Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

THUYẾT TRÌNH CHƯƠNG 4 tài sản cố ĐỊNH hữu HÌNH (IAS 16 – PROPERTY, PLANT AND EQUIPMENT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.68 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TỐN

THUYẾT TRÌNH
CHƯƠNG 4: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
(IAS 16 – PROPERTY, PLANT AND EQUIPMENT)
Mơn: Kế tốn quốc tế 1
Giảng viên hướng dẫn

: GV. Hồ Hạnh Mỹ

Thực hiện

: Nhóm 6

Lớp học phần

: ACC317_212_D03

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 05 năm 2022

0

0


NHĨM 6 – KẾ TỐN QUỐC TẾ 1 D03
DANH SÁCH NHÓM
STT
1
2


3
4
5
6
7

Họ và tên
Huỳnh Thị Huyền Trân
Nguyễn Lê Xuân Đài
Đỗ Thị Thu Hòa
Nguyễn Thị Thảo Sương
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Nguyễn Thị Anh Thư
Trương Thị Thùy Trang

MSSV
030535190250
030535190039
030535190077
030535190193
030535190212
030535190222
030535190243

Ghi chú
Nhóm trưởng

BẢNG PHÂN CƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH
STT
1

2
3
4
5
6
7

Họ và tên
Nguyễn Thị Anh Thư
Trương Thị Thùy Trang
Nguyễn Thị Thảo Sương
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Nguyễn Lê Xuân Đài
Huỳnh Thị Huyền Trân
Đỗ Thị Thu Hòa

Nội dung thực hiện
4.1
4.2.1
4.2.2 + 4.2.3
4.2.4
4.2.5 + 4.2.6
4.2.7 + Tổng hợp nội dung
PPT + 15 câu TN

i

0

0


Hoàn thành
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%


MỤC LỤC
4.1. Giới thiệu chuẩn mực IAS 16- Tài sản cố định hữu hình............................................1
4.1.1. Mục tiêu...................................................................................................................1
4.1.2. Phạm vi áp dụng.......................................................................................................1
4.1.3. Các định nghĩa quan trọng........................................................................................2
4.2. Nội dung chuẩn mực...................................................................................................4
4.2.1. Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình..........................................................4
4.2.2. Đo lường giá trị TSCĐ HH tại thời điểm ghi nhận ban đầu:....................................6
4.2.3. Xác nhận giá trị sau ghi nhận ban đầu:.....................................................................7
4.2.4. Phương pháp khấu hao tài sản cố định (IAS 16, mục 60, 61, 62)...........................11
4.2.5: Khả năng thu hồi của giá trị ghi sổ.........................................................................12
4.2.6 : Thanh lý, nhượng TSCĐ HH.................................................................................16
4.2.7 Trình bày thơng tin trên BCTC

18

ii

0


0


KẾ TOÁN QUỐC TẾ 1
CHƯƠNG 4. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH (IAS 16)
4.1. Giới thiệu chuẩn mực IAS 16- Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực kế tốn quốc tế số 16 – Bất động sản, Nhà xưởng, và máy móc thiết bị( IAS 16Property, Plant and Epuipment) đưa ra các quy định đối với việc kế toán bất động sản, nhà
xưởng và thiết bị. Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được ghi nhận ban đầu theo giá gốc,
sau đó được đo lường theo mơ hình chi phí hoặc mơ hình đánh giá lại và được khấu hao một
cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
IAS số 16 phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1982.
Năm 1993: hiệu đính theo chương trình “ Tăng cường khả năng so sánh báo cáo tài chính”
(Comparability of Financial Statements)
Năm 1998: Bổ sung một số nội dung liên quan đến giảm giá trị tài sản quy định bởi IAS 36
“ Tổn thất tài sản” ( Impairment Assets)
IAS 16 được tái phát hành vào tháng 12/2003 và áp dụng cho kỳ kế toán năm bắt đầu từ
ngày 01/01/2005.
Năm 2008: được bổ sung theo chương trình “ Hồn thiện hàng năm đối với Chuẩn mực
quốc tế về báo cáo tài chính 2007” ( Annual Improvement to IFRS 2007)
4.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu của Chuẩn mực này là mơ tả phương pháp kế tốn cho bất động sản, nhà xưởng và
thiết bị để người sử dụng báo cáo tài chính có thể biết được thơng tin về đầu tư của đơn vị
vào bất động sản, nhà xưởng và thiết bị cùng với những thay đổi trong khoản đầu tư đó. Các
vấn đề chính trong kế tốn bất động sản, nhà xưởng và thiết bị bao gồm:
·

Ghi nhận tài sản ban đầu, bao gồm xác định thời điểm và giá trị ghi nhận ban đầu của

bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị.

·

Thay đổi giá trị tài sản sau khi ghi nhận ban đầu

·

Xóa sổ tài sản đã được ghi nhận
4.1.2. Phạm vi áp dụng:

Chuẩn mực này phải được áp dụng trong kế toán bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trừ khi
một Chuẩn mực khác yêu cầu hoặc cho phép một phương pháp kế toán khác, như:
a)

Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được phân loại là được giữ để bán theo IFRS 5 Tài

sản dài hạn giữ để bán và các hoạt động bị chấm dứt.

1

0

0


b)

Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp ngoài cây lâu năm cho sản phẩm

(xem IAS 41 Nông nghiệp). Chuẩn mục này áp dụng cho các cây lâu năm cho sản phẩm
nhưng không áp dụng cho sản phẩm được sinh ra từ cây lâu năm

c)

Việc ghi nhận và xác định giá trị các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh

giá (xem IFRS 6 Thăm dị và đánh giá tài ngun khống sản).
d) Quyền khoáng sản và trữ lượng khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các tài
ngun khơng tái sinh tương tự.
Tuy nhiên, Chuẩn mực này áp dụng cho bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được sử dụng
để phát triển hoặc duy trì 3 loại tài sản cuối ở trên. [IAS 16.3]
Đơn vị sử dụng mơ hình chi phí cho bất động sản đầu tư theo quy định tại IAS 40 Bất động
sản đầu tư phải sử dụng mơ hình chi phí trong Chuẩn mực này cho bất động sản đầu tư chủ
sở hữu. [IAS 16.5]
Chuẩn mực này áp dụng cho các cây lâu năm cho sản phẩm nhưng không áp dụng cho việc
sản xuất trên cây lâu năm cho sản phẩm. [IAS 16.3]
4.1.3. Các định nghĩa quan trọng
Một cây lâu năm cho sản phẩm là một cây trồng đang sống:
(a) được sử dụng trong sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm nông nghiệp;
(b) dự kiến cho sản phẩm nhiều hơn một kỳ; và
(c) ít có khả năng được bán dưới dạng sản phẩm nông nghiệp, trừ trường hợp thanh lí đột
ngột. (Các đoạn 5A–5B của IAS 41 giải thích về định nghĩa của một cây lâu năm cho sản
phẩm.)
Giá trị còn lại là giá trị của tài sản được ghi nhận sau khi đã trừ số khấu hao lũy kế và các
khoản lỗ lũy kế do suy giảm giá trị tài sản.
Nguyên giá là số tiền hoặc các khoản tương đương tiền đã trả hoặc giá trị hợp lý của các
khoản thanh tốn khác để có được tài sản tại thời điểm mua hoặc xây dựng, hoặc khi áp
dụng các IFRS khác, ví dụ như IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, là giá trị liên quan
đến tài sản tại thời điểm ghi nhận ban đầu.
Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của tài sản hoặc giá trị khác thay thế cho nguyên giá trừ
(-) đi giá trị thanh lý có thể thu hồi.
Khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản trong suốt

thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

2

0

0


Giá trị xác định theo đặc thù đơn vị là giá trị hiện tại của dòng tiền mà một đơn vị dự kiến
sẽ phát sinh từ việc tiếp tục sử dụng một tài sản và từ việc thanh lý nó vào cuối thời gian sử
dụng hữu ích hoặc dự kiến sẽ phát sinh khi thanh toán một khoản nợ phải trả.
Giá trị hợp lý là giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một
khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường
tại ngày xác định giá trị. (Xem IFRS 13 Xác định giá trị hợp lý)
Lỗ do suy giảm giá trị là phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản lớn hơn giá trị có
thể thu hồi.
Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị là những tài sản hữu hình:
(a) được nắm giữ để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cho thuê hoặc
dùng cho mục đích quản lý; và
(b) dự kiến sẽ được sử dụng trong hơn một kỳ.
Giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản (hoặc đơn vị tạo tiền)
trừ đi chi phí bán và giá trị sử dụng của tài sản đó.
Giá trị thanh lý có thể thu hồi của một tài sản là giá trị ước tính mà đơn vị sẽ thu được từ
việc thanh lý tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính nếu tài sản đã đến hạn thanh lý
hoặc hết thời gian sử dụng hữu ích.
Thời gian sử dụng hữu ích là:
(a) khoảng thời gian mà một tài sản dự kiến có thể sử dụng được bởi đơn vị: hoặc
(b) số lượng sản phẩm được sản xuất hoặc các đơn vị tương tự dự kiến sẽ được tạo ra từ tài
sản.

Khác biệt chung giữa IAS 16 và VAS 03
IAS 16 loại trừ:
(a) bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị (PPE) được phân loại là giữ để bán.
(b) các tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp .
(c) các quyền về khoáng sản và trữ lượng khoáng sản như dầu, khí và các nguồn tài ngun
khơng tái sinh tương tự.
VAS 3 không quy định về vấn đề này.
IAS 16 yêu cầu áp dụng chuẩn mực kế toán này đối với các bất động sản đang được xây
dựng/ phát triển để sử dụng trong tương lai như là bất động sản đầu tư nhưng chưa thỏa mãn
điều kiện của bất động sản đầu tư. VAS 3 không quy định về vấn đề này.

3

0

0


IAS 16 giải thích hai thuật ngữ bổ sung là giá trị đặc thù của doanh nghiệp và tổn thất do sụt
giảm giá trị. Theo IAS 16, giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giá bán ròng của một tài
sản và giá trị sử dụng của tài sản đó.
4.2. Nội dung chuẩn mực
4.2.1. Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình
 Khái niệm tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình là bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị (PPE) có hình thái
vật chất được nắm giữ để sử dụng trong hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ hoặc cho thuê
ít nhất là hơn 1 kỳ.
Như vậy, để phân biết PPE với các tài sản khác, chúng ta cần lưu ý 2 vấn đề:
PPE là tài sản dùng để sử dụng chứ không phải để bán;
PPE phải có thời gian sử dụng ít nhát là 1 kỳ (thường là 12 tháng).

Ví dụ: Phân biết PPE với Bất động sản đầu tư
Đều là tài sản có hình thái vạt chất nhưng sự khác nhau giữa PPE và bất động sản đầu tư
là nằm ở mục đích nắm giữa tài sản: Trong khi PPE được nắm giữ để sử dụng thì Bất động
sản đầu tư được nắm giữ chỉ để cho thuê hoặc chờ tăng giá. Nếu bất động sản mà nắm giữ
để sử dụng thì thành PEE, cịn để bán trong kỳ kinh doanh thơng thường thì thành hàng tồn
kho.
 Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình
Để nguyên giá của một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị phải được ghi nhận là một tài
sản khi và chỉ khi thỏa mãn được 2 điều kiện sau:
Ø Nhiều khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị;
Ø Nguyên giá của tài sản này có thể được xác định một cách đáng tin cậy.
a) Nhiều khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị
Một cách cụ thể, để xác định một khoản chi có là tài sản hay khơng cần xem xét lợ ích kinh
tế mang lại từ khoản chi và khả năng nhận được lợi ích kinh tế đó. Đối với những tài sản có
thể mua bán một cách thơng thường, lợi ích kinh tế trong tương lai có thể được xác định
bằng cách xem xát liệu có thị trường để giao dịch những tài sản này hay khơng. Đối với
nhưng tài sản khơng có thị trường, lợi ích kinh tế phát sinh được xem xét khi sử dụng cùng
với các tài sản khác tại doanh nghiệp. Ở mức tối thiểu, lợi ích kinh tế tương lai có thể là phế
liệu thanh lý từ tài sản đó. Ngồi ra, lợi ích kinh tế trong tương lai còn được xem xét đối với
những tài sản tự bản thân khơng tạo ra lợi ích nhưng cần thiết để doanh nghiệp hoạt động,
4

0

0


chẳng hạn như tài sản dùng cho mục đích an tồn bảo vệ mơi trường… và doanh nghiệp chỉ
có thể hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận khi có tài sản đó.
b) Nguyên giá của tài sản này có thể được xác định một cách đáng tin cậy

Để ghi nhận một khoản chi phí là tài sản, điều kiện thứ hai cần xem xét đó là giá trị của nó.
Theo đoạn 16 IAS 16, chi phí phát sinh để hình thành nên tài sản thường bao gồm ba bộ
phận: Giá mua, chi phí liên quan trực tiếp và chi phí tháo dỡ, di dời, khơi phục có liên quan
đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá của tài có thể được xác định một cách đáng tin cậy với cách xác định nguyên
giá, như sau:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế + Các khoản thuế + Cac chi phí liên quan trực tiếp.
Ví dụ:
Công ty ABC mua 1 xe oto trị giá 500.000.000 đồng;
Thuế GTGT 10% = 50.000.000 đồng;
Lệ phí trước bạ: 60.000.000 đồng;
Phí làm biển kiểm sốt: 20.000.000 đồng;
Phí sử dụng đường bộ: 2.000.000 đồng;
Phí kiểm định xe: 300.000 đồng, thuế GTGT 10% = 30.000 đồng;
=> Tất cả các khoản phí trên đều phát sinh tính đến thời điểm đưa ơ tơ vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng => Nên sẽ được tính và ngun giá của ơ tơ.
=> Ngun giá của ô tô là 582.300.000 đồng.
* Khác biệt giữa IAS 16 và VAS 03
IAS 16

VAS 03

- Ghi nhận PPE được mua, mà các tài sản PPE - Ghi nhận khi chắc chắn thu được lợi
này bản thân chúng không tạo ra lợi ích kinh tế ích kinh tế trong tương lai gắn liền với
nhưng cần thiết để khiến cho các tài sản khác có tài sản.
khả năng tạo ra lợi ích kinh tế (ví dụ: vì lý do an
tồn hoặc thuộc về môi trường).
- Đề cập việc sử dụng bất động sản, máy móc - Thời hạn sử dụng hữu ích là hơn 1
thiết bị trong hơn một niên độ kế toán.


năm.

