Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Luan van thạc sĩ luật học pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo trong sử dụng đất qua thực tiễn thi hành ở quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.26 KB, 103 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị
trường, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa thì sự đổi mới trong lĩnh vực tư duy, nhận
thức ngày càng có sự khác biệt diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau: Trong lĩnh
vực đất đai thì sự phát triển của tư duy, quan niệm pháp lý và quyền tài sản trong
lĩnh vực này cũng đã có sự phát triển vượt bậc, quan niệm của nhà nước về vai trò
của đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường đã có sự thay đổi cho phù hợp. Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà
nước trao quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho người sử dụng đất (SDĐ) theo quy định.
Người SDĐ được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận QSDĐ
theo quy định của Luật Đất đai. Trong đó Nhà nước thực hiện giao đất cho cơ sở tôn
giáo (CSTG) gồm: chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu
viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở
khác của tôn giáo.
Tuy nhiên, với xu hướng phát triển ngày càng đơng về số lượng tín đồ, chức
sắc các tơn giáo thì nhu cầu xây dựng mới các cơ sở thờ tự, mở rộng khuôn viên các
CSTG liên quan đến SDĐ đai ngày càng tăng. Bên cạnh những tổ chức tôn giáo
chấp hành tốt quy định hướng dẫn của các cơ quan chức năng và quản lý đất đai vẫn
còn có một số nơi, một số tổ chức tơn giáo xin, địi lại đất có nguồn gốc tơn giáo tự
ý cơi nới, lấn chiếm, mở rộng hoặc mua bán chuyển nhượng, tranh chấp đất đai với
các hộ dân liền kề, đất đai nông, lâm nghiệp… để xây dựng cơ sở thờ tự làm ảnh
hưởng đến tình hình an ninh tơn giáo và trật tự an toàn xã hội ở các địa phương. Do
đó, quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo là một
trong những vấn đề đang được hết sức quan tâm hiện nay.
Ngày 18/11/2016 Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ hai đã thơng qua Luật Tín
ngưỡng, tơn giáo, Luật có 09 chương, 68 điều và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày

1



01/01/2018. Điều 57 về đất cơ sở tín ngưỡng, đất CSTG có quy định: "Đất cơ sở tín
ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về
đất đai".
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày 29
tháng 11 năm 2013, Luật có 14 chương, 212 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2014. Luật Đất đai năm 2013 được hoàn thiện theo hướng quy định cụ
thể các quyền, nghĩa vụ của từng đối tượng SDĐ trong đó CSTG, qua đây nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho tổ chức tôn giáo cũng như các cấp chính quyền trong q
trình thực hiện cơng tác quản lý cũng như SDĐ theo đúng quy định của pháp luật
giúp việc quản lý, SDĐ liên quan đến tôn giáo được thực hiện thống nhất, đúng
pháp luật và phù hợp tình hình thực tế, góp phần xây dựng và phát triển đất nước,
tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Các CSTG trên đất nước Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh nói riêng SDĐ CSTG và đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch SDĐ, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư
nông thơn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Mặt khác, công tác quản lý, SDĐ của CSTG trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
là một trong những nội dung được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh hết sức
quan tâm, chỉ đạo sát sao trong thời gian qua để Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
CSTG trong SDĐ thực sự đi vào thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm phía bắc. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái
là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong
khu vực. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội quan trọng trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh
có nguồn tài ngun khống sản, ngun liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp
vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan
trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh.

2



Đến 31/12/2018, tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Quảng Ninh là 617.821 ha.
Trong đó, đất sản xuất nơng nghiệp 61.084ha (chiếm 9,9%); đất lâm nghiệp 372.830
ha (chiếm 60,3%); đất chuyên dùng 44.782 ha (chiếm 7,2%); đất ở 8.185 ha (chiếm
1,3%), đất của CSTG 1.313 ha (179 cở sở tôn giáo).
Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hóa lâu đời. Trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh hiện nay có 4 tơn giáo đang hoạt động số lượng tín đồ lớn, gồm: Phật
giáo, Công giáo, Cao Đài và Tin lành với tổng số khoảng 190.000 tín đồ chiếm trên
16% dân số tồn tỉnh. Tồn tỉnh có 149 CSTG là là di tích lịch sử văn hóa, danh lam
thắng cảnh được xếp hạng và kiểm kê phân loại. Trong đó có 15 cơ sở là di tích cấp
Quốc gia đặc biệt, 09 cơ sở là di tích Quốc gia, 17 cơ sở là di tích cấp tỉnh và 107 cơ
sở được kiểm kê, phân loại trong Danh mục quản lý di tích của tỉnh. Cụ thể:
- Phật giáo: có gần 155.000 tín đồ,trên 600 chức sắc, tăng, ni (trong đó có
05 Thượng tọa, 172 Đại đức, 03 Ni sư, 126 sư cơ và khoảng 300 sadi, sadini); có
150 ngơi chùa, trong đó có 39 ngơi chùa đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp
tỉnh, cấp Quốc gia và cấp Quốc gia đặc biệt. Về tổ chức: có 01 Ban trị sự Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh (gồm 40 người trong đó có 01 trưởng ban, 05 phó ban và
08 thành viên khác trong Thường trực Ban trị sự), 13 Ban trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam cấp huyện (trừ huyện Bình Liêu) với tổng số 198 người, khoảng 250 đạo
tràng, tổ, hội phật tử.
- Cơng giáo: có 43.000 tín đồ với 02 Giáo hạt trực thuộc giáo phận Hải
Phịng, 14 giáo xứ, 53 họ đạo (trong đó có 5 họ đạo thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương),
có 42 cơ sở thờ tự; có 12 Linh mục (trong đó có 01 Linh mục phụ tá), 01 phó tế,
255 chức việc, 121 hội đoàn với hơn 4.700 người tham gia; đạo Công giáo trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh chịu sự điều hành, quản lý của Tòa Giám mục Hải Phịng.
- Tin lành: có 06 chức sắc đã đăng ký với chính quyền (trong đó, có 04
Mục sư, 02 truyền đạo), gần 1000 tín đồ, sinh hoạt tại 51 điểm nhóm ở 11/14 huyện,
thị xã, thành phố trong tỉnh, thuộc 14 tổ chức, hệ phái Tin lành (trong đó, có 3 hệ
phái đã được công nhận về mặt tổ chức) là: Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền


3


Bắc), Liên hữu Cơ đốc Việt Nam, Báp tít Việt Nam (Nam Phương) Nhưng trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh chưa có cơ sở thờ tự, tín đồ đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh hiện đang sinh hoạt tôn giáo tại tư gia; UBND cấp xã đã cấp phép sinh
hoạt đạo Tin lành cho 12 điểm nhóm. Từ sau khi cấp đăng ký, các điểm, nhóm đã đi
vào hoạt động có nề nếp thực hiện đúng chương trình sinh hoạt đăng ký với địa
phương, tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Cao Đài: có 215 tín đồ với 08 chức sắc (02 giáo hữu; 06 lễ sanh), 14 chức
việc tại 04 địa phương Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hoành Bồ, 01 cơ sở thờ tự
(01 thánh thất cũ tại TP Cẩm Phả). Về tổ chức: có 05 tổ nghi lễ và điểm sinh hoạt
đạo Cao Đài thuộc 2 hệ phái Cao Đài Tây Ninh và Cao Đài Ban chỉnh đạo Bến Tre.
Vì vậy, với nội dung phân tích trên đây, học viên nhận thấy xuất phát từ tình
trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ vẫn còn nhiều bất cập… Pháp
luật điều chỉnh vấn đề quyền và nghĩa vụ của các CSTG trong SDĐ vẫn cịn có thiếu
sót, hạn chế. Quan điểm của Đảng, của Nhà nước về hoạt động tôn giáo chưa được thể
chế đầy đủ trong các quy định pháp luật. Đồng thời, cũng chưa có nhiều các cơng trình
nghiên cứu hoặc bài biết về đề tài quyền và nghĩa vụ của các CSTG trong SDĐ.
Mặt khác, tỉnh Quảng Ninh là nơi có nhiều CSTG nên việc pháp luật chưa
quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ như việc quản lý đất đai, cấp
phép xây dựng các công trình tín ngưỡng, tơn giáo; việc các CSTG SDĐ, quy hoạch
theo đúng quy định; việc xác định nguồn gốc đất, giải quyết những tồn tại, vướng mắc
để hoàn thiện các thủ tục đất đai, xây dựng và các thủ tục hoàn thiện để cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); việc giải quyết tranh chấp và xử lý
những tồn tại về đất đai của CSTG còn vướng mắc sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản
lý nhà nước về tôn giáo, từ đó cho học viên thấy nhu cầu phải nghiên cứu đề tài về
thực hiện quyền và nghĩa vụ của các CSTG trong SDĐ trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh.


4


Với những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài "Pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo trong sử dụng đất qua thực tiễn thi hành ở Quảng
Ninh" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ là đề tài thu hút sự quan tâm tìm
hiểu của giới luật học nước ta.
Thời gian qua cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu ở các cấp độ, phạm
vi khác nhau liên quan đến đề tài về quản lý đất đai đối với đất của cơ sở tín
ngưỡng, tơn giáo, các đề tài, luận văn được cơng bố mà tiêu biểu phải kể đến một số
cơng trình cụ thể sau đây:
1) Tuấn Anh (2016) (sách chuyên khảo), Một số quy định hướng dẫn thi
hành Luật đất đai, tập 1, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
2) Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành từ năm 2013 đến 2015,
Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
3) Luật đất đai và Luật tín ngưỡng, NXB Sự thật, Hà Nội.
4) Trần Ngọc Ký và Hoàng Đức Thắng (2014), Ban Dân vận Tỉnh ủy
Quảng Trị, Chủ nhiệm đề tài "Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng đất đai của các
cơ sở tôn giáo ở tỉnh Quảng Trị, đề xuất giải pháp quản lý về đất đai các cơ sở tơn
giáo trên địa bàn tỉnh Quảng trị" Tạp chí Tôn Giáo, tháng 5/2014.
5) Hồng Chương (2019), Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất
đai, xây dựng cơ bản các cơng trình tơn giáo ở cơ sở, Tạp chí Cơng tác tơn giáo số
7/2019.
6) Chính sách về đất đai, nơi thờ tự các Tôn giáo (2108) của Vụ Pháp chế
Trang Thông tin Pháp luật về Tài Nguyên Môi Trường.
7) Nguyễn Quang Tiến (2014), bài viết "Đánh giá công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn quận 5

Thành phố Hồ chí Minh", đăng trên số chuyên đề về trên tạp chí Dân chủ và Pháp
luật tháng 11 năm 2014.

