VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ CÔNG TÂM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2021
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ CÔNG TÂM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO XUÂN LIỄU
HÀ NỘI - 2021
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Cao Xuân Liễu. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào.
Tác giả luận văn
Võ Công Tâm
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc với TS. Cao Xuân Liễu, người đã
tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi nghiên cứu và hồn thành
luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô khoa Tâm lý - Giáo dục, đặc biệt là
quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy các chun đề của tồn khóa học đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo và tồn thể các
anh chị đồng nghiệp cơng tác tại các trường trung học cơ sở huyện Chợ Lách, tỉnh
Bến Tre đã chia sẻ những thông tin và tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập
và nghiên cứu.
Dù đã cố gắng, song thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn khơng tránh
khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của q Thầy Cơ và
các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ..... 6
1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 8
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh
ở trường trung học cơ sở ................................................................................. 11
1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trường trung học cơ sở ... 18
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của học sinh trung học cơ sở ........................................................................... 21
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE .............................................. 26
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .............................................................. 26
2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường
trung học cơ sở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre .............................................. 30
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung
học cơ sở huyện Chợ Lách .............................................................................. 39
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Chợ Lách .......... 47
2.5. Đánh giá chung về hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở,
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre ........................................................................ 49
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE .............................................. 53
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ........................................................ 53
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các
trường trung học cơ sở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre .................................. 55
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất .................................................. 65
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất ............... 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 75
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 77
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý :
Giáo dục và đào tạo :
CBQL
GD&ĐT
Giáo viên :
GV
Học sinh :
HS
Nghiên cứu khoa học :
NCKH
Khoa học kỹ thuật :
KHKT
Trung học cơ sở :
THCS
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các lĩnh vực NCKH của HS THCS................................................ 17
Bảng 2.1. Thống kê số trường, lớp và HS THCS huyện Chợ Lách................ 27
Bảng 2.2. Thống kê xếp loại hạnh kiểm của HS THCS huyện Chợ Lách ...... 27
Bảng 2.3. Thống kê xếp loại học lực của HS THCS huyện Chợ Lách ........... 27
Bảng 2.4. Mức độ cần thiết của hoạt động NCKH đối với học sinh .............. 30
Bảng 2.5. Đánh giá về ý nghĩa của hoạt động NCKH .................................... 31
Bảng 2.6. Tự đánh giá của HS về các kĩ năng NCKH của HS các trường
THCS huyện Chợ Lách ...................................................................... 32
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL và GV về các kĩ năng NCKH của HS các
trường THCS Huyện Chợ Lách .......................................................... 33
Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ quản lý và GV về năng lực hướng dẫn HS
NCKH ................................................................................................. 34
Bảng 2.9. Đánh giá của HS về năng lực hướng dẫn của GV trong hoạt
động NCKH của HS............................................................................ 35
Bảng 2.10. Nguyên nhân gây khó khăn tới hoạt động NCKH của học sinh ........ 37
Bảng 2.11. Kết quả đạt được trong hội thi sáng tạo KHKT các cấp .............. 38
Bảng 2.12. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của HS ở
các trường THCS huyện Chợ Lách..................................................... 39
Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động NCKH của
các trường THCS huyện Chợ Lách..................................................... 41
Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động NCKH của HS các
trường THCS huyện Chợ Lách ........................................................... 43
Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của HS các
trường THCS huyện Chợ Lách ........................................................... 45
Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cơng tác quản lí hoạt
động NCKH của HS THCS ................................................................ 47
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp .......................... 68
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ............................ 69
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, giáo dục trải nghiệm được xem là một biện pháp giáo
dục đầy triển vọng ở nước ta. Theo đó, NCKH là một trong những hoạt động trải
nghiệm, sáng tạo đóng góp quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm
tra đánh giá, hướng tới hình thành và phát triển năng lực cho HS.
Mục đích của giáo dục là đào tạo ra những con người có tri thức, biết sử
dụng và làm chủ được những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội. Chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều vào việc tổ
chức NCKH của GV. Trong các trường THCS, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục chính là “truyền lửa” say mê học hỏi, năng lực sáng tạo,
năng lực tự NCKH của GV và HS.
Thực tế, công tác NCKH trong các nhà trường đã có những chuyển biến tích
cực nhưng hiệu quả của cơng tác này còn còn thấp, hạn chế cả về số lượng và chất
lượng. Điều dáng kể là tính ứng dụng của các nghiên cứu chưa cao. Chất lượng các
sản phẩm khoa học ở các trường THCS nói chung và các trường THCS huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre nói riêng tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực sự đáp ứng
được mục tiêu, yêu cầu của ngành, của thực tiễn cuộc sống. Công tác quản lý hoạt
động NCKH kỹ thuật ở một số nhà trường chưa có điều kiện thực hiện đầy đủ, kịp
thời; quy trình thẩm định và đánh giá các dự án khoa học của HS còn một số bất
cập, chưa tương quan với các môn học khác trong nhà trường. Nhìn chung, hoạt
động NCKH của HS trong các nhà trường còn hạn chế, chưa được GV cũng như
HS quan tâm nhiều.
Xuất pháp từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện
Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có nhiều giáo trình về phương pháp NCKH hay phương pháp luận NCKH của
các tác giả, như: Phạm Viết Vượng, Vũ Cao Đàm, Phạm Hồng Quang,… đã cung cấp
những kiến thức chung về phương pháp luận, phương pháp cấu trúc cơng trình NCKH.
Các hội thảo và cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước thảo luận về các
vấn đề phương pháp luận và phương pháp tổ chức quản lý NCKH của sinh viên cũng
1
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
như những kỹthuật và thủ tục tổ chức cho sinh viên NCKH. Những kết quả nghiên
cứu trên đã góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên trong
các trường cao đẳng, đại học.
Cũng có khá nhiều bài viết về hoạt động KHCN của trường đại học, cao
đẳng được đăng trên các tạp chí đều đề cập tới các giải pháp, biện pháp nâng cao
chất lượng KHCN với đào tạo và thực tiễn kinh tế xã hội trong việc thực hiện các
mục tiêu của các trường đại học.
Gần đây, hoạt động NCKH của học sinh ở các trường THCS cũng được
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Một số nghiên cứu tiêu biểu như là: Luận văn
Thạc sĩ quản lý giáo dục “Quản lí hoạt động NCKH của HS các trường dân tộc nội
trú tỉnh Điện Biên” của tác giả Đặng Việt Cường; Đề tài “Quản lý hoạt động NCKH
kỹ thuật của HS ở các trường THCS Thành phố Thái Nguyên” của tác giả Đặng
Quang Đoàn hay Luận văn “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở
các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Đinh Thị Mai
Hiên là những đề tài quan tâm đến hoạt động NCKH của HS ở các trường THCS.
Tuy nhiên các giáo trình, hội thảo và cơng trình nghiên cứu kể trên chủ yếu
nghiên cứu quản lý hoạt động NCKH của sinh viên các trường cao đẳng, đại học còn
nội dung “Quản lý hoạt động NCKH của HS các trường THCS” chưa được quan tâm,
nghiên cứu nhều.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động NCKH của
HS ở các trường THCS huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, đề xuất các biện pháp quản
lý để nâng cao hiệu quả của hoạt động NCKH của HS các trường THCS huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường
THCS huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của HS THCS.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động NCKH của
HS ở các trường THCS huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của HS THCS huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre.
2
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của HS ở các trường THCS huyện
Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các
trường THCS huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đối với hoạt động NCKH của HS.
Tôi triển khai nghiên cứu tại 3 trường THCS của huyện Chợ Lách, đó là các
trường: THCS Vĩnh Hịa, THCS Long Thới và THCS Vĩnh Thành.
Đề tài khảo sát trên 275 khách thể. Trong đó có 07 cán bộ quản lý, 118 giáo
viên và 150 học sinh.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
- Tiếp cận hoạt động: Khi nghiên cứu hoạt động NCKH cần tập trung công tác
quản lý của Hiệu trưởng, hoạt động NCKH của GV và hoạt động nghiện cứu khoa
học của HS để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động
NCKH của HS tại các trường THCS.
- Tiếp cận năng lực: Hoạt động NCKH của HS tại các trường THCS là hoạt
động hướng tới sự hình thành và phát triển các năng lực toàn diện cho HS THCS. Tiếp
cận năng lực sẽ tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải một số các vấn đề lý luận cơ
bản như: khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, kiểm
tra, đánh giá hoạt động NCKH tại trường THCS. Đồng thời đề xuất nội dung, cách
thức tác động các biện pháp quản lý hoạt động NCKH tại các trường THCS.
- Tiếp cận chức năng quản lý: Quản lý hoạt động NCKH tại các trường THCS
cần dựa trên các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý đó là: Lập kế hoạch, tổ
chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH tại trường THCS. Các chức năng này cần
phải được thể hiện xuyên suốt trong quá trình quản lý hoạt động NCKH của chủ thể.
Chủ thể quản lý hoạt động NCKH cần biết phối hợp một cách đồng bộ, hài hoà và
chặt chẽ các chức năng quản lý trên trong quá trình quản lý hoạt động NCKH tại
các trường THCS.
3
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Chúng tơi thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp quy, các cơng
trình NCKH về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động NCKH, hướng dẫn HS NCKH.
Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận để xây dựng khung lý thuyết cho đề
tài nghiên cứu.
5.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Đề tài đã sử dụng bảng hỏi dành cho cán
bộ quản lý, GV về thực trạng NCKH của HS và quản lý hoạt động đó trong nhà
trường; Bảng hỏi HS về những nội dung liên quan đến hoạt động NCKH tại nhà
trường.
- Phương pháp chuyên gia: Chúng tôi xin ý kiến các chuyên gia về tính cần
thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động: Phân tích những sáng
kiến về công tác hướng dẫn và quản lý NCKH của GV, cán bộ quản lý.
5.2.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê trong tốn học để xử lý và phân tích các số
liệu từ các bảng hỏi thu thập được.
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn HS để làm rõ thực trạng việc tham gia hoạt động NCKH và việc
hướng dẫn của GV.
- Phỏng vấn cán bộ quản lý và GV để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động
NCKH của HS.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động
NCKH ở trường THCS. Trong đó gồm có các khái niệm, các vấn đề lí luận về hoạt
động NCKH ở trường THCS, quản lý hoạt động NCKH ở trường THCS và các yếu
tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động NCKH ở trường THCS. Từ cách tiếp cận chức
năng quản lý nghiên cứu đã cụ thể hóa những nội dung quản lí như lập kế hoạch, tổ
4
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH ở trường THCS là phù hợp với
chủ thể quản lý ở trường THCS và đối tượng quản lý là HS THCS.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng NCKH ở trường THCS, quản
lý hoạt động NCKH ở trường THCS, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động
NCKH ở trường THCS huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Quản lý hoạt động NCKH ở
các trường THCS huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã được quan tâm thực hiện, tuy
nhiên vẫn còn một số hạn chế và bất cập trong việc thực hiện các nội dung quản lý như:
lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. Nghiên cứu đã phát hiện ra những
điểm yếu, hạn chế ở các nội dung quản lý này và nhận diện rõ nguyên nhân của hạn
chế nhằm đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động NCKH ở trường THCS
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre phù hợp và hiệu quả.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất được các
biện pháp quản lý hoạt động hoạt động NCKH ở trường THCS huyện Chợ Lách,
tỉnh Bến Tre. Các biện pháp đều phân tích cụ thể về mục tiêu, nội dung, cách thức
thực hiện, điều kiện thực hiện mỗi biện pháp, để chuyển giao thực hiện trong thực
tiễn. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho
CBQL, GV các trường THCS ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn được cấu trúc thành 3 Chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học
sinh ở trường trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh
ở các trường trung học cơ sở Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở
các trường trung học cơ sở Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
5
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, hoạt động nghiên cứu trong các trường trung học đã được
triển khai từ những năm 50 và nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất tích cực từ các
trường đại học và viện nghiên cứu như: hỡ trợ kinh phí nghiên cứu, thực hiện các
thí nghiệm, xin ý kiến tư vấn, góp ý từ các nhà khoa học...
Chính vì vậy hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh diễn ra rất sơi động
và có chất lượng cao, nhiều đề tài nghiên cứu của các em đã giải quyết được những
vấn đề cấp thiết mà các nhà khoa học và xã hội đang quan tâm. Do đó quản lý hoạt
động NCKH của học sinh trung học là vấn đề đã được xem xét và nghiên cứu từ
khá lâu trên thế giới.
Tìm hiểu về tầm quan trọng của NCKH trong việc nâng cao hiệu quả giảng
dạy, trong tác phẩm “Mối quan hệ giữa giảng dạy và khoa học” [20] xuất bản năm
2010, tác giả Deanna Kuhn đã đề cao vai trò của người giáo viên hướng dẫn học
sinh NCKH không những tác động lớn tới hiệu quả NCKH mà còn nâng cao chất
lượng và hiệu quả giảng dạy.
Tác giả Victoria B. Costa đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố gia
đình, bạn bè, nhà trường tới việc NCKH của học sinh Tác phẩm “Mối quan hệ với
gia đình, bạn bè và nhà trường khi khoa học là một thế giới khác” [21]. Trong
nghiên cứu đề cao ảnh hưởng của các yếu tố gia đình, bạn bè và nhà trường tới quá
trình NCKH, các kết quả NCKH bao giờ cũng ảnh hưởng bởi các yếu tố gia đình,
người thân và mơi trường học tập.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, với sự nhảy vọt của khoa học công nghệ, nhân loại đang bước sang
nền kinh tế tri thức, cùng với đó là xu thế tồn cầu hố đang diễn ra mạnh mẽ trên
thế giới. Trước bối cảnh đó, triết lý về giáo dục cho thế kỷ 21 có những biến động to
lớn lấy tư tưởng chủ đạo là: “học thường xuyên, suốt đời” làm nền móng, xây dựng
4 trụ cột của giáo dục “Học để biết, Học để làm, Học để tồn tại, Học để chung sống”
hướng tới “một xã hội học tập” mà nền tảng chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu.
6
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
Hoạt động NCKH chỉ thực sự được chú ý và quan tâm dưới nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tinh thần tự học tự
nghiên cứu, sáng tạo khoa học. Tư tưởng của Người về giáo dục đã được vận dụng,
quán triệt trong các Nghị quyết, chủ trương của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
II - BCH TW Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy học…
nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học” [12].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đã chỉ ra các nhiệm vụ, giải pháp trong đó có nâng cao chất
lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học
giáo dục và khoa học quản lý. Nghị quyết nhấn mạnh “Quan tâm NCKH giáo dục
và khoa học quản lý, tập trung đầu tới nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt
động của cơ quan NCKH giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
nghiên cứu và chuyên gia giáo dục. Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về
khoa học giáo dục” [13].
Năm 1991 Viện nghiên cứu phát triển giáo dục được Bộ GD&ĐT giao cho
chủ trì đề tài: “Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt
động KHCN và lao động sản xuất trong nhà trường” do Vũ Tiến Trinh làm chủ
nhiệm [18].
Năm 1992, giáo trình "Phương pháp luận và các phương pháp NCKH giáo
dục" của tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức đã đưa ra những khái niệm chung về
phương pháp luận khoa học giáo dục, những nguyên tắc phương pháp luận và
những giai đoạn nghiên cứu một đề tài khoa học để trang bị cho sinh viên những kỹ
năng cần thiết về NCKH.
Năm 2005, Lê Thị Thanh Chung trong luận án "Biện pháp nâng cao chất
lượng NCKH giáo dục của sinh viên đại học sư phạm" [8] đã góp phần bổ sung
đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng NCKH giáo dục của sinh viên
các trường đại học hiện nay.
Nhiều giáo trình, cơng trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn của các nhà
khoa học, nhà giáo, nhà QLGD như: các bài báo cáo, tham luận đề cập đến hoạt
động NCKH và công tác quản lý hoạt động NCKH … Các luận văn thạc sĩ có nhiều
đề tài quan tâm đến thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động NCKH của SV như:
7
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
“Các biện pháp quản lý việc NCKH của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Đà Nẵng” tác giả Nguyễn Quang Giao; “Biện pháp quản lý hoạt động NCKH ở
trường Cao đẳng nghề Dung Quất trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Phạm Thị
Tường Giang hay “Quản lý hoạt động NCKH ở trường THCS huyện Đàm Hà tỉnh
Quảng Ninh” của tác giả Triệu Phong [15]. Và rất nhiều các đề tài khác với chủ đề
tương tự ở các trường THCS, Trung học phổ thông trên cả nước đã nêu được
những vấn đề lý luận có ý nghĩa và đều nhấn mạnh vai trò của hoạt động NCKH đối
với quá trình giáo dục.
Tuy nhiên các giáo trình, hội thảo và cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nước kể trên chủ yếu nghiên cứu quản lý hoạt động NCKH của sinh viên các trường
cao đẳng, đại học còn vấn đề “Quản lý hoạt động NCKH của HS ở các trường
THCS” chưa được quan tâm nhiều. Do đó, mảng đề tài này là rất cần thiết, cần được
quan tâm nghiên cứu để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, phát
triển năng lực cho người học nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, một chức năng của xã hội loài người
được thực hiện một cách tự giác, cũng giống như mọi hoạt động khác của xã hội
loài người, giáo dục cũng cần phải quản lý, dưới góc độ coi giáo dục là một hoạt
động chuyên biệt thì quản lý giáo dục là quản lý các hoạt động của một cơ sở giáo
dục như trường học, các đơn vị phục vụ đào tạo. Dưới góc độ xã hội, quản lý giáo
dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu
về lý thuyết quản lý giáo dục và thực tế cho thấy cũng có nhiều quan điểm khác
nhau về vấn đề này, có thể kể đến một số quan điểm chủ yếu sau:
Ở Việt Nam, quản lý giáo dục cũng là một lĩnh vực được Đảng và nhà nước
đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII khẳng định: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản
lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới
kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [12].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm quản lý giáo dục là khái niệm
đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ của nó, đặc
8
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
biệt là quản lý trường học): “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo
đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà
trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo
dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về
chất”[16].
Tác giả Phạm Minh Hạc cũng khẳng định:“Quản lý giáo dục là tổ chức các
hoạt động dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các
tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được
giáo dục, tức là cụ thể hoa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành
hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước” [14].
Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục,
trong đó đội ngũ GV và HS là đối tượng quản lý quan trọng nhất.
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý giáo dục, mỗi một quan
niệm đều làm rõ được những nội hàm cơ bản của khái niệm. Dựa trên những phân
tích trên, thì Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có tổ chức, có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý mong
muốn trong lĩnh vực giáo dục.
1.2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Có nhiều khái niệm về NCKH, “NCKH là q trình nhận thức khoa học, là
hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn”.
Nghiên cứu khoa học cụ thể là cách con người tìm hiểu các hiện tượng khoa
học một cách có hệ thống. Trong thế giới này, để hiểu biết một sự việc chúng ta có
hai cách đó là chấp nhận và nghiên cứu. Chấp nhận là cách thức con người hiểu
biết sự việc thông qua việc thừa nhận nghiên cứu hay kinh nghiệm của người khác.
Trong khi đó, nghiên cứu là cách thức con người tìm hiểu sự việc thơng qua việc
thực hiện các nghiên cứu hay kinh nghiệm của chính mình.
Tác giả Vũ Cao Đàm cho rằng NCKH nói chung nhằm thỏa mãn nhu cầu
nhận thức và cải tạo thế giới đó là:
- Khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.
9
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
- Phát hiện quy luật sự vận động của sự vật hiện tượng.
- Vận dụng quy luật để sáng tạo giải pháp tác động lên sự vật và hiện tượng.
- Là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới;
hoặc sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật
phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người.
Hoạt động NCKH là một quá trình nghiên cứu, một hoạt động tìm kiếm xem
xét, điều tra, hoặc thử nghiệm dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức... đạt được
từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế
giới tự nhiên và xã hội, để sáng tạo phương pháp, phương tiện kĩ thuật mới cao
hơn, giá trị hơn [19].
Nghiên cứu khoa học có những yêu cầu riêng và phải tuân theo quy trình
nhiều bước thực hiện để đi đến kết quả cuối cùng. Mỡi cơng trình NCKH đều xuất
phát từ yêu cầu cuộc sống, từ những giả định ban đầu. Muốn giải quyết vấn đề đó,
người nghiên cứu phải đi từng bước một, từ cách tiếp cận vấn đề (Đặt vấn đề, mục
đích và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu...) cho đến phương
thức thực hiện, kiểm chứng giả định ban đầu và cuối cùng là báo cáo kết quả thực
hiện cơng trình nghiên cứu.
1.2.3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở trường trung
học cơ sở
Quản lí hoạt động NCKH là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có
mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý (tập thể học sinh) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả hoạt
động NCKH góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh là một trong những hoạt động có
tầm quan trọng vào vai trị vơ cùng lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường. Chính vì thế, để hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh được
thực hiện có hiệu quả và đạt chất lượng cao, Bộ Giáo dục và đào tạo, các Sở giáo
dục, các trường đã ban hành nhiều quy định về quản lý hoạt động nghiên cứu
KHKT, quản lý các đề tài nghiên cứu KHKT [2]. Theo thông tư số 12/2010/TTBGDĐT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban
10
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
hành quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và
Đào tạo có nêu rõ ba vấn đề nổi bật sau:
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Phục vụ phát triển nhanh giáo dục, phát triển kinh tế-xã hội.
- Nâng cao trình độ chun mơn, nhiệm vụ cho sinh viên, nghiên cứu
viên sinh viên và cán bộ quản lý.
Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS và trung
học phổ thơng [4] đã nêu rõ mục đích của cuộc thi, cụ thể như sau:
- Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ
thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống;
- Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi
mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học
sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học;
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các
tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động NCKH, kỹ thuật của học sinh trung học;
- Tạo cơ hội để HS trung học giới thiệu kết quả NCKH, kỹ thuật của mình; tăng
cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở
trường trung học cơ sở
1.3.1. Một số đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của học sinh trung học cơ sở
* Về mặt sinh lý:
Sự phát triển cơ thể có bước nhảy vọt và mất cân đối: hệ xương phát triển
nhanh hơn hệ cơ, dung lượng tim tăng lên, bộ máy sinh dục đang trưởng thành, hoạt
động thần kinh cấp cao có những đặc điểm riêng biệt,... Tất cả những biến đổi đó gây
cho HS sự tò mò, quan tâm, ý thức về bản thân, cảm giác mình đang trở thành người
lớn. Sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi HS THCS đã làm cho các em có những đặc
điểm nhân cách khác với các em ở lứa tuổi trước. Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực
dồi dào, có tính tích cực cao, có nhiều dự định lớn lao. Chính đặc điểm này của lứa tuổi
ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu, động cơ hoạt động NCKH, kích thích sự tìm tịi, ham
hiểu biết của các em trong lựa chọn các vấn đề nghiên cứu.
11
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
* Về mặt tâm lý:
- Đặc điểm nhận thức: Vào lứa tuổi này, tư duy trừu tượng của các em đã phát
triển, các em thích học hỏi, tìm tịi, khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là rất
thích được thử nghiệm. Do vậy, động cơ học tập của HS THCS rất phong phú đa
dạng, nhưng chưa bền vững, nhiều khi cịn thể hiện sự mâu thuẩn của nó.
Thái độ đối với học tập của HS THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các em đều
ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ sự biểu hiện
lại rất khác, có thể từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lười biếng, thờ
ơ thiếu trách nhiệm trong học tập và ngược lại.
Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều
lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức độ phát
triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế. Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập:
từ chỡ có kỹ năng học tập độc lập, có nhiều cách học đến mức hồn tồn chưa có kỹ
năng học tập độc lập, chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ. Trong
hứng thú học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó
và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hồn tồn khơng có hứng thú
nhận thức, cho việc học hồn tồn gị ép, bắt buộc.
Ở lứa tuổi này, HS THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi
tri giác các sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế
hoạch, có trình tự và hồn thiện hơn. Trí nhớ dần dần mang tính chất của những q
trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. HS THCS có nhiều tiến bộ trong
việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, các em bắt đầu biết sử dụng những phương
pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Khi ghi nhớ các em đã biết tiến hành các thao
tác như so sánh, hệ thống hoá, phân loại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được
ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỡ cho ghi nhớ logic, ghi
nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn, các em khơng muốn thuộc lịng
mà muốn tái hiện bằng lời nói của mình.
Với những đặc điểm nhận thức nêu trên, không chỉ trong học tập mà trong
hoạt động NCKH cũng bộc lộ rất rõ những đặc điểm này. Những đặc điểm trong tư
duy, tưởng tượng, trí nhớ sẽ góp phần thực hiện hoạt động NCKH hiệu quả hơn, có
những phát hiện mới và lập luận lơgic, sáng tạo hơn so với các lứa tuổi khác.
12
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
- Sự hình thành tự ý thức của HS THCS
HS THCS bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất
nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình
với người khác. Các em bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương
lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.
Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc
đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình
thành quan hệ qua lại với mọi người.
Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình,
từ những hành vi riêng lẻ, đến tồn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức về những
phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình.
Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là mâu thuẩn giữa nhu cầu
tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của
nhân cách.
Đặc điểm tâm lý này cũng góp phần vào việc đánh giá, lựa chọn những vấn
đề nghiên cứu phù hợp với lứa tuổi của các em. Mặt khác, GV cũng như người lớn
cần định hướng đúng động cơ thực hiện các hoạt động nghiên cứu cho HS, giúp các
em hình thành thái độ phù hợp. Giáo viên và nhà trường cũng cần đánh giá đúng
hiệu quả của các sản phẩm, cơng trình nghiên cứu của HS để tạo niềm tin, động lực,
ý chí phấn đấu cho các em thực hiện những nghiên cứu cao hơn, tốt hơn.
1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học
sinh trung học cơ sở
Cùng với sự chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS trong các
hoạt động học tập và giáo dục, hoạt động NCKH của HS cũng được các nhà trường
quan tâm phát triển. Đây thực sự là sân chơi bổ ích giúp các em áp dụng những kiến
thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; tiếp cận, làm quen với phương pháp,
kỹ năng NCKH, tạo đà cho các bậc học tiếp theo; tạo sự tự tin, tìm tòi và sáng tạo; rèn
luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học
tập và sinh hoạt. Từ đó, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho HS ở một số môn học
có liên quan, phát hiện các tài năng để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
13
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
Không những thế, NCKH trong nhà trường là một trong những nội dung
được đẩy mạnh, nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục.
Để phát huy những lợi ích trên, hoạt động NCKH phải được chú trọng ngay trong
độ tuổi HS, có như vậy mới có cơ sở xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội.
1.3.3. Đặc điểm hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trường trung học cơ sở
Đặc điểm chung nhất của NCKH là sự tìm tịi những sự vật, hiện tượng mà
khoa học chưa hề biết đến. Đặc điểm này dẫn đến hàng loạt đặc điểm khác nhau của
NCKH, mà người nghiên cứu cần quan tâm khi xử lý những vấn đề cụ thể về mặt
phương pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu.
Đặc điểm của hoạt động NCKH của HS THCS đó là: Ở lứa tuổi này, HS bắt
đầu bước vào tuổi dậy thì, đang chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập, hoạt động học
tập và hoạt động NCKH ở tuổi này có tác dụng giúp các em trau dồi kiến thức và
rèn luyện các kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành các nhà khoa học thực
thụ, các nhà sáng chế trong tương lai. Cụ thể, hoạt động này giúp các em có năng
lực vận dụng những kiến thức đã biết để ứng dụng trong tình huống mới, khơng
theo chuẩn đã có; có năng lực nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương
tự; có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng; có năng lực tìm
kiếm và phân tích các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó; có
khả năng kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới
cho một vấn đề.
Những dấu hiệu của hoạt động NCKH được xác định dựa trên hai hoạt động
quan trọng sau đây của HS:
HS sử dụng thiết bị đã được học hoặc thực hiện chúng với các tương tác
khác (cấu trúc lại, kết hợp với các thiết bị khác); sử dụng các vật liệu trực quan
như một yếu tố bài tập, hoặc thực hiện chúng với các tương tác khác (sử dụng các
thao tác tư duy) để bước đầu tìm kiếm, phát hiện, sáng tạo nên những cấu trúc mới
của đối tượng.
Bước đầu HS làm quen với việc nghiên cứu, hệ thống hóa các tài liệu lý
luận, kết hợp với kiến thức đã được học để tìm kiếm biện pháp giải quyết các tình
huống thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi.
14
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
Như vậy, đối tượng của hoạt động NCKH của HS THCS là những tình
huống, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn có mối quan hệ gần gũi với kiến thức
phổ thông mà các em đã được học.
Đặc điểm của hoạt động này còn được thể hiện ở những quy định chung của
Bộ GD&ĐT đối với hoạt động sáng tạo khoa học của HS THCS. Với mục đích
khuyến khích HS trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và
vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; Góp
phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình
thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực HS; nâng cao
chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục THCS; tạo cơ hội để HS THCS giới
thiệu kết quả NCKH, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo
dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.
1.3.4. Những yêu cầu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung
học cơ sở
Hoạt động NCKH của HS THCS cần có những yêu cầu sau:
Đối với GV:
* Để hướng dẫn HS NCKH hiệu quả, thì bản thân GV cũng phải biết và biết
nhiều hơn trong nghiên cứu so với HS, có như vậy mới là "thầy hướng dẫn". Đồng
thời, phải nhận thức rõ việc GV tham gia hướng dẫn HS NCKH là nhiệm vụ khách
quan, tất yếu. Như vậy, để trở thành GV thực hiện tốt trách nhiệm hướng dẫn HS
NCKH mỗi thầy giáo, cô giáo cần hội tụ 3 phẩm chất:
- Thứ nhất, GV chuyên nghiệp (pro-professor).
- Thứ hai, nhà khoa học (Scientist).
- Thứ ba, nhà chuyên gia (Expert).
Ba phẩm chất này như kiềng ba chân cần hội tụ đủ trong một GV. Giáo viên
hướng dẫn phải yêu khoa học, biết làm khoa học và biết hướng dẫn cho HS thực
hiện một đề tài NCKH, phải tận tụy với HS, sẵn lòng giúp đỡ, chia sẽ kinh nghiệm
và kiến thức với HS.
Giáo viên hướng dẫn phải có uy tín về khoa học: Truyền cho HS lịng đam
mê NCKH; có định hướng nghiên cứu cho chính mình hiện tại và trong tương lai;
gợi ý được cho HS một số đề tài phù hợp. Đồng thời, GV hướng dẫn cũng cần tích
15
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
lũy một số kết quả và kinh nghiệm NCKH nhất định để HS tin tưởng, phấn đấu hết
mình tham gia vào hoạt động sáng tạo khoa học.
Bên cạnh đó, thành tích NCKH của HS phải được tơn vinh, lan tỏa và phải
được đề cao về mặt tinh thần. Ngoài việc hỡ trợ tài chính, cấp giấy chứng nhận,...
cịn phải được tơn vinh về mặt tinh thần như đưa các hình ảnh và sản phẩm NCKH
vào thư viện, phòng truyền thống, từ đó lan tỏa niềm đam mê, tình u của HS với
hoạt động NCKH.
* Các năng lực hướng dẫn HS NCKH mà GV THCS cần phải có là:
- Năng lực hướng dẫn HS lựa chọn vấn đề nghiên cứu;
- Năng lực hướng dẫn HS xây dựng đề cương nghiên cứu;
- Năng lực hướng dẫn HS thu thập tài liệu nghiên cứu;
- Năng lực hướng dẫn HS lựa chọn, phân tích, tư liệu, viết đề án;
- Năng lực hướng dẫn HS trình bày kết quả nghiên cứu.
Đối với HS:
* Khi tham gia hoạt động NCKH HS cần:
- Chọn đề tài phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình;
- Thực sự say mê và có khả năng tập trung làm việc cao;
- Có tâm lý vững vàng, kiên định khi gặp những khó khăn trong khi thực
hiện các đề tài nghiên cứu;
- Lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với chương trình, nội dung dạy học trong nhà
trường và địi hỏi thực tiễn của xã hội;
- Phù hợp với định hướng hoạt động giáo dục của các trường phổ thông;
- Không ảnh hưởng đến việc học tập chính khóa của bản thân;
- Có mơi trường và phương tiện nghiên cứu tối thiểu, như: phòng làm việc,
điện thoại, Internet, học liệu... và phải làm chủ các phương tiện đó. Để làm tốt được
được điều này thì cần sự phối hợp, hỡ trợ từ nhà trường, gia đình và các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến đề tài nghiên cứu của HS.
16
IEU LUAN MOI download : Luan van thac
1.3.5. Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở
Bảng 1.1. Các lĩnh vực NCKH của HS THCS
STT
Lĩnh vực
1
Khoa học
động vật
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Lĩnh vực chuyên sâu
Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự
nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lý; Hệ
thống và tiến hóa;…
Khoa học xã
Điều dưỡng và phát triển; Tâm lý; Tâm lý nhận thức; Tâm lý xã
hội và hành
hội và xã hội học;...
vi
Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh
Hóa Sinh
cấu trúc;...
Y Sinh và
Chẩn đốn; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ
khoa học Sức
học; Dinh dưỡng; Sinh lý học và Bệnh lý học;...
khỏe
Kỹ thuật Y Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào
Sinh
và mô; Sinh học tổng hợp;..,
Sinh học tế
Sinh lý tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần
bào và phân
kinh;...
tử
Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa mơi trường; Hóa vơ
Hóa học
cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;...
Sinh học trên Kỹ thuật Y sinh; Dược lý trên máy tính; Sinh học mơ hình trên
máy tính và máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh
Sinh-Tin trên máy tính; Gen;...
Khoa học
Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của mơi trường lên hệ sinh thái;
Trái đất và
Địa chất; Nước;...
Môi trường
Hệ thống Kỹ thuật mạch; Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang
nhúng
học; Cảm biến; Gia cơng tín hiệu;...
Năng lượng: Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên
Hóa học liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;.,.
Năng lượng: Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt
Vật lý
trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;...
Kỹ thuật hàng không và vũ trụ; Kỹ thuật dân dụng; Cơ khí trên
Kỹ thuật cơ
máy tính; Lý thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kỹ
khí
thuật gia cơng cơng nghiệp; Kỹ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;...
Xử lý mơi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất;
Kỹ thuật mơi
Kiểm sốt ơ nhiễm; Quản lý chất thải và tái sử dụng; Quản lý
trường
nguồn nước;...
Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lý
Khoa học vật
thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano;
liệu
Pơ-li-me;...
Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học
Tốn học
và Tơ pơ; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;...
Vi Sinh
Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi
17
IEU LUAN MOI download : Luan van thac