Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

khoa luan hoan chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 75 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được thực hiện thơng qua sự đồng ý của Ban giám hiệu,
Khoa Nông lâm nghiệp trường Đại Học Tây Nguyên và giáo viên hướng dẫn.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đầu tiên tơi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên ThS Lê Đình Nam là người đã
hướng dẫn chỉ bảo tận tình tơi trong suốt thời gian hồn thành khóa luận.
Ban giám hiệu trường Đại Học Tây Nguyên, các thầy cô giáo và đặc
biệt quý thầy cô giáo trong khoa Nơng Lâm nghiệp đã tận tình giảng dạy,
chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ tơi suốt q trình học tập.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể cán bộ và nhân viên
của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Đrăk, tỉnh M’Đrăk đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để hoàn thành phần thu thập số liệu ngoại
nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ, kinh nghiệm bản
thân cịn nhiều hạn chế nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ và các bạn sinh viên để khóa
luận được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Đăk Lăk, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Triệu Thị Minh Tâm

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

3

DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ 5
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1

1.1.Lý do tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
1.2. Giới hạn của đề tài.

2

PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Trên thế giới

3

2.2. Trong nước.

4

1

3

3.1. Đối tượng nghiên cứu cụ thể 7
3.1.3. Khu vực phân bố


8

3.1.4. Giá trị kinh tế 8
3.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 9
3.2.1.Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 9
3.2.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội và giao thông.

12

PHẦN IV. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu nghiên cứu

14

4.2. Nội dung nghiên cứu

14

4.3 Phương pháp nghiên cứu

14

14

4.3.1 Phương pháp nghiên cứu chung

14

4.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 14

PHẦN V . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

19

5.1. So sánh điều kiện hoàn cảnh tự nhiên của khu vực trồng với
yêu cầu sinh thái của Keo lai.
19
5.2. Kỹ thuật tạo cây con, trồng chăm sóc keo lai

21

5.2.1.Tổng hợp các biện kỹ thuật trồng, chăm sóc Keo lai 21
5.2.2. Phân tích các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc Keo lai đã
được áp dụng.24
1


5.3. Quy luật sinh trưởng keo lai 25
5.3.1. Phẩm chất Keo lai ở các tuổi

25

5.3.2. Ước lượng khoảng đường kính D1,3 trung bình của Keo lai ở
các tuổi.
26
5.3.3. Ước lượng khoảng chiều cao trung bình của Keo lai ở các tuổi.
27
5.4. Kết quả xử lý số liệu tương quan.

28


5.4.1. Tương quan giữa chiều cao Hvn với tuổi A

29

5.4.2. Kết quả phân chia cấp đất, lập biểu cấp đất.

30

5.4.3. Tương quan giữa đường kính D1,3 với tuổi A trên từng cấp đất.
35
5.4.4. Tương quan giữa thể tích V với tuổi A trên từng cấp tuổi. 39
5.5. Tìm hiểu các yếu tố tác động đến khu vực trồng.

41

5.6. Đề xuất các giải pháp, quản lý bảo vệ rừng trồng.

42

PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

6.1. Kết luận

43

6.2. Kiến nghị 45
PHẦN VII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN VIII. PHỤ BIỂU


48

2

46


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
OTC: Ô tiêu chuẩn
Vn: Vút ngọn

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 5.1 Một số yếu tố tự nhiên nơi trồng rừng và yêu cầu sinh thái của
Keo lai........................................................................................................20
Bảng 5.2. Chất lượng rừng trồng Keo lai tại các tuổi khác nhau...............25
Bảng 5.3 Kết quả ước lượng khoảng đường kính D1,3 trung bình của Keo
lai ở các tuổi(cm)........................................................................................26
Bảng 5.4 Ước lượng khoảng chiều cao trung bình của Keo lai ở các tuổi.
....................................................................................................................28
Bảng 5.5 : Kết quả thử nghiệm các hàm( Lập tương quan Hvn - A)..........29
Bảng 5.6: H0 của tuổi 4 theo từng cấp đất...................................................33
Bảng 5.7: Tham số ai theo từng cấp đất......................................................33
Bảng 5.8: H0 của từng tuổi theo cấp đất tương ứng....................................34
Bảng 5.9 Kết quả thử nghiệm các hàm tương quan D1,3 _A.....................36
Bảng 5.10 Phương trình tuyến tính mô phỏng tương quan D1,3-A.............37
Bảng 5.11 Trên từng cấp đất, ta có thể xác định D1,3 gián tiếp qua A........37

Bảng 5.12 Phương trình tuyến tính mơ phỏng tương quan V-A.................39
Bảng 5.13 Trên từng cấp đất, ta có thể xác định V gián tiếp qua A...........40

4


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 5.1. Phẩm chất keo lai ở các tuổi (%)..............................................26
Đồ thị 5.2 : Đồ thị biểu thị tương quan Hvn –A.........................................30
Đồ thị 5.3 : Đồ thị biểu diễn đám mây điểm Ho/A....................................32
Đồ thị 5.4: Đồ thị phân chia cấp đất dựa trên quan hệ H0_A.....................34
Đồ thị 5.5. Đồ thị tương quan D1,3-A trên từng cấp đất..........................38
Đồ thị 5.6. Đồ thị tương quan V -A trên từng cấp đất..............................40