- Đáp ứng các yêu cầu của quy định
5

0

0


hiện hành: Nguyên giá tài sản phải
được xác định một cách tin cậy và có
giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi
triệu đồng) trở lên.
4.2.2. Đo lường giá trị TSCĐ HH tại thời điểm ghi nhận ban đầu:
 Một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị (Property, Plant & Equipment)
(PPE) được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá (IAS 16,15). Nguyên giá bao gồm tất
cả các chi phí cần thiết để đưa tài sản đến điều kiện hoạt động vì mục đích sử dụng
của tài sản.
 Các chi phí này thường khơng chỉ là giá mua ban đầu mà bao gồm cho việc chuẩn bị
giao hàng và xử lý đơn đặt hàng, lắp đặt, phí chun mơn cho kiến trúc sư, kỹ sư và
chi phí liên quan việc tháo dỡ tài sản , khôi phục mặt bằng. (IAS 16. 16,17).
 Ghi nhận theo nguyên giá của tài sản: Để ghi nhận một khoản chi phí là tài sản thì
điều cần quan tâm đến là giá trị tài sản đó. Theo đoạn 16 IAS 16 thì chi phí phát sinh
hình thành tài sản bằng giá mua + chi phí liên quan trực tiếp + chi phí tháo dỡ, di dời,
khôi phục
Cost = Purchase price + Directly attributable cost + restoration cost
Giá mua (Purchase price): là số tiền hoặc tương đương tiền đã trả hoặc giá trị hợp lý (Fair
value) của tài sản đem đi trao đổi, hoặc công cụ vốn phát hành để có được tài sản tại thời
điểm mua hoặc xây dựng.

Ví dụ: Cơng ty ABC mua 20 máy photocopy HP với số tiền là 600 triệu đồng, trả góp trong
vịng 3 năm. Lãi suất trả chậm là 12%/ năm. Xác định giá mua của 20 máy để ghi nhận trên
BCĐKT.
Số tiền công ty ABC trả hàng năm: 600/3=200 triệu đồng
Số tiền mua máy theo giá hiện tại: 200/(1+12%)+ 200/(1+12%)^2 + 200/(1+12%)^3 = 179
+ 159 + 142 = 480 triệu đồng
Tiền lãi phải trả: 600 - 480 = 120 triệu đồng
Ghi nhận trên BCĐKT tại thời điểm ghi nhận ban đầu là: 480 triệu đồng
Chi phí liên quan trực tiếp thường phát sinh trước khi sử dụng tài sản. Lưu ý đối với các chi
tiết phát sinh nhưng khơng hữu ích sẽ khơng được ghi nhận vào tài sản chẳng hạn như các

6

0

0


khoản tiền phạt; chi phí khắc phục sửa chữa do lắp đặt sai khơng được vốn hóa mà phải ghi
nhận vào chi phí trong kỳ.
Những chi phí khơng liên quan trực tiếp vào việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng thì khơng được vốn hóa vào giá trị tài sản. Ví dụ như chi phí quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm; chi phí phát triển kinh doanh tại những địa điểm mới với khách hàng mới bao gồm cả
chi phí huấn luyện viên; chi phí quản lý chung; chi phí di dời tái cơ cấu lại một phần hoặc
tồn bộ hoạt động của cơng ty. Nhìn chung những khoản chi phí này có liên quan đến hoạt
động chung của công ty chứ không liên quan trực tiếp đến tài sản đó.
Chi phí tháo dỡ, di dời, khơi phục ( restoration cost): Tại thời điểm ghi nhận ban đầu đơn vị
cần ước tính tất cả các chi phí cần thiết liên quan đến việc tháo dỡ, di dời và khơi phục địa
điểm đặt tài sản. Những chi phí này được vốn hóa vào giá trị tài sản theo hiện giá. Ví dụ như
khi xây dựng giàn khoan dầu, nếu có những quy định liên quan đến việc tháo dỡ giàn khoan

sau khi sử dụng nhằm mục đích bảo vệ mơi trường lúc này chủ sở hữu phải vốn hóa những
khoản chi trên và giá trị của giàn khoan và chấp nhận đây là một phần chi phí liên quan đến
việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Những khoản chi này sẽ được khấu hao
theo thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
4.2.3. Xác nhận giá trị sau ghi nhận ban đầu:
 Theo đoạn 31 của IAS 16, “Sau khi ghi nhận ban đầu, tài sản có giá trị hợp lý có thể
đo lường một cách đáng tin cậy sẽ được xác định theo giá trị đánh giá lại. Đó là giá
trị hợp lý tại ngày đánh giá trừ đi khấu hao luỹ kế và các khoản lỗ do tổn thất tài sản.
Quá trình đánh giá lại cần thực hiện một cách đầy đủ và thường xun để giá trị cịn
lại của tài sản khơng khác biệt quá lớn với giá trị hợp lý tại ngày khóa sổ”.
 Giá trị cịn lại tài sản được trình bày trên bảng cân đối kế tốn = Giá trị hợp lý tại
thời điểm đánh giá lại - Khấu hao lũy kế - Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị
 Như vậy, cơ sở để đánh giá lại tài sản là giá trị hợp lý. Giá trị hợp lý được hiểu là
mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên trong một giao dịch ngang
giá. Giá trị hợp lý thường là giá trị thị trường của tài sản. Nếu tài sản khơng có giá trị
thị trường thì có thể áp dụng các phương pháp khác như giá thay thế, hoặc dùng chỉ
số thay đổi giá thị trường. Nhìn chung việc đánh giá lại nên được thực hiện sao cho
giá trị còn lại của tài sản không quá khác biệt so với GTHL.
 Theo đoạn 36 IAS 16 mơ hình đánh giá lại không áp dụng cho từng tài sản riêng lẻ
mà áp dụng cho tồn bộ từng loại tài sản. Có hai lý do để áp dụng mơ hình đánh giá
lại cho từng loại tài sản chứ không phải là tài sản riêng lẽ đó là hạn chế khả năng nhà
7

0

0


quản lý sẽ lựa chọn tài sản để đánh giá và đảm bảo tất cả các tài sản trong cùng một
loại được đánh giá một cách nhất quán. Theo IAS 16 mơ hình đánh giá lại chỉ sử

