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh về định mức phân bổ dự toán chi ngân
sách đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp tỉnh.
Lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách đối với các đơn
vị hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh.
Cấp phát và quản lý kinh phí của các đơn vị hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh (kể
cả nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, dự án). Kiểm tra, kiểm soát việc
sử dụng kinh phí của các đơn vị hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh.
Hướng dẫn các đơn vị hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh xây dựng dự toán thu chi
ngân sách, thẩm định dự toán ngân sách của các đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.
Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc của cơ quan
cùng cấp theo quy định.Lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm đối với kinh phí
do phòng Quản lý.
Thẩm định và thông báo quyết toán đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp.
Hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán, quyết toán của các đơn vị hành chính sự
nghiệp.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính - ngân sách, chế độ
quản lý tài chính, báo cáo kế toán theo quy định của Pháp luật.
* Phòng Tài Chính Doanh Nghiệp.
- Giúp UBND Tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về tài chính doanh nghiệp.
- Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp
(công ty Nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước tham gia) , chế độ quản lý, bảo
toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự báo khả năng động viên tài
chính từ doanh nghiệp trên địa bàn.




- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán tại các loại hình doanh
nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Giúp UBND Tỉnh quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh
nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn theo qui định của pháp luật.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên địa bàn,
tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp do địa
phương thành lập hoặc góp vốn, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
* Phòng Quản Lý Giá
- Lập phương án giá và trình UBND tỉnh quyết định: Giá các loại đất trên địa
bàn tỉnh; giá khởi điểm để đấu giá giao quyền sử dụng đất; Giá cho thuê đất, giá cho
thuê mặt nước; giá bồi thường hoa màu, nhà cửa, vật kiến trúc và tài sản khác khi
Nhà nước thu hồi đất; cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô; giá của các loại tài sản,
hàng hoá thuộc danh mục Nhà nước quản lý giá
- Tổ chức hiệp thương giá theo chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc theo đề nghị của
bên mua, bán đối với những hàng hóa, dịch vụ quan trọng có tác động đến phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy định của Nhà nước.
-Tổ chức điều tra, kiểm soát giá độc quyền và liên kết độc quyền về giá; điều tra
chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, giá hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa dịch vụ độc quyền và liên kết độc quyền về giá; kiến nghị cơ quan
có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi độc quyền và liên
kết độc quyền về giá.
- Tổ chức điều tra hành vi bán phá giá khi có yêu cầu của UBND tỉnh, khi nhận
được đơn thư khiếu nại, tố cáo về hành vi bán phá giá hoặc phát hiện được hành vi
bán phá giá.
- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác thông tin thị trường, giá cả. Thông báo
kịp thời tình hình giá cả thị trường theo yêu cầu chỉ đạo của tỉnh, Trung ương và
quy định của ngành.




- Phối hợp với Sở Xây dựng, sở Công nghiệp thông báo giá vật liệu xây dựng
trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định để kiểm soát giá vật liệu xây dựng và làm căn
cứ xây dựng dự toán, thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ bản.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh
chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có
liên quan đến quản lý Nhà nước về giá tại địa phương theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
* Phòng Tin hoc-Thống Kê.
- Tổ chức, điều hành, quản lý hệ thống mạng máy tính Sở Tài chính, đảm bảo hệ
thống hoạt động thống nhất, liên tục và thông suốt, theo mô hình và định hướng do
ban giám đốc sở quy định.
- Hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng ban thuộc Sở để các phòng ban vận hành, khai
thác tốt hệ thống mạng phục vụ cho công tác chuyên môn của nội bộ mỗi phòng và
cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin lên mạng theo qui định.
- Lập mô hình, phương án kỹ thuật, phối hợp với các phòng ban trong Sở thực
hiện từng bước việc kết nối hệ thống mạng máy tính của Sở với hệ thống máy tính
của cá cơ quan tài chính cấp trên, với Cục thuế và Kho Bạc Thành phố, các cơ quan
tài chính cấp dưới, các đối tượng chịu sự quản lý về mặt tài chính ngân sách, hành
chính nhà nước trên địa bàn Thành phố và thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác
nhằm tăng cường hoạt động trao đổi thông tin được mã hoá bằng công nghệ thông
tin về tài chính ngân sách, hành chính nhà nước giữa các phòng ban trong sở với các
đơn vị nêu trên
- Tham mưu đề xuất và phối hợp với các phòng ban trong Sở thực hiện các biện
pháp bảo đảm an ninh, bảo mật cần thiết cho các thông tin trên hệ thống mạng của
Sở và các thông tin trao đổi giữa các đơn vị trong Sở với các đơn vị ngoài Sở. Thực
hiện việc cảnh báo và nhắc nhở ý thức bảo vệ an toàn dữ liệu đối với các thành viên
tham gia mạng
- Đề xuất và xây dựng các biện pháp an toàn vật lý cho toàn hệ thống như chống
cháy, chống sét, chống nổ.