5


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Keo lai là lồi cây trồng có nguồn gốc từ Úc và được du nhập vào Việt
Nam trong nhiều năm gần đây, Keo lai cho gỗ có chất lượng tốt và giá trị
thương phẩm cao, nhu cầu thị trường lớn, đồng thời nó là lồi cây dễ trồng và
thích nghi với nhiều lập địa khác nhau. Hiện nay Keo lai đã được trồng rộng
rãi từ các tỉnh Quảng Bình trở vào. Ở Đak Lak được trồng ở hầu hết các
huyện như Mdrak, Krông Pak, Krông Năng, Krông Buk…, riêng Huyện
M’Đrăk, Keo lai là loài cây trồng phổ biến được trồng ở hầu hết các diện tích
đồi núi của các xã như Ea Trang, Krông Jing, Krông Á, Ea Lai và Cư San.
Mục tiêu chính của kinh doanh rừng trồng Keo lai là sản xuất gỗ với
năng suất cao và chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu về gỗ xây dựng, đồ mộc,
gỗ giấy sợi, kết hợp bảo vệ môi trường, bảo vệ đất và thăm quan du lịch…

Để đạt được mục tiêu đề ra, nhận thấy bên cạnh việc chọn lựa lập địa
thích hợp, rừng Keo lai cần phải được ni dưỡng theo một chương trình lâm
sinh chân chính. Nhưng muốn xây dựng được một chương trình lâm sinh chân
chính kinh doanh rừng Keo lai, ngành lâm nghiệp Đăk Lăk cần phải có những
hiểu biết tốt khơng chỉ về kết cấu và cấu trúc lâm phần, mà còn về sinh trưởng
và năng suất của rừng Keo lai.
Với mục đích của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu về những đặc trưng
sinh trưởng đường kính, chiều cao và, đường kính tán, phẩm chất của rừng
trồng Keo lai, từ đó xác định được quy luật sinh trưởng của chúng để làm căn
cứ đánh giá hiệu quả trồng rừng, sự thích nghi của Keo lai với lập địa, xác
định được chu kỳ khai thác rừng Keo lai tối ưu về kinh tế, và lựa chọn khu
vực trồng thích hợp để nhân giống trồng rừng ở M’đrăk, tỉnh Đăk Lăk. Xuất
phát từ thực tế trên với sự nhất trí lãnh đạo Khoa Nông Lâm Nghiệp – Trường
đại học Tây Nguyên với sự hướng dẫn tận tình của thầy ThS. Lê Đình Nam,

1


tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng
trồng Keo lai tại một số điểm ở Mđrak, tỉnh Đăk Lăk” .

1.2. Giới hạn của đề tài.
Địa điểm nghiên cứu: Khu vực rừng tại xã Ea Trang, trực thuộc phân trường 4
– Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Đrăk, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk.
Do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên tôi chỉ
đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng như: Chiều cao, đường kính, phẩm chất
cây Keo lai từ tuổi 2 đến tuổi 6.

2



PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng ( Acacia
mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), có tên khoa học là Acacia
mangiauriculiformis Kha. Đây là giống có nhiều đặc điểm hình thái trung
gian giữa bố và mẹ, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có
hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các lồi
bố mẹ, có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ.
Loài Keo lai được Mesrs Hepbum ghi chép đầu tiên vào năm 1972, năm
1978 được Pedkey xác định là giống lai. Trên thế giới đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và phát triển của Keo lai như: Của tác giả
Refelds năm 1987, Cyril và Robert Nasi năm 1991, Edmun Gan và Sim
Boon Liang năm 1991, Grinffin năm 1991…
Nghiên cứu của Rufeld năm 1987 cho thấy tại miền Bắc Sabah
( Malaysia), cây Keo lai xuất hiện tại rừng Keo tai tượng với mức 3-4 cây/ha,
còn Wong thì cho thấy có thể xuất hiện ở tỷ lệ 1/500, dẫn theo Lê Đình
Khả[1 ]
Năm 1991Cryril Pinso và Robert Nasi đã thấy rằng tại Ulu Kukut cây
lai tự nhiên đời F1 sinh trưởng khá hơn các xuất xứ của Keo tai tượng ở
Sabah. Các tác giả này cũng thấy rằng gỗ của cây Keo lai là trung gian giữa
cây Keo tai tượng và Keo lá tràm, có phần tốt hơn Keo tai tượng, dẫn theo Lê
Đình Khả [ 2]
Tại Thái Lan (Kij Kar, 1992), Keo lai được tìm thấy ở vườm ươm Keo
tai tượng ( Lấy giống từ Malaysia), tại trạm nghiên cứu Jon – Pu của viện
nghiên cứu Lâm Nghiệp Đài Loan( Kiang Tao et al, 1989), dẫn theo Lê Đình
Khả[6]
Có thể nói hầu hết các nghiên cứu về loài Keo lai cho đến nay đều chỉ
tập trung vào ba mục tiêu chính là năng suất sinh trưởng, chất lượng gỗ, tính
chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện khí hậu bất lợi mà chưa chú ý đầy

3


đủ các mục tiêu khác. Song những nghiên cứu gần đây cho thấy những mục
tiêu như tỷ trọng gỗ, năng suất bột giấy, tính chất giấy…cũng hết sức quan
trọng.