dụng khi tất cả các tài sản trong cùng loại có thể đo lường một cách đáng tin cậy theo
giá trị hợp lý.
 Mơ hình đánh giá lại khi giá tăng: Nếu giá trị còn lại của tài sản tăng lên do đánh giá
lại, khoản tăng thêm này phải được ghi nhận vào thu nhập toàn diện khác và lũy kế
trong vốn chủ sở hữu dưới chỉ tiêu thặng dư đánh giá lại tài sản. Tuy nhiên, khoản
tăng thêm này phải được ghi nhận trong báo cáo lãi hoặc lỗ nếu nó bù lại khoản giảm
trước đó được ghi nhận trong báo cáo lãi hoặc lỗ do đánh giá lại chính tài sản này.
( 39 IAS 16)
+ Cách 1: Nếu điều chỉnh khấu hao lũy kế tỷ lệ với nguyên giá gộp sau đánh giá của TSCĐ
hữu hình để giá trị cịn lại của TSCĐ sau đánh giá bằng với giá đánh giá lại, kế tốn ghi
nhận:
Nợ TK TSCĐ hữu hình: Chênh lệch điều chỉnh tăng ngun giá
Có TK hao mịn TSCĐ hữu hình: Chênh lệch điều chỉnh tăng hao mịn lũy kế
Có TK chênh lệch đánh giá lại tài sản: Chênh lệch do điều chỉnh tăng
+ Cách 2: Nếu khấu hao lũy kế được trừ vào nguyên giá gộp của TSCĐ và giá trị thuần
được báo cáo bằng với giá đánh giá lại của TSCĐ. Khi đó kế tốn ghi nhận:
Nợ TK TSCĐ hữu hình: Chênh lệch nguyên giá gộp đánh giá tăng
Nợ TK hao mịn TSCĐ hữu hình: Số hao mịn lũy kế
Có TK chênh lệch đánh giá lại tài sản: Chênh lệch đánh giá tăng TSCĐ
Ví dụ: Giả sử đầu năm 20X1, Cơng ty XYZ mua một TSCĐ hữu hình có trị giá 12 tỷ đồng,
thời gian sử dụng 20 năm, Công ty khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Cuối năm
20X3, Cơng ty đánh giá lại TSCĐ này có nguyên giá gộp (bao gồm cả khấu hao lũy kế) là
13,2 tỷ đồng, giá trị còn lại là 10,56 tỷ đồng, thời gian sử dụng không thay đổi so với ban
đầu (thời gian sử dụng còn lại sau đánh giá lại là 18 năm). Công ty điều chỉnh khấu hao lũy
kế tỷ lệ với nguyên giá gộp sau đánh giá của TSCĐ để tính giá trị cịn lại của TSCĐ.
Khấu hao lũy kế của TSCĐ trước khi đánh giá: 2 x 12 / 20 = 1,2 tỷ đồng
Giá trị còn lại trước khi đánh giá: 12 tỷ - 1,2 tỷ = 10,8 tỷ đồng.
Mức điều chỉnh tăng nguyên giá gộp của tài sản là 17% [(14 - 12)/12 = 17%] nên khấu hao
lũy kế được điều chỉnh tăng 17%.
Khấu hao lũy kế sau đánh giá lại là 1,2 x (1 + 17%) = 1,404 tỷ đồng.

Giá trị còn lại sau đánh giá lại: 14 – 1,404 = 12,596 tỷ đồng
8

0

0


Chênh lệch điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ: 14 tỷ – 12 tỷ = 2 tỷ đồng
Chênh lệch điều chỉnh tăng hao mòn lũy kế TSCĐ: 1,404 tỷ - 1,2 tỷ = 0,204 tỷ đồng.
Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ: 12,596 tỷ - 10,8 tỷ = 1,796 tỷ đồng
Kế toán ghi nhận như sau:
Nợ TK tài sản cố định hữu hình 1,2 tỷ đồng
Có TK hao mịn TSCĐ hữu hình 0,204 tỷ đồng
Có TK chênh lệch đánh giá lại TSCĐ 1,795 tỷ đồng
Sau bút toán này, nguyên giá mới của TSCĐ là 12 –2 + 1,796 = 11,796 tỷ đồng, khấu hao
lũy kế bằng 0. Sau khi đánh giá lại, mức khấu hao hàng năm là 12,596/18=0,7 tỷ đồng.
Hằng năm trích khấu hao cơng ty ghi:
Nợ TK chi phí khấu hao TSCĐ 0,7 tỷ đồng
Có TK hao mịn TSCĐ hữu hình 0,7 tỷ đồng
So với mức khấu hao cũ, mức khấu hao hàng năm sau đánh giá lại tăng 0,7 tỷ - 0,6 tỷ = 0,1
tỷ đồng. Sự gia tăng về mức khấu hao này cơng ty có thể hạch toán tăng lợi nhuận chưa
phân phối, giảm chênh lệch đánh giá lại tài sản:
Nợ TK chênh lệch đánh giá lại tài sản 0,1 tỷ đồng
Có TK lợi nhuận chưa phân phối 0,1 tỷ đồn
Trường hợp chính tài sản này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đó
được ghi vào chi phí thì chênh lệch do đánh gia tăng lần này cần được bù trừ với chi phí
phát sinh từ chênh lệch do đánh giá giảm trước đó. Phần chênh lệch do đánh giá tăng mà
vượt quá số có thể bù trừ với phần chênh lệch do đánh giá giảm đã được ghi nhận là chi phí
sẽ được ghi nhận là thu nhập trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kế toán ghi nhận

như sau:
Nợ TK hao mòn TSCĐ: Phần chênh lệch được ghi vào báo cáo lỗ lãi chưa hoàn nhập
Nợ TK TSCĐ hữu hình: Chênh lệch đánh giá tăng cịn lại
Có TK lỗ do đánh giá lại TSCĐ (nếu có)
Có TK chênh lệch đánh giá lại TSCĐ
 Mơ hình đánh giá lại khi giảm giá: Nếu giá trị còn lại của một tài sản bị giảm do
đánh giá lại, khoản giảm này phải được ghi nhận trong báo cáo lãi hoặc lỗ. Tuy
nhiên, khoản giảm này phải được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác nếu thặng
dư đánh giá lại tài sản của tài sản đó tồn tại bất kỳ số dư bên có nào. Khoản giảm
được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác này làm giảm khoản lũy kế trong vốn
chủ sở hữu dưới chỉ tiêu thặng dư đánh giá lại tài sản. ( 40 IAS 16)
9

0

0


 Khi đánh giá lại làm giảm giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh lệch do đánh giá
giảm đó sẽ được ghi nhận là chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh. Kế toán ghi
nhận như sau:
Nợ TK hao mòn TSCĐ: Hao mòn lỹ kế
Nợ TK Lỗ do đánh giá lại TSCĐ: Chênh lệch đánh giá giảm
Có TK TSCĐ hữu hình: Chênh lệch giảm ngun giá
 Trong trường hợp đánh giá tăng tài sản sau đó đánh giá giảm, khoản thặng dư chênh
lệch đánh giá tài sản được ghi nhận do đánh giá tăng trước đó phải được loại trừ
trước khi ghi nhận lỗ do đánh giá lại giảm tài sản. Phần chênh lệch do đánh giá giảm
mà vượt quá số có thể ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại tài sản cần
được ghi nhận là chi phí, cụ thể:
Nợ TK hao mịn TSCĐ hữu hình: Hao mịn lũy kế

Nợ TK lỗ do đánh giá lại TSCĐ: Phần chênh lệch còn lại sau khi trừ số dư trên báo cáo
Nợ TK chênh lệch đánh giá lại TSCĐ: Số dư còn lại của TSCĐ trên báo cáo
Có TK TSCĐ hữu hình: Tổng chênh lệch giảm TSCĐ
Ví dụ: Giả sử cuối năm 20X3, Cơng ty XYZ đánh giá tăng TSCĐ như ở ví dụ trên . Cuối
năm 20X5, Công ty XYZ đánh giá lại TSCĐ trên có giá trị cịn lại 8,5 tỷ đồng.
Giá trị còn lại của TSCĐ trước khi đánh giá lại là 12,596 – 0,7 x 2 = 11,196 tỷ đồng. Như
vậy, TSCĐ được đánh giá giảm 11,196 - 8,5 = 2,696 tỷ đồng. Phần số dư chênh lệch đánh
giá lại tài sản này đang được phản ánh trên tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản là 1,796
– 0,1 x2 =1,596 tỷ đồng.
Do đó, tổng chênh lệch đánh giá lại tài sản này sau khi trừ số dư tài khoản chênh lệch đánh
giá lại tài sản được ghi vào báo cáo lãi lỗ là: 2,696 – 1,596 =1,103tỷ đồng. Nếu cơng ty áp
dụng phương pháp xóa giá trị hao mịn lũy kế vào nguyên giá của tài sản thì bút tốn hạch
tốn như sau:
Nợ TK hao mịn TSCĐ hữu hình 1,404 tỷ đồng
Nợ TK lỗ do đánh giá lại TSCĐ 1,103 tỷ đồng
Nợ TK chênh lệch đánh giá lại tài sản 1,596 tỷ đồng
Có TK TSCĐ hữu hình 4,103 tỷ đồng
So sánh IAS 16 và VAS 03
Ghi nhận ban đầu: Trong phạm vi VAS 03 không bao gồm việc đo lường và ghi nhận các chi
phí tháo rời, loại bỏ và khôi phục tài sản. Trong việc xác định chi phí của một hạng mục
10