5


8) Trần Quang Huy (2016), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp đẩy
nhanh tiến độ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, Tạp chí Tư pháp tỉnh Tun Quang.
9) Đề tài thuyết trình Luật đất đai trình bày các nội dung về quyền và
nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất,
hạn mức sử dụng đất, tổ chức bởi nhóm Luật sư chuyên đề Trường Đại học Luật Hà
Nội, tháng 8 năm 2018.
10) Tài liệu "Phổ biến chính sách Pháp luật tín ngưỡng, tơn giáo 2019"
của Ban Tôn giáo, Sở nội vụ Tỉnh Quảng Ninh tháng 7 năm 2019
11) Tài liệu "Tăng cường quản lý đất đai của các cơ sở tôn giáo" của
UBND tỉnh Quảng Ninh, tháng 11 năm 2018...
12) Báo cáo "Rà sốt cơng tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
tình hình quản lý đất của cơ sở tơn giáo tỉnh Quảng Ninh" của Ban Tôn giáo sở nội
vụ tỉnh Quảng Ninh kết hợp với sở Tài Nguyên và Mơi Trường tỉnh Quảng Ninh,
tháng 5 năm 2019.
Các cơng trình, đề tài nghiên cứu và các báo cáo nêu trên ở phạm vi, mức
độ khác nhau đã đề cập, phân tích về khía cạnh lý luận và thực tiễn thực hiện của
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ. Tuy nhiên, mỗi địa phương
do hoàn cảnh, điều kiện, lịch sử cụ thể không giống nhau nên việc áp dụng pháp
luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ cũng có nhiều điểm khác nhau và
có những khó khăn, vướng mắc riêng.
Mặt khác, có cơng trình liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, đó là luận án
tiến sĩ luật học của Nguyễn Thu Hoài, khoa sau đại học Trường Đại học Luật Hà
Nội, năm 2012. Với đề tài "Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo

trong sử dụng đất". Tuy nhiên, luận án tiến sĩ luật học này đi sâu vào nghiên cứu về
lý luận và thực trạng quản lý đất đai của các tổ chức tín ngưỡng và tơn giáo, cũng
như các giải pháp hoàn thiện việc quản lý, SDĐ đai theo đúng quy định trong SDĐ

6


đối với các tổ chức, CSTG nói chung mà khơng phải ở địa phương cụ thể, đồng thời
tại thời điểm năm 2012 trước khi Luật Đất đai 2013 ra đời.
Đến nay, nhiều quy định về quản lý đất đai đã có thay đổi, cụ thể Luật Đất
đai 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã
thơng qua ngày 09 tháng 12 năm 2013, Luật đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh công bố gồm 14 chương, 212 điều; có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014.
Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của CSTG trong
SDĐ chưa được các cơng trình nghiên cứu trước chưa làm rõ, mà trong thực tế vẫn
cịn có những bất cập, pháp luật điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của các CSTG
trong SDĐ vẫn có những hạn chế, chưa được thể chế đầy đủ trong các quy định do
đó, tìm hiểu Luật Đất đai quy định về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ thực
tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh vẫn còn dư địa để nghiên cứu và là việc làm cần
thiết nhằm cung cấp luận cứ khoa học để nâng cao hiệu quả áp dụng lĩnh vực pháp
luật này tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. Trên cơ sở kế thừa và phát triển
những kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến đề tài đã công bố, luận văn đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống, toàn diện
về lý luận và thực tiễn pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ qua
thực tiễn tỉnh Quảng Ninh.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là tổng hợp nghiên cứu, hệ
thống cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ đồng thời với các

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và đất đai của các CSTG,
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong
SDĐ. Đánh giá tình hình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong SDĐ đai của các CSTG
và công tác quản lý nhà nước về đất đai các cở tôn giáo hiện nay trên địa bàn tỉnh

7


Quảng Ninh, chỉ ra mặt ưu điểm, hạn chế và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả SDĐ của CSTG.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau đây:
- Phân tích những vấn đề lý luận pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG
trong SDĐ thông qua việc làm rõ khái niệm QSDĐ, khái niệm CSTG, quyền và
nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ và pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong
SDĐ, cũng như đặc điểm, vai trò của pháp luật và nội dung điều chỉnh pháp luật về
quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ; các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về
quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ và các quy định pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ
- Phân tích thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ
và đánh giá thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh để nhận diện những kết quả đạt
được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế, tồn tại để đề xuất giải
pháp khắc phục.
- Đưa ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ và áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào những nội dung cụ thể
sau đây;

- Các trường phái lý thuyết, luận điểm khoa học về quản lý, SDĐ đai nói
chung và quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ nói riêng
- Thực trạng các quy định về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ
trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi
hành về Luật Đất đai

8


- Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ sở trong SDĐ tại
tỉnh Quảng Ninh.
- Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện
quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài "Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo trong sử dụng
đất qua thực tiễn thi hành ở Quảng Ninh" có phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp và
liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, không khuôn khổ của
một bản luận văn thạc sĩ luật học, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số nội
dung cụ thể sau đây:
- Giới hạn về nội dung:
+ Luận văn nghiên cứu các quy định của Luật Đất đai năm 2013, và các văn
bản hướng dẫn thi hành về chuyển nhượng QSDĐ trong kinh doanh BĐS;
+ Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về quyền và
nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ theo mối quan hệ chiều dọc.
- Giới hạn về không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
- Giới hạn về thời gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của CSTG trong SDĐ qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh với mốc thời gian từ năm
2003 (năm ban hành Luật Đất đai năm 2003) đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là phép duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết yêu cầu của đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:

9


- Phương pháp nghiên cứu hệ thống được sử dụng để xem xét, đánh giá quá
trình phát triển của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ qua các
thời kỳ.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dụng để đánh giá thực trạng
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ thông qua việc phân tích các
quy định về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ của Luật Đất đai năm 2013,
Luật tín ngưỡng 2016
- Phương pháp phân tích, phương pháp lập luận lôgic được sử dụng để nghiên
cứu những vấn đề lý luận pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ
- Phương pháp so sánh, phương pháp bình luận, phương pháp đối chiếu,
phương pháp đánh giá... được sử dụng để tìm hiểu thực trạng pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp suy luận
lôgic... được sử dụng để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền
và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài
Luận văn là cơng trình khoa học chuyên sâu về quyền và nghĩa vụ của
CSTG trong SDĐ qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh có ý nghĩa ý luận và thực tiễn:
- Luận văn hệ thống hóa, làm sáng tỏ và góp phần củng cố, hồn thiện hệ
thống những vấn đề lý luận về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ qua thực

tiễn tỉnh Quảng Ninh trong xã hội Việt Nam.
- Luận văn phân tích, bình luận những nội dung cơ bản của pháp luật hiện
hành về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ
- Luận văn đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
CSTG trong SDĐ qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh trên các phương diện những kết
quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
- Luận văn đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của CSTG trong SDĐ qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh dựa trên các luận cứ khoa học.

10


Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị không chỉ đối với các cán bộ làm
nhiệm vụ xây dựng pháp luật; đội ngũ cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường,
Ban Tôn giáo, UBND phường, xã trong cả nước nói chung và đội ngũ cán bộ của
tỉnh Quảng Ninh nói riêng mà cịn đối với các cơ sở đào tạo luật ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ sở
tôn giáo trong sử dụng đất
Chương 2. Thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo
trong sử dụng đất, tại tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả
thực hiện quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo tại tỉnh Quảng Ninh.

11


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CỦA CƠ SỞ TÔN GIÁO TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về quyền và nghĩa vụ
của cơ sở tôn giáo trong sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo trong
sử dụng đất
* Khái niệm quyền sử dụng đất
Theo Luật đất đai 2013 đã được Quốc hội khóa XIII thơng qua ngày 29
tháng 11 năm 2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014,định
nghĩa thì đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Nhà nước theo đó trao QSDĐ cho người dân thơng qua hình thức giao đất, cho thuê
đất. Luật cũng công nhận QSDĐ đối với những người SDĐ ổn định và quy định về
quyền cũng như nghĩa vụ chung của người SDĐ.
Song song đó, luật cũng đưa ra khái niệm về giá QSDĐ là số tiền tính trên
một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc hình thành trong giao dịch về
QSDĐ. Cịn giá trị QSDĐ là giá trị tính bằng tiền của QSDĐ trên một đơn vị diện
tích xác định trong một thời gian sử dụng nhất định.
Quyền SDĐ đai là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục
vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Xét về khía cạnh kinh tế, QSDĐ có ý nghĩa quan trọng vì nó làm thỏa mãn
các nhu cầu và mang lại lợi ích vật chất cho các chủ sử dụng trong quá trình SDĐ.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Nhà nước trao QSDĐ cho người SDĐ theo quy định của Luật này.
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân do vậy, Nhà nước có quyền chiếm hữu
nắm giữ đất đai, nhà nước có QSDĐ thơng qua quy hoạch, kế hoạch SDĐ; nhà nước
có quyền định đoạt đất đai qua giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, quy định

12



về loại đất, thời hạn SDĐ, giá đất,…Điều này có ý nghĩa là thơng qua q trình
SDĐ của người sử dụng mà các ý tưởng SDĐ của Nhà nước sẽ trở thành hiện thực
đồng thời, người SDĐ trong quá trình sử dụng phải đóng góp một phần lợi ích mà
họ thu được từ việc SDĐ đai dưới dạng những nghĩa vụ vật chất cho Nhà nước
thơng qua hình thức như nộp thuế SDĐ, thuế chuyển QSDĐ,...;
* Khái niệm cơ sở tơn giáo
Khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tơn giáo 2016 có quy định: "Cơ sở tơn
giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn
giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo".
Tại khoản 4 Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định CSTG là một trong những
người được SDĐ. Người SDĐ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận
QSDĐ, nhận chuyển QSDĐ theo quy định của Luật Luật Đất đai 2013.
Người đứng đầu CSTG chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc SDĐ
đã giao cho CSTG.
* Khái niệm chủ thể sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2013 ghi nhận, có thể hiểu chủ thể SDĐ ở phạm vi khái
quát sau đây:
Chủ thể SDĐ là các tổ chức; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư;
CSTG; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngồi có nhu
cầu SDĐ được Nhà nước thơng qua hệ thống cơ quan có thẩm quyền giao, cho thuê,
cho phép nhận chuyển QSDĐ hợp pháp từ người khác hoặc được Nhà nước công
nhận QSDĐ.
* Khái niệm địa vị pháp lý của người sử dụng đất trong đó bao gồm cơ sở
tôn giáo
Phương diện thứ nhất, địa vị pháp lý của người SDĐ (bao gồm cở sở tôn
giáo) được xác định ngay từ ban đầu khi chủ thể đó tham gia vào quan hệ pháp luật
đất đai. Thơng qua việc ghi nhận bằng pháp luật các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà
đối với bất kỳ chủ thể nào khi SDĐ được Nhà nước cho phép cũng được hưởng và