2.2. Trong nước.
Ở nước ta, Keo lai được phát hiện tại một số nơi ở Nam Bộ như Tân
Tạo, Trảng Bom, Song Mây và Ba Vì( Hà Tây), Phú Thọ, Hịa Bình, Tuyên
Quang…( Lê Đình Khả, 1999)[6]. Những cây lai này đã xuất hiện trong rừng
Keo tai tượng với tỷ lệ khác nhau. Ở Miền Nam là 3-4%, cịn ở Ba Vì là 4-5%
Keo lai có ưu thế về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm,
điều tra sinh trưởng tại rừng trồng khảo nghiệm 4,5 năm tuổi ở Ba Vì (Hà Tây
cũ) cho thấy Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng từ 1,2-1,6 lần về
chiều cao và từ 1,3 -1,8 lần về đường kính, gấp 2 lần về thể tích. Tại Sơng
Mây ( Đồng Nai) ở rừng trồng sau 3 năm tuổi Keo lai sinh trưởng nhanh hơn
Keo lá tràm 1,3 lần về chiều cao; 1,5 lần về đường kính. Một số dịng vừa có
sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt đã được công nhận là
giống chuẩn quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng BV5,BV10,
BV16, BV32, BV33. Theo Lê Đình Khả và cộng sự( 1993, 1995, 1997, 2006)
[3,4,5,6]. Lê Đình Khả (1997)[7] đã khẳng định: Khơng nên dùng hạt của cây
Keo lai để gây trồng rừng mới. Cây Keo lai F1 có hình thái trung gian giữa
hai lồi bố mẹ và tương đối đồng nhất, đến đời F2 Keo lai có biểu hiện thối
hóa và phân ly rõ rệt, cây lai F2 sinh trưởng kém hơn cây lai F1 và có biến
động sinh trưởng lớn.
Năm 1996 – 1997 việc chọn lọc cây trội được thực hiện tại Ba Vì khu
vực Đơng Nam Bộ như Bầu Bàng, Song Mây và trường Cao Đẳng Lâm
Nghiệp. Ở Ba Vì điều kiện khắc nghiệt( đồi trọc, nghèo dinh dưỡng và mùa
đông lạnh).

Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Dao (2003)[8] cho thấy khảo nghiệm tại
Ba Vì ở phương thức thâm canh Keo lai 78 tháng tuổi chiều cao vút ngọn
trung bình 15m, đường kính trung bình D1,3 là 14,3 cm, thể tích thân cây Keo
4


lai đạt 172,2 dm3/cây gấp 1,42 – 1,48 lần Keo tai tượng và gấp 5,6 – 10,5 lần
thể tích Keo lá tràm. Khảo nghiệm tại Bình Thanh ( Hịa Bình) thì 7 tuổi chiều
cao trung bình của keo lai là 22,3m, đường kính trung bình D1,3 là 20,7, ở
cơng thức quản canh Keo lai có chiều cao trung bình là 22,9 m, đường kính
trung bình D1,3 là 19,3 cm, thể tích thân cây Keo lai đạt 383,1 dm 3/cây ở các
cơng thức thâm canh, cịn thể tích thân cây ở công thức quản canh là 344,2
dm3/cây.
Tỉnh Đăk Lăk, theo nghiên cứu của Đặng Văn Dung (2007)[ 9] về Keo
lai 6 năm tuổi trồng tại một số khu vực thuộc tỉnh Đăk Lăk, và Đăk Nơng thì
sinh trưởng chiều cao vút ngọn ở Đăk Rồ - Krông Nô là 17,9 m, ở CưK’róa –
M’Đrăk là 17,15m, ở Quảng Khê – Đăk Glong là 16,74m.
Theo nghiên cứu của Đặng Ngọc Hoàng (2008) [10], sinh trưởng của
dòng Keo lai BV 10 hai tuổi trồng tại Krong Nơ, Ea M’Doal và Ea Trang thì
sinh trưởng chiều cao trội nhất là ở Krông Nô( biến động từ 4,92 -4,53 m),
tiếp đến là Ea M’Doal ( Biến động từ 4,21 – 4,53m), thấp nhất là EaTrang
( Biến động từ 3,33- 3,59 m). Về sinh trưởng đường kính trội nhất là ở Krong
Nơ ( biến động từ 4,63- 5,05 cm), tiếp đến là Ea M’Doanl ( Biến động từ 4,19
– 4,57 cm), thấp nhất là Ea Trang ( biến động từ 3,38 – 3,68 cm).
Theo nghiên cứu của Dỗn Thế Trung (2010)[11], về sinh trưởng của
các dịng Keo lai vơ tính được trồng nghiệm tại M’Đrăk cho thấy sau 3 năm
trồng thì dịng cho đường kính trung bình cao nhất là BV33 ở mật độ 1660
cây/ha. Cịn dòng cho chiều cao trội nhất là TA3 ở mật độ 2220 cây/ha.
Nghiên cứu của Lê Thị Thịnh ( 2009)[12]về sinh trưởng của các dịng
vơ tính của Keo lai ở hai mật độ trồng là rất cao, biến động từ 91.6% - 95.7%,

tỷ lệ sống của các dòng Keo lai nhìn chung đáp ứng được cơng tác trồng
rừng . Sinh trưởng chiều cao của các dòng Keo lai ở hai mật độ trồng khác
nhau rõ rệt nhìn chung mật độ trồng 2220 cây/ha cho sinh trưởng chiều cao
lớn hơn khi trồng ở mật độ 1660 cây/ha. Và mật độ trồng 1660 cây/ha cho
sinh trưởng đường kính lớn hơn khi trồng ở mật độn 2220 cây/ha.
5