0

0


thuộc PPE, VAS 03 chỉ bao gồm chi phí phát sinh do kết quả của việc lắp đặt hạng mục đó.
IAS 16 thì bao gồm các chi phí tháo dỡ, loại bỏ và khôi phục.
Ghi nhận sau ban đầu: IAS 16 cho phép ghi nhận tài sản theo giá gốc (cost) hoặc đánh giá

lại theo giá trị hợp lý (fair value).
Mơ hình giá gốc: Tài sản trình bày theo ngun giá trừ đi giá trị đã khấu hao lũy kế và các
khoản suy giảm giá trị.
Mơ hình đánh giá lại theo giá trị hợp lý: Tài sản được trình bày theo mơ hình đánh giá lại, là
giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trừ khấu hao và suy giảm sau đó, miễn là giá trị hợp lý có
thể được đo lường một cách đáng tin cậy.
VAS 03 chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc (at cost). Tài sản chỉ được phép đánh
giá lại trong một số trường hợp hạn chế.
4.2.4. Phương pháp khấu hao tài sản cố định (IAS 16, mục 60, 61, 62)
Phương pháp khấu hao được sử dụng phải phản ánh cách thức mang lại những lợi ích kinh
tế trong tương lai của tài sản từ việc sử dụng tài sản của đơn vị.
Phương pháp khấu hao áp dụng cho một tài sản phải được xem xét ít nhất một lần vào cuối
năm tài chính và nếu có sự thay đổi đáng kể về cách thức mang lại những lợi ích kinh tế
trong tương lai của tài sản, phương pháp khấu hao phải được thay đổi để phản ánh mơ hình
đã thay đổi. Sự thay đổi này sẽ được coi là một thay đổi ước tính kế tốn theo quy định tại
IAS 8.
Có nhiều phương pháp khấu hao có thể được sử dụng để phân bổ một cách có hệ thống giá
trị phải khấu hao của một tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích của nó. Các phương pháp
này bao gồm:
· Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo phương pháp này, dẫn đến chi phí khấu hao
khơng đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích nếu giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản
khơng đổi.
· Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này, số khấu hao giảm dần
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
· Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm: Theo phương pháp này, dẫn đến chi phí
khấu hao dựa trên mức độ sử dụng dự kiến hoặc sản phẩm đầu ra dự kiến.
Đơn vị chọn phương pháp phản ánh gần nhất mơ hình dự kiến sử dụng những lợi ích kinh tế
trong tương lai của tài sản. Phương pháp đó phải được áp dụng nhất quán theo từng giai
11


0

0


đoạn trừ khi có sự thay đổi trong mơ hình dự kiến sử dụng những lợi ích kinh tế trong tương
lai.
Phương pháp khấu hao dựa trên doanh thu được tạo ra bởi một hoạt động có sử dụng một tài
sản là không phù hợp. Doanh thu được tạo ra bởi một hoạt động có sử dụng một tài sản
thường phản ánh các yếu tố khác hơn là phản ánh việc sử dụng những lợi ích kinh tế của tài
sản. Ví dụ, doanh thu bị ảnh hưởng bởi các đầu vào và quy trình khác, hoạt động bán hàng,
các thay đổi về khối lượng và giá bán. Thành phần giá của doanh thu có thể bị ảnh hưởng
bởi lạm phát, là thứ vốn không chịu ảnh hưởng bởi cách thức một tài sản được tiêu dùng.
Ở công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk, khấu hao tài sản cố định hữu hình được tính
theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định hữu
hình. Thời gian hữu dụng được ước tính như sau:
· Nhà cửa và vật kiến trúc: 5-50 năm
· Máy móc và thiết bị: 2-20 năm
· Phương tiện vận chuyển: 4-10 năm
· Thiết bị văn phòng: 2-12 năm
· Gia súc: 6 năm
· Tài sản khác: 3-20 năm
4.2.5: Khả năng thu hồi của giá trị ghi sổ
Giá trị ghi sổ là là giá trị của tài sản được ghi nhận sau khi đã trừ số khấu hao lũy kế và các
khoản lỗ lũy kế do suy giảm giá trị tài sản.( IAS 36- đoạn 6)
Giá trị ghi sổ của đơn vị tạo tiền:
(a) Chỉ bao gồm giá trị ghi sổ của những tài sản liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ cho
đơn vị tạo tiền dựa trên cơ sở phù hợp và nhất quán, tạo ra các dòng tiền vào trong tương lai
được dùng để xác định giá trị sử dụng của đơn vị tạo tiền
Giá trị sử dụng là giá trị hiện tại của các dòng tiền dự kiến trong tương lai sẽ thu được từ

một tài sản hoặc đơn vị tạo tiền.
(b) Không bao gồm giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đã được ghi nhận, trừ khi giá trị có
thể thu hồi của đơn vị tạo tiền khơng thể xác định được nếu khơng tính đến việc thanh toán
khoản nợ phải trả này.( IAS 36-76).
Giá trị ghi sổ của đơn vị tạo tiền phải được xác định nhất quán với cách xác định giá trị có
thể thu hồi của đơn vị tạo tiền. (IAS 36- đoạn 6 )
Giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản trừ đi chi phí bán và
giá trị sử dụng của tài sản đó.( IAS 36- đoạn 6)
12

0

0


( IAS 16- 66) Bồi thường cho suy giảm giá trị (Compensation for impairment)
Sự suy giảm giá trị hoặc tổn thất của các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị, các
khoản bồi thường liên quan hoặc các khoản chi trả bồi thường từ bên thứ ba và bất kỳ giao
dịch mua hoặc xây dựng tài sản thay thế nào sau đó đều là các sự kiện kinh tế riêng biệt và
được hạch toán một cách riêng biệt như sau:
(a) Suy giảm giá trị của các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được ghi nhận
theo quy định tại IAS 36.
(b) Việc dừng ghi nhận các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị khơng cịn sử
dụng hoặc đã thanh lý được xác định theo quy định tại Chuẩn mực này;
(c)

Bồi thường từ bên thứ ba cho các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị bị

suy giảm giá trị, mất mát hoặc cho đi được tính vào lãi hoặc lỗ khi nó trở thành khoản phải
thu;