- Tổng hợp và báo cáo hoạt động của hệ thống theo quy định
* Phòng Đầu Tư
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ
của Nhà nước về quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu từ phát triển trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia ý kiến đề xuất với UBND tỉnh về các vần đề liên quan đến các chính
sách, chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển cần bổ sung sửa đổi.
- Hướng dẫn cơ quan tài chính huyện, xã thành phố, thực hiện việc quản lý, cấp
phát, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách huyện, xã theo quy
định của Bộ Tài Chính.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chủ đầu tư triển khai thực hiện kế hoạch đầu
tư, đảm bảo tiến độ và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết của Hợp đồng tín dụng,
tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ của nhà nước.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ đầu tư thực hiện công tác quyết toán vốn
đầu tư theo đúng nội dung, yêu cầu và thời gian theo quy định của Nhà nước, giải
đáp thắc mắc trong quá trình lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với các dự án
đầu tư của tỉnh đã được chủ tịch UBND tỉnh phân cấp quyết định đầu tư.
2.3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở: do UBND tỉnh quyết định theo yêu
cầu nhiệm vụ và hướng dẫn của trung ương.
2.4. Đơn vị chịu sự quản lý Nhà nước thuộc Sở: Công ty xổ số kiến thiết Bắc
Giang: là doanh nghiệp Nhà nước của địa phương, hoạt động theo luật doanh
nghiệp và các quy định hiện hành.
III. Hoạt động chính của cơ sở thực tập
1. Lĩnh vực hoạt động chính:
Ngành tài chính đã trở thành công cụ trọng yếu của Đảng, Nhà Nước và nhân
dân trong lĩnh vực quản lý, điều hành kinh tế.




Với chức năng, nhiệm vụ của ngành là tham mưu với tỉnh thực hiện tốt công tác
quản lý Nhà nước về tài chính, ngân sách, giá cả trên địa bàn tỉnh. Ngành Tài chính
đã tập trung chủ động triển khai các nhiệm vụ thường xuyên của mình, đồng thời
thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong
việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bám sát chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, là thiết lập và vận hành ở
Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước. Mọi chính sách tài
chính, mọi việc làm của ngành tài chính thực hiện tốt định hướng và chính sách, sẽ
góp phần quan trọng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đời sống
nhân dân không ngừng được cải thiện. Mọi giải pháp và công việc của cán bộ tài
chính phải xuất phát từ các yếu tố chính trị, xã hội, và phải góp phần giải quyết
được những đòi hỏi cuộc sống đặt ra. Do nền kinh tế, văn hoá, xã hội luôn vận
động, phát triển nên các giải pháp, biện pháp quản lý, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội
phát triển cần phải bám sát thực tiễn, tính toán, cân nhắc và vận dụng linh hoạt sáng
tạo trong triển khai áp dụng.
Tăng cường hiệu quả, hiệu lực của hệ thống thanh tra, giám sát bằng nghiệp vụ,
tổ chức, thực hiện đầy đủ và đúng nguyên tắc từng quy trình chuyên môn. Tổ chức
thanh tra tài chính phải được sắp xếp và kiện toàn bộ máy hợp lý từ trên xuống
dưới. Trong công tác này cần coi trọng biện pháp công khai tài chính để hạn chế các
tiêu cực phát sinh, là việc làm cụ thể thể hiện tính dân chủ và minh bạch của cơ
quan, tổ chức, tạo tiền đề cho hoạt động thị trường tài chính mở.
Thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, chống mọi biểu hiện sai trái trong hoạt
động thu chi, điều tiết ngân sách Nhà Nước, phải đặc biệt coi trọng kỷ luật và
nguyên tắc tài chính.
Quản lý, thanh tra, giám sát việc quàn lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh.
2. Kết quả hoạt động của sở Tài Chính:
Với chức năng, nhiệm vụ nêu trên trong năm 2009, hoạt động của sở Tài chính
đã đạt được những kết quả như sau:




2.1.Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn:
2.1.1. Quản lý điều hành thu chi ngân sách:
Trong lĩnh vực thu: Trên cơ sở kế hoạch đã được Bộ tài chính giao, sở Tài
Chính đã chủ động phối hợp với cơ quan thuế, các ngành có liên quan và UBND
các huyện, xã, thành phố rà soát kỹ trên từng lĩnh vực có nguồn thu, các đối tượng
chịu thuế và các đối tượng nộp thuế trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các
huyện, thành phố rà soát xây dựng kế hoạch thu ở từng địa phương, để tham mưu
UBND tỉnh trình HĐND tỉnh. Các loại thu, khoản thu được huy động vào NSNN
kịp thời, đúng chế độ. Kết quả thu NSNN trên địa bàn tỉnh năm 2009, nghị quyết
HĐND tỉnh giao chỉ tiêu thu NSNN trên địa bàn là 1.020.000 triệu đồng (trong đó
thu nội địa: 900.000 triệu đồng, thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 120.000 triệu
đồng). Ước thực hiện thu NSNN: 1.600,5 tỳ đồng (gồm cả thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu do hải quan thu 311 tỷ đồng; thu nội địa là 1.289,5 tỷ đồng, bằng 143,3%
dự toán năm và tăng 35,6% so với năm 2008). nếu trừ thu tiền sử dụng đất 528,3 tỷ
đồng (tăng 103,2% so với dự toán năm) thì thu nội địa là 761,2 tỷ đồng; bằng
118,9% dự toán năm và tăng 28,2%so với năm 2008.
Có 12/15 chỉ tiêu, khu vực hoàn thành vượt mức dự toán; 3/15 chỉ tiêu, khu vực
không hoàn thành gồm: thu từ DNNN trung ương đạt 81,3%, thu từ DNNN địa
phương đạt 83,3%, thu tiền thuê mặt đất, mặt nứoc đạt 85,8% dự toán năm.
Thực hiện nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính Phủ về những giải pháp nhằm
ngăn chăn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hộivà
các chính sách miễn giảm, giãn nộp thuế. Ước tính cả năm 2009, thực hiện miễn
giảm và giãn nộp thuế là103.896 triệu đồng (trong đó DNNN trung ương: 80.329
triệu đồng, DNNN địa phương: 9.777 triệu đồng, DN- đầu tư nước ngoài: 3.340
triệu đồng, thuế thu nhập cá nhân: 10.450 triệu đồng).
Trong lĩnh vực chi: thực hiện tốt quy chế dân chủ và công khai tài chính trong
lĩnh vực quản lý và điều hành chi NSĐP trên cả 3 khâu: lập, chấp hành d ự toán, và

quyết toán NSNN, tham mưu với tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thực hiện đúng luật
NSNN và các quy định về quản lý và điều hành NSĐP của UBND tỉnh. Quá trình



