Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.81 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
----------o0o----------

TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN
SÁCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Thị Lan

Hà Nội, tháng 10 năm 20

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước luôn luôn là vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm bởi
những tác động của nó đến nền kinh tế. Sở dĩ như vậy bởi ngân sách nhà nước
phản ánh các khoản thu chi của chính phủ, thể hiện một phần nội dung của các
chính sách vĩ mơ nhà nước đang áp dụng và thậm chí từ các khoản chi tiêu của
chính phủ có thể suy ra tình hình kinh tế vĩ mơ, ví dụ như các gói kích cầu thường
được tung ra khi nền kinh tế đang lâm vào suy thoái.
Ngân sách nhà nước thường có hai trạng thái là thâm hụt và thặng dư.
Trong đó, thâm hụt ngân sách đang là vấn đề gặp phải của rất nhiều quốc qua trên
thế giới. Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề thâm hụt ngân sách từ hơn một
thập kỉ qua, với mức thâm hụt ngân sách từ 4 – 5% / GDP, có thể nói là cao trong
khu vực. Chính phủ cũng rất sát sao trong vấn đề này, thể hiện bằng các chính sách
thay đổi liên tục để kìm hãm thâm hụt ngân sách trong mức chấp nhận được và
không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến các nhân tố kinh tế khác.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng giao động từ 6% đến 8%


trong giai đoạn 2006 – 2016. Mặc dù có tiến bộ so với giai đoạn trước,nhưng tốc
độ tăng trưởng này vẫn được đánh giá là thấp so với các quốc gia có cùng trình độ
phát triển.
Tăng trưởng kinh tế được đánh giá qua tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
đầu người và ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố vĩ mơ. Bất kì chính phủ nào, khơng
chỉ Việt Nam đều quan tâm đến làm cách nào để tăng tốc độ phát triển kinh tế nhất
có thể. Tuy nhiên, với tình hình thâm hụt ngân sách của Việt Nam như hiện nay,
liệu chính phủ Việt Nam có thể làm được điều ấy? Thâm hụt ngân sách như thế
nào là đủ? Thâm hụt ngân sách mang đến những ảnh hưởng gì cho tăng trưởng
kinh tế quốc gia?
Để trả lời cho câu hỏi này, nhóm chúng em đã thực hiện một nghiên cứu về
đề tài “Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam”. Nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng gì
3


đến các biến vĩ mô như lạm phát và lãi suất, từ đó gây ra tác động truyền dẫn như
thế nào đến tăng trưởng GDP.
Vì vốn kiến thức và thời gian có hạn, nghiên cứu của chúng em vẫn cịn rất
nhiều thiếu sót. Vì vậy, ý kiến đóng góp của cơ đối với chúng em vơ cùng có ý
nghĩa. Chúng em rất mong nhận được góp ý từ cơ để bài nghiên cứu được hoàn
thiện hơn.

4


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT


1.1. Cở sở lý thuyết
Ngân sách nhà nước thường có hai trạng thái là thâm hụt và thặng dư. Trong
đó, thâm hụt ngân sách, còn gọi là bội chi, đang là vấn đề nhiều nước gặp phải.
Thâm hụt ngân sách được định nghĩa là xảy ra khi tổng chi ngân sách vượt quá
tổng thu. Để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể áp dụng các biện
pháp tăng thu giảm chi, vay trong nước và ngoài nước và biện pháp cuối cùng là
phát hành tiền. Từng biện pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tăng thuế và
giảm chi chính phủ sẽ gây ra phản ứng trong người dân, ảnh hưởng đến đầu tư và
phát triển, hơn nữa giảm chi rất khó thực hiệndđặc biệt là với các nước đang phát
triển cần chi nhiều cho phát triển cơ sở hạ tầng. Vay trong và ngoài nước sẽ kéo
theo nhiều hệ lụy trong tương lai, đặc biệt là nợ công tăng cao. Phát hành tiền là
biện pháp tình thế cuối cùng bởi nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát
trong nước.
Vì thâm hụt là tình trạng phổ biến xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới,
nhiều lí thuyết đã được đưa ra để bàn về tính chất tích cực hay tiêu cực của thâm
hụt ngân sách. Một trong số các lý thuyết nổi bật là lý thuyết cổ điển về cân bằng
ngân sách, trong đó có nói đến thâm hụt ngân sách và thặng dư ngân sách đều
không tốt cho nền kinh tế. Thâm hụt sẽ gây ra các tác động như lạm phát, phá giá
tiền tệ, từ đó sẽ gây ra các tác động đến tăng trưởng kinh tế, còn thặng dư là dấu
hiệu cho thấy Chính phủ dang bị lãng phí nguồn lực. Lý thuyết về ngân sách cố ý
thiếu hụt thì cho rằng chính phủ nên chấp nhận thâm hụt ngân sách để đổi lại sự
tăng trưởng kinh tế, lấy nguồn thu mới của năm sau để bù đắp cho sự thiếu hụt của
năm trước. Lý thuyết này được nâng lên quan điểm hiện đại, cho rằng thâm hụt
ngân sách chỉ mang lại kết quả là tăng trưởng kinh tế khi nó nằm trong một mức
độ nào đó được xác định dựa vào đặc điểm của từng quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu của các quốc gia và thường được xem xét
qua sự tăng trưởng về GDP của một quốc gia trong một năm. Tăng trưởng kinh tế
5



ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như trình độ cơng nghệ, lao động trong
nước, tài ngun thiên nhiên, vốn,… Để kinh tế phát triển đồng đều rất cần sự kết
hợp của các yếu tố trên, và đặc biệt là chính sách của nhà nước. Bàn về vấn đề bội
chi ngân sách gây tác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, các
trường phái kinh tế khác nhau cũng đưa ra các quan điểm khác nhau. Trường phái
cổ điển cho rằng, bội chi có thể làm tăng lãi suất do tiết kiệm quốc gia giảm. Tăng
lãi suất dẫn đến nội tệ tăng giá, từ đó dẫn đến thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu,
hậu quả là gây ra thâm hụt ngân sách. Nếu chính phủ đi vay từ nước ngoài để bù
đắp bội chi, gánh nặng đầu tư sẽ tác động đến nhiều thế hệ, dẫn đến thế hệ tương
lai có ít tư bản để đầu tư hơn và gây ra ảnh hưởng đến GDP. Khác với trường phái
cổ điển, trường phái Ricardo cho rằng bội chi và thuế sẽ tự cân bằng với nhau do
tiêu dùng của tư nhân phụ thuộc vào thuế và thu nhập. Vì tiết kiệm của quốc gia
khơng thay đổi nên sẽ khơng có bất kì sự biến động nào về lãi suất và đầu tư, dẫn
đến khơng có ảnh hưởng gì đến tăng trưởng kinh tế. Một trường phái khác là
trường phái tân cổ điển lại đưa ra giả thiết rằng bội chi ngân sách trong hiện tại có
thể làm tăng gánh nặng thuế trong tương lai, dẫn đến việc người dân có xu hướng
tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại và gây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế. Đối lập với trường phái này, các nhà kinh tế thuộc trường phái Keynes cho rằng
bội chi làm tăng lãi suất nhưng không nhất thiết làm giảm đầu tư tư nhân, hơn nữa
còn làm tăng tổng cầu, từ đó mang lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Về mặt lí thuyết vẫn cịn có nhiều tranh cãi thì đối với các nghiên cứu được
kiểm định trong thực tiễn, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các kết quả khác nhau.
Một số nghiên cứu chỉ ra các tác động tích cực của tăng thâm hụt ngân sách đến
tăng trưởng kinh tế, một số khác lại đưa ra quan điểm ngược lai. Nhìn chung, các
nghiên cứu đều cho rằng thâm hụt ngân sách có tác động tích cực hay tiêu cực phụ
thuộc vào mức độ thâm hụt và xét trong ngắn hạn hay dài hạn.
Nghiên cứu của Rahman (2012), khi áp dụng mô hình với dữ liệu là mức
tăng trưởng nợ chính phủ, chi tiêu công và chi tiêu thường xuyên tác động như thế

nào đến tình hình tăng trưởng kinh tế của Malaysia, đã chỉ ra rằng, giống như quan
6


điểm của trường phái Ricardo, tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách khơng có
mối quan hệ cụ thể, tuy nhiên chi đầu tư và chi thường xuyên lại đem lại tác động
tích cực đến kinh tế vĩ mơ. Trường hợp của Pakistan trong nghiên cứu của Najid
Ahmad (2013) cũng cho ra kết quả tương tự.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bội
chi ngân sách của Sri Lanka, A. L. Mohamed Aslam (2016) bằng mối quan hệ giữa
thâm hụt ngân sách và các biến xuất khẩu rịng, tỷ giá hối đối, lạm phát và sử
dụng bộ dữ liệu từ 1959 – 2013 đã chứng minh mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thâm
hụt ngân sách và tăng trưởng GDP trong dài hạn, cụ thể nếu thâm hụt ngân sách
tăng 1 đơn vị thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng lên 0,4275 đơn vị.
Tại Việt Nam, nghiên cứu “Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam” do hai tác giả Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Lê Hà
Thanh Na xuất bản vào năm 2015 đã chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách khơng có tác
động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại có tác động truyền dẫn thông qua
các biến số khác như tổng đầu tư, tỷ giá hối đoái, lãi suất thực bởi thâm hụt ngân
sách có mối quan hệ nhân quả với các biến này.
Đặng Văn Cường và Phạm Lê Trúc Quỳnh (2015) đã tiến hành nghiên cứu
về vấn đề này nhưng ở quy mô các nước trong khu vực Đông Nam Á thơng qua
các biến lạm phát, dịng vơn đầu tư rịng, tín dụng nội địa và các ảnh hưởng từ các
cú sốc không mong muốn đến GDP. Kết quả chỉ ra có mối tương quan ngược
chiều giữa bội chi và tăng trưởng kinh tế.
Một số nghiên cứu chú trọng phân tích sự biến động của tăng trưởng kinh tế
dựa vào cơ cấu chi tiêu chính phủ như Phạm Thế Anh (2008) đã chỉ ra rằng mỗi
khoản chi khác nhau lại có tính hiệu quả khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế
nhưng nhìn chung, các khoản chi đầu tư mang lại hiệu ứng tích cực hơn so với chi
thường xuyên.