(d) Nguyên giá của các khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được phục hồi, mua
sắm hoặc xây dựng để thay thế được xác định theo quy định tại Chuẩn mực này.
( IAS 36- 66). Nếu có dấu hiệu cho thấy tài sản có thể bị suy giảm giá trị thì giá trị có thể
thu hồi phải được ước tính cho từng tài sản. Nếu khơng thể ước tính giá trị có thể thu hồi
cho từng tài sản thì đơn vị phải xác định giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền có tài sản
trong đó (gọi là đơn vị tạo tiền của tài sản).
( IAS 36-67). Giá trị có thể thu hồi của từng tài sản khơng thể xác định được nếu:
(a) Giá trị sử dụng của tài sản khơng thể được ước tính gần sát với giá trị hợp lý trừ chi phí
bán (ví dụ, khi các dòng tiền trong tương lai từ việc tiếp tục sử dụng tài sản khơng thể ước
tính được là rất nhỏ)
(b) Tài sản khơng tạo ra dịng tiền độc lập đáng kể với dòng tiền từ các tài sản khác.
Trong những hợp như vậy, giá trị sử dụng và do đó, giá trị có thể thu hồi chỉ có thể được xác
định cho đơn vị tạo tiền của tài sản.
Ví dụ
Một đơn vị khai thác mỏ sở hữu tuyến đường ray để hỗ trợ cho hoạt động khai thác mỏ.
Đường ray chỉ có thể được bán với giá phế liệu và nó khơng tạo ra dịng tiền vào độc lập
đáng kể với dòng tiền vào phát sinh từ các tài sản khác của mỏ.
( IAS 36-77). Khi các tài sản được nhóm lại để đánh giá khả năng thu hồi, điều quan trọng
là đơn vị tạo tiền phải bao gồm tất cả tài sản tạo ra hoặc được sử dụng để tạo ra các dịng
tiền vào phù hợp. Nếu khơng thì đơn vị tạo tiền dường như là được thu hồi đầy đủ trong khi
13

0

0


thực tế đã phát sinh khoản lỗ do suy giảm giá trị. Trong một số trường hợp, mặc dù một vài
tài sản góp phần tạo ra các dịng tiền ước tính trong tương lai của đơn vị tạo tiền nhưng
khơng thể phân bổ cho đơn vị tạo tiền trên cơ sở phù hợp và nhất quán. Điều này có thể

đúng với lợi thế thương mại hoặc tài sản của doanh nghiệp như văn phịng trụ sở chính.
Khả năng thu hồi của giá trị ghi sổ IAS 16 yêu cầu các tài sản phải được áp dụng thử
nghiệm suy giảm.
Thử nghiệm suy giảm giá trị hàng năm đối với tài sản vơ hình có thời gian sử dụng hữu ích
khơng xác định hoặc tài sản vơ hình ở trạng thái chưa sẵn sàng sử dụng bằng cách so sánh
giá trị ghi sổ với giá trị có thể thu hồi. Việc thử nghiệm suy giảm giá trị này có thể được
thực hiện vào bất kỳ thời gian nào hàng năm, miễn là việc thử nghiệm được thực hiện vào
cùng một thời điểm của các năm. Các tài sản vơ hình khác nhau có thể được thử nghiệm suy
giảm giá trị tại các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, nếu một tài sản vơ hình được ghi nhận
ban đầu trong kỳ hiện tại thì tài sản đó phải được thử nghiệm suy giảm giá trị trước khi kết
thúc kỳ báo cáo năm hiện tại.( IAS 36 – ĐOẠN 10 A)
( IAS 36-80) Cho mục đích thử nghiệm suy giảm giá trị, lợi thế thương mại phát sinh tại
ngày mua từ giao dịch hợp nhất kinh doanh phải được phân bổ cho từng đơn vị tạo tiền hoặc
nhóm đơn vị tạo tiền của bên mua dự kiến thu được lợi ích cộng hưởng từ giao dịch hợp
nhất kinh doanh, cho dù các tài sản hoặc nợ phải trả khác của bên mua có liên quan đến đơn
vị tạo tiền hay nhóm đơn vị tạo tiền đó hay khơng. Mỗi đơn vị tạo tiền hay nhóm đơn vị tạo
tiền được phân bổ lợi thế thương mại phải:
(a) Là cấp độ nhỏ nhất ở trong đơn vị mà lợi thế thương mại được kiểm soát cho mục đích
quản trị nội bộ; và
(b) Khơng lớn hơn bộ phận kinh doanh được định nghĩa trong đoạn 5 của IFRS 8 - Bộ phận
kinh doanh trước khi tổng hợp.
1.

Một bộ phận hoạt động là một thành phần của một đơn vị kinh tế:

a.

Tham gia vào các hoạt động kinh doanh mà qua đó nó có thể có được các

khoản doanh thu và phát sinh các khoản chi phí (bao gồm cả doanh thu và chi phí liên quan

đến các giao dịch với các thành phần khác của cùng một đơn vị kinh tế).
b.

Có kết quả hoạt động thường xuyên được cân nhắc bởi Người điều hành giúp

họ ra các quyết định về phân bổ các nguồn lực và đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị
đó, và
c.

Thơng tin tài chính của đơn vị có sẵn cho người dùng.
14

0

0


Một bộ phận hoạt động có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhưng vẫn chưa có
doanh thu, ví dụ các hoạt động khởi nghiệp có thể là bộ phận hoạt động trước khi có được
doanh thu/thu nhập.(Đoạn 5 của IFRS 8 )
( IAS 36-78). Có thể cần phải xem xét một số khoản nợ phải trả đã ghi nhận để xác định giá
trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền. Điều này có thể xảy ra nếu việc thanh lý đơn vị tạo tiền
yêu cầu người mua kế thừa khoản nợ phải trả. Trong trường hợp này, giá trị hợp lý trừ chi
phí bán (hoặc dịng tiền ước tính từ việc bán tài sản) của đơn vị tạo tiền là giá để bán các tài
sản của đơn vị tạo tiền đó cùng với khoản nợ phải trả trừ chi phí bán. Để tiến hành một phép
so sánh có ý nghĩa giữa giá trị ghi sổ và giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền thì giá trị
ghi sổ của khoản nợ phải trả phải được loại trừ khi xác định giá trị sử dụng và giá trị ghi sổ
của đơn vị tạo tiền.
Ví dụ:
Một cơng ty hoạt động khai thác mỏ ở quốc gia mà luật pháp yêu cầu chủ sở hữu

công ty phải hoàn nguyên khi kết thúc việc khai thác mỏ. Chi phí hồn ngun mơi
trường bao gồm việc thay thế đất đá trên bề mặt khai trường vốn đã bị bóc dỡ khi
khai thác. Khoản dự phịng cho chi phí đất đá được ghi nhận ngay khi đất đá được
bóc dỡ. Giá trị này được ghi nhận là một phần của nguyên giá mỏ và được khấu hao
dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của mỏ. Giá trị ghi sổ của khoản dự phịng chi phí
hồn ngun mơi trường là 600 (trong đó USD là đơn vị tiền tệ), bằng với giá trị hiện
tại của chi phí hồn nguyên môi trường.
Đơn vị đang thử nghiệm suy giảm giá trị của mỏ. Đơn vị tạo tiền là toàn bộ mỏ. Đơn
vị đã nhận được nhiều đề nghị khác nhau để mua lại mỏ với giá 900 USD . Giá bán
này phản ánh thực tế là người mua sẽ phải gánh chịu nghĩa vụ hồn ngun mơi
trường. Chi phí bán mỏ là không đáng kể. Giá trị sử dụng của mỏ xấp xỉ 1600 USD
khơng bao gồm chi phí hồn nguyên môi trường. Giá trị ghi sổ của mỏ là 1200 USD.
Giá trị hợp lý trừ chi phí bán của đơn vị tạo tiền là 900 USD. Giá trị này đã bao gồm
chi phí hồn ngun mơi trường, kết quả là giá trị sử dụng của đơn vị tạo tiền được
xác định sau khi xem xét chi phí hồn ngun mơi trường và được ước tính là 1000
USD (1.600 - 600). Giá trị ghi sổ của đơn vị tạo tiền là 600 USD (là giá trị ghi sổ của
toàn bộ mỏ (1.200 USD) trừ giá trị ghi sổ của khoản dự phịng chi phí hồn ngun
mơi trường (600 USD ). Do đó, giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền cao hơn giá
trị ghi sổ.
15