điều hành đảm bảo dự toán được kinh phí ở các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN,
đảm bảo đúng chế độ, định mức và tiêu chuẩn quy định, thực hiện đúng các chủ
trương, chính sách nhà nước, chỉ đạo của tỉnh uỷ và UBND tỉnh trong việc thực
hiện luật thự hành tiết kiệm và chống lãng phí, luật phòng chống tham nhũng. Quản
lý chặt chẽ kinh phí các dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí uỷ
quyền trung ương,
Kết quả ước thực hiện chi năm 2009: 4.691,8 tỷ đồng, đạt 148,7% dự toán năm
và tăng 19,9% so với năm 2008. Trong đó: chi đầu tư XDCB năm 2009 ước thực
hiện cả năm đạt 1.330 tỷ đồng, đạt 171,3% so với dự toán giao đầu năm, tăng 45,5%
so với năm 2008; Chi thường xuyên ước thực hiện 2.701,4 tỷ đồng, bằng 125,5% dự
toán năm và tăng 23,1% so với cùng kỳ; Chi chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng ước thực hiện 109,6 tỷ đồng,
bằng 106% dự toán năm.
Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 26/04/2006 của Chính Phủ. Sở Tài Chính đã tham mưu, đề
xuất UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, kết quả đến
nay đã có 165/199 đơn vị thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP , bằng 82,9%; có
664/751 đơn vị thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP bằng 88,4%. Các đơn vị được
giao quyền tự chủ, công tác quản lý tài chính và thực hành tiết kiệm chống lãng phí
đã có chuyển biến rõ rệt, thực hiện tốt việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đảm
bảo công khai, dân chủ, tăng cường việc áp dụng giao khoán kinh phí cho từng
phòng, ban trong đơn vị, nhiều đơn vị tiết kiệm được các khoản chi để bổ sung thu
nhập cho cán bộ công chức trong đơn vị.



2.1.2. Công tác quản lý tài chính trên các lĩnh vực:
Quản lý vốn đầu tư XDCB: Đã thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu
tư XDCB, cùng các ngành hữu quan tham gia quản lý từ khâu lập dự án, thiết kế kỹ
thuật - tổng dự toán đến thẩm định thanh quyết toán công trình. Tham mưu với



UBND tỉnh trong việc xây dựng cơ chế tài chính trong quản lý đầu tư XDCB, giảm
bớt các thủ tục phiền hà, quy trình ngắn gon, phát huy được dân chủ trong nhân dân
và đảm bảo các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Trong công
tác thẩm tra quyết toán công trình hoàn thành đã kịp thời có các văn bản chỉ đạo,
đôn đốc các đơn vị chấp hành đúng các quy định, qua thẩm tra quyết toán đã giảm
trừ so với đề nghị của đơn vị chủ đầu tư, đồng thời thông qua đó còn chỉ dẫn các
đơn vị nắm rõ hơn các quy định trong công tác quản lý đầu tư XDCB. Kết quả trong
năm 2009 tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán 69 công trình và hạng mục công
trình do chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư với giá trị quyết toán được phê duyệ
là 227.889 triệu đồng, giảm trừ 2.238 triệu đồng so với chủ đầu tư đề nghị quyết
toán. Ngoài ra còn thương xuyên chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường công
tác hướng dẫn nghiệp vụ, tập huấn công tác quản lý đầu tư XDCB cho các đơn vị.
Quản lý giá và công tác đền bù giải phóng mặt bằng:
Năm 2009, sở đã tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác thẩm định các phương
án tổng thể và phương án đền bù giải phóng mặt bằng, phục vụ kịp thời cho các đơn
vị, nhất là các phương án đền bù GPMB dự án lớncủa tỉnh như cải tạo, mở rộng nhà
máy phân đạm hoá chất Hà Bắc, trường bắn quốc gia khu vực I. Kết quả đã thẩm
định trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư của 03 dự án với tổng diện tích thu hồi chuyển mục đích sử dụng là
34,24 ha với tổng dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt
là 128,9 tỷ đồng; trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt 5 phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư với tổng kinh phí, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt là 271,9 tỷ
đồng; trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt với giá khởi điểm để tổ chức đấu giá

quyền sử dụng đất ở tại thành phố Bắc Giang và các thị trấn trong tỉnh với tổng diện
tích là 52.806,04 m2, tổng giá khởi điểm là 174,4 tỷ đồng; phê duyệt đơn giá thuê
đất của 15 đơn vị và khu dân cư số 3 với tổng diện tích đất cho thuê là 550.832,4
m2, tổng tiền thuê đất phỉa nộp hàng năm là 1.004,6 triệu đồng/năm; trình chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt phương án đấu giá giao đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp, với diện tích đất là 299,4 m2; giá khởi điểm là 1.676 triệu đồng;

×