Phẩm chất của các dòng Keo lai ở hai mật độ trồng có sự khác nhau rõ
rệt. Phẩm chất của các dòng Keo lai khá tốt tỷ lệ cây tốt và trung bình chiếm
chủ yếu, tỷ lệ cây xấu ít. Nhìn chung các dịng Keo lai khi trồng ở mật độ
2220 cây/ha sẽ cho phẩm chất cây tốt hơn khi trồng ở mật độ 1660 cây/ha.
Tại Đăk Lăk Keo lai đã được đưa vào trồng rừng ở hầu hết các huyện của tình
Đăk Lăk.Qua tài liệu chúng tơi thấy giống là dịng BV10( giống chuẩn quốc gia)
Ngồi ra cịn có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của Keo lai
như của Triệu Văn Hùng, Nguyễn Huy Sơn, Đoàn Hoài Nam…
Các nghiên cứu trên đã đóng góp nhất định trong việc phát triển trồng
rừng Keo lai. Đặc biệt là trong các lĩnh vực giống, các nghiên cứu thực
nghiệm, khảo nghiệm đã tạo ra được nhiều giống Keo lai có năng suất cao để
trồng rừng ở một số vùng sinh thái của nước ta.
Những năm gần đây một số đơn vị trồng rừng ở Đăk Lăk chuyển sang
trồng rừng bằng cây Keo lai đã đem lại hiệu quả về nhiều mặt như: về mặt xã
hội giải quyết được công ăn việc làm cho một lực lượng lao động dồi dào ở
vùng sâu vùng xa, tăng thu nhập cho người dân sống gần nơi vùng dự án góp
phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện tình hình giao thơng nơng thơn có khu
vực trồng rừng thực hiện dự án. Về mặt sinh thái góp phần phủ xanh đất trống
đồi trọc và cải tạo đất. Hiện nay nhiều đơn vị trồng rừng bằng Keo lai bước
đầu một hiệu quả kinh tế khá cao, từ đấy làm mơ hình nhân rộng cho người
dân địa phương tham gia vào trồng rừng.
Tóm lại nghiên cứu về Keo lai đã cho thấy Keo lai là loại cây có khả năng chịu

đựng được khô hạn, tăng trưởng nhanh hơn và ưu việt hơn Keo lá tràm và Keo tai
tượng kể cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng. Là tài liệu tham khảo hết sức quan trọng
trong việc nghiên cứu đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế bằng keo lai vơ
tính nhằm thay thế dần Keo lá tràm để tạo ra các quẩn thể rừng trồng chất lượng cao.

PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

6


3.1. Đối tượng nghiên cứu cụ thể
Cây Keo lai được trồng tại Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp M’Đrăk, tỉnh
Đăk Lăk.
3.1.1. Danh pháp
Tên Việt Nam: Keo lai
Tên khoa học: Acacia mangiauriculiformis Kha.
Thuộc họ: Đậu ( Fabaceae)
3.1.2. Đặc điểm hình thái
Keo lai là sự kết hợp giữa hai loài: Keo lá tràm và Keo tai tượng và
được tuyển chọn từ những cây đầu dịng có năng suất cao. Cây có nguồn gốc
Australia, được trồng phổ biến Đông Nam Á, ở Việt Nam cây được trồng rộng
rãi trên toàn quốc trong những năm gần đây.
Đây là giống có nhiều đặc điểm hình trung gian giữa bố và mẹ, đồng
thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng nhanh, có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ
học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các lồi bố mẹ, có khả năng cố định
đám khí quyển trong đất nhờ các nốt sần hệ rễ.
Keo lai là cây gỗ nhỡ thường xanh, cao từ 25-30 m, đường kính từ 3060 cm. Thân thẳng, cành nhánh nhỏ, đoạn thân dưới cành lớn. Vỏ màu xám,
hơi nứt dọc. Lá, hoa, quả và hạt đều có tính trung gian giữa Keo lá tràm và
Keo tai tượng. Lá ( giả) đơn, mọc cách 3-4 gân song song xuất phát từ gốc lá.
Hoa tự bơng đi sóc, màu vàng trắng. Quả đậu, mặt cắt ngang hình bầu dục,

quả chín tự khai. Hạt đen, hình elip, dài 4-5 mm, rộng 2.5 – 3.5 mm. Cây Keo
lai là sinh trưởng nhanh vượt lên rõ rệt trên tán rừng Keo tai tượng.
Gỗ giác màu trắng xám, gỗ lõi màu nâu nhạt, tỷ trọng gỗ khô tự nhiên
0,56 -0,63, tỷ trọng gỗ khô kiệt 0,48-0,54, hiệu suất bột giấy 0,49- 0,52, gỗ Keo
lai rất thích hợp để làm giấy,làm ván dăm và ván MDF, có thể làm gỗ xẻ và đồ
mộc. Rễ có nhiều nốt sần thích hợp để cải tạo đất, hoa dùng để nuôi ong.

7


3.1.3. Khu vực phân bố
Keo lai tự nhiên được phát hiện tại Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Astralia, nam Trung Quốc và một số nước khác ở vùng Châu ÁThái Bình Dương, ở vĩ độ 8-220 bắc, độ cao 5- 500m trên mặt nước biển, có
lượng mưa hàng năm 1500-2500mm/năm, nhiệt độ trung bình 23-27 0C, nhiệt
độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 31- 34 0C, nhiệt độ tối thấp trung bình
tháng lạnh nhất 15-220C. Keo lai trồng được trên nhiều loại đất như đất bồi tụ,
đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn, pH từ 3-7, nơi có nhiều nắng.
Keo lai thường mọc ở độ cao so với mặt nước biển 400-800m thích hợp
với khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm 22 0C- 30 0C, nhiệt độ trung
bình tháng nóng nhất 310C-340C, tháng lạnh nhất từ 12-16.Lượng mưa từ
1500mm đến 2500mm/ năm. Độ pH từ 3-7, trên nhiều loại đất khác nhau, đất
bị xói mịn, chua, nghèo,xấu, khơ hạn, đất phèn, keolai sinh trưởng bình
thường ra hoa kết quả khơng bị sâu bệnh hại. Cây Keo lai phân bố tự nhiên
phân bố tự nhiên ở phía bắc Australia,phía nam Papua New Guinea và phía
nam indonexia
Vùng trồng Keo lai thích hợp là các tỉnh từ Bắc Trung Bộ ( đặc biệt là
các tỉnh Nam Bộ) và Tây Nguyên. Keo lai cũng sinh trưởng tốt ở các vùng
thấp các tỉnh Bắc Bộ. Ở những nơi đất tốt và trồng rừng thâm canh có thể đạt
năng suất 12-35 m3/ha/năm.
3.1.4. Giá trị kinh tế