0

0


( IAS 36-79). Trên thực tế, trong một số trường hợp, giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền
được xác định sau khi xem xét các tài sản không phải là một bộ phận của đơn vị tạo tiền (ví
dụ, các khoản phải thu hoặc tài sản tài chính khác) hoặc các khoản nợ phải trả đã được ghi
nhận (ví dụ, các khoản phải trả, lương hưu và các khoản dự phòng khác). Trong những

trường hợp như vậy, giá trị ghi sổ của đơn vị tạo tiền sẽ tăng lên bởi giá trị ghi sổ của các tài
sản đó và giảm đi bởi giá trị ghi sổ của các khoản nợ phải trả đó.
4.2.6 : Thanh lý, nhượng TSCĐ HH
Dừng ghi nhận( Derecognition): Giá trị còn lại của một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị
phải được dừng ghi nhận:
(a) Khi thanh lý
(b) Khi khơng có lợi ích kinh tế trong tương lai dự kiến thu được từ việc sử dụng hoặc thanh
lý tài sản đó.( IAS 16-67)
Lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc dừng ghi nhận một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và
thiết bị phải được bao gồm trong báo cáo lãi hoặc lỗ khi tài sản đó bị dừng ghi nhận (trừ khi
IFRS 16 Thuê tài sản yêu cầu khác về việc bán và cho thuê lại). Các khoản lãi này sẽ không
được phân loại là doanh thu.( IAS 16-67)
Việc thanh lý một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có thể diễn ra theo nhiều
cách khác nhau (ví dụ: bán, tham gia vào một hợp đồng thuê tài chính hoặc qun góp).
Ngày thanh lý một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị là ngày bên nhận có
quyền kiểm sốt tài sản đó theo các u cầu của việc xác định khi nào nghĩa vụ thực hiện
được thỏa mãn trong IFRS 15. IFRS 16 áp dụng cho việc thanh lí được thực hiện theo cách
bán và cho thuê lại.( IAS 16-69)
Xác định nghĩa vụ thực hiện IFRS 15
22.

Tại thời điểm bắt đầu hợp đồng, đơn vị phải đánh giá các hàng hóa hoặc dịch vụ đã

cam kết trong hợp đồng với khách hàng và phải xác định từng nghĩa vụ thực hiện đối với
mỗi cam kết chuyển giao cho khách hàng theo một trong hai yếu tố sau:
(a)

Một hàng hóa hoặc dịch vụ (hoặc một gói hàng hóa hoặc dịch vụ) tách biệt; hoặc

(b)


Một nhóm các hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt, về cơ bản giống nhau và có cùng cách

thức chuyển giao cho khách hàng
( IFRS 16-100) Việc chuyển giao tài sản là giao dịch bán
1.

Nếu việc chuyển giao tài sản của bên bán đồng thời là bên đi thuê thỏa mãn yêu cầu

của IFRS 15 để được kế toán là giao dịch bán tài sản:
16

0

0


0.

Bên bán đồng thời là bên đi thuê phải xác định giá trị tài sản quyền sử dụng phát sinh

từ việc thuê lại theo tỷ lệ giữa giá trị ghi sổ của tài sản trước đây và giá trị quyền sử dụng
mà bên bán đồng thời là bên đi thuê giữ lại. Theo đó, bên bán đồng thời là bên đi thuê chỉ
ghi nhận giá trị khoản lãi hoặc lỗ liên quan đến quyền đã chuyển giao sang cho bên mua
đồng thời là bên cho thuê.
1.

Bên mua đồng thời là bên cho thuê phải kế toán việc mua tài sản theo các chuẩn mực

có liên quan và kế tốn giao dịch thuê tài sản theo quy định đối với bên cho thuê của chuẩn

mực này.
(IAS 16-71) Lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc dừng ghi nhận một khoản mục bất động sản, nhà
xưởng và thiết bị được xác định là khoản chênh lệch giữa khoản thu thuần từ thanh lý, nếu
có, và giá trị cịn lại của tài sản đó.
( IAS 16-72) Giá trị khoản thanh toán được bao gồm trong lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc dừng
ghi nhận một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị được xác định theo các yêu
cầu cho việc xác định giá giao dịch trong các đoạn 47-72 của IFRS 15. Những thay đổi sau
đó đối với khoản thanh tốn ước tính được bao gồm trong lãi hoặc lỗ phải tuân thủ các yêu
cầu về thay đổi giá giao dịch trong IFRS 15.
Xác định giá giao dịch(IFRS 15)
47.

Đơn vị phải xem xét các điều khoản của hợp đồng và thông lệ kinh doanh của đơn vị

để xác định giá giao dịch. Giá giao dịch là giá trị của khoản thanh tốn mà đơn vị dự kiến có
quyền thụ hưởng thơng qua việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết cho khách
hàng, không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba (ví dụ, một số loại thuế khi bán hàng).
Khoản thanh toán cam kết trong hợp đồng với khách hàng có thể bao gồm các khoản cố
định, các khoản biến đổi hoặc cả hai.
48.

Bản chất, thời gian và giá trị của khoản thanh toán mà khách hàng cam kết có thể

ảnh hưởng tới giá trị ước tính của giá giao dịch. Khi xác định giá giao dịch, đơn vị phải xem
xét ảnh hưởng của toàn bộ các yếu tố sau:
(a)

Khoản thanh toán biến đổi (xem các đoạn 50-55 và 59);

(b)


Các giá trị ước tính bị giới hạn của khoản thanh toán biến đổi (xem các đoạn

56-58);
(c)

Sự tồn tại của cấu phần tài chính đáng kể trong hợp đồng (xem các đoạn 60-

(d)

Khoản thanh toán phi tiền tệ (xem các đoạn 66-69); và

(e)

Khoản thanh toán phải trả cho khách hàng (xem các đoạn 70-72).