Một số nghiên cứu đáng chú ý khác là Al - Khedar (1996) thì thâm hụt ngân
sách sẽ làm tăng lãi suất trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn thì khơng ảnh hưởng.
Shojai (1999) cho rằng thâm hụt chi tiêu được tài trợ bởi Ngân hàng Trung ương
7


cũng có thể dẫn đến thiếu hiệu quả trong thị trường tài chính và gây ra lạm phát
cao ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách bóp méo tỷ giá hối
đối thực và lãi suất, điều đó làm giảm sự cạnh tranh quốc tế của các quốc gia.
Rao (1953; dẫn nguồn từ Fatima và cộng sự, 2012) cho rằng chi tiêu chính phủ
cho các dự án phát triển sản xuất ở các nước đang phát triển khơng những khơng
gây lạm pháp mà cịn cho rằng tăng sản lượng cao hơn. Eisner và Pieper (1987;
dẫn nguồn từ Fatima và cộng sự, 2012) tác động tích cực của ngân sách theo chu
kỳ và thâm hụt ngân sách điều chỉnh lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế tại Mỹ
và OECD. Barro (1979; dẫn nguồn từ Fatima và cộng sự, 2012) khám phá một tác
động tích cực và có ý nghĩa của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng. Tác động này
là do mối quan hệ tích cực giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. nhiên, theo Ghali
và Al - Shamsi (1997) tăng đầu tư dẫn đến tăng trưởng kinh tế của đất nước. Các
kết quả được khám phá bằng cách lấy dữ liệu hàng quý của các nước sản xuất dầu
(UAE) trong khoảng 1973 đến 1995. Gulcan và Bilman (2005) được sử dụng
phương pháp đồng liên kết và mối quan hệ nhân quả thử nghiệm để xem xét dữ
liệu của Thổ Nhĩ Kỳ cho giai đoạn 1960 đến 2003 với kết quả có một tác động
mạnh mẽ của thâm hụt ngân sách về tỷ giá hối đoái thực.
Có thể thấy các nghiên cứu vơ cùng đa dạng và cho ra các kết quả khác nhau
về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng GDP. Điểm chung giữa các
nghiên cứu là các nghiên cứu đều chỉ ra bội chi khơng có mối quan hệ trực tiếp đối
với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tác động truyền dẫn xảy ra khi thâm hụt tác
động tới các biến như lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại thơng qua các
chính sách bù đắp thâm hụt ngân sách của chính phủ. Các kết quả chênh lệch giữa
các nghiên cứu do các chuỗi số liệu thu thập trong khơng gian và thời gian khác

nhau, loại hình chính phủ, chính sách của từng chính phủ,…. Nghiên cứu này tập
trung tìm hiểu về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam qua tác động của nó đến các biến kinh tế vĩ mơ.

8


1.3. Phương pháp nghiên cứu
Việt Nam là một nước đang phát triển với tình hình bội chi ngân sách thuộc
hàng cao nhất trong khu vực. Chính phủ đã có nhiều biện pháp can thiệp để bù đắp
bội chi ngân sách như vay nợ trong nước và nước ngồi, nhưng chính những biện
pháp này lại mang đến những ảnh hưởng sâu sắc đến các nhân tố vĩ mơ, từ đó ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Với nghiên cứu này, nhóm tác giả muốn nghiên cứu về mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam thông qua các nhân tố
truyền dẫn là lạm phát, lãi suất và cán cân thương mại của quốc gia. Các nhân tố
này lại tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng GDP qua việc làm thay đổi
tổng cầu.
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là các số liệu theo thời gian, tập trung trong
khoảng 10 năm trở lại đây về thâm hụt ngân sách và các biến số vĩ mô khác của
Việt Nam được công bố trên các Website của Bộ tài chính, Ủy ban giám sát tài
chính quốc gia và một số trang thơng tin nước ngồi uy tín. Qua các bộ dữ liệu
này, nhóm tác giả sẽ đưa ra mối quan hệ định tính giữa thâm hụt ngân sách và các
biến đã nêu trên, đồng thời chỉ ra tác động của chúng đến tình hình tăng trưởng
kinh tế. Với kết quả thu được, nhóm nghiên cứu cũng muốn đưa ra một số đề xuất
về điều chỉnh chi tiêu ngân sách để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

9



CHƯƠNG 2:

ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt nam
2.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới 2016
Kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2016 với nhiều khó khăn trước những
biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới, đặc biệt tại các nước phát
triển, ẩn chứa nhiều yếu tố bất định. Nổi bật nhất trong số đó là sự kiện nước Anh
quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau một cuộc trưng cầu dân ý
(Brexit) và chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
hồi tháng 11/2016.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gây lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ với
ý định rút lui khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong khi đó,
Anh và EU vẫn chưa có quyết định chính thức về cách thức tiến hành Brexit. Tuy
nhiên, bỏ qua những lo ngại về chính sách mà ông Donald Trump tuyên bố sẽ áp
dụng, những điểm sáng của nền kinh tế Mỹ năm 2016 đã giúp Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất cơ bản lần thứ hai, kể từ sau cuộc khủng
hoảng tài chính tồn cầu năm 2008.
Bên cạnh đó, chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản không đạt được như
kỳ vọng khiến nước này chìm sâu hơn vào vịng xốy giảm phát. Kinh tế châu Âu
khơng có nhiều cải thiện so với năm 2015; lạm phát duy trì ở mức thấp, vấn đề về
việc làm cũng khơng có nhiều chuyển biến.
Ngược lại, Trung Quốc và một số nước đang phát triển lại có sự tăng trưởng
tương đối ổn định. Kinh tế Trung Quốc đang dần dịch chuyển đúng hướng theo
chiến lược tái cân bằng mà chính phủ nước này đề ra. Trong khi đó, các tổ chức
quốc tế cũng đưa ra những đánh giá lạc quan về triển vọng của các nước nền kinh
tế mới nổi trong giai đoạn tiếp theo.
Thị trường hàng hóa thế giới có sự thay đổi ngược chiều giữa một số loại

hàng hóa cơ bản, trong khi tài sản biến động mạnh theo những sự kiện trong năm.
10