Keo lai là loài cây họ Đậu, một trong 6 loài Acacia được dùng để trồng
rừng trong những vùng nhiệt đới ẩm, có nhiểu tác dụng. Gỗ có tỷ trọng 0.60.82 thuộc loại sợi ngắn, được dùng làm nguyên liệu bột giấy, làm đồ gia
dụng thông thường, giá thể nuôi mộc nhĩ, cây chủ yếu ni thả cánh kiến
đỏ,làm củi, than chạy máy. Vỏ có khoảng 13% dung dịch tan nhanh dùng để
thuộc da có chất lượng cao. Tán lá dày, rậm, màu xanh bóng mượt quanh
năm, cành mảnh mềm hơi rũ, được dùng làm phong cảnh trồng ở công viên,
trên đường phố, nuôi ong. Cây sinh trưởng nhanh, rễ phát triển mạnh có nấm
8


cộng sinh cố định đạm, được dùng làm cây chống xói mịn, chắm gió, bảo vệ
cây cơng nghiệp và là cây phủ xanh đất trống đồi trọc, cải tạo đất.
Keo lai sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng cải tạo đất, thích hợp
với việc làm nguyên liệu giấy, đáp ứng mục đích kinh doanh hay phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc, cải tạo đất, phục hồi sinh thái.
Để phát triển cây Keo lai vào sản xuất người ta tiến hành nhân giống
Keo lai bằng hom cành, đây là biện pháp nhân giống sinh dưỡng đang được
phát triển rất nhanh và ứng dụng rộng rãi vào sản xuất lâm nghiệp, như đối
với loài Dương( populus), liễu ( Salix), bạch đàn ( Eucalyptus)…trồng rừng
dịng vơ tính hiện đang là hướng đi đầy triển vọng, trong đó giâm hom là một
yếu tố quyết định vì nó có khả năng nhận được tăng thu di truyền lớn, tạo ra
các rừng trồng Keo lai đồng đều hơn, đưa nhanh kết quả chọn giống vào sản
xuất.

3.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
3.2.1.Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
3.2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới, diện tích.
Tọa độ địa lý:
Từ 12020’00’’ đến 12046’’ vĩ độ Bắc.
Từ 108030’00’’ đến 108059’50’’ kinh độ Đơng

Phạm vi ranh giới:
Phía Bắc giáp xã Chư Prao huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk.
Phía Nam giáp: Huyện Khánh Vĩ tỉnh Khánh Hịa.
Phía Đơng giáp Huyện Ninh Hịa tỉnh Khánh Hịa.
Phía Tây giáp huyện Ea Kar tỉnh Đăk Lăk.
Trụ sở chính đặt tại Km 87 Quốc lộ 26, thuộc xã Krông Jing, huyện
M’Đrăk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 100 km về phía Đơng và thành phố
Nha Trang 100km về phía Tây.
Tổng diện tích tự nhiên hiện đang quản lý và được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dung đất là: 26.754 ha gồm 37 tiểu khu: 721, 724, 726, 727, 730,
731, 736, 749, 755, 760, 765, 774, 775, 779, 780, 782, 787, 788, 789, 793,
796, 797, 800, 802, 804, 806, 808, 809, 810, 811, 815, 816, 817, 818, 820,
821, 823.
3.2.1.2. Đặc điểm địa hình
9


Lâm phần cơng ty lâm nghiệp M’Đrăk có địa hình đồi núi bị chia cắt
bởi các sông, suối. Một phần diện tích tương đối lướng nằm trên các khu vực
có độ dốc lớn( chủ yếu ở phía Đơng và phía Tây). Độ cao dao đơng từ 450m (
ở phía Bắc) đến 1270m ( ở phía Nam). Lâm phần cơng ty được chia làm ba
khu vực chính:
Vùng núi cao: có độ dốc từ 900 – 1270m, phân bố ở các dãy núi Chư
Pá, Chư Hoa, Chư Binh, Chu Gree và Chu pai.
Vùng núi thấp và đồi có dạng bát úp: có độ cao từ 500-900m, phân bố
rải rác xen kẽ vùng núi cao.
Vùng đồi và thung lũng ven suối: có độ cao từ 300-500m phân bố dọc
theo suối Krông Jing, Ea TLư, Ea Krơng Á, Ea Trang.
3.2.1.3
Điều kiện khí hậu thủy văn

