Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TRÌNH bày các CÔNG cụ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG môn địa lí THPT lấy ví dụ MINH họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.86 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

HỌC PHẦN: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
TRONG MƠN ĐỊA LÍ THPT

Tên đề tài: TRÌNH BÀY CÁC CƠNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG MƠN ĐỊA LÍ THPT.
LẤY VÍ DỤ MINH HỌA

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Hiển

HV thực hiện:
Võ Thị Loan

Huế, 4/ 2022


LỜI CẢM ƠN
“Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Sư phạm sư phạm Huế vì đã tạo điều kiện cho em
học tập trong thời gian này.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Cô giáo. TS. Nguyễn Thị Hiển đã giảng dạy tận
tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cơ để bài tiểu luận được hồn
thiện hơn.
Em xin kính chúc cơ nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.”


PHỤ LỤC


I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................................... 1
II. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH ............................................................................................................................................................. 1
1. Khái niệm công cụ đánh giá ............................................................................................................... 1
2. Các loại công cụ đánh giá .................................................................................................................. 2
2.1. Câu hỏi và bài tập ........................................................................................................................ 2
2.1.1 Câu hỏi vấn đáp ........................................................................................................................ 2
2.1.2. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan............................................................................................. 2
2.1.3. Câu hỏi tự luận .......................................................................................................................... 4
2.1.4. Bài tập ........................................................................................................................................ 5
2.2. Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubic) .......................................................................................... 6
2.3. Bảng kiểm ..................................................................................................................................... 7
2.4. Hồ sơ học tập ................................................................................................................................ 8
2.5. Quan sát trên lớp.......................................................................................................................... 9
3.6. Đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá .......................................................................................... 10
III. KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 10


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của nghị quyết 29 “ Chuyển mạnh quá
trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất giáo dục. Học đi đơi với hành; gắn lí luận với thực tiễn; giáo dục nhà
trường kết hợp với gióa dục gia đình và xã hội”. Một trong những đổi mới quan
trọng đó là đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực dạy học.
Kiểm tra đánh giá năng lực trong dạy học địa lí gồm 3 quy trình:
Chuẩn bị nội dung đánh giá
Chuẩn bị nội dung đánh giá:
+ Xác định mục đích đánh giá và lựa chọn năng lực cần đánh giá.
+ Xác định các tiêu chí thể hiện năng lực.
+ Xây dựng bảng kiểm đánh giá mức độ đạt được cho các kĩ năng

Lực chọn công cụ đánh giá:
Thiết kế công cụ đánh giá
Tổ chức đánh giá
Phân tích kết quả, ra quyết định.
Định hướng, điều chỉnh việc dạy- học và kiểm tra, đánh giá.
Trong tiểu luận này tơi tập trung tìm hiểu các công cụ đánh giá học sinh trung học
cơ sở trong mơn địa lí. Từ đó đưa ra những ví dụ minh họa.
II. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CÁC CƠNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH
1. Khái niệm công cụ đánh giá
Công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh được hiểu là những phương pháp,
phương tiện hay kĩ thuật được sử dụng trong quá trình đánh giá nhằm đạt được
mục đích đánh giá. Các cơng cụ đánh giá nhằm mục đích thu thập thơng tin để
cung cấp cho giáo viên và học sinh trong quá trình đánh giá và tự đánh giá. Tùy
vào mục đích, mục tiêu, đối tượng, thời điểm mà giáo viên có thể sử dụng các cơng
cụ đánh giá khác nhau cho phù hợp. Sau đây là một số cung cụ đánh giá học sinh
THCS và ví dụ minh họa
1


2. Các loại công cụ đánh giá
2.1. Câu hỏi và bài tập
2.1.1 Câu hỏi vấn đáp
Khái niệm: Sử dụng câu hỏi ấn đáp trong đánh giá kết quả học tập của học sinh là
cách thức giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời hoặc ngược lại.
Mục đích: của sử dụng câu hỏi nhằm thu nhận những thơng tin chính thức và
khơng chính thức về việ học của học sinh. Từ đó, học sinh nhận thức được nhu cầu
học tập của bản thân và con đường cải thiện, giáo viên kịp thời điều chỉnh hoạt
động dạy học để đạt được mục tiêu, yêu cầu bài học.
Những lưu ý khi sử dụng câu hỏi vấn đáp:

- Câu hỏi chứa đựng thông tin cần hỏi.
- Câu hỏi diễn đạt ngắn gọn dễ hiểu
- Phù hợp với nội dung bài học và trình độ học sinh.
- Câu hỏi huy động kiến thức và kinh nghiệm, kích thích sự sáng tạo.
- Hạn chế câu hỏi học thuộc lòng.
- Tránh đặt ra nhiều câu hỏi và phải có thời gian suy ngĩ cho học sinh.
- Nên sử dụng câu hỏi vấn đáp gợi mở.
Ví dụ: (Địa lí 9) Đánh giá việc học tập của học sinh thơng qua việc khai thác tập
bản đồ địa lí trang 17 để tìm hiểu về tài nguyên du lịch của nước ta. Các câu hỏi
vấn đáp gợi mở được đặt ra cho học sinh như sau:
- Tài nguyên du lịch nước ta bào gồm những tài nguyên nào ?
- Kể tên các tài nguyên du lịch tự nhiên?
- Kể tên các tài nguyên du lịch nhân văn ?
- Khách du lịch và doanh thu du lịch từ năm 2000-2014 tăng bao nhiêu ?
2.1.2. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Khái niệm: Là cách thức là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh mà cách cho điểm và đánh gia khơng hồn tồn phụ thuộc vào người
chấm.
- Các dạng câu hỏi trắc nghiệm thường sử dụng:
2


- Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn:
+ Là dạng câu hỏi gồm một câu hỏi và nhiều phương án trả lời. Trong các phương
án trả lời thì có một phương án đúng nhất, còn lại các phương án còn lại là sai.
+ Câu dẫn thường là một câu hỏi, đưa ra một vấn đề, tình huống, yêu cầu học sinh
giải quyết. Câu dẫn phải ngắn gọn rõ ràng.
+ Đáp án thì chỉ có một đáp án đúng hoặc đúng nhất.
Ví dụ: Địa lí 6. Sau khi học xong bài “ Thủy quyển. Vịng tuần hồn nước. Nước
ngầm, băng hà”. Học sinh có thể làm trắc nghiệm để như sau:

Câu 1: Thủy quyển là:
A. Lớp nước bao phủ trên bề mặt
B. Lớp đá
C. Lớp khí
D. Lớp sinh vật
Câu 2 : Vịng tuần hồn lớn có:
A. 1 hoặc 2 giai đoạn
B. 3 hoặc 4 giai đoạn
C. 2 hoặc 3 giai đoạn
D. 4 hoặc 5 giai đoạn
Câu 3: Vai trò của băng hà:
A. Cung cấp nước cho hồ
B. Cung cấp nước cho sinh hoạt
C. Cung cấp nước cho sản xuất
D. Cung cấp nước cho sông vùng ôn đới và vùng núi.
- Dạng câu hỏi đúng – sai:
+ Là dạng câu hỏi đưa ra các phát biểu để học sinh đánh giá Đúng hoặc Sai hoặc
trả lời Có hoặc Khơng.
+ Câu hỏi càn rõ ràng
+ Giáo viên cần cân nhắc sử dụng vì khả năng đốn mị rất cao.
Ví dụ: Địa lí 7. Khi làm bài kiểm tra đánh giá thường xuyên giáo viên có thể sử
dụng dạng câu hoi “Đúng- Sai”.
Câu 1: Quần cư nông thôn chủ yếu làm công nghiệp – dịch vụ.
3


A. Đúng
B. Sai
Câu 2: Bùng nổ dân số xảy ra khi tỷ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số
thế giới lên đến 2,1%.