Giá các mặt hàng năng lượng phục hồi ổn định trong khi giá các loại lương thực
chính biến động mạnh trong năm 2016.
2.1.2. Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn điều chỉnh
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam
đã bộc lộ những dấu hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng
trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ
năm trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế
cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính
phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.

Theo Tổng cục Thống kê, nông nghiệp suy giảm kết hợp với khó khăn
trong trong ngành Cơng nghiệp khai khống được cho là ngun nhân chính dẫn
tới tăng trưởng thấp. Khu vực nông nghiệp, vốn chiếm 11-13% GDP, nhưng ước
tính mức tăng trưởng chỉ đạt 0,72% và đóng góp được 0,09 điểm phần trăm vào
tăng trưởng GDP. Trong khi đó, tăng trưởng lâm nghiệp và thủy sản giảm nhẹ so
với cùng kỳ năm trước khiến cả khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng 1,36%, tỷ
lệ thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

11


Nhóm ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực chính thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng nhóm ngành này đạt 11,09%, cao hơn so với 2
năm trước (năm 2014: 8,45%; năm 2015: 10,60%).
Tuy nhiên, với mức đóng góp lên tới 28,4% trong cơ cấu GDP khu vực
cơng nghiệp, sự suy giảm của ngành khai khống đã tác động không nhỏ tới tăng

trưởng khu vực này cũng như tăng trưởng kinh tế chung. Ước tính năm 2016,
ngành khai khoáng suy giảm tới 4% so với cùng kỳ năm ngoái, làm giảm 0,33
điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) giảm dần so với mức tăng
cùng kỳ năm 2015. Tính chung cả năm, chỉ số này chỉ tăng 7,5%, thấp hơn con số
9,8% cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, đà suy giảm từ đầu năm đã bắt đầu chững lại.
Chỉ số tiêu thụ tăng nhẹ, trong khi tồn kho ngành chế biến, chế tạo giảm nhẹ. Chỉ
số tiêu thụ và tồn kho cộng dồn tới tháng 11/2016 tăng tương ứng là 8,4% và
8,1%.

Dù tăng trưởng suy giảm so với năm 2015, hoạt động của khu vực doanh
nghiệp (DN), đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, vẫn được coi là một
điểm sáng của kinh tế năm 2016. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) duy trì trên
ngưỡng 50 điểm, cho thấy sự phục hồi trong khu vực sản xuất của Việt Nam.
12


Đặc biệt, chỉ số này đã đạt 54 điểm trong tháng 11/2016, cao nhất trong
vòng 18 tháng trở lại đây. Tình hình đăng ký DN trong năm 2016 cũng có nhiều
cải thiện. Số DN đăng ký hoạt động mới đạt 110,1 nghìn DN, tăng 16,2% so với
năm 2015, với 891,1 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký, tăng 48,1%. Số vốn đăng ký
trung bình trên một DN tăng 27,5% và đạt 8,1 tỷ đồng/DN.
Tuy nhiên, DN trong các ngành công nghiệp tiếp tục có xu hướng cắt giảm
lao động, đặc biệt trong ngành khai khoáng. Số lượng lao động tại thời điểm
01/12/2016 chỉ tăng 2,9%, thấp hơn mức 6,4% năm 2015. Trong đó, lao động
trong ngành khai khống giảm 6,9%; ngành sản xuất, phân phối điện giảm 1,3%.
Tăng trưởng lao động suy giảm trong cả ba khối DNNN, DN tư nhân và DN có
vốn đầu tư nước ngồi. Tăng trưởng lao động khu vực ngoài nhà nước và khu vực
FDI lần lượt đạt 1,8% và 4,9%; giảm tương ứng từ 4,6% và 8,0% năm 2015.
2.1.3. Nguy cơ lạm phát tăng trở lại

Khơng cịn được hỗ trợ bởi các yếu tố bên ngồi như năm 2015, chỉ số giá tiêu
dùng có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2016. Giá cả
các loại hàng hóa cơ bản phục hồi kết hợp với điều chỉnh giá nhóm dịch vụ giáo
dục và y tế đã gây ra sức ép lên lạm phát trong nước.