a)
Khí hậu:
Cơng ty lâm ngiệm M’Đrăk thuộc vùng khí hậu cao ngun và đồng
bằng dun hải miền Trung có khí hậu điển hình với độ ẩm cao. Mùa khơ từ
tháng 2 đến tháng 7 và mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau ( chậm hơn 2
tháng so với các khu vực khác ở Đăk Lăk ).
Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối cao đạt 1900 mm; lượng
mưa bốc hơi hằng năm là 1.240mm và độ ẩm bình quân lên đến 83%.
Nhiệt độ dao động từ 12 đến 39 0C và nhiệt độ trung bình hằng năm là
240C.
Mùa mưa có gió mùa Đơng Bắc và có thể có bão ( cấp 6 – 7). Màu khơ
có gió Tây Nam.
Nhìn chung điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho sản xuất kinh
doanh rừng. Tuy nhiên, do mùa mưa thường có mưa to vì vậy cần chú ý bố trí
hệ thống cơng trồng phù hợp ở các khu vực có độ dốc lớn để hạn chế rửa trơi,
chống xói mịn. Điều kiện khí hậu kết hợp với đặt điểm địa hình đã gây cản
trở khai thác vào mùa mưa. Mùa khơ, có nguy cơ cháy rừng thường ở mức độ
cao đặc biệt là đối tượng rừng trồng, do vậy công tác sản xuất lâm ngiệp như:
gieo ươm, khai thác, trồng rừng và phịng cháy rừng mang tính chất mùa vụ.
b)
Thủy văn
Lâm phần công ty đang quản lý nằm trong các lưu vực các suối lớn sau
đây:
10


Sối Ea Trang, Ea Krông Hinh, Ea Krông Jing, Ea Ko và Ea Pa chảy vào
song Hinh, tỉnh Phú yên (về Bắc của huyện M’Đrăk)
Suối Ea Boa và Ea Ral chảy vào song Cái, tỉnh Khánh Hịa ( về phía
Nam của huyện M’Đrăk.

Suối Ea Krông Á chảy vào song Krông Bơng ( về phía Tây Nam của
huyện M’Đrăk)
Ngồi ra cịn nhiều suối vừa và nhỏ phân bố rải rác trong vùng. Có
nhiều thác nước có cảnh quan đẹp phân bố dọc các suối, đây chính là tiềm
năng phát triển du lịch sinh thái. Mùa mưa thường có lũ đặt biệt là những nơi
có độ che phủ thấp. Mùa khơ thường thiếu nước ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp. Do điều kiện thổ nhưỡng nên nguồn nước ngầm rất khan hiếm, do đó
rừng của cơng ty lâm nghiệp M’Đrăk đóng vai trò quan trọng trong việc giữ
và cung cấp nước trong khu vực.
3.2.1.4. Đặc điểm về đất đai
Theo tài liệu nghiên cứu của viện khoa học kĩ thuật nông - lâm nghiệp
Việt Nam tạo cơng ty lâm nghiệp M’Đrăk có các loại đất sau:
Đất Feralit đỏ vàng trên đá Bazan
Đất Feralit vàng xám trên đá Riolit
Đất Feralit vàng đỏ trên đá phiến sét
Đất phù xa bồi tụ ven suối và thung lũng
Đất mùn trên núi cao
3.2.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội và giao thơng.
3.2.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế
Theo kết quả điều tra lâm phần công ty nằm trên 5 xã Krông Jing, Ea
Trang, Krông Á, Ea Lai và Cư San có 60 thơn, bn với 4.528 hộ dân và
23.310 nhân khẩu, trung bình 5-6 nhân khẩu/hộ, số người trong độ tuổi lao
động ước tính 10.600 người. Trên địa bàn cống ty có 2 dân tộc chiếm đa số
Kinh va Ê- đê, có 6 dân tộc đến định cư là Tày, H’Mông, Nùng, Dao, Thổ,
Chăm, sản xuất theo phương thức tự cung tự cấp, cây lương thực chính là lúa,
ngô, sắn. Một số dân tộc thiểu số vẫn duy trì tập quán đốt rừng làm nương rẫy,
săn bắt trái phép và thu hái lâm sản ngoài gỗ để sử dụng tai chỗ và trao đổi,

11



mua bán trong vùng. Chăn ni gia súc khơng đóng vai trò lớn lắm trong sản
xuất của người dân sở tại.
Thu nhập bình quân đầu người rất thấp chỉ đạt 300.000 đến 400.000
VND/tháng. Hầu hết các hộ có thu nhập từ việc giao khốn quản lý bảo vệ
rừng với cơng ty. Cuộc sống của người dân cịn khó khăn do thiếu vốn đầu tư,
kĩ thuật canh tác lạc hậu, thiếu hệ thống thủy lợi mạng lưới truyền thông,
đường giao thông liên xã xuống cấp khó đi lại trong mùa mưa.
Tỷ lệ hộ nghèo cịn cao và có sự phân hóa lớn giữa các buôn, thôn, ở
một số nơi tỷ lệ hộ nghèo lên tới 68%. Các hộ khá giả thường là các hộ sản
xuất cây cơng nghiệp hàng hóa như cà phê ( xã Ea Lai), mía đường (xã Krơng
Á)
- Văn hóa giáo dục: hiện nay trên địa bàn huyện đã có trạm tiếp song
truyền hình phục vụ nhân dân trong huyện. Tuy nhiên do đặc điểm dân cư
phân tán, số hộ dân có tivi ít nên phần lớn thơng tin đại chúng không đến
được với người dân, nhất là những vùng sâu vùng xa. Đa số dân trong vùng
có trình độ văn hóa thấp, một số cịn chưa được xóa mù chữ. Hiện nay mỗi xã
đều có trường cấp I, riên xã Ea Lai đã có trường cấp II nhưng chỉ có 4 lớp.
nhìn chung trường học vẫn cịn thiếu nhiều không đáp ứng được với lượng
học sinh.
- Y tế: mỗi xã đều có trạm xá, tuy nhiên các phương tiện khám chữa
bệnh còn rất thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ y tế hầu như chưa có bác sĩ. Trong
khi đó nhân dân trong vùng trình độ dân trí chưa được cao, chưa ý thức về kế
hoạch hóa gia đình, trong cuộ sống hằng ngày chưa đảm bảo được cuộc sống
vệ sinh tối thiểu. Vì vậy dể ảnh hưởng bởi bệnh tật.
3.2.2.2. Tình hình giao thơng
Trên địa bàn lâm phần của cơng ty có quốc lộ 26 đi qua và có 3 tuyến
đường liên xã đi đến 3 xã: Ea Lai, Ea Trang, Krơng Á. Có 3 tuyến đường lâm
nghiệp nối từ quốc lộ 26 qua xã Ea Trang đến các bn Ea Bra, Tackay và Ea
Krơng. Ngồi ra cịn có một số tuyến đường liên thơn nối hầu hết các buôn