13



phải thực hiện. Thực chất, các quyền và nghĩa vụ pháp lý này do ý chí của Nhà
nước đặt ra nhằm đảm bảo quyền bình đẳng chung của tất cả các chủ thể SDĐ mà
khơng phụ thuộc vào ý chí của chủ thể SDĐ.
Phương diện thứ hai, địa vị pháp lý của người SDĐ (bao gồm CSTG) được
tạo nên từ chính các chủ thể SDĐ trong suốt q trình kể từ khi xác lập quan hệ
pháp Luật đất đai cho đến khi kết thúc quan hệ đó. Điều đó có nghĩa là, mỗi người
SDĐ khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai, bằng chính hành vi của mình thực hiện
một hoặc một số hành vi được pháp luật cho phép hoặc phù hợp với pháp luật, hoặc
không bị pháp luật cấm thực hiện để được hưởng các quyền mà mình mong muốn.
Trong q trình hưởng quyền đó chủ thể SDĐ cũng đồng thời phải thực hiện một
hoặc một số các nghĩa vụ tương ứng
Với phân tích ở trên cho thấy, địa vị pháp lý của chủ thể SDĐ (bao gồm
CSTG) được đầy đủ và trọn vẹn khi được tiếp cận ở cả hai phương diện nêu trên.
Theo đó, địa vị pháp lý của người SDĐ nói chung và CSTG nói riêng được tạo nên
bởi sự ghi nhận và đảm bảo của Nhà nước thông qua hàng loạt các thiết chế khác
nhau; mặt khác, vị thế của người SDĐ còn được tạo nên bởi quyền chủ động, quyền
tự quyết của chính họ trong q trình SDĐ phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, có hiểu khái niệm địa vị pháp lý của người SDĐ trong đó có
CSTG như sau:
Địa vị pháp lý của người SDĐ là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm mà Nhà nước quy định cho người sử dụng khi tham gia quan hệ pháp luật đất
đai và những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mà họ tạo ra và lựa chọn trong quá
trình SDĐ phù hợp với quy định của pháp luật. Các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
đó được bảo đảm thực thi bởi các thiết chế của Nhà nước.
* Đặc điểm đất của cơ sở tôn giáo
Đất CSTG theo Điều 159 Luật Đất đai 2013 bao gồm đất thuộc chùa, nhà
thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo
riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được

Nhà nước cho phép hoạt động.

14


Đất CSTG, cơ sở tín ngưỡng có ba đặc điểm sau:
Một là, đất CSTG và tín ngưỡng là đất phi nông nghiệp được Nhà nước
giao (kể từ thời điểm sau 1/7/2004). Tại khoản 1 Điều 159 của Luật Đất đai 2013
quy định: "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tơn giáo của Nhà nước,
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo".
Tại khoản 2, khoản 3 điều 160 quy định: "Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải
đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng
đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt". Như vậy, đất của CSTG và tín ngưỡng là đất được Nhà
nước giao hoặc đang được sử dụng với mục đích xây dựng thánh đường, chùa
chiền, đình, đền... Ngồi ra, chủ thể SDĐ của CSTG là tổ chức tôn giáo được Nhà
nước cho phép hoạt động. Nếu tổ chức tôn giáo nào dù tồn tại nhưng khơng được
Nhà nước cho phép hoạt động thì đất của tổ chức tơn giáo đó khơng được Nhà nước
công nhận là đất của CSTG.
Hai là, đất của CSTG và tín ngưỡng thuộc nhóm đất phi nơng nghiệp (quy
định tại điểm g, khoản 1, điều 10 và không phải trả tiền SDĐ quy định tại khoản 5,
Điều 54).
Ba là, QSDĐ của CSTG và tín ngưỡng bị hạn chế. Điều đó thể hiện ở chỗ:
tổ chức được Nhà nước giao đất khơng được thu tiền SDĐ; khơng có quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê QSDĐ, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ;
không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất (khoản 2 Điều 173).
* Khái niệm quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo trong sử dụng đất
Khái niệm pháp lý về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ là hệ thống
những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được quy định, ban hành hoặc thừa nhận

và đảm bảo thực hiện, thể hiện thông qua Luật Đất đai (hiện tại là Luật Đất đai 2013).
Quyền của CSTG trong SDĐ là có quyền chung như quyền của người SDĐ
đã được quy định tại Điều 166 và Điều 181 Luật Đất đai 2013 và bảo đảm thực hiện
bằng quyền lực của Nhà nước.

15


Nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ là có nghĩa vụ chung như nghĩa vụ của người
SDĐ đã được quy định tại Điều 170 Luật Đất đai 2013 và là sự tất yếu phải thực
hiện của CSTG, bảo đảm thực hiện bằng mọi biện pháp, kể cả biện pháp cưỡng chế.
* Về pháp nhân của cơ sở tôn giáo và những ảnh hưởng đến việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo trong sử dụng đất
Từ một số quy định của pháp luật về đất đai hiện tại liên quan đến việc
quản lý, SDĐ của CSTG, cho thấy rằng, QSDĐ là một trong những tài sản của tổ
chức, nhưng với những diện tích được Nhà nước giao khơng thu tiền SDĐ thì
CSTG khơng được sử dụng khi tham gia các giao dịch về bất động sản trong các
quan hệ pháp luật của tổ chức tôn giáo (Điều 181 Luật Đất đai 2013), đặc biệt, với
tài sản gắn liền trên đất là các cơng trình phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo như nhà
thờ, nhà chùa, thánh thất, thánh đường…về vật chất, các CSTG được xác định là tài
sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng; về tinh thần, cơ sở thờ tự của các tôn giáo là
nơi tôn nghiêm, chỉ dành cho việc thờ phụng và sinh hoạt tơn giáo của cộng đồng dân
cư là tín đồ; về lịch sử, trong đời sống tôn giáo của các tôn giáo ở Việt Nam hầu như
chưa có tiền lệ nào về việc tài sản giao dịch trong các quan hệ pháp luật là các CSTG.
Theo một số quy định pháp luật hiện tại có liên quan đến cơng nhận tổ
chức tơn giáo và vấn đề pháp nhân, có thể nói khi cơng nhận các CSTG, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chưa làm rõ tổ chức tơn giáo có phải là một pháp nhân, và
là loại pháp nhân nào theo quy định của pháp luật về dân sự. Việc công nhận tổ chức
tôn giáo chỉ nhằm bảo đảm cho các tổ chức này được hoạt động tôn giáo trong khuôn
khổ pháp luật, chứ không đồng thời với việc thừa nhận pháp nhân theo quy định

pháp luật về dân sự của tổ chức tôn giáo được công nhận theo pháp luật về tôn giáo.
1.1.2. Đặc điểm của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo
trong sử dụng đất
* Chủ thể sử dụng đất là cơ sở tôn giáo
Cơ sở tơn giáo và tín ngưỡng là chủ thể SDĐ. Điều này thể hiện tại khoản 3,
khoản 4 Điều 5 của Luật Đất đai 2013 (quy định rằng người SDĐ gồm có nhiều đối