13


Tính tới cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,74% so với tháng 12/2015.
Trong khi đó, lạm phát lõi vẫn duy trì trong khoảng 1,7-1,9% trong cả năm 2016,
điều này khiến khoảng cách giữa lạm phát và lạm phát lõi ngày càng được nới
rộng. Điều này cho thấy, sự gia tăng mạnh trong chỉ số giá các nhóm hàng lương
thực - thực phẩm, năng lượng và do Nhà nước quản lý.
Mặc dù, suy giảm trong những tháng giữa năm, chỉ số giá các mặt hàng
lương thực thế giới do Ngân hàng Thế giới tính tốn vẫn tăng từ 85,95 điểm cuối
năm 2015 lên mức 93,15 điểm trong tháng 11/2016. Đi cùng xu hướng này, chỉ số
giá nhóm hàng lương thực và thực phẩm của Việt Nam trong tháng 12 lần lượt
tăng 2,57% và 3,34% (so với cùng kỳ năm trước), so với mức tăng -1,65% và
1,47% tương ứng của hai nhóm hàng này cùng kỳ năm 2015.
Trong khi đó, giá các mặt hàng năng lượng thế giới phục hồi tương đối
vững chắc. Cùng sự tăng trưởng ổn định tại Trung Quốc và một số nền kinh tế mới
nổi đã đẩy nhu cầu về năng lượng tăng lên trong năm 2016. Theo đó, cả dầu thơ,
than đá và khí ga tự nhiên đều có mức tăng ấn tượng so với năm 2015. Giá dầu thơ
WTI trung bình tháng 11/2016 đạt 45,6 USD/thùng, tăng 6,7% (so với cùng kỳ
năm trước), trong khi đó, giá than đá tại Úc đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ
năm 2015 và đạt 100 USD/tấn.
Thị trường thế giới tác động khiến lạm phát tại Việt Nam tăng trở lại. Mức
giá trong nước tăng nhanh sau những lần điều chỉnh giá nhóm dịch vụ y tế và giáo
dục. Giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Tính tới
cuối năm 2016, chỉ số giá nhóm hàng dịch vụ y tế đã tăng 77,57% so với cuối năm

2015, đóng góp tới 2,7 điểm phần trăm trong mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Trong khi đó, học phí được điều chỉnh trong tháng 9/2016 đã đẩy mức giá chung
của nhóm hàng dịch vụ giáo dục tăng 12,5% (so với cùng kỳ năm trước).

14


2.2. Thực trạng thu chi Ngân sách nhà nước 2016
2.2.1. Thu ngân sách nhà nước
Bảng 2.1: Số liệu dự toán thu Ngân sách Nhà nước năm 2016
Đơn vị: Tỷ VND
CHỈ TIÊU

DỰ TOÁN NĂM 2016

TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
- Thu nội địa
- Thu từ dầu thô
- Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu
- Thu viện trợ

1.014.500
785.000
54.500
172.000
3.000

(Nguồn: Số liệu dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2016 – BTC)

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu ngân sách Nhà

nước từ đầu năm 2016 đến thời điểm 15/12/2016 ước tính đạt 943,3 nghìn tỷ đồng,
bằng 93% dự tốn năm.
Trong đó, thu nội địa đạt 744.900 tỷ đồng, bằng 94,9%; thu từ dầu thô đạt
37.700 tỷ đồng, bằng 69,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu
đạt 156.200 tỷ đồng, bằng 90,8% so với kế hoạch năm.
Trong thu nội địa, thu tiền sử dụng đất đạt 77.900 tỷ đồng, bằng 155,8% dự
toán năm; thu thuế cơng, thương nghiệp và dịch vụ ngồi Nhà nước 144.700 tỷ
đồng, bằng 100,8%; thuế bảo vệ môi trường 38.700 tỷ đồng, bằng 100,7%; thuế
thu nhập cá nhân 61.700 tỷ đồng, bằng 97% so với dự toán năm.
Đặc biệt, thu ngân sách từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (khơng kể
dầu thơ) là 147.700 tỷ đồng, bằng 92,9%. Riêng thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà
nước đạt 193.700 tỷ đồng, chỉ bằng 75,6% dự toán năm.
2.2.2. Chi ngân sách nhà nước
Bảng 2.2: Số liệu dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2016
Đơn vị: Tỷ VND
CHỈ TIÊU

DỰ TOÁN NĂM 2016

TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
- Chi đầu tư phát triển

1.273.200
254.950

15


-


Chi trả nợ và viện trợ
Chi thường xuyên
Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Dự phịng

155.100
823.995
13.055
100
26.000

(Ng̀n: Số liệu dự tốn Ngân sách Nhà nước năm 2016 – BTC)

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê kiểm duyệt và công bố, tổng chi
ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2016 ước tính đạt 1,135 triệu
tỷ đồng, bằng 89,2% dự toán năm.
Bao gồm: chi đầu tư phát triển đạt 190.500 tỷ đồng, bằng 74,7%; chi phát
triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt
786.000 tỷ đồng, bằng 95,4%; chi trả nợ và viện trợ đạt 150.300 tỷ đồng, bằng
96,9% so với dự toán năm.
2.2.3. Thực trạng bội chi Ngân sách nhà nước