65);

17

0

0


 Khi đánh giá lại làm giảm giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh lệch do đánh giá
giảm đó sẽ được ghi nhận là chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh. Kế toán ghi
nhận như sau:
Nợ TK hao mòn TSCĐ: Hao mòn lỹ kế
Nợ TK Lỗ do đánh giá lại TSCĐ: Chênh lệch đánh giá giảm

Có TK TSCĐ hữu hình: Chênh lệch giảm ngun giá
 Trong trường hợp đánh giá tăng tài sản sau đó đánh giá giảm, khoản thặng dư chênh
lệch đánh giá tài sản được ghi nhận do đánh giá tăng trước đó phải được loại trừ
trước khi ghi nhận lỗ do đánh0giá lại giảm tài sản. Phần chênh lệch do đánh giá giảm
0

mà vượt quá số có thể ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại tài sản cần


được ghi nhận là chi phí, cụ thể:
Nợ TK hao mịn TSCĐ hữu hình: Hao mịn lũy kế
Nợ TK lỗ do đánh giá lại TSCĐ: Phần chênh lệch còn lại sau khi trừ số dư trên báo cáo
Nợ TK chênh lệch đánh giá lại TSCĐ: Số dư còn lại của TSCĐ trên báo cáo
Có TK TSCĐ hữu hình: Tổng chênh lệch giảm TSCĐ
Ví dụ: Giả sử cuối năm 20X3, Cơng ty XYZ đánh giá tăng TSCĐ như ở ví dụ trên . Cuối
năm 20X5, Công ty XYZ đánh giá lại TSCĐ trên có giá trị cịn lại 8,5 tỷ đồng.
Giá trị còn lại của TSCĐ trước khi đánh giá lại là 12,596 – 0,7 x 2 = 11,196 tỷ đồng. Như
vậy, TSCĐ được đánh giá giảm 11,196 - 8,5 = 2,696 tỷ đồng. Phần số dư chênh lệch đánh
giá lại tài sản này đang được phản ánh trên tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản là 1,796
– 0,1 x2 =1,596 tỷ đồng.
Do đó, tổng chênh lệch đánh giá lại tài sản này sau khi trừ số dư tài khoản chênh lệch đánh
giá lại tài sản được ghi vào báo cáo lãi lỗ là: 2,696 – 1,596 =1,103tỷ đồng. Nếu cơng ty áp
dụng phương pháp xóa giá trị hao mịn lũy kế vào ngun giá của tài sản thì bút tốn hạch
tốn như sau:
Nợ TK hao mịn TSCĐ hữu hình 1,404 tỷ đồng
Nợ TK lỗ do đánh giá lại TSCĐ 1,103 tỷ đồng
Nợ TK chênh lệch đánh giá lại tài sản 1,596 tỷ đồng
Có TK TSCĐ hữu hình 4,103 tỷ đồng
So sánh IAS 16 và VAS 03
Ghi nhận ban đầu: Trong phạm vi VAS 03 không bao gồm việc đo lường và ghi nhận các chi

phí tháo rời, loại bỏ và khôi phục tài sản. Trong việc xác định chi phí của một hạng mục
10

0

0


thuộc PPE, VAS 03 chỉ bao gồm chi phí phát sinh do kết quả của việc lắp đặt hạng mục đó.
IAS 16 thì bao gồm các chi phí tháo dỡ, loại bỏ và khôi phục.
Ghi nhận sau ban đầu: IAS 16 cho phép ghi nhận tài sản theo giá gốc (cost) hoặc đánh giá
lại theo giá trị hợp lý (fair value).
Mơ hình giá gốc: Tài sản trình bày theo ngun giá trừ đi giá trị đã khấu hao lũy kế và các
khoản suy giảm giá trị.
Mơ hình đánh giá lại theo giá trị hợp lý: Tài sản được trình bày theo mơ hình đánh giá lại, là
giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trừ khấu hao và suy giảm sau đó, miễn là giá trị hợp lý có
thể được đo lường một cách đáng tin cậy.
VAS 03 chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc (at cost). Tài sản chỉ được phép đánh
giá lại trong một số trường hợp hạn chế.
4.2.4. Phương pháp khấu hao tài sản cố định (IAS 16, mục 60, 61, 62)
Phương pháp khấu hao được sử dụng phải phản ánh cách thức mang lại những lợi ích kinh
tế trong tương lai của tài sản từ việc sử dụng tài sản của đơn vị.
Phương pháp khấu hao áp dụng cho một tài sản phải được xem xét ít nhất một lần vào cuối
năm tài chính và nếu có sự thay đổi đáng kể về cách thức mang lại những lợi ích kinh tế
trong tương lai của tài sản, phương pháp khấu hao phải được thay đổi để phản ánh mơ hình
đã thay đổi. Sự thay đổi này sẽ được0 coi0là một thay đổi ước tính kế tốn theo quy định tại
IAS 8.


Có nhiều phương pháp khấu hao có thể được sử dụng để phân bổ một cách có hệ thống giá

trị phải khấu hao của một tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích của nó. Các phương pháp
này bao gồm:
· Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo phương pháp này, dẫn đến chi phí khấu hao
khơng đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích nếu giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản
khơng đổi.
· Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này, số khấu hao giảm dần
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
· Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm: Theo phương pháp này, dẫn đến chi phí
khấu hao dựa trên mức độ sử dụng dự kiến hoặc sản phẩm đầu ra dự kiến.
Đơn vị chọn phương pháp phản ánh gần nhất mơ hình dự kiến sử dụng những lợi ích kinh tế
trong tương lai của tài sản. Phương pháp đó phải được áp dụng nhất quán theo từng giai
11

0

0


đoạn trừ khi có sự thay đổi trong mơ hình dự kiến sử dụng những lợi ích kinh tế trong tương
lai.
Phương pháp khấu hao dựa trên doanh thu được tạo ra bởi một hoạt động có sử dụng một tài
sản là không phù hợp. Doanh thu được tạo ra bởi một hoạt động có sử dụng một tài sản
thường phản ánh các yếu tố khác hơn là phản ánh việc sử dụng những lợi ích kinh tế của tài
sản. Ví dụ, doanh thu bị ảnh hưởng bởi các đầu vào và quy trình khác, hoạt động bán hàng,
các thay đổi về khối lượng và giá bán. Thành phần giá của doanh thu có thể bị ảnh hưởng
bởi lạm phát, là thứ vốn không chịu ảnh hưởng bởi cách thức một tài sản được tiêu dùng.
Ở công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk, khấu hao tài sản cố định hữu hình được tính
theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định hữu
hình. Thời gian hữu dụng được ước tính như sau:
· Nhà cửa và vật kiến trúc: 5-50 năm

· Máy móc và thiết bị: 2-20 năm
· Phương tiện vận chuyển: 4-10 năm
· Thiết bị văn phòng: 2-12 năm
· Gia súc: 6 năm
· Tài sản khác: 3-20 năm
4.2.5: Khả năng thu hồi của giá trị ghi sổ
Giá trị ghi sổ là là giá trị của tài sản được ghi nhận sau khi đã trừ số khấu hao lũy kế và các
khoản lỗ lũy kế do suy giảm giá trị tài sản.( IAS 36- đoạn 6)
Giá trị ghi sổ của đơn vị tạo tiền:
(a) Chỉ bao gồm giá trị ghi sổ của những tài sản liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ cho
đơn vị tạo tiền dựa trên cơ sở phù hợp và nhất quán, tạo ra các dòng tiền vào trong tương lai
được dùng để xác định giá trị sử dụng của đơn vị tạo tiền
Giá trị sử dụng là giá trị hiện tại của các dòng tiền dự kiến trong tương lai sẽ thu được từ
một tài sản hoặc đơn vị tạo tiền.
(b) Không bao gồm giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đã được ghi nhận, trừ khi giá trị có
thể thu hồi của đơn vị tạo tiền khơng thể xác định được nếu khơng tính đến việc thanh toán
khoản nợ phải trả này.( IAS 36-76).

0

0

Giá trị ghi sổ của đơn vị tạo tiền phải được xác định nhất quán với cách xác định giá trị có


×