12


với nhau. Các tuyến đường này không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên
nên chất lượng rất kém bên cạnh đó các hộ dân trong khu vực này sử dụng
phương tiện máy cày, công nông làm phương tiện để vận chuyển hàng hóa
nơng sản, đi làm rẫy hằng ngày nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các
tuyến đường, nhất là vào mùa mưa.
M’Đrăk chưa có các tuyến đường vào trong các khu lâm nghiệp ( cả
rừng tự nhiên và rừng trồng). Đây là một khó khăn trong q trình quản lý
rừng của cơng ty.
Nhìn chung, tình hình kinh tế- Xã hội trên địa bàn phải đặt biệt quan
tâm về kinh tế, phải từng bước thu hút người dân tham gia và làm nghề rừng
để có them cơng ăn việc làm và nâng cao thu nhập. Về xã hội, công ty cần
phải gắn kết với chính quyền huyện, xã, gắn kết với các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội của nhà nước, nhất là đối với đồng bào dân tộc tại chỗ để
phát triển văn hóa xã hội, nâng cao dân trí trình độ khoa học kĩ thuật… nhất là
trong giai đoạn thực hiện dự án quản lý rừng bền vững.

13


PHẦN IV. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng mơ hình để mơ tả và phân tích những quy luật về sinh trưởng
của rừng keo lai làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp kỹ thuật trong lựa chọn
loài và một số giải pháp phát triển rừng bền vững.

4.2. Nội dung nghiên cứu

 Tìm hiểu hồn cảnh tự nhiên nơi trồng rừng
 Kỹ thuật gieo ươm, trồng, chăm sóc keo lai
 Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng keo lai ở 5 tuổi khác nhau
thông qua các chỉ tiêu chiều cao, đường kính, phẩm chất.
 Lập tương quan Hvn – A để phân chia cấp đất cho rừng trồng keo lai
( Acasia mangiauriculiformis Kha)
 Lập tương quan D1,3 – A trên từng cấp đất.
 Lập tương quan V-A trên từng cấp đất.

4.3 Phương pháp nghiên cứu
4.3.1 Phương pháp nghiên cứu chung
- Dùng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn cán bộ kỹ
thuật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm Nghiệp M’Đrăk.
- Điều tra thu thập số liệu tại rừng trồng.
- Dùng thống kê toán học trong lâm nghiệp để tổng hợp và đánh giá số
liệu đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy.
4.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.3.2.1. Điều tra thu thập số liệu
* Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp, phỏng vấn cán bộ kỹ thuật của
công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Đrăk về các nội dung liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
* Thu thập số liệu tại rừng trồng

14


- Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành bằng santo đo cao. Đo
đường kính ngang ngực bằng thước cuộn đo trực tiếp đường kính.
- Đo đường kính tán bằng cách dùng thước đo trực tiếp từ gốc thân
cây tới hình chiếu vng góc của tán xuống mặt đất theo bốn hướng.

- Đánh giá phẩm chất cây: chia làm ba loại:
+ Loại tốt (A): sinh trưởng tốt, một thân, thân thẳng, tán cân đối,lá
xanh thẫm,không bị sâu bệnh hại…
+ Loại trung bình (B): sinh trưởng trung bình, tán hơi xệch, lá xanh.
+ Loại xấu ( C) : Sinh trưởng kém, bị chèn ép, cong queo, sâu bệnh,
cụt ngọn, nhiều thân.
Thu thập số liệu và điền thông tin vào biểu sau:
ÔTC:……………….

Ngày điều tra:……………

Mật độ:…………………

Người điều tra:……………

Độ dốc:…………………

Hướng dốc:………………..

STT

Tên
cây

D1.3
(cm)

Hvn
(m)


Hdc
(m)

Dt (m)
ĐT

Phẩm
NB

chất

Tiến hành lập các tuyến điều ta ở mỗi khu vực trồng, trên tuyến lập các ô
tiêu chuẩn để đo đếm. Tại mỗi khu vực trồng lập 4 ô tiêu chuẩn đại diện trên 3
lô trồng, mỗi ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích 500m 2 (20 x 25m) bảo đảm mẫu
quan sát n > = 30 cây/ơ.

Trong q trình đo đếm kết hợp quan sát tình hình sâu bệnh và các
yếu tố tác động đến rừng trồng.