16


17


Qua các số liệu được thể hiện ở các hình vẽ trên có thể thấy tình hình bội

chi NSNN ở nước ta trong năm 2016 ước đạt mục tiêu về số tuyệt đối là 254 nghìn
tỉ đồng (Trong đó, thu NSNN ước đạt 1.039 nghìn tỷ đồng (khơng kể thu chuyển
nguồn 4.700 tỷ đồng), bằng 102,4% dự toán, tăng 4,1% so với thực hiện năm
2015. Chi NSNN ước đạt 1.297,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,9% dự tốn năm, tăng
2,7% so với thực hiện năm 2015), nhưng cao hơn dự đoán về số tương đối (5,52%
GDP so với 4,95% GDP) do giá trị GDP danh nghĩa giảm so với kế hoạch (GDP
năm 2016 theo kế hoạch đầu năm là 5,1 triệu tỷ đồng, nhưng ước thực hiện năm
chỉ đạt 4,6 triệu tỷ đồng.). Phân tích cơ cấu bội chi NSNN cho thấy, thu nội địa đã
bù đắp giảm thu từ thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô (Tỷ trọng thu từ dầu thô
và thu từ XNK năm 2016 chiếm gần 20%, giảm mạnh so với bình quân 30,8% của
giai đoạn 2011-2015.)
Nợ công tiếp tục tăng, từ mức 62,2% GDP của năm 2015 lên mức dự kiến
64,98% năm 2016 do: bội chi NSNN vẫn ở mức cao, tăng trưởng kinh tế giảm,
GDP danh nghĩa đạt thấp hơn kế hoạch.
Tuy nhiên, cơ cấu nợ cơng đang chuyển dịch tích cực hơn: (i) tỉ trọng nợ
trong nước tăng và tỷ trọng nợ nước ngoài giảm (tỷ trọng nợ trong nước tăng từ
40,3% tổng dư nợ Chính phủ năm 2010 lên 57% năm 2016); (ii) Kỳ hạn phát hành
18


TPCP bình quân tăng, từ mức bình quân 4,8 năm trong giai đoạn 2011-2015 lên
mức khoảng 8,7 năm 2016; (iii) Lãi suất phát hành TPCP bình quân giảm (từ mức
bình quân giai đoạn 2011-2015 là 7,6%/năm, xuống 6,5% trong năm 2016)
Trong khi đó, một báo cáo vĩ mơ mới đây của Ngân hàng HSBC dự báo bội
chi ngân sách của Việt Nam năm nay khoảng 6,6% GDP. Các chuyên gia HSBC
giải thích: Ngân sách của Việt Nam suy giảm có thể bắt nguồn từ việc lợi nhuận
giảm đều (mặc dù tình trạng thiếu kiểm sốt chi tiêu cũng là một vấn đề). Lợi
nhuận tài chính suy giảm vì hai ngun nhân chính: 1) doanh thu dầu mỏ nhà nước
giảm, do giá cả hàng hóa tồn cầu sụt giảm mạnh và 2) doanh thu thuế các ngành
không thuộc dầu mỏ cũng đi xuống.

Phân tích về giá cả hàng hóa tồn cầu sụt giảm đã hạ thấp doanh thu dầu
mỏ nhà nước nhưng thu nhập từ thuế vẫn đang chịu áp lực, HSBC cho rằng, doanh
thu dầu mỏ chiếm 4,3% GDP năm 2012 nhưng HSBC ước tính con số này đã hạ
xuống mức 1,5% GDP trong năm 2015 dựa trên chuyển biến giá cả hàng hóa.
Ngược lại, doanh thu tài chính từ các ngành ngoài dầu mỏ (chủ yếu là thuế) lại
tăng mạnh trong những năm gần đây, mặc dù xu hướng này cũng đang chậm lại.
Tỷ lệ tăng trưởng của 3 nguồn thu thuế chính tại Việt Nam: thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế quan.
Còn theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, xét về hiệu suất thu thuế, Việt Nam
đang trội hơn các nước trong khu vực nhưng cơ sở này lại đang dần mai một. Ví
dụ, tỷ lệ thuế doanh nghiệp tiêu chuẩn đã giảm từ 25% xuống còn 22% vào tháng
1.2014 và nằm ở mức 20% vào ngày 1/1/2016.
Hơn nữa, vùng kinh tế đặc biệt và một số lĩnh vực ưu tiên cao được áp dụng
mức thuế ưu đãi như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, công nghệ cao, phát triển hạ
tầng, phần mềm. Trong khi đó, doanh thu thuế quan vẫn chịu áp lực, do Việt Nam
đang tham gia ngày một nhiều các hiệp định thương mại tự do. Thiếu nỗ lực mở
rộng cơ sở thuế và cải thiện hiệu quả thu thuế, doanh thu tài chính từ các ngành
khơng phải dầu mỏ sẽ tiếp tục chịu áp lực trong những năm kế tiếp.

19


Cịn theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cán cân ngân
sách tiếp tuc xu hướng thâm hụt lớn. Việc sụt giảm trong một số nguồn thu chính
buộc Chính phủ phải tăng cường thu từ các nguồn khác nhằm bổ sung ngân sách.
Trong khi đó, xu hướng tăng chi tiêu ngân sách vẫn khơng có dấu hiệu dừng lại.
Cơ quan điều hành khơng có những quyết tâm cần thiết trong việc cắt giảm chi
tiêu, đặc biệt là chi thường xuyên, và khôi phục lại cân đối ngân sách. Vì thế, năm
2015, thâm hụt ngân sách ước tính bằng 6,34% GDP, lớn hơn nhiều so với mức
mục tiêu 5% mà Quốc hội đưa ra.