A. Đúng
B. Sai
- Dạng câu hỏi điền khuyết:
+ Là dạng câu hỏi địi hỏi trình bày sự hiểu biết bằng cách viết 1 từ hay cụm từ hay
đoạn văn khoảng 4- 5 dòng.
+ Giáo viên cần chú ý đến 1 số kĩ thuật như: từ khóa thể hiện nội dung, đánh số thứ
tự các ơ trống cần điền, dự đoán các phương án học sinh có thể nêu ra.
Ví dụ: Địa lí 9. Giáo viên có thể sử dụng dạng câu hỏi điền khuyết trong phần trắc
nghiệm khi thực hiện bài kiểm tra định kì.
Câu 1: Vùng Bắc Trung Bộ kéo dài từ……(1)……đến………(2)………….
Câu 2: Đồng bằng ven biển vùng Bắc Trung Bộ bị……(3)……….thành
nhiều…………(4)………….
2.1.3. Câu hỏi tự luận
- Là dạng câu hỏi cho phép học sinh thể hiện quan điểm của mình khi trình bày câu
trả lời cho một chủ đề hay một nhiệm vụ.
- Đòi hỏi học sinh tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học, kinh nghiệm của bản thân, kĩ
năng phân tích, lập luận, đánh giá và kĩ năng viết.
- Dạng câu hỏi này có hiệu quả trong việc đánh gái năng lực tư duy bậc cao.
- Có hai loại câu hỏi tự luận là đóng và mở :
+ Câu hỏi tự luận đóng: là câu hỏi mà trong đó câu trả lời được giới hạn về cấu
trúc và nội dung- hướng vào việc thu thập và xử lí thơng tin cụ thể và thường có 1
phương án đúng.
Ví dụ: Địa lí 9. Sau khi học xong bài 19. “Vùng đồng bằng Sông Hồng”. Giáo viên
có thể sử dụng câu hỏi đóng để kiểm tra kiến thức cho học sinh:
Câu 1: Trình bày điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng.
+ Câu hỏi tự luận mở : là câu hỏi cho phép học sinh xác định nội dung, cấu trúc và
phạm vi câu trả lời, trong khoảng thời gian xác định.
Ví dụ: Địa lí 9 Câu 4: (1 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:

4



« Hàng bao đời nay, cứ đến tháng 7 hằng năm, người dân đồng bằng sông Cửu
Long lại mong chờ mùa nước nổi để mưu sinh. Năm nay lại khác, đầu nguồn sông
Hậu thuộc tỉnh An Giang, Đồng Tháp, người dân vẫn ngóng con nước tràn đồng mà
chưa thấy. Mọi phương tiện đánh bắt thuỷ sản như thuyền, mủng… vẫn còn treo
giàn, mọi việc mưu sinh nhờ vào con nước nổi phải gác lại…
Lũ không về, người dân không chỉ thiếu đi sinh kế mà còn phải đối mặt với hạn mặn
ngày càng khủng khiếp. Mặn vào sâu đất liền, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt ở
những nơi trước đây chưa từng bị ảnh hưởng. Chính từ những tác động nêu trên đã
làm cho đồng bằng sông Cửu Long, nơi được mệnh danh là vùng sông nước đang
phải thường xuyên đối diện với tình trạng suy giảm chất lượng nguồn nước, thiếu
nước ngọt vào mùa khô.”( />a. Khi lũ không về gây khó khăn gì cho đồng bằng sơng Cửu Long ?
b. Em hãy nêu những biện pháp nào để hạn chế và khắc phục những khó khăn
trên ?
2.1.4. Bài tập
- Đây là công cụ quan trọng nhằm đánh giá về kiến thức và nhất là kĩ năng địa lí
của học sinh. Đồng thời thơng qua bài tập có thể tạo dựng các tình huống gắn liền
với thực tiễn.
Ví dụ: Địa lí 6

5


Học sinh quan sát Hình 3.5 hãy xác hướng từ bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh
đến Chợ Bến Thành, từ nhà thờ Đức Bà đến Nhà Hát thành phố. ?
2.2. Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubic)
Khái niệm: Rubic là phiếu đánh giá theo tiêu chí là một tập hợp các tiêu chí được
cụ thể hóa bằng các chỉ số, chỉ báo, các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đo đếm
được.

- Các tiêu chí này thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập và được sử dụng
để đánh giá về sản phẩm , năng lực thực hiện hoặc quá trình thực hiện nhiệm vụ
của người học.
- Dạng công cụ này thường dùng để giáo viên đánh giá sản phẩm học tập của học
sinh, hoặc giúp học sinh có thể tự đánh giá sản phẩm học tập của mình và đánh giá
sản phẩm của người khác.
- Yêu cầu: giáo viên nên cùng thảo luận và đưa ra những chấm và gán điểm hoặc
mức độ cho các tiêu chí, tổ chức cho học sinh sử dụng phiếu chấm để đánh giá và
đánh giá đồng đẳng, tổ chức cho học sinh chỉnh sửa sản phẩm theo thông tin phản
hồi.
Ví dụ: Địa lí 9
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
Họ và tên :…………………….. Lớp………..
Tiêu chí Trọng
Xuất sắc
Tốt
đánh giá
số
10- 9
8-7
Xác định
sự phân
bố dân cư

40%

Sử dụng được chú
giải để xác định các
khu vực có mức độ
tập trung dân cư

khác nhau: + Màu
trắng: dưới 10
người/km2 + Màu
xanh: từ 10-50
người/km2 + Màu
cam: từ 51-100
người/km2 + Màu
vàng: từ 101-200
người/km2 + Màu
đỏ: trên 200
người/km2 Xác định
và kể tên đúng các
khu vực tập trung

Sử dụng được chú
giải để xác định các
khu vực có mức độ
tập trung dân cư
khác nhau: + Màu
trắng: dưới 10
người/km2 + Màu
xanh: từ 10-50
người/km2 + Màu
cam: từ 51-100
người/km2 + Màu
vàng: từ 101-200
người/km2 + Màu
đỏ: trên 200
người/km2. Xác
định và kể tên gần

chính xác hết các
6

Đạt yêu Chưa đạt Điểm
cầu
yêu cầu
6-5
4-3
- Sử dụng
được
bảng chú
giải
nhưng
chưa xác
định
đúng hết
các đối
tượng
biểu thị
trên
- Chưa
xác định
được hết
các khu
vực có sự

- Biết đọc
TBĐ và
chú giải.
- Khơng

xác định
được các
khu vực có
sự phân bố
dân cư
khác nhau


Giải thích 60 %
ngun
nhân của
sự phân bố
dân cư
khơng
đồng đều

dân cư

khu vực tập trung
dân cư khác nhau

phân bố
dân cư
khác
nhau.

Giải thích được các
ngun nhân tự
nhiên như đất, nước,
khí hậu, khống

sản,… và nhân tố
KT-XH như tính
chất của nền kinh tế,
trình độ phát triển
của lực lượng sản
xuất, chuyển cư, lịch
sử khai thác lãnh
thổ. Lí giải được vì
sao nhân tố KT-XH
lại đóng vai trị quan
trọng hơn nhân tố tự
nhiên khi tác động
đến sự phân bố dân
cư.

Giải thích được các
nguyên nhân tự
nhiên như đất, nước,
khí hậu, khống
sản,… và nhân tố
KT-XH như tính
chất của nền kinh tế,
trình độ phát triển
của lực lượng sản
xuất, chuyển cư, lịch
sử khai thác lãnh
thổ. Chưa lí giải
được vì sao nhân tố
KT-XH lại đóng vai
trị quan trọng hơn

nhân tố tự nhiên khi
tác động đến sự
phân bố dân cư

Giải thích
được
nhân tố
tự nhiên
và KTXH ảnh
hưởng tới
sự phân
bố dân
cư,
nhưng
chưa chỉ
rõ các
nhân tố
cụ thể
của các
nhân tố
lớn đó

Chưa đưa
ra được
giải thích
cho tình
trạng dân
cư phân bố
khơng
đồng đều


Điểm

2.3. Bảng kiểm
Khái niệm: là bảng liệt kê những yêu cầu cần đánh giá thơng qua trả lời câu hỏi có
hoặc khơng
- Cơng cụ này cho phép đánh giá mức độ đạt được về kĩ năng thực hành địa lí của
học sinh với các hành động cụ thể.
- Loại cơng cụ này có thể sử dụng để đánh giá sản phẩm học tập của học sinh với
các yêu cầu cụ thể mà một sản phẩm cần có.
- Cơng cụ này thuận lợi cho việc ghi lại những bằng chứng về sự tiến bộ của học
sinh trong một mục tiêu hoạt động nhất định, giúp giáo viên và học sinh có thể
điều chỉnh được hoạt động dạy học.
Ví dụ: Địa lí 8. Cho bảng số liệu sau :
Cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế của nước ta năm 2021 (%)

7


Khu vực kinh tế
Cả nước

Nông – lâm - ngư
nghiệp
27,9

Công nghiệp –
xây dựng
32,8


Dịch vụ
39,3

a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế của
nước ta năm 2021.
b. Nhận xét.
Giáo viên có thể thiết kế bảng kiểm để đánh giá các yêu cầu cần đạt của học sinh
như sau:
Nội dung
u cầu
Có / Khơng
Vẽ biểu Có chọn biểu đồ trịn để vẽ ?
đồ
Vẽ biểu Có thể hiện được chính xác các đối tượng trên biểu
đồ
đồ khơng ?
Có lập bảng chú giải và kí hiệu đúng các đối tượng
trên bản đồ ?
Có thể hiện đầy đủ tên biểu đồ và đơn vị thể hiện
không ?
Nhận xét Có nhận xét được cơ cấu lao động phân theo ngành
biểu đồ
nào chiếm tỉ trọng cao nhất ?
Có nhận xét được cơ cấu lao động phân theo ngành
nào chiếm tỉ trọng thấp nhất ?
2.4. Hồ sơ học tập
- Khái niệm: là tập hợp những bài tập, bài kiểm tra, bài thực hành, sản phẩm cơng
việc, băng video, hình ảnh…mà học sinh đã hồn thành một cách tốt nhất. Chúng
có thể được sử dụng như là bằng chứng về quá trình học tập và sự tiến bộ, hoặc
bằng chứng đánh giá tổng kết, hoặc bằng chứng về tiêu chuẩn cần đạt.

- Thường có hai loại hồ sơ:
+ Hồ sơ q trình cung cấp tư liệu học tập tốt nhất để minh chứng sự tiến bộ qua
các thời kì.
+ Hố sơ sản phẩm: chứng minh về việc thực hiện một nhiệm vụ.

8


2.5. Quan sát trên lớp
- Khái niệm: là phương pháp mà chủ yếu là giáo viên dung để thu thập dữ liệu
kiểm tra đánh giá. Quan sát bao hàm việc theo dõi hoặc xem xét học sinh thực hiện
các hoạt động hoặc nhận xét một sản phẩm học sinh làm ra. Kết quả của việc quan
sát thể hiện ở phiếu quan sát, sổ ghi chép của học sinh.
- Trong thời gian quan sát trên lớp giáo viên cần phải chú ý đến những hoạt động
của học sinh.
- Sản phẩm của học sinh làm ra là sự vận dụng các kiến thức đã học. Học sin phải
tự trình bày sản phẩm của mình cịn giáo viên nhận xét sự tiến bộ hoặc xem xét q
trình làm ra sản phẩm đó.
Ví dụ: Trong thảo luận nhóm, giáo viên đến từng nhóm, quan sát, hướng dẫn và
trợ giúp các em. Khi quan sát, GV sẽ kịp thời động viên và phát hiện các em tham
gia tích cực cũng như các em chưa tham gia tích cực.
Bảng lưu giữ kết quả đánh giá năng lực lớp 6/8
Ghi nhận kết quả đánh giá theo từng chủ đề học tập
Tên bài học : Bài 14 : BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHĨ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU
Ngày thực hiện : từ…../…../ đến …../……
1. Dạy học
- Những điểm thành công : Học sinh chuẩn bị và tham gia bài đầy đủ, học
sinh hứng thú.
- Những điểm chưa thành công : Chưa lôi cuốn được 100% học sinh tham

gia
- Những điều cần lưu ý : cần tập trung quan sát, động viên những học sinh
chưa tham gia, hoặc tham gia đối phó.
2. Học tập
- Đa số học sinh có đạt được những mục tiêu giáo viên đề ra hay khơng ?

- Những học sinh có kết quả học tập tốt : Tâm Nghi, Nguyên Ngọc, Nguyên
Phúc, Minh Nghĩa
- Những học sinh có kết quả học tập chưa tốt : Minh Phúc, Chí Khang

9


3.6. Đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá
- Khái niệm: là việc đánh giá giữa các học sinh, nhằm cung cấp thông tin phản hồi
để cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau, tạo cơ hội cho học sinh nói chuyện , thảo luận,
giải thích và thách thức lẫn nhau.
Mục tiêu: giúp các em thể hiện rõ cách mà các em muốn học , giúp phát triển tự
đánh giá, cố vấn, giám sát hoạt động đánh giá của học sinh và cung cấp kịp thời
thơng tin phản hồi.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 28 (Địa lí 8) học sinh có thể tự trả lời các câu hỏi :
- Tơi đã học được những gì ?
- Tơi đang biết những gì ?
- Bước tiếp theo cần đạt là gì ?

III. KẾT LUẬN
Công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh rất đa dạng cho nên tùy vào mục
đích, mục tiêu, đối tượng, thời điểm mà giáo viên có thể sử dụng các cơng cụ đánh
giá khác nhau cho phù hợp. Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhiều cơng
cụ khác nhau. Các loại hình và công cụ cần đa dạng để phù hợp với phong cách

học tập và tính tích cực của học sinh khi tham gia đánh gia. Các công cụ đánh giá
cần phải đo lường được, chỉ rõ mức độ đạt được và chưa đạt được kết quả. Kết hợp
các phương pháp để đạt được hiệu quả cao nhất.

10



×