16


tượng, trong đó có "cơ sở tơn giáo, cộng đồng dân cư"). Điều 159 của Luật Đất đai
2013 quy định rằng, đất của CSTG bao gồm: "đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện,
thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn
giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho
phép hoạt động". Điều 160 của Luật quy định rằng, đất tín ngưỡng bao gồm đất có
cơng trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. tại khoản 4 Điều 5 Luật Đất
đai 2013 ghi nhận CSTG là một trong những người được SDĐ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước,
quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
quyết định diện tích đất giao cho CSTG. Người đứng đầu CSTG chịu trách nhiệm
trước Nhà nước đối với việc SDĐ đã giao cho CSTG.
* Hình thức sử dụng đất của cơ sở tơn giáo:
Luật Đất đai 2013 ghi nhận hình thức SDĐ của người SDĐ bao gồm giao
đất và cho thuê đất. Giao đất bao gồm giao đất có thu tiền SDĐ và giao đất không
thu tiền SDĐ. Cho thuê đất bao gồm cho thuê đất trả tiền hàng năm và cho thuê đất
trả tiền một lần cho cả thời gian th.
Đất của cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo thuộc nhóm đất phi nơng nghiệp
(tại điểm g, khoản 4, Điều 10, Luật Đất đai 2013) và CSTG SDĐ phi nông nghiệp khi
Nhà nước giao đất không phải trả tiền SDĐ (tại khoản 5, Điều 54, Luật Đất đai 2013).
* Mục đích sử dụng đất của cơ sở tơn giáo:

Mục đích SDĐ là Cách thức nhà nước phân loại đất đai và yêu cầu người
quản lý phải tuân thủ các quy định khi giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ…
người SDĐ có nghĩa vụ phải sử dụng đúng mục đích đất được giao ghi trong quyết
định giao đất, cho thuê đất.
Cơ sở tơn giáo SDĐ đúng mục đích làm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh
thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức
tôn giáo

17


1.1.3. Vai trò của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo trong
sử dụng đất
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng. Nó là cơng
cụ khơng thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói
chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà
nước hữu hiệu, mà cịn tạo mơi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo
đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
Vai trò của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ là phương
tiện để nhà nước quản lý và đồng thời cũng là phương tiện thực hiện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các CSTG trong SDĐ.
Vai trò pháp luật đối với quyền và nghĩa vụ của CSTG được thể hiện ở
những mặt sau:
Một là, quy định rõ quyền của CSTG trong SDĐ tại Điều 166 của Luật đất
đai 2013: Pháp luật bảo hộ QSDĐ và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của CSTG,
CSTG được cấp GCNQSDĐ khi có đủ điều kiện theo quy định.
Hai là, quy định rõ nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ tại Điều 170 của Luật
đất đai 2013: CSTG có nghĩa vụ SDĐ đúng mục đích, thực hiện kê khai đăng ký đất
đai và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ

sở tôn giáo trong sử dụng đất
Bên cạnh những nguyên tắc của hệ thống pháp luật Việt Nam, tại Điều 6
Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ ràng về nguyên tắc trong SDĐ như sau:
Một là, đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng mục đích SDĐ.
Hai là, SDĐ hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả kết hợp với bảo vệ môi trường
và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người SDĐ xung quanh.
Ba là, được hưởng quyền và thực hiện các nghĩa vụ của người SDĐ trong
thời hạn SDĐ theo quy định của Luật Đất đai (Luật Đất đai hiện hành 2013) và quy
định khác của pháp luật có liên quan.

18


Ngoài các nguyên tắc chung của Luật đất đai đã nêu trên, cịn có những ngun
tắc đặc thù điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ là:
Thứ nhất, do đất CSTG gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh
thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ
sở của tổ chức tôn giáo khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động, vì
vậy, CSTG khơng được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho QSDĐ,
không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử đất.
Thứ hai, Nhà nước chỉ giao đất cho các chủ thể là CSTG có đủ điều kiện
theo luật định và CSTG được giao đất chỉ được sử dụng cho mục đích hoạt động tơn
giáo, tín ngưỡng bao gồm hoạt động thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tơn vinh người có
cơng với nước, với cộng đồng, các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử,
văn hóa, đạo đức xã hội (Theo khoản 2 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016).
Thứ ba, UBND cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy
hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết
định diện tích đất giao cho CSTG.
1.3. Nội dung điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn
giáo trong sử dụng đất

Điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG SDĐ bao gồm những
nội dung sau:
Một là, pháp luật phải xác định được chủ thể SDĐ là CSTG: CSTG gồm chùa,
nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào
tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
Hai là, nội dung điều chỉnh pháp luật xác định quyền của CSTG trong
SDĐ: Trên cơ sở xác định chủ thể SDĐ là CSTG, pháp luật điều chỉnh và đưa ra các
quy định về QSDĐ của CSTG gồm những quyền về được cấp GCNQSDĐ, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quyền được bảo hộ khi bị xâm phạm
đến lợi ích hợp pháp về đất đai.
Tuy nhiên CSTG SDĐ bị hạn chế, CSTG khơng có quyền được chuyển đổi,
chuyển nhượng cho thuê, tặng cho QSDĐ, không được thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ.

19


Ba là, nội dung điều chỉnh pháp luật xác định được nghĩa vụ của CSTG
SDĐ: CSTG có nghĩa vụ phải SDĐ đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch SDĐ, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nơng
thơn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bốn là, thực hiện kê khai đăng ký đất đai: Việc kê khai đăng ký đất đai nhằm
ghi nhận tình trạng pháp lý về QSDĐ, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý
đất đối với một thửa đất của CSTG để vào hồ sơ địa chính của địa phương. Quy
định kê khai đăng ký đất đai là bắt buộc với mọi đối tượng SDĐ trong đó có CSTG.
Năm là, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật: CSTG là
một trong số người SDĐ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính để đóng góp
vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của tổ quốc.
Sáu là, CSTG giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất để phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc thu hồi đất khi hết thời hạn
SDĐ mà khơng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

1.4. Lược sử hình thành phát triển các quy định pháp luật về quyền và
nghĩa vụ sử dụng đất của cơ sở tôn giáo
* Từ 1986 về trước
Trong thời kỳ bao cấp, quan niệm về đất đai và về nguồn gốc đất đai không
do ai tạo ra, nó có trước con người do tự nhiên tạo ra dẫn đến pháp luật khơng có
các quy định về khung giá đất. Nhà nước chưa có quan niệm đất đai có giá và khơng
xem đất đai là một thứ tài sản, mà coi đất đai như một thứ phúc lợi xã hội, Nhà
nước thay mặt xã hội đứng ra điều phối. Theo đó, chưa hình thành rõ nét pháp luật
về quyền và nghĩa vụ cho người SDĐ nói chung và CSTG trong SDĐ nói riêng.
* Từ 1987 đến 2013
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhận thức về đất đai đã có sự thay đổi.
Nhà nước đã thừa nhận đất đai có giá, xem nó là một tài sản đặc biệt. Giá trị của đất
đai về cơ bản do hai yếu tố tạo nên, đó là:
+ Do tự nhiên tạo nên (giá trị ban đầu)

20


+ Do con người tạo ra trong quá trình sử dụng thông qua hàng loạt các hoạt
động như đầu tư, quy hoạch, phát triển….
Tại Điều 12 Luật đất đai 2003 quy định rõ ràng về khung giá đất để giao
dịch trên thị trường vì:
Đất đai là tư liệu sản xuất đưa vào sản xuất, sử dụng và là tư liệu tiêu dùng
Đặc biệt, pháp luật đất đai càng ngày càng chú trọng đến việc bảo vệ các
quyền của người SDĐ nhằm giải pháp năng lực cho người lao động thông qua khoán
sản phẩm… tư duy của nhà nước ta trong việc xây dựng pháp luật đất đai đã có sự
đổi mới từ việc chỉ xác định hợp tác xã, tập đoàn sản xuất… là chủ thể SDĐ chủ
yếu chuyển sang ghi nhận hộ gia đình, cá nhân là đơn vị kinh tế tự chủ của sản xuất
nông nghiệp được giao đất sử dụng ổn định lâu dài và được chuyển QSDĐ, đi liền
với việc cấp GCNQSDĐ. Do đó, pháp luật đất đai đã có các quy định để chứng nhận

QSDĐ, Do đó, pháp luật đất đai đã có các quy định đề cập đến việc vảo vệ các quyền
của người SDĐ, quy định về cấp GCNQSDĐ nhằm bảo hộ quyền của người sử dụng.
Đồng thời đi liền với các quy định về quyền của người sử dụng trước pháp luật cịn
có các quy định về trình tự, thủ tục cho việc chuyển nhượng quyền của người SDĐ.
Và khi Luật Đất đai 2003 ra đời, đã có thêm các điểm mới, đó là: Đã có sự
đổi mới về hệ thống phân loại đất. Trước đây, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ
yếu, đất được phân thành sáu loại, bao gồm:
Đất nông nghiệp, nông nhiệp, đất đô thị, khu dân cư nông thôn, đất chuyên
dùng và đất chưa sử dụng
Việc phân loại đất này vừa dựa vào tiêu chí mục đích SDĐ, vừa dựa vào
không gian sử dụng. Trên thực tế nó đã bộc lộ nhiều bất cập, giây ra khó khăn cho
công tác quản lý đất đai.
Cho tới Luật đất đai 2003, đất được chia thành ba nhóm, chủ yếu như sau:
+ Đất nông nghiệp: Nông - Lâm- Ngư nghiệp
+ Đất phi nông nghiệp (đất sử dụng vào các vấn đề còn lại
+ Đất chưa sử dụng (bao giờ sử dụng thì sẽ đặt tên sau)

21


Ngồi ra, cịn bổ sung thêm 02 chủ thể SDĐ mới đó là:
+ Cơ sở tơn giáo SDĐ
+ Cộng đồng dân cư SDĐ
Bởi trên thực tế, cộng đồng dân cư và CSTG vẫn đang SDĐ như một chủ
thể, mặc dù luật đất đai 1993 chưa đề cập đến tư cách SDĐ của họ. Vì vậy để phù
với thực tiễn SDĐ ở nước ta Luật đất đai 2003 phải bổ sung các đối tượng này
thành chủ thể SDĐ.
Đến nay. có sự ra đời Luật Đật đai 2013, Luật Đất đai năm 2013 được hoàn
thiện theo hướng quy định cụ thể các quyền, nghĩa vụ của CSTG, CSTG đã được
khẳng định là một trong những đối tượng SDĐ có quyền và nghĩa vụ được quy định

rõ tại Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai 201, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ
chức tơn giáo và tín ngưỡng cũng như cho các cấp chính quyền trong quản lý SDĐ.
Kết luận Chương 1
1. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, trong
đó có quản lý đất đai của CSTG, từ các quy định của Luật đất đai năm 2013 có thể
khẳng định rằng: Nhà nước đã hết sức ưu đãi các tôn giáo trong vấn đề đất đai, bằng
cách công nhận QSDĐ lâu dài, ổn định và không thu tiền SDĐ đối với các CSTG.
Quy định này đã thể hiện được chính sách "tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo" của Nhà nước.
2. Sự điều chỉnh của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ
là cần thiết nhằm xác định rõ ràng các quy định về chủ thể là CSTG SDĐ, các hình
thức SDĐ của CSTG, quyền của CSTG trong SDĐ, nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ
và trách nhiệm pháp lý khi có vi phạm pháp luật về SDĐ.
3. Nhóm các quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh về pháp luật về quyền
và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ bao gồm: Quy phạm về chủ thể SDĐ, quy phạm
về các hình thức SDĐ của CSTG, quy phạm về quyền và nghĩa vụ của tôn giáo
trong SDĐ, quy phạm về trách nhiệm pháp lý khi có vi phạm pháp luật về SDĐ của
CSTG… Do tính đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại

22


diện chủ sở hữu nên pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ ở nước
ta chịu sự chi phối của Nhà nước.
4. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CSTG trong SDĐ luôn được sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện với việc ban hành Luật Đất đai năm 2013, Luật Tín ngưỡng
năm 2016, các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật v.v... nhằm đáp ứng với yêu cầu
của sự nghiệp đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới. Tuy nhiên, để lĩnh vực pháp
luật này đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực cịn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như các văn bản về giải quyết nhà, đất liên quan đến tôn giáo tạo thành hành

lang pháp lý thuận lợi và phải bảo đảm sự an tồn pháp lý, phịng ngừa và chia sẻ
rủi ro, pháp luật phải bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, tính dễ tiếp cận và mở
rộng độ bao phủ của pháp luật v.v...

23


Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
CỦA CƠ SỞ TÔN GIÁO TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh
Quảng Ninh và tác động của các yếu tố này đến việc hoạt động của cơ sở tôn
giáo; thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo; đặc trưng của cơ sở tôn
giáo tại tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội
của tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đơng Bắc Bộ. Phía Bắc giáp Trung Quốc với
118,8 km đường biên giới; phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp các tỉnh
Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía Nam giáp thành phố Hải Phịng. Có vị trí
địa chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; nằm trong khu vực hợp tác
"Hai hành lang, một vành đai" kinh tế Việt-Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ
mở rộng, cầu nối ASEAN-Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore…
Tỉnh Quảng Ninh có 14 huyện, thị, thành phố và 186 xã, phường, thị trấn.
Trong đó, là tỉnh duy nhất cả nước có 04 thành phố trực thuộc. Dân số hiện nay là
1,185 triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm tỷ lệ 50,3%. Có tổng diện tích
trên 12.200 km2, trong đó có trên 6.100 km2 diện tích đất liền và trên 6.100 km2 diện
tích mặt nước biển. Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc
đáo. Hơn hai nghìn hịn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước, trải dài theo đường ven
biển hơn 250 km.

Tỉnh Quảng Ninh có nguồn tài ngun khống sản phong phú, đa dạng, có
nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả
nước khơng có được như: than đá, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vơi…
Tỉnh Quảng Ninh có tài ngun du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nước
với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng. Đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO

24


công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới;
quần thể Vịnh Bái Tử Long với khoảng 600 hòn đảo đất và đảo đá, biệt lập với đất
liền có cảnh quan đặc sắc, đa dạng. Đây là những tiềm năng khác biệt và cơ hội nổi
trội để phát triển các loại hình du lịch, hướng đến phát triển dịch vụ văn hóa-giải trí.
2.1.2. Tác động của các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn
hóa đến việc áp dụng quyền sử dụng đất của các cơ sở tôn
giáo tại tỉnh Quảng Ninh
Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất
trong đa dạng của nền văn minh sơng Hồng, có truyền thống cách mạng của giai
cấp công nhân Vùng Mỏ với "di sản" tinh thần vô giá "kỷ luật và đồng tâm". Đây là
điều kiện thuận lợi xây dựng khối đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi
khó khăn, thách thức; góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Tỉnh Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hố lâu đời. Văn hố Hạ Long
đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa
phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tơn giáo, tín ngưỡng để
tơn thờ:
Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông
(1225-1258) đến với đạo Phật ở núi n Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp
tu hành ở đó. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu
hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ XIV, khu Yên Tử và
Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho

cả nước. Nhiều thế kỷ sau đó, Ðạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với hàng trăm ngơi chùa
ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Lôi Âm, chùa Long
Tiên (Hạ Long), chùa Cái Bầu (Vân Đồn), Linh Khánh (Trà Cổ - Móng Cái), Ba
Vàng (ng Bí), Hồ Thiên (Ðơng Triều), Linh Quang (Quan Lạn)...
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay có 4 tơn giáo đang hoạt động số
lượng tín đồ lớn, gồm: Phật giáo, Cơng giáo, Cao Đài và Tin lành với tổng số
khoảng 190.000 tín đồ chiếm trên 16% dân số tồn tỉnh. Tồn tỉnh có 149 CSTG là

25


×