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo về triển vọng kinh tế khu vực
Đơng Á và Thái Bình Dương, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
năm 2016, 2017 và 2018 lần lượt đạt 6,2%, 6,3% và 6,3%, đặc biệt là Việt Nam sẽ
phải đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn. WB cho rằng, một trong những vấn đề
của nền kinh tế chính là tình trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã kéo dài trong
suốt nhiều năm và dự báo tình hình thâm hụt trong trung hạn cũng như vậy. Thâm
hụt tài khóa năm 2014 của Việt Nam là 6,2%, năm 2015 là 6,5% và dự báo các
năm từ 2016 đến 2018, Việt Nam sẽ tiếp tục thâm hụt ở mức 5,9% đến 5,5%./.
Cụ thể, năm 2016, mức thâm hụt ngân sách khoảng gần 192.000 tỷ đồng.
2.3. Hậu quả của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế
Tình trạng kỷ luật tài khóa lỏng lẻo => thâm hụt ngân sách cao. Lạm phát có
xu hướng tăng trở lại khi đạt mức 1,69% vào cuối tháng 3 năm nay, chủ yếu do
viện phí, học phí đã tăng mạnh. Và VEPR dự báo lạm phát năm nay có thể ở mức
4-5% do tăng giá một số sản phẩm, dịch vụ thiết yếu.
Thâm hụt ngân sách còn là một nguyên nhân dẫn đến tốc độ nợ công gia
tăng. Mới đây, tại báo cáo thẩm tra tình hình nợ cơng giai đoạn 2016-2020, Uỷ ban
Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá, nợ cơng tính đến năm 2015 đạt trên
2,6 triệu tỷ đồng, bằng 62,2% GDP. Hơn nữa, theo HSBC, thâm hụt ngân sách
tăng là vấn đề do tỷ lệ nợ công của Việt Nam đã thực sự cao. Ước tính nợ cơng
Việt Nam (bao gồm nợ nước ngồi và trong nước) đã tăng từ 59,6% nằm 2014 lên
63,3% GDP vào cuối năm 2015. Vấn đề nợ ngày càng trầm trọng hơn do lạm phát
chậm lại và đồng tiền Việt Nam mất giá. HSBC dự báo tỷ lệ nợ công trên GDP
20


tăng lên 64,5% GDP trong năm 2016, đạt ngưỡng giới hạn của Quốc Hội đề ra
65%.
2.4. Nguyên nhân thâm hụt ngân sách
2.4.1. Thất thu thuế nhà nước
Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho NSNN bên cạnh các nguồn

thu khác như: tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…tuy nhiên,
do hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập, sự quản lý chưa chặt chẽ đã tạo
kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng
kể cho NSNN… Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt
giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất.
Tuy nhiên, việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản
chi ngân sách khác gây thâm hụt NSNN
2.4.2. Đầu tư công kém hiệu quả
Trên thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn
chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia
cịn chậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí nguồn NSNN và kiềm hãm sự phát
triển của các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà
nước. Bên cạnh đó, nền hành chính cơng – dịch vụ cơng của chúng ta q kém
hiệu quả. Chính sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng
trở nên trầm trọng.
2.4.3. Nhà nước huy động vốn để kích cầu
Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: phát hành TPCP, miễn
giảm thuế và sử dụng quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng gói giải pháp kích cầu một
mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt
ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12% GDP.
2.4.4. Nhà nước chưa chú trọng mối quan hệ giưa chi đầu thư phát triển và
chi thường xuyên
Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách và áp
lực với bội chi NS (nhất là ngân sách các địa phương). Có thể thấy, thơng qua cơ
chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung
21


từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn
thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự tốn ngân

sách hàng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ bảo đảm nguồn
chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các quy trình sau khi hồn thành và
đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các cơng trình, làm giảm
hiệu quả đầu tư. Chính điều đó ln tạo sự căng thẳng về ngân sách. Để có nguồn
kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân
sách, cả 2 trường hợp trên đều tạo áp lực bội chi NSNN.
2.4.5. Quy mơ chi tiêu của Chính phủ q lớn
Tăng chi tiêu Chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời
trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi
ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám
sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Chi tiêu của Chính
phủ một khi vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do
gây ra phân bổ nguồn lực không hiệu quả dẫn tới thâm hụt NSNN và cuối cùng là
gây ra lạm phát.
2.4.6. Sự thiếu hụt Ngân sách trong những năm qua cịn được sử dụng như
một cơng cụ Chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế.
Điều này được thể hiện rõ thông qua cân đối NSNN hàng năm. Về nguyên
tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dư
hoặc thiếu hụt NS trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách, chúng ta thường
xác định số bội chi trước (thông thường tương đương mức Quốc hội cho phép) và
nguồn còn lại được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm sau. Đây là chính
sách ngân sách thận trọng khi áp dụng lý thuyết bội chi một cách chủ động và điều
đó khơng gây xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ mơ, nhưng phải cân nhắc và
kiểm tra xem tồn bộ số bội chi có được sử dụng để chi đầu tư phát triển cho các
dự án trọng điểm và hiệu quả, qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tạo đà cho nền
kinh tế phát triển bền vững, tăng khả năng thu NSNN trong tương lai hay không.

22



2.5. Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước và là công
cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội. Thâm hụt ngân sách
nhà nước đã trở thành hiện tượng phổ biến hầu hết các nước bao gồm các quốc gia
đang phát triển và quốc gia phát triển. Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng
trưởng kinh tế ln là vấn đề chiếm vị trí nổi bật trong các nghiên cứu của các học
giả và các nhà kinh tế. Một số cho rằng thâm hụt ngân sách có lợi cho tăng trưởng
kinh tế trong khi cịn lại thì cho rằng thặng dư ngân sách mới đem lại cho nền kinh
tế sự tích cực.
2.5.1. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Qua biểu đồ, ta có thể thấy được những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế
Việt Nam. Theo báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam của VEPR quý IV năm 2016 thì
Quý 4 tiếp tục chứng kiến những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế, sau nửa đầu
năm suy giảm mạnh. Tăng trưởng đạt 6,68%, cao hơn so với mức 6,56% của Quý
3, dù vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước (2014: 6,96%; 2015: 7,01%). Tuy
nhiên, tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% của năm
2015 và mục tiêu 6,3-6,5% mà Chính
phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ
tháng
Sản lượng nông nghiệp và khai
thác mỏ giảm, năm 2016 GDP của Việt
Nam giảm 7,5% xuống dưới dự báo
23


6,7% được đưa ra vào đầu năm. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK) cả năm 2016,
GDP của Việt Nam ước đạt 6,2%.
Ơng Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết:
"Nhìn chung, nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, ngoại trừ ngành nông nghiệp

và khai thác mỏ", cho biết cũng có những biến động trong thị trường tài chính tiền
tệ trên thế giới trong năm 2016.
Thiệt hại lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam là do tình trạng thiếu nước
sớm trong năm, dẫn đến giảm GDP 1% trong GDP năm 2016. Theo Tổng cục
Thống kê, thiên tai gây ra thiệt hại cho ngành nông nghiệp vào năm 2016 là 18,3
nghìn tỷ đồng (813 triệu USD)
Cũng vào năm 2016, ngành khai thác mỏ của Việt Nam đã giảm 4% so với
cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do giá than và dầu thô thấp. Năm 2015, ngành khai
khống của Việt Nam tăng trưởng 6,5%.
Đóng góp chủ yếu vào năm 2016 GDP của Việt Nam là ngành dịch vụ Việt
Nam, tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,67 điểm phần trăm vào
GDP của Việt Nam năm 2016, trong khi đó sản xuất cơng nghiệp và xây dựng tăng
7,57%, đóng góp 2,59 điểm phần trăm.
Các ngành khác tăng trưởng trong năm 2016 là ngành cơng nghiệp ICT Việt
Nam ước đạt 1.337 nghìn tỷ đồng (59,9 tỷ USD) vào năm 2016, tăng 9,36% so với
năm trước, trong khi doanh thu từ viễn thơng ước tính đạt 365,5 nghìn tỷ đồng
(16,4 tỷ USD ), tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
2.5.2. Tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng
kinh tế Việt Nam
Bảng 2.3 Bảng số liệu về tăng trưởng kinh tế và ngân sách trong 5 năm gần
đây
Đơn vị: %
2012

2013

24

2014


2015

2016


Tăng trưởng kinh tế

5,03 %

5,42 %

5,98 %

Ngân sách nhà nước

-3,4 %

-5 %

-4,4 %

6,68 %

-4,6 %

6,21 %
-4,2%

(Nguồn:Tổng cục thống kê,Tradingeconomics)


(Nguồn: tổng hợp từ Tradingeconomics)

Qua biểu đồ ta có thể thấy, giai đoạn 2012-2013 và 2014-2015 khi thâm hụt
ngân sách tăng lên thì kinh tế cũng tăng trưởng nhưng ở giai đoạn 2013-2014,
thâm hụt ngân sách giảm đi đáng kể trong khi kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng. Vì
vậy khơng thể khẳng định được ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến tăng
trưởng kinh tế là tác động cùng chiều hay ngược chiều. Ta có thể xét đến những
tác động của thâm hụt ngân sách đến các yếu tố: lạm phát, lãi suất và cán cân
thương mại
2.5.2.1. Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát
Chính phủ có thể trang trải thâm hụt cho ngân sách bằng một trong 2 cách:
bán trái phiếu cho công chúng hoặc tạo ra tiền tệ ( in tiền )
• Bán trái phiếu khơng có ảnh dưởng trực tiếp đến tổng cầu và sẽ
khơng có hậu quả lạm phát. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển,
do thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát hành trái phiếu chính phủ
nhằm bù đắp cho thiếu hụt ngân sách nhà nước là rất khó thực hiện.
Ở các nước có nền kinh tế lớn như ở Mỹ, thị trường vốn phát triển,
vì vậy một lượng trái phiếu lớn có thể được bán ra và nhu cầu trang
trải cho thâm hụt ngân sách nhà nước được thực hiện từ nguồn vốn
vay của chính phủ. Nhưng nếu chính phủ cứ tiếp tục phát hành trái
phiếu ra thị trường, cầu về vốn vay sẽ tăng, do đó, lãi suất sẽ tăng
cao. Để hạn chế việc tăng lãi suất thị trường, Ngân hàng Trung ương
sẽ phải mua vào các trái phiếu đó, điều này lại làm cho cung tiền
tăng.
25


×