15


Dùng thống kê toán học để tổng hợp và đánh giá số liệu đảm bảo tính
khách quan và độ tin cậy.
4.3.2.2. Xử lý số liệu và phân tích kết quả
 Đối với cây nhiều thân, đường kính D1,3 được tính bằng cơng thức
D1,3tb=
Trong đó: Di là đường kính thân cây thứ i của một cây
 Phẩm chất keo lai ở các cơng thức
K(%) =


100

Trong đó : K(%) là tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu của keo lai ở các công
thức ni là số cây tương ứng các loại tốt, trung bình, xấu của keo lai ở các cơng
thức.
 Dùng phương pháp ước lượng khoảng để ước lượng chiều cao vút
ngọn trung bình, đường kính trung bình của các tuổi theo công thức (a)
Ước lượng khoảng chiều cao ( đường kính) trung bình ở các tuổi
P
S: Sai tiêu chuẩn mẫu
: chiều cao( đường kính) trung bình của các tuổi
n: Dung lượng mẫu
Phân chia cấp đất
Cấp đất hay cấp năng suất của lâm phần được phản ánh gián tiếp thông
qua sinh trưởng chiều cao cây theo tuổi ( chiều cao bình qn hoặc chiều cao
bình qn tầng trội). Từ mơ hình sinh trưởng chiều cao cây theo tuổi chung
cho các lâm phần, tiến hành chia giới hạn các cấp đất khác nhau dựa vào sinh
trưởng chiều cao. Điều tra rừng thường sử dụng chiều cao bình quân hoặc
16


chiều cao bình quân tầng trội theo tuổi lâm phần cụ thể để làm biểu chỉ tiêu
biểu thị cấp đất.
Khi xác định cấp đất cho mỗi lâm phần ngoài thực tế, cần thiết phải biết
cặp giá trị H0 – A. Trong đó, tuổi được xác định qua hồ sơ trồng rừng, còn H 0
được xác định bằng cách đo cao. Thông qua cặp giá trị H 0 – A sẽ xác định
được cấp đất trên biểu đồ cho lâm phần.
Xác định từ đường cong chiều cao: Theo phương pháp này, mỗi lâm phần
cần đo chiều cao một số cây đê xác lập đường cong chiều cao. Đo đường kính

các cây trong lâm phần để xác định đường bình quân tầng trội. từ đó tra biểu
đồ đường cong chiều cao sẽ xác định được H0.
Đo trực tiếp chiều cao những cây tầng trội: trước tiên cần đo đường kính
những cây trong lâm phần để xác định đối tượng cây trội . Sau đó đo chiều
cao của những cây này rồi xác định H0.
Căn cứ vào tuổi (A), chiều cao bình quân (Hbq, H0) tra biểu cấp đất để biết
được cấp đất của lâm phần.
Việc xác định chiều cao H0 theo hai phương pháp trên đủ chính xác nhưng
khá phức tạp, rất khó khăn khi thực hiện ngồi thực tế. Vì vậy qua nghiên
cứu, tác giả Vũ Tiến Hinh giới thiệu phương pháp xác định nhanh H 0 thông
qua mối quan hệ giữa H0 với D2 = (Dmin + Dmax)/2. Từ phương trình quan hệ H0
– D2 của các lồi cây khác nhau có thể xác định nhanh H 0 thơng qua Dmin và
Dmax của lâm phần theo phương trình đã được tính tốn trước.
Ở đây, chúng tơi chọn cách phân chia cấp đất thông qua xây dựng mối
tương quan H0_A.
 Lập tương quan giữa những nhân tố điều tra trên thân cây.
Tập hợp số liệu điều tra của tất cả các ơ tiêu chuẩn theo từng cấp đất và
tuổi
Mơ hình hóa mối quan hệ giữa các nhân tố: biến số phụ thuộc và biến độc
lập bằng một số mơ hình lý thuyết. Dự kiến chọn những mơ hình lý thuyết
sau:
Hàm số mũ

Y = exp(a + bX)
17

(3.1)


Hàm đường thẳng

Hàm Schumacher

Y = a + bX
Y=a.e^(-b.A^-m)

(3.2)
(3.3)

Chọn những mô hình phù hợp nhất để mơ tả quan hệ Y_X, thỏa mãn các
điều kiện: phản ánh đúng mối quan hệ giữa các biến; hệ số tương quan cao.
 Thể tích thân cây (V) được tính bằng cơng thức
V=GHF
Trong đó: G=
H: chiều cao thân cây
F:Hình số thân cây ở vị trí 1,3m
D1,3 : Là đường kính thân cây ở vị trí 1,3m

18


PHẦN V . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. So sánh điều kiện hoàn cảnh tự nhiên của khu vực trồng với
yêu cầu sinh thái của Keo lai.
Điều kiện lập địa nơi trồng rừng là một trong những nhân tố quan
trọng quyết định đén sự sinh trưởng và phát triển của các lồi cây trồng nói
chung và lồi cây Keo lai nói riêng. Nếu điều kiện lập địa nơi trồng phù hợp
với yêu cầu sinh thái của cây thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt đúng quy
luật. Ngược lại nếu điều kiện lập địa không phù hợp sẽ làm cho cây sinh
trưởng và phát triển chậm lại, chiều cao thấp, đường kính nhỏ, tán lá khơng
đều, sinh trưởng kém, ảnh hưởng tới quy luật sinh trưởng của rừng trồng. Do

đó chúng ta cần phải so sánh điều kiện hoàn cảnh tự nhiên của nơi trồng rừng
với yếu cầu sinh thái của cây trồng xem có phù hợp với cây Keo lai hay
khơng từ đó có những biện pháp khác nhau để cải tạo cho phù hợp với điều
kiện sinh thái của loài Keo lai.